Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Quy hoạch sử dụng đất thị trấn Phố Châu,huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.56 KB, 58 trang )

MỤC LỤC

i


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không
thể thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các khu kinh tế-văn hóa, xã hội và an
ninh quốc phòng. Đất đai là điều kiện tự nhiên đầu tiên và là nền tảng tự nhiên
của bất kỳ một quá trình sản xuất nào đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên đất đai lại là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó sự tác động của thiên
nhiên, sự tác động của con người trong sử dụng đất đã làm cho đất bị biến động
theo chiều hướng tốt, xấu khác nhau. Sử dụng đất đai phải kết hợp một cách
đầy đủ, triệt để và có hiệu quả cao nhất.
Trong luật Đất đai, tại chương II, Điều 13 quy định quy hoạch và kế
hoạch hóa việc sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Điều 16, 17, 18 quy định trách nhiệm, nội dung thẩm quyền lập và xét duyệt quy
hoạch. Điều 19 và 23 quy định căn cứ giao đất phải dựa vào quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Điều đó cho thấy quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất có vai
trò và vị trí quan trọng trong công tác quản lý đất đai, là yêu cầu đặt ra đối với
mọi quốc gia trong sự phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở để Nhà nước thống nhất
quy hoạch và quản lý đất đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho đất đai
được sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả, nhất là đối với nước ta đang trong
giai đoạn phát triển.
Thị trấn Phố Châu là thị trấn huyện lỵ, trung tâm kinh tế, hành chính, văn
hoá của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và là trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu
hành lang Đông Tây của tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm qua nền kinh tế của thị
trấn Phố Châu liên tục có những sự tăng trưởng tốt, vì vậy yêu cầu sử dụng đất
để các ngành cùng phát triển nhanh bền vững càng trở nên cần thiết. Để đạt


được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thị trấn Phố Châu cần tiến hành lập
quy hoạch sử dụng đất. Việc quy hoạch sử dụng đất không chỉ có ý nghĩa quan

2


trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
mà còn góp phần khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất của thị trấn đạt hiệu
quả cao và bền vững.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tôi
tiến hành xây dựng đồ án : “Quy hoạch sử dụng đất thị trấn Phố Châu,
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013 – 2020”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Nắm chắc quỹ đất hiện tại, phân tích những ưu điểm, nhược điểm của
việc quản lý và sử dụng đất của địa phương để đề xuất phương hướng sử dụng
đất hợp lý và hiệu quả.
- Phân tích theo nhu cầu của các ngành một cách hợp lý, tiết kiệm, đảm
bảo sự phát triển sản xuất góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo
vệ môi trường.
- Làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho việc giao thu, hồi đất và thanh
tra, kiểm tra việc sử dụng đất theo pháp luật.
1.2.2. Yêu cầu
- Phải tìm hiểu và nắm chắc được thực trạng tình hình sử dụng đất của địa
phương.
- Đảm bảo tính cân đối trong việc phân bổ sử dụng đất đai, thể hiện tính
thực tế - khoa học – dễ thực hiện

3



2/ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà
nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao thông qua việc
phân phối và phân phối lại quỹ đất trong cả nước. Tổ chức sử dụng đất như một
tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện
bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.
2.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
2.2.1. Những căn cứ pháp lý chung của quy hoạch sử dụng đất
+ Luật Đất đai năm 2003;
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi
hành Luật đất Đai năm 2003;
+ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ quy
đinh bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đât, bồi thương, hỗ trợ
và tái định cư;
+ Công văn 5763/2006/BTNMT-ĐTTKĐĐ ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên Môi trường về định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác thành
lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất.
2.2.2 Những cơ sở pháp lý để lập quy hoạch sử dụng đất thị trấn Phố Châu
+ Báo cáo chính trị Đảng bộ của thị trấn Phố Châu nhiệm kỳ 2010-2015
+ Các Nghị quyết của hội đồng nhân dân về các vấn đề phát triển kinh tế xã hội.
+ Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện Hương Sơn đến năm 2020
+ Quy hoạch sử dụng đất huyện Hương Sơn đến năm 2020
+ Niên giám thống kê huyện Hương Sơn năm 2008, 2009,2010, 2011, 2012
+ Số liệu kiểm kê đất đai năm 2000, 2005, 2010


4


+ Số liệu về dân số, kinh tế, xã hội năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 của thị
trấn Phố Châu
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Châu năm 2013
+ Chỉ thị 31/2007/CT – TTg về việc kiểm kê quỹ đât đang quản lý, sử dụng của
các nhà nước được giao đât, cho thuê đất.
2.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch trong nước
Công tác quy hoạch sử dụng đất ở nông thôn được triển khai bắt đầu từ
những năm 1960 khi phòng trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển ở miền Bắc.
Ban đầu công tác quy hoạch còn ở mức độ nhỏ bé do việc quy hoạch nông thôn
do Bộ xây dựng thực hiện, đến năm 1980 công tác quy hoạch được phát triển
mạnh mẽ rộng khắp cả nước.
Thời kỳ trước những năm 1980: Quy hoạch chưa được coi là công tác
của ngành quản lý đất đai mà chỉ đề cập như của việc quy hoạch phát triển của
ngành nông – lâm nghiệp. Mặc dù công tác quy hoạch sssuwr dụng đất được xúc
tiến từ năm 1962 nhưng đó chỉ là ghép công tác quy hoạch vùng nông – lâm
nghiệp của các ngành liên quan và chưa có sự chỉ đạo, lãnh đạo thống nhấ của
chính phủ.
Thời kỳ 1981 – 1986: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V đã
chỉ rõ “ xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và
phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế
hoạch triển vọng để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm sau (1986 – 1990)”. Các bộ
ngành, các tỉnh thành phố đã tham gia chương trình lập tổng sơ đò phát triển và
phân bố lực lượng sản xuất ở Việt Nam đến năm 2000. Cũng trong thời kỳ này
hầu hết gần 500 huyện trên cả nuowccs đã lần lượt tiến hành xây dựng quy
hoạch tổng thể huyện.
Thời kỳ 1987 – đến trước luật năm 1993: Năm 1987, luật đất đai đầu
tiên của nước ta được ban hành, trong đó có một số điều đề cập đến công tác quy


5


hoạch đất đai. Tuy nhiên nôi dung chính của quy hoạch sử dụng đất chưa được
đề ra.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Thông tư
106/QH-KH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Thông tư này đã hướng
dẫn đầy đủ, cụ thể quy trình, nội dung và phương pháp lập quy hoạch sử dụng
đất. Kết quả là trong giai đoạn này nhiều tỉnh đã lập quy hoạch cho nhiều xã
bằng kinh phí của địa phương.
Thời kỳ Luật đất đai năm 1993 đến nay: Tháng 7/1993 luật đất đai sửa
đổi được ban hành rộng rãi. Trong đó nêu điều khoản về quy hoạch sử dụng đất
đai.
Đầu năm 1994, Tổng cục Địa chính triển khai công tác quy hoạch sử dụng
đất toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010, đồng thời xây dựng kế hoạch sử dụng đất
toàn quốc giai đoạn 1996 – 2000. Đây là căn cứ quan trọng cho các bộ ngành,
các tỉnh xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đât.
Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra Công văn số 1814/CV-TVĐC
về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cùng với các hướng dẫn kèm theo về
công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 01/10/2001, Chính phủ ban hành Nghị đinh số 68/NĐ-CP về việc
triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.
Ngày 01/11/2001, Tổng cục Địa chính đã ban hành Thông tư số
1842/2001/TT-TTĐC kem theo các Quyết định 424a, 424b, Thông tư số
2074/2001/TT-TCĐC ngày 14/12/2001 nhằm hướng dẫn địa phương thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 81/NĐ-CP.
Ngày 01/07/2004 Luật đất đai năm 2003 chính thức có hiệu lực, trong đó
quy định rõ về công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tại mục 2, chương II quy
định rõ về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị ddingj 181/2004/NĐ-CP về
hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003.

6


Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số
30/2004/TT-BTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn Phố Châu
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.1.3. Đánh giá chung
3.1.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai
3.1.2.1. Tình hình quản lý đất đai
3.1.2.2. Tình hình biến động đất đai
3.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013
3.2.3. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
3.2.4. Xây dựng phương án quy hoạch
- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
- Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
- Tổ chức và quản lý đất chưa sử dụng
3.2.5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất
- Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất
+ Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu: 2013-2018
+ Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối: 2019-2022
3.2.6. Đánh giá hiệu quả và các giải pháp
Đánh giá hiệu quả của phương án quy hoạch trên 3 mặt: Kinh tế - xã hội –

môi trường
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu nhập số liệu
3.3.1.1. Số liệu thứ cấp

7


Thu thập các tài liệu, số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết cho các mục đích
nghiên cứu như : các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; các tư
liệu về kinh tế xã hội; các tài liệu, số liệu về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
trong những năm tới; các loại bản đồ và đồ án quy hoạch trước đây của xã.
3.3.1.2. Số liệu sơ cấp
Khảo sát thực địa về tình hình sử dụng và phân bố đất đai phục vụ nhu
cầu của con người. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của công tác điều tra nội
nghiệp, đồng thời xử lý những sai lệch nhằm nâng cao độ chính xác của số liệu
thu được.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng bản đồ ( microstation, microstation SE )
3.3.3. Phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia, đóng góp
4/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Phố Châu là trung tâm kinh tế, xã hội, chính trị của huyện Hương
Sơn. Có tọa độ địa lý từ 105 029’25’’ đến 105030’42” Vĩ độ Bắc và từ 18 030’20”
đến 18032’18” Kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp xã Sơn Giang và xã Sơn Trung.
- Phía Nam giáp xã Sơn Hàm.

- Phía Đông giáp xã Sơn Phú và xã Sơn Trung.
- Phía Tây giáp xã Sơn Diệm.
Thị trấn Phố Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 463,62 ha. Có khoảng
2km đường Quốc lộ 8A, có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài
khoảng 2,25km.
4.1.1.2. Địa hình

8


Thị trấn Phố Châu là một xã đồng bằng, nằm ở phía Đông của huyện miền
núi Hương Sơn. Địa hình tương đối bằng phẳng, xen kẻ sông ngòi và đồi núi
thấp có độ cao từ 80 – 100m.
4.1.1.3. Khí hậu
Thị trấn Phố Châu mang đặc điểm của khu IV cũ là khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có mùa đông lạnh. Bên cạnh đó thị trấn còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của
gió Tây Nam ( gió Lào ) khô nóng vào mùa hè, gây hạn hán kéo dài làm ảnh
hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Khí hậu ở đây có thể chia làm hai mùa
rõ rệt:
- Mùa nóng : từ tháng 4 đến tháng 10, thường khô và nóng.
+ Số giờ nắng trung bình là 180 – 190 giờ/tháng.
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ( tháng 7) là 39,40C.
+ Bão xuất hiện vào khoảng tháng 9 đến tháng 11, kéo theo những
đợt mưa lớn trên diện rộng đã gây nên những đợt lũ kéo dài.
+ Gió Tây Nam ( gió Lào) khô và nóng ảnh hưởng trực tiếp gây
nên những đợt hạn hán.
- Mùa mưa : từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
+ Số giờ nắng trung bình là 60 – 70 giờ/ tháng .
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất ( tháng 1) là 150.
+ Mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang theo

không khí lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 100C.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2189 mm ( riêng các tháng 9,
10, 11 lượng mưa khoảng 1355 mm ); độ ẩm trung bình là 84,25%, cao nhất là
93%, thấp nhất là 68%; số giờ nắng bình quân khoảng 144 giờ/tháng, tháng cao
nhất là 257 giờ ( tháng 7), tháng thấp nhất là 47 giờ ( tháng 12).
4.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn thị trấn có sông Ngàn Phố chảy qua bắt nguồn từ núi Giăng
Màn ở biên giới Việt – Lào, đồng thời còn có nhiều hồ đập với dung tích nước

9


lớn có ảnh hưởng đến thủy chế của hệ thống sông ngòi và mực nước ngầm trong
đất. Nhìn chung nguồn nước mặt ở đây đảm bảo dủ nước tưới cho sản xuất và
đủ nước dùng cho sinh hoạt trên địa bàn.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Thị trấn Phố Châu có tổng diện tích tự nhiên của xã là 463,62 ha , trong
đó:
Diện tích đất nông nghiệp là 259,38 ha
Diện tích đất phi nông nghiệp 158,58 ha ,
Diện tích đất chưa sử dụng là 45,66 ha.
Theo tài liệu thổ nhưỡng năm 1972 và quá trình điều tra bổ sung thực địa
thì thị trấn có hai nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất đồng bằng:
+ Đất cồn cát, bãi cát ven sông và trong đồng , đào sâu dưới 30cm mới có
tầng glây , có thành phần cơ giới thịt nặng ( C 2/9) chiếm khoảng 120ha tập trung
ở đất dân cư.
+ Đất phù sa cũ không được bồi đắp, đào sâu 30cm chưa có tầng đất rắn ,
thành phần cơ giới thịt nặng ( PfxΦ4/9) tập trung ở đất canh tác , đất khu dân cư

phần còn lại chiếm khoảng 227,19ha.
+ Đất chua mặn, thành phần cơ giới thịt nặng ( M c4/9) tập trung ở phía
Nam thị trấn chiếm khoảng 152,35ha.
- Nhóm đất đồi núi
Đất đồi núi xói mòn mạnh có nguồn gốc từ đá mẹ sa thạch chiếm một
phần nhỏ diện tích , tập trung ở khu vực giáp Sơn Hàm , hiện nay trên thị trấn
chủ yếu làm nghĩa trang, nghĩa địa và đất đồi núi chưa sử dụng ở khối 16.
b. Tài nguyên nước
Thị trấn Phố Châu có nguồn nước mặt khá phong phú được lấy từ sông
Ngàn Phố qua hệ thống kênh mương, tưới cho hầu hết diện tích đất nông nghiệp.

10


Ngoài ra trên địa bàn thị trấn có các hệ thống các khe đập có lưu lượng nước
lớn, nhưng về mùa khô thường bị khô hạn nên việc cấp nước để sản xuất nông
nghiệp, nước sinh hoạt còn nhiều hạn chế.
- Nguồn nước ngầm : Tuy chưa thăm dò khảo sát để đánh giá trữ lượng ,
nhưng qua thực tế cho thấy nguồn nước ngầm của thị trấn khá dồi dào, mực độ
nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong năm , trung bình từ
3 – 6m. Hiện nay hầu hết các hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước ngầm để phục
vụ cho sinh hoạt , ngoài ra dân cư ở trung tâm thị trấn đã được dùng nước máy.
Hiện tại có 45% số hộ được dùng nước sạch từ nhà máy nước.
c. Tài nguyên nhân văn
Với lịch sử văn hiến , truyền thống cách mạng , người dân trong thị trấn
hiếu học, cần cù, sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa
và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất
chính là nguồn tài nguyên nhân văn vô giá để thị trấn Phố Châu có điều kiện
phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội trong giai đoạn tới.
Với truyền thống yêu nước , tinh thần dũng cảm năm 1999 Thị trấn Phố

Châu vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng “ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân”.
4.1.1.6. Cảnh quan môi trường
Thị trấn vừa có sông vừa có núi, nơi đây có cảnh quan khá sinh động . Là
một thị trấn đang phát triển văn hóa , kinh tế, chính trị của huyện, có chợ, nhiều
cửa hàng dịch vụ…, có hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhưng mức độ ô
nhiễm vẫn còn tương đối cao. Đặc biệt là hệ thống tiêu chưa thực sự hoàn thiện
đã phần nào làm ảnh hưởng đến môi trường không khí và nước. Ngoài ra tập
quán sử dụng các chất đốt dạng thô, các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt
của nhân dân. Sử dụng nhiều các chế phẩm hóa học để trừ sâu , diệt cỏ và phân
hóa học trong sản xuất nông nghiệp và các xưởng, xí nghiệp tiểu thủ công
nghiệp đã gây ra ô nhiễm môi trường sinh thái cho thị trấn.

11


4.1.1.7 Nhận xét chung
Thị trấn Phố Châu là trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa, khoa học kỹ
thuật của huyện Hương Sơn, là trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu hành lang
Đông Tây ( quốc lộ 8A ) của tỉnh Hà Tĩnh, là vùng địa linh nhân kiệt. Đất đai
tương đối thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp, cảnh quan môi trường hài
hòa, là đầu mối của các tuyến giao thông thủy bộ như: hệ thống sông Ngàn Phố,
Quốc lộ 8A, đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường liên huyện, liên xã khác.
Đây còn là điểm trung chuyển giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế - xã
hội của nhân dân trong huyện, là cầu nối với khu du lịch Nước Sốt.
Bên cạnh đó thị trấn Phố Châu còn có nhiều hạn chế như: Điều kiện tự
nhiên không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt thường có bão lớn vào mùa mưa và
gió Tây Nam khô nóng vào mùa khô gây ra hạn hán. Thị trấn có mật độ dân số
khá đông, công tác môi trường còn nhiều hạn chế và bất cập. Tuy là trung tâm
huyện lỵ nhưng trình độ thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn

nhiều bất cập, các ngành nghề phụ chủ yếu do nhân dân tự phát và chưa có định
hướng phát triển dài hạn.
4.1.2. Kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tình hình dân cư
a. Biến động dân số
Tình hình biến động dân số thị trấn Phố Châu – huyện Hương Sơn – tỉnh
Hà Tĩnh được thể hiện theo bảng 1.
Bảng 1: Tình hình biến động dân số của thị trấn Phố Châu
qua một số năm
Chỉ tiêu

ĐVT

2009

2010

2011

2012

2013

1. Tổng dân số đầu năm

Người 9660

9721

9800


9867

9935

- Số sinh trong năm

Người 135

125

149

98

119

- Số chết trong năm

Người 59

55

48

52

68

12



- Số chuyển đến

Người 90

152

144

177

120

- Số chuyển đi

Người 105

143

178

155

111

2. Tổng dân số cuối năm

Người 9721


9800

9867

9935

9995

3. Tỷ lệ phát triển dân số %

0,63

0,81

0,68

0,69

0,60

- Tỷ lệ tăng dân số TN

%

0,79

0,72

1,03


0,47

0,51

- Tỷ lệ tăng dân số CH

%

-0,16

0,09

-0,35

0,22

0,09

3. Tổng số hộ

Hộ

2413

2421

2430

2438


2451

Qua bảng 1 cho thấy : Dân số thị trấn Phố Châu tính đến cuối năm 2013 là
9995 nhân khẩu và 2451 hộ. Quy mô hộ là 4,07. Tỷ lệ phát triển dân số là 0,6 %.
b. Hiện trạng dân số và đất ở
Thị trấn Phố Châu gồm 18 khối. Hiện trạng dân số và đất ở của thị trấn
được thể hiện qua bảng 2.
Bảng 2: Tình hình phân bổ dân số theo các khối
Các khối
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Tổng

Số khẩu (người)

371
679
496
511
650
515
731
413
680
859
673
612
526
450
574
464
332
459
9995

Tổng số hộ ( hộ)
95
176
133
129
117
133
166
188
162

190
149
151
124
103
120
112
80
123
2451

13

Hộ tồn đọng (hộ)
4
4
2
1
3
2
5
2
7
5
6
1
3
3
4
2

6
5
65


Qua bảng 2 cho thấy : Sự phân bố dân cư ở các thôn trong xã tương đối
đồng đều. Khối đông dân nhất là khối 10 với 859 nhân khẩu và 190 hộ, khối ít
nhất là khối 17 với 332 nhân khẩu và 80 hộ. Toàn thị trấn có 2451 hộ, trong đó
có 65 hộ tồn đọng chưa có nhà ở đang phải sống chung với hộ khác. Đây là
những đối tượng đang có nhu cầu về đất ở và cần được giải quyết trong tương
lai.
c. Lao động và việc làm
Tổng số lao động chính của thị trấn năm 2013 là 4258 người trong đó tập
trung chủ yếu là lao động nông nghiệp. Số lượng lao động hàng năm không ổn
định, phụ thuộc vào thời vụ và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng thị trấn Phố
Châu đã từng bước vượt qua và đưa nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống
nhân dân được nâng lên rõ rệt. Năm 2013, tổng giá trị sản xuất đạt
108.761.000.000 đồng, tăng 13% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
đạt mức khá cao 13% và bình quân thu nhập/người là 14.000.000 đồng/năm.
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Phố Châu được thể hiện ở bảng
3.
Bảng 3: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn Phố Châu
qua một số năm
T
T

Các chỉ tiêu


Đơn vị 2009
Tr.đồn 7755

2010
8453

2011
9382

2012
10509

2013
11876

1

Tổng giá trị sản xuất
g
Tốc độ tăng trưởng kinh

0

9

8

1

2


tế
%
9
Giá trị sản xuất nông Tr.đồn 2729

11
2823

12
2908

13

13

3

nghiệp

3

7

30058

30165

0


g

8

14


Giá trị sản xuất CN- Tr.đồn 2155

2392

2777

4

TTCN

2
3237

3
3696

31845

37053

5

Giá trị sản xuất DV-TM

g
4
Thu nhập bình quân đầu Tr.đồn

5

9

43195

51543

6
7

người
Cơ cấu kinh tế
Nông nghiệp
CN-TTCN
DV-TM

7.2
100
33.4
28.3
38.3

9
100
31

29.6
39.4

11.3
100
28.6
30.3
41.1

14
100
25.4
31.2
43.4

g
9
Tr.đồn 2869

g
%
%
%
%

5.5
100
35.2
27.8
37


4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 30.165.000.000 đồng chiếm 25,4
% tổng giá trị nền kinh tế xã. Cụ thể:
Trong những năm qua, UBND thị trấn đã chỉ đạo kinh tế nông nghiệp,
trọng tâm tuyển chọn các loại giống mới cho năng suất cao, có sức chống chịu
sâu bệnh phù hợp với điều kiện đồng đất xã để canh tác nhưng chưa thực sự phát
huy hiệu quả cao do hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất,
năng suất hàng năm vẫn tăng đều nhưng không đáng kể. Đối với cây màu, chủ
yếu chọn các giống ngô, lạc lai, đậu đỗ các loại cho năng suất cao. Chăn nuôi
tiếp tục phát triển khá. Đàn gia súc, gia cầm chủ yếu là hươu, dê, lợn, trâu, bò,
gà, vịt… Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm tự cung, tự cấp thực phẩm, lấy
phân bón, giải quyết nhu cầu sức kéo tại địa phương. Diện tích nuôi trồng thủy
sản của thị trấn là 0,85ha, so với mặt bằng chung thì rất ít, tuy nhiên với điều
kiện thuận lợi như gần sông, nhiều ao hồ trong khu dân cư nên nhân dân trong
thị trấn đã có phong trào nuôi cá nước ngọt phát triển khá mạnh trong nhiều năm
qua và thực tế mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn Phố Châu được thể hiện ở
bảng 4.

15


Bảng 4: Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị trấn Phố Châu
Hạng mục
1. Lúa
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng

2. Lạc
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
3. Ngô
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
4. Đâụ thu
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
5. Khoai lang
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
5. Rau màu
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
Ngành
chăn
nuôi
1. Trâu
2. Bò
3. Lợn
4. Hươu
6. Gia cầm

Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

ha
135
Tấn/ha 8.47
Tấn
1144

135
8.49
1146

135

7.87
1062

135
6.47
873.8

135
8.20
1107.5

ha
50
Tấn/ha 1.4
Tấn
70

50
2.2
110

50
1.93
96.6

50
2.22
111.2

50

2.3
115

ha
65
Tấn/ha 2.31
Tấn
150

65
3
195

65
3.2
208

36
3
108

50
1.55
77.5

ha
50
Tấn/ha 1.4
Tấn
70


50
1.6
80

50
1.56
78

50
1.2
60

50
1.2
60

ha
5.5
Tấn/ha 8
Tấn
44

5
10
50

5
9.4
47


5
10
50

5
10
50

ha
10
Tấn/ha 10
Tấn
100

10
10.8
108

10
11.2
112

10
9.2
92

10
10
100


Con
Con
Con
Con
Con

44
328
410
548
5200

43
331
350
633
4985

43
331
350
639
4985

44
346
367
643
5001


ĐVT

44
306
300
498
5000

16


b. Về hoạt động thương mại – dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ phát triển mạnh.
Cho đến nay, đã hình thành và phát triển các ngành nghề như xây dựng, sản xuất
vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, đồ mộc, gò gàn, may mặc… góp phần tích
cực trong công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Đối với lĩnh vực
thương mại - dịch vụ vẫn là thế mạnh, chính vì vậy cấp uỷ Đảng, chính quyền
thị trấn đặc biệt quan tâm, khuyến khích phát triển. Đã có hơn 1000 cơ sở sản
xuất kinh doanh ngày càng được đầu tư mở rộng, hoạt động có hiệu quả cao, đã
thu hút được hàng trăm lao động có việc làm ổn định, thu nhập khá. Bên cạnh đó
là dịch vụ vận tải tăng nhanh, cho đến nay trên địa bàn có 39 hộ có ôtô khách,
32 hộ có ôtô tải, 21 hộ có xe du lịch… Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp đạt 37,053 tỷ đồng và của ngành thương mại – dịch vụ đạt
51,543 tỷ đồng.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Hương Sơn nên trong địa
giới hành chính của thị trấn có nhiều cơ quan, tổ chức đơn vị sự nghiệp. Toàn thị
trấn có 76 cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn. Hiện tại cơ sở hạ tầng đã được các
cơ quan đầu tư, xây dựng khá hoàn chỉnh. Các cơ quan tổ chức trên địa bàn thị

trấn Phố Châu được thể hiện qua bảng 5.
Bảng 5: Diện tích các cơ quan tổ chức trên địa bàn thị trấn
Diện
TÊN CƠ QUAN

tích

(ha)
Trường tiểu học I
0.36
Trạm thú Y Hương Sơn
0.05
Phòng GD & ĐT Hương 0.13

TÊN CƠ QUAN

Diện
tích

Ngân hàng chính sách xã hội 0.18
Bảo hiểm xã hội
0.08
Ủy ban dân số GĐ&TE
0.13

Sơn

17



Trung tâm Văn hóa thể 1.37

Viện kiểm sát nhân dân

thao
Trường mầm non II
0.14
Trường THCS Nguyễn 1.09

Trạm khí tượng Hương Sơn 0.53
Đài truyền thanh - truyền 0.14

Tuấn Thiện
Xí nghiệp QLKT CT Thủy 0.10

hình
Tòa án nhân dân

0.16

lợi
Trường THPT Hương Sơn 1.46
Trường tiểu học II
0.77
Trạm bảo vệ thực vật 0.10

Kho bạc Nhà nước
UBND huyện Hương Sơn
Huyện ủy Hương Sơn


0.10
0.64
0.77

Hương Sơn
Trung tâm GDTX Hương 0.46

Ủy

Sơn
Trung

Hương Sơn
Công ty cổ phần TM & DL 0.07

tâm

dạy

nghề 0.33

Hương Sơn
Trường mầm non I
Bến xe khách Hương Sơn
Trung tâm Y tế Hương Sơn
Trạm Y tế thị trấn Phố

ban

MTTQ


0.12

huyện 0.28

Bắc Hà Tĩnh
Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh
Công ty SCĐB 474
Công ty SCĐB 496
Công ty CP Dược & TB

0.37
0.16
0.35
0.06

Châu
Điện lực Hà Tĩnh
0.09
Chi Cục Thuế
0.13
Ngân hàng NN&PT nông 0.38

YTHT
Hội đông y Hương Sơn
UBND thị trấn Phố Châu
UBND thị trấn Phố Châu

0.05
2.14

0.69

thôn
Thi hành án
0.02
Bưu điện huyên Hương 0.27

UBND thị trấn Phố Châu
UBND thị trấn Phố Châu

0.47
1.60

0.13
0.11
1.58
0.15

Sơn
a. Giao thông
Mạng lưới giao thông của thị trấn được phân bố đều cho tất cả các khối.
Các tuyến giao thông chính như sau:

18


- Quốc lộ 8A chạy qua địa bàn dài 2,0km rộng 41,5m ( bao gồm cả chỉ
giới giao thông), nền đường rải nhựa 8,0m đây là tuyến giao thông chính của
huyện.
- Đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn thị trấn 2,25km rộng 48m

chất lượng khá tốt, đây là tuyến giao thông chính nối từ quốc lộ 8A đi theo
hướng Nam-Bắc của thị trấn.
- Đường nội thị từ quốc lộ 8A qua Uy ban huyện dài 1,9km , rộng 10m ,
chất lượng nền đường khá tốt.
- Các tuyến đường nhánh, đường phụ trong thị trấn đã được nhựa hoặc Bê
tông hóa khoảng 80-90%.
b. Thủy lợi
Nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ hệ
thống sông Ngàn Phố và đập Khe Mơ với tổng chiều dài là 25,0km. Hệ thống
mương tiêu trên địa bàn thị trấn đang manh mún, chưa đồng bộ.
c. Giáo dục
Giáo dục là lĩnh vực quan trọng để nâng cao trình độ dân trí. Thực hiện
nghị quyết Trung Ương về giáo dục và đào tạo trong những năm qua chính quyền
và các ban ngành đoàn thể của thị trấn đã tích cực tham gia công tác giáo dục, chú
trọng đầu tư phát triển từ các khối đến toàn thị trấn, đồng thời nâng cao chất lượng
dạy và học cả ba cấp nhà trường. Các phong trào chống tiêu cực và bệnh thành
tích trong giáo dục được thực hiện triệt để.
Với cơ sở hạ tầng của thị trấn về cơ bản đã đảm bảo phần nào chất lượng
giáo dục đào tạo, không ngừng được nâng cao, tỷ lệ học sinh đến lớp, thi tốt
nghiệp hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao
d. Y tế
Tổ chức tốt các chương trình y tế Quốc gia như tiêm chủng mở rộng.
Bệnh viện huyện nằm trên địa bàn thị trấn có diện tích là 1,58ha, ngoài ra trong

19


thị trấn còn có trạm y tế có diện tích 0,15ha và một cơ quan của hội đông y có
diện tích 0,05 ha.
Công tác dân số gia đình và trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm

đúng mức để động viên kịp thời , tổ chức thực hiện tốt chương trình chăm sóc
sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình cho tất cả cộng đồng.
e. Công tác văn hoá, thông tin, thể dục thể thao
Phong trào thể dục thể thao của thị trấn Phố Châu phát triển mạnh như
cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,… tham gia các giải đấu ở huyện đều đạt giải
cao.
Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Đài
truyền thanh của 18 khối được nâng cấp, đảm bảo thông tin thông suốt về chủ
trương đường lối của Đảng.
f. Quốc phòng, an ninh
Thị trấn thường xuyên củng cố xây dựng lực lượng công an đảm bảo số
lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tăng cường phối hợp chặt chẽ
với các đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi người dân nhằm quản lý, giáo dục
phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm, người dân lầm lỗi trên địa bàn dân cư và các
đối tượng phạm pháp để chủ động ngăn ngừa có hướng răn đe, giáo dục.
4.1.2.4. Nhận xét chung
Qua công tác điều tra cơ bản về điều kiện kinh tế - xã hội cho thấy thị trấn
Phố Châu có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi
- Là trung tâm kinh tế chính trị, xã hội của huyện nên thị trấn Phố Châu
có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, thu hút đầu tư từ bên
ngoài.
- Có Quốc lộ 8A chạy qua địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao
lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa. Là vị trí trung gian giữa các cụm công nghiệp
như khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo.

20


- Nguồn lao động dồi dào, có trình độ văn hóa, nhận thức. Trình độ tiệp

cận cái mới, truyền thống cần cù chịu khó.
- Dân cư phân bố tương đối tập trung, thuận tiện trong việc bố trí các công
trình phúc lợi công cộng.
- Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực theo hướng phát triển
ngành nghề phụ, dịch vụ ở nông thôn, nên đã giải quyết được việc làm trong lúc
nông nhàn và đem lại thu nhập cho một bộ phận lao động trong thị trấn, tạo đà
cho sự phát triển.
- Tuy là thị trấn nhưng diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn
nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
bố trí cơ sở hạ tầng.
- Chính quyền vững mạnh, an ninh quốc phòng, chính trị ổn định.
2.4.2. Khó khăn
- Tỷ lệ hộ nông nghiệp còn cao, lao động chủ yếu là lao động phổ thông,
thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề.
- Cơ sở hạ tầng chưa tương xứng để phát triển công nghiệp thương mại,
dịch vụ, chưa thực sự thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài .
- Nguồn vốn hạn hẹp.
- Hệ thống giao thông nông thôn, nội đồng đã xuống cấp.
- Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tưới tiêu. Có những
cánh đồng khó đem nước vào, hoặc khó thoát nước ra.
4.2. Đánh giá tình hình quản lý về đất đai
4.2.1. Tổ chức các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
Ủy ban nhân dân thị trấn tổ chức tốt việc thực hiện các văn bản của Nhà
nước, tỉnh và huyện về công tác quản lý sử dụng đất như chính sách giao sử
dụng ổn định lấu dài, chủ trương dồn đổi ruộng đất, chủ trương chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại v.v...

21



4.2.2. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Được sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2002 thị trấn
đã đo đạc địa chính chính quy với một bộ bản đồ có số liệu chính xác. Đây là cơ
sở giúp cho công tác quản lý và sử dụng được tốt và có hiệu quả, công tác quản
lý biến động cũng được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Hiện thị trấn đã có
bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Do vậy việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân căn cứ vào bản đồ địa chính.
4.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thị trấn cũng có đề cập đến việc định hướng sử dụng đất cho các ngành
như giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản, đất ở. Nhưng do nhiều yếu tố khách
quan cũng như chủ quan nên công việc đó thiếu đồng bộ và sơ sài, chưa có cơ sở
quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất chi tiết chưa thực hiện, vì vậy
không đáp ứng yêu cầu về quản lý, sử dụng đất đai và chiến lược phát triển lâu
dài.
4.2.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng
đât
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng được
thị trấn triển khai có hiệu quả, đúng pháp luật, đúng thẩm quyền. Đất cho các hộ
gia đình được giao đúng quy hoạch và quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4.2.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác đăng ký sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các đối tượng
sử dụng đất. Căn cứ vào đơn đăng ký, thị trấn đã lập hội đồng xét duyệt và đề
nghị Ủy ban nhân dân cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và đất ở.
Những năm qua tiếp tục kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
ở nông thôn cho nhân dân. Bộ hồ sơ địa chính đã được hoàn thiện gồm bản đồ

22



giải thửa, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Hằng năm thị trấn thường cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính.
4.2.6. Thông kê, kiểm kê đất đai
Công tác thống kê đất đai được tổ chức thực hiện định kỳ vào 01/01 hàng
năm theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện và phòng Tài nguyên và Môi
trường nhằm bổ sung, cập nhật các thông tin về biến động quỹ đất của thị trấn.
Cứ 5 năm 1 lần thị trấn lại thực hiện kiểm kê đất đai theo thông tư của bộ
Tài nguyên và Môi trường và chỉ thị của Ủy Ban nhân dân tỉnh.
4.2.7. Quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý nhà nước về đất đai được tổ chức thuecj hiện nghiệm
chỉnh theo quy định của nhà nước. Các khoản thu về đất đều được nộp vào kho
bạc Nhà nước theo đúng các quy định về tài chính. Không có sự vi phạm về vấn
đề này. Nguồn thu từ đất đã được điều tiết lại để xây dựng, củng cố, cải tạo,
nâng cấp cơ sở hạ tầng của thị, nhờ đó mà những nảm gần đây, hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội của thị trấn đã được cải thiện đáng kể.
4.2.8. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất
Ủy ban nhân dân thị trấn rất quan tâm đến việc quản l, giám sát việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để đảm bảo sử dụng đất đúng
pháp luật, hợp lý và có hiệu quả cao. Các sai phạm được chấn chỉnh kịp thời,
không để xảy ra các vi phạm nghiêm trọng.
4.2.9. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai
và xử lý vi phạm về pháp luật đất đai
Ủy ban nhân dân thị trấn đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành
các quy định pháp luật của đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
4.2.10. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai


23


Thị trấn chủ trương tích cực giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp, khiếu
nại tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật.
4.3. Hiện trạng sử dụng đất đai và tiềm năng
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên trong địa giới hành chính của thị trấn Phố
Châu là 463,62 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp là : 259,38 ha
- Đất phi nông nghiệp là : 158,58 ha
- Đất chưa sử dụng là : 45,66 ha
Diện tích và cơ cấu các loại đất sử dụng trên địa bàn thị trấn Phố Châu
được thể hiện qua bảng 6.
Bảng 6 : Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 của thị trấn Phố Châu

TT



Mục đích sử dụng

đất

Tổng diện tích đất tự nhiên
1
Đất nông nghiệp
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
1.1.1

Đất trồng cây hàng năm
1.1.1.1
Đất trồng lúa
1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
1.1.1.2.1 Đất bằng trồng cây hàng năm khác
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
1.2
Đất lâm nghiệp
1.2.1
Đất rừng sản xuất
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
2
Đất phi nông nghiệp
2.1
Đất ở
2.1.2
Đất ở tại đô thị
2.2
Đất chuyên dùng
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

24

NNP
SXN

CHN
LUA
LUC
HNK
BHK
CLN
LNP
RSX
TSN
PNN
OTC
ODT
CDG
CTS

Năm 2013
Diện
Cơ cấu
tích
(% )
(ha)
463.62 100
259.38 55.95
234.33 50.54
133.79 28.86
80.20
17.30
80.20
17.30
53.59

11.56
53.59
11.56
100.54 21.69
24.20
5.22
24.20
5.22
0.85
0.18
158.58 34.20
49.68
10.72
49.68
10.72
76.87
16.58
4.25
0.92


2.2.2
2.2.3
2.2.4

nghiệp
Đất quốc phòng
CQA 0.53
Đất an ninh
CAN 0.73

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông CSK 4.43

0.11
0.16
0.96

2.2.3.1
2.2.3.2

nghiệp
Đất cơ sở sản xuất , kinh doanh
SKC 2.12
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm SKX 2.31

0.46
0.5

2.2.5
2.2.5.1
2.2.5.2
2.2.5.3
2.2.5.4
2.2.5.5
2.2.5.6
2.2.5.7
2.2.5.8
2.2.5.9
2.2.5.11
2.3
2.3.1

2.3.2
2.4
2.5

sứ
Đất có mục đích công cộng
Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất công trình năng lượng
Đất công trình bưu chính viễn thông
Đât cơ sỏ văn hóa
Đất cơ sở y tế
Đất cơ sở giáo dục
Đất cơ sở TD-TT
Đất chợ
Đất bãi thải,xử lý chất thải
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất tôn giáo
Đất tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên

dùng
2.5.1
Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
3
Đất chưa sử dụng
3.1

Đất bằng chưa sử dụng
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
Qua bảng 6 cho thấy:

CCC
DGT
DTL
DNL
DBV
DVH
DYT
DGD
DTT
DCH
DRA
TTN
TON
TIN
NTD
SMN

66.93
46.07
4.67
0.12
0.27
1.78
1.73
5.80

1.71
0.93
3.85
1.32
0.88
0.44
10.86
19.68

14.44
9.94
1.01
0.03
0.06
0.38
0.37
1.25
0.37
0.2
0.83
0.28
0.19
0.09
2.34
4.24

SON
PNK
CSD
BCS

DCS

19.68
0.17
45.66
24.55
21.11

4.24
0.04
9.85
5.3
4.55

4.3.1.1. Nhóm đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã có 259.58ha chiếm tỷ lệ 55.95%
tổng diện tích tụ nhiên của xã trong đó đất sản xuất nông nghiệp 234.33ha, đất
lâm nghiêp 24,20ha, đât nuôi trồng thủy sản 0.85ha.

25


×