Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tia x và sử dụng tia x trong y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.59 KB, 2 trang )

Họ và tên: Phạm Anh Vũ
Lớp: Hình ảnh 6
Mã SV: 3110713066
Môn: Vật lí các phương pháp tạo ảnh
Đề bài: Dựa trên cơ sở kiến thức đã học về tia X và nguyên lý
chẩn đoán X – Quang hãy ứng dụng các kiến thức vào thực hành
chiếu chụp X-Quang. Mỗi ứng dụng cho một ví dụ cụ thể.
Bài làm
Tia X có bản chất là sóng điện từ có bước sóng từ 0,01 đến 10
nanômét do nhà vật lý học người Đức Rontghen phát hiện vào
năm 1895
Tính chất của tia X:
_ Tia X có đầy đủ tính chất của ánh sáng như phản xạ, khúc xạ,
nhiễu xa, phân cực nhưng chỉ xảy ra trong điều kiện đặc biệt,
truyền đi theo đường thẳng với cvận tốc 300.000 km/h.
Trong chụp Xquang khi qua cơ thể người tia X bị nhiễu xạ tạo
ra các tia thứ đi lệch. Ta sử dụng lưới chống mờ gồm nhiều tấm
chì song song để cản tia thứ.
_ Có tính đâm xuyên lớn, có khả năng xuyên qua chất rắn.
_ Tác dụng lên muối bạc trên kính ảnh .
Nhờ hai tính chất trên tia X có úng dụng rộng rãi trong y học và
công nghiệp như chụp chiếu phim X-quang để chuẩn đoán bệnh,
sử dụng trong hệ thống kiểm tra hành lý ở sân bay ,…
_ Tác dụng phát quang đối với một số chất. như Clorua, Na, Mg,
….
Ứng dụng dể tạo bìa tăng quang trong kĩ thuật chụp Xquang.
Khi tia X qua bộ phận cần chụp bìa tăng quang có tác dụng làm
sáng, trong đó mặt sau dày hơn mặt trước vì tia X tới mặt trước
nhiều hơn
Hiện nay tia X được ứng dụng rất rộng rãi trong y học mà hai
lĩnh vực quan trọng nhất là chụp chiếu X quang và xạ trị. Ở đây


chúng ta chỉ xét tác dụng của tia X trong chiếu – chụp phim.


Nguyên lý chiếu chụp X-Quang:
_ Tính đâm xuyên của tia X.
_ Sự hấp thụ khác nhau đối với quang tuyến X của các phần tử
trong cơ thể
+Các nguyên tử cấu tạo nên tổ chức cơ thể
+ Mật độ phân tử trong các mô cơ quan là khác nhau
Mật độ Canxi, photphat trong xương lớn cản quang cao sẽ hiện
hình ảnh trắng đục trên phim còn các cơ quan như cơ cản
quang ít nên cho hình màu đen và sáng
+ Chiều dầy cơ quan bị chiếu
Khi chụp X quang tùy theo bộ phận cần chiếu chụp ta sẽ tùy
chỉnh KV và MÁ khác nhau. Ví dụ: chụp bàn tay cần 40 KV2MÁ nhưng chụp xương đùi lại phải chỉnh 70KV – 20MAS. Ở
những người béo chúng ta cũng cần tăng liều độ chiếu cho phù
hợp
_ Mắt người không thể thấy tia X Quang.
phải sử dụng phim có chứa muối bạc hoặc màn huỳnh quang
trong chụp chiếu để tạo hình ảnh.
_ Hình lớn hơn vật do tia Ronghen phát ra từ bóng theo hình
nón vật càng ở xa màn chiếu hoặc xa phim thì hình càng lớn.
Ứng dụng khi chụp phổi, tim thường phải để máy cách bệnh
nhân từ 1 đến 1,5 m . Tùy theo bộ phận cần chụp chúng ta xác
định khoảng cách để phóng to hay chụp dúng theo kính tước
của cơ quan, cũng cần chú ý tăng khoảng cách bóng – vật thì
phải tăng MAS chụp. Bóng cũng không thể để quá xa vì cường
độ tia X giảm theo bình phương khoảng cách.
_ Phát tia thứ khi chụp: nguyên nhân khi đi qua cơ thể nhiều tia
đi xiên sẽ tạo hình giả gây mờ phim

Khắc phục bằng cách sử dụng lưới chống mờ là các lá chì xếp
song song, xoắn ốc hoặc lưới ô vuong để chống mờ. Mỗi loại
lưới có tác dụng chặn tia khuyêchs tán từ các hướng khác nhau.



×