Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

đề tài Thực trạng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng Á Châu ACB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.21 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới ngày nay đang ngày càng có xu hướng tiến tới hội
nhập.Điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia trên thế
giớ và mở rộngcác mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại
quốc tế đóng vai tro quan trọng. Việt Nam với chủ trương phát triển nền
kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên
thế giới cung như tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt
động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lục để
phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động thương
mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng ngày càng có
vị trí và vai trò quan trọng, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong quan
hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên
thế giới. Trong những năm vừa qua, hoạt động thương mại quốc tế nói
chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của nước ta đã trải qua
những bước thăng trầm nhưng ngày càng đang hoàn thiện và phát triển.
Trong những năm qua ngân hàng Á Châu vẫn không ngừng đổi
mới và nâng cấp các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt hơn
cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu
của khách hàng. Cùng với chính sách kinh tế mở rộng, thông thoáng của
chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó hình
thức thanh toán và tín dụng quốc tế của ACB ngày càng phát triển và
hoàn thiện hơn.
Xuất phát từ vấn đề trên, nhóm chúng em đã đi sâu vào nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng
Á Châu_ACB”.
Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 phần :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về TTQT
Chương 2 : Thực trạng hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Á Châu
Chương 3 : Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động TTQT
tại ngân hàng.



CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
I/ Những vấn đề cơ bản về TTQT của NHTM
1 .Khái niệm thanh toán quốc tế
Trong xu thế hội nhập hiện nay, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại
và phát triển đều phải tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới.
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính
trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch...trong đó quan hệ kinh
tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các


quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt
động quốc tế dẫn đến những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể
ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động TTQT,
trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
Vậy, TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa
các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa
một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng
của các nước liên quan.
Về cơ bản, TTQT phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại
quốc tế, là khâu cuối cùng của quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch
vụ giữa các tổ chức và cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập
khẩu cũng có thể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà phải thông
qua NHTM với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng
khắp toàn cầu. Thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân
hàng trở thành cầu nối trung gian thanh toán giữa bên mua và bên bán.
Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ
về kỹ thuật nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp

các phương án lựa chọn phương thức TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm
bảo an toàn và quyền lợi của cả hai bên mua bán, thông qua đó thúc đẩy
ngoại thương phát triển và mở rộng các quan hệ với các quốc gia trên thế
giới.
2. Đặc điểm của Thanh toán quốc tế
* Thanh toán liên quan tới đồng tiền, địa điểm, phương tiện,
phương thức và thời gian thanh toán
Khi tiến hành hoạt động TTQT, cần phải xác định năm vấn đề quan
trọng, đó là: Đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời gian
thanh toán. Lựa chọn đồng tiền nào là một vấn đề quan trọng, vì không
phải bất kỳ đồng tiền của nước nào cũng có khả năng thực hiện TTQT,
mà đồng tiền đó phải “mạnh”, được các nước thừa nhận thực hiện trong
hoạt động TTQT, tiếp đến lựa chọn đồng tiền nào để phù hợp với nội
dung cụ thể của hoạt động TTQT, nhằm mang lại hiệu quả (thanh toán
nhanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đáp ứng được lợi ích của các
bên....). Do vây, khi ký kết các hợp đồng thương mại, tín dụng, hay các
dịch vụ, các bên đàm phán thường thống nhất về loại ngoại tệ được dùng
trong giao dịch là đồng tiền của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hay
nước thứ ba.
* Thanh toán quốc tế phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại
TTQT phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại; trong đó
phần lớn phục vụ cho các giao dịch trong lĩnh vực ngoại thương. Thanh
toán là khâu quan trọng của một quá trình sản xuất và lưu thông hàng
hoá, cụ thể khi hoạt động thanh toán diễn ra đồng nghĩa với việc đảm bảo


chắc chắn kết thúc một phần hoặc toàn bộ giá trị của một quá trình trao
đổi hàng hóa, dịch vụ. Nếu công tác TTQT được tổ chức tốt thì giá trị của
hàng hoá trao đổi và dịch vụ thực hiện giữa các chủ thể ở các quốc gia
khác nhau mới được thực hiện, góp phần thúc đẩy ngoại thương phát

triển. TTQT trở thành một nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh tế đối ngoại trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng được
mở rộng.
* Gặp nhiều rủi ro do có sự biến động về tiền tệ
Khác với thanh toán nội địa, TTQT thường gặp nhiều rủi ro do sự
biến động của tiền tệ, sự bất ổn chính trị của một quốc gia, do sự khác
biệt về luật pháp, cơ chế chính sách, do vị trí địa lý của các bên tham gia
cách nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng thanh toán của con nợ...
Do vậy các nghiệp vụ đảm bảo, bảo lãnh của ngân hàng, hoạt động tín
dụng của các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế ra đời như là một yếu tố
không thể thiếu để hỗ trợ cho hoạt động TTQT. Có thể khẳng định,
TTQT là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động thương mại liên
hoàn của một nền kinh tế mở và gắn kết chặt chẽ với các giao dịch
thương mại quốc tế. TTQT là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu
dùng thông qua chi trả lẫn nhau trong nghiệp vụ TTQT, thông qua đó,
toàn bộ hoặc một phần giá trị của hàng hoá và dịch vụ trao đổi được thực
hiện. TTQT đã góp phần chủ yếu để tạo nên sự liên tục của quá trình tái
sản xuất và đẩy nhanh quá trình giao thương hàng hoá quốc tế.
3. Vai trò của hoạt động TTQT với các ngân hàng thương mại (NHTM)
Ngày nay, hoạt động TTQT chiếm vị trí quan trọng, góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của NHTM.
- TTQT là hoạt động trực tiếp tạo ra một khoản lợi nhuận không
nhỏ đóng góp vào lợi nhuận chung của ngân hàng. Thông qua cung cấp
dịch vụ TTQT cho khách hàng, các NHTM thu được phí dịch vụ chuyển
tiền, phí thanh toán L/C, phí bảo lãnh…. Thực tế cho thấy, đối với các
NHTM hiện đại, thu nhập từ phí dịch vụ có xu hướng ngày một tăng cả
về số lượng và tỷ trọng trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đây cũng
chính là mục tiêu mà các NHTM luôn vươn tới.
- TTQT không chỉ là một nghiệp vụ ngân hàng thuần tuý mà còn

đóng vai trò là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt
động kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ các mặt hoạt động nghiệp vụ khác
của ngân hàng nên nó gián tiếp tạo ra lợi nhuận từ các mặt hoạt động
này.Với vai trò là trung gian thanh toán, TTQT góp phần phát triển và
đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tài trợ xuất nhập khẩu (XNK), kinh doanh
ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của
khách hàng trong và ngoài nước, từ đó tăng qui mô hoạt động và mở rộng
thị phần của ngân hàng.


- TTQT tạo môi trường ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến,
hiện đại trên thế giới trong hoạt động ngân hàng. Thông qua việc tham
gia nối mạng thông tin và ứng dụng công nghệ cao trong xử lý thông tin
giúp cho ngân hàng có thể theo kịp với sự phát triển của thế giới, không
bị lạc hậu và thua kém các ngân hàng nước ngoài.
- Phát triển TTQT tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quan
hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín trên trường quốc tế
cũng như uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước, từ đó khai thác
được các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như các
ngân hàng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu về vốn trong kinh doanh.
4. Các phương tiện TTQT
4.1 - Hối phiếu:
• Khái niệm: theo Pháp lệnh thương phiếu 1999 của Việt Nam thì “Hối
phiếu là chứng chỉ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát
thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào
một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”.
Việc lưu thông hối phiếu được tiến hành dưới các hình thức sau :
- Chấp nhận hối phiếu: hối phiếu sau khi ký phát phải được xuất trình
cho người trả tiền để người này ký chấp nhận trả tiền, đối với những hối
phiếu có kỳ hạn. Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền để

người này ký chấp nhận bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối
phiếu. Sự chấp nhận được ghi vào mặt trước của tờ hối phiếu và được
thực hiện bằng chữ “chấp nhận”, “xác nhận”, “đồng ý”, “đồng ý trả tiền”
viết kế bên chữ ký của người trả tiền. Ngày tháng ký chấp nhận là một
yêu cầu bắt buộc của công thức ký chấp nhận. Đối với hối phiếu có kỳ
hạn kể từ ngày ký phát hối phiếu thì không cần thiết phải ghi chú ngày
tháng.
-Ký hậu hối phiếu
Ký hậu là một thủ tục pháp lý dùng để chuyển nhượng hối phiếu.
Người hưởng lợi muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người khác thì phải
ký vào mặt sau của tờ hối phiếu rồi chuyển hối phiếu cho người đó.
Người ký hâu không cần phải nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng
không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhựợng
đó. Người ký hậu không những đảm bảo rằng người trả tiền hối phiếu có
mắc nợ số tiền ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền
hối phiếu đó cho những người được chuyển nhượng, nếu như người trả
tiền từ chối thanh toán hối phiếu đó.
Các loại ký hậu : Ký hậu để trắng; ký hậu theo lệnh; ký hậu hạn chế và
ký hậu miễn truy đòi
- Bảo lãnh hối phiếu :
Bảo lãnh là sự cam kết của người thư ba trả tiền cho người hưởng lợi khi
hối phiếu đến kỳ hạn trả tiền. Hình thức văn tự thông thường của sự bảo
lãnh được ghi bằng chữ “bảo lãnh” và người bảo lãnh ký tên. Ngoài ra,


một số nước còn dùng hình thức bảo lãnh bằng một văn thư riêng biệt
thường gọi là bảo lãnh mật để đảm bảo uy tín của người trả tiền.
- Từ chối trả tiền – kháng nghị :
Khi đến hạn trả tiền mà người trả tiền từ chối thì người hưởng lợi phải
chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị lập ra trong thời

hạn quy định theo luật và phải báo cho người chuyển nhượng trực tiếp để
đòi tiền hoặc có thể đòi tiền bất cứ người nào trong giây chuyền đã ký
hậu chuyển nhượng hối phiếu hoặc đòi người ký phát hối phiếu.
4.2 Séc
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh
cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong
séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số
tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.
Một lệnh trả tiền muốn được coi là séc thì trước tiên phải có tiêu đề
SEC ghi trên tờ lệnh đó. Vì séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc
phải chấp hành lệnh này vô điều kiện, trừ trường hợp tài khoản phát hành
séc không có tiền hoặc tờ séc không đủ tính chất pháp lý. Số tiền ghi trên
séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số và vừa ghi bằng chứ khớp đúng
nhau, có ký hiệu tiền tệ. Trên séc phải ghi địa điểm và ngày tháng lập séc,
tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả,
ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký
của người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài
khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó.
Đặc điểm của séc là có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị
tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc
thương mại. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc. Thời
hạn dó tuỳ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp
các nước quy định.
4.3. Kỳ phiếu :
Ngược lại với hối phiếu, kỳ phiếu do con nợ viết ra để hứa cam kết trả
tiền cho người hưởng lợi. Với tính thụ động trong thanh toán như trên,
trong thanh toán quốc tế, kỳ phiếu ít thông dụng hơn hối phiếu.
Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập
kỳ phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc
theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.

Một số đặ thù của kỳ phiếu :
+ Kỳ hạn kỳ phiếu được quy định trên nó
+ Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát cam kết thanh
toán cho một hay nhiều người hưởng lợi
+ Kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc công ty tài chính. Sự
bảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu


+ Khác với hối phiếu thường gồm hai bản, kỳ phiếu chỉ có một bản
chính do con nợ phát ra để chuyển cho người hưởng lợi kỳ phiếu đó.
4.4.Thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một công cụ tín dụng do tổ chức tài chính phát hành
và cấp cho khách hàng (gọi là chủ thẻ), trong đó dành quyền cho khác
hàng có thể dùng nó nhiều lần để rút tiền mặt cho chính mình hoặc ra
lệnh rút một số hoặc tất cả số tiền hiện có trên mặt tài khoản mở ở tổ chức
phát hành thẻ để thanh toán tiền hàng hóa ,dịch vụ cho các đơn vị chấp
nhận thẻ (người cung ứng dịch vụ, hàng hóa )
Tổ chức phát hành thẻ thường bao gồm nhiều đơn vị như là các trung
gian tài chính , các trung tâm thanh toán bù trừ, các tập đoàn thương mại
du lịch……Tuy nhiên ngân hàng là tổ chức phát hành thẻ chủ yếu trong
nền kinh tế quốc dân , cho nên, người ta thường gọi loại thẻ này là thẻ
Ngân hàng.
Có nhiều loại thẻ ngân hàng tùy thuộc vào tính chất thanh toán của thẻ,
như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ , thẻ rút tiền mặt, thẻ thanh toán…….
5. Các phương thức TTQT
Trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác
nhau như chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ...Mỗi phương
thức thanh toán đều có ưu điểm và nhược điểm, phù hợp với những quan
hệ XNK khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn phương thức thanh toán thích
hợp phải được hai bên bàn bạc thống nhất, ghi trong hợp đồng mua bán

ngoại thương.
Đến nay, các phương thức thanh toán cơ bản và phổ biền thường được
các NHTM sử dụng là:
5.1. Phương thức chuyển tiền:
Khi có một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ
mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ
hưởng) ở một địa điểm nhất định thì gọi là chuyển tiền của ngân hàng.
Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông
qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng.
Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:
- Chuyển tiền bằng điện
- Chuyển tiền bằng thư
Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại
quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng
như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận
tải, bảo hiểm, bồi thường…
5.2. Phương thức nhờ thu:
Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá
cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số
tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau:


- Người xuất khẩu
- Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
- Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân
hàng quốc gia của người nhập khẩu)
- Người nhập khẩu
Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau:
- Nhờ thu phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập

các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua
ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền
trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại
quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu.
- Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ
thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn
cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo
với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ
hạn, thh ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.
Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn
là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền
lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.
5.3. Phương thức tín dụng chứng từ:
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một
ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho
một người thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong
phạm vi số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán
phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buộc phải
hình thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của
phương thức thanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu
sẽ không giao hàng và như vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ
không hình thành được.
Tín dụng thư là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở tín dụng thư cam
kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu như họ xuất trình đầy đủ bộ chứng
từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng đã mở. Thư tín dụng
được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là phải căn cứ vào
nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu
ngân hàng mở thư tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại

hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là khi
thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi.
Các loại thư tín dụng chủ yếu là:
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang: Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã
được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc huỷ bỏ có thể tiến hành một cách
đơn phương.


- Thư tín dụng không thể huỷ ngang: Là loại thư tín dụng sau khi đã được
mở thì việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành
theo thoã thuận của tất cả các bên có liên quan. Trong thương mại quốc tế
thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất.
- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không
thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của
ngân hàng mở thư tín dụng.
- Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ,
trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả
một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng
lợi đầu tiên.
5.4. Phương thức COD & CAD
CAD (Cash against documents ) hay COD ( Cash on delivery) là
phương thức thanh toán trong đó tổ chức nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp
đồng ngọai thương sẽ yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở một tài khoản
tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu xuất
trình đầy đủ chứng từ theo thỏa thuận.
* Ngân hàng kiểm tra chứng từ , đối chiếu với bản ghi nhớ ,nếu phù hợp
thì thanh toán cho nhà xuất khẩu.
* Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và quyết toán tài
khoản tín thác.
II/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT

- Chỉ tiêu doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền đã cho khách hàng
vay trong kỳ, tính cho ngày, tháng, năm, quý. Doanh số cho vay phản ánh
kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng
trưởng tín dụng của ngân hàng.
- Chỉ tiêu dư nợ cho vay: Phản ánh tổng dư nợ cho vay của ngân hàng
tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Tổng dư nợ
cho vay bao gồm tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn.
- Tỷ lệ thu nợ (%) = (doanh số thu nợ/doanh số cho vay)*100
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân
hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất
định thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng
cao càng tốt.
- Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = doanh số thu nợ/dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân
hàng,thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay
vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn
- Tỷ lệ nợ quá hạn=Dư nợ quá hạnx 100/ Tổng dư nợ cho vay
- Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu=Dư nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay*100
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ
khôngthể đòi,…)


Các khoản nợ xấu bao gồm:- Nợ dưới tiêu chuẩn.- Nợ nghi ngờ - Nợ
có khả năng mất vốn. Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho
phép dư nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 5%, nghĩa là
trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ
được phép là 5 đồng.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU

I. Giới thiệu ngân hàng ACB
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số
0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24-04-1993 và
giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
cấp ngày 13-05-1993,ngày 04-06-1993 ACB chính thức đi vào hoạt
động.Giấy phép hoạt động được cấp cho thời gian hoạt động là 50 năm
với vốn điều lệ bạn đầu là 20 tỷ Việt Nam đồng,tính đến ngày 27/11/2009
vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng (Bảy nghìn tám trăm
mười bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươi nghìn
đồng).
Hiện nay, các hoạt động chính của Ngân hàng ACB và các công ty con là
huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm,
tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận
vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và
dài hạn; chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng
khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách
hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; sản xuất vàng
miếng; môi giới và tư vấn đầu từ chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính
doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các
dịch vụ về quản lý nợ, các dịch vụ về quản lý quĩ đầu tư và khai thác tài
sản, thuê mua và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
Sau hơn 15 năm hoạt động, mạng lưới kênh phân phối của Ngân hàng
ACB trải rộng khắp trên toàn quốc với 246 chi nhánh và phòng giao dịch
tại những vùng kinh tế phát triển như:

Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 91 phòng
giao dịch

Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên,
Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 13 chi nhánh và 49 phòng giao dịch


Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 11 chi
nhánh và 16 phòng giao dịch



Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ,
Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 6 phòng
giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới)

Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng
Tàu): 4 chi nhánh và 17 phòng giao dịch.

Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB
đang hoạt động.

812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western
Union
Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP Á Châu:
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB gồm có:

Bảy khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân
quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ
thông tin

Bốn ban: Kiểm tra– Kiếm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất
lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng.

Hai phòng : Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng

giám đốc).
II. Thực trạng hoạt động TTQT tại ngân hàng ACB
1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân
hàng TMCP Á Châu:
- Kết quả hoạt động năm 2009:
Về quy mô hoạt động, tổng tài sản của tập đoàn đến cuối năm 2009
tăng 19.914 tỷ đồng (+23,3%) so với đầu năm, đạt 105.306 tỷ đồng. Vốn
chủ sở hữu cũng tăng khá so với đầu năm, từ 6.258 tỷ đồng lên 7.766 tỷ
đồng; trong đó, vốn điều lệ tăng 3.726 tỷ đồng từ các nguồn: chuyển đổi
trái phiếu phát hành đợt 1 năm 2007 (550 tỷ đồng), thặng dư vốn cổ phần
(1.704 tỷ đồng), chia cổ tức bằng cổ phiếu 55% (1.447 tỷ đồng), và cổ
phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên (25 tỷ đồng).
Về hoạt động sử dụng vốn, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ
quan (mà chủ yếu là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của nhà nước
và kiểm soát chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh tế đang gặp khó
khăn), tổng dư nợ cho vay khách hàng của tập đoàn cuối năm 2009 là
34.833 tỷ đồng, chỉ tăng được 3.022 tỷ đồng, tương đương 9,5% so với
đầu năm. Chính vì vậy, vị thế hoạt động tín dụng của ACB so toàn ngành
vẫn giữ nguyên so với năm trước, ở mức xấp xỉ 3%.
Về kết quả kinh doanh, số liệu kiểm toán cho thấy, trong bối cảnh đầy
khó khăn của năm 2009, lợi nhuận đạt được của ngân hàng thực sự là một
điểm sáng. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2009 của tập đoàn đạt 2.561 tỷ,
tăng 434 tỷ đồng so với 2008, vượt 61 tỷ đồng so với kế hoạch, trong đó
phần lợi nhuận đóng góp của các công ty con và công ty liên kết là 319 tỷ
đồng, chiếm 12,5%.


Tổng hợp tình hình hoạt động của tập đoàn trong năm 2008 được tóm tắt
qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1.1: Tổng hợp tình hình hoạt động năm 2009 của ACB

Đơn
vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện 2009 Kế hoạch 2009
% so kế hoạch
Thực hiện 2008 % tăng trưởng so 2008
Lợi nhuận trước thuế Tập đoàn 2.561 2.500 102,4%
2.127 20,4%
Tổng tài sản
105.306
145.000
72,6%
85.392
23,3%
Dư nợ cho vay khách hàng
34.833
59.000
59,0%
31.811
9,5%
Huy động khách hàng 75.113
94.500
79,5%
62.252
20,7%
Thu dịch vụ 680 465 146,2%
343 98,3%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng ACB
năm 2009)
-Kết quả hoạt động năm 2010:

Về tăng trưởng qui mô, mặc dù các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dư
nợ tín dụng và huy động tiền gửi khách hàng của ACB mới đạt lần lượt
99%; 96% và 84% kế hoạch đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng huy động
tiền gửi khách hàng và cho vay của ACB đều cao hơn tốc độ tăng trưởng
của ngành. Huy động tiền gửi khách hàng của Tập đoàn năm 2010 tăng
trưởng 45% bằng 1,6 lần của ngành (27%) và dư nợ cho vay khách hàng
tăng trưởng 79%, bằng 2 lần của ngành (38%)
Bảng 1.2:Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính
của tập đoàn năm 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện 2010 Kế hoạch 2010
% so kế hoạch
Thực hiện 2009 % tăng trưởng so 2009
Lợi nhuận trước thuế
2.700 2.838 105,1%
2.561 10,8%
Tổng tài sản
170.000
167.881
98,8%
105.306
59,4%
Tổng dư nợ tín dụng
65.000
62.358
95,9%
34.833
79,0%
Huy động khách hàng 130.000

108.992
83,8%
75.113
45,1%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng ACB
năm 2010)
Về mặt lợi nhuận, Tập đoàn ACB đã thực hiện vượt mức kế hoạch
với 2.838 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 138 tỷ đồng so với kế
hoạch. Cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng cũng ngày một đa dạng hơn khi
tính đến hết ngày 31/12/2010 họat động tín dụng chiếm 20%, hoạt động


dịch vụ đạt 26% và hoạt động kinh doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm
37% trong tổng lợi nhuận trước thuế. Tương ứng với kết quả kinh doanh
nói trên, ACB tiếp tục hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Cụ
thể năm 2010 Tập đoàn nộp ngân sách 770 tỷ đồng, cao hơn 316 tỷ đồng
so với năm 2009.
Về vốn ngân hàng, trong năm 2010 ACB đã hoàn thành tăng vốn
điều lệ thêm 1.458 tỷ đồng từ chuyển đối trái phiếu thành cổ phiếu và
phát hành cố phiếu thưởng từ các quỹ. Sau khi tăng vốn, ACB có tổng
cộng 781.413.755 cố phiếu đang lưu hành và 100% là cố phiếu phổ
thông. Đến 31/12/2010 ACB có mức vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng, thuộc
hàng lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cố phần Việt Nam.
2. Hoạt động TTQT của ACB trong giai đoạn 2008-2010
2.1.: Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Thanh toán quốc tế là một mảng trong các hoạt động phục vụ cho khách
hàng doanh nghiệp.
2.2: Các hình thức thanh toán quốc tế tại ACB
2.2.1. Chuyển tiền:
Thanh toán tiền hàng nhập khẩu, phí dịch vụ, hoa hồng ... Chuyển lợi

nhuận, doanh thu được chia và thu nhập hợp pháp về nước (đối với các
nhà đầu tư nước ngoài) ... dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài tại ACB sẽ
đáp ứng tốt nhất các nhu cầu này.
Chuyển tiền đi Trung Quốc và người thụ hưởng nhận tiền ngay trong
ngày, dịch vụ chuyển tiền bằng điện ghi có trong ngày của ACB sẽ đáp
ứng tốt nhất nhu cầu này.
Bảng: Giá trị TTQT dười hình T/T nhập của ngân hàng giai đoạn
2008_2010
2008 2009 2010 Chênh lệch 2008/2009 Chênh lệch 2009/2010
Chênh lệch 2008/2010
T/T nhập T/T nhập T/T nhập
SL Giá trị
SL Giá trị
SL Giá trị
Tuyệt đối %
Tuyệt đối %
Tuyệt đối %
48
350.000
82
601.697
152 15.469.720 251.697
71% 14.868.031 2471%
15.119.728 4320%
Qua biểu ta thấy số lượng và giá trị bằng hình thức chuyển tiền qua
các năm đều tăng và cao nhất là năm 2010 (đạt 15.469.720 USD) tăng
2471% so với năm 2009, và tăng 4320% so với năm 2008. Nguyên nhân
do các doanh nghiệp nhập khẩu với hình thức nhỏ lẻ ngày càng tăng. Vì
vậy ngân hàng với thủ tục đơn giản,nhanh chóng và phí dịch vụ tương đối
thấp đã thu hút được các doanh nghiệp nhập khẩu này.

Bảng: Giá trị TTQT dười hình T/T xuất của ngân hàng giai đoạn
2008_2010


2008 2009 2010 Chênh lệch 2008/2009
T/T xuất
T/T xuất
T/T xuất
SL Giá trị
SL Giá trị
SL
Tuyệt đối %
12
399.000
28
2.155.289 33
440% -1.511.868 -70%

Chênh lệch 2009/2010
Giá trị

Tuyệt đối

643.421

1.756.289

%

Qua bảng số liệu ta thấy mặc dù số lượng T/T xuất qua các năm đều

tăng, nhưng trị giá T/T xuất năm 2010 là 643.421 USD giảm 70% so với
năm 2009, và trị giá T/T xuất năm 2008 là 339.000 USD thấp hơn năm
2009 là 440%. Nguyên nhân làm cho trị giá T/T xuất năm 2009 tăng cao
là do trị giá hợp đồng của các doanh nghiệp xuất khẩu dưới hình thức T/T
xuất nhiều, do các nhà xuất khẩu mở rộng thị trường, và nhu cầu của
người dân ở các thị trường đó chưa thắt chặt chi tiêu như năm 2010.
2.2.2.Tín dụng Chứng từ:
ACB bảo lãnh phát hành L/C cho khách hàng và thực hiện thanh toán cho
nước ngoài khi nhận bộ chứng từ giao hàng hợp lệ. ACB có thể chuyển
L/C đến đối tác của khách hàng với thời gian và chi phí tiết kiệm nhất.
ACB sẽ là ngân hàng xác nhận (nếu có yêu cầu) và thông báo L/C đến
khách hàng nhanh nhất với chi phí hiệu quả nhất.
Sau khi khách hàng xuất khẩu hàng hóa, bộ chứng từ sẽ được ACB hỗ trợ
kiểm tra, hướng dẫn sửa chữa, chiết khấu (nếu có nhu cầu) và gửi đi nước
ngoài yêu cầu thanh toán
Bảng: kết quả hoạt động thanh toán quốc tế dưới hình thức tín dụng L/C
của ngân hàng ACB giai đoạn 2008_2010.
2008 2009 2010
L/C xuất
L/C nhập L/C xuất
L/C nhập L/C xuất
L/C nhập
SL Giá trị
SL Giá trị
SL Giá trị
SL Giá trị
SL Giá trị
SL Giá trị
13
1.253.000 0

0
103 11.072.268 0
0
57
5.630.528 0
0
Qua biểu trên ta thây hình thức thanh toán L/C nhập qua các năm
vẫn bằng 0,
nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhập khẩu chuộng hình thức thanh
toán chuyển tiền vì thủ tục đơn giản và nhanh chóng. Trong khi đó
phương thức L/C xuất lại được các dong nghiệp xuất ưa chuộng nhiều
hơn. Nổi bật nhất là năm 2009 đạt 11.072.268 tăng 783% so với năm
2008 và cao hơn 49% so với năm 2010. Nguyên nhân năm 2009 các
doanh nghiệp xuất khẩu có nhiều thuận lợi tìm kiếm được nhiều thị
trường mới, chất lượng, sản lượng cao đã làm cho giá trị về L/C xuất của
ngân hàng cao. Nhưng sang năm 2010 do tình hình lạm phát ở nước ta và
nhiều nước trên thế giới đã làm cho sản lượng xuất khẩu của các doanh


nghiệp giảm, cộng với sự biến đổi thất thường của tỷ giá USD/VND, và
việc phải cạnh tranh với một số ngân hàng mới xuất hiện đã làm cho kết
quả thanh toán quốc tế bằng L/C của ngân hàng giảm.
2.2.3. Nhờ thu:
Dịch vụ nhờ thu nhập khẩu của ACB đảm bảo cho khách hàng nhận
được bộ chứng từ nhanh nhất.
Sau khi xuất hàng đi nước ngoài, nhà xuất khẩu có thể sử dụng dịch
vụ nhờ thu xuất khẩu tại ACB. ACB sẽ chuyển bộ chứng từ đi nước ngoài
nhờ thu hộ, theo dõi, nhắc nhở thanh toán, chuyển tiền vào tài khoản của
doanh nghiệp khi đối tác thanh toán.
Hoạt động thanh toán quốc tế dưới hình thức nhờ thu của ngân hàng

giai đoạn này vẫn bằng 0 (do không có doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào
sử dụng phương thức nhờ thu) nguyên nhân do các doanh nghiệp chưa
hiểu rõ về phương thức nhờ thu, và nghĩ rằng sử ụng phương thức L/C là
tốt hơn, an toàn hơn mặc dù sử dụng hình thức L/C thủ tục sẽ phức tạp
hơn và phí trả cho ngân hàng cao hơn.
2.2.4. Tình hình thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế
Bảng: Doanh số thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng Á
Châu giai đoạn 2008_2010
Năm
phí
2008 2009 2010 Chênh
lệch
2008/2009 Chênh lệch
2008/2010 Chênh lệch
2009/2010
Tuyệt đối %
Tuyệt đối %
Tuyệt đối
%
Tổng phí(ĐVT: VNĐ) 34.628.395 252.472.787 221.744.019
217.844.392 629 187.115.624 540 -30.728.768 -12
Qua bảng trên ta thấy tình hính thu phí qua các năm có sự biến động, như
đã phản ánh ở trên năm 2010 là năm có nhiều biến động không chi riêng
ngân hàng Á Châu mà còn đối với các ngân hàng khác, nên tổng thu phí
của năm 2010 thấp hơn năm 2009, tuy nhiên so với năm 2008 tăng hơn
540%. Điều này cũng đã nói lên hoạt động thanh toán quốc tế ở ngân
hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng, đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu, các du học sinh…Nhưng vẫn còn hạn chế đối
với các doing nghiệp suất khẩu do thủ tục còn phức tạp, mang lại lợi ích
cho khách hàng ít hơn so với một số ngân hàng khác. Vì vậy đây cũng là

một nhược điểm của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế cần
được cải thiện.
2.3: Đánh giá ưu nhược điểm dịch vụ thanh toán quốc tế:


2.3.1: Ưu điểm:
Công tác dịch vụ tốt: Thời gian thực hiện dịch vụ nhanh chóng, chính
xác. ACB cam kết cung cấp cho khách hàng của mình dịch vụ thanh toán
quốc tế nhanh chóng và chính xác tất cả các hoạt động liên quan đến
thanh toán quốc tế.
Có nhiều dịch vụ phong phú, đa dạng cho khách hàng. Hiện tại,
ACB đã cung cấp cho khách hàng rất nhiều những tiện ích cho thanh toán
quốc tế. Tuy nhiên, ACB không dừng lại ở đó, Ngân hàng đang trên
đường mở rộng hoạt động, kết nối với các Ngân hàng, các định chế tài
chính khác nhằm nâng cao hơn, mở rộng hơn chất lượng dịch vụ của
mình.
Có hệ thống chi nhánh và liên kết rộng rãi, tạo điều kiện cho khách
hàng dễ dàng sử dụng dịch vụ. Đó là kết quả của cả một quá trình dài từ
khi phát triển đến nay.
2.3.2: Nhược điểm:
Rủi ro vận hành tại hệ thống kênh phân phối (KPP) gia tăng, đặc biệt
trong công tác giao dịch. Hệ thống KPP vẫn tồn tại 9/230 đơn vị đã hoạt
động trên 2 năm nhưng chưa hòa vốn. Trong năm, 1 đơn vị đã được thay
thế lãnh đạo, 3 đơn vị đang tiến hành thay thế.
Ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ của nhân viên chưa cao, hệ thống
đánh giá chất lượng hoạt động, dịch vụ của Ngân hàng còn nhiều hạn chế,
chưa hữu hiệu để có thể khen thưởng và kỷ luật kịp thời.
Công tác quản lý rủi ro và tuân thủ chưa đáp ứng kịp thời với biến
động rất nhanh, mạnh của tỷ giá, giá vàng.
Ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ của nhân viên chưa cao, hệ thống

đánh giá chất lượng hoạt động, dịch vụ của Ngân hàng còn nhiều hạn chế,
chưa hữu hiệu để có thể khen thưởng và kỷ luật kịp thời.
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh doanh. Rủi ro
con người, rủi ro đạo đức mà ACB phải đối mặt đang tăng.


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG
1. Một số giải pháp phát triển dịch vụ TTQT:
- Tăng cường hơn nữa quan hệ với các ngân hàng đại lý:
Xây dựng hệ thống phân loại và chính sách quan hệ đại lý phù
hợp để nâng cao uy tín, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao
dịch tại ngân hàng. Đồng thời khai thác hệ thống thanh toán của ngân
hàng đại lý để phục vụ cho nhu cầu thanh toán của chi nhánh Hà Nội.
Ngoài ra, tăng cường quan hệ với các ngân hàng đại lý còn giúp chi
nhánh học hỏi được kinh nghiệm quản lý của ngân hàng nước ngoài.
Chính vai trò hết sức quan trọng của hệ thống ngân hàng đại lý nên trong
thời gian tới, ACB-Chi nhánh Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp như:

Thứ nhất, chi nhánh cần tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với
các ngân hàng đại lý đã thiết lập từ trước để giữ vững uy tín của mình
trên thị trường ngân hàng-tài chính quốc tế

Thứ hai, chi nhánh cần mở rộng mối quan hệ đại lý với các ngân
hàng mới trên nhiều quốc gia khác nhau để đáp ứng nhu cầu thanh toán
của khách hàng, đặc biệt ở những nước mà Việt Nam có quan hệ thương
mại lớn như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đông Âu...

Thứ ba, chi nhánh cần tăng cường gắn kết công tác quan hệ đại lý
với quan hệ khách hàng.


Thứ tư, chi nhánh phải thường xuyên phân tích, xem xét,kiểm tra và
đánh giá mối quan hệ giữa Ngân hàng ACB và ngân hàng đại lý trên các
mặt giao dịch, thanh toán
- Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu.
Hiệu quả của hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu bằng
phương thức tín dụng chứng từ phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu
các doanh nghiệp này được tài trợ nguồn vốn sẽ kinh doanh có hiệu quả,
có uy tín, từ đó giúp đẩy mạnh hoạt động TTQT hàng hóa xuất nhập
khẩu. Việc đẩy mạnh tài trợ xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng
đối với việc mở rộng hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng
từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội. Vì vậy, để làm tốt công tác này có thể đưa
ra một số biện pháp như sau:
- Lựa chọn khách hàng để ưu đãi tín dụng xuất nhập khẩu: chi
nhánh cần đặt ra các tiêu chuẩn trong từng thời kì về khả năng tài chính,
kim nghạch xuất nhập khẩu, thì trường xuất khẩu để có chính sách ưu đãi
hợp lý.
- Cần có những ưu tiên hơn về lãi suất đối với món vay thanh toán
hàng xuất nhập khẩu so với các món vay thông thường khác, bởi vì cho
vay thanh toán xuất nhập khẩu ngoài phần lãi mà chi nhánh nhận được,
chi nhánh còn thu được các loại phí TTQT như: phí mở L/C, phí thông
báo, phí sửa đổi...


- Đối với các L/C nhập khẩu, chi nhánh có thể thực hiện tài trợ
trong giai đoạn: cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu; tài trợ trong giai đoạn
giao hàng để áp dụng chủ yếu cho những khách hàng mới cần có sự đảm
bảo của ngân hàng; tài trợ trong giai đoạn giao hàng bằng hình thức chấp
nhậ hối phiếu, cho vay thanh toán, bảo lãnh nhận hàng...Đối với những

hình thức cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu trong giai đoạn thực hiện kí kết
hợp đồng ngoại thương, để tránh những rủi ro cho hoạt động kinh doanh
của nhà nhập khẩu và đảm bảo uy tín cho chi nhánh, chi nhánh cần thực
hiên cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu theo hạn mức nhất định. Đồng thời
cũng cần qui định lại tỷ lệ kí quỹ do thời gian từ lúc mở L/C đến khi thực
hiện thanh toán là khá dài, nhà nhập khẩu bị ứ đọng vốn, nếu chi nhánh
yêu cầu tỷ lệ kí quỹ cao thì gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của
nhà nhập khẩu
- Đối với các L/C xuất khẩu, chi nhánh sẽ tiến hành giúp nhà xuất
khẩu thu hồi vốn nhanh chóng và cũng thực hiện ở các giai đoạn: cấp tín
dụng cho nhà xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại mà khách hàng
đã kí hoặc căn cứ vào L/C đã được thông báo, chi nhánh cáp tín dụng để
nhà xuất khẩu thực hiện sản xuất hàng hoá xuất khẩu, chiết khấu bộ
chứng từ hoàn hảo và chiết khấu hối phiếu. Căn cứ vào bộ chứng từ hoàn
hảo, chi nhánh thực hiện chiết khấu bộ chứng từ, giúp cho nhà xuất khẩu
có thể quay vòng vốn nhanh. Chi nhánh cũng có thể thực hiện cấp tín
dụng cho khách hàng bằng cách chiết khấu các hối phiếu chưa đến hạn
thanh toán; thục hiện ứng trước tiền hàng ( thực chất đây là nghiệp vụ mà
ngân hàng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là bộ chứng từ hoàn
hảo,nghiệp vụ này gần giống với nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hoàn
hảo).Viêc tài trợ qua nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo, nghiệp
vụ chiết khấu hối phiếu và nghiệp vụ ứng trước tiền hàng không những
đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn giúp cho nhà xuất khẩu quay
vòng vốn nhanh hơn và tạo đông lực cho nhà xuất khẩu thiết lập bộ
chứng từ hoàn hảo.
- Tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động TTQT:
Bên cạnh đó, cùng với sự khôi phục lại nền kinh tế của các nước Châu Á
sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, thị trường
Châu Á đang dần chiếm lại niềm tin đối với các đối tác phương Tây, hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tăng trưởng, nhu

cầu về ngoại tệ theo đó mà tăng lên. Muốn mở rộng hoạt động TTQT thì
ngân hàng phải đảm bảo một nguồn vốn ngoại tệ dồi dào để đáp ứng nhu
cầu thanh toán, muốn như vậy cần đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ, khai
thác tốt các nguồn vốn tài trợ, phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
2. Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động hoạt động thanh toán quốc
tế
2.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ


2.1.1. Tạo lập một môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động TTQT
đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại:
Tạo lập một môi trường kinh tế thuận lợi là việc làm hết sức cần
thiết hiện nay bởi vì hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT
bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng chỉ có thể được mở rộng
và phát huy hết hiệu quả trên cơ sở một môi trường kinh tế thuận lợi và
ổn định. Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp
tích cực để xây dựng một môi trường kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho
hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động TTQT phát triển. tuy nhiên, trong
thời gian tới, Chính phủ cần có những chính sách, biện pháp tích cực hơn
nữa để thúc đầy hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động TTQT
nói riêng.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, duy trì mở rộng thị phần
trên các thị trường truyền thống và tranh thủ mọi cơ hội phát triển, đồng
thời nghiên cứu, tiến tới khai thác các thị trường mới, tiềm năng. Chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của
nước ta hiện nay, đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song
phương, đa phương và của WTO.
2.1.2. Hoàn thiện chính sách thương mại:
Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công thương thực hiện có hiệu quả hơn

nữa chính sách thương mại, nhằm phát triển theo hướng khuyến khích
xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu nhằm của thiện cán cân thanh
toán quốc tế.
- Đẩy mạnh phát triển quan hệ thương mại với các nước trong khu
vực và trên thế giới: tiếp tục khai duy trì và mở rộng thị trường truyền
thống với các nước Đông Âu; đồng thời khai thác và mở rộng thị trường
các nước lớn, tiềm năng như: Nhật Bản, Hoa Kì, Trung Quốc, EU,
ASEAN…
- Hướng xuất khẩu từ sản phẩm thô sang những sản phẩm qua chế
biến: phát triển công nghệ chế biến, mở rộng liên doanh với nước ngoài
để nâng cao năng lực ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu.
- Cần khai thác hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, sức lao động,
thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thị trường thế
giới, xác định mặt hàng chủ lực để đầu tư thích hợp, cùng với đó là việc
mở rộng mặt hàng và thị trường mới, phát triển các thương hiệu Việt.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngoại thương vững vàng về
chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức TTQT.
Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu
theo một chu trình khép kín, cái cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời
gian và chi phí.
2.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam


2.2.1. Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp hoàn thiện và phát
triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng:
- Thứ nhất, cần gia nhập thêm các thành viên cho thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng. Hội sở chính của các NHTM là thành viên của thị
trường cần gia nhập thêm các chi nhánh có doanh số hoạt động kinh
doanh ngoại tệ lớn, doanh số TTQT lớn vì các chi nhánh này cũng cần

nhiều ngoại tệ đáp ứng cho hoạt động của mình.
- Thứ hai, phát triển các nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ
đầu cơ và các hình thức mua bán ngoại tệ như mua bán kì hạn, hợp đồng
tương lai…
- Thứ ba, đa dạng hóa các lọai ngoại tệ, các phương tiện TTQT
được mua bán trên thị trường, tạo tính lỏng cho các phương tiện TTQT,
từ đó thúc đẩy hoạt động này phát triển, đặc biệt là phương thức tín dụng
chứng từ
2.2.2. NHNN nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp sao cho
tỷ giá có lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phù hợp với thị trường
Tỷ giá có tính linh hoạt, nhạy cảm cao, ảnh hưởng sâu rộng đến
tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội, đặc biệt là trong lĩnh
vực xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế. Trong đó, tỷ giá hối đoái là một
nhân tố tác động mạnh đến hoạt động TTQT. Vì vậy, để nâng cao hiệu
quả hoạt động TTQT cần phả xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh
hoạt, phù hợp với thị trường, có lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Việc điều hành chính sách tỷ giá phải được tiến hành theo từng giai đoạn.
Cần phải định hướng Nhà nước không nên ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp
ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền
kinh tế.
2.2.3. NHNN cần tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thông
tin NHNN:
Đối với NHTM, thu thập và xử lý thông tin về tình hình tài chính,
khả năng thanh toán, quan hệ tín dụng, tư cách pháp nhân của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước một cách kịp thời, chính xác là vô cùng quan
trọng trước khi ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ như: bảo lãnh mở L/C,
chiết khấu bộ chứng từ cho các doanh nghiệp. Hiện nay, hoạt động của
các trung tâm như thế đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cung cấp
cho các tổ chức tín dụng về tình hình dư nợ, khả năng thanh toán của các
doanh nghiệp, tình hình biến động trên thị trường… tuy nhiên, số lượng

và chất lượng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Do đó, để
nâng cao chất lượng hoạt động thông tin phục vụ ngân hàng cần có những
giải pháp đồng bộ như:
- Cần có thêm các cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ
chức tín dụng phải thường xuyên cung cấp các thông tin về tình hình dư
nợ của các doanh nghiệp tại tổ chức tin dụng.


- Trung tâm thông tin NHNN cần hỗ trợ các NHTM trong việc tìm
hiểu thị trường và khách hàng nước ngoài, vừa giúp các NHTM hạn chế
rủi ro trong kinh doanh, vừa tăng thêm thu nhập thông qua việc bán thông
tin.
- Trung tâm cần trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ cán bộ
nhân viên giỏi để thu nhập và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và
đạt hiệu quả cao.
2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Á Châu ACB:
ngân hàng nên thực hiện mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý với các
ngân hàng đại lý trên thế giới tạo điều kiện cho hoạt động TTQT và hoạt
động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ. Chủ động đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác với các ngân hàng lớn, có uy tín trên
thế giới, rà soát và củng cố mạng lưới ngân hàng đại lý hiện có, phát triển
thêm quan hệ đại lý với các ngân hàng ở các nước mà hoạt động ngoại
thương của Việt Nam bắt đầu có quan hệ như thị trường Bắc Mĩ, Châu
Âu, Châu Phi…để mở rộng kinh doanh quốc tế, hỗ trợ kinh doanh xuất
nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài
ra, Ngân hàng cần tìm hiểu những chính sách kinh tế, những hiệp định
ngoại thương, dự án phát triển để thiết lập trước hệ thống ngân hàng đại
lý, phục vụ cho các hiệp đinh và các dự án đó khi triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa hoạt động của các ngân
hàng đại lý, nếu đại lý nào không có giao dịch phát sinh trong thời gian

dài nên tạm thời đóng cửa để tiết kiệm chi phí.

KẾT LUẬN
Ngân hàng Á Châu là một ngân hàng bán lẻ có uy tín tại Việt Nam.
Trong suốt quá trình từ khi thành lập đến nay ACB đã có những bước
phát triển mạnh mẽ. Trong nhiều lĩnh vực, ACB đã trở thành nhân vật
tiên phong dẫn đầu khi phát triển những dịch vụ mới. Trong suốt quá
trình thành lập và hoạt động của mình ACB đã mở rộng số lượng chi
nhánh của một cách đáng kể. Không chỉ có vậy, ACB còn mong muốn
kết nối với cả các Ngân hàng, các tổ chức khác nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ của Ngân hàng mình.
ACB luôn có những bước định hướng cho sự phát triển của mình.
Những mục tiêu trong tương lai của ACB đều nhằm giúp cho việc nâng
cao chất lượng phục vụ, giữ khách hàng ở lại với Ngân hàng. Và ACB đã
đạt được những thành công nhất định thông qua các bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh các năm.
Trong một số lĩnh vực ACB có được bước tiến mạnh mẽ. Giải
thưởng xuất sắc trong lĩnh vực thanh toán quốc tế là một minh chứng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì ACB cũng như những


Ngân hàng khác đều gặp phải khó khăn đến từ nền kinh tế hiện nay.
Chính điều đó khiến cho các hoạt động của ACB nói chung và hoạt động
của dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng chưa đạt tới mức thành công cao
hơn nữa. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục phát huy các thành tựu đã đạt
được ACB cần có những giải pháp nhằm khắc phục những điểm chưa
hoàn thiện nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ nói chung và
dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng.




×