Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CỦA THỎ TẠI CÁC HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 112 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU.....................................................................................2
1.2.1. Mục đích.........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu...........................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN...............................................................................................3
2.1. Tổng quan về quận 12 ..............................................................................................3
2.1.1. Vị trí địa lý và diện tích .................................................................................3
2.1.2. Điều kiện tự nhiên - khí hậu...........................................................................3
2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp.....................................................................4
2.2. Hiện trạng và hướng phát triển chăn nuôi thỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .5
2.2.1. Tình hình chăn nuôi thỏ hiện nay...................................................................5
2.2.2. Hình thành các các trại nuôi thỏ giống ..........................................................6
2.2.3. Tình hình thu mua và tiêu thụ thỏ thương phẩm............................................6
2.2.4. Thực trạng nghề chăn nuôi thỏ ở quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh............8
2.3. Đặc điểm một số giống thỏ được nuôi tại Việt Nam..............................................10
2.3.1. Thỏ New Zealand White ..............................................................................10
2.3.2. Thỏ Dutch.....................................................................................................11
2.3.3. Thỏ British Giant ........................................................................................11
2.3.4. Thỏ Sable .....................................................................................................11
2.3.5. Thỏ Checkered .............................................................................................11
2.3.6. Thỏ California ..............................................................................................12
2.3.7. Thỏ Lop........................................................................................................12
2.3.8. Thỏ Giant Papillon .......................................................................................12
2.3.9. Thỏ Flemish Giant – Flandre .......................................................................13
2.3.10. Thỏ đen Việt Nam......................................................................................13
2.3.11. Thỏ xám Việt Nam.....................................................................................13
2.3.12. Thỏ lai ........................................................................................................13


v


2.4. Một số đặc điểm sinh học của thỏ ..........................................................................14
2.4.1. Đặc điểm sinh lý hô hấp và tuần hoàn ...........................................................14
2.4.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa thỏ ........................................................................14
2.4.3. Đặc điểm sinh lý sinh sản ..............................................................................16
2.5. Một số bệnh thường gặp ở thỏ và cách phòng trị ...................................................16
2.5.1. Bệnh bại huyết..............................................................................................16
2.5.2. Bệnh ghẻ.......................................................................................................17
2.5.3 Bệnh cầu trùng ..............................................................................................18
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ....................................20
3.1. Thời gian và địa điểm.............................................................................................20
3.1.1. Thời gian ......................................................................................................20
3.1.2. Địa điểm .......................................................................................................20
3.2. Nội dung .................................................................................................................20
3.2.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi thỏ của hộ cá thể ...........................................20
3.2.1.1. Đối tượng khảo sát...........................................................................20
3.2.1.2. Phương pháp khảo sát ......................................................................20
3.2.1.3. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................20
3.2.2. Khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của thỏ ....................................................21
3.2.2.1. Đối tượng khảo sát...........................................................................21
3.2.2.2. Phương pháp khảo sát ......................................................................23
3.2.2.3. Các chỉ tiêu khảo sát ........................................................................24
3.3. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................25
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................27
4.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi thỏ của hộ cá thể......................................................27
4.1.1. Thành phần hộ chăn nuôi thỏ.......................................................................27
4.1.2. Thời gian kinh nghiệm nuôi thỏ...................................................................28
4.1.3. Tổng đàn thỏ và quy mô chăn nuôi thỏ sinh sản..........................................29

4.1.4. Cơ cấu đàn thỏ theo lứa tuổi và theo giống .................................................32
4.1.5. Phương thức chăn nuôi ................................................................................35
4.1.6. Thức ăn chăn nuôi thỏ..................................................................................36

vi


4.1.7. Phòng bệnh trong nuôi thỏ ...........................................................................38
4.1.8. Sự tập huấn trong chăn nuôi thỏ ..................................................................39
4.1.9. Thu nhập từ chăn nuôi thỏ ...........................................................................40
4.2. Khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của thỏ ..............................................................41
4.2.1. Trọng lượng sống của giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi .........................41
4.2.2. Tăng trọng ngày của thỏ giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi .....................49
4.2.3. Trọng lượng sống của thỏ giai đoạn từ 6 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi ...........55
4.2.4 Tăng trọng ngày của thỏ giai đoạn 6- 12 tuần tuổi .......................................72
4.2.5. Tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng trọng của thỏ giai đoạn 6 – 12 tuần ..............75
4.2.6. Tỷ lệ nuôi sống.............................................................................................76
4.2.7. Tỷ lệ bệnh.....................................................................................................80
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................86
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................86
5.1.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi thỏ của hộ cá thể trên địa bàn Quận 12.........86
5.1.2. Khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của thỏ ....................................................86
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................88
PHỤ LỤC .....................................................................................................................90

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng thỏ................................................................................15
Bảng 3.1. Các mô hình chăn nuôi thỏ ...........................................................................21
Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của 2 loại thức ăn viên hỗn hợp cho thỏ của công ty
Eurofeeds ......................................................................................................22
Bảng 4.1. Thành phần hộ chăn nuôi thỏ........................................................................27
Bảng 4.2. Thời gian kinh nghiệm nuôi thỏ....................................................................28
Bảng 4.3. Số thỏ được nuôi tại quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh...............................30
Bảng 4.4. Quy mô chăn nuôi thỏ sinh sản.....................................................................31
Bảng 4.5. Cơ cấu đàn thỏ theo lứa tuổi .........................................................................32
Bảng 4.6. Cơ cấu giống thỏ sinh sản trên địa bàn quận 12 ...........................................34
Bảng 4.7. Phương thức nuôi thỏ...................................................................................36
Bảng 4.8. Kết quả sử dụng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh........................................37
Bảng 4.9. Tình hình phòng bệnh cho thỏ ......................................................................38
Bảng 4.10. Kết quả sự tập huấn chăn nuôi thỏ..............................................................39
Bảng 4.11. Thu nhập từ chăn nuôi thỏ ..........................................................................40
Bảng 4.12. Trọng lượng sống thỏ con sơ sinh...............................................................41
Bảng 4.13. Trọng lượng sống thỏ lúc 1 tuần tuổi..........................................................42
Bảng 4.14. Trọng lượng sống thỏ lúc 2 tuần tuổi..........................................................43
Bảng 4.15. Trọng lượng sống thỏ lúc 3 tuần tuổi..........................................................44
Bảng 4.16. Trọng lượng sống thỏ lúc 4 tuần tuổi..........................................................45
Bảng 4.17. Tăng trọng ngày của thỏ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi....................................49
Bảng 4.18. Tăng trọng ngày của thỏ từ 1 tuần đến 2 tuần tuổi .....................................50
Bảng 4.19. Tăng trọng ngày của thỏ từ 2 tuần đến 3 tuần tuổi .....................................51
Bảng 4.20. Tăng trọng ngày của thỏ từ 3 tuần đến 4 tuần tuổi .....................................52
Bảng 4.21. Tăng trọng ngày của thỏ giai đoạn sơ sinh đến 4 tuần tuổi ........................53
Bảng 4.22. Trọng lượng sống thỏ cái lúc 6 tuần tuổi ....................................................55
Bảng 4.23. Trọng lượng sống thỏ đực lúc 6 tuần tuổi...................................................56
Bảng 4.24. Trọng lượng sống thỏ lúc 6 tuần tuổi tính chung cho cái và đực ..............57


viii


Bảng 4.25. Trọng lượng sống thỏ cái lúc 8 tuần tuổi ....................................................58
Bảng 4.26. Trọng lượng sống thỏ đực lúc 8 tuần tuổi...................................................59
Bảng 4.27. Trọng lượng sống thỏ lúc 8 tuần tuổi tính chung cho cái và đực ...............60
Bảng 4.28. Trọng lượng sống thỏ cái lúc 10 tuần tuổi ..................................................61
Bảng 4.29. Trọng lượng sống thỏ đực lúc 10 tuần tuổi.................................................62
Bảng 4.30. Trọng lượng sống thỏ lúc 10 tuần tuổi tính chung cho cái và đực .............63
Bảng 4.31. Trọng lượng sống thỏ cái lúc 12 tuần tuổi ..................................................64
Bảng 4.32. Trọng lượng sống thỏ đực lúc 12 tuần tuổi.................................................65
Bảng 4.33. Trọng lượng sống thỏ lúc 12 tuần tuổi tính chung cho cái và đực .............66
Bảng 4.34: Tăng trọng ngày của thỏ giai đoạn 6 – 12 tuần tuổi theo mô hình chăn
nuôi ...............................................................................................................72
Bảng 4.35: Tăng trọng ngày bình quân của thỏ giai đoạn 6 - 12 tuần tuổi theo nhóm
giống .............................................................................................................73
Bảng 4.36. Tiêu tốn thức ăn tinh/ kg tăng trọng của thỏ theo từng giai đoạn ở các mô
hình chăn nuôi...............................................................................................75
Bảng 4.37. Tỷ lệ nuôi sống của thỏ giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi theo mô hình
chăn nuôi.......................................................................................................76
Bảng 4.38. Tỷ lệ nuôi sống thỏ giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi theo nhóm giống
thỏ mẹ............................................................................................................77
Bảng 4.39. Tỷ lệ nuôi sống thỏ giai đoạn 6- 12 tuần tuổi theo mô hình chăn nuôi ...........78
Bảng 4.40. Tỷ lệ nuôi sống thỏ giai đoạn 6 – 12 tuần tuổi theo nhóm giống..................79
Bảng 4.41. Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên thỏ giai đoạn từ 6 – 12 tuần tuổi theo mô hình
chăn nuôi.......................................................................................................80
Bảng 4.42. Tỷ lệ bệnh ghẻ thỏ theo mô hình chăn nuôi................................................82
Bảng 4.43. Tỷ lệ bệnh cầu trùng trên thỏ theo mô hình chăn nuôi ...............................83
Bảng 4.44. Tỷ lệ bệnh hô hấp trên thỏ theo mô hình chăn nuôi....................................84


ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Thành phần hộ chăn nuôi thỏ....................................................................27
Biểu đồ 4.2. Thời gian kinh nghiệm nuôi thỏ................................................................29
Biểu đồ 4.3. Quy mô chăn nuôi thỏ sinh sản.................................................................31
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu đàn thỏ theo lứa tuổi .....................................................................33
Biểu đồ 4.5. Cơ cấu giống thỏ sinh sản trên địa bàn quận 12 .......................................35
Biểu đồ 4.6. Kết quả sử dụng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh....................................37
Biểu đồ 4.7.1. Trọng lượng sống thỏ sơ sinh theo mô hình chăn nuôi .........................46
Biểu đồ 4.7.2. Trọng lượng sống thỏ sơ sinh theo nhóm giống thỏ mẹ ........................46
Biểu đồ 4.8.1. Trọng lượng sống thỏ con 4 tuần tuổi theo mô hình chăn nuôi.............46
Biểu đồ 4.8.2. Trọng lượng sống thỏ lúc 4 tuần tuổi theo nhóm giống thỏ mẹ ............47
Biểu đồ 4.9.1. Tăng trọng ngày của thỏ giai đoạn sơ sinh đến 4 tuần tuổi theo mô hình
chăn nuôi .................................................................................................53
Biểu đồ 4.9.2. Tăng trọng ngày của thỏ giai đoạn sơ sinh đến 4 tuần tuổi theo nhóm
giống thỏ mẹ............................................................................................54
Biểu đồ 4.10.1. Trọng lượng sống thỏ 6 tuần tuổi theo mô hình chăn nuôi..................67
Biểu đồ 4.10.2. Trọng lượng sống thỏ sáu tuần tuổi theo nhóm giống .........................67
Biểu đồ 4.11.1. Trọng lượng sống thỏ lúc 12 tuần tuổi theo mô hình chăn nuôi.........67
Biểu đồ 4.11.2. Trọng lượng sống thỏ lúc 12 tuần tuổi theo nhóm giống ....................68
Biểu đồ 4.12. Tăng trọng ngày bình quân của thỏ giai đoạn 6 - 12 tuần tuổi theo mô
hình chăn nuôi .........................................................................................72
Biểu đồ 4.13. Tăng trọng ngày bình quân của thỏ giai đoạn 6 - 12 tuần tuổi theo nhóm
giống........................................................................................................74
Biểu đồ 4.14. Tiêu tốn thức ăn tinh/ kg tăng trọng của thỏ theo từng giai đoạn ở các
mô hình chăn nuôi ...................................................................................75
Biểu đồ 4.15. Tỷ lệ nuôi sống của thỏ giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi theo mô

hình chăn nuôi .........................................................................................76
Biểu đồ 4.16. Tỷ lệ nuôi sống thỏ giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi theo nhóm giống
thỏ mẹ ......................................................................................................77

x


Biểu đồ 4.17. Tỷ lệ nuôi sống của thỏ giai đoạn 6 - 12 tuần tuổi theo mô hình chăn
nuôi..........................................................................................................78
Biểu đồ 4.18. Tỷ lệ nuôi sống của thỏ giai đoạn 6 - 12 tuần tuổi theo nhóm giống .....80
Biểu đồ 4.19. Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên thỏ giai đoạn từ 6 – 12 tuần tuổi theo mô hình
chăn nuôi .................................................................................................81
Biểu đồ 4.20. Tỷ lệ bệnh ghẻ thỏ theo mô hình chăn nuôi............................................82
Biểu đồ 4.21. Tỷ lệ bệnh cầu trùng trên thỏ theo mô hình chăn nuôi ...........................83
Biểu đồ 4.22. Tỷ lệ bệnh hô hấp trên thỏ theo mô hình chăn nuôi ...............................85

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Thỏ New Zealand White ...............................................................................10
Hình 2.2. Thỏ Hà Lan....................................................................................................11
Hình 2.3. Thỏ xám Anh.................................................................................................11
Hình 2.4. Thỏ Đen Ấn Độ .............................................................................................11
Hình 2.5. Thỏ Mắt Kiếng ..............................................................................................11
Hình 2.6. Thỏ California ...............................................................................................12
Hình 2.7. Thỏ Lop .........................................................................................................12
Hình 2.8. Thỏ Bướm......................................................................................................12
Hình 2.9. Thỏ khổng lồ..................................................................................................13

Hình 2.10. Thỏ Đen Việt Nam ......................................................................................13
Hình 2.11. Thỏ xám Việt Nam ......................................................................................13
Hình 3.1. Lồng nuôi cá thể ............................................................................................22
Hình 3.2. Ổ đẻ................................................................................................................23

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BU

:

Nhóm giống thỏ Bướm

CB-CNV

:

cán bộ công nhân viên

CV

:

hệ số biến động

DA

:


Nhóm giống thỏ Đen Ấn Độ

DU

:

Nhóm giống thỏ Dutch

DV

:

dịch vụ

KR

:

Nhóm thỏ không rõ nguồn gốc giống

HB

:

hậu bị

LO

:


Nhóm giống thỏ Lop

MH

:

mô hình

MK

:

Nhóm giống thỏ Mắt kiếng

ND

:

nông dân

NG

:

nhóm giống

NZ

:


Nhóm giống thỏ Newzealand

SD

:

độ lệch chuẩn

SS

:

sinh sản

TA

:

thức ăn

TP

:

thành phần

TSTK

:


tham số thống kê

TT

:

tiểu thương

XA

:

Nhóm giống thỏ Xám Anh

xiii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/01/2007 đến 15/05/2007 tại địa bàn quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh, với mục đích tìm hiểu tình hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn
quận 12 và đánh giá khả năng sinh trưởng, sức sống và tỷ lệ bệnh của thỏ từ sơ sinh
đến 12 tuần tuổi dựa trên sự khác nhau trong cách chăn nuôi thỏ của 4 mô hình chăn
nuôi nhằm tìm ra một quy trình nuôi thỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó có cơ sở
định hướng phát triển chăn nuôi thỏ trên địa bàn quận
- Kết quả khảo sát tình hình chăn nuôi thỏ của các nông hộ:
+ Tổng số hộ chăn nuôi thỏ trên toàn quận là 61 hộ, tổng đàn thỏ là 4975 con
trong đó thỏ sinh sản chiếm 26,27%.
+ 34,43% số hộ nuôi thỏ với quy mô nhiều hơn 20 thỏ cái sinh sản.
+ 45,49% số hộ nuôi thỏ với khẩu phần 70% thức ăn tinh..

+ 77,05% số hộ nuôi thỏ có áp dụng biện pháp phòng bệnh cho thỏ.
+ 68,85% số hộ nuôi thỏ có thu nhập phụ từ chăn nuôi thỏ.
- Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của thỏ:
+ Trọng lượng sống thỏ lúc sơ sinh bình quân theo ổ là 48,53 g/con.
+ Trọng lượng sống thỏ lúc 12 tuần tuổi trung bình là 1502,20 g/con.
+ Tăng trọng tuyệt đối của thỏ trong giai đoạn từ 6 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi là
20,24 g/con/ngày.
+ Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng trung bình là 4,08 kg.
+ Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn từ sơ sinh đến bốn tuần tuổi là 80,69%.
+ Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn từ 6 tuần đến 12 tuần tuổi là 88,34%.
+ Tỷ lệ các bệnh trên thỏ theo thứ tự: tiêu chảy (18,39%); ghẻ (16,84%); cầu
trùng (4,66%); hô hấp (4,40%).
.

xiv


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề nuôi thỏ ở nước ta đã có từ lâu, đặc biệt giai đoạn phát triển thành cao trào
vào những năm 1975- 1978. Song, do nhu cầu thị trường lúc bấy giờ còn hạn chế và
kỹ thuật nuôi chưa phát triển, nên chăn nuôi thỏ mất dần vai trò trong ngành chăn nuôi.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống của người
dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu của người tiêu dùng tăng mạnh cả về số lượng
lẫn chất lượng đối với sản phẩm thị trường nói chung và sản phẩm của ngành chăn
nuôi nói riêng, đặc biệt thị hiếu của người tiêu dùng không còn dừng lại ở các sản
phẩm động vật truyền thống như heo, bò, gia cầm mà hiện nay người dân còn ưa
chuộng các món ăn đặc sản khác như: dê, cừu, cá sấu, trăn, rắn… Trong đó, thịt thỏ

đang dần dần xuất hiện ngày càng nhiều trong bữa ăn liên hoan, tiệc tùng của người
dân vì tính ngon miệng, hấp dẫn mà có chất dinh dưỡng cao.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của Nhà nước nói chung,
Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng để cân bằng và phát triển ngành
chăn nuôi sau tình hình dịch cúm gia cầm vừa qua, nghề nuôi thỏ đang được nhiều
người dân ở đây lựa chọn, nhất là nuôi theo mô hình kinh tế hộ gia đình vì:
- Thức ăn của thỏ không cạnh tranh với thức ăn của người.
- Thỏ là động vật có thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ sai nên thời gian thu hồi vốn
nhanh thích hợp cho cả những ai ít vốn.
- Nuôi thỏ ít tốn diện tích nên có thể nuôi ở cả thành thị cũng như nông thôn.
- Ngoài ra, thỏ còn được nuôi làm cảnh vì tính hiền và dáng vẻ bên ngoài của
chúng.
Tuy nhiên, nghề nuôi thỏ hiện nay đang gặp những vấn đề khó khăn như: giống,
chuồng trại, dinh dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh… Vì vậy, tìm hiểu tình hình chăn nuôi
thỏ thực tế, đồng thời khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của thỏ để làm cơ sở khoa học
nhằm định hướng xây dựng một quy trình nuôi dưỡng nuôi thỏ đạt hiệu quả kinh tế
cao cho một số hộ chăn nuôi thỏ thuộc quận 12 Thành Phố Hồ Chí Minh là điều cần
thiết.


2

Xuất phát từ vấn đề trên, được sự đồng ý của Bộ môn Di Truyền Giống Động
Vật thuộc khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh, dưới sự hướng dẫn của TS Trần Văn Chính và được sự giúp đỡ của Trạm
Khuyến Nông Liên Quận 12 - Gò Vấp chúng tôi tiến hành đề tài: “KHẢO SÁT TÌNH
HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CỦA THỎ TẠI CÁC
HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích

Tìm hiểu tình hình chăn nuôi thỏ và khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của thỏ
được nuôi tại các hộ cá thể trên địa bàn nhằm tạo cơ sở định hướng cho việc phát triển
nghề nuôi thỏ ở quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm được một số chỉ tiêu về tình hình chăn nuôi thỏ của tất cả các hộ nuôi thỏ.
- Theo dõi một số chỉ tiêu về trọng lượng sống, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn/ kg
tăng trọng, tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ một số bệnh thường gặp trên thỏ theo nhóm giống
và mô hình chăn nuôi từ sơ sinh đến 12 tuần tuổi.


3

PHẦN II: TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về quận 12
2.1.1. Vị trí địa lý và diện tích
Quận 12 được thành lập từ ngày 01/04/1997 được tách từ một phần từ huyện
Hóc Môn theo Nghị Định 03/ CP ngày 16/ 01/ 1997 của chính phủ gồm 10 phường:
An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Thới An, Tân Thới Hiệp, Hiệp Thành, Tân
Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất. Đến cuối năm 2006,
do tình hình đô thị hoá nhanh chóng ở địa bàn nên phường Đông Hưng Thuận được
tách thành hai phường Đông Hưng Thuận và Tân Hưng Thuận. Như vậy, hiện nay
quận 12 là quận nằm phía tây bắc của thành phố gồm 11 phường có ranh giới là:
Phía đông giáp quận Bình Thạnh, Thủ Đức và tỉnh Bình Dương..
Phía tây và phía bắc giáp huyện Hóc Môn.
Phía nam giáp quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận Tân Phú, huyện Bình Chánh.
Diện tích toàn quận là 5026 hecta, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 2079 ha
(chiếm 41,36%).
2.1.2. Điều kiện tự nhiên - khí hậu
Quận 12 là một quận vùng ven của Thành phố Hồ Chí Minh, địa hình có nhiều
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế do hội tụ đầy đủ các yếu tố như gần trục giao

thông chính: quốc lộ 1A, quốc lộ 22; có hệ thống sông rạch khá dày đặc gồm nhánh
sông Sài Gòn, rạch Cầu Võng, nhánh sông Đồng Nai. Vì vậy, nền kinh tế của quận
phát triển rất đa dạng từ công nghiệp, tiểu thủ công, chăn nuôi, trồng trọt cho đến các
ngành dịch vụ. Đặc biệt, trong chăn nuôi một số đối tượng đang có tiềm năng phát
triển rất nhanh như: nghề nuôi cá sấu hoa cà, nuôi trăn, nuôi thỏ.
Nguồn nước sử dụng trên địa bàn quận chủ yếu là nước giếng đào và giếng
khoan.
Về khí hậu, quận 12 ảnh hưởng khí hậu vành đai nhiệt đới, gió mùa, các yếu tố
biến động theo hai mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 với khoảng
160 ngày mưa, lượng mưa bình quân 1336 mm và mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ 25 – 280 C, cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 trong năm.


4

Lượng nước bốc hơi: 120 mm/tháng. Cao nhất vào tháng 6 (173,2 mm) và thấp
nhất vào tháng 9 (83,4 mm).
Độ ẩm không khí: tháng mưa 79 – 83%, tháng nắng 74 – 77%, thấp nhất vào
tháng 11: 40%.
Chế độ gió: gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa Tây Nam từ
tháng 4 đến tháng 10.
2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
Theo báo cáo tổng kết năm 2006 của trạm Khuyến Nông Quận 12- Gò Vấp thì
tình hình sản xuất nông nghiệp của quận 12 như sau:
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 2079 ha với 2590 hộ.
Vấn đề trồng trọt trên địa bàn quận hiện đang là nguồn thu nhập chính cho một
số lớn các hộ gia đình làm nông nghiệp của quận với diện tích hoa kiểng của toàn quận
là 129,26 ha, 221 ha rau ăn lá, 231 ha cây hoa lài và 126,3 ha cây ăn trái.
Tuy là quận có quá trình đô thị hoá nhanh, song chăn nuôi trên địa bàn quận 12

cũng còn khá nhiều với 8261 con bò, 14000 con heo, 2,6 ha diện tích nuôi cá kiểng và
4975 con thỏ. Ngoài ra, trên địa bàn còn chăn nuôi một số động vật khác như trăn,
lươn và cá sấu.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận 12 chia theo từng khu vực
sinh thái khác nhau:
- Vùng đất gò tập trung ở các Phường Tân Chánh Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân
Thới Hiệp, Hiệp Thành và một phần Thới An. Hoạt động sản xuất chủ yếu là chăn
nuôi bò sữa, một số hoa kiểng và rau ăn lá.
- Vùng đô thị hóa gồm các phường Trung Mỹ Tây, Đông Hưng Thuận, Tân
Hưng Thuận, Tân Thới Nhất do vị trí địa lý nằm dọc theo trục lộ chính giao thông nên
ở các phường này giảm dần đất sản xuất nông nghiệp và do xí nghiệp, nhà máy và nhà
trọ mọc lên ngày càng nhiều nên các nông hộ chuyển dần sang các ngành nghề khác
chỉ còn một số ít hộ nằm sâu bên trong vẫn nuôi bò sữa và các trang trại cây giống vẫn
hoạt động hiệu quả.
- Vùng sông rạch gồm các phường An Phú Đông, Thạnh Xuân, Thạnh Lộc và
một phần Thới An. Khu vực này có những hoạt động mạnh nhất về nông nghiệp như:


5

làng hoa kiểng, bonsai, mai ghép, vùng trồng lài truyền thống, nghề nuôi trồng thủy
sản, khu du lịch sinh thái gắn với cây ăn trái tại phường Thạnh Lộc, làng Bưởi đường
đặc trưng của quận 12 và những ngành nghề mới đang hình thành và phát triển nhanh
như nghề nuôi cá sấu hoa cà, nuôi cá kiểng, nuôi trăn, nuôi thỏ sau dịch cúm gia cầm.
2.2. Hiện trạng và hướng phát triển chăn nuôi thỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh
2.2.1. Tình hình chăn nuôi thỏ hiện nay
Thực hiện chủ trương của Nhà nước nói chung và Ủy ban Nhân Dân Thành phố
nói riêng về chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi sau dịch cúm gia cầm, hiện
nay chăn nuôi thỏ của thành phố tập trung ở 61 xã, phường chủ yếu tập trung tại các

quận huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 9, quận 12 và các quận, huyện khác.
Theo báo cáo của Hội thảo Chăn nuôi thỏ của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 2006.
Tổng số hộ chăn nuôi là 329 hộ với 22830 con. Trong đó:
Thỏ đực:

1193 con

Thỏ cái:

4817 con

Thỏ hậu bị:

3699 con

Thỏ con:

13121 con

Chăn nuôi thỏ là một trong những ngành chăn nuôi mới mà Nhà nước ta đã lựa
chọn để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm khắc phục hậu quả do dịch cúm
gia cầm để lại trong thời gian qua. Chăn nuôi thỏ với lợi thế là tận dụng sức lao động
nhàn rỗi, diện tích đất nhỏ và chu kỳ quay vòng vốn nhanh đã thu hút khá nhiều người
hưởng ứng và mở rộng nghề nuôi thỏ, vì vậy, chăn nuôi thỏ đang mở ra triển vọng
phát triển thành một ngành chăn nuôi hàng hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao trong thời
gian tới.
Mặt khác, mô hình nuôi thỏ hộ gia đình được Trung tâm Khuyến Nông Thành
phố Hồ Chí Minh tập trung đầu tư nhằm hỗ trợ các hộ chuyển đổi ngành nghề từ sau
quyết định ngưng nuôi gia cầm thủy cầm trên địa bàn thành phố, đã tạo ra một sản

phẩm hàng hoá mới trong nông nghiệp và giải quyết việc làm cho các hộ chăn nuôi gia
cầm thủy cầm trước đây có điều kiện tiếp tục chăn nuôi trong thời điểm hiện nay.


6

2.2.2. Hình thành các các trại nuôi thỏ giống
Ngoài các cơ sở cung cấp giống thỏ của Nhà nước quản lý đã hình thành từ khi
nghề nuôi thỏ bắt đầu tại thành phố Hồ Chí Minh (trước năm 2003) như:
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Huấn luyện Chăn nuôi Bình Thắng (Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam).
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Chăn nuôi (Viện Chăn
nuôi)
Hiện nay trên địa bàn thành phố đã hình thành một số trại thỏ tư nhân, cung cấp
con giống cho người chăn nuôi thỏ:
- Trại thỏ Thanh Tâm tại huyện Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên cung
ứng các giống thỏ lai (giữa thỏ Việt Nam với thỏ New Zealand và thỏ California); quy
mô nuôi 6000 thỏ cái sinh sản, 3000 thỏ thịt, khả năng cung cấp 200 đến 300 con thỏ
giống/ tháng. Với phương thức cung cấp thỏ giống cho người chăn nuôi và thu mua lại
thỏ thương phẩm về chế biến thành sản phẩm cung ứng lại cho thị trường như siêu thị
Big C, các quán ăn, nhà hàng và trực tiếp cho người tiêu dùng.
- Trại thỏ Danh Tiếng ở quận 12, hiện đang nuôi giống thỏ New Zealand White
và thỏ California (nguồn giống được khuyến nông hỗ trợ và từ Trung tâm nghiên cứu
dê thỏ Sơn Tây), có tổng đàn 250 thỏ cái, có thể cung ứng 100 thỏ con giống/ tháng.
Trại hoạt động theo phương thức cung cấp thỏ giống, kỹ thuật chăn nuôi, và thu mua
thỏ thương phẩm từ các hộ vệ tinh.
- Trại thỏ Hồng Văn Công ở huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh, có quy
mô 400 thỏ cái sinh sản, khả năng cung cấp 100 - 200 thỏ giống/ tháng. Trại cũng hoạt
động theo phương thức hình thành các hộ nuôi thỏ vệ tinh, cung cấp thỏ giống giá rẻ
(150.000 đồng/ cái mang thai) và thu mua thỏ thương phẩm với giá 25000 đồng/kg thỏ

hơi.
2.2.3. Tình hình thu mua và tiêu thụ thỏ thương phẩm
- Hiện nay, các điểm cung ứng thỏ giống đều là đầu mối thu mua thỏ thịt với giá
từ 25000 - 28000 đồng/kg thỏ hơi với trọng lượng bình quân 2kg trở lên, khả năng thu
mua 100 - 300 con/ ngày. Các mối thu mua giao lại cho nhà hàng, quán ăn với giá từ
31.000- 33.000 đồng/kg thỏ hơi, với số lượng không đều, bình quân 3-8 con/ tuần/ nhà


7

hàng. Các siêu thị mua thịt thỏ làm sẵn với giá 50.000- 55.000 đồng/kg, người chăn
nuôi thỏ có thể ký hợp đồng giao sản phẩm trực tiếp đến siêu thị với cam kết phải giao
thường xuyên, đúng số lượng, quy cách và đảm bảo chất lượng, chỉ được thanh toán
sau 15 ngày giao hàng. Mặt khác, các thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận thú y
chưa chính thức và cụ thể. Đây là khó khăn chính dẫn đến người chăn nuôi không đáp
ứng nhu cầu của các nhà tiêu thụ do chưa có sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ. Vì vậy
với tình hình hiện tại chăn nuôi thỏ còn bỏ ngỏ đầu ra, đang trông đợi vào các ngành
và các cấp lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn quan tâm hơn nữa.
- Thị trường tiêu thụ thịt thỏ chính hiện nay trên địa bàn thành phố là: Người
nuôi bán trực tiếp phẩm cho nhà hàng, quán ăn với số lượng ít, không thường xuyên
hoặc bán cho các hộ xung quanh khi có nhu cầu; các đầu mối thu mua khi có số lượng
lớn từ 50 con trở lên sẽ được các mối, lái thu mua: phân loại, giao cho các quán ăn,
nhà hàng theo yêu cầu; bán cho các cơ sở làm vật nuôi thí nghiệm, thử vaccine; bán
cho các mối tiêu thụ ở Đồng Nai. Đây là tuyến tiêu thụ thịt thỏ khá lớn, bình quân tiêu
thụ 1.000kg thịt thỏ/tuần/đầu mối tương ứng với 1.500 con thỏ thịt. Ngoài ra, còn có
các hợp đồng giữa người chăn nuôi với Công ty TNHH Cash and Carry Vn và siêu thị
Big C.
- Nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ hiện nay: Qua khảo sát một số nhà hàng, quán ăn trên
địa bàn thành phố của Trung tâm Khuyến nông, tham khảo một số ý kiến một số nhà
cung cấp cho thấy: mức tiêu thụ trung bình từ 2- 3kg thịt thỏ/ngày/nhà hàng, riêng với

các quán chuyên kinh doanh các món ăn từ thịt thỏ thì mức tiêu thụ là 5 - 7kg thịt
thỏ/ngày; thực đơn trung bình dưới 10 món; hiện nay người dân chủ yếu mua thịt thỏ
từ siêu thị Metro và các mối quen với giá thịt thỏ hơi dao động từ 28.000 - 35.000
đồng/ kg, thịt thỏ thành phẩm có giá dao động từ 50.000- 65.000 đồng/ kg.
- Theo điều tra nhu cầu thị trường của Trung tâm Khuyến nông Thành phố năm
2006 (Theo báo cáo của Hội thảo Chăn nuôi thỏ của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 2006) qua phỏng vấn trực tiếp 46 chị em
phụ nữ - những người quyết định việc mua sắm và chế biến các món ăn trong gia đình
cho thấy số người đã dùng thịt thỏ chiếm 32/46 người tương ứng 69,6%. Tuy nhiên,
tần suất sử dụng còn hạn chế, chỉ có 23/32 người ăn thịt thỏ vài lần trong năm, chỉ có


8

một người dùng thường xuyên 1lần/ tuần, số còn lại chỉ ăn 1 - 2 lần cho biết. Như vậy,
thịt thỏ còn là món ăn lạ đối với nhiều người dân thành phố, chưa trở thành món ăn
phổ biến trong gia đình do người tiêu dùng chưa quen với loại thực phẩm dinh dưỡng
này.
2.2.4. Thực trạng nghề chăn nuôi thỏ ở quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
- Quá trình hình thành và phát triển
Quận 12 là một quận ven của thành phố, có quá trình đô thị hoá rất nhanh, để
thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp với tình hình sản xuất
thực tế trên toàn quận, nghề chăn nuôi thỏ được sự khuyến khích từ sau dịch cúm gia
cầm, Ủy ban nhân dân Quận 12 chủ trương phát triển nghề chăn nuôi thỏ và phối hợp
với Trạm Khuyến nông xây dựng dự án nuôi thỏ, chủ yếu nuôi theo mô hình kinh tế hộ
gia đình với phương thức nuôi bán công nghiệp là một mô hình khả thi và hiệu quả vì
chăn nuôi thỏ phát huy được tiềm năng về vốn, sức lao động nhàn rỗi, tận dụng diện
tích đất đang bị thu hẹp do tiến trình đô thị hoá.
Trạm Khuyến nông Liên Quận 12- Gò Vấp cùng với Ban Xóa Đói Giảm Nghèo,
Hội Nông Dân và Phòng Kinh Tế Quận 12 đã triển khai các dự án vay vốn (từ Quỹ

Xóa Đói Giảm Nghèo, vốn vay theo Quyết Định 97 và 105) nhằm khuyến khích và
động viên sản xuất tạo ra các sản phẩm có năng suất và giá trị kinh tế để tăng thu nhập
cho các nông hộ bằng mô hình nuôi thỏ từ việc tân dụng cơ sở chuồng trại gia súc, gia
cầm kém hiệu quả.
- Mô hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn quận 12
Toàn quận 12 hiện có 61 hộ nuôi thỏ với tổng đàn 4975 con thỏ, chiếm 21,79%
tổng đàn thỏ của toàn thành phố (theo báo cáo của Hội thảo Chăn nuôi thỏ của Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 2006).
Mô hình chăn nuôi thỏ trên địa bàn là mô hình kinh tế hộ gia đình và có sự hỗ
trợ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông xây dựng mô hình chăn nuôi thỏ bán công nghiệp
và trong tương lai sẽ bước tới là mô hình nuôi thỏ kiểu công nghiệp hoàn toàn. Điều
kiện chăn nuôi thỏ hiện tại của các hộ nuôi thỏ như sau:


9

- Chuồng nuôi
Một số nông hộ tận dụng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm cũ cải tiến kiểu
chuồng trại bán công nghiệp, một số khác đầu tư chuồng trại mới có áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, tuy nhiên hầu hết các hộ đều quan tâm đến sự vệ sinh và an toàn
cho thỏ như tránh mưa tạt, gió lùa. Đa số các hộ sử dụng dạng chuồng nền xi măng,
mái tole và vách bằng gỗ.
- Lồng nuôi
Tất cả các hộ nuôi thỏ trên địa bàn quận đều nuôi thỏ bằng lồng. Nguyên liệu
làm lồng tuỳ điều kiện của từng hộ: bằng lưới kim loại đóng ghép với chân bằng gỗ để
đặt lồng nuôi thỏ cao hơn nền chuồng khoảng 70 - 80 cm; một số hộ khác mua lồng
riêng cho thỏ từ các cơ sở sản xuất lồng riêng cho thỏ. Kích thước lồng nuôi cá thể
dùng cho thỏ sinh sản phổ biến là: cao x rộng x dài: 50 cm x 50 cm x 60 cm. Đối với
thỏ thịt 1 m2 có thể nuôi từ 8 – 10 con.
- Thiết bị và dụng cụ chăn nuôi

+ Máng ăn: gồm gáo dừa, chén sành hay máng nhựa để đựng thức ăn tinh cho
thỏ, máng ăn được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày.
+ Máng uống: là máng nhựa treo vào vách lồng, tuy nhiên đa số các hộ đều đầu
tư hệ thống tự động cho thỏ.
+ Ổ đẻ: dùng hai rỗ bằng nhựa kích thước dài 50 cm, rộng 35 cm úp lại với
nhau và dung kẹp sắt để cố định.
- Thức ăn:
+ Thức ăn tinh: phần lớn các hộ dùng cám viên dành riêng cho thỏ hiệu Euro
Feeds, tuy nhiên có một số ít hộ nuôi nhỏ lẻ dùng các loại phụ phế phẩm nông nghiệp
như cám trộn, lúa, bã đậu nành để nuôi thỏ và một phần nhỏ các hộ chỉ nuôi thỏ bằng
rau, cỏ. Lượng thức ăn tinh cung cấp cho nhu cầu của thỏ tuỳ điều kiện nuôi dưỡng
của từng hộ. Tuy nhiên, số hộ dùng thức ăn tinh cho thỏ chiếm khoảng 90% số hộ nuôi
thỏ.
+ Thức ăn thô xanh: rất đa dạng về chủng loại như: rau muống, rau lang, bắp cải,
cỏ các loại. Tất cả các hộ đều biết xử lý thức ăn thô xanh sạch sẽ trước khi cho thỏ ăn
như: rửa sạch và phơi thức ăn cho ráo để giảm tỷ lệ tiêu chảy trên thỏ.


10

- Nước uống: tất cả các nông hộ ở đây đều dùng nước giếng khoan để nuôi thỏ
và có áp dụng pha thuốc phòng bệnh cho thỏ trong điều kiện thời tiết thay đổi.
- Tình hình vệ sinh phòng bệnh
+ Tình hình vệ sinh chuồng trại
Các hộ chăn nuôi thỏ ở đây chủ yếu tận dụng diện tích đất xung quanh nhà nên
rất chú trọng việc vệ sinh chuồng trại cho thỏ để tránh mùi hôi.
Có ba cách vệ sinh chuồng thỏ:
* Dọn quét nền chuồng và rửa nước nền chuồng hằng ngày.
* Dùng tấm lót hứng phân và nước tiểu thỏ vào xô hay thau đem xử lý mỗi
ngày.

* Dùng chất độn chuồng như mạc cưa, sau đó dọn phân và thay chất độn
chuồng hai ngày một lần.
Nhìn chung tình hình vệ sinh chuồng trại và xử lý phân thỏ ở các nông hộ rất
đạt yêu cầu vệ sinh thú y.
+ Tình hình tiêm phòng
Hiện nay các hộ nuôi thỏ đã biết sử dụng vaccin để phòng bệnh xuất huyết cho
thỏ. Ngoài ra một số hộ còn tiêm phòng bệnh ghẻ và cho uống phòng bệnh tiêu chảy
trên thỏ.
2.3. Đặc điểm một số giống thỏ được nuôi tại Việt Nam
2.3.1. Thỏ New Zealand White (thỏ Tân Tây
Lan trắng)
Có nguồn gốc từ New Zealand, nuôi ở nhiều
nước Châu Âu và Châu Mỹ nhập vào nước ta từ
Hungari năm 1978 và năm 2000 (hình 2.1)
Hình 2.1. Thỏ New Zealand White
Thuộc giống thỏ tầm trung, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, rất thích ứng với
điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta.
Lông dày, trắng tuyền, mắt hồng.
Trọng lượng trưởng thành 5 - 5,5 kg/ con.


11

Tuổi động dục lần đầu 4 - 4,5 tháng.
Phối giống lần đầu khi thỏ đạt 3 - 3,2 kg ở 5 - 6 tháng tuổi.
Đẻ 5 - 6 lứa/ năm; 6 -7 con/ lứa.
Khối lượng con sơ sinh 50 - 60 g.
Tỷ lệ thịt xẻ 52 - 55%.
2.3.2. Thỏ Dutch (thỏ Hà Lan)
Nguồn gốc từ Hà Lan

Màu lông một màu ở vùng mắt, tai và một phần
sau của thân, một phần mặt, đầu còn lại và chân có màu
khác.
Trọng lượng trưởng thành: 4,6 - 5,5 kg.
Hình 2.2. Thỏ Hà Lan
2.3.3. Thỏ British Giant (thỏ Xám Anh)
Nguồn gốc từ Anh
Màu lông xám tro, có bộ khung xương chắc chắn,
lưng thẳng.
Trọng lượng trưởng thành 4,5 – 4,9 kg hình 2.3
Hình 2.3. Thỏ xám Anh
2.3.4. Thỏ Sable (thỏ Đen Ấn Độ)
Nguồn gốc: Ấn Độ
Màu lông đen như thỏ đen Việt Nam nhưng có bộ lông
dày, mịn. Đầu to, tai thẳng.
Trọng lượng trưởng thành: 2,7 - 3,2 kg.
Hình 2.4. Thỏ Đen Ấn Độ
2.3.5. Thỏ Checkered (thỏ Mắt Kiếng)
Nguồn gốc Châu Âu
Màu lông trắng có một vài đốm den trên lưng, quần
mắt và tai cũng màu đen.
Trọng lượng trưởng thành 4 – 5,5 kg
Hình 2.5. Thỏ Mắt Kiếng


12

2.3.6. Thỏ California
Có nguồn gốc từ Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ
Standard Chinchilla, Himalayan và New Zealand nhập vào

Việt nam từ năm 1978 và năm 2000. Là giống thỏ cho thịt
(hình 2.2).
Màu lông trắng với những mảng đen ở tai, mũi, chân
và đuôi.

Hình 2.6. Thỏ California

Trọng lượng trưởng thành: 4,5 - 5 kg.
Tỷ lệ thịt xẻ: 55 - 60 %
Tuổi động dục lần đầu 4 - 4,5 tháng tuổi.
Phối giống lần đầu ở 5 - 6 tháng tuổi.
Đẻ 6 lứa/ năm; 6 - 8 con/ lứa.
Khối lượng con sơ sinh 40 - 60 g.
2.3.7. Thỏ Lop (thỏ tai cụp)
Gồm bốn giống chính: French Lop, Holland Lop,
Dwarf Lop và American Fuzzy Lop nhưng phổ biến nhất
là giống English Lop (hình 2.3).
Màu lông vàng nâu, đôi tai rất dài và cụp xuống.
Trọng lượng trưởng thành 4 - 4,5 kg.
Hình 2.7. Thỏ Lop
2.3.8. Thỏ Giant Papillon (thỏ Bướm)
Nguồn gốc từ Châu Âu.
Màu lông trắng với nhiều đốm đen ở hai bên
hông, màu mắt và tai cũng đen.
Trọng lượng trưởng thành: 4,5 - 5 kg
Hình 2.8. Thỏ Bướm


13


2.3.9. Thỏ Flemish Giant – Flandre (thỏ khổng lồ Pháp)
Nguồn gốc Flandre là vùng miền bắc nứơc Pháp,
giáp ranh với Bỉ.
Màu lông trắng, vàng, xám tro. Thân dài, đầu to, tai
thẳng khung xương rắn chắc.
Trọng lượng trưởng thành 6,5 – 6,8kg.
Hình 2.9. Thỏ khổng lồ (Pháp)
2.3.10. Thỏ đen Việt Nam
Màu lông và màu mắt đen tuyền, đầu nhỏ, mõm nhỏ, cổ nhỏ.
Trọng lượng trung bình lúc trưởng thành
khoảng 3,2 - 3,5kg
Thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng và khí hậu
Việt Nam.
Mắn đẻ và nuôi con giỏi. Mỗi năm cho 7 lứa,
mỗi lứa 6 - 7 con.
Hình 2.10. Thỏ Đen Việt Nam

Trọng lượng thỏ con sơ sinh: 35 - 50 g.
2.3.11. Thỏ xám Việt Nam

Màu lông xám tro hoặc xám ghi, phần dưới ngực, bụng và đuôi màu trắng mờ,
mắt đen, đầu to vừa phải lưng hơi cong.
Khối lượng trưởng thành 3,5 - 3,8 kg.
Mỗi năm cho 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con.
Sức chống đỡ bệnh cao, thích hợp với điều kiện nuôi ở hộ gia đình ở nước ta.
Hình 2.11. Thỏ xám Việt Nam
2.3.12. Thỏ lai
Cho thỏ đực New Zealand, California lai với thỏ đen, thỏ xám Việt Nam cho con
lai F1, F2 sức tăng trọng cao hơn thỏ nội 25 - 30 % và sinh sản cao hơn 15 - 20 %.
Thỏ lai rất thích nghi với điều kiện nuôi gia đình.



14

2.4. Một số đặc điểm sinh học của thỏ
2.4.1. Đặc điểm sinh lý hô hấp và tuần hoàn
Thỏ là loài rất nhạy với ngoại cảnh, thân nhiệt của thỏ thay đổi theo môi trường do
thỏ có rất ít tuyến mồ hôi, vì vậy, thỏ thải nhiệt chủ yếu bằng đường hô hấp. Khi nhiệt
độ môi trường tăng lên đến 350C và kéo dài thì thỏ thở nhanh và cạn để thải nhiệt vì vậy
thỏ rất dễ bị cảm nóng. Nhiệt độ nuôi thích hợp cho đàn thỏ nước ta là 20 - 28,5 0C.
Tần số hô hấp thông thường của thỏ là 60 - 90 lần/ phút. Thỏ thở nhẹ, không
nghe tiếng động, chỉ thấy thành bụng dao động theo nhịp thở.
Nhịp tim thỏ nhanh và yếu, trung bình từ 100 - 120 lần/ phút.
Tần số hô hấp, nhịp tim, thân nhiệt tỉ lệ thuận với nhiệt độ không khí.
2.4.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa thỏ
Thỏ thuộc động vật dạ dày đơn, dạ dày thỏ co giãn tốt nhưng co bóp yếu, đường
ruột dài 4 – 6 m, manh tràng lớn hơn dạ dày (chiếm 40% tổng dung tích đường tiêu
hóa) và có khả năng tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật.
Quá trình tiêu hóa diễn ra trong khoảng 4 – 5 giờ. Thức ăn được nuốt vào thực
quản, vượt qua tâm vị đến dạ dày, nơi có môi trường rất acid: pH = 2,2, tại đây thức ăn
được phân hủy thành các phần tử nhỏ hơn. Sau đó nhờ sự co thắt của các cơ dạ dày
thức ăn được đưa đến ruột non để phân hủy các phần tử, cuối cùng các phần tử đã
được phân hủy được đưa đến manh tràng.
Trong manh tràng thỏ tạo thành hai loại phân: loại phân bình thường viên tròn,
cứng, thỏ không ăn gọi là phân cứng tạo ra vào ban ngày. Còn loại phân kia mềm hơn,
nhiều viên nhỏ, mịn, kết dính nhau, khi thải ra đến hậu môn thì được thỏ cúi xuống ăn
ngay, gọi là phân vitamin tạo ra vào ban đêm và được thỏ ăn lại vào lúc sáng sớm.
Tuy nhiên ở thỏ con còn bú mẹ thì không ăn lại phân, hiện tượng này chỉ xảy ra
khi thỏ được khoảng 3 tuần tuổi.
Theo INRA (1999), nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo từng giai đoạn sinh trưởng,

phát dục được trình bày qua bảng 2.1


15

Bảng 2.1. Nhu cầu dinh dưỡng thỏ
Thời kỳ

Nhu cầu (g/con/ngày)
Bột đường

Đạm thô



Sau cai sữa:
* 0,5- 1kg

15- 35

2,5- 9

22- 24

* 1- 2kg

35- 80

9- 13


22- 24

* 2- 3kg

80- 110

13- 17

22- 24

Hậu bị

70

20

20- 26

Cái chửa

90

28

26- 28

* 10 ngày

180


48

28- 31

* 11- 20 ngày

205

56

28- 31

* 21- 30 ngày

200

52

28- 31

* 31- 40 ngày

165

44

28- 31

Cái nuôi con:


- Nhu cầu vitamin
Tuy là loài ăn cỏ nhưng thỏ con sau cai sữa chưa tổng hợp được vitamin nên vẫn
thiếu một số vitamin quan trọng như A, B, D, E. Nếu thiếu vitamin thỏ sẽ bị ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản, sinh trưởng.
- Nhu cầu khoáng
Đối với thỏ nuôi nhốt cần cung cấp đầy đủ khoáng. Nếu thiếu Ca, P thì thỏ bị còi
xương, thỏ giống sinh sản kém, thai hay chết. Tuy vậy trong khẩu phần ăn của thỏ cần
hạn chế hàm lượng muối vì dễ gây tiêu chảy.
- Nhu cầu nước
Đối với thỏ nhu cầu nước rất quan trọng, nhất là đối với thỏ đẻ. Nguồn cung cấp
nước cho thỏ là nước uống và nước trong thức ăn xanh. Nhu cầu nước của thỏ phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường và các giai đoạn phát dục:
Thỏ hậu bị giống: 0,2- 05 lít/ ngày
Thỏ mang thai: 0,5- 0,6 lít/ ngày
Thỏ sau khi thỏ đẻ: 0,6- 0,8 lít/ ngày
Thỏ trong giai đoạn tiết sữa tối đa: 0,8- 1,5 lít/ ngày


×