TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHÁNH XUÂN,
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK
Họ và tên sinh viên : Thái Thị Y Nguyện
Ngành học
: Kinh tế nông lâm
Khóa học
: 2008 – 2012
Đắk Lắk, tháng 6 năm 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG KHÁNH XUÂN,
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK
Người hướng dẫn
: ThS. Bùi Ngọc Tân
Họ và tên sinh viên
: Thái Thị Y Nguyện
Ngành học
: Kinh tế nông lâm
Khóa học
: 2008 – 2012
Đắk Lắk, tháng 6 năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Các thầy cô trong khoa Kinh tế đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những
kiến thức căn bản trong suốt những năm học qua.
Thầy giáo hướng dẫn Bùi Ngọc Tân đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong
suốt thời gian làm đề tài.
Các cô, các chú, các anh chị công tác tại UBND phường Khánh Xuân, thành
phố Buôn Ma Thột, tỉnh Đăk Lăk đã giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong thời gian thực
tập tại địa phương.
Các hộ gia đình tại địa bàn đã nhiệt tình cung cấp thông tin trong quá trình
điều tra, thu thập số liệu trong suốt thời gian vừa qua.
Và tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong
quá trình hoàn thành đề tài.
Buôn Ma Thuột, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Thái Thị Y Nguyện
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. BQ
: Bình quân
2. BQC
: Bình quân chung
3. DT
: Diện tích
4. ĐVT
: Đơn vị tính
5. LĐ
: Lao động
6. NN
: Nông nghiệp
7.UBND
: Ủy ban nhân dân
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
BẢNG 3.1: CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG......................................15
BẢNG 3.2: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI CỦA PHƯỜNG...............................................15
BẢNG 3.3: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA PHƯỜNG.......................................16
BẢNG 4.1: CHỈ TIÊU PHÂN HỘ....................................................................................22
BẢNG 4.2 PHÂN LOẠI HỘ..............................................................................................22
BẢNG 4.3 TÌNH HÌNH NHÂN KHẨU VÀ LAO ĐỘNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
..............................................................................................................................................23
BẢNG 4.4 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP...........................................25
BẢNG 4.5 PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ..................................26
BẢNG 4.6 DIỆN TÍCH CÂY LƯƠNG THỰC................................................................27
BẢNG 4.7 DIỆN TÍCH CÂY LƯƠNG THỰC CỦA TỪNG NHÓM HỘ ĐIỀU TRA27
BẢNG 4.8: SẢN LƯỢNG CÂY LƯƠNG THỰC............................................................29
BẢNG 4.9: NĂNG SUẤT CÂY LƯƠNG THỰC............................................................30
BẢNG 4.10: CHI PHÍ SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC......................................................30
BẢNG 4.11: THU TỪ SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC......................................................32
BẢNG 4.12: KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA.......................................................................34
BẢNG 4.13: KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÔ VÀ CÂY SẮN.............................................34
BẢNG 4.14: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA.....................................................................35
BẢNG 4.15: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NGÔ VÀ SẮN.....................................................36
BẢNG 4.16: PHÂN TÍCH SWOT.....................................................................................38
iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang
BIỂU ĐỒ 4.1: PHÂN LOẠI HỘ.......................................................................................23
BIỂU ĐỒ 4.2: TÌNH HÌNH NHÂN KHẨU VÀ LAO ĐỘNG CỦA CÁC HỘ ĐIỀU
TRA......................................................................................................................................24
BIỂU ĐỒ 4.3: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP.....................................25
BIỂU ĐỒ 4.4: DIỆN TÍCH CÂY LƯƠNG THỰC CỦA TỪNG NHÓM HỘ.............28
BIỂU ĐỒ 4.5: CHI PHÍ SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC...................................................31
iv
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỘT. MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................2
PHẦN HAI. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................3
2.1 Cơ sở lý luận........................................................................................................................ 3
2.1.1 Khái niệm về sản xuất....................................................................................................... 3
2.1.2 Cơ sở lý luâân về cây lương thực......................................................................................4
2.1.2.1 Khái niệm cây lương thực......................................................................................... 4
2.1.2.2 Đặc trưng sản xuất cây lương thực..........................................................................5
2.1.2.3 Vai trò của sản xuất cây lương thực.........................................................................6
2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây lương thực...............................................6
2.1.3 Khái niêâm về hôâ và hôâ nông dân.......................................................................................7
2.1.3.1 Khái niêâm về hôâ........................................................................................................ 7
2.1.3.2 Khái niệm về hộ nông dân........................................................................................ 8
2.1.4 Cơ sở lý luâân về hiêâu quả kinh tế.....................................................................................8
2.1.4.1 Khái niêâm hiêâu quả kinh tế........................................................................................ 8
2.1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiêâu quả kinh tế sản xuất lương thực..........................10
2.2 Cơ sở thực tiễn................................................................................................................... 11
PHẦN BA. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................13
3.1 Đặc điểm địa bàn................................................................................................................ 13
3.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................................... 13
3.1.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................... 13
3.1.1.2 Địa hình, đất đai...................................................................................................... 13
3.1.1.3 Thời tiết, khí hậu..................................................................................................... 13
3.1.1.4 Nguồn nước, thủy văn............................................................................................ 14
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................................. 14
3.1.2.1 Dân số và thành phần dân tộc................................................................................14
3.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế của phường...............................................................14
3.1.2.3 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn......................................................16
3.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.......................................................................17
3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................. 18
3.2.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu........................................................................18
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin.....................................................................18
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và thông tin..........................................................................18
3.2.4 Phương pháp phân tích.................................................................................................. 19
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 20
3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất lương thực........................................20
3.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất lương thực............................................20
3.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiêâu quả kinh tế sản xuất lương thực...............................21
PHẦN BỐN. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................22
v
4.1 Thực trạng sản xuất lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân.............................22
4.1.1 Nguồn lực sản xuất của các nông hôâ..............................................................................22
4.1.1.1 Chỉ tiêu phân hôâ...................................................................................................... 22
4.1.1.2 Nhân khẩu và lao đôâng........................................................................................... 23
4.1.1.3 Đất đai.................................................................................................................... 24
4.1.1.4 Phương tiêân sản xuất của các nông hôâ..................................................................26
4.1.2 Thực trạng sản xuất lương thực ở phường Khánh Xuân................................................27
4.1.2.1 Diêân tích sản xuất lương thực................................................................................27
4.1.2.2 Sản lượng lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân......................................29
4.1.2.3 Năng suất của cây lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân.........................30
4.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân..............30
4.2.1 Chi phí sản xuất lương thực của các nông hôâ................................................................30
4.2.2 Thu từ sản xuất lương thực............................................................................................32
4.2.3 Kết quả sản xuất lương thực của nông hôâ......................................................................33
4.2.4 Hiệu quả sản xuất lương thực........................................................................................ 35
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiêêu quả kinh tế cây lương thực........................................37
4.3.1 Nhóm các yếu tố khách quan..........................................................................................37
4.3.1.1 Cơ sở hạ tầng......................................................................................................... 37
4.3.1.2 Giá cả thị trường..................................................................................................... 37
4.3.2 Nhóm các yếu tố chủ quan.............................................................................................37
4.3.2.1 Ảnh hưởng của đất đai đến sản xuất lương thực...................................................37
4.3.2.2 Ảnh hưởng lao động đến sản xuất lương thực.......................................................38
4.3.2.3 Ảnh hưởng của vốn đến sản xuất lương thực........................................................38
4.4 Mô hình phân tích SWOT về cây lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân.........38
4.5 Những thành tựu và hạn chế trong sản xuất lương thực ở phường Khánh Xuân......39
4.5.1 Thành tựu....................................................................................................................... 39
4.5.2 Hạn chế.......................................................................................................................... 40
4.6 Những giải pháp nhằm nâng cao hiêêu quả kinh tế cây lương thực..............................41
4.6.1 Lựa chọn các công thức luân canh, tâân dụng có hiêâu quả nguồn lực đất đai.................41
4.6.2 Gieo trồng đúng thời vụ.................................................................................................. 41
4.6.3 Tăng cường đầu tư vốn.................................................................................................. 41
4.6.4 Tăng cường công tác khuyến nông và áp dụng khoa học kỹ thuâât.................................42
4.6.5 Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản.......................................................................42
PHẦN NĂM. KẾT LUẬN.................................................................................................44
5.1 Kết luâên............................................................................................................................... 44
5.2 Kiến nghị............................................................................................................................. 44
5.2.1 Đối với nhà nước............................................................................................................ 44
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương.....................................................................................45
5.2.3 Đối với nông hộ............................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................46
vi
PHẦN MỘT. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
An ninh lương thực hiện đang là mối lo của toàn cầu.[9] Hiện nay, các nguồn
tài nguyên tự nhiên càng ngày càng cạn kiệt và suy thoái, sự ô nhiểm môi trường
càng ngày càng trầm trọng; bên cạnh đó nạn hạn hán và lũ lụt đã và đang xảy ra ở
nhiều nơi trên thế giới, sự tấn công phá hoại của các loài dịch hại, … đã ảnh hưởng
tiêu cực đến sản lượng lương thực.
Hiện nay do tình hình gia tăng dân số ngày càng tăng, nhu cầu của các quốc
gia trên thế giới về lương thực cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên với tác động của biến
đổi khí hậu, sản xuất lương thực toàn cầu bị ảnh hưởng rất lớn. Biến đổi khí hậu
làm gia tăng thiên tai, dịch bệnh, giảm năng suất cây trồng, sản lượng lương thực
sụt giảm.[1]
Ngoài ra, các nguồn tài nguyên đang bị suy thoái dần. Đặc biệt là suy thoái
tài nguyên đất và nước. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trái đất ngày càng nóng
lên, hạn hán xảy ra ở nhiều nơi, nguồn nước bị cạn kiệt dần. Đất trồng bị bào mòn,
rửa trôi, trở nên nghèo, xấu, bạc màu, năng suất cây trồng giảm nhanh chóng. Xói
mòn còn làm giảm khả năng giữ nước của đất, làm cây bị khủng hoảng nước thường
xuyên và nghiêm trọng. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp và suy thoái đang đe
dọa an ninh lương thực toàn cầu.[7]
Việt Nam là nước có dân số đông, trong đó có đến 73% sống ở địa bàn nông
thôn, đất canh tác không nhiều, nếu tính theo đầu người thì ở mức thấp nhất thế
giới. Hơn thế nữa, mỗi năm lại có thêm hàng chục nghìn hecta đất nông nghiệp
chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển công nghiệp, đô thị. Đó là chưa kể thiên
tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu có thể làm nước biển xâm
nhập, lấn chiếm diện tích đất canh tác. Việt Nam không lo lắng về an ninh lương
thực tuy nhiên cần đảm bảo sự bền vững.[3]
Phường Khánh Xuân nằm ở phía Tây Nam thành phố Buôn Ma Thuột cách
trung tâm thành phố 6 km. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông (chiếm
70% dân số) nhưng diện tích đất canh tác ít, bình quân mỗi nhân khẩu chỉ có 1.000
m2 đất canh tác. Cây lương thực được trồng chủ yếu là cây lúa, bên cạnh đó cũng
phát triển các loại cây lương thực khác như cây ngô và cây sắn. Vậy tình hình sản
xuất lương thực cụ thể trên địa bàn phường Khánh Xuân ra sao? Làm thế nào để
việc trồng các loại cây lương thực đạt hiệu quả?
1
Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu tình hình sản
xuất lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột,
Tỉnh Đăk Lăk” làm chuyên đề tốt nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân,
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lương thực trên địa bàn
phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây lương
thực trên địa bàn phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ trồng cây lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Tình hình sản xuất lương thực trên địa bàn phường Khánh Xuân, thành phố
Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về nội dung:
• Tổng quan về đặc điểm địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội phường Khánh
Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột
• Thực trạng sản xuất lương thực tại địa bàn
• Đánh giá hiệu quả kinh tế cây lương thực
• Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lương thực
+ Phạm vi về không gian: địa bàn phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đăk Lăk
+ Phạm vi về thời gian:
• Thời gian thực tập: từ 20/03/2012 đến 30/05/2012.
• Số liệu nghiên cứu: số liệu năm 2010 và 2011
2
PHẦN HAI. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về sản xuất
+ Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì sản xuất hay sản xuất
của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người.
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại.
[16]
Kinh tế học có những cách tiếp cận khác nhau khi bàn về sản xuất.
+ Theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị Mác – Lênin thì: Sản xuất của cải
vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơ bản nhất trong
tất cả các hoạt động của con người. Sản xuất vật chất là sự tác động của con người
vào tự nhiên, nhằm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của mình.
+ Theo cách tiếp cận của kinh tế học cổ điển: Kinh tế học tân cổ điển, hay
kinh tế học vi mô, bàn về sản xuất với cách tiếp cận của chủ nghĩa cận biên
(marginalism). Sản xuất là việc tạo ra hàng hóa và dịch vụ có thể trao đổi được trên
thị trườngđể đem lại cho người sản xuất càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Cách tiếp
cận này bàn luận nhiều hơn về các chủ đề như: chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi
nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng suất lao động cận biên, tỷ lệ thay thế kỹ
thuật cận biên, v.v…
+ Khái niệm sản xuất trong tài khoản quốc gia: Sản xuất là quá trình sử dụng
lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là vật
chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa
và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có
khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền.
Tóm lại sản xuất là một quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị để
chuyển những chi phí là vật chất, dịch vụ thành sản phẩm vật chất và dịch vụ khác.
Tất cả những hàng hóa và dịch vụ đó được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị
trường có thu tiền hoặc không thu tiền. Đối với sản xuất nông nghiệp thì người sản
xuất sủ dụng sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động nông nghiệp
nhằm tạo ra sản phẩm để sử dụng hoăc để bán nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình.
3
2.1.2 Cơ sở lý luận về cây lương thực
2.1.2.1 Khái niệm cây lương thực
Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho
người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu
phần thức ăn.[14]
Năm loại cây lương thực chính của thế giới là ngô (Zea Mays L.), lúa nước
(Oryza sativa L.), lúa mì (Triticum sp. tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta
Crantz tên khác khoai mì) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Bốn loại cây lương
thực chính của Việt Nam là lúa, ngô, sắn và khoai lang (Ipomoea batatas L.).
Hạt hoặc củ của cây lương thực là thành phần chính trong khẩu phần ăn của
những người dân nghèo tại nhiều nước đang phát triển. Việc tiêu thụ này ở các nước
phát triển tuy ít hơn nhưng vẫn là đáng kể nhất.
Trong một số ngôn ngữ phương Tây, cây lương thực, cây "ngũ cốc" được gọi
là cereal, cereali, cerealo, zerial, có nguồn gốc từ Ceres, tên gọi của vị nữ thần nông
nghiệp và mùa màng của thời kỳ tiền La Mã. Nó dùng để chỉ các loài thực vật thuộc
họ Hòa thảo (Poaceae) được con người gieo trồng để lấy hạt có thể ăn được (về mặt
thực vật học, chúng là kiểu quả gọi là quả thóc).
Trong tiếng Việt ngày nay, cây lương thực được dùng để chỉ toàn bộ nhóm
cây lương thực có hạt (Cereals for grain) và nhóm cây củ có bột (Cereals for tuber),
chủ yếu là bốn cây lương thực chính lúa, ngô, sắn, khoai lang.
* Lúa nước: Là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, chúng
có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu
Phi, cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người.
* Lúa mì hay tiểu mạch (Triticum spp.): Là một nhóm các loài cỏ đã thuần
dưỡng từ khu vực Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể, lúa mì
là thực phẩm quan trọng cho loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau ngô và lúa
gạo trong số các loài cây lương thực. Hạt lúa mì là một loại lương thực chung được
sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh mì; mì sợi, bánh, kẹo v.v…
cũng như được lên men để sản xuất bia rượu hay nhiên liệu sinh học. Lúa mì cũng
được gie trồng ở quy mô hạn hẹp làm cỏ khô cho gia súc và rơm cũng có thể dùng
làm cỏ khô cho gia súc hay vật liệu xây dựng để lợp mái. [11]
* Ngô: Là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, đứng thứ ba sau lúa mì
và lúa gạo. Ngô, bắp hay bẹ (danh pháp khoa học: Zea mays L. ssp. mays) là một
4
loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra
khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của
người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI.
Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (Chỉ riêng tại
Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm).[13]
* Khoai tây: Là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột,
loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới, và là loại cây trồng phổ biến thứ 4 về
mặt sản lượng tươi - xếp sau lúa, lúa mì và ngô. Khoai tây có nguồn gốc từ Peru,
trong nghiên cứu được David Spooner xuất bản năm 2005 thì quê hương của cây
khoai tây là một khu vực phía nam Peru. Hiện tại người ta cho rằng khoai tây đã
được du nhập vào châu Âu vào khoảng thập niên 1570 và sau đó nó đã được những
người đi biển châu Âu đưa đến các lãnh thổ trên khắp thế giới.[15]
* Sắn: Là cây lương thực ăn củ hàng năm, có thể sống lâu năm, thuộc họ thầu dầu
Euphorbiaceae. Cây sắn cao 2-3m, đường kính tán 50-100 cm. Lá khía thành nhiều
thùy, có thể dùng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Rễ ngang phát triển thành củ và
tích luỹ tinh bột. Sắn có thời gian sinh trưởng thay đổi từ 6 đến 12 tháng, có nơi tới
18 tháng, tùy thuộc giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng. Thái Lan
chiếm trên 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu, kế đến là Indonesia và Việt Nam.
[12]
* Khoai lang: Là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh
bột, có vị ngọt. Nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong
vai trò của cả rau lẫn lương thực. Năm 2006, toàn thế giới có 111 nước trồng khoai
lang (FAO 2008) trên diện tích 8,99 triệu ha, trong đó 95% tại các nước đang phát
triển, năng suất bình quân 13,72 tấn/ha. Việt Nam có sản lượng khoai lang 1,45
triệu tấn, đứng thứ năm của toàn thế giới sau Trung Quốc (100,22 triệu tấn), Nigeria
(3,46 triệu tấn), Uganda (2,62 triệu tấn) và Indonesia (1,85 triệu tấn). Khoai lang
dùng làm lương thực cho người, thức ăn chăn nuôi và làm nguyên liệu chế biến tinh
bột, rượu, cồn, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, phụ gia dược phẩm, màng
phủ sinh học.[10]
2.1.2.2 Đặc trưng sản xuất cây lương thực
- Thời gian sinh trưởng phát triển ngắn.
- Sản xuất mang tính thời vụ.
- Có truyền thống sản xuất từ thời xa xưa.
5
- Chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên như thời tiết, sâu bệnh…
- Sản xuất tiến hành ngoài trời, phát triển ở hầu hết các vùng miền trên cả nước.
- Kỹ thuật canh tác sản xuất đơn giản.
2.1.2.3 Vai trò của sản xuất cây lương thực
Sản xuất lương thực đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, các
sản phẩm từ cây lương thực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người
đồng thời góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Các sản phẩm từ cây lương thực ngày càng đa dạng và phong phú hơn nhưng
chưa có ngành nào có thể thay thế được đối với sản xuất lương thực.
Một số sản phẩm từ lương thực được làm nguyên liệu đầu vào cho ngành
công nghiệp.
2.1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây lương thực
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây lương thực nói riêng chịu sự
tác động của các nhóm yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và khả năng
tổ chức quản lý và sản xuất, điều kiện kỹ thuật và các chính sách của Nhà nước.
* Các nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và đất đai
Vị trí địa lý có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sản
xuất lương thực. Ở những nơi có vị trí thuận lợi như gần đường giao thông, gần cơ
sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần trung tâm các khu công
nghiệp, đô thị lớn,… sẽ có điều kiện phát triển sản xuất.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được trong quá trình
sản xuất nông nghiệp. Do vậy quy mô đất đai, địa hình và tính chất nông hóa thổ
nhưỡng có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lương thực.
- Khí hậu và môi trường sinh thái
Khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Điều kiện
thời tiết, khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,… có mối quan hệ chặt chẽ
đến sự hình thành và sử dụng các loại đất.
Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến sản xuất lương thực, nhất là nguồn
nước, không khí.
* Các nhân tố về điều kiện kinh tế và tổ chức quản lý
6
- Yếu tố về lao động, vốn sản xuất và cơ sở hạ tầng nông thôn
Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu tiến
bộ khoa học kỹ thuật về kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.
Vốn là điều kiện không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu
tố cơ bản của quá trình sản xuất.
Cơ sở hạ tầng chủ yếu trong nông nghiệp nông thôn bao gồm: đường giao
thông, hệ thống thủy lợi, trang thiết bị trong nông nghiệp,… đây là yếu tố quan
trọng trong quá trình phát triển sản xuất lương thực.
- Yếu tố thị trường
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào giá cả thị trường, những sản
phẩm nào được giá thì hộ nông dân chú ý phát triển.
* Các nhân tố về khoa học kỹ thuật công nghệ
- Yếu tố kỹ thuật canh tác
Do điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng khác nhau, các giống cây
khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau. Điều này có ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả sản xuất lương thực.
- Yếu tố ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ
Sản xuất lương thực không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện
nay tiến bộ khoa học – công nghệ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra giống cây
trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo ra các máy móc phục vụ cho quá trình
sản xuất có hiệu quả hơn.
* Các nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của Nhà nước
Nhóm yếu tố này bao gồm các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà
nước như: Chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ sản phẩm, trợ
giá nông sản phẩm, miễn thuế cho sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải
quyết việc làm, chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới,…
2.1.3 Khái niệm về hộ và hộ nông dân
2.1.3.1 Khái niệm về hộ
Có nhiều khái niệm khác nhau về hộ của nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề
này, phổ biến một số khái niệm như sau:
7
- Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến quá trình tái sản xuất,
tái sản xuất tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác (Martin - 1988)
- Hộ là tập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với
nhau trong quá trình tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng.
( Raul Iturna - 1989)
- Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, ở
chung và cùng ngân quỹ (Werberster – 1990)
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau như vậy nhưng có chung đặc điểm sau:
+ Chung sống dưới một mái nhà.
+ Chung nguồn thu nhập.
+ Sản xuất chung.
+ Có trách nhiệm với nhau trong sự tồn tại và phát triển.
2.1.3.2 Khái niệm về hộ nông dân
Nghị quyết X của Bộ chính trị (05/04/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông
dân là một đơn vị kinh tế cơ sở là những hộ sống ở nông thôn, có ngành sản xuất
chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu là nghề nông. Các thành
viên trong hộ gắn bó với nhau chặt chẽ bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống ràng
buộc bởi phong tục tập quán về gia dình dòng tộc, truyền thống đạo đức lâu đời.
nghoài ra hộ nông dân là nơi lưu truyền và giữ gìn bản sác văn hóa dân tộc, mang
đậm nét đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
2.1.4 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.4.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi
và hướng tới. Nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản
xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi
suất, lợi nhuận, trong lao động hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng
số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc là bằng số
lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả
xã hội là có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội nào đó.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh
8
tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác
các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Nâng cao hiệu
quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý
kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù
hiệu quả kinh tế.
Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng và
chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng
đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây
dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp… Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại
hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các
nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự
lựa chọn kinh tế của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự lựa chọn
kinh tế kinh tế của các tổ chức kinh tế trong kinh tế trong nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước.
Theo Karl Marx thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là
quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau.
Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng
kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ trong các hoạt động sản xuất. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá
trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt
đối với tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh
tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính
đến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong
2 yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó hiệu quả sản xuất mới đạt được
hiệu quả kinh tế.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của hiệu quả kinh tế sử
dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật
chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ vấn đề
9
này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử
dụng đất hiệu quả kinh tế cao.
2.1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lương thực
* Điều kiện tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên như điều kiện thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý, địa hình,
thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, thủy văn,… tác động và chi phối mạnh mẽ đến
sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát
triển của cây trồng, từ đó tác động tới năng suất của cây. Vì vậy cần lựa chọn giống
cây, bố trí đất trồng, định hướng đầu tư thâm canh phù hợp với điều kiện tự nhiên
của từng vùng để sản xuất đạt hiệu quả.
* Vốn
Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế sản xuất lương thực. Bất kì
dơn vị nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần vốn. Nhờ có vốn các cơ sở sản xuất
kinh doanh sẽ khai thác tốt hơn các nguồn lực như đất đai, lao động,… và nâng cao
hiệu quả trong sản xuất.[2] Nông thôn nước ta nghèo, đặc biệt là nông thôn miền
núi người dân không có vốn để đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó việc vay vốn còn gặp
nhiều khó khăn, hộ nào không có tài sản thế chấp thì không thể vay vốn được.
Không có vốn, người dân không thể cải tiến phương thức sản xuất, không thể áp
dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất sẽ không đạt hiệu quả cao.
* Kỹ thuật canh tác
Các biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai,
cây trồng nhằm tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Phát triển
kỹ thuật, tiết kiệm vốn, đất đai, lao động, ít dùng các hợp chất hóa học, áp dụng các
kỹ thuật di truyền để tìm ra các giống mới để tăng năng suất, tăng sản lượng.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên của sinh vật, lựa chọn các tác
động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng đầu vào nhằm đạt các mục tiêu
kinh tế. Những kinh nghiệm, tập quán canh tác và trình độ dân trí của nông dân
cũng tác động đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lương thực của nông hộ, vì vậy
trong sản xuất phải biết lựa chọn những yếu tố tích cực, hạn chế tiêu cực để nâng
cao hiệu quả kinh tế.
* Thị trường
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất
định nào đó. Nó được coi là huyết mạch của quá trình hoạt động kinh tế theo cơ chế
10
thị trường. Nói đến thị trường là nói đến cung cầu của một loại hàng hóa nào đó,
đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng sản phẩm sản xuất ra của người sản
xuất. Khi cầu của một loại hàng hóa xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm
cách đáp ứng mức cầu đó. Sản phẩm được thị trường chấp nhận sẽ đứng vững, tồn
tại và đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Dưới tác động của cơ chế thị
trường, hệ thống thị trường nước ta hiện nay đã hoàn chỉnh hơn, tạo thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp, là cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
* Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc, các dịch vụ về
sản xuất và khoa học kỹ thuật, … Trong sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng đóng
vai trò rất quan trọng, nếu cơ sở hạ tầng không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất, năng suất và chất lượng cây trồng. Một đặc điểm rất quan trọng là các công
trình phục vụ sản xuất nông nghiệp còn chịu tác động rất lớn của thiên nhiên (thời
tiết, khí hậu,…), nhất là thiên tai bão lụt thường tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng nông
thôn gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nông dân. Do đó chi phí
cho việc xây dựng, sửa chữa lại cơ sở hạ tầng nông thôn rất tốn kém.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất sẽ tạo động
lực phát triển nông nghiệp hàng hóa, đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, trên
cơ sở đoa tăng thu nhập cho người dân.
* Các chính sách liên quan đến sản xuất nông nghiệp
Các chính sách của chính phủ đưa ra nhằm tác động vào một lĩnh vực cụ thể
của nền kinh tế. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp điều này thể hiện rất rõ, nếu
chính sách đúng đắn phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển, ngược lại nếu chính
sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển trong sản xuất.
2.2 Cơ sở thực tiễn
Sau 25 năm đổi mới (1986 - 2010), Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng
cao trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản lượng
lương thực Việt Nam không những đủ cho nhu cầu trong nước mà còn có khối
lượng lớn cho xuất khẩu. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 445kg năm 2000
lên 501kg năm 2008. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạovà các sản phẩm
sắn (tinh bột sắn và sắn lát) đứng thứ 2 trên thế giới sau một thời gian dài thiếu
lương thực.[5]
11
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tình hình sản xuất
lương thực 2011 như sau:
Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt 46,97 triệu tấn, tăng 2,34
triệu tấn (+5,2%) so với năm 2010; trong đó sản lượng lúa tiếp tục được mùa cả ba
vụ, đạt 42,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn (+5,8%), sản lượng ngô đạt 4,7 triệu tấn,
tăng 21 nghìn tấn (+0,4%).
12
PHẦN BA. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn
Phường Khánh Xuân thành phố Buôn Ma Thuột được thành lập theo nghị
định 08/1995/NĐ-CP, ngày 21/01/1995 của chính phủ.
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Phường Khánh Xuân nằm ở phía Tây Nam thành phố Buôn Ma Thuột cách
trung tâm thành phố 6km.
- Phía Tây giáp với xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phía Đông giáp với phường EaTam, thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phía Bắc giáp với phường Thành Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phía Nam giáp với xã Hòa Khánh, thành phố Buôn Ma Thuột.
3.1.1.2 Địa hình, đất đai
Địa hình của phường tương đối phức tạp đan xen lẫn nhau trên toàn bộ diện
tích sản xuất nông nghiệp, bao gồm các dạng địa hình dốc, gợn sóng, núi cao, và địa
hình dốc hiểm trở, tổng diện tích đất tự nhiên của phường là 2.184 ha, Phường có
1.637,7 ha đất nông nghiệp chiếm 74,9% tổng diện tích tự nhiên, 98,8ha đất rừng,
trong đó có 45ha rừng trồng cũ và 15 ha rừng trồng mới.
Đất đai phường Khánh Xuân đa dạng về thổ nhưỡng theo số liệu điều tra
của các năm thì địa bàn phường đa phần là đất có thành phần cơ giới nặng gồm các
nhóm đất chính sau: đất đỏ vàng, đất sét, đá vôi và đất Bazan.
3.1.1.3 Thời tiết, khí hậu
Khí hậu của phường mang tính chất của thành phố Buôn Ma Thuột, kiểu khí
hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm mưa nhiều, khí hậu biến động thất
thường gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm 23 - 24oC. Nhiệt độ cao nhất vào
tháng 3 và tháng 4 là 31,8 oC, và vào tháng 7 là 25 - 26 oC. Bình quân giờ chiếu
sáng/năm là từ 1.700 - 2.400 giờ.
- Độ ẩm: Lượng mưa bình quân năm là 1740 - 1780mm. Độ ẩm tương đối
hàng năm là 81 - 83%.
13
- Lượng mưa: Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa bình quân hàng
năm lớn, khoảng 1.600 - 1.800mm. Khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, lượng mưa trong
mùa mưa chiếm 80 - 90% lượng mưa cả năm, mưa lớn và tập trung, mưa nhiều nhất
trong 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau, lượng mưa chiếm 10 - 20% cả năm, độ ẩm không khí thấp, lượng bốc
thoát hơi nước trong mùa khô lớn.
3.1.1.4 Nguồn nước, thủy văn
Nguồn nước của phường chủ yếu dựa vào các hồ tự nhiên trong phường và
các con suối, tuy nhiên lượng nước này không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của
nhân dân mà dựa nhiều vào nguồn nước của hệ thống thủy lợi.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân số và thành phần dân tộc
Phường có 15 tổ dân và một buôn dân tộc tại chỗ, có 134 tổ liên gia với
22.483 nhân khẩu, tổng số hộ 5.325 hộ, gồm 11 dân tộc anh em cùng chung sống.
Trong đó dân tộc kinh có 4.448 hộ gồm 23.038 nhân khẩu, Êđê có 88 hộ gồm 566
nhân khẩu, các dân tộc khác là 78 hộ với 320 nhân khẩu sống rải rác ở các khu dân
cư. Tôn giáo gồm 4 tôn giáo chính là: Phật giáo, Công giáo, Cao đài và Tin lành.
3.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế của phường
Mặc dù phường có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế tuy
nhiên nhìn chung nền kinh tế của phường vẫn còn chậm phát triển so với các địa
bàn khác trong thành phố Buôn Ma Thuột. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông
(chiếm 70% dân số) nhưng diện tích đất canh tác ít, bình quân mỗi nhân khẩu chỉ có
1.000m2 đất canh tác, chủ yếu là trồng lúa nước và cà phê, các ngành công nghiệp,
thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển. Trong những năm qua do được sự đầu tư
của tỉnh và có những qui hoạch phát triển hợp lí nên nền kinh tế của phường cũng
đã có những bước phát triển mạnh, đời sống của người dân dần dần được cải thiện.
Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của phường, 70% dân số sống chủ
yếu dựa vào nông nghiệp. Nhờ có những điều kiện thuận lợi, cùng với công tác
khuyến nông của phường hoạt động có hiệu quả nên nền nông nghiệp của phường
khá phát triển. Tuy nhiên do qui mô sản xuất nhỏ, lại thiếu lao động có trình độ
chuyên môn, phương pháp canh tác nên chưa đạt được hiệu quả cao.
14
+ Trồng trọt
Theo báo cáo của UBND phường năm 2010 cơ cấu diện tích các loại cây
trồng được cho ở bảng sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng
Loại cây trồng
Cà phê
Diện tích(ha)
Năng suất (tấn/ ha)
Sản lượng (tấn)
396,2
0,22
871,64
150
254
0,67
0,57
1005
1.447,8
Tiêu
42
0,17
71,4
Điều
47
-
-
Cây ăn quả
40
-
-
Rau
130
-
-
Hoa
6
-
-
Ngô
150
0,53
795
2
-
-
420,5
-
-
1.637,7
-
-
Lúa vụ 1
Lúa vụ 2
Ca cao
Cây khác
Tống diện tích đất NN
Nguồn: Hội nông dân phường
Thông qua bảng trên ta thấy được diện tích cà phê, lúa nước, ngô, rau, điều
chiếm diện tích cao nhất và đây là 5 loại cây đang được chú trọng hiện nay nhất là cây
rau. Trong một vài năm trở lại đây do giá cà phê trên thị trường giảm nên phường đã
mạnh dạn giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt là chuyển đổi mạnh từ
các diện tích cà phê không hiệu quả sang trồng điều, tiêu và rau. Diện tích lúa là lớn
nhất đối với cơ cấu cây lương thực nhưng các hộ chủ yếu sản xuất để tiêu dùng trong
gia đình. Diện tích các loại cây còn lại chủ yếu phát triển nhỏ cung cấp tại chỗ.
+ Chăn nuôi
Theo số liệu năm 2010 tình hình chăn nuôi của phường được cho ở bảng sau:
Bảng 3.2: Tình hình chăn nuôi của phường
15
Loại vật nuôi
Trâu
Bò
Heo
Dê
Gia cầm
Ong (tổ)
Số lượng (con)
67
689
7.000
673
70.000
1.792
Bình quân hộ (con/hộ)
0,013
0,129
1,314
0,126
13,145
0,336
Nguồn: Hội nông dân phường
Chăn nuôi ở phường trong những năm gần đây phát triển rất mạnh. Công tác
thú y phòng chống dịch bệnh của phường được thực hiện tốt vì vậy trong đợt dịch
cúm gia cầm cũng như dịch lở mồm long móng trên gia súc cũng không ảnh hưởng
quá lớn đến đàn gia súc gia cầm của phường. Trên địa bàn phường đã có nhiều trang
trại chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao như trang trại chăn nuôi heo giống, heo
thịt, gà và trang trại cá. Qua bảng ta thấy đàn gia cầm của phường là lớn nhất với
70.000 con, đã có nhiều hộ gia đình phát triển các trang trại nuôi gà, vịt đem lại hiệu
quả kinh tế rất cao. Chăn nuôi heo cũng phát triển với qui mô khá lớn bên cạnh đó
cũng có nhiều hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ để tận dụng các nguồn thức ăn thừa, các
sản phẩm trong trồng trọt. Mặc dù trên địa bàn phường chưa có trang trại nuôi dê và
bò nào nhưng đàn dê và bò của phường khá lớn (đàn dê 673 con, đàn bò 689 con)
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ
Hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ tại địa phương đã có
những bước phát triển đáng kể, nhiều loại hình dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng của nhân dân kể cả trong sản xuất và sinh hoạt. Tổng số hộ tham gia trên
lĩnh vực này là 491 hộ, tổng doanh thu thương mại dịch vụ và bán lẻ hàng hóa đạt
30.562.673.958 đồng (năm 2010). Trên địa bàn phường cũng có một số hộ gia đình
mở các xưởng cơ khí, các xưởng chế biến gỗ tuy nhiên nhìn chung ngành công
nghiệp của phường còn kém phát triển. Về thương mại trên địa bàn ngoài một số
cửa hàng đại lí buôn bán vật liệu xây dựng , thu mua nông sản, nhà hàng… có quy
mô khá lớn còn lại hầu hết là các cửa hàng buôn bán với quy mô nhỏ của các gia
đình. Xong xét về thực tế trên lĩnh vực này phường vẫn chưa phát huy hết tiềm
năng hiện có, số lượng và quy mô ngành hàng chưa ngang tầm với các khu vực
trung tâm thành phố.
3.1.2.3 Tình hình phân bổ và sử dụng đất trên địa bàn
Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất của phường
16
Loại đất
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất
Diện tích (ha)
1.637,7
323,1
128,1
95,1
2.184
Tỉ lệ (%)
74,9
14,8
5,9
4,4
100
Bình quân/hộ (m2/hộ)
3.075,4
606,8
240,6
178,6
Nguồn: Hội nông dân phường
Diện tích đất nông nghiệp của phường mặc dù chiếm tới 74,9% song chỉ có
1.637,7 ha, bình quân 0,30754 ha/hộ, như vậy ta thấy diện tích đất nông nghiệp của
phường là khá thấp không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất của các nông hộ.
Diện tích đất chuyên dùng chiếm 14,8% bình quân 0,06068 ha/hộ so với các
địa bàn khác trên thàng phố Buôn Ma Thuột thì là khá thấp. Diện tích đất ở mặc dù
chỉ chiếm 5,9% nhưng là khá cao bình quân mỗi hộ có 240,6 m 2. Diện tích đất chưa
sử dụng là 95,1 ha tuy nhiên đây là diện tích các suối tự nhiên và diện tích đất đồi
núi rất khó cải tạo để đưa vào sử dụng.
3.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Điện: Hệ thống điện lưới đã đáp ứng đủ với 100% hộ được sử dụng điện.
- Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông của phường được xây dựng khá
hoàn chỉnh. Các tuyến giao thông khác cũng đều là đường nhựa hoặc đường cấp
phối thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển của nhân dân.
- Trường học: Trong phường có 4 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở
và 2 trường trung học phổ thông. Các trường đều được xây dựng khang trang với sự
trang bị khá đầy đủ đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong phường.
- Trạm y tế xã: Trung tâm phường không có bệnh viện nào nhưng có 1 trạm
xá được xây dựng khá tốt với thiết bị hiện đại.
- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống thủy lợi của phường được xây dựng khá tốt với
5 hồ đập thủy lợi, tuy nhiên các hồ đập này qui mô không lớn, lượng nước dự trữ
thấp. Tổng diện tích kênh mương của phường 5.040m tuy nhiên đã có nhiều đoạn bị
sạt lở cần phải cải tạo lại.
- Trụ sở ủy ban phường: Trụ sở nằm trên đường Nguyễn Huy Chú rất thuận
lợi cho việc giao dịch. Tổng diện tích khoảng 5.300m 2. Hiện tại nhà xây 2 tầng với
19 phòng làm việc, tổng diện tích xây dựng khoảng 400m 2. Các thiết bị phục vụ
công việc cũng được trang bị đầy đủ.
17