Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CHẾ BIẾN NHÂN
ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CHẾ BIẾN NHÂN
ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC



KHÁNH HÒA – NĂM 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu và thực hiện của cá nhân dưới
sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm Anh. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng
hoặc trích dẫn và có tính kế thừa đều là những tài liệu đã được công bố, đảm bảo trung
thực và chính xác. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các website theo danh mục tài liệu tham khảo
của luận văn.
Khánh Hòa, tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quỳnh Trang


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại học Nha Trang, đã nhiệt
tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn
Thị Trâm Anh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề
cương và động viên, khuyến khích tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Hàng
Xuất khẩu Long An, các anh, các chị, em trong toàn Công ty cũng như bạn bè và gia
đình đã giúp đỡ, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.

Trân trọng.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................5
7. Kết cấu của luận văn...............................................................................................6
CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG.............................................7
1.1.Tổng quan về chuỗi cung ứng ...............................................................................7
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng ............................................................................7
1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng ...............................................................................8
1.1.2.1. Chuỗi cung ứng đơn giản.......................................................................8
1.1.2.2. Chuỗi cung ứng mở rộng .......................................................................8
1.1.3. Thành phần của chuỗi cung ứng ...................................................................9

1.1.3.1. Nhà sản xuất...........................................................................................9
1.1.3.2. Nhà phân phối ........................................................................................9
1.1.3.3. Nhà bán lẻ ..............................................................................................9
1.1.3.4. Khách hàng ............................................................................................9
1.1.3.5. Nhà cung cấp .......................................................................................10
1.1.4. Các hoạt động của chuỗi cung ứng .............................................................10
1.1.4.1. Sản xuất ................................................................................................11


iv
1.1.4.2. Hàng tồn kho ........................................................................................11
1.1.4.3. Vị trí .....................................................................................................11
1.1.4.4. Vận chuyển ...........................................................................................12
1.1.4.5. Thông tin ..............................................................................................12
1.2. Quản trị chuỗi cung ứng .....................................................................................13
1.2.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng.............................................................13
1.2.2. Lịch sử phát triển SCM ...............................................................................14
1.2.3. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng ........................................................16
1.2.4. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng............................................................17
1.2.4.1. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với nền kinh tế .....................17
1.2.4.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp .................17
1.2.5. Nội dung chính trong quản trị chuỗi cung ứng ...........................................17
1.2.5.1. Hoạch định ...........................................................................................18
1.2.5.2. Thu mua................................................................................................19
1.2.5.3. Sản xuất ................................................................................................19
1.2.5.4. Phân phối .............................................................................................20
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng ...................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CHẾ BIẾN NHÂN ĐIỀU
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN

(LAFOOCO)...................................................................................................................23
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An
(LAFOOCO)..............................................................................................................23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý ................................................................................25
2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty (2012 – 2014) .........27
2.1.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty (2012 – 2014) ....27
2.1.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty (2012 – 2014) ................30
2.1.4. Tình hình sử dụng lao động tại Công ty (2012 - 2014) ...............................31
2.2. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần LAFOOCO ...............33
2.2.1. Hoạch định...............................................................................................33


v
2.2.1.1. Dự báo ..................................................................................................33
2.2.1.2. Chi phí sản xuất ....................................................................................36
2.2.1.3. Lập kế hoạch.........................................................................................37
2.2.2. Quản trị thu mua ........................................................................................40
2.2.2.1. Tình hình thu mua nguyên liệu .............................................................40
2.2.2.2. Kênh thu mua nguyên liệu ....................................................................42
2.2.2.3. Quá trình mua hàng..............................................................................44
2.2.2.4. Quản trị quan hệ nhà cung cấp ............................................................48
2.2.3. Quản trị sản xuất ..........................................................................................51
2.2.3.1. Hoạt động sản xuất...............................................................................51
2.2.3.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm .............................................................66
2.2.4. Hàng tồn trữ .................................................................................................69
2.2.5. Giao hàng.....................................................................................................72
2.2.5.1. Hoạt động giao hàng ............................................................................72
2.2.5.2. Quản trị khách hàng .............................................................................73
2.2.6. Hệ thống quản trị thông tin..........................................................................75

2.3. Đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần LAFOOCO 76
2.3.1. Ưu điểm .......................................................................................................76
3.1.2. Hạn chế ........................................................................................................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................80
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .........................................................81
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NHÂN ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN .....................................................81
3.1. Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực kinh doanh nhân điều của Công ty ...........81
3.1.1. Cơ hội ..........................................................................................................81
3.1.2. Thách thức ...................................................................................................81
3.2. Định hướng phát triển Công ty trong tương lai ..................................................82
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng nhân điều xuất khẩu tại
Công ty Cổ phần chế biến Hàng xuất khẩu Long An ................................................83
3.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với nhà cung ứng ..................83
3.3.1.1. Nội dung giải pháp ...............................................................................83


vi
3.3.1.2. Hiệu quả dự kiến ..................................................................................85
3.3.2. Giải pháp 2: Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị ......................................85
3.3.2.1. Nội dung giải pháp ...............................................................................85
3.3.2.2. Hiệu quả dự kiến ..................................................................................86
3.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức bộ phận quản trị chuỗi cung ứng ..................................87
3.3.3.1. Nội dung giải pháp ...............................................................................87
3.3.3.2. Hiệu quả dự kiến ..................................................................................88
3.3.4. Giải pháp 4: Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ..............................................88
3.3.4.1. Nội dung giải pháp ...............................................................................88
3.3.4.2. Hiệu quả dự kiến ..................................................................................89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................90
KẾT LUẬN ...................................................................................................................91

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................93


vii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Chuỗi cung ứng tổng quát [9] ..........................................................................8
Hình 1.2. Chuỗi cung ứng đơn giản [10] .........................................................................8
Hình 1.3. Chuỗi cung ứng mở rộng [10] .........................................................................8
Hình 1.4. Năm động cơ chính trong chuỗi cung ứng [10] ............................................10
Hình 1.5. Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng [1].....................................18
Hình 2.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng nhân điều xuất khẩu W320 tại Công ty Cổ phần
LAFOOCO000 ..............................................................................................................33
Hình 2.3. Kênh thu mua nguyên liệu điều thô tại Công ty ............................................42
Hình 2.4. Quá trình mua hàng tại Công ty ....................................................................44
Hình 2.5. Phơi điều nguyên liệu ....................................................................................46
Hình 2.6. Quy trình kiểm soát hàng nhập kho tại Công ty ............................................47
Hình 2.7. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất hạt điều.................................................52
Hình 2.8. Lưu đồ hoạt động sản xuất ............................................................................53
Hình 2.8. Biểu đồ sản lượng sản xuất nhân điều thành phẩm W320 ............................58
Hình 2.10. Lò hấp hạt điều ............................................................................................60
Hình 2.11. Máy tách nhân hạt điều................................................................................61
Hình 2.12. Lò sấy hạt điều.............................................................................................62
Hình 2.13. Công nhân phân loại nhân điều ...................................................................63
Hình 2.14. Nhân điều thành phẩm của Công ty ............................................................64
Hình 2.15. Sơ đồ thời gian trung bình hoàn thành đơn hàng ........................................65
Hình 2.16. Biểu đồ tỷ trọng nhân điều W320 thành phẩm và nhân hàng sâu ...............68
Hình 2.17. Kho lưu trữ nguyên liệu điều thô ................................................................70
Hình 2.18. Nhân điều xếp vào kho ................................................................................71

Hình 2.19. Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm nhân điều tại Công ty ..............................72


viii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012 – 2014 28
Bảng 2.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty (2012 – 2014) .........................30
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động tại Công ty giai đoạn 2002 – 2014 .....................................31
Bảng 2.4. Chi phí sản xuất nhân điều thành phẩm W320 năm 2014 ............................36
Bảng 2.5. Kế hoạch sản xuất theo năng lực Công ty năm 2014 ....................................38
Bảng 2.6. Kế hoạch sản xuất theo năng lực Công ty và mua nhân điều xô bổ sung
lượng thiếu hụt năm 2014 ..............................................................................................38
Bảng 2.7. Kế hoạch sản xuất theo năng lực Công ty và gia công lượng thiếu hụt năm 2014 . 39
Bảng 2.8. Tình hình thu mua nguyên liệu của Công ty giai đoạn 2012 – 20114 ..........41
Bảng 2.9. Phương án 1: Toàn bộ hàng sản xuất tại Công ty .........................................55
Bảng 2.10. Phương án 2: Mang toàn bộ nguyên liệu đi gia công .................................55
Bảng 2.11. Phương án 3: Hàng sản xuất tại Công ty và gia công tách vỏ cứng còn sót
lại sau máy .....................................................................................................................55
Bảng 2.12. Phương án 4: Hàng sản xuất tại Công ty và gia công bóc vỏ lụa còn sót lại
sau máy ..........................................................................................................................56
Bảng 2.13. Doanh thu nhân điều W320 ........................................................................58
Bảng 2.14. Bảng phân tích giá trị hàng tồn trữ .............................................................69


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

AFI

Tiếng Anh
Association of Food Industries

Tiếng Việt
Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm
Hoa Kỳ
Bán hang

Baby - Bits

Mảnh vụn nhân điều

BH
BB
CCDV

Cung cấp dịch vụ

CP

Cổ phần

DP

Dessert Pieces

Đơn vị tính


ĐVT
GMP
HACCP
ISO

Nhân điều mảnh sâu nám đậm

Good Manufacturing Pratice

Thực hành sản xuất tốt

Hazard Analysis and Critical
Control Point
International Organization for
Standardization

Hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa

KCS

Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm

KD

Kinh doanh

LAFOOCO


Công ty Cổ phần chế biến hàng Xuất
khẩu Long An
Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NN & PTNN
SCM

Supply Chain Management

Quản trị chuỗi cung ứng

SSOP

Sanitation Standard Operating
Procedure
Scorched Wholes

Quy phạm vệ sinh

SW

Nhân điều nguyên vàng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

VINACAS

Vietnam Cashew Association

Hiệp hội Cây điều Việt Nam

W240

White Wholes 240

Nhân điều trắng loại 240 hạt/lb

W320

White Wholes 320

Nhân điều trắng loại 320 hạt/lb

W450

White Wholes 450


Nhân điều trắng loại 450 hạt/lb

WS

White Split

Nhân điều trắng vỡ dọc


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành sản xuất và chế biến nhân điều xuất khẩu được đánh giá là một trong
những ngành mang tính chiến lược đối với sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta.
Theo báo cáo của Hiệp hội Điều Việt Nam, năm 2014, cả nước xuất khẩu đạt khoảng
306.000 tấn nhân điều, tăng khoảng 17,4% so với năm 2013 và đạt kim ngạch xuất
khẩu trên 2 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2013; cộng thêm các sản phẩm phụ như
dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm giá trị gia tăng thì tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2,2
tỷ USD. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân đạt 6.553 USD/tấn, tăng gần 3,8% so với
năm 2013[6]. Điều Việt Nam hiện đã xuất khẩu đến hơn 50 quốc gia trên thế giới,
trong đó đứng đầu là Hoa Kỳ (chiếm gần 30% lượng điều của Việt Nam), Trung Quốc,
Hà Lan, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản... Khoảng 60% lượng điều nhân giao dịch trên thị
trường quốc tế hiện nay là từ Việt Nam. Hầu hết các khách hàng quốc tế nhìn nhận,
nhân điều Việt Nam có chất lượng vào loại tốt nhất thế giới. Nhân điều tiếp tục thuộc
nhóm ngành nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, sau gạo, cao su, cà phê [8].
Điều này góp phần không nhỏ vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu và thúc đẩy
thương mại cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các doanh nghiệp trong ngành sản

xuất và chế biến nhân điều phải đối mặt với nhiều vấn đề như: thiếu ổn định trong
cung cầu nguyên liệu, sản phẩm chính của các doanh nghiệp vẫn là sản phẩm mới qua
sơ chế, nguyên liệu trong trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, giá trị thấp
nên đầu ra dễ bị động… Chính vì vậy, mặc dù là nước đứng đầu về xuất khẩu nhân
điều, nhưng các doanh nghiệp chế biến nhân điều Việt Nam vẫn chưa quyết định được
giá bán và nâng cao vị thế của sản phẩm nhân điều trên thế giới. Đồng thời, trong bối
cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt như hiện nay đặt ra cho các doanh nghiệp
thách thức về việc kiểm soát dòng chảy của hàng hóa, tài chính và thông tin một cách
hiệu quả. Điều này đặt ra vấn đề cho các doanh nghiệp là phải có cách tiếp cận mới
trong hoạt động của mình, cụ thể là việc tiếp cận và quản lý hoạt động của doanh
nghiệp theo chuỗi cung ứng sản phẩm một cách hiệu quả các yếu tố từ đầu vào đến đầu
ra, kiểm soát tốt chi phí và rủi ro nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất.


2
Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An (LAFOOCO) là một
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chế biến và xuất khẩu
nhân điều các loại. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất nhân điều khác ở Việt Nam,
Công ty cũng gặp những vấn đề cần nhanh chóng tìm ra giải pháp, cụ thể trong các
khâu thu mua nguyên liệu, hoạt động sản xuất, tìm kiếm khách hàng… Để nâng cao
năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn và thách thức, Công ty
cần quan tâm hơn về vấn đề quản trị chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo các quá trình hoạt
động được tổ chức khoa học, các khâu được kết hợp một cách linh hoạt và diễn ra liên
tục để có thể phản ứng nhanh trước những biến động của môi trường kinh doanh.
Tác giả tin rằng, đây không chỉ là vấn đề riêng của Công ty Cổ phần
LAFOOCO mà còn là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến
nhân điều xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay. Do đó, tác giả thấy rằng việc nghiên cứu
quản trị chuỗi cung ứng là giải pháp hữu hiệu nhằm định hướng hoạt động trong quá
trình thực hiện chiến lược kinh doanh, cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của
Công ty. Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng

nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, và tạo lợi nhuận cho Công
ty nên tác giả đã chọn đề tài “Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất
khẩu tại Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An” làm luận văn của mình.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Bùi Thị Minh Nguyệt (2007), Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản
trị chuỗi cung ứng nội bộ tại công ty Scavi, luận văn thạc sỹ kinh tế, đại học Kinh tế.
Kết quả nghiên cứu đưa ra các vấn đề tổng quan cho hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng tại Công ty may mặc Scavi thông qua việc phân tích các hoạt động quản trị nhà
cung cấp, quản trị nguyên vật liệu, quản trị sản xuất, quản trị giao hàng và hệ thống
quản trị thông tin. Tác giả cho rằng quản trị cung ứng tại Công ty Scavi chưa hoàn
thiện và cũng chưa có ý tưởng nào để xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng tại Scavi, do
đó việc thiết lập chuỗi cung ứng nội bộ tại Scavi là cách duy nhất để nâng cao nội lực,
đáp ứng những yêu cầu thay đổi của thị trường dệt may, giảm chi phí và rút ngắn thời
gian sản xuất. Trên cơ sở những phân tích những khó khăn cũng như thuận lợi, tác giả
đã định hướng xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ tại công ty và những
giải pháp để thực hiện mô hình này.


3
- Nguyễn Duy Dũng (2013), Nghiên cứu công tác quản trị chuỗi cung ứng tại
khách sạn The Light Nha Trang, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nha Trang. Quản trị
chuỗi cung ứng đã được nghiên cứu ở nhiều ngành nhưng với lĩnh vực khách sạn du
lịch còn tương đối mới mẻ. Nghiên cứu này mang tính hệ thống khoa học về công tác
quản trị chuỗi cung ứng nhưng chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, mô tả chuỗi cung
ứng tại khách sạn The Light Nha Trang. Tác giả tập trung nghiên cứu công tác quản lý
nguyên vật liệu, vật tư đầu vào phục vụ khách hàng và một phần nhỏ của kênh phân
phối đầu ra, từ đó nêu lên tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng tại khách sạn. Mặc
dù nghiên cứu cũng chưa nêu rõ phương pháp và nội dung đánh giá hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng cũng như sản phẩm dịch vụ chủ yếu cần quan tâm tại khách sạn The
Light Nha Trang, nhưng trên cơ sở những phân tích và đánh giá thực trạng, tác giả đề

xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng tại khách sạn, đóng góp nhiều ý nghĩa
về mặt thực tiễn trong hoạt động tại khách sạn.
- Nguyễn Xuân Tiến (2013), Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần Dệt
Tân Tiến, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Nha Trang. Nghiên cứu này nhằm vận
dụng các lý luận về quản trị chuỗi cung ứng vào thực tiễn hoạt động của Công ty Dệt
theo hướng quản trị các hoạt động cung ứng đầu vào, sản xuất, tồn trữ và phân phối.
Tuy nghiên cứu chưa nêu bật được vấn đề dự báo nhu cầu sản phẩm để hoạch định cho
từng khâu trong chuỗi cung ứng nhưng đã vận dụng phân tích và so sánh các chức
năng của chuỗi cung ứng dệt may trên cơ sở lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng,
nhằm mục tiêu giúp các quá trình hoạt động liên kết với nhau tạo thành một mắt xích
vững chắc. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp mang ý nghĩa thực tiễn nhằm hoàn
thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty.
- Philip M. Parker, Ph.D - Chaired professor of Management Science INSEAD
(2013), The world market for cashew nuts: A 2013 Global trade perspective
(Singapore and Fontainebleau, France). Báo cáo này đã được tạo ra cho các nhà hoạch
định chiến lược, giám đốc điều hành quốc tế và các nhà quản lý nhập khẩu/xuất khẩu
và những người có liên quan với thị trường hạt điều. Trước sự toàn cầu hóa của thị
trường, các nhà quản lý có thể không còn hài lòng với mức độ sản xuất và nhu cầu
hiện tại. Dựa trên mô hình kinh tế vĩ mô và tình hình thương mại thực tế,tác giả ước
tính thị trường cho hạt điều cho những quốc gia phục vụ các thị trường thế giới thông


4
qua xuất khẩu hoặc cung cấp từ các nước khác nhau thông qua nhập khẩu. Về phía
cầu, xuất khẩu và các nhà hoạch định chiến lược tiếp cận thị trường thế giới đối mặt
với một số câu hỏi. Những quốc gia đang cung cấp hạt điều? Bao nhiêu việc nhập
khẩu hạt điều thay đổi từ nước này sang nước khác? Những quốc gia đang mua hạt
điều xuất khẩu của họ?... Tác giả cũng tổng kết các thị trường hạt điều nhập khẩu và
xuất khẩu. Dựa trên cả hai tác động cung và cầu, báo cáo này đưa ra một khối lượng
giá trị nhập khẩu và xuất khẩu cho mỗi quốc gia và được tổng hợp cho tổng sản lượng

khu vực và thế giới. Từ đó có thể có được các ước tính khả năng tối đa của cả hai giá
trị của từng thị trường và kết hợp với thông tin nội bộ cho mục đích lập kế hoạch chiến
lược.
- Ms. Le Thanh Loan, Mr. Dang Hai Phuong, Dr. Vo Hung (2006), Cashew nuts
supply chains in Vietnam: A case study in Dak Nong and Binh Phuoc provinces,
Vietnam (Case study in Vietnam prepared for SEANAFE’s 2nd Regional Workshop
on ‘Markets for Agroforestry Tree Products’ in Chiang Mai, Thailand) - Southeast
Asian Network for Agroforestry Education. Xuất phát từ mô hình giá cả nhận được
theo quan điểm của hộ gia đình, nghiên cứu này phân tích nhân tố ảnh hưởng biến
động giá hạt điều thô tại tỉnh Bình Phước và Đắk Nông năm 2006. Việc phân tích các
giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng của hạt điều đã chứng tỏ rằng thu nhập của nông
dân hàng tháng là thấp nhất trong số các bên liên quan. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện
các hoạt động sau thu hoạch cho doanh nghiệp chế biến của mình, nông dân có thể đạt
được một lợi nhuận khoảng 10% trong giá nhân điều bán ra.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo hướng tiếp cận
chuỗi cung ứng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
trị chuỗi cung ứng chế biến sản phẩm nhân điều xuất khẩu tại Công ty Cổ phần
LAFOOCO.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần
LAFOOCO theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng.


5
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng chế biến sản phẩm
nhân điều xuất khẩu tại Công ty.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động chế biến nhân điều xuất khẩu
tại Công ty Cổ phần LAFOOCO.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Do giới hạn thời gian, điều kiện nghiên cứu và sản phẩm nhân điều sau chế biến
có rất nhiều chủng loại nên luận văn tập trung phân tích sản phẩm chủ lực của Công ty
là mặt hàng nhân điều loại W320 ở dạng sơ chế.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đây là nghiên cứu định tính về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng vận dụng vào
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, chế biến và xuất khẩu
hàng nông sản.
- Phương pháp luận phân tích: Phân tích quản trị chuỗi cung và ứng dụng theo
mô hình SCOR
- Phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp phân tích và so sánh dựa trên số liệu thứ cấp giai đoạn 03 năm 2012 - 2014.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
- Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết cho những nghiên cứu về chuỗi
cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, là tiền đề ứng dụng cách tiếp cận quản trị chuỗi
vào quản lý điều hành hoạt động, không chỉ tại Công ty, mà có thể mở rộng ra các doanh
nghiệp kinh doanh nông sản nói chung.
- Kết quả của nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau về vấn
đề nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm khác, và ứng dụng cụ thể vào doanh nghiệp khác.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu giúp Công ty nắm rõ hơn về các yếu tố cấu thành trong quản
trị chuỗi cung ứng nhân điều xuất khẩu. Trên cơ sở đó, giúp Công ty xác định những
mắc xích chưa phù hợp và có biện pháp khắc phục những điểm hạn chế.
- Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu mối liên kết các khâu trong hoạt động quản
trị chuỗi cung ứng sản phẩm nhân điều chế biến, cũng như cải thiện mối quan hệ trong



6
chuỗi và nâng cao lợi thế cạnh tranh, làm điều kiện nền tảng của việc đưa ra quyết
định trong thực thi các mục tiêu chiến lược của công ty.
- Từ việc phân tích một cách khoa học vấn đề quản trị chuỗi cung ứng nhân điều
xuất khẩu có thể làm nền tảng cho các doanh nghiệp cùng ngành nói riêng và các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản nói chung tham khảo và vận dụng linh
hoạt vào hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,… luận văn được kết
cấu gồm 03 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng.
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng nhân điều xuất khẩu tại
Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng nhân điều xuất
khẩu tại Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức thì cung ứng là hoạt động
không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì vai trò của cung ứng càng thêm quan trọng.
Giờ đây, cung ứng được coi là vũ khí chiến lược giúp tăng sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thương trường [15]. Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi
cung ứng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về
thuật ngữ “chuỗi cung ứng” như:
Theo Lambert, Stock và Ellram, “Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty

nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” [18].
Theo Ganesham và Harrison thì “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa
chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu,
chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho
khách hàng” [17].
Theo Michael Porter, “Chuỗi cung ứng là một quá trình chuyển đổi từ nguyên
vật liệu thô cho tới sản phẩm hoàn chỉnh thông qua quá trình chế biến và phân phối tới
tay khách hàng cuối cùng” [11].
Theo Mentzer, DeWitt, Keebler, Min, Nix, Smith, Zacharia, “Việc kết hợp một
cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống và sách lược giữa
các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một công ty và giữa các công ty trong
phạm vi chuỗi cung ứng nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng công ty và
toàn bộ chuỗi cung ứng” [19].
Theo Sunil Chopra và Peter Meindl, “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn
có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung
ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp mà còn bao gồm cả nhà vận
chuyển, kho bãi, người bán lẻ và bản thân khách hàng” [16].
Như vậy, theo các khái niệm được trích dẫn, có thể kết luận rằng chuỗi cung
ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ khâu thu mua nguyên
liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Hay nói cách


8
khác, chuỗi cung ứng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho đến khi tạo thành
sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng.

Hình 1.1. Chuỗi cung ứng tổng quát [9]
1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng
1.1.2.1. Chuỗi cung ứng đơn giản
Nhà cung cấp


Công ty

Khách hàng

Hình 1.2. Chuỗi cung ứng đơn giản [10]
Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản bao gồm doanh nghiệp, nhà cung cấp và
khách hàng. Đây là ba nhóm mắt xích cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản.
1.1.2.2. Chuỗi cung ứng mở rộng
Nhà
cung cấp
cuối cùng

Nhà
cung cấp

Công ty

Khách
hàng

Khách
hàng cuối
cùng

Nhà cung cấp
dịch vụ

Hình 1.3. Chuỗi cung ứng mở rộng [10]
Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng ngoài ba mắt xích xuất hiện ở chuỗi cung ứng

đơn giản còn có thêm ba mắt xích thành viên nữa, đó là: nhà cung cấp của nhà cung
cấp (nhà cung ứng cuối cùng tại điểm đầu của chuỗi cung ứng mở rộng), khách hàng
của khách hàng (khách hàng cuối cùng tại điểm cuối của chuỗi cung ứng mở rộng), và
các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty khác trong chuỗi cung ứng. Đây là
những công ty cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản


9
phẩm và công nghệ thông tin. Mỗi một thành viên có thể là của một hay nhiều chuỗi
cung ứng khác nhau, mở rộng thành một mạng lưới chuỗi cung ứng.
1.1.3. Thành phần của chuỗi cung ứng
1.1.3.1. Nhà sản xuất
Nhà sản xuất hay nhà chế tạo là những đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm. Nhà
sản xuất bao gồm các công ty chuyên sản xuất nguyên liệu thô cũng như doanh nghiệp
xuất xưởng những sản phẩm hoàn chỉnh [10]. Nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng
trong chuỗi cung ứng. Nhà sản xuất có thể tạo ra những sản phẩm vô hình, sản phẩm
cũng có thể tồn tại dưới hình thức dịch vụ.
1.1.3.2. Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất, bán
hàng và phục vụ khách hàng theo sự biến động của nhu cầu. Đây được xem như là nhà bán
sỉ, đại lý nắm bắt nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm.
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho
mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và
bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn
kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng. Nhà
phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng,
không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính
yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm [1].
1.1.3.3. Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ là người tồn trữ hàng hóa trong kho và bán sản phẩm với số lượng

nhỏ cho cộng đồng nói chung. Nhà bán lẻ cũng nắm bắt đầy đủ những sở thích và nhu
cầu của khách hàng mà mình phục vụ. Nhà bán lẻ quảng cáo sản phẩm cho khách hàng
và thường kết hợp giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng phong phú, dịch vụ tận tình chu
đáo với sự thuận tiện để thu hút sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm của mình [10].
1.1.3.4. Khách hàng
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng
sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm
khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/mua sản

phẩm về tiêu dùng [1]. Khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn


10
tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có khách hàng thì hàng hóa của doanh
nghiệp sẽ không tiêu thụ được. Việc nghiên cứu tìm hiểu khách hàng một cách kĩ
lưỡng để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng chính là động lực tác
động mạnh mẽ đến công tác tiêu thụ sản phẩm.
1.1.3.5. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những cá nhân, tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết
cho quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp tập trung vào một công việc đặc thù mà
chuỗi cung ứng đòi hỏi và chuyên sâu vào những kỹ năng đặc biệt phục vụ cho công
việc đó [10]. Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với
mức giá tốt hơn so với chính nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu
dùng làm điều này.
1.1.4. Các hoạt động của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng các sản phẩm khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau và
nhu cầu thị trường khác nhau. Nhưng chuỗi cung ứng ứng nào cũng có những vấn đề
cơ bản là sản xuất, hàng tồn kho, vị trí, vận chuyển và thông tin. Mỗi một nhân tố thúc
đẩy sẽ có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng

hiệu quả trước hết đòi hỏi có sự hiểu biết về mỗi tác nhân thúc đẩy và cách thức hoạt
động của nó [1].
1. SẢN XUẤT
Cái gì? Như thế nào?
Khi nào?

2. HÀNG TỒN KHO
Sản xuất và lưu kho
bao nhiêu?
5. THÔNG TIN
Nền tảng để ra
quyết định

4. VẬN CHUYỂN
Vận chuyển sản phẩm
như thế nào? Khi nào?

3. VỊ TRÍ
Nơi nào tốt nhất để thực
hiện hoạt động gì?

Hình 1.4. Năm động cơ chính trong chuỗi cung ứng [10]


11
Việc kết hợp thích hợp giữa sự đáp ứng và tính hiệu quả có được trong từng yếu
tố sẽ cho phép chuỗi cung ứng “gia tăng năng suất đồng thời giảm lượng hàng lưu kho
và chi phí điều hành” [10].
1.1.4.1. Sản xuất
Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản

phẩm [1]. Có thể nói sản xuất là khâu quyết định tạo ra sản phẩm, dịch vụ và giá trị gia
tăng. Doanh nghiệp sẽ thực hiện các quyết định sản xuất liên quan đến các vấn đề
chủng loại sản phẩm mà thị trường mong muốn, số lượng sản xuất, hoạch định tổng
hợp, lập lịch trình sản xuất, hoạch định nhu cầu vật tư và quản lý máy móc thiết bị.
Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ do khâu sản xuất hay cung ứng dịch vụ tạo ra nên
quá trình sản xuất được quản lý tốt sẽ góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết
trong sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp.
1.1.4.2. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm từ nguyên liệu đến
bán thành phẩm, đến thành phẩm được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ
trong chuỗi cung ứng nắm giữ [5]. Việc nắm giữ một khối lượng lớn hàng lưu kho
giúp cho doanh nghiệp hay toàn bộ cả chuỗi cung ứng có thể phản ứng linh hoạt với
những biến động của thị trường [10]. Đây được xem là những nguồn lực dự trữ nhằm
đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải
quyết định cân nhắc giữa tính đáp ứng với tính hiệu quả.
Mặt khác, tồn kho phụ thuộc vào đặc tính bảo quản, vòng đời của nguyên liệu,
thành phẩm... nên trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề khối
lượng hàng tồn kho bao nhiêu là phù hợp, cần tồn kho mặt hàng nào theo từng giai
đoạn kinh doanh để theo dõi từng khâu, từng kho, từng nơi sử dụng, đối với từng loại
hàng tồn kho cả về số lượng và giá trị để có những thông tin kịp thời, tránh tình trạng
khan hiếm hoặc ứ đọng hàng tồn kho ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.4.3. Vị trí
Các quyết định lựa chọn địa điểm về mặt địa lý là phần quan trọng, liên quan
đến hoạt động được thực hiện ở các bộ phận cũng như có thể ảnh hưởng đến lợi thế
của chuỗi cung ứng. Các quyết định thống nhất về địa điểm hoạt động trong chuỗi
cung ứng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Căn cứ vào quy mô, bản chất các hoạt động
mà doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn phương án. Các quyết định về địa điểm phụ


12

thuộc vào các nhân tố: cơ sở hạ tầng hiện tại, phương tiện vận chuyển, chi phí nhân
công, chi phí năng lượng... gần với nhà cung cấp, thị trường tiêu thụ hay gần nguồn lao động.
Các quyết định về địa điểm tác động mạnh mẽ đến chi phí và hiệu suất của
chuỗi cung ứng. Một khi kích thước, số lượng và địa điểm của nhà xưởng được quyết
định thì ta cũng sẽ xác định được các tuyến đường có thể đáp ứng cho việc vận chuyển
sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Đây chính là chiến lược cơ bản của một
doanh nghiệp khi sản xuất và lưu thông sản phẩm trong thị trường [10].
1.1.4.4. Vận chuyển
Vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động cung ứng và vai trò này
sẽ ngày tăng thêm, bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong
tổng chi phí để mua vật tư, nguyên vật liệu. Do đó, vận tải sẽ có ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của tổ chức trên thương
trường [15].
Tính đáp ứng và tính hiệu quả của chuỗi phụ thuộc vào cách lựa chọn phương
tiện vận chuyển như đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường ống
và phương tiện vận tải điện tử. Mỗi một cách thức vận chuyển có các đặc thù riêng về
năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải, chi phí vận chuyển, ưu nhược điểm khác
nhau… nên doanh nghiệp cần đưa ra lộ trình cũng như mạng lưới vận chuyển từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu thụ sao cho hạn chế tối đa lượng hàng hóa hư hỏng trong quá
trình lưu thông và đảm bảo tính hệ thống của toàn chuỗi.
1.1.4.5. Thông tin
Thông tin trong chuỗi là vô cùng quan trọng trong việc quản lý và điều hành
chuỗi hiệu quả. Hệ thống thông tin được xem là nền tảng đưa ra quyết định liên quan
đến bốn yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng, là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong
chuỗi. Thông tin là yếu tố cấu thành từ hoạt động của hệ thống và chính nó lại tác
động đến sự hoạt động của hệ thống. Khi có sự kết nối vững chắc của thông tin, các
doanh nghiệp trong chuỗi sẽ có các quyết định chính xác trong từng hoạt động.
Trong bất kỳ một chuỗi cung ứng nào, thông tin được sử dụng nhằm hai mục
đích chính. Một là phối hợp các hoạt động thường ngày (liên quan đến việc vận hành
bốn yếu tố chi phối chuỗi cung ứng là sản xuất, lưu kho, địa điểm, phân phối và vận

tải). Hai là dự đoán và lên kế hoạch để lường trước và đáp ứng được các nhu cầu trong
tương lai. Các hệ thống thông tin khác nhau trong chuỗi cung ứng có cách kết hợp


13
năng lực riêng phù hợp với từng phạm vi chức năng cụ thể [10]. Mối liên kết này tạo
ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các công ty trong quá trình tiến hành các hoạt động nhằm
điều chỉnh chuỗi cung ứng. Việc cân đối giữa tính kịp thời và tính hiệu quả trong phạm
vi một công ty hay phạm vi chuỗi cung ứng đều liên quan đến việc đo lường lợi ích mà
thông tin đem lại, cần chia sẻ bao nhiêu thông tin cho đối tác, cũng như chi phí có
được thông tin đó nhằm phối hợp các hoạt động hằng ngày, giúp dự báo tốt hơn và
hoạt động cung ứng hiệu quả.
1.2. Quản trị chuỗi cung ứng
1.2.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp hết
sức quan tâm. Thực tế cho thấy sự thành công của doanh nghiệp trong kinh doanh phụ
thuộc rất lớn vào khả năng quản lý chuỗi cung ứng của họ. Để các hoạt động trong
chuỗi diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần thiết
trong bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi. Sự xuất hiện của khái niệm chuỗi cung ứng
ban đầu chỉ là liên kết sự vận chuyển và logistics với việc mua hàng và được gọi
chung là quá trình thu mua hàng hóa. Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung
ứng như:
Theo Viện quản trị cung ứng mô tả “quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và
quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu
thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và
công nghệ là nhân tố then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công” [9].
Theo Hội đồng quản trị hậu cần thì quản trị chuỗi cung ứng là “… sự phối hợp
chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách lược xuyên
suốt các chức năng này trong một công ty cụ thể và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi
cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của các công ty đơn lẻ và của cả

chuỗi cung ứng” [9].
Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì “quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý
cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra
kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh
và phân phối đến khách hàng cuối cùng” [9].
Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu
thì “quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của


14
mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và
sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng
thông qua hệ thống phân phối” [9].
Theo Mentzer, DeWitt, Keebler, Min, Nix, Smith, Zacharia thì “Quản trị chuỗi
cung ứng là bao gồm tất cả các chức năng kinh doanh truyền thống: marketing, bán
hàng, nghiên cứu và phát triển, dự báo, sản xuất, thu mua, logistics, hệ thống thông tin,
tài chính và dịch vụ khách hàng” [19].
Theo Michael Hugos “Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn
kho, địa điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng
nhịp nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường” [10].
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát về quản trị chuỗi cung ứng là tập trung
quản lý những mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh
cạnh tranh hiện nay, chỉ riêng một mắt xích trong chuỗi cung ứng quản lý việc giao
hàng đúng hẹn hoặc nhanh hơn đối thủ cạnh tranh cũng khiến doanh nghiệp gia tăng
uy tín của mình. Có thể thấy, quản trị chuỗi cung ứng nhấn mạnh đến việc định vị tổ
chức theo cách thức giúp cho tất cả các thành viên trong chuỗi đều được lợi. Việc quản
lý chuỗi cung ứng hiệu quả không những giúp tất cả các mắt xích trong quy trình từ
sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách linh hoạt, mà còn có thể tạo nên lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.2.2. Lịch sử phát triển SCM

Vào những năm đầu của thế kỷ 20, việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới
diễn ra chậm chạp và lệ thuộc chủ yếu vào nguồn lực nội bộ, công nghệ và công suất.
Các công ty hoạt động nhờ vào chuỗi liên kết đơn giản, một chiều từ nhà sản xuất tới
kho, tới nhà phân phối sỉ và lẻ và cuối cùng là tới người tiêu dùng. Chuỗi liên kết này
hoạt động ở dạng sơ đẳng nhất nên sự đồng nhất của quy trình mua, dự báo nhu cầu,
quản lý tồn kho và vận chuyển không được rõ ràng.
Đến đầu năm 1960 - năm mà bùng nổ việc quản lý chi phí, từ đây xuất hiện sự
chuyển đổi từ hoạt động đơn lẻ sang sự hợp nhất các hoạt động của hệ thống. Các công
ty lớn trên thế giới tích cực áp dụng công nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí
và cải tiến năng suất. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng giai đoạn hầu như ít chú ý đến vai trò
của nhà cung cấp hoặc cải thiện quy trình và chất lượng sản phẩm.


×