Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠi VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.79 KB, 48 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
‫ٺ۩ٺ‬

Đề tài

TÌM HIỂU NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC
TẾ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Nhóm thực hiện

: Nhóm INCOTERMS

Lớp

: Thanh toán quốc tế _Thứ 2 ca 1 C5

:


MỤC LỤC

Phần I: Khái quát về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các NH thương mại
1.1. Khái niệm và đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
1.2. Một số hình thức tổ chức thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các
NHTM
1.3. Những nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chủ yếu của các NHTM
1.3.1. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
1.3.2. Nghiệp vụ giao dịch về vốn trên thị trường quốc tế
1.3.3. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
1.3.4. Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế


1.3.5. Các nghiệp vụ khác
Phần II: Thực trạng thực hiện các nghiệp vụ NHQT của các NHTM việt nam
trong giai đoạn hiện nay
2.1. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
2.2. Nghiệp vụ giao dịch về vốn
2.3. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
2.4. Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế
2.5. Đánh giá thực trạng thực hiện các nghiệp vụ NHQT của các NHTM VN
Phần III: Giải pháp nâng cao nghiệp vụ NHQT của các NHTM Việt Nam
3.1. Cơ hội và thách thức về môi trường kinh doanh nghiệp vụ NHQT của các
NHTM VN
3.2. Giải pháp
3.2.1. Từ phía nhà nước
3.2.2. Từ phía các NHTM


Phần I: Khái quát về nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân
hàng thương mại
1.1. Khái niệm và đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

 Khái

niệm

nghiệp

vụ

NHQT:


Nghiệp vụ NHQT của các NHTM có thế hiểu là việc các NHTM thực hiện một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động đầu tư và cung ứng dịch
vụ tài chính-ngân hàng trên thị trường quốc tế nhằm mục đích sinh lời.

 Đặc điểm:
-

Thứ nhất: Gắn liền với mối quan hệ kinh tế quốc tế và thương mại quốc tế.

Tiêu biểu là trợ giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu, lưu chuyển vốn giữa các quốc
gia.
- Thứ hai: Chủ thể tham gia là các Ngân hàng có quốc tịch khác nhau hoặc giữa
Ngân hàng của một nước với khách hàng của họ ở nước khác.
- Thứ ba: Bị chi phối bởi luật pháp, thông lệ quốc tế, đồng thời bị chi phối bởi
pháp luật và tập quán của các nước mà ở đó ngân hàng cung ứng các dịch vụ
NHQT.
- Thứ tư: Có liên quan chặt chẽ với thị trường ngoại hối.
- Thứ năm: Đòi hỏi cao về trình độ, năng lực quản lý, công nghệ của ngân hàng
và các bên có liên quan. Những nhà ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh quốc tế đòi hỏi phải hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau, phải nhạy cảm với
sự chuyển biến nhanh chóng của thị trường tài chính- tiền tệ quốc tế.
- Thứ sáu: Có tính rủi ro cao, nguyên nhân phức tạp và khó kiểm soát; chịu ảnh
hưởng của biến động kinh tế tài chính trên toàn thế giới, sự tăng giảm về lãi suất,
khối lượng diễn ra đột ngột nên rủi ro cao hơn so với nghiệp vụ ngân hàng trong
nước.


1.2. Một số hình thức tổ chức thực hiện nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các
NHTM
- Văn phòng đại diện: Mô hình tổ chức đơn giản nhất của một ngân hàng hoạt động

tại thị trường nước ngoài, mục đích trợ giúp cho các công ty trong nước là khách
hàng của ngân hàng mẹ kinh doanh ở nước ngoài, như là cung cấp các thông tin
kinh tế, đánh giá tín nhiệm của đối tác nước ngoài…Văn phòng đại diện không có
quyền nhận tiền gửi và cho vay ở nước ngoài, nó là hình thức để Ngân hàng mẹ
cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của mình. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ
phát triển kinh doanh, tìm khách hàng mới.
- Ngân hàng liên doanh: là định chế tài chính độc lập với ngân hàng mẹ hạch toán
độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Đây là hình thức
ngân hàng góp vốn để kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật nước sở tại. Hình
thức này chủ yếu được áp dụng nhiều trong điều kiện Respectfully, thị trường tài
chính nước sở tại mới phát triển, khó khăn thâm nhập hoặc khi một ngân hàng mới
gia nhập thị trường nước ngoài cảm thấy lo ngại về vấn đề rủi ro, thiếu hiểu biết về
khách hàng hoặc muốn cung cấp các dịch vụ không được phép của Ngân hàng
trung ương nước ngoài.
- Ngân hàng con ở nước ngoài: Đây cũng là một định chế tài chính độc lập do
ngân hàng mẹ sở hữu hoàn toàn để phù hợp với luật nước ngoài. Ngân hàng con
cũng hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh. Ngân hàng con ở nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước ngân
hàng mẹ đặt trụ sở chính.
- Chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài: Hình thức tổ chức phổ biến nhất đối với
phần lớn các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế. Chi nhánh ngân hàng
nước ngoài là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của ngân hàng trong nước và chịu
sự chỉ đạo của trụ sở chính, không phân tách về mặt pháp lý với ngân hàng mẹ. Chi
nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hàng loạt nghiệp vụ ngân hàng tại nước chủ


nhà trong khuôn khổ pháp luật và điều kiện kinh doanh tại nước chủ nhà. Như vậy,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài vừa chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng trong
nước, vừa chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng nước ngoài mà nó mở chi nhánh.
- Dạng tiêu biểu hơn cả là tổ chức bộ phận kinh doanh quốc tế chuyên biệt ngay

tại trụ sở chính của ngân hàng mà vẫn đạt được các mục đích phục vụ khách hàng
như các hình thức khác. Để thực hiện được việc phục vụ tốt khách hàng bộ phân
kinh doanh quốc tế chuyên biệt này phải được trang bị các thiết bị hiện đại, các
máy tính nối mạng toàn cầu, các máy điện toán để có thể quản lý hệ thống tài
khoản phi nội địa của một ngân hàng.
1.3. Những nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chủ yếu của các NHTM
1.3.1.Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
- Là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh
tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức, cá
nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, giữa một quốc gia với một tổ chức
quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nước có liên
quan.
- Xét về mặt kinh tế thanh toán quốc tế bao gồm hai lĩnh vực:
+ Thanh toán mậu dịch: là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở hàng hoá dịch
vụ thương mại kết hợp xuất nhập khẩu dựa trên giá quốc tế.
+ Thanh toán phi mậu dịch: là thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hoá,
không mang tính chất thương mại
1.3.2. Nghiệp vụ giao dịch về vốn trên thị trường quốc tế:
- Huy động vốn trên thị trường quốc tế.
- Cấp tín dụng cho hoạt đông xuất khẩu, nhập khẩu; tài trợ dự án đầu tư, đồng tài
trợ, thuê mua tài chính, bảo lãnh ngân hang.
1.3.3. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:
-

Kinh doanh ngoại hối theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán ngoại hối đảm

bảo ổn định số dư tài khoản kinh doanh ngoại hối tại nước ngoài và tìm ra cách thu
lời thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau. Còn nếu



hiểu kinh doanh ngoại hối theo nghĩa hẹp thì kinh doanh ngoại hối chỉ đơn thuần là
việc mua bán số dư trên các tài khoản bằng ngoại tệ.
Các nghiệp vụ chủ yếu: Spot, Forward, Swap, Futures, Option.
1.3.4. Dịch vụ thẻ tín dụng Quốc tế.
Một phương tiện thanh toán hiện đại cho phép chủ thẻ sử dụng để thanh toán cho
các hàng hoá, dịch vụ tại nơi có điểm chấp nhận thẻ hoặc rút tiền mặt với hạn mức
chi tiêu nhất định mà ngân hàng cho phép chủ thẻ căn cứ vào khả năng tài chính,
số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của chủ thẻ.
1.3.5. Các nghiệp vụ khác:
Nghiệp vụ ngân hàng internet và dịch vụ ngân hàng điện tử.
Nghiệp vụ ngân hàng internet (Internet Banking - IB): là một phương thức phân
phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua mạng máy tính. Khi có nhu cầu, khách
hàng chỉ cần nhập các thông tin cần thiết như mã truy cập, mật khẩu của mình và
nội dung yêu cầu ngân hàng vào một chương trình do ngân hàng cài đặt là có thể
tiến hành giao dịch ngay lập tức vào bất cứ lúc nào mà không nhất thiết phải trực
tiếp đến ngân hàng.
Dịch vụ ngân hàng điện tử (Email Banking): là nghiệp vụ có nội hàm rộng hơn
nghiệp vụ ngân hàng internet rất nhiều, dịch vụ này bao gồm cả việc cung cấp các
dịch vụ thông qua một số phương tiện như fax, điện thoại, email. Như vậy, nếu
trước kia công nghệ thông tin chỉ hỗ trợ cho việc kinh doanh ngân hàng thì ngày
nay công nghệ thông tin đã góp phần giúp thay đổi nội dung hoạt động kinh doanh,
đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng...
Ngân hàng đại lý và dịch vụ đánh giá tín nhiệm ngân hàng đại lý.
Ngân hàng này được coi là đại lý của ngân hàng kia và ngược lại nếu hai ngân
hàng cùng duy trì tài khoản ngân hàng đại lý với nhau. Các ngân hàng trở thành đại
lý của nhau khi phát sinh nhu cầu thanh toán cho khách hàng của Ngân hàng tại
nơi mà Ngân hàng này không có chi nhánh.
-

Dịch vụ tư vấn.



Nhờ mạng lưới chi nhánh văn phòng đại diện, các nguồn tin từ các ngân hàng đại
lý và từ các khách hàng của ngân hàng kết hợp với các nghiệp vụ tái chính và khả
năng ứng dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng, các ngân hàng có thể nhanh
chóng cung cấp thông tin về tình hình kinh tế chính trị, giá cả, pháp luật một cách
đầy đủ, chính xác trên phạm vi toàn cầu về các đối tác kinh doanh cho các khách
hàng của mình.
-

Séc du lịch.

Séc du lịch là loại séc đích danh có mệnh giá in trên mặt séc, nhờ loại séc này mà
khách du lịch có thể không cần mang theo tiền mặt khi đi du lịch vì séc du lịch có
thể thanh toán một cách chắc chắn ở mọi nơi.

Phần II: Thực trạng thực hiện các nghiệp vụ NHQT của các NHTM
việt nam trong giai đoạn hiện nay
2.1. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Ta sẽ nghiên cứu hoạt động TTQT ở một số ngân hàng Việt Nam
2.1.1 Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng ĐT& PT Việt
Nam (BIDV)
Dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV bao gồm các dịch vụ:
Chuyển tiền ra nước ngoài
Nhờ thu
Mở thư tín dụng chứng từ
Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu
Bảo lãnh nhận hàng
Trong đó, dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài áp dụng cho khách hàng cá nhân và
khách hàng doanh nghiệp còn các dịch vụ còn lại chỉ áp dụng cho khách hàng

doanh nghiệp.


Số liệu thu thập một số hoạt động nổi bật trong thanh toán quốc tế của ngân hàng
BIDV:
Bảng 1: Bảng số liệu về doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế (đơn vị: tỷ VN)
năm

2008

2009

2010

Quý 1 năm
2011

Thu từ hoạt 5190
động thanh
toán
trong
nước

6841

6188

2247

Thu từ hoạt 7165

động thanh
toán quốc tế

16746

23278

6075

Tổng thu từ 12355
hoạt
động
thanh toán

23587

29466

8322

Tỷ trọng của 58%
HĐTT quốc
tế

71%

79%

73%


Bảng 2: Doanh thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế (Đơn vị: tỷ VNĐ)

năm

2008

2009

2010

Quý 1 2011

Nhờ thu

3.706

6.841

8.545

2.496

Chuyển tiền

2.471

5.189

4.420


1.582

nhập 4.135

6.934

10.313

2.996

L/C
khẩu


L/C
khẩu

xuất 2.043

4.622

6.188

1.248

Dựa vào bảng số liệu (1) và (2) có thể thấy rằng doanh thu từ hoạt động thanh toán
quốc tế đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng thu của hoạt động thanh toán tại NH
ĐT&PTVN, luôn chiếm trung bình khoảng 70% đến 75% qua các năm, và doanh
thu từ hoạt động thanh toán quốc tế thì luôn tăng qua các năm thể hiện sự mở rộng
về hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV.

Bảng (2) nêu chi tiết hơn về doanh thu của từng dịch vụ thanh toán quốc tế mà
Ngân hàng cung cấp bao gồm: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ (bao gồm
L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu và trong đó đã bao gồm cả phí chiết khấu bộ
chứng từ và phí bảo lãnh nhận hàng). Số liệu cho thấy Ngân hàng mạnh về nghiệp
vụ thư tín dụng nhập khẩu và nghiệp vụ nhờ thu bởi tỷ trọng doanh thu từ hai
nghiệp vụ này luôn ở mức cao hơn so với nghiệp vụ chuyển tiền hay thư tín dụng
xuất khẩu đồng thời tăng khá ổn định qua các năm.
2.1.2. Phương thức thanh toán quốc tế của VIETCOMBANK
Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của SGD Vietcombank.
Thanh toán LC

Thanh toán nhờ Thanh
toán Tổng
thu
chuyển tiền
cộng

Số lượng Tỷ
trọng
(tr USD)
(%)

Số
lượng

Tỷ
trọng

Số
lượng


Tỷ
trọng

(tr
USD)

(%)

(tr
USD)

(%)

Số món

2599

25,26

306

2,97

7384

71,77

10289


Doanh
số

425,37

60,65

14,38

2,05

261,57

37,30

701,33

Năm
2008


Năm
2009
Số món

2341

26,17

297


3,32

6306

70,51

8944

Doanh
số

638,07

66,25

11,33

1,17

313,884

32,58

963,284

Số món

2256


30,26

364

4,53

6486

65,21

9106

Doanh
số

1084,719 67,78

31,56

1,97

482,86

30,25

1599,139

Năm
2010


(Nguồn: Báo cáo thu nhập của phòng thanh toán quốc tế SGD Vietcombank)
Qua bảng trên, ta thấy, tỷ trọng số món sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C
nhỏ hơn so với tổng 2 phương thức còn lại, nhưng nhìn chung tỷ trọng này ngày
càng tăng qua các năm. Năm 2008, tỷ trọng nay là 25,26%, năm 2009 là 26,17%
nhưng đến năm 2010 tỷ trọng này là 30,26 %, tăng 4,09 so với năm 2009.
Tuy tỷ trọng thanh toán bằng L/C nhỏ hơn, nhưng doanh số thu được từ phương
thức thanh toán bằng L/C lại chiếm một tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu được
từ thanh tóan quốc tế. Năm 2008, doanh số thu được từ thanh toán L/C là
425,38triệu USD, chiếm 60,65% so với tổng doanh số. Năm 2009, doanh số
638,07 triệu USD, chiếm 66,25%, năm 2010 doanh số đạt 1.084,719 triệu USD, và
chiếm 67,78%.
Nhìn chung qua các năm số món thanh toán bằng L/C có giảm, số món của phương
thức chuyển tiền và nhờ thu tăng nhưng doanh số L/C lại tăng và chiếm một tỷ
trọng ngày càng tăng so vơi tổng doanh số thu được từ thanh toán quốc tế, đóng
góp lớn vào nguồn thu của Sở Giao Dịch nói riêng và của Vietcombank nói chung.
2.1.3. Phương thức thanh toán quốc tế của EXIMBANK
Ngoài các phương thức thanh toán thông thường thì EXIMBANK còn có thêm:
bao thanh toán xuất- nhập khẩu.
dịch vụ xuất nhập khẩu chọn gói


a.
Bao thanh toán
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của Eximbank cho bên xuất khẩu thông
qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được
bên xuất khẩu và bên nhập khẩu thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.
Các dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu:
Bảo đảm rủi ro tín dụng bên nhập khẩu.
Theo dõi khoản phải thu.
Ứng trước tiền hàng tối đa 90% trị giá khoản phải thu.

Thu hồi nợ.
Lợi ích của bao thanh toán
Đối với bên xuất khẩu
Tăng nguồn vốn lưu động để mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển thị
trường.
Tăng lợi thế cạnh tranh khi bán hàng theo phương thức D/A và T/T trả chậm.
Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quản lý và thu hồi các khoản phải
thu.
Được bảo đảm rủi ro tín dụng bên nhập khẩu cho các khoản phải thu.
Được hỗ trợ thông tin tài chính, tình hình kinh doanh của bên nhập khẩu.
Đối với bên nhập khẩu
Không phải trả bất kỳ một khoản phí bao
Có thể mua hàng theo điều khoản thanh
Sử dụng tín dụng người bán để tài trợ
Thanh toán tiền hàng khi hàng hóa đáp ứng yêu cầu
thương.Không mất thời gian mở L/C cho mỗi lần nhập
quỹ.
KẾT QUẢ CHUNG NHTMVN:

thanh toán nào.
toán trả chậm.
vốn lưu động.
của hợp đồng ngoại
hàng, không phải ký

Thời gian qua hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTMVN đã đạt được những
thành công to lớn và góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế
đất nước.
Thành tựu:
Doanh số thu được của các phương thức thanh toán quốc tế ngày càng tăng

cao về cả quy mô và tốc độ. Doanh số thu từ hoạt động thanh toán quốc tế ngày
càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số hoạt động của các NHTM. Có một số


ngân hàng đã có thương hiệu trong việc thanh toán quốc tế: như NH EXIMBANK,
NH VIETCOMBANK,…..
Hoạt động thanh toán quốc tế đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy
nhanh tốc độ chu chuyển của hàng hóa và tiền tệ
Hoạt động thanh toán quốc tế đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh
XNK của đất nước, duy trì được mức kim ngạch xuất khẩu cao và liên tục tăng tạo
điều kiện cho các DN VN dần tiếp cận với nền kinh tế thế giới và nâng cao khả
năng cạnh tranh và uy tín.
Hoạt động thanh toán quốc tế đã đưa các NHTMVN hội nhập với cộng đồng
ngân hàng- tài chính khu vực và quốc tế, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được
tăng cường và mở rộng,
Chất lượng dịch vụ các NHTMVN không ngừng được nâng cao, công nghệ
phát triển đáp ứng nhu cầu công việc và thông lệ quốc tế
Bên cạnh đó sự đổi mới của tổ chức mạng lưới, kế hoạch chiến lược, phát
triển nguồn lực , đa dạng hóa sản phẩm thanh toán thuộc lĩnh vực TTQT đã đáp
ứng tốt các nhu cầu cần thiết của khách hàng.
Hạn chế:
Sự vận dụng luật pháp quốc tế và quốc gia trong hoạt động thanh toán quốc
tế: môi trường pháp lý chưa đồng bộ, chưa thích hợp với các quy định và chuẩn
mực của quốc tế. Hơn nữa kinh nghiệm trong việc thanh toán quốc tế của các ngân
hàng cần được nâng cao hơn, đa số các NHTMVN hoạt động thanh toán chưa phát
triển
Về công nghệ thanh toán: ngân hàng đã đẩy mạnh công nghệ hóa hệ thống
ngân hàng nhưng hiệu quả sử dụng chưa được tập dụng tối đa. Chất lượng của
công nghệ không đồng bộ
Về nguồn nhân lực: tuy đã cố gắng nâng cao trình độ của các cán bộ trong

nghiệp vụ TTQT nhưng tư duy kinh doanh , nghiệp vụ và phương thức kinh doanh
của NHTMVN vẫn ở trình độ thấp
Về công tác quản lý điều hành, rủi ro: chưa xây dựng được các mô hình dự
báo hoặc quản lý thích hợp dẫn đến sự hạn chế trong việc phân tích thông tin ảnh
hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại có thể gây
ra tổn thất lớn
2.2.

Nghiệp vụ giao dịch về vốn

2.2.1 Huy động vốn trên thị trường quốc tế.


Nguồn vốn ngoại tệ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của các
NHTM. Nó đảm bảo đủ ngoại tệ cho thanh toán quốc tế, cho đầu tư…Cơ cấu
nguồn vốn của các NHTM thời gian qua được thể hiện qua bảng cơ cấu nguồn vốn
dưới đây.
CƠ CẦU NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG THEO VND VÀ NGOẠI TỆ.


NGOẠI THƯƠNG
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn vốn huy động Nguồn vốn ngoại tệ quy ra
Năm

bằng VND
VND
Số tiền
Tỷ trọng(%) Số tiền
2009

106666 52,4
96873
2010
159876 60,8
103050
2011
165218 61,0
105850
(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2009-2011)


Tỷ trọng(%)
47,6
39,2
39,0

BIDV

Đơn vị tính: tỷ đồng
Nguồn vốn huy động bằng Nguồn vốn ngoại tệ quy
Năm

VND
ra VND
Số tiền
Tỷ trọng(%) Số tiền
2009
150052
80,1
37228

2010
204947
83,8
39754
2011
207325
86,2
33183
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV năm 2009-2011)

Tỷ trọng(%)
19,9
16,2
13,8

Qua hai báo cáo của 2 ngân hàng thương mại lớn là BIDV và VCB thì khối lượng
huy động của 2 ngân hàng gần như là bằng nhau. Chỉ có năm 2011 là khối lượng
huy động của VCB là lớn hơn đáng kể so với BIDV. Nguồn vốn ngoại tệ của các
ngân hàng chủ yếu là giống với cơ cấu của BIDV, bởi vì đều không phải là các
ngân hàng truyền thống trong việc huy động vốn bằng ngoại tệ. Còn ngân hàng
ngoại thương là ngân hàng có truyền thống trong huy động vốn bằng ngoại tệ, uy


tín trong lĩnh vực ngoại tệ, được các ngân hàng quốc tế cũng như khách hàng trong
nước biết đến. Vì vậy có sức thu hút lớn đối với các khách hàng gửi tiền ngoại tệ.
Trong những năm gần đây, tỷ trọng huy động bằng ngoại tệ ở các NHTM có xu
hướng giảm. Có thể do nguyên nhân là trong năm 2011 tình hình kinh tế thế giới
diễn biến phức tạp, và năm 2011 thị trường vàng lên cơn sốt giá, trong khi tỷ giá
không ổn định vì vậy người dân có tâm lý găm giữ ngoại tệ không gửi vào ngân
hàng nên tỷ trọng ngoại tệ giảm.

2.2.2. Cấp tín dụng.
a. Tín dụng xuất nhập khẩu.
Tín dụng xuất khẩu là một thế mạnh có tính chất truyền thống của Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam. Trước năm 1990, trong số các NHTM Quốc doanh chỉ
có Ngân hàng Ngoại Thương cho vay xuất nhập khẩu, đến nay các NHTM cũng đã
cho vay xuất nhập khẩu nhưng Ngân hàng Ngoại Thương vẫn chiếm gần như toàn
bộ doanh số cho vay xuất nhập khẩu.
Là một ngân hàng lớn, có uy tín đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay xuất khẩu và
thanh toán quốc tế, hoạt động cho vay xuất khẩu của Vietcombank rất đa dạng và
ngày càng mở rộng.
Bảng 2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng xuất khẩu.
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

16,366.26

21,540.57

27,540.89

32,782.12


-

31.61%

27.85%

19.03%

Dư nợ tín dụng xuất
khẩu
Tốc độ tăng dư nợ
tín dụng xuất khẩu

(Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo tổng kết tín dụng năm 2008-2011 của


Vietcombank)
Ta có thể thấy quy mô dư nợ tín dụng xuất khẩu của Vietcombank giảm dần qua
các năm. Trong giai đoạn 2009-2011, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế
Việt Nam nói riêng có nhiều biến động ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu
của nước ta, do vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng xuất khẩu của Vietcombank cũng
có những biến động qua các năm.
Năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn khá nặng nề vào
những tháng đầu năm, sức cầu hàng hóa của những nền kinh tế lớn trên thế giới bị
giảm sút. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thủy sản vốn dĩ là thế mạnh
xuất khẩu của Việt Nam cũng bị giảm mạnh, hàng hóa bị tồn đọng tại các hải cảng
của Mỹ và một số nước khác. Không ít doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất vì lý do
không ký được hợp đồng tiêu thụ. Đến cuối năm NHNN thực hiện chính sách nới
lỏng với tín dụng xuất khẩu.Vì vậy, dư nợ xuất khẩu của Vietcombank trong năm
2009 tăng 31.61% và lên tới 21,540,57 tỷ.

Sang năm 2010, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình
hình lạm phát tăng vào đầu năm và cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn ảnh hưởng lớn.
Hoạt động tín dụng xuất khẩu của Vietcombank cũng chịu nhiều tác động bất lợi
của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế kết hợp với việc thắt chặt tiền tệ của
NHNN. Do vậy có thể hiểu vì sao tốc độ tăng trưởng tín dụng xuất khẩu của
Vietcombank trong năm 2010 lại chậm lại, giảm từ 31.61% trong năm 2007 xuống
còn 27.85%.
Sang năm 2011, nền kinh tế thế giới vẫn chưa vượt qua được khủng hoảng toàn
cầu. Việt Nam cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng kể từ cuối năm 2008 đến
nay chúng ta đã phải chịu rất nhiều hậu quả, lạm phát năm tăng mạnh 18.58% . Kết


hợp với việc áp dụng trần tăng trưởng tín dụng dưới 20% nên dư nợ tịn dụng xuất
khẩu tăng chậm lại so với các năm trước, chỉ tăng 19.03%.
b. Tài trợ dự án và đồng tài trợ.
Do đặc thù của các NHTM Việt Nam là nguồn vốn chưa đủ lớn mà các dự án thì
lại cần một số vốn rất lớn nên nếu chỉ một Ngân hàng đứng ra tài trợ cho một dự án
thì sẽ không đủ vốn. Vì vậy, các dự án thường được các NHTM Quốc doanh của ta
đồng tài trợ.
Từ ngày 22/8-31/10/2012, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) cũng triển khai Chương trình 5.000 tỷ đồng vay kinh doanh với nhiều ưu
đãi đến đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh có nhu cầu
vay vốn thực hiện hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Ngân hàng Ngoại Thương cùng với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và Ngân hàng
Công Thương đã ký hợp đồng tài trợ cho dự án mở rộng cầu Điện Biên Phủ, tổng
trị giá 330 tỷ VNĐ. Hay hầm Hải Vân với tổng chi phí cho dự án là 127,357.
Hoạt động tài trợ của các NHTM trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành
công. Uy tín của các NHTM ngày càng được khẳng định trên thị trường tín dụng
trong và ngoài nước. Những khoản đồng tài trợ từ trước đến nay của các NHTM
đều là những khoản cho vay có chất lượng tốt một phần là do đây là các dự án lớn

trọng điểm của nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội, một phần là do quá trình
thẩm định tốt của các ngân hàng.
Nhưng vẫn còn 1 số tồn tại bất cập:nguồn vốn tài trợ của các NHTM chưa lớn để
có thể đáp ứng cho các nhu cầu dự án. Các hoạt động tài trợ chỉ ở trong nước vì
vậy không mang bản chất của nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế. Ngay cả ngân hàng
ngoại thương, Vietcombank tham gia góp vốn vào 29 đơn vị. Tổng vốn góp đầu tư,
liên doanh, mua cổ phần đạt 3.527 tỷ đồng (không bao gồm phần vốn góp vào các
công ty trực thuộc), chiếm 29,1% Vốn điều lệ. Vốn góp vào liên doanh với các đối


tác nước ngoài chiếm 30,5%, góp vốn cổ phần với các TCTD trong nước chiếm
55,4%, góp vốn cổ phần với cácTCKT trong nước khoảng 14,1%. Tổng thu nhập
từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong năm 2011 đạt 454,7 tỷ đồng. Tỷ trọng
hợp tác với các đối tác nước ngoài chưa cao. Con số này giảm so với các năm
trước đây 2010 và 2009.
c. Thuê mua tài chính quốc tế.
Chính thức hoạt động từ năm 1997, khoảng thời gian 14 năm là khá dài, song đối
với các doanh nghiệp Việt Nam, họat động cho thuê tài chính - một hình thức tài
trợ tín dụng trung và dài hạn - vốn đã được hình thành và được sử dụng từ rất lâu
trên thế giới dường như còn rất mới mẻ. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam
mới mở cửa chưa được bao lâu, thói quen giao dịch tín dụng với các Ngân hàng
hoặc tổ chức tín dụng khác hầu như không thay đổi của các doanh nghiệp Việt
Nam. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, thói quen đó trong thời gian dài vẫn tồn tại
ngoài các yếu tố như: lãi suất đi thuê chưa thật sự hấp dẫn, hoạt động cho thuê tài
chính trên thực tế còn vướng một số chính sách cơ chế cần sửa đổi, tháo gỡ cho
phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội,… thì một phần lớn là do thông tin
về họat động cho thuê tài chính, các tiện ích mà các công ty cho thuê tài chính
mang lại cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ thuê tài chính chưa thật đầy đủ.
Hiện tại Việt Nam có 13 công ty cho thuê tài chính đang họat động gồm 08 công ty
trực thuộc các Ngân hàng thương mại có vốn điều lệ do các Ngân hàng mẹ cấp,

còn lại gồm 01 công ty liên doanh, 01 công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Tàu thuỷ Việt Nam và 03 công ty có vốn đầu tư 100% nước ngoài. Các công ty cho
thuê tài chính chủ yếu đặt trụ sở tại địa bàn TPHCM. Tính đến cuối năm 2008, dư
nợ cho thuê tài chính toàn ngành đạt 13.969 tỷ đồng, tăng khoảng 4.000 tỷ đồng,
34% so với năm 2007 và gấp 17 lần so với năm 2000. Đây là một thành công rất
đáng khích lệ của các công ty cho thuê tài chính.


Đầu năm 2012 vừa rồi Công ty cho thuê tài chính VietinBank, Vietcombank được
tăng vốn điều lệ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định về thay
đổi mức vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính
Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank). Theo quyết định, công ty
này được tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng. Và thay đổi mức
vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên cho thuê tài chính Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Công ty này được chấp thuận tăng
vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng từ ngày 28/12.
Trong thời gian tới các ngân hàng sẽ quan tâm đến dịch vụ này, vì thị trường
này vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
d, Bảo lãnh.
Vietcombank
15.409

Vpbank
1.823

Vietinbank Eximbank
17.712
3.038
Đơn vị : tỷ đồng


Ngiệp vụ bảo lãnh của một số ngân hàng trong năm 2011
Nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng phát triển. Trước năm 1990 chỉ có ngân hàng
Vietcombank mới được ngân hàng nhà nước chỉ định thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh
vay vốn nước ngoài. Sau đấy nhiều ngân hàng đã được thực hiện nghiệp vụ này.
Năm 2011 ngân hàng ngoại thương đã thực hiện bão lãnh với tổng giá trị là 15.409
tỷ đồng. Vẫn thể hiện mình là một ngân hàng lơn trong lĩnh vực bảo lãnh. Nhưng
ngân hàng Vietinbank cũng tỏ ra không kém, là một trong bốn NHTM lớn nhất
nước ta, trong năm 2011 khối lượng bảo lãnh của ngân hàng rất lớn thâm chí còn
nhiều VCB là 17.712 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại cũng bắt đầu thực hiện
thêm nghiệp vụ tín dụng này như Vpbank va Eximbank với khối lượng bảo lãnh
lần lượt là 1.823 tỷ đồng và 3.038 tỷ đồng.


Chúng ta có thể thấy rõ vai trò to lớn của bảo lãnh xuất nhập khẩu cùng với các
dịch vụ ngân hàng quốc tế khác, ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu rất đa
dạng của các doanh nghiệp về phát triển kinh doanh, chống đỡ rủi ro, nâng cao
hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực TMQT. Qua các hoạt
động bảo lănh, các ngân hàng cung cấp hệ thống giải pháp phong phú, hữu hiệu,
giải quyết phần lớn những khó khăn về tài chính và uy tín kinh doanh ngoại thương
của doanh nghiệp. Nghiệp vụ bảo lănh xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ ngân hàng
quốc tế khác đóng vai trò là chất xúc tác, giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu diễn ra thuận lợi, góp phần tăng tính năng động cho nền kinh tế, ổn định thị
trường. Thông qua các hình thức bảo lănh xuất nhập khẩu, các NHTM thu được lăi
và phí. Những khoản thu này về số tuyệt đối thường rất lớn do quy mô của hoạt
động xuất nhập khẩu và số tiền bảo lănh. Vì vậy trong thời gian tới các ngân hàng
nên tận dụng mảng nghiệp vụ này.
2.3.

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối


Thị trường ngoại hối Việt Nam đã được hình thành song còn ở mức sơ khai và
chưa phát triển, những nhận thức và hiểu biết về lĩnh vực này còn khá nhiều hạn
chế nên có một số đặc điểm sau:

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối còn nghèo nàn, đại đa số các ngân hàng
chỉ tiến hành nghiệp vụ giao ngay phục vụ khách hàng trong việc thanh toán và
kinh doanh tiền gửi trên thị trường quốc tế.

Chưa kinh doanh ngoại tệ kiếm lời 1 cách thực sự và chưa chú trọng đến
việc phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ hối đoái phái sinh như hợp đồng kỳ
hạn và hợp đồng hoán đổi.

Trên thị trường ngoại hối quốc tế, các nghiệp vụ kinh doanh đã đạt đến 1
trình độ cao, ngoài giao dịch giao ngay còn bao gồm:
o
Giao dịch kỳ hạn
o
Giao dịch tương lai
o
Giao dịch hoán đổi
o
Giao dịch quyền chọn


Nhưng tại Việt Nam, do thị trường ngoại hối chưa hoàn thiện và còn kém phát
triển cho nên các sản phẩm tài chính trên thị trường rất hạn chế, như chưa có giao
dịch tương lai, giao dịch kỳ hạn và quyền chọn đã xuất hiện nhưng chiếm tỷ trọng
rất nhỏ.
o
Các công cụ ngoại hối phái sinh như giao dịch hoán đổi tuy đã được sử dụng

nhưng rất ít và hiệu quả không cao, các NHTM chỉ sử dụng nó với tư cách là một
biện pháp mang tính tạm thời với NHNN khi quá thiếu vốn VNĐ.
o
Và đặc biệt là các giao dịch chủ yếu liên quan tới ngoại tệ.Tuy các giao dịch
chủ yếu là giao ngay nhưng hiện nay đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng của các
giao dịch giao ngay và tăng tỷ trọng của các giao dịch khác lên.
Bảng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Vietcombank:
Đơn vị: trđ
Các chỉ tiêu

2009

2010

2011

1.Thu từ kd ngoại tệ giao ngay

3786778

4591129

5543292

2.Thu từ các CCTC phái sinh 4075
tiền tệ

182813

531215


3.Lãi đánh giá lại vàng

109041

119433

17902

4.Lãi đánh giá lại ngoại tệ kd

49279

44421

8758

5.Lãi từ việc kd ngoại tệ khác

8

-

-

6.Lãi đánh giá lại hợp đồng phái sinh

22850

-


7.Tổng TN từ hđkd ngoại hối

3949181

4960646

6101167

8.CF từ kd ngoại tệ giao ngay

(2794880)

(3990576)

(4270313)

9. Chi về các CCTC phái sinh (194162)
tiền tệ

(286121)

(587071)

10.Lỗ đánh giá lại vàng

-

-


-

11.Lỗ đánh giá lại ngoại tệ kd

(41830)

(122269)

(5099)


12.Lỗ đánh giá lại hợp đồng phái sinh

-

(60704)

13.Tổng CF từ hđkd ngoại (3030872)
hối

(4398966)

(4923187)

14.Lãi/lỗ thuần

561680

1177980


918309

Bảng tỷ trọng các chỉ tiêu về thu nhập và chi phí về ngoại hối trên tổng TN va CF
về ngoại hối của Vietcombank.
Các chỉ tiêu

2009

2010

2011

1.Thu từ kd ngoại 95,89%
tệ giao ngay

92,55%

90,86%

2.Thu
từ
các 0,103%
CCTC phái sinh
tiền tệ

3,69%

8,7%

3.Lãi đánh giá lại 2,76%

vàng

2,41%

0,29%

4.Lãi đánh giá lại 1,24%
ngoại tệ kd

0,89%

0,144%

5.Lãi từ việc kd 0,0002%
ngoại tệ khác

-

-

6.Lãi đánh giá lại hợp đồng phái sinh

0,46%

-

7.Tổng TN từ 100%
hđkd ngoại hối

100%


100%

8.CF từ kd ngoại tệ 92,21%
giao ngay

90,72%

86,74%

9. Chi về các 6,41%
CCTC phái sinh

6,5%

11,92%


tiền tệ
10.Lỗ đánh giá lại vàng

-

-

11.Lỗ đánh giá lại 1,38%
ngoại tệ kd

2,78%


0,104%

12.Lỗ đánh giá lại hợp đồng phái sinh

-

1,236%

13.Tổng CF từ 100%
hđkd ngoại hối

100%

100%


Doanh số mua bán ngoại tệ có xu hướng gia tăng để đáp ứng nhu cầu xuất
nhập khẩu đang gia tăng mạnh mẽ hiện nay.
Bảng doanh số mua bán ngoại tệ của Viettinbank
Đơn vị: trđ
2009

2010

2011

%
2010/2009

%

2011/2010

Doanh số 4390
mua

5000

5100

+13,9%

+2%

Doanh số 4050
bán

5000

6000

+23,5%

+20%

Kết luận:
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, kinh doanh ngoại hối là 1 lĩnh vực vừa
mang tính mới mẻ, vừa phức tạp, chứa đựng nhiều thách thức đối với các NHTM.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho
ngân hàng và kích thích thị trường ngoại hối lớn mạnh và sôi động hơn.


2.4. Dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế


2.4.1 Thực trạng


Thẻ tín dụng quốc tế là thẻ tín dụng có phạm vi sử dụng trên toàn cầu. Được

sử dụng theo hình thức chi tiêu trước, trả tiền sau.
Trên thị trường hiện nay chủ yếu là thẻ Visa và MasterCard như: Vietinbank
Cremium Visa, Vietinbank Cremium Mastercard, Vietcombank Visa/ Mastercard,
Vietcombank American Express®, Sacombank Visa, Sacombank Mastercard.


Thị trường thẻ tại việt nam có tốc độ phát triển nhanh, được nhận định còn

rất nhiều tiềm năng.
Về số lượng thẻ:
Theo thống kê của Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2011, cả nước
đã có gần 36 triệu thẻ được phát hành, cao gấp 7 lần so với năm 2006, tăng 26,3%
so với cuối năm 2010 (năm 2010 số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước
khoảng 28,5 triệu thẻ) , trong đó, gần 90% là thẻ ghi nợ nội địa (32,4 triệu thẻ), còn
lại là thẻ quốc tế (hơn 1,2 triệu thẻ ghi nợ và gần 800.000 thẻ tín dụng quốc tế), thẻ
trả trước; có gần 70.000 máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS).
Như vậy số thẻ tín dụng quốc tế đã tăng gần gấp đôi chỉ trong hơn 6 tháng từ cuối
2010 đến 6/2011 (tính đến cuối năm 2010, có khoảng 400.000 thẻ tín dụng quốc
tế). So với năm 2003 với số thẻ cho hai loại Visa và Mastercard là 23000 thẻ thì
con số 800 000 tăng rất nhiều.
Về số lượng ngân hàng phát hành thẻ:
Tháng 4/1995 mới chỉ có 4 ngân hàng thương mại Việt Nam được kết nạp là thành

viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard là: Vietcombank, ACB,
Eximbank và FirstVina Bank. Năm 1996 có 2 NH trở thành thành viên của Tổ


chức thẻ quốc tế Visa là Vietcombank và ACB. Từ đó ngày càng có nhiều NH
tham gia vào thị trường này. Đến năm 2009, có 14 ngân hàng liên kết phát hành
thẻ MasterCard gồm: Techcombank, VP Bank, MB, Maritime bank, VIB, Bắc Á,
….với 360 000 thẻ.


Về thị phần, có 3 ngân hàng hiện có thế mạnh hơn trong lĩnh vực thẻ so với

các ngân hàng khác, đó là VCB chiếm 33.7% thị phần thẻ quốc tế, ACB với 25.5%
thị phần và Sacombank với 9.3% thị phần.


Các nghiệp vụ về thẻ

Thẻ tín dụng được xem là chiếc ví tiện lợi nhất cho khách hàng trong chi tiêu, mua
sắm, du lịch...Tăng cường phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng cá nhân đang
được xem là công cụ tiếp cận khách hàng hữu hiệu của các ngân hàng thương mại.
Hiện nay, các NHTM Việt Nam khi phát hành thẻ phải tiến hành nhiều hoạt động
khác nhau có liên quan như:
-

Tổ chức các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền cho người sử dụng thẻ.

-

Thẩm định và xét duyệt đơn xin phát hành thẻ.


-

Quyết định cấp hạn mức tín dụng cho chủ thẻ.

-

Thiết kế mẫu và đặt in thẻ trắng theo mẫu quy định.

-

Phát hành thẻ mới và phát hành lại thẻ hết hạn.

-

Mã hoá thẻ, cấp mã số cá nhân cho chủ thẻ.

-

Xử lý, cấp phép thanh toán thẻ theo đúng quy định của tổ chức thẻ quốc tế.

-

Cung cấp các dịch vụ trợ giúp khách hàng.

-

Thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ của chủ thẻ với các ngân hàng thanh

toán thông qua tổ chức thẻ quốc tế.

-

Xử lý các tra soát, khiếu kiện của khách hàng.

-

Tổ chức thu nợ và theo dõi việc trả nợ của khách hàng.


-

Theo dõi và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro.

Các NHTM VN cũng qui định đối tượng phát hành và phạm vi sử dụng thẻ như
sau:


Thông thường, thẻ tín dụng được phát hành cho các đối tượng cá nhân là

người bản xứ hoặc người nước ngoài có đầy đủ tư cách, quyền và nghĩa vụ công
dân (thường là từ 18 tuổi trở lên), sống và làm việc hợp pháp tại quốc gia phát
hành thẻ, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra yêu cầu NHTM cho cá
nhân sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán của chính tổ chức đó (đối với thẻ
công ty); nếu là thẻ cá nhân thì cá nhân đó phải có thu nhập ổn định (thường KH
phải có thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/ tháng trở lên) hoặc phải có tiền ký quỹ, chứng
từ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại ngân hàng theo chế độ tín dụng thẻ.
Cá nhân, tổ chức có yêu cầu sử dụng thẻ phải hoàn tất bộ hồ sơ gồm:
Giấy yêu cầu sử dụng thẻ cho cá nhân hoặc công ty, hợp đồng sử dụng thẻ, bản sao
chứng minh thư hoặc hộ chiếu, xác nhận của cơ quan về thu nhập và thời
gian công tác, các giấy tờ về thế chấp và bảo lãnh khác.



Phạm vi sử dụng:

Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ cho các mục đích sau:
Thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các CSCNT trong và ngoài nước.
Rút tiền mặt tại các quầy, phòng giao dịch, các điểm ứng tiền mặt của
ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, ngân hàng đại lý thanh toán ,
máy rút tiền tự động ATM…
Ngoài ra, chủ thẻ còn có thể thực hiện một số dich vụ khác như: Kiểm tra
hạn mức tín dụng còn lại của thẻ và các thông tin khác có liên quan đến
tài khoản, thanh toán chuyển khoản…


×