Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

nho giáo dưới thời vua lê thánh tông (thế kỷ xv)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ

-------- ---------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ
Đề tài:

NHO GIÁO DƯỚI THỜI VUA
LÊ THÁNH TÔNG (thế kỷ XV)

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

GVC.Ths.: Khoa Năng Lập

Đỗ Thị Phượng, MSSV: 6086344
Lớp: SP. Lịch Sử K34

Cần Thơ, tháng 04 năm 2012


LỜI CẢM ƠN!
Thế là một kỳ học nữa lại sắp sửa trôi qua, mới ngày nào chúng
em còn là những em sinh viên thơ dại, năm nhất mới lên Đại học được
sự dìu dắt chỉ bảo nhiệt tình của Thầy cô bạn bè mà giờ đã là những
anh chị sinh viên năm cuối sắp rời xa mái trường. Bốn năm Đại học là
thời gian không nhiều nhưng nó đã cho chúng em biết bao trải nghiệm


trong cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, cùng với thời gian và những
tháng năm sống và học tập tại trường là khoảng thời gian giúp chúng
em lớn hơn rất nhiều, xa rời vòng tay chăm sóc của những người thân
yêu, thầy cô bạn bè thân thuộc để đến một môi trường mới, thầy cô
mới, bạn bè mới, những lo sợ, những khó khăn cũng dần vượt qua, môi
trường mới cùng chúng em hòa nhập vượt qua mọi khó khăn để đạt
được những thành tích cao trong học tập và rèn luyện, chính Thầy cô
là những người giúp đỡ chúng em đạt được những thành quả ấy.
Ông bà ta thường dạy: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ
người trồng cây” đó là một chân lý. Vâng, thật sự dù những năm tháng
có qua đi, rồi đây chúng em có phải xô bồ với cuộc sống thị trường đi
chăng nữa, chúng em cũng sẽ không bao giờ quên những kỷ niệm,
những nụ cười rạng rỡ khi được điểm cao, những giọt nước mắt khi bị
điểm thấp, những lúc bị la rầy khi không chịu chuẩn bị bài, tìm hiểu
nghiên cứu kiến thức… Đó là những tháng năm mộc mạc nhưng chân
tình cùng Cô thầy học tập dưới một ngôi trường chung, một mái nhà
lớn này. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô trường Đại
Học Cần Thơ, đặc biệt là Thầy cô khoa Sư Phạm và Bộ môn Sư Phạm

Lịch Sử đã không quản vất vả khó khăn trang bị cho em những
nguồn kiến thức thật hữu hiệu, làm hành trang tương lai cho em
bước vào đời.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Khoa
Năng Lập – người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành
Luận văn tốt nghiệp của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân


Lịch Sử đã không quản vất vả khó khăn trang bị cho em những nguồn
kiến thức thật hữu hiệu, làm hành trang tương lai cho em bước vào đời.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Khoa

Năng Lập – người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
quý Thầy, cô phản biện đã đóng góp ý kiến chân thành, bổ sung để
Luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó, Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ
của Trung Tâm học Liệu trường Đại Học Cần Thơ, Thầy cô thư viện
Khoa Sư Phạm nơi em học tập và tập thể cán bộ Thư viện Thành phố
Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em được mượn tài liệu để nghiên cứu đề
tài.
Cuối cùng, Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành, thân thiết
đến gia đình, bạn bè và tập thể lớp Sư Phạm Lịch Sử - K34, những
người đã trực tiếp động viên, ủng hộ, giúp đỡ em hoàn thành tốt Luận
văn tốt nghiệp của mình
Em xin kính chúc thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, công tác tốt.
Em xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày 18 tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện:
Đỗ Thị Phượng


LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-----………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………….


LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-----………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………….


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)

PHẦN MỤC LỤC
A – PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... Trang 03
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... Trang 04
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. Trang 05
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. Trang 09
4. Mục đích và phương pháp nghiên cứu .......................................................... Trang 09
5. Bố cục của Luận văn..................................................................................... Trang 11
B – PHẦN NỘI DUNG ................................................................................ Trang 12
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NƢỚC TA
DƢỚI THỜI LÊ THÁNH TÔNG (1460-1497) ............................................ Trang 13
1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội nước ta từ đầu thế kỷ XV đến trước triều đại Lê Thánh
Tông ................................................................................................................... Trang 13
1.1.1. Tình hình kinh tế ................................................................................ Trang 13
1.1.2. Tình hình chính trị - xã hội ................................................................. Trang 15
1.2. Cuộc đời và sự nghiệp trị nước của vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497) .................
............................................................................................................................ Trang 19
1.2.1. Tiểu sử cuộc đời của vua Lê Thánh Tông .......................................... Trang 19
1.2.2. Sự nghiệp trị nước của vua Lê Thánh Tông ....................................... Trang 22
CHƢƠNG 2: DIỆN MẠO NHO GIÁO DƢỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG
(1460 – 1497) .................................................................................................... Trang 30

2.1. Vị thế độc tôn của Nho giáo dưới thời vua Lê Thánh Tông ....................................
............................................................................................................................ Trang 33
2.2. Lê Thánh Tông tiếp cận Nho giáo trên cương vị đệ nhất minh quân bình thiên hạ
...........................................................................................................................Trang 38
2.2.1. Lựa chọn cho đất nước một học thuyết làm nền tảng cho sự phát triển ..........
....................................................................................................................... Trang 39
2.2.2. Sử dụng hiền tài trong công cuộc “bình thiên hạ” ............................. Trang 41
2.2.3. Chăm lo phát triển giáo dục và mở rộng kiện toàn chế độ khoa cử .................
....................................................................................................................... Trang 44

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 1 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
2.2.4. Chăm lo xây dựng luật pháp cho công cuộc “trị quốc” “bình thiên hạ” ..........
....................................................................................................................... Trang 52
CHƢƠNG 3: NHỮNG ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC CỦA NHO GIÁO TÁC ĐỘNG
ĐẾN ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI DƢỚI THỜI VUA LÊ THÁNH TÔNG
............................................................................................................................ Trang 63
3.1. Lĩnh vực kinh tế ......................................................................................... Trang 63
3.1.1. Về tình hình ruộng đất ........................................................................ Trang 64
3.1.2. Về tình hình phục hồi và phát triển nông nghiệp................................ Trang 65
3.1.3. Về tình hình công thương nghiệp ....................................................... Trang 66
3.2. Lĩnh vực chính trị - xã hội ......................................................................... Trang 67
3.2.1. Về xây dựng và củng cố chính quyền ................................................. Trang 67
3.2.2. Về quân đội và quốc phòng ................................................................ Trang 70

3.2.3. Về pháp chế. ....................................................................................... Trang 73
3.3. Lĩnh vực văn hóa – giáo dục ...................................................................... Trang 74
3.3.1. Về sự phát triển của giáo dục, khoa cử ............................................... Trang 74
3.3.2. Về tôn giáo, tín ngưỡng ...................................................................... Trang 76
3.3.3. Về sự phát triển của văn học, sử học .................................................. Trang 77
3.3.4. Về nghệ thuật ...................................................................................... Trang 78

C – PHẦN KẾT LUẬN .................................................................. ....Trang 80
D – PHẦN PHỤ LỤC .........................................................................Trang 86
E – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................Trang 90

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 2 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 3 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)

1. Lý do chọn đề tài:

Khi Phật giáo dần rút lui vào chùa chiền, Lão giáo dần biến thành một thứ mê tín
dị đoan mà các thầy phù thủy dùng làm kế sinh nhai thì ở nước ta tư tưởng Nho giáo
ngày càng phát huy tác dụng, dần dần chiếm được vị thế độc tôn trong các triều đại
phong kiến Việt Nam.
Thế kỷ XIV – XV, là những thế kỷ đầy biến động rực rỡ của Nho giáo, xã hội
nước ta dưới triều đại trị vì của Nhà Lê, đặc biệt dưới thời trị vì của vua Lê Thánh
Tông – vị hoàng đế anh minh, quyết đoán, hùng tài lược bậc nhất trong lịch sử dân
tộc, Nho giáo đã trở thành giáo lý độc tôn trong xã hội. Lúc này, Nho giáo được coi là
chuẩn mực cho công cuộc cai trị đất nước dưới thời vua Lê Thánh Tông, trở thành hệ
tư tưởng chính chi phối toàn bộ đời sống xã hội nước ta thời bấy giờ. Cùng với sự
phát triển vững mạnh của Nho giáo để nhằm củng cố quyền lực của Nhà nước Trung
ương tập quyền, Lê Thánh Tông đã đặc biệt chú trọng đến hệ thống luật pháp làm nền
tảng để cai trị xã hội. Với những chính sách cai trị hợp lòng dân, thuận theo sự phát
triển của lịch sử, ông đã có công lao lớn trong việc làm cho nước Đại Việt ta từng
bước phát triển ổn định, trở thành một quốc gia thịnh trị, phú cường.
Lịch sử Việt Nam ta trải qua biết bao thăng trầm và biến động, biết bao triều đại
nối tiếp nhau xây dựng cơ đồ. Đại Việt thế kỷ XV, Lê Thánh Tông là một vị vua có
tư tưởng “đức trị” và “pháp trị” nghiêm minh được thể hiện thấm nhuần trên tư tưởng
đạo đức Nho gia cụ thể là Tống nho. Tìm hiểu về Nho giáo dưới thời Lê Thánh Tông,
vì sao Nho giáo chiếm địa vị độc tôn là một trong những vấn đề luôn được mọi người
quan tâm đặc biệt là những người nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên, do vấn đề Nho giáo
dưới thời vua Lê Thánh Tông được các nhà nghiên cứu trình bày đan xen với nhiều
nội dung khác cho nên trong những nghiên cứu của họ vấn đề về Nho giáo chưa được
trình bày một cách có hệ thống, còn rải rác chưa đi sâu, đi sát vấn đề. Là một sinh
viên chuyên ngành Sư Phạm Lịch Sử với niềm đam mê nghề nghiệp và yêu thích Nho
giáo, tác giả nhận thấy mình cần phải có sự hiểu biết sâu sắc hơn nữa về vấn đề này
để góp phần nâng cao khối kiến thức của mình nhằm đạt được bài dạy lịch sử tốt hơn

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập


- Trang 4 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
khi dạy đến phần có liên quan đến Nho giáo. Bên cạnh đó, có được cái nhìn “nhân
sinh quan” đúng đắn về Nho giáo có thể nhìn thấy những hạn chế của Nho giáo để mà
tránh và vạch ra những giá trị tích cực những cái hay, cái đẹp của Nho giáo để tiếp
thu vận dụng những giá trị đó vào đời sống hàng ngày.
Từ những luận điểm trên kết hợp cùng với những nhiệt huyết của tuổi trẻ đã thôi
thúc tác giả lựa chọn cho mình đề tài: Tìm hiểu về Nho giáo dưới thời vua Lê Thánh
Tông (thế kỷ XV) làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình. Hy vọng với những
đóng góp của mình có thể làm sáng tỏ thêm những tiền đề, điều kiện dẫn đến sự phát
triển thịnh đạt của Nho giáo dưới thời vua Lê Thánh Tông – Nho giáo chiếm được vị
thế độc tôn trong xã hội. Tuy nhiên, đây là một đề tài khá mới mẻ đòi hỏi người
nghiên cứu phải có nhiều thời gian để nghiên cứu nhằm đưa ra được sự nhìn nhận sâu
sắc và khách quan để đánh giá đúng bản chất của vấn đề. Thêm vào đó, việc nghiên
cứu đòi hỏi người nghiên cứu phải có tư duy lập luận và khả năng tổng hợp, phân
tích, chế biến tài liệu khéo léo và sâu sắc tạo cơ sở phương pháp luận để làm sáng tỏ
vấn đề.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nếu xét về quy mô phát triển và phạm vi ảnh hưởng thì Nho giáo ở Việt Nam
không thể phát triển bằng Nho giáo nguyên thủy khởi nguồn từ Trung Quốc.
Đây là một đề tài không lớn nhưng các vấn đề được viết đan xen với nhiều nội
dung khác nhau và nằm rải rác chưa có hệ thống, đứng từ góc độ một sinh viên năm
cuối đại học khi nghiên cứu vấn đề người viết đã tìm hiểu qua các tài liệu:
1. Bài Giảng Chuyên Đề Lịch Sử Tư Tưởng VN – Khoa Năng Lập. Cuốn giáo
trình này giúp tác giả hiểu được thế giới quan của vua Lê Thánh Tông về các tư

tưởng chính trong xã hội Đại Việt lúc bấy giờ. Tại sao vua Lê Thánh Tông lại coi
trọng Nho giáo và hạn chế Phật giáo, Lão giáo. Vì sao Nho giáo lại chiếm địa vị độc
tôn vào thế kỷ XV ?

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 5 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
2. Các triều đại Việt Nam – Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng. Đây là cuốn sách viết về
các triều đại Việt Nam. Trong đó viết chi tiết, rõ ràng, khá đầy đủ về triều Lê, dưới
thời vua Lê Thánh Tông.
3. Đại Cương Triết Học Trung Quốc – Nho giáo, Trần Trọng Kim. Đây là cuốn
sách của Sử thần Trần Trọng Kim, một nhà nghiên cứu khá sâu về Nho giáo. Nó được
xem là cuốn sách gối đầu giường của những người muốn nghiên cứu về Nho giáo.
Cuốn sách viết về cả Nho giáo nguyên thủy ở Trung Quốc (mảng nghiên cứu này ông
viết về Nho giáo nơi khởi nguồn, về Tam cương, Ngũ thường, Ngũ luân, đạo của
người quân tử, về cách học hành thi cử, về quan hệ vua – tôi, về Kinh dịch, Kinh lễ,
Kinh xuân thu.…) và Nho giáo Việt Nam, những ảnh hưởng của Nho giáo với xã hội
Việt Nam.
4. Đại cương Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam tập 3 – Nguyễn Khắc Thuần, NXB
Thuận Hóa. Đây là cuốn sách lịch sử viết về văn hóa Việt Nam trong đó có phần viết
về Nho giáo, cả Nho giáo nguyên thủy và Nho giáo Việt Nam, sự khác biệt giữa Nho
giáo thời Hán nho và Tống nho, giữa Nho giáo nguyên thủy và Nho giáo Việt Nam,
những ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội Việt Nam.
5. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, NXB Khoa
học Quốc gia Hà Nội. Đây là cuốn sách được viết dưới triều Lê cụ thể là dưới thời

vua Lê Thánh Tông, với cuốn sách này tác giả có thể tập trung nghiên cứu về tình
hình các mặt của đời sống xã hội, những ghi chép, những nhận định… của các nhà sử
học đương thời về vị vua hùng tài, thao lược này.
6. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục – Quốc sử quán triều Nguyễn.
Đây là cuốn sách viết về tình hình xã hội Việt Nam, trong đó có thời trị vì hưng thịnh
dưới thời vua Lê Thánh Tông, những lời nhận xét, các ghi chép lại của những nhà sử
học đương thời về triều đại này.
7. Lê Thánh Tông – con người và sự nghiệp, NXB ĐHQG Hà Nội, xuất bản năm
1997. Đây là cuốn sách được tác giả trung nghiên cứu sâu nhất bởi vì nó giải đáp cho
người viết nhiều vấn đề cần tìm kiếm trong đề tài. Cuốn sách này tác giả tập trung

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 6 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
nghiên cứu chủ yếu là xuất thân của vua Lê Thánh Tông, lúc còn nhỏ, lúc lên ngôi, sự
nghiệp trị nước và một số việc làm của vua dưới tác động của hệ tư tưởng Nho giáo,
Phật giáo và Đạo giáo đương thời. Lê Thánh Tông chăm lo giáo dục, coi trọng hiền
tài, và luật pháp như thế nào, những biểu hiện của những việc làm đó, và những thành
tựu đạt được.
8. Lê Thánh Tông – về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo Dục, Hà Nội, xuất bản
năm 2007. Đây là cuốn sách thứ hai được tác giả gối đầu giường trong quá trình
nghiên cứu. Cuốn sách này là tổng hợp những bài viết của những nhà nghiên cứu lớn,
những cây đại thụ của làng Sử học như: Trần Quốc Vượng với bài viết về Lê Thánh
Tông (1442 – 1497); Phan Huy Lê với bài viết Lê Thánh Tông và sự nghiệp của ông
trong bối cảnh lịch sử đất nước thế kỷ XV; Bùi Xuân Đính với bài viết Vua Lê Thánh

Tông và pháp luật; Trần Đình Hượu với bài viết Lê Thánh Tông và thời kỳ thịnh trị
của Nho học; Nguyễn Tài Thư với bài viết Tư tưởng Lê Thánh Tông và triều đại
thịnh trị của ông; Phan Đại Doãn với bài viết Lê Thánh Tông và Nho học – Nho giáo;
Mai Xuân Hải với bài viết Khoa cử thời Lê Thánh Tông… và nhiều vấn đề nghiên
cứu khác. Tất cả những bài viết này giúp người viết có cái nhìn sâu sắc hơn về Nho
giáo và những ảnh hưởng của nó dưới thời vua Lê Thánh Tông.
9. Lịch Sử Việt Nam – Trương Hữu Quýnh (chủ biên), NXB Giáo Dục. Cuốn
sách này tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu về bối cảnh kinh tế - xã hội nước ta
khoảng cuối thế kỷ XIV đến trước, trong triều đại Lê Thánh Tông thế kỷ XV; Nho
giáo được coi trọng, lược thảo những thành tựu của Nho giáo dưới thời vua Lê Thánh
Tông.
10. Lịch Sử Việt Nam – Huỳnh Công Bá (chủ biên) NXB: Thuận Hóa, xuất bản
năm 2008.
11. Lịch Sử Việt Nam, tập 1 – Phan Huy Lê (chủ biên), NXB: ĐH và THCN, Hà
Nội năm 1993.
12. Lịch Sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX) – Đào Duy Anh (chủ biên),
NXB: Văn Hóa Thông Tin, xuất bản năm 1996.

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 7 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
13. Lịch Sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến ngày nay) – Nguyễn Đình Lễ (chủ biên).
Những cuốn sách của Phan Huy Lê, Huỳnh Công Bá, Đào Duy Anh cùng với cuốn
Lịch Sử Việt Nam của Trương Hữu Quýnh giúp tác giả tìm hiểu về bối cảnh kinh tế xã hội nước ta khoảng cuối thế kỷ XIV đến trước, trong triều Lê Thánh Tông. Cùng
một vấn đề nhưng nhiều tác giả viết sẽ cho tác giả một cách nhìn khách quan và toàn

diện hơn khi đánh giá vấn đề.
14. Lê Thánh Tông – Con người và Sự Nghiệp, Kỷ yếu hội thảo Khoa học, NXB:
ĐHQG Hà Nội, Hà Nội năm 1997. Đây là bài viết được đăng trên tạp chí Kỷ yếu hội
thảo khoa học viết về đệ nhất minh quân Lê Thánh Tông tiếp cận Nho giáo trên
cương vị trị quốc bình thiên hạ. Qua đó tác giả có được nguồn kiến thức phong phú
hơn khi viết về chương 2 của đề tài.
15. Một số vấn đề về Nho giáo – Phan Đại Doãn. Đây là một số bài viết của giáo
sư Phan Đại Doãn về những tìm hiểu nghiên cứu của ông về Nho giáo Việt Nam đặc
biệt Nho giáo dưới thời vua Lê Thánh Tông. Trong đó cũng có bài viết về Lê Thánh
Tông – Nho học và Nho giáo như đã kể trên nhưng được viết trong cùng hệ thống nên
dễ hiểu hơn.
16. Một Số Chuyên Đề Lịch Sử Cổ Trung Đại VN – Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố
Uyên. Trong đó có một số chuyên đề viết về mảng Nho giáo Việt Nam, tuy không
nghiên cứu chuyên sâu thành từng mảng rõ ràng nhưng qua chuyên đề này chắt lọc
cho khối kiến thức nghiên cứu của tác giả được sâu sắc hơn.
17. Tìm Hiểu Tư Tưởng Chính Trị Nho Giáo Việt Nam Từ Lê Thánh Tông Đến
Minh Mạng – Nguyễn Hoài Văn, NXB Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2002. Đây là
cuốn sách của Tiến sĩ Nguyễn Hoài Văn cũng là công trình nghiên cứu luận án Tiến
sĩ của ông. Nội dung cơ bản của cuốn sách nói về tình hình tư tưởng chính trị Nho
giáo ở Việt Nam từ thời Lê Thánh Tông đến Minh Mạng, về thế giới quan, tầm nhìn
chính trị và tư tưởng Nho giáo trong xã hội phong kiến đương thời.
18. Thế Thứ Các Triều Vua Việt Nam – Nguyễn Khắc Thuần, NXB Giáo Dục,
xuất bản năm 2008. Tương tự như cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim,

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 8 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng



Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
cuốn sách viết về thế thứ (thứ tự) các triều vua Việt Nam trong đó có triều đại trị vì
của vua Lê Thánh Tông.
19. Việt Nam Sử Lược, quyển 1 – Trần Trọng Kim. Đây là cuốn sách viết về các
triều đại Việt Nam trong đó có nhà Hậu Lê (1428 – 1788) với các 27 đời vua từ Thái
Tổ đến vua Chiêu Thống năm sinh, năm mất, năm lên ngôi, đặc điểm tình hình của
một số đời vua, tài cai trị… Cuốn sách này tác giả dùng để tham khảo về Lê Thánh
Tông và triều đại của ông.
……………… và nhiều tài liệu tham khảo khác.
Nhìn chung, vấn đề Nho giáo được tiếp cận nghiên cứu ở nhiều phương diện hay
góc độ khác nhau. Từ những tác phẩm được chọn lọc kỹ càng kết hợp với các phương
pháp tổng hợp tài liệu, so sánh và phân tích bao quát vấn đề, người viết đã sắp xếp và
khái quát lại một cách có hệ thống. Tác giả mong với đề tài này kiến thức của tác giả
sẽ được mở rộng hơn và những thứ tác giả còn thắc mắc sẽ được giải đáp rõ ràng hơn
và thấy được những điều mới mẻ mà bản thân chưa biết.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài đòi hỏi người nghiên cứu phải tập trung đi sâu tìm hiểu, bám sát vấn đề,
yêu cầu người nghiên cứu phải tập hợp được nhiều nguồn tư liệu, biết khái quát đầy
đủ vấn đề trọng tâm, phải có nguồn kiến thức hiểu biết vững vàng và có nhiều thời
gian nghiên cứu. Tuy nhiên, do là sinh viên còn ngồi trên giảng đường Đại học tầm
kiến thức hiểu biết còn có giới hạn nên tác giả chỉ tập trung, đi sâu vào nghiên cứu
vấn đề tìm hiểu Nho giáo dười thời Lê Thánh Tông thế kỷ XV, Nho giáo phát triển
như thế nào ? Vì sao Nho giáo lại chiến được vị thế độc tôn giai đoạn này ? Những
đóng góp của nó với nước Đại Việt thời bấy giờ như thế nào ?
+ Đối tƣợng: Nho giáo dưới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV).
+ Phạm vi nghiên cứu: Các sách báo, tạp chí, tài liệu điện tử, các công trình
nghiên cứu liên quan đến Nho giáo dưới thời vua Lê Thánh Tông và Nho giáo


GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 9 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
nguyên thủy ở Trung Quốc. Qua đó thấy được sự vận dụng sáng tạo Nho giáo dưới
triều đại trị vì của vua Lê Thánh Tông.

4. Mục đích nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu:
+ Mục đích nghiên cứu: Nhằm thông qua những điều kiện, tiền đề, bối
cảnh xã hội Đại Việt trong khoảng đầu thế kỷ XV, những biến động chính trị xã hội của đất nước dưới thời trị vì của vua Lê Thánh Tông, cùng với việc lựa
chọn cho mình một học thuyết Nho giáo làm nền tảng cho sự phát triển đất
nước, đưa Nho giáo trở thành giáo lý độc tôn trong sự cai trị của triều đại mình
thì xã hội Đại Việt nước ta lúc này phát triển như nào ? Vì sao Nho giáo lại
chiếm được vị trí độc tôn trong giai đoạn đầy biến động này ? Và những đóng
góp của nó đối với sự phát triển của đất nước như thế nào ? Thông qua đó,
giúp cho người nghiên cứu, người đọc, người xem có cái nhìn toàn diện, khách
quan, sâu sắc về Nho giáo dưới triều đại trị vì của vị vua đệ nhất minh quân,
hùng tài, thao lược này.

+ Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã sử dụng rất nhiều phương pháp kết
hợp để hoàn thành đề tài điển hình là các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Khi nghiên cứu đề tài tác giả đã
tìm kiếm và thu thập nhiều nguồn tài liệu khác nhau chủ yếu là các sách, báo,
tạp chí viết về tình hình Nho giáo dưới thời Vua Lê Thánh Tông (trước, trong,
sau triều đại này), cả một số tư liệu sưu tầm trên mạng. Đồng thời tác giả cũng

đã nghiên cứu để xử lý nguồn tài liệu đã tìm kiếm được, lựa chọn những thông
tin cho phù hợp vời đề tài. Vì đây là các tài liệu được các nhà xuất bản có uy
tín phát hành nên có thể tin tưởng về mặt lập trường tư tưởng.
Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic: Phương pháp này
được xem như là phương pháp chủ yếu để tiến hành nghiên cứu Luận văn. Bên

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 10 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để có cái
nhìn toàn diện, sâu sắc, khách quan vấn đề.
Sau cùng là tiến hành viết và chỉnh sửa đến khi đề tài hoàn chỉnh về mặt
nội dung và hình thức. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên người viết nghiên cứu
một đề tài lớn mang tính khoa học và lịch sử nên chắc chắn không tránh khỏi
thiếu sót trong quá trình thực hiện, bản thân tác giả rất mong nhận được sự
đóng góp chân thành của quý Thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.

5. Bố cục của Luận văn:
Luận văn được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
+ Phần mở đầu: Tác giả nêu lên lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu, đối
tượng, phạm vi, mục đích, phương pháp và bố cục của đề tài cho người đọc có
cái nhìn toàn diện, khái quát được trọng tâm đề tài.
+ Phần nội dung: Tác giả chia thành 3 chương lớn, trong các chương lớn
được chia làm nhiều mục nhỏ để bám sát vấn đề và làm nổi bật được trọng tâm
xoay quanh đề tài mà tác giả nghiên cứu: Tìm hiểu về Nho giáo dưới thời vua

Lê Thánh Tông (thế kỷ XV).
+ Phần kết luận: Là kết luận chung những gì mà tác giả đã tìm hiểu nghiên
cứu được về những vấn đề cần giải quyết trong đề tài, đưa ra một số nhận xét,
đánh giá của bản thân về những kiến thức mình góp nhặt được qua việc nghiên
cứu đề tài này.

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 11 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 12 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA NƢỚC TA DƢỚI THỜI LÊ THÁNH TÔNG (1460 - 1497)
1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội nƣớc ta từ đầu thế kỷ XV đến
trƣớc triều đại Lê Thánh Tông
1.1.1. Tình hình kinh tế
Đại Việt thế kỷ XV, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. Đất nước được thanh

bình. Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (29 tháng 4 năm 1428) Lê Lợi chính thức lên
ngôi Hoàng Đế ở Đông Kinh (Thăng Long), khôi phục tên nước là Đại Việt, mở đầu
triều Lê (thường được gọi là Lê sơ hay Hậu Lê để phân biệt với thời kỳ Tiền Lê của
Lê Đại Hành).
Chế độ đô hộ nhà Minh và cuộc chiến tranh giải phóng Tổ quốc đã tàn phá
nghiêm trọng nền kinh tế nước ta vốn đã suy yếu trong những thập kỷ cuối Trần. Đất
nước trở lại độc lập, nhà nước nhân dân với ý thức tự hào dân tộc đang vươn cao, đã
hợp sức cùng nhau nhanh chóng khôi phục sản xuất và hàn gắn các vết thương chiến
tranh và sau đó đưa tình hình kinh tế phát triển lên một giai đoạn mới nửa sau thế kỷ
XV.
Về tình hình ruộng đất, thời kỳ này nhà Lê một mặt cho 25 vạn quân về làm
ruộng, chiếm lại ruộng đất cũ của mình và khôi phục sản xuất, mặt khác kêu gọi nhân
dân phiêu tán trở về quê cũ, cùng nhau xây dựng lại xóm làng, đồn điền, nghề nghiệp.
Để đảm bảo cho sản xuất, Thái Tổ hạ lệnh cho các làng làm sổ ruộng đất và trên cơ
sở đó nhà nước chủ động phân phối. Ruộng đất được chia làm ba bộ phận chính:
Ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước: Tất cả ruộng đất tịch thu được của chính
quyền đô hộ và bọn ngụy quan, ruộng đất không chủ đều thuộc sở hữu của nhà nước.
Ruộng đất công làng xã: Là loại ruộng đất từ thời xa xưa được duy trì đến thế kỷ
XV ở các làng xã nhưng với tỷ lệ khác nhau. Từ thời Thái Tổ, nhà nước đặt vấn đề

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 13 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
phân chia ruộng đất công làng xã cho dân nghèo ít hoặc không có ruộng đất, quân
lính.

Ruộng đất tư hữu: Phát triển từ những thế kỷ trước, đến thế kỷ XV có điều kiện
ngày càng mở rộng. Trong bộ phận này có 3 loại: Ruộng của nông dân tư hữu, ruộng
của địa chủ và một số ít điền trang.
Về tình hình phục hồi và phát triển nông nghiệp: Từ sau ngày giải phóng, nhân
dân lần lượt trở về quê hương xây dựng lại làng xóm, phục hồi và phát triển nông
nghiệp. Nhà nước cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ và khuyến khích nông nghiệp.
Các quan phủ huyện có nhiệm vụ đốc thúc và khuyến khích nhân dân khai phá hết
ruộng đất bỏ hóa, giúp đỡ nhân dân diệt sâu cắn lúa nếu có.
Nhà Lê rất chăm lo đến đê điều, thủy lợi. Pháp luật nhà Lê bảo vệ chặt chẽ sức
kéo trong nông nghiệp. Chính sách trọng nông của nhà Lê sơ thực sự đạt kết quả tốt.
Tất nhiên đó là công sức của nhân dân. Nhiều năm sau, nhớ lại thời này, nhân dân đã
ca ngợi:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.”
Về tình hình công thương nghiệp: Hòa bình lập lại, nhu cầu phục hồi và phát
triển nông nghiệp, xóm làng, xây dựng lại kinh thành, trấn lị đã thúc đẩy sự phục hồi
và phát triển nhanh chóng của các nghề thủ công. Các ngành nghề truyền thống như
kéo tơ, dệt lụa, đan lát, rèn sắt, dệt chiếu, làm nón, đúc đồng ngày càng phát triển ở
các làng. Những làng thủ công chuyên nghiệp lại nổi lên như Bát Tràng, Nghĩa Đô,
Huê Cầu, Hương Canh, Mao Điền... Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề
thủ công của cả nước, với 36 phường hội tụ các ngành nghề khác nhau.
Trên cơ sở của sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp thì thương nghiệp
thời kỳ này cũng được phục hồi, phát triển và ngày càng mở rộng: Sự xuất hiện và
mọc lên các chợ ở địa phương tạo điều kiện cho việc trao đổi buôn bán tạo ra tính

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 14 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng



Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
chất riêng chung cho nhân dân toàn vùng. Để tiện cho việc buôn bán, trao đổi, nhà Lê
bỏ tiền giấy thời Hồ, đúc tiền đồng mới và quy định rõ tỉ giá.
Về ngoại thương, thuyền bè các nước láng giềng vẫn thường xuyên qua lại trao
đổi, Vân Đồn, Vạn Ninh (thuộc Quảng Ninh), Càn Hải, Hội Thống (thuộc Nghệ An)
một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang... vẫn là những khu chợ trao đổi hàng.
Các sản phẩm sành, sứ, vải lụa, lâm sản quý là những thứ được trao đổi mua bán. Để
giữ vững an ninh, nhà nước đặt các trạm kiểm soát ở các cảng khẩu, các chức giang
hải tuần tra xét nghiệm nghiêm ngặt những người nước ngoài đến buôn bán và trừng
phạt nặng những ai tự ý, không được cấp giấy phép mà vượt qua biên ải vào nước ta
buôn bán.
Nhìn chung, nền kinh tế công thương nghiệp nước ta đầu thời nhà Lê sơ đã phát
triển thêm một bước đáng kể so với trước. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ cũng như đồng
tiền đã tác động vào xã hội, vào hệ thống quan lại, từng bước gây nên sự đổi thay
trong chế độ chính trị và sự ổn định của đất nước.

1.1.2. Tình hình chính trị - xã hội
Năm 1400, Hồ Quý Ly tự lập mình làm vua, sau đó nhường ngôi cho con là Hồ
Hán Thương, lên làm Thượng Hoàng cùng trông coi triều chính. Sau khi nắm quyền,
Hồ Quý Ly đưa ra một số chính sách nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng
nhằm ổn định lại tình hình chính trị - xã hội trong nước. Hồ Quý Ly đưa ra chính sách
hạn điền 1397 quy định: Đại vương, Trưởng công chúa vô hạn, còn thứ dân ruộng
mười mẫu, người nào thừa nộp vào của công. Đến 1398, ông thi hành biện pháp kiểm
tra đo đạc lại ruộng đất. Năm 1401, Hán Thương định chính sách hạn nô, hạn chế số
nô tỳ của quý tộc để tăng cường lao động cho xã hội, định ra chính sách thuế khóa,
định lại thuế đinh, thuế ruộng, ngoài ra còn ban bố một số chính sách khác như văn
hóa, giáo dục, thống nhất hệ đo lường… Nhưng nhìn chung, những chính sách và
biện pháp có tính cải cách của Hồ Quý Ly không cải thiện được tình trạng suy đồi của

xã hội phong kiến và ổn định được tình hình chính trị mà còn đẩy tập đoàn Hồ Quý
Ly mâu thuẫn với nhân dân và họ không tập hợp được lực lượng chống quân Minh

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 15 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
xâm lược dẫn đến thất bại nhanh chóng và đất nước rơi vào tay quân xâm lược, một
chính quyền đô hộ hà khắc được thiết lập.
Bước sang thế kỷ XV, phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền
độc lập dân tộc, những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát động cuộc
chiến tranh nhân dân rộng rãi, từng bước đánh bại kẻ thù vào năm 1427 hoàn toàn
giải phóng đất nước. Nhà Lê ra đời. Do yêu cầu đoàn kết chống ngoại xâm, ngay từ
đầu bộ tham mưu của nghĩa quân đã bao gồm đại diện của tất cả các tầng lớp nhân
dân trong nước. Tinh thần đó được thực hiện trong suốt thời gian dài chiến đấu đến
ngày chiến thắng hoàn toàn thì chuyển thành một nguyên tắc xây dựng nhà nước mới.
Lúc này, dòng họ Lê không còn con đường nào khác là phải thu nạp những người có
năng lực chính trị ở tất cả các tầng lớp khác nhau để xây dựng nhà nước mới.
Nhà Lê sơ trong buổi đầu xây dựng chính quyền tuy vẫn giữ hình thức tổ chức cũ
nhưng đã từ bỏ nguyên tắc đẳng cấp đóng kín cũ. Từ lúc đem quân ra Đông Đô, Lê
Lợi chia nước ta làm 4 đạo. Năm 1428, Thái Tổ chia lại nước làm 5 đạo: Đông, Tây,
Nam, Bắc (tương ứng với Bắc bộ ngày nay) và Hải Tây (từ Thanh Hóa vào đến
Thuận Hóa). Dưới đạo là trấn, lộ, phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở là xã,
gồm 3 loại: Xã lớn 100 người trở lên, xã vừa 50 người trở lên và xã nhỏ 10 người trở
lên. Thái Tổ chấn chỉnh bộ máy nhà nước cũ theo mô hình thời Trần. Ở Trung ương,
dưới vua có hai chức Tả, Hữu tướng quốc, 3 chức Tư, 3 chức Thái, 3 chức Thiếu,

Bộc xạ… giúp việc bàn bạc, quyết định những công việc quan trọng của triều đình.
Tiếp đến là hai ban do Đại hành khiển đứng đầu, phụ trách chung mọi việc. Sau đó là
hai bộ Lại và Lễ do Thượng thư đứng đầu, các cơ quan chuyên trách như Khu mật
viện, Ngũ hình viện, Ngự sử đài, Quốc Tử Giám, Quốc sử viện, Nội thị sảnh, các
quán, cục, ti. Võ ban thì có chức Đại Tổng quản, Đại đô đốc, Đô Tổng quản, Tổng
quản, Tổng binh, Tư mã, … đứng đầu 6 quân điện tiền, 5 quân Thiết đột…. Ở địa
phương đứng đầu các đạo là chức Hành khiển phụ trách mọi việc quân dân, sau đó là
các an phủ sứ, tri phủ, tuyên phủ sứ, chuyển vận sứ đứng đầu các trấn, lộ, phủ, huyện.
Xã có xã quan.

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 16 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
Nhà Lê, từ thời Thái Tổ, không phân phong con cháu đi trấn trị các nơi, không
giao cho họ các chức vụ quan trọng trong triều nếu họ không có tài, học hành kém,
không cho họ được phép lập điền trang. Chính quyền Lê sơ như vậy vừa mang tính
quan liêu vừa mang tính chuyên chế cao độ.
Về tình hình quân đội và chính quyền, nhà Lê rất chú trọng đến quân đội và quốc
phòng. Đến cuối năm 1427, số quân lên tới 35 vạn người. Theo đúng lời hứa, năm
1428 sau khi lên ngôi vua, Thái Tổ cho 25 vạn quân về làm ruộng chỉ giữ lại 10 vạn.
Năm sau đó, sau một cuộc tổng duyệt quân thủy bộ, Thái Tổ cho chia các vệ quân
thành 4 phiên, thay nhau canh giữ và về làm ruộng ở quê nhà. Quân đội được chia
thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc và Hải Tây. Các vệ quân đều đặt các chức Tổng
quản, Đô Tổng quản, Đồng Tổng quản đứng đầu. Ngoài ra còn có thêm 6 quân ngự
tiền ở kinh đô. Chế độ tuyển chọn quân sĩ được đặt thành quy chế. Nhà Lê rất chú

trọng đến việc rèn luyện quân đội, chế độ tuyển binh được quy định chặt chẽ. Quân
lính được chia ruộng đất ở làng mình để canh tác. Vấn đề bảo vệ biên giới, nhất là
biên giới phía bắc luôn được nhà nước quan tâm.
Về luật pháp, giai đoạn này sau khi lên ngôi, Thái Tổ đã lo ngay đến việc đặt luật
pháp. Thái Tông, Nhân Tông ban hành thêm một số điều luật về xét xử kiện tụng và
sở hữu tài sản.
Về tình hình đối nội và đối ngoại, thời kỳ này đất nước dần dần ổn định, nền
thống trị được củng cố. Để bảo vệ các vùng đất xa, nhà Lê chủ trương đoàn kết các
dân tộc. Trong quá trình chiến đấu trước đây, các dân tộc đã đoàn kết dưới ngọn cờ
cứu nước của nghĩa quân Lam Sơn và đã góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
Lên ngôi vua, Thái Tổ phong chức tước cho các tù trưởng có công đối với đất nước.
Những tù trưởng dân tộc ít người có mưu đồ ly khai hoặc theo triều Minh chống lại
nhà Lê, các vua Lê rất kiên quyết dùng biện pháp bạo lực để đàn áp, giữ vững sự
thống nhất của đất nước.
Đối với nhà Minh, sau khi giải phóng Tổ quốc, Lê Thái Tổ lập tức cử sứ bộ sang
cầu phong và đặt quan hệ hòa hảo. Từ đó cứ ba năm nhà Lê theo lệ sang cống cho

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 17 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
nhà Minh và tiếp đón sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Mặt khác, nhà Lê kiên quyết bảo
toàn lãnh thổ Đại Việt và chủ quyền của một số nước độc lập. Những hành động xâm
lấn, cướp bóc, của bọn quan lại nhà Minh ở vùng biên giới đều được nhà Lê chủ động
giải quyết. Một số châu, động ở Đông Nam Quảng Đông đã xin quy phục nhà Lê và
được Thái Tổ phong chức tước, trông coi đất đai như cũ. Một số nước láng giềng như

Lào, Bồn Man, một tiểu quốc ở nam Mianma, Xiêm cũng lần lượt sai sứ sang cống và
đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Những sự kiện lớn về chính trị, kinh tế của thế kỷ XV đã làm thay đổi ít nhiều
cấu tạo giai cấp trong xã hội. Hai giai cấp chính: địa chủ phong kiến và nông dân,
ngày càng xác lập. Giai cấp địa chủ phong kiến được chia làm hai tầng lớp chính: quý
tộc, quan chức trung cao cấp và địa chủ thường. Bộ phận quý tộc dòng họ vua, tuy
được ban cấp nhiều ruộng đất thế nghiệp vẫn không cấu thành một lực lượng có điền
trang và thế lực chính trị ở địa phương. Một số lớn công thần khai quốc được ban họ
vua (quốc tính) song không hình thành một lớp quý tộc. Tầng lớp địa chủ phát triển
mạnh mẽ ở các làng xã, dần dần trở thành những người chủ về mọi mặt.
Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư, sống chủ yếu ở các làng xã, bao
gồm nông dân tư hữu, tá điền và một số ít nông nô. Phần lớn nông dân được chia
ruộng đất công, cày cấy sinh sống, làm nhiệm vụ cho nhà nước và ít nhiều được học
hành.
Được sự cho phép của nhà nước, những nông dân nghèo không có ruộng đất có
thể họp nhau đi khai hoang xây dựng làng xóm, ruộng đồng mới. Đất đai khai phá
được họ chia nhau làm ruộng tư, dành một phần làm ruộng công nộp thuế.
Tầng lớp thợ thủ công và thương nhân ngày càng đông hơn nhưng chưa trở thành
một lực lượng lớn mạnh. Nô tì ngày càng lớn mạnh, vẫn còn là một tầng lớp đáng kể
trong xã hội. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm gia nô hoặc
bức dân đinh làm nô tỳ.
Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và nhà nước, nền kinh tế Đại Việt thế kỷ XV ngày
càng phục hồi và phát triển. Dân số ngày càng tăng nhanh, nhà nước đã cho phép các

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 18 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng



Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
làng trên 500 hộ có thể tách ra, thành lập thêm làng mới. Tất nhiên gió bão, mất mùa,
đói kém là những tai họa thiên nhiên không tránh khỏi nhưng xảy ra không nhiều.
Cuộc sống của nhân dân nói chung là ổn định, thanh bình.

1.2. Cuộc đời và sự nghiệp trị nƣớc của vua Lê Thánh Tông
(1442 – 1497)
1.2.1. Tiểu sử cuộc đời của vua Lê Thánh Tông
1.2.1.1. Thời niên thiếu
Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), húy là Hạo, tên là
Tư Thành, là cháu nội của vua Lê Thái Tổ (1428 – 1433) người anh hùng vĩ đại của
dân tộc thế kỷ XV, là con thứ tư của vua Lê Thái Tông (1433 – 1442) sau ba anh là
Nghi Dân, Khắc Xương và Nhân Tông Bang Cơ. Mẹ Tư Thành là Tiệp dư Ngô Thị
Ngọc Dao, thứ nữ của Ngô Từ, công thần khai quốc thời Lam Sơn khởi nghĩa.
Tư Thành sinh được mười bốn ngày thì xảy ra chuyện đột tử đầy bí ẩn của Lê
Nguyên Long (tức Lê Thái Tông) ở Lệ Chi Viên ngày 4 tháng 8 năm Nhâm Tuất dẫn
đến thảm án tru di tam tộc Nguyễn Trãi (ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), người anh
hùng dân tộc đã cùng Lê Lợi bình Ngô phục quốc, sáng lập vương triều Lê sơ.
Theo Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử thì: “Khi Quang Thục Hoàng thái hậu
Ngô Thị Ngọc Giao còn là Tiệp dư, đã từng bị vua Thái Tông bắt bỏ tù ở vườn hoa,
Trịnh Khả cứu bà thoát nạn. Cho nên vua Lê Thánh Tông nhớ lại ơn trước nhắc dùng
con cháu ông, có ưu đãi hơn các bề tôi khác”.
Truyền thuyết và Ngô tộc gia phả thì ghi bà Ngọc Giao bị gièm pha, nhờ
Nguyễn Trãi và vợ là bà Nguyễn Thị Lộ cứu giúp, che chở mới được an toàn sinh ra
Tư Thành ở chùa Huy Văn, bên ngoài cung cấm. Đây là thời gian mẹ con Tư Thành
tuy đã được cứu khỏi trọng tội song vẫn bị thất sủng, phải sống lánh mình trong dân
gian. Từ đó, nhiều huyền thoại nảy sinh, hiện vẫn còn truyền tụng ở một vài địa
phương.


GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 19 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


Đề tài LVTN SP. Lịch Sử: Nho giáo dƣới thời vua Lê Thánh Tông (thế kỷ XV)
Dầu sao thì công sinh thành sự giáo dưỡng vẫn thuộc về bà Ngô Thị Ngọc Giao,
người mà đương thời được hết lời ngợi ca: “Ngô Thị Ngọc Dao sinh ra sẵn có chất
ngọc thuần hòa, tính trời cẩn thận, đôn hậu, một niềm cần kiệm không chuộng xa hoa;
thêu thùa việc nữ công tay không lúc nào rời, mắm muối nơi bếp núc lại càng quan
tâm. Ngày thường ở trong nhà vẫn nghiêm trang như đang tiếp khách, khi tiếp xúc
với ai cũng tỏ vẻ hòa nhã, dịu dàng. Kính trọng tông miếu, phụng thờ quỷ thần.
Không làm việc gì trái lẽ phải, không ở nơi không chính đáng, nghiêm mà không ác,
giản dị mà trang nhã lịch sự,… Trong cung đình kẻ sang người hèn đều gọi là Phật
sống”. Bà đã có nhiều công sức đóng góp vào sự phát triển vương nghiệp của Lê
Thánh Tông. Bà thường: “dạy thiên hạ tập thói kiệm cần, khuyên nhà vua giữ lòng
khoan hậu”. Mỗi lần được bà dạy bảo điều gì nhà vua ngày đêm kính cẩn nghe theo.
Vì thế mà bà có công lao lớn nhất với xã tắc là đã nuôi dưỡng, dạy bảo nhà vua từ bé
đến lớn, lo xa tính rộng, xử trí mọi việc thích đáng, khiến cho cội gốc nước nhà vững
chắc, dòng dõi tông miếu nối tiếp lâu dài.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua sinh ra tư trời rạng rỡ, thần sắc anh dị, tuấn
tú, sáng suốt, chững chạc”. Năm Thái Hòa thứ ba (1445) đời Lê Nhân Tông, Tư
Thành mới được phong là Bình Nguyên Vương, được vào ở triều nội, hàng ngày
cùng các thân vương học tập ở tòa Kinh Diên. Tư Thành, thông minh, không lộ anh
khí ra ngoài, chỉ vui cùng sách vở cổ kim, nghĩa thánh hiền, sớm khuya không rời
quyển sách. Các đại thần thụ nghiệp ở tòa Kinh Diên thấy Vương dáng điệu đúng
đắn, thông minh hơn người, ngẫm nghĩ là bậc phi thường. Tuyên từ thái hậu Nguyễn
Thị Anh yêu như con mình đẻ ra, Nhân Tông Bang Cơ cho là người em hiếm có.

Ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão (1459), Lạng Sơn vương Nghi Dân con đầu của
Lê Thái Tông bị phế truất Thái Tử, kết bè đảng khởi binh giết Nhân Tông và Thái
hậu, tự lập làm vua, đổi phong Tư Thành là Gia vương, làm nhà bên hữu nội điện cho
ở.
Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn, các triều thần dấy nghĩa, phế truất Nghi Dân,
giết bọn phản nghịch, bàn với nhau rằng: “Ngôi trời là khó khăn, của báu rất quan

GVHD: Th.S Khoa Năng Lập

- Trang 20 -

SVTH: Đỗ Thị Phƣợng


×