Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Bạch Mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.62 KB, 9 trang )

Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển Vườn quốc gia Bạch

Voọc ngũ sắc, vườn quốc gia Bạch Mã - Ảnh: ST
1. Khái quát về Vườn quốc gia Bạch Mã
Theo Quyết định số 01/QĐ -TTg ngày 02/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Vườn
quốc gia Bạch Mã (VQGBM) có tổng diện tích 37.487 ha, trong đó được quy
hoạch thành: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (12.064,8 ha); phân khu phục hồi
sinh thái (20.234 ha); phân khu dịch vụ hành chính (5.188,2) ha. VQGBM theo
quy hoạch mới được nằm trên địa bàn hành chính của hai tỉnh Thừa Thiên - Huế
và Quảng Nam.
Bạch Mã có một vị trí địa lý đặc biệt là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc, là trung
tâm của dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất ở Việt Nam nối từ biển đến biên giới
Việt - Lào, nơi có hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng về hệ động thực vật mang tính
đặc trưng là có sự giao thoa giữa hai luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam; núi rừng
tự nhiên của Bạch Mã còn là trung tâm nối các quần thể di sản văn hoá vật thể và phi
vật thể của hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam đã được UNESCO công nhận.
Bạch Mã còn là khu nghỉ mát nổi tiếng từ thời Pháp thuộc, khí hậu mát mẻ về mùa
hè, lại gần các bãi biển nổi tiếng như Cảnh Dương, Lăng Cô, nên Bạch Mã được ví
như Đà Lạt của miền Trung.
Tính đa dạng sinh học của VQGBM
VQGBM có 2.147 loài thực vật (trong đó có 185 loài là đặc hữu của Việt Nam, 54
loài quí hiếm được đưa vào sách Đỏ Việt Nam); trong đó 3 ngành nấm 332 loài; 1 ngành
rêu với 87 loài; 4 ngành khuyết thực vật gồm 180 loài; và 2 ngành thực vật có hạt gồm
1.548 loài (hạt trần có 21 loài). Về động vật có 1.534 loài, trong đó lớp côn trùng có 894
loài; lớp cá xương có 57 loài; lưỡng cư bò sát có 93 loài thuộc; lớp chim có 358 loài; lớp
thú có 132 loài.
Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng nhiều nơi đã bị suy thoái, do bom đạn và chất độc màu
da cam trong chiến tranh, tình hình khai thác lâm sản trái phép và săn bắt động vật rừng
diễn khá ra phổ biến ở nhiều địa phương, tập quán của đồng bào dân tộc phát rừng làm
nương rẫy, tình trạng mở rộng trồng cây nông nghiệp, công nghiệp, dân số ngày càng tăng
cao, nhận thức bảo tồn còn hạn chế, năng suất cây trồng thấp, thiên tai lũ lụt hạn hán


thường xuyên đe doạ hàng năm... Mặt khác, do nhu cầu công nghiệp hoá và xu thế đô thị
hoá trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, những nguy cơ và thách thức càng trở nên
nghiêm trọng hơn đối với VQGBM.
Chức năng, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tại VQGBM
VQGBM có các chức năng, nhiệm vụ chính sau:
- Một là, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ các hệ sinh thái rừng phong phú và đa
dạng sinh học trong phạm vi ranh giới quy hoạch của VQGBM.
- Hai là, bảo tồn các giá trị khoa học đối với hệ động vật, thực vật điển hình
của vùng giao thoa giữa hai luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam và phân bố theo đai cao
từ thấp đến 1.700 m so với mặt biển; bảo tồn các loài động vật đặc hữu và quý hiếm như:
Gà lôi lam mào trắng, Trĩ sao, Voọc ngũ sắc, Sao la, Mang lớn.. và các loài thực vật quý
hiếm như Trầm hương, Trắc, Gụ, Cẩm lai...
- Ba là, duy trì chức năng phòng hộ đầu nguồn của các lưu vực sông Truồi, sông Tả
Trạch (thượng nguồn sông Hương), sông Cu Đê, sông Côn... góp phần ổn định sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp trong khu vực.
- Bốn là, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của Vườn quốc gia, tạo điều kiện
cho việc nghiên cứu bảo tồn về động vật, thực vật hệ sinh thái điển hình của vườn. Đồng
thời tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước,
phục vụ việc đào tạo, tham quan học tập theo quy định của quy chế quản lý rừng.
- Năm là, khai thác thế mạnh cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái,
hướng dẫn giúp đỡ người dân trong vùng tạo việc làm, không ngừng cải thiện đời sống cho
cộng đồng dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo vệ môi trường
sinh thái.
2. Các giải pháp chủ yếu bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học
2.1. Giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng và du khách
Một trong các giải pháp có tầm chiến lược lâu dài để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn
đa dạng sinh học là công tác giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng
đồng dân cư trong vùng đệm và du khách đến thăm, chương trình này ưu tiên triển khai
lồng ghép với nhiều hoạt động khác như thực thi pháp luật, phát triển cộng đồng, du lịch
sinh thái,... xuyên suốt trong quá trình quản lý bảo vệ và xây dựng phát triển vườn.

VQGBM đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân bằng nhiều hình
thức để nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm ngăn chặn việc phá rừng, săn
bắt động rừng trái phép, phòng cháy chữa cháy rừng,... như tổ chức 58 đợt truyền thanh
lưu động, 116 cuộc họp ký cam kết cho hơn 2.097 hộ sống ven rừng, phát hàng vạn tờ rơi,
làm áp phích, xây dựng quy chế bảo tồn, hương ước bảo vệ rừng cho thôn bản, đối thoại
với phường hội thợ săn, các hội đoàn ở các địa phương, chuyển biến tích cực từ phương
thức “chống” sang phương thức ”phòng” là chính.
Hoạt động giáo dục môi trường đã mang lại những kết quả hết sức khả quan, được
dư luận trong và ngoài nước đánh giá cao. Trong điều kiện nguồn ngân sách còn hạn chế,
nhờ sự tài trợ kinh phí của các tổ chức như UNDP, WWF, SNV, DED... VQGBM đã tổ
chức một mạng lưới cộng tác viên tình nguyện tiến hành một số chương trình giáo dục
nâng cao nhận thức bảo tồn như: duy trì chương trình giáo dục môi trường với ấn phẩm
“Cây là bạn của chúng ta”, thành lập được 46 câu lạc bộ Xanh cho 17 trường trung học,
thành lập Đội Tình nguyện Xanh Bạch Mã, đánh dấu một bước ngoặc mới trong nhận thức
của thanh niên địa phương đối với công tác bảo vệ thiên nhiên và môi trường. VQHBM
cũng đã tổ chức sinh hoạt hè với các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ "Chú ếch con", thử
nghiệm "Trại khám phá thiên nhiên Bạch Mã"..., cung cấp hơn 80.000 ấn phẩm "Rừng
xanh", 3.200 cuốn vở và 50.000 nhãn vở với các thông điệp về bảo tồn đa dạng sinh học
cho học sinh ở vùng đệm của vườn; và nhiều hoạt động khác như tổ chức biểu diễn văn
nghệ, múa rối, chiếu phim, thi vẽ tranh về chủ đề bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên đa
dạng sinh học ...
Chính nhờ làm tốt công tác giáo dục môi trường nên đã nâng cao được nhận thức,
làm thay đổi hành vi và cảm hóa nhiều đối tượng trong xã hội, họ đã có thái độ ứng xử tốt
hơn trong việc gìn giữ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, nhiều người đã chuyển đổi
ngành nghề, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học một cách lâu dài và bền vững hơn, tham
gia phát triển rừng và nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên...
2.2. Phát triển du lịch sinh thái bền vững, khuyến khích cộng đồng tham gia các hoạt
động dịch vụ du lịch
Du lịch sinh thái (DLST) là một dạng du lịch tự nhiên có trách nhiệm hỗ trợ cho
các mục tiêu bảo vệ đa dạng sinh học và góp phần vào việc phát triển nông thôn, nên du

lịch sinh thái ở các vườn quốc gia không có hoạch định hợp lí sẽ nảy sinh mâu thuẫn với
bảo tồn.
Những năm gần đây, lễ hội văn hoá, thể thao, du lịch “ấn tượng Bạch Mã” được tổ
chức định kỳ hàng năm vào tuần lễ vàng (30/4 - 1/5), đây là một trong những sự kiện lớn
nổi bật và quan trọng, mở ra một giai đoạn phát triển mới của vườn theo xu hướng của thế
giới “Bảo tồn gắn với phát triển bền vững” nhằm khai thác tiềm năng du lịch ở các vườn
quốc gia một cách bền vững.
Việc chọn lựa phương án xây dựng tuyến điện cáp ngầm là một chủ trương sáng
suốt nhằm bảo vệ được đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường, tránh đựơc thiệt hại
hơn 50 ha rừng nguyên sinh vì phải chặt trắng để thi công và bảo dưỡng (nếu chọn phương
án tuyến kéo dây điện có hệ thống cột trần từ chân núi lên đỉnh núi). Công tác xây dựng cơ
sở hạ tầng vừa phục vụ quản lý bảo tồn đa dạng sinh học vừa kết hợp để phục vụ dịch vụ
tham quan, nghiên cứu học tập và từng bước cải thiện tình hình nông nghiệp nông thôn và
phục vụ du khách ngày càng tốt hơn thông qua các chương trình du lịch.
Vườn cũng đã tạo điều kiện giúp đỡ, tư vấn kỹ thuật cho các cộng đồng địa phương
tham gia tổ chức các mô hình DLST trên địa bàn vùng đệm như ở Thác Mơ (Nam Đông),
Nhị Hồ, Khe Su (Phú Lộc). Đây là những mô hình DLST do cộng đồng quản lý, tạo nên
thu nhập chính đáng và giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại địa phương.
Kết hợp các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch nghiên cứu... ngày
càng được bổ sung xây dựng các tuor mới như: gọi chim trời, quan sát động vật hoang dã,
thăm nhà sưu tập phong lan, cây thuốc nam, trung tâm du khách, Bạch Vân Tự, tượng đài
Mây hoá Quan Âm, Thiền Viện Trúc Lâm và khám phá các đường mòn thiên nhiên Đỗ
Quyên, Trĩ Sao, Vọng Hải Đài... tất cả các sản phẩm này đã thu hút du khách trong và
ngoài nước đến tham quan, học tập ngày càng đông (bình quân 15.000 - 20.000 khách
/năm, chưa kể 30.000 du khách đến thăm các điểm mô hình DLST đã chuyển giao cho
cộng đồng trực tiếp quản lý), góp phần tích cực tăng ngân sách cho địa phương, mang lại
lợi ích trực tiếp đáng kể đối với cộng đồng địa phương và trang trải một phần ngân sách
cho công tác bảo tồn của vườn.
2.3. Phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng dân cư
vùng đệm

Một trong những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài nhằm từng bước xã hội
hóa công tác bảo vệ rừng là việc chú trọng phối hợp cùng chính quyền địa phương trong
công tác phát triển kinh tế vùng đệm, nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cộng
đồng, giảm sức ép vào vườn, trên nguyên tắc gắn quyền lợi và nghĩa vụ để khuyến khích,
động viên, cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức như UNDP, SNV Tropenbos,
Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Anh, WWF, DED, EnBW... đã triển khai nhiều dự án nhỏ
đầu tư trực tiếp cho cộng động vùng đệm hưởng lợi như: hỗ trợ cho nông dân vay vốn luân
phiên phát triển sản xuất, xây dựng bếp đun tiết kiệm nhiên liệu, hỗ trợ và chuyển giao
công nghệ kỹ thuật trong trồng trọt lúa nước, xây dựng thủy lợi nhỏ, xây dựng nguồn nước
tự chảy, phát triển mô hình du lịch cộng đồng, nuôi cá nước ngọt, cung cấp con giống gia
súc, gia cầm chăn nuôi (dê, lợn...), xây dựng vườn thuốc nam gia đình, nâng cao nhận thức
bảo tồn...
Vườn đã tổ chức bàn giao 1.442 ha rừng trồng phòng hộ thuộc chương trình 327,
661 tại vùng đệm cho hàng trăm hộ gia đình của cộng đồng địa phương thuộc hai huyện
Phú Lộc và Nam Đông theo chính sách 178.
Ngoài ra, đơn vị còn hỗ trợ về kỹ thuật xây dựng mô hình nông lâm kết hợp trồng
xen cây ăn quả và cây bản địa để cải tạo vườn tạp cho 450 hộ dân của các xã vùng đệm
thông qua các lớp tập huấn về chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Kết quả đã có 150 hộ xây
dựng mô hình này với tổng diện tích là 82 ha đã được đầu tư 11.100 cây bản địa, 2.220 cây
ăn quả, 9.000 cây tre điền trúc. Hàng năm, Vườn đã hợp đồng với hàng trăm lao động
trồng từ 50 -100 ha rừng đặc dụng, khoán bảo vệ rừng 8.000 ha và khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh 500 ha rừng tự nhiên theo chương trình 661 để thực hiện mục tiêu phục hồi hệ sinh
thái và bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn. Nhờ đó mà không ngừng xây dựng, hoàn thiện
và nâng cao chất lượng, hiệu quả của lực lượng khoán bảo vệ rừng hoạt động tập trung
gồm các nhóm hộ gia đình kết hợp với lực lượng kiểm lâm tạo thành sức mạnh tổng hợp
hoạt động có hiệu quả hơn. Đây được xem như một mô hình xã hội hóa công tác quản lý
bảo vệ và phát triển rừng trên cơ sở gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng
dân cư địa phương theo các chương trình dự án. Chính sự đầu tư lồng ghép từ những
chương trình này đã góp phần không nhỏ để cải tạo đời sống kinh tế của đại đa số cộng

đồng dân cư các xã vùng đệm, giảm thiểu tình trạng phá rừng trong khu vực.
2.4. Điều tra đánh giá, nghiên cứu khoa học
Để có thể xác định được các mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững, chương trình
đánh giá nghiên cứu khoa học được đặt ra một cách thường xuyên. Khi mới thành lập vườn
năm 1991, VQGBM chỉ thống kê được 501 loài thực vật để bảo vệ, nhưng đến năm 2007
số lượng cá thể đã thống kê được 2.147 loài cần phải được cập nhật để bảo vệ, hoặc trước
đây mục tiêu bảo vệ các loài quí hiếm như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn
(Megamuntiacus vuquangensis) đều không có trong danh mục bảo vệ, nay qua quá trình
đánh giá, điều tra nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều loài mới cần phải bổ sung vào mục tiêu
bảo tồn,...
Kết quả nghiên cứu và đánh giá các nhóm loài thực vật có nguy cơ bị đe doạ
Trong chương trình hành động đa dạng sinh học ở Việt Nam, Bạch Mã là 1 trong 6
khu vực để bảo tồn đa dạng thực vật, hoặc Bạch Mã là một trong 7 khu vực tập trung các
loài quí hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa (Mackinnon 1991,1994).
- Thực vật của VQGBM có 125 loài nguy cấp chiếm 7,58% tổng số loài, bao gồm
91 chi (chiếm 12,08% số chi), 49 họ (chiếm 25,52% số họ) và 4 ngành, trong đó ưu thế
thuộc ngành Hạt kín chiếm 90,4%. Các loài nguy cấp tập trung ở các họ Phong lan
(Orchidaceae) 23 loài, họ Dầu (Dipterocarpaceae) 10 loài, họ Mua (Melastomataceae) 9
loài và họ Tiết dê (Menispermaceae) 7 loài và ở các chi Dipterocarpus - 3 loài, Dalbergia -
3 loài, Medinilla - 3 loài, Stephania - 4 loài, Bulbophyllum - 3 loài, Cymbidium - 3 loài,
Dendrobium - 5 loài.
- Toàn VQGBM có 64 loài nguy cấp ở phạm vi Việt Nam, chiếm 3,88% số loài của
Vườn được đưa vào trong Sách Đỏ - Phần thực vật (1996) bao gồm 3 loài đang nguy cấp
(E), 17 loài sẽ nguy cấp (V), 22 loài hiếm (R), 11 loài bị đe dọa (T) và 11 loài biết không
chính xác (K). Trong đó ngành Hạt kín có 52 loài chiếm 81,25% của tổng số. Chiếm đa số
là các loài thuộc lớp Hai lá mầm: 38 loài chiếm 59,4% số loài bị đe doạ. Có 3 họ có số loài
có nguy cơ suy thoái cao là: họ Phong lan (Orchidaceae) với 7 loài; họ Dầu
(Dipterocarpaceae) có 4 loài; họ Kim giao (Podocarpaceae) cũng có 4 loài.

×