Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đề Tài Thông Gió Trong Sản Xuất Đại Học Lao Động Xã Hội TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.26 KB, 24 trang )

Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

LỜI MỞ ĐẦU

Môi trường không khí là một yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất làm
việc của người công nhân. Khi chất lượng môi trường không khí không đảm bảo thì
hiệu quả cũng như chất lượng công việc của người công nhân không đạt yêu cầu. Vì
vậy mà ngày nay các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã hiểu biết và quan tâm đến rất
nhiều về vấn đề này do nó liên quan đến tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của họ.
Đặc biệt đối với những đơn vị sản xuất ngành cơ khí trong quá trình sản xuất phát sinh
nhiều nhiệt, các loại khí độc hại, chất ô nhiễm thì đây cũng chính là vấn đề sống còn.
Trong xây dựng, một trong những giải pháp tiết kiệm năng lượng là sử dụng
năng lượng tự nhiên (gió hay mặt trời), để tạo ra sự lưu thông của không khí bên trong
công trình nhằm đạt được các điều kiện sống và làm việc (nhiệt độ, độ ẩm,…) ở mức
thoải mái hay chấp nhận được, thay thế cho quạt điện hay máy điều hòa không khí. Các
giải pháp và thiết bị thông gió tự nhiên đã được đề xuất và áp dụng trên thế giới có thể
được phân thành hai nhóm sử dụng các hiệu ứng nhờ gió bên ngoài, như cửa lấy gió,
quả cầu thông gió…và sử dụng các hiệu ứng nhiệt từ nguồn nhiệt mặt trời, như ống
khói mặt trời…. Để làm rõ điều này nhóm chúng em lựa chọn đề tài “ thông gió trong
sản xuất”. Đề tài này gốm 4 chương:
Chương I: Chương mở đầu
Chương II: Khái quát chung về thông gió
Chương III: Một số đặc điểm của thông gió
Chương IV: Phần kết luận
Nhóm chúng em rất cảm ơn cô Võ Thị Kim Hân đã giúp chúng em hoàn thành
đề tài này.

SVTH: Nhóm 8


Trang 1


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

CHƯƠNG I: CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người thường sinh ra các chất độc hại
và thải vào trong phòng.Do đó một yêu cầu không thể thiếu được là phải thực hiện
thông gió. Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất cấp bách
Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại… đã mang lại lợi ích to lớn về
mặt kinh tế, xã hội, bên cạnh đó cũng phát sinh nhiều vấn đề bức xúc về môi
trường. Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí bên trong công trình
như nhiệt độ, các khí có hại như SO2, CO, CO2, NO2, bụi... gây tác hại
nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, tăng bệnh tật, giảm tuổi thọ của người
lao động.
Trong các giải pháp thông gió như thông gió tự nhiên hoặc cơ khí thông
thường, nhiệt độ không khí trong nhà xưởng vẫn cao hơn bên ngoài.
Thông gió làm mát đoạn nhiệt áp lực dương có thể làm giảm nhiệt độ
không khí trong nhà xưởng xuống thấp hơn nhiệt độ không khí ngoài trời từ
250C đồng thời có chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành nhỏ (tiêu tốn
điện năng thấp, tiết kiệm năng lượng).
Vì vậy, nghiên cứu giải pháp thông gió, các đăc điểm của thông gió làm mát
để chống nóng, cải thiện môi trường lao động là hết sức cần thiết, nhằm
giải quyết vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất đặt ra.
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:


Nghiên cứu về mặt lý thuyết liên quan đến thông gió trong sản xuất
Tìm hiểu mục đích cũng như các nguyên nhân hình thành hệ thống thông gió
Phân tích các hình thức thông gió cơ bản và công thức để xác định được lưu lượng
thông gió
Học hỏi để thiết kế được hệ thống thông gió cơ bản
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Phân tích dựa trên tình hình thực tế cũng như các số liệu liên quan tới thông gió

SVTH: Nhóm 8

Trang 2


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÔNG
GIÓ
I. THÔNG GIÓ:
1. Khái niệm:
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con
người trong không gian điều hoà thường sinh ra các
chất độc hại và nhiệt thừa, ẩm thừa làm cho các
thông số khí hậu trong đó thay đổi, mặt khác nồng
độ ôxi cần thiết cho con người giảm, sinh ra mệt mỏi
và ảnh hưởng lâu dài về sức khoẻ.
Vì vậy cần thiết phải thải không khí đã bị ô
nhiễm (bởi các chất độc hại và nhiệt) ra bên ngoài,

đồng thời thay thế vào đó là không khí đã được xử
lý, không có các chất độc hại, có nhiệt độ phù hợp và lượng ôxi đảm bảo. Quá trình như
vậy gọi là thông gió. Quá trình thông gió thực chất là quá trình thay đổi không khí trong
phòng đã ô nhiễm bằng không khí mới bên ngoài trời đã qua xử lý.
2. Mục đích của thông gió:
Thông gió có nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào từng công trình và phạm
vi nhất định. Các mục đích chính bao gồm:
- Thải các chất độc hại trong phòng ra bên ngoài. Các chất độc hại bao gồm rất nhiều và
đã được liệt kê mức độ ảnh hưởng trong chương 2. Trong các không gian sinh hoạt chất
độc hại phổ biến nhất là CO2.
- Thải nhiệt thừa và ẩm thừa ra bên ngoài
- Cung cấp lượng ôxi cần thiết cho sinh hoạt của con người
- Trong một số trường hợp đặc biệt mục đích thông gió là để khắc phục các sự cố như
lan toả chất độc hại hoặc hoả hoạn.
3. Phân loại:
3.1. Theo hướng chuyển động của gió:
Người ta chia ra các loại sau :
- Thông gió kiểu thổi : Thổi không khí sạch vào phòng và không khí trong phòng
thải ra bên ngoài qua các khe hở của phòng nhờ chênh lệch cột áp
Phòng
Quạt cấp gió

Cấp thoát gió

Phương pháp thông gió kiểu thổi có ưu điểm là có thể cấp gió đến các vị trí cần thiết,
nơi tập trung nhiều người, hoặc nhiều nhiệt thừa, ẩm thừa, tốc độ gió luân chuyển
SVTH: Nhóm 8

Trang 3



Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

thường lớn. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là áp suất trong phòng là
dương nên gió tràn ra mọi hướng, do đó có thể tràn vào các khu vực không mong muốn.
- Thông gió kiểu hút : Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên
ngoài tràn vào phòng theo các khe hở hoặc cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp.

Cấp lấy gió

Quạt hút gió

Phòng
Thông gió kết hợp giữa hút xả và thổi gồm hệ thống quạt hút và thổi. Vì vậy có thể chủ
động hút không khí ô nhiễm tại những vị trí phát sinh chất độc và cấp vào những vị trí
yêu cầu gió tươi lớn nhất. Phương pháp này có tất cả các ưu điểm của hai phương pháp
nêu trên, nhưng loại trừ các nhược điểm của hai kiểu cấp gió đó. Tuy nhiên phương
pháp kết hợp có nhược điểm là chi phí đầu tư cao hơn.
3.2. Theo động lực tạo ra thông gió:
- Thông gió tự nhiên : Là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ
chênh lệch cột áp. Thường cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và
bên trong, dòng gió tạo nên
- Thông gió cưỡng bức : Quá trình thông gió thực hiện bằng ngoại lực tức là sử dụng
quạt.
3.3. Theo phương pháp tổ chức:
- Thông gió tổng thể : Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình
- Thông gió cục bộ : Thông gió cho một khu vực nhỏ đặc biệt trong phòng hay các
phòng có sinh các chất độc hại lớn.

3.4 Theo mục đích:
- Thông gió bình thường : Mục đích của thông gió nhằm loại bỏ các chất độc hại, nhiệt
thừa, ẩm thừa và cung cấp ôxi cho sinh hoạt của con người.
- Thông gió sự cố : Nhiều công trình có trang bị hệ thống thông gió nhằm khắc phục các
sự cố xảy ra.
+ Đề phòng các tai nạn tràn hoá chất : Khi xảy ra các sự cố hệ thống thông gió hoạt
động và thải khí độc đến những nơi định sẵn hoặc ra bên ngoài.
+ Khi xảy ra hoả hoạn : Để lửa không thâm nhập các cầu thang và cửa thoát hiểm, hệ
thống thông gió hoạt động và tạo áp lực dương trên nhưng đoạn này để mọi người thoát
hiểm dễ dàng.
Hệ thống thông gió sự cố chỉ hoạt động khi xảy ra sự cố.
II. Nguyên nhân hình thành thông gió:
Điều kiện khí hậu của hoàn cánh sản xuất là tình trạng vật lý của không khí bao gồm
các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ lưu chuyển không khí và bức xạ nhiệt
trong phạm vi môi trường sản xuất của người lao động. Những yếu tố này tác động trực
SVTH: Nhóm 8

Trang 4


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

tiếp đến cơ thể con người, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ làm giảm khả năng lao động
của công nhân.
1. Nhiệt độ không khí:
1.1.
Nhiệt độ cao:
-Nước ta ở vùng nhiệt đới nên mùa hè nhiệt độ có khi lên đến 40oC. Lao động ở nhiệt

độ cao đoi hỏi sự cố gắng cao của cơ thể, sự tuần hoàn máu mạnh hơn, tần suất hô hấp
tăng, sự thiếu hụt ôxy tăng cơ thể phải làm việc nhiều để giữ cân bằng nhiệt.
-Khi làm việc ở nhiệt độ cao, người lao động bị mất nhiều mồ hôi, trong lao động nặng
cơ thể phải mất 6-7 lít mồ hôi nên sau 1 ngày làm việc cơ thể có thể bị sút 2-4 kg.
-Mồ hôi mất nhiều sẽ làm mất 1 số lượng muối của cơ thể. Cơ thể co người chiếm 75%
là nước, nên việc mất nước không được bù đắp kịp thời dẫn đến những rối loạn các
chức năng sinh lý của cơ thể do rối loạn chuyển hoá muối và nước gây ra.
Khi cơ thể mất nước và muối quá nhiều sẽ dẫn đến các hậu quả sau đây:

Làm việc ở nhiệt độ cao, nếu không điều hoà thân nhiệt bị trở ngại sẽ làm thân
nhiệt tăng lên. Dù thân nhiệt tăng 0.3-1oC, trong người đã cảm thấy khó chịu gây
đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, gây trở ngại nhiều cho sản xuất và công tác. Nếu
không có biện pháp khắc phục dẫn đến hiện tượng say nóng, say nắng, kinh giật,
mất trí.

Khi cơ thể mất nước, máu sẽ bị quánh lại, tim làm việc nhiều nên dễ bị suy tim.
Khi điều hoà thân nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì hoạt động của tim cũng bị
rối loạn rõ rệt.

Đối với cơ quan thận, bình thường bàI tiết từ 50-70% tổng số nước của cơ thể.
Nhưng trong lao động nóng, do cơ thể thoát mồ hôi nên thận chỉ bài tiết 10-15%
tổng số nước nước tiểu cô đặc gây viêm thận.

Khi làm việc ở nhiệt độ cao, công nhân uống nhiều nước nên dịch vị loãng làm
ăn kém ngon và tiêu hoá cũng kém sút. Do mất thăng bằng về muối và nước nên
ảnh hưởng đến bài tiết các chất dịch vị đến rối loạn về viêm ruột, dạ dày.

Khi làm việc ở nhiệt độ cao, hệ thần kinh trung ương có những phản ứng
nghiêm trọng. Do sự rối loạn về chức năng điều khiển của vỏ não sẽ dẫn đến
giảm sự chú ý và tốc độ phản xạ sự phối hợp động tác lao động kém chính xác...,

làm cho năng suất kém, phế phẩm tăng và dễ bị tai nạn lao động.
1.2. Nhiệt độ thấp:
-Tác hại của nhiệt độ thấp đối với cơ thể ít hơn so với nhiệt độ cao. Tuy nhiên sự chênh
lệch quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể:
Nhiệt độ thấp, đặc biệt khi có gió mạnh sẽ làm cho cơ thể quá lạnh gây ra cảm
lạnh.
Bị lạnh cục bộ thường xuyên có thể dẫn đến bị cảm mãn tính, rét run, tê liệt từng
bộ phận riêng của cơ thể.
Nhiệt độ quá thấp cơ thể sinh loét các huyết quản, đau các khớp xương, đau các
bắp thịt.
Nhiệt độ nơi làm việc lạnh có thể làm cho công nhân bị cóng, cử động không
chính xác, năng suất giảm thấp
Những người làm việc dưới nước lâu, làm việc nơi quá lạnh cần phải được trang bị các
phương tiện cần thiết để chống rét và chống các tác hại do lạnh gây ra.
2. Độ ẩm không khí:

SVTH: Nhóm 8

Trang 5


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

-Độ ẩm không khí nói lên lượng hơi nước chứa trong không khí tại nơi sản xuất. Độ ẩm
tương đối của không khí cao từ 75-80% trở lên sẽ làm cho sự điều hoà nhiệt độ khó
khăn, làm giảm sự toả nhiệt bằng con đường bốc mồ hôi.
-Nếu độ ẩm không khí cao và khi nhiệt độ cao, lặng gió làm con người nóng bức, khó
chịu.

-Nếu độ ẩm không khí thấp, có gió vừa phải thì thân nhiệt không bị tăng lên, con người
cảm thấy thoả mái, nhưng không nên để độ ẩm thấp hơn 30%.
3. Luồng không khí:
-Luồng không khí biểu thị bằng tốc độ chuyển động của không khí. Tốc độ lưu chuyển
không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự toả nhiệt, nó càng lớn thì sự toả nhiệt trong 1
đơn vị thời gian càng nhiều.
-Gió có ảnh hưởng rất tốt đến với việc bốc hơi nên nơi làm việc cần thoáng mát.
-Luồng không khí có tốc độ đều hoặc có tốc độ và phương thay đổi nhanh chóng đều có
ý nghĩa vệ sinh quan trọng trong sản xuất.
III. Các biện pháp thông gió cho người lao động:
Cải tiến kỹ thuật, cơ giới hoá và tự động hoá các khâu sản xuất mà công nhân
phải làm việc trong nhiệt độ cao.
-Cách ly nguồn nhiệt bằng phương pháp che chắn. Nếu có điều kiện có thể làm láng di
động có mái che để chống nóng.
-Bố trí hệ thống thông gió tự nhiên và nhân tạo để tạo ra luồng không khí thường xuyên
nơi sản xuất, đồng thời phải có biện pháp chống ẩm để làm cho công nhân dễ bốc mồ
hôi:
- Để tránh nắng và bức xạ mặt trời và lợi dụng hướng gió thì nhà sản xuất nên xây dựng
theo hướng bắc-nam, có đủ diện tích cửa sổ, cửa trời tạo điều kiện thông gió tốt.
- Ở những nơi cục bộ toả ra nhiều nhiệt như lò rèn, lò sấy hấp, ở phía trên có thể đặt nắp
hoặc chụp hút tự nhiên hay cưỡng bức nhằm hút thải không khí nóng hoặc hơi độc ra
ngoài không cho lan tràn ra khắp phân xưởng.
- Bố trí máy điều hoà nhiệt độ ở những bộ phận sản xuất đặc biệt.
- Hạn chế bớt ảnh hưởng từ các thiết bị, máy móc và quá trình sản xuất bức xạ nhiều
nhiệt:

Các thiết bị bức xạ nhiệt phải bố trí ở các phòng riêng. Nếu quá trình công nghệ
cho phép, các loại lò nên bố trí ngoài nhà.

Máy móc, đường ống, lò và các thiết bị toả nhiệt khác nên làm cách nhiệt bằng

các vật liệu như bông, amiăng, vật liệu chịu lửa, bêtông bột. Nếu điều kiện không
cho phép sử dụng chất cách nhiệt thì xung quanh thiết bị bức xạ nhiệt có thể làm
1 lớp vỏ bao và màn chắn hoặc màn nước

Sơn mặt ngoài buồng lái các máy xây dựng bằng sơn có hệ số phản chiếu tia
năng lớn như sơn nhủ, sơn màu trắng...
- Tổ chức lao động hợp lý, cải thiện tốt điều kiện làm việc ở chỗ nắng, nóng. Tạo điều
kiện nghỉ ngơi và bồi dưỡng hiện vật cho công nhân. Tăng cường nhiều sinh tố trong
khẩu phần ăn, cung cấp đủ nước uống sạch và hợp vệ sinh (pha thêm 0.5% muối ăn),
đảm bảo chỗ tắm rửa cho công nhân sau khi làm việc.
- Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân, quần áo bằng vải có sợi chống nhiệt cao ở
những nơi nóng, kính màu, kính mờ ngăn các tia có hại cho mắt.
- Khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân lao động ở chỗ nóng, không bố trí những
người có bệnh tim mạch và thần kinh làm việc ở những nơi có nhiệt độ cao.
IV. Nguyên tắc thông gió:
SVTH: Nhóm 8

Trang 6


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Hoạt động dựa trên nguyên tắc bay hơi của nước vào không khí trong điều kiện
tạo ra một áp suất thấp ngay tại bề mặt thoáng tiếp xúc giữa nước và không khí thông
qua các tấm màng trao đổi nhiệt được xối nước tuần hoàn liên tục. đây là một loại máy
thế hệ mới, một giải pháp thông mình trong việc giải quyết vấn đề nóng bức trong các
nhà xưởng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động đều phải hướng tới. Hệ
thống giúp tạo ra một môi trường làm mát hiệu quả với chi phí đầu tư thấp hơn rất nhiều

so với một hệ thống lạnh có công suất tương đương trong công nghiệp, với loại hệ
thống này thì không những môi trường làm việc được cải thiện mà hơn nữa hệ thống
không làm ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm môi trường (không sử dụng gas lạnh và các
hoá chất gây ô nhiễm) được coi là nóng bỏng hiện nay, với một khoản đầu tư, chi phí
vận hành và bảo dưỡng hệ thống tương đối thấp thì máy làm mát cooling pad là một giả
pháp toàn diện mà chúng tôi
Các thông số môi trường mà máy làm mát cooling pad tạo ra trong nhà xưởng
chênh lệch tương ứng với môi trường bên ngoài là từ 4 đến 9 độ và có thể hơn số đó tuỳ
thuộc vào điều kiện thực sự bên ngoài và điều kiện thiết kế lắp đặt. ngoài ra không khí
khi đưa vào nhà xưởng được lọc bỏ gần như hoàn toàn bụi bẩn và phần lớn các chất ô
nhiễm trong không khí, vì vậy không khí đưa vào trong nhà xưởng là nguồn không khí
trong lành và thoải mái.
Ngoài những tắc dụng trên thì với môi trường làm việc thoải mái, người công
nhân sẽ cảm thấy hưng phấn hơn trong công việc và tạo nên những hiệu quả hơn cả sự
mong đợi của hầu hết các nhà đầu

SVTH: Nhóm 8

Trang 7


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THÔNG
GIÓ
I.
Cách tính toán thông gió:
1. Lưu lượng thông gió khử khí độc:


Các chất độc hại phát sinh thường gặp nhất là trong các nhà máy công xưởng sản
xuất. Trong sinh hoạt các chất độc hại có thể phát sinh ở những khu vực đặc biệt như
nhà bếp, khu vệ sinh. Các loại chất độc có hại trong công nghiệp có thể phát sinh bởi
các nguyên nhân sau đây:
-Phát sinh do các phản ứng hoá học trong quá trình sản xuất, quá trình cháy nhiên liệu.
- Phát sinh do quá trình vi sinh hoá
- Bốc hơi từ bề mặt thoáng của các bồn, bể chứa hoá chất.
- Bốc hơi từ bề mặt vật có sơn phủ các hoá chất độc hại.
- Rò rỉ từ thiết bị và đường ống.
• Xác định lưu lượng thông gió
Lưu lượng thông gió được xác định theo công thức sau đây:

(m3/h)
Trong đó:
G - Lượng chất độc hại tỏa ra phòng, g/h
yc - Nồng độ cho phép của chất độc hại (tham khảo bảng 12.1), g/m3
yo - Nồng độ chất độc hại trong không khí thổi vào, g/m3. Nồng độ chất độc thổi vào
phòng rất nhỏ có thể bỏ qua.
(m3/h)
Trong công thức trên, lượng chất độc hại phát sinh trong phòng rất khó xác định bằng lý
thuyết. Người ta đã xây dựng nhiều công thức tính toán khác nhau. Tuy nhiên cũng phải
thừa nhận rằng thực tế sẽ có nhiều sai sót.
- Đối với các chất độc hại phát sinh ra do phản ứng hoá học hoặc phản ứng vi sinh hoá
thì có thể xác định theo lý thuyết. Tuy nhiên thực tế có sai sót đáng kể do phụ thuộc vào
nồng độ các chất tham gia và các điều kiện cụ thể của phản ứng, loại nguyên liệu sử
dụng vv...
- Đối với các nguồn gây độc khác cũng phụ thuộc tình trạng bề mặt, tốc độ gió, nhiệt độ
phòng, diện tích bề mặt thoáng, khe hở rò rỉ vv..
Vì vậy cách tốt nhất để xác định lượng chất độc phát sinh là bằng thực nghiệm. Trong

nhiều trường hợp cần khảo sát tại chỗ nồng độ các chất độc trong không khí và sự hao
hụt theo thời gian của các chất để xác định lượng chất độc phát sinh.

Bảng 1: Nồng độ c ho phép của một số chất

SVTH: Nhóm 8

Trang 8


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

STT

Tên chất

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18

Acrolein
Amoniac
Ancolmetylic
Anilin
Axeton
Axit acetic
Axit nitric
Axit sunfuric
Bezen
Cacbon monooxit
Cacbon dioxit
Clo
Clodioxit
Clobenzen
Dầu hoả
Dầu thông
Đioxit sunfua
Điclobezen

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Nồng
độ STT
cho
phép

mg/m3
2
19
2
20
50
21
5
22
200
23
5
24
5
25
2
26
50
27
30
28
1%o
29
0,1
30
1
31
50
32
300

33
300
34
20
35
20

Tên chất
Đicloetan
Đivinin
Ete etylic
Etylen oxit
Hidrosunfua
Iot
Kẽm oxit
Magie oxit
Metylenclorua
Naphtalen
Nicotin
Nitơ oxit
Ôzôn
Phênôn
Bụi thuốc lá, chè
Bụi có SiO2
Bụi xi măng, đất

Nồng
độ
cho
phép

mg/m3
10
100
300
1
100
1
5
15
50
20
0,5
5
0,1
5
3
1
6

2. Lưu lượng thông gió khử khí CO2:

Khí CO2 phát sinh trong phòng chủ yếu là do hoạt động sống của cơ thể con người thải
ra. Ngoài ra CO2 có thể sinh ra do các phản ứng đặc biệt khác. Trong phần này chỉ tính
đến lượng CO2 phát sinh do con người thải ra.
Lưu lượng không khí thông gió cần thiết để thải khí CO2 do con người toả ra tính trong
1 giờ được xác định như sau:
(m3/h.người)
Trong đó:
VCO2 - là lượng CO2 do con người thải ra : m3/h.người
β - Nồng độ CO2 cho phép, % thể tích. Thường chọn β = 0,15

a - Nồng độ CO2 trong không khí môi trường xung quanh, % thể tích. Thường chọn
a=0,03%.
2.1. Lưu lượng không khí cần cấp, m3/h.người:
Lượng CO2 do 01 người thải ra phụ thuộc vào cường độ lao động, nên lưu lượng
thông gió thải CO2 cũng phụ thuộc vào cường độ lao động.

Bảng 2: Lưu lượng thông gió thải CO2 cần thiết cho 01 người
Cường độ vận động
SVTH: Nhóm 8

VCO2, m3/h.người

m3/h.người

Trang 9


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

Nghỉ ngơi
Rất nhẹ
Nhẹ
Trung bình
Nặng

GVHD: Võ Thị Kim Hân

β = 0,1
18,6
31,4

43,0
65,7
106,0

0,013
0,022
0,030
0,046
0,074

β = 0,15
10,8
18,3
25,0
38,3
61,7

Bảng 3: Lượng khí tươi cần cung cấp khi có hút thuốc
Mức độ hút thuốc, điếu/h.người
0,8 ÷ 1,0
1,2 ÷ 1,6
2,5 ÷ 3
3 ÷ 5,1

Lượng không khí tươi
cần
cung
cấp,
m3/h.người
13 ÷ 17

20 ÷ 26
42 ÷ 51
51 ÷ 85

Lưu lượng thông gió khử nhiệt thừa:
Nhiệt thừa tính toán thông gió có khác với nhiệt thừa tính toán điều hoà không khí
do chế độ nhiệt điều hoà và thông gió có khác nhau. Đối với chế độ điều hoà nhiệt độ
trong phòng khá thấp, nhưng đối với thông gió, do gió cấp không qua xử lý lạnh nên
yêu cầu về nhiệt độ phòng trong trường hợp này phải cao hơn. Hiện nay vẫn chưa có
các số liệu tiêu chuẩn về chế độ nhiệt thông gió. Vì vậy một cách gần đúng chấp nhận
lấy nhiệt thừa QT tính toán theo chế độ điều hoà để tính thông gió và do đó lưu lượng
thông gió tính được sẽ cao hơn yêu cầu, có thể coi đó là hệ số dự trữ.
Lưu lượng gió thải nhiệt :
3.

(m3/h)
QT- Lượng nhiệt thừa trong phòng, kCal/h
Ir, Iv - Entanpi của không khí thổi vào và hút ra phòng, KCal/kg. Trạng thái không khí
hút ra chính là trạng thái không khí trong phòng.
Trong trường hợp không khí trong phòng chỉ toả nhiệt mà không tỏa hơi ẩm thì có thể
áp dụng công thức :
(m3/h)
Tr, Tv - Nhiệt độ của không khí thổi vào và hút ra phòng, oC
Nhiệt dung riêng của không khí Ck = 0,24 kCal/kg.oC
Khi tính toán cần lưu ý:
- Nhiệt độ không khí trong phòng lấy theo yêu cầu vệ sinh và công nghệ của quá trình
sản xuất.
- Nhiệt độ không khí vào phải thoả mãn điều kiện vệ sinh tv > tT - a . Giá trị a tuỳ thuộc
vị trí lắp đặt miệng thổi nêu ở chương 4.
SVTH: Nhóm 8


Trang 10


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

- Nhiệt độ không khí ra : Có thể lấy bằng nhiệt độ không khí trong phòng. Nếu miệng
hút đặt cao thì tính theo công thức sau :
TR = TT + β(H-Z) (12-7)
H - Khoảng cách từ mặt sàn đến miệng hút, m
Z - Chiều cao vùng làm việc, m
β - Gradien nhiệt độ theo chiều cao.
+ Thông thường : β = 0,2 ÷ 1,5 oC/m
+ Đối với rạp hát, rạp chiếu bóng : β = 0,2 ÷ 0,3
+ Đối với xưởng nguội : β = 0,4 ÷ 1,0
+ Đối với xưởng nóng : β = 1 ÷ 1,5
4. Lưu lượng thông gió khử bụi:
Lưu lượng không khí thông gió nhằm mục đích thải bụi phát ra trong phòng được xác
định theo công thức:
(m3/h)
Trong đó:
Gb - Lượng bụi thải ra phòng, g/h
Sc - Nồng độ bụi cho phép trong không khí, g/m3
So - Nồng độ bụi trong không khí thổi vào, g/m3
Bội số tuần hoàn:
Khi thông gió theo yêu cầu điều kiện vệ sinh nói chung mà không vì một mục đích
cụ thể nào đó thì người ta tính lưu lượng gió thông gió dựa vào bội số tuần hoàn.
Bội số tuần hoàn là số lần thay đổi không khí trong phòng trong một đơn vị thời gian.

II.

(Lần/giờ)
Trong đó
K - Bội số tuần hoàn, lần/giờ
L - Lưu lượng không khí cấp vào phòng, m3/h
V - Thể tích gian máy, m3
Bội số tuần hoàn cho trong các tài liệu. Việc xác định lưu lượng gió theo bội số tuần
hoàn khá thuận lợi trên thực tế.

SVTH: Nhóm 8

Trang 11


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Bảng4: Bội số tuần hoàn K (lần/giờ) và lưu lượng gió thông gió, m3/h
ST
T

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Khu vực thông gió

Nhiệt độ
tT, oC

Nhà ở
Phòng ở hộ gia đình (tính cho 1m2 diện tích
sàn)

Nhà bếp
Phòng tắm
Phòng vệ sinh (xí, tiểu)
Phòng vệ sinh : Tắm và xí tiểu
Phòng vệ sinh chung
Phòng sinh hoạt tập thể trong ký túc xá,
phòng học chung
Khách sạn
Phòng ngủ (tính cho 1 người)
Khu vệ sinh riêng
- Phòng 1 giường
- Phòng 2 giường
Khu vệ sinh chung
- Cho 1 chậu xí
- Cho 1 chậu tiểu
Bệnh xá, trạm xá
Phòng bệnh nhân (tính cho 1 giường)
Phòng phụ
Phòng cho trẻ sơ sinh bú
Phòng bác sĩ
Phòng X quang, chiếu xạ
Phòng chuẩn bị dụng cụ mổ, khử trùng
Phòng vật lý trị liệu, răng hàm mặt
Nhà xác
Công trình thể thao
Phòng tập luyện, thi đấu
- Cho 1 vận động viên
- Cho khán giả
Bể bơi trong nhà
Phòng thay quần áo cạnh bể bơi

Phòng nghỉ của VĐ viên, lớp học
Khu vệ sinh
Rạp hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ
Phòng khán giả
Hành lang
Căng tin
Phòng hút thuốc

SVTH: Nhóm 8

Trang 12

Bội số tuần hoàn hoặc
lưu lượng gió tuần hoàn
(m3/h)
Hút ra
Thổi vào

18 ÷ 20

(3)

-

15
25
16
25
16
18


(60)
(25)
(25)
(50)
(50)
6

-

20

(30)

-

25
25

(50)
(60)

-

16
16

(50)
(25)


-

2
2
1
4
3
3
3

(40)
1,5
1,5
1
3
1
2
-

15
15
26
20
18
23

2
(100)

(80)

(20)
(20)
2

16
16
18
16

Theo tính
toán
5
10

2
-

20
25
22
20
20
18
20
2


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân


28

Phòng vệ sinh (tính cho 1 chậu xí hoặc chậu
16
tiểu)
29 Phòng nghỉ của nhạc công
18
30 Phòng máy chiếu phim
16
Ghi chú các số liệu trong dấu () có đơn vị là m3/h.người

(100)
5
3

3
3

II. CÁC HÌNH THỨC THÔNG GIÓ:
1. Thông gió tự nhiên:
Thông gió tự nhiên là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời do chênh
lệch mật độ không khí. Thông gió tự nhiên được thực hiện nhờ gió, nhiệt thừa hoặc tổng
hợp cả hai.
Thông gió tự nhiên bao gồm :
- Thông gió do thẩm lọt
- Thông gió do khí áp : nhiệt áp và áp suất gió
- Thông gió nhờ hệ thống kênh dẫn
1.1. Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa:
Khi nhiệt độ trong phòng lớn hơn nhiệt độ bên ngoài trời thì giữa chúng có sự

chênh lệch áp suất và do đó có sự trao đổi không khí bên ngoài với bên trong.
Các phần tử không khí trong phòng có nhiệt độ cao, khối lượng riêng nhẹ nên bốc lên
cao, tạo ra vùng chân không phía dưới phòng và không khí bên ngoài sẽ tràn vào th ế
chổ. Ở phía trên các phần tử không khí bị dồn ép và có áp suất lớn hơn không khí bên
ngoài và thoát ra ngoài theo các cửa gió phía trên. Như vậy ở một độ cao nhất định nào
đó áp suất trong phòng bằng áp suất bên ngoài, vị trí đó gọi là vùng trung hoà

Trên hình 12.1 biểu thị sự phân bố chênh lệch cột áp trong nhà và ngoài trời.
- Cột áp tạo nên sự chuyển động đối lưu không khí là:
H = g.h.(ρN - ρT )
h = h1 + h2 - Là khoảng cách giữa các cửa cấp gió và cửa thải, m
ρT - Khối lượng riêng trung bình của không khí trong phòng, kg/m3
- Cột áp tạo ra sự chuyển động của không khí vào phòng:
H1 = g.h1.(ρN - ρT )
- Cột áp xả khí ra khỏi phòng:
H2 = g.h2.(ρN - ρT )
SVTH: Nhóm 8

Trang 13


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Tốc độ không khí chuyển động qua các cửa vào và cửa thải :

- Lưu lượng không khí qua các cửa là :
L1 = F1.ω1.μ1 (12-15)
L2 = F2.ω2.μ2

F1, F2 : Diện tích cửa vào và cửa thải, m2
μ1, μ2 : Hệ số lưu lượng của cửa vào và cửa thải.
Thay vào ta có:

Ở chế độ ổn định ta có L1 = L2 hay:
F1.ω1.μ1 = F2.ω2.μ2
Từ đây ta rút ra :

Giải hệ phương trình: h=h1+h2

Và thay vào phương trình tính lưu lượng ta có lưu lượng không khí trao đổi trong
trường hợp này là :
Lưu lượng không khí trao đổi phụ thuộc vào độ cao h và độ chênh mật độ giữa bên
trong và ngoài.

m3/s
Trường hợp đặc biệt khi F1 = F2 và μ1 = μ2

SVTH: Nhóm 8

Trang 14


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

m3/s
1.2.
Thông gió tự nhiên dưới tác dụng áp suất gió.

Người ta nhận thấy khi một luồng gió đi qua một kết cấu bao che thì có thể tạo ra độ
chênh cột áp 2 phía của kết cấu :
- Ở phía trước ngọn gió : Khi gặp kết kết cấu bao che tốc độ dòng không khí giảm đột
ngột nên áp suất tĩnh cao, có tác dụng đẩy không khí vào gian máy.
- Ngược lại phía sau công trình có dòng không khí xoáy quẩn nên áp suất giảm xuống
tạo nên vùng chân không, có tác dụng hút không khí ra khỏi gian máy.
Cột áp (hay độ chân không) do gió tạo ra tại một vị trí so với áp suất khí quyển có thể
xác định theo công thức:
Kg/m2
Kkđ - Hệ số khí động
ωg - Tốc độ gió, m/s
ρN - Khối lượng riêng của không khí bên ngoài trời, kg/m3
Hệ số Kkđ được xác định bằng thực nghiệm, người ta tạo ra những luồng gió gió thổi
vào các mô hình các công trình đó rồi đo áp suất phân bố trên các điểm cần xét trên mô
hình rồi dựa vào lý thuyết tương tự suy ra áp suất trên công trình thực.
Ta nhận thấy phía mặt đón gió cột áp do gió tạo ra dương và ngược lại phía khuất gió có
cột áp âm. Vì vậy hệ số khí động phía đón gió có giá trị dương và phía khuất gió có giá
trị âm.
Hệ số khi động thực tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hướng gió thổi so với mặt
đón gió và khoảng cách giữa các nhà lân cận.
Trong trường hợp chung, có thể lấy hệ số Kkđ được lấy như sau:
- Phía đầu gió: Kmax = 0,8 thường lấy k = 0,5 ÷ 0,6
- Phía khuất gió: Kmin = - 0,75 thường lấy k = - 0,3
Hệ số Kkđ không phụ thuộc vào tốc độ mà phụ thuộc vào góc thổi của không khí vào so
với nhà, hình dạng nhà và vị trí tương đối giữa các nhà với nhau,nhiệm vụ của bài toán
tính thông gió là xác định lưu lượng thông gió của công trình dưới tác dụng của gió.
1.3.
Thông gió tự nhiên theo kênh dẫn gió:
Việc thông gió do nhiệt áp có nhược điểm là khi kết cấu công trình xây dựng không
kín thì có rất nhiều cửa gió vào và ra . Kết quả chênh lệch độ cao giữa các cửa hút và

thải nhỏ nên lưu lượng không khí trao đổi sẽ giảm.
Mặt khác nhiều công trình phức tạp có nhiều tầng, muốn thải gió lên trên nhờ thông gió
tự nhiên không dễ dàng thực hiện được.
Vì thế người ta sử dụng các kênh dẫn gió để đưa gió lên cao và hút những nơi
cần thiết trong công trình.
Các kênh gió thường được bố trí kín bên trong các kết cấu xây dựng. Ở phía đỉnh
của kênh gió thường có các nón để chắn mưa, nắng. Để tránh hiện tượng quẩn gió các
ống thông gió cần nhô lên cao hẳn so với mái nhà 0,5m.
Cột áp do kênh gió tạo nên là:
H = g.h. (ρN - ρT ), N/m2
Cột áp do kênh tạo nên cũng phụ thuộc mùa và có giá trị lớn về mùa đông.
SVTH: Nhóm 8

Trang 15


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Về phía bên trong người ta sử dụng các miệng hút có tính chất trang trí kết hợp . Với hệ
thống này không cần phải thực hiện thổi gió vào phòng mà nhờ thông gió thẩm lọt để
bù lại lượng gió thoát ra.
Việc tính độ cao kênh gió được thực hiện như sau:
- Căn cứ vào lưu lượng thông gió yêu cầu, tiết diện kênh gió ta xác định được tốc độ
gió:
ω = L/F, m/s
- Trên cơ sở tốc độ và tiết diện xác định tổng trở lực
Δp = ΣΔpcb + ΣΔpms
- Chiều cao h phải đủ lớn để khắc phục trở lực đường ống, hay:

H = g.h. (ρN - ρT ) > ΣΔpcb + ΣΔpms
2. Thông gió cục bộ
II.1.

Thông gió cục bộ trong công nghiệp

* Thông gió thổi cục bộ : Khi cần thông gió cho một khu vực nhỏ ví dụ như
khu vực nhiệt độ cao và có nhiều chất độc hại người ta bố trí các miệng thổi gió tại vị
trí người đang làm việc . Các miệng thổi thường có dạng hoa sen
Trong một số trường hợp khác người ta sử dụng thiết bị làm mát kiểu di động .
Thiết bị này gồm bơm, quạt và một tủ đứng bên trong có bố trí các vòi phun nước, lớp
lọc chắn nước. Không khí trong phòng được quạt hút vào thiết bị , đi qua ngăn phun
nước trao đổi nhiệt ẩm và hạ nhiệt độ trước khi thổi ra làm mát .
* Thông gió hút cục bộ :

SVTH: Nhóm 8

Trang 16


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

- Chụp hút : Chụp hút là dạng hút cục bộ đơn giản và phổ biến , thường được sử
dụng để
hút thải gió nóng , bụi, khí độc có tính chất nhẹ hơn không khí
Nếu chụp có dạng chữ nhật thì kích thước của chụp được xác định như
sau: A = a + 0,8 Za , m
B = b + 0,8 Za , m

trong đó a, b là kích thước các cạnh của vật sinh chất độc hại
A, B Kích thước chụp chữ nhật
Za - Khoảng cách từ chụp tới chụp hút
Nếu chụp hút dạng tròn thì đường kính của miệng chụp xác định như sau
D = dH + 0,8 Za
trong đó dH là đường kính của vật phát sinh chất độc hại
o
Góc loe của chụp ϕ thường được lấy là 60 , hs = 0,1 ÷ 0,3m
- Tủ hút : Tủ hút dùng để hút thải các loại khí độc bên trong tủ để thải ra ngoài.
Khác
với chụp hút, tủ hút là nơi người công nhân thực hiện các thao tác công việc.
- Phểu hút : Phểu hút được sử dụng để thải các loại bụi, hơi độc ở các thiết bị
công nghệ như máy móc gia công cơ khí, máy dệt ..vv
2.2. Thông gió tổng thể:
Quạt sử dụng thông gió tổng thể thường là quạt dạng ống hoặc các quạt ly tâm.. Để
thông gió cho các phòng lớn hoặc nhiều phòng một lúc người ta sử dụng thông gió
kiểu tổng thể.
3. Cách xây dựng hệ thống thông gió tại công trình nơi làm việc:
3.1.
Yêu cầu:
-

Các bề mặt nhà ngắn hơn cần nằm ở hướng Bắc – Nam.

-

Bề mặt nhà hướng Đông và Tây được bảo vệ bởi các toà nhà kế cận.

-


Phần nhô ra, mái hắt và bancông là kiến trúc che nắng cho công trình.

-

Mái hai lớp có tác dụng che chắn nắng và tạo thông gió tự nhiên.

Trước hết, khi có dự định xây cho một công trình, ngoài yếu tố phong thuỷ thì việc
chọn hướng nhà và các hiểu biết về nguyên tắc thiết kế để làm mát nói chung là rất cần
thiết cho việc xây dựng ý tưởng thiết kế ban đầu.
Hướng nhà nên chọn sao cho diện tích bề mặt tiếp xúc với bức xạ trực tiếp từ mặt trời
càng nhỏ càng tốt. Các mặt nhà thường từ 4 – 6m trong khi các cạnh dài được che chắn
bởi các toà nhà kế cận hoặc cây xanh là nhân tố chủ đạo thay thế để chắn nắng cho các
mặt nhà hướng Đông – Tây.Trong trường hợp không thể che chắn bề mặt tường hướng
SVTH: Nhóm 8

Trang 17


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Đông và Tây theo cách này, các không gian thứ cấp như cầu thang, nhà kho, nhà tắm nên
được bố trí ở đây. Ngoài ra, các bức tường này tuỳ trường hợp có thể cấu trúc thành hai
lớp có khoảng trống ở giữa để thông gió, hạn chế mở cửa đi và cửa sổ để tránh ánh nắng
trực tiếp từ mặt trời.
Với các nguyên tắc thiết kế nói trên, hầu hết bức xạ mặt trời trực tiếp sẽ chỉ còn trên
mái và bề mặt tường phía Nam. Như được thể hiện ở mô hình đường mặt trời biểu kiến
bên dưới (tính toán riêng cho miền Nam Việt Nam), mái và tường phía Nam của toà nhà
cần phải có vùng bảo vệ chống nóng. Đối với tầng trệt, các cấu kiện đưa ra và mái hắt là

bộ phận kiến trúc che nắng cho công trình. Tại các tầng phía trên, bancông và lôgia có tác
dụng ngăn chặn và loại bỏ khí nóng nhờ đối lưu trước khi nhiệt truyền vào không gian
trong nhà.
Đối với tường ngoại thất nên sử dụng kết cấu nhẹ nhằm làm tăng khả năng giải nhiệt
khi mặt trời tắtnắng.Trên mái, nguyên tắc thiết kế được áp dụng như sau: các tấm năng
lượng mặt trời hoặc các vật liệu dạng tấm phản xạ hai lớp nên được sử dụng nhằm chắn
nắng chủ động. Cấu trúc mái trồng cây xanh và các vật liệu mái màu sáng là giải pháp
chống nóng thụ động do giảm thiểu được mức độ hấp thụ sức nóng. Các bề mặt với vật
liệu nhám tự tạo ra bóng râm cho bề mặt, đồng thời làm tăng diện tích bề mặt sẽ nhận
được khí mát vào ban đêm lên nhiều lần.

Vùng bảo vệ chống nóng
1. Mặt đứng phía Nam: kết cấu che chắn nắng như bancông, lôgia, mái nhô và vỏ hai lớp.

SVTH: Nhóm 8

Trang 18


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

2. Mái: che nắng và chống nóng bằng các tấm năng lượng mặt trời và kết cấu hai lớp để
thông gió.
3. Mặt đứng phía Bắc: vật liệu xây dựng nhẹ có thể giảm nhiệt độ dễ dàng vào ban đêm.
4. Móng nhà: bể chứa nước mưa và có tác dụng làm mát tầng trệt.
3.2.
Đón gió:
Hướng của ngôi nhà phải hỗ trợ cho việc thông gió tự nhiên càng nhiều càng tốt.

Trong trường hợp mâu thuẫn khi chọn hướng tránh nắng và hướng đón gió chủ đạo,
hướng ngôi nhà có thể điều chỉnh lại trong khoảng 0 – 30 độ mà không làm mất hiệu quả
làm mát từ thông gió.
Bố trí mặt bằng cần cho phép thông gió cho tất cả các không gian sinh hoạt bằng
những ô trống, cửa đi và cửa sổ càng lớn càng tốt.Cửa hút gió vào nhà cần được đặt ở vị
trí đầu gió và tại phía chân tường. Trong khi đó, cửa để gió thoát ra ngoài cần được đặt ở
vị trí cuối hướng gió và ở điểm cao hơn trong phòng.
3.3.
Nội thất:
Bố cục không gian của các phòng cần phải xem xét đến mối quan hệ giữa nhu cầu
sử dụng và tải nhiệt của phòng, cũng như tác động của nắng và gió thay đổi theo các thời
điểm trong ngày.
Nếu cần sử dụng điều hoà không khí, các phòng nên được bố trí sao cho ngôi nhà
chia thành các khu vực độc lập có thể sử dụng điều hoà không khí một cách riêng biệt.
Mỗi khu vực có thể được làm mát tới một nhiệt độ theo ý người sử dụng. Tuy nhiên, giải
pháp thông gió tự nhiên nên được ưu tiên nhằm tiết kiệm năng lượng và tiền bạc.

Hướng và quỹ đạo mặt trời cho công trình tại TP.HCM
3.4. Cây xanh:
SVTH: Nhóm 8

Trang 19


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Nếu diện tích công trình lớn hơn thì tường cây là một giải pháp rất hữu hiệu, vừa tăng
diện tích cây xanh, tiết kiệm không gian, vừa lạ mắt và không khó chăm sóc. Lưu ý rằng

bạn nên nhờ các chuyên gia cây cảnh tư vấn các loại cây không cần quá nhiều nắng để
đảm bảo cây sống tốt trong nhà.
3.4.

Màu sắc và vật liệu:

Nên sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên có thể “thở” được nhằm hỗ trợ cho sự
thẩm thấu và bay hơi nước như sỏi, đá hoa cương, gỗ, gạch ốp lát dạng đất nung. Tránh
dùng quá nhiều kính, đặc biệt là tại các nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Màu sắc cho công trình cần dùng tone màu nhạt bên ngoài nhà để giảm hấp thu nhiệt
và nhanh giải nhiệt, và nên chọn màu mát mẻ gần gũi với thiên nhiên như màu bã trầu,
vàng đất, xanh rêu cho không gian nội thất bên trong.
Với những không gian có nắng gắt chiếu vào thì có thể bớt màu ấm mà thêm màu
lạnh như xanh ngọc, kem cốm, trắng xanh để tăng tính thư giãn.Các bạn cũng có thể thêm
các hoạ tiết cây cỏ xinh xắn trên các mảng tường tạo ra hiệu quả về tâm lý và nhờ đó làm
mát không gian một cách gián tiếp.

CHƯƠNG III: PHẦN KẾT LUẬN
SVTH: Nhóm 8

Trang 20


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Hệ thống thông gió làm mát đoạn nhiệt áp lực dương cho cho phép trao
đổi không khí trong và ngoài nhà với lưu lượng rất lớn, có khả năng làm giảm
nhiệt độ không khí trong nhà xưởng xuống thấp hơn nhiệt độ không khí ngoài

trời, cải thiện đáng kể môi trường làm việc cho người công nhân;
Việc xây dựng phương pháp thanh tra, kiểm soát các thiết bị hệ thống điều hoà
không khí và thông gió nói riêng, các thiết bị khác tiêu thụ nhiều năng lượng trong các
công trình xây dựng nói chung là rất cần thiết. Thanh tra, kiểm soát hiệu quả năng lượng
của các thiết bị thường xuyên sẽ giúp ích cho chủ đầu tư biết rõ được tình trạng của hệ
thống, có các giải pháp hữu ích để cải thiện nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng
lượng cho chính mình, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và năng
lượng nắm bắt được thực trạng về tình trạng sử dụng năng lượng trong các công trình xây
dựng ra sao để đề xuất các chính sách hợp lý nhằm đạt được hiệu quả về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với sức khỏe của người lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Nhóm 8

Trang 21


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2
1.
2.
3.
4.

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Giáo trình môn bảo hộ lao động
Tailieu.vn
Luanvan.net
Một số tài liệu liên quan


MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu.........................................................................................................1
Chương I: Chương mở đầu................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................2
2. Mục tiêu phương pháp nghiên cứu..............................................................2
3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu.....................................................................2
SVTH: Nhóm 8

Trang 22


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Chương II: Khái quát chung về thông gió.........................................................3
I.
1.
2.
3.
II.
1.
2.
3.
III.
IV.

Thông gió................................................................................................3

Khái niệm.....................................................................................................3
Mục đích thông gió......................................................................................3
Phân loại.......................................................................................................3
Nguyên nhân hình thành thông gió........................................................4
Nhiệt độ không khí......................................................................................5
Độ ẩm không khí..........................................................................................6
Luồng gió không khí....................................................................................6
Các biện pháp cho người lao động.........................................................6
Nguyên tắc thông gió..............................................................................7

Chương IV: Một số đặc diểm của thông gió.....................................................8
I.
1.
2.
3.
4.
II.
III.
1.
2.
3.

Cách tính toán thông gió.........................................................................8
Lưu lượng gió khí độc..................................................................................8
Lưu lượng thông gió khử khí CO2...............................................................9
Lưu lượng thông gió khử nhiệt thừa..........................................................10
Lưu lượng thông gió khử bụi.....................................................................11
Bội số tuần hoàn...................................................................................11
Các tính toán thông gió.........................................................................12
Thông gió tự nhiên.....................................................................................12

Thông gió cục bộ........................................................................................16
Cách xây dựng hệ thống thông gió tại công trình nơi làm việc................17

Chương V: Phần kết luận.................................................................................21

SVTH: Nhóm 8

Trang 23


Trường đại học lao động xã hội cơ sở 2

SVTH: Nhóm 8

GVHD: Võ Thị Kim Hân

Trang 24



×