Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

đánh giá hiện trạng các hệ thống cấp nước sinh hoạt tại huyện luôngphabang, tỉnh luôngphabang, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.87 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------

SENGMANY RATTANANONGSY

ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC HỆ THỐNG CẤP
NƯỚC SINH HOẠT TẠI HUYỆN LUÔNGPHABANG,
TỈNH LUÔNGPHABANG, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ Số : 60 44 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG THÁI ðẠI

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ðOAN
- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014



Tác giả luận văn

Sengmany RATTANANONGSY

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Môi
trường, ñặc biệt là thầy hướng dẫn PGS.TS. HOÀNG THÁI ðẠI. Tôi xin chân
thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình ñó.
Trong quá trình nghiên cứu tôi cũng nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình về mọi
mặt của Ban Giám hiệu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Môi trường,
Ban Quản lý ðào tạo, các cán bộ và chuyên gia thuộc Khoa môi trường Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội, Sở tài nguyên và môi trường, Doanh nghiệp nhà nước,
Trung tâm nước sạch, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh LPB. Tôi xin
chân thành cảm ơn các cơ quan ñã tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành luận
văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến gia ñình và bạn bè ñã giúp
ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014


Tác giả luận văn

Sengmany RATTANANONGSY

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... viii
MỞ ðẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài. ......................................................................................... 1
2. Mục ñích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Yêu cầu của ñề tài ................................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3
1.1.Vấn ñề môi trường liên quan ñến người cấp nước tại Luôngphabang ................... 3
1.2. Tình hình cấp nước sinh hoạt ở các nước trên thế giới ........................................ 3
1.2.1.Tình hình và kết quả ñạt ñược về cung cấp nước sinh hoạt ở Indonesia .... 3
1.2.2.Tình hình và kết quả ñạt ñược về cung cấp nước sinh hoạt ở Ấn ðộ ......... 6
1.2.3. Tình hình và kết quả ñạt ñược về cung cấp nước sinh hoạt ở Việt Nam ... 9
1.3. Giải pháp quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt tại Lào ..................................... 12
1.3.1.Tình hình và kết quả ñạt ñược về cung cấp nước sinh hoạt ở Lào ............ 12

1.3.2.Tình hình phát triển cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở tình
Luôngphabang ........................................................................................................... 15
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 19
2.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 19
2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 19
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 19
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.4.1. Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu ........................................................ 19
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ...................................................... 19
2.4.3. Phương pháp ñiều tra và phỏng vấn ......................................................... 19
2.4.4. Phương pháp phân tích nước sinh hoạt .................................................... 21
2.4.5. Phương pháp so sánh, ñánh giá ................................................................ 21
2.4.6. Phương pháp xử lý thông tin .................................................................... 21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 22
3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Luôngphabang ................................. 22
3.1.1. ðiều kiện tự nhiên .................................................................................... 22
3.1.2. ðiều kiện về kinh tế - xã hội ………………………………………….. 25
3.1.3. Nhu cầu nước sinh hoạt của huyện Luôngphabang ................................... 28
3.2. Hiện trạng các công trình cấp nước sinh hoạt huyện Luôngphabang ................... 30
3.2.1. Nhà máy cấp nước Phu Phưng ................................................................. 30
3.2.2. Nhà máy cấp nước sông Khan .................................................................. 33
3.2.3. Nhà máy cấp nước sông Mekong………………………........………… 37
3.2.4. Khả năng cung cấp nước của các nhà máy trên ñịa bàn huyện Luongphabag 41
3.3. ðánh giá mức ñộ hài lòng của người dân với hệ thống cấp nước ..................... 43
3.3.1. Kết quả thu thập lập phiếu ñiều tra, phòng vấn dân sử dụng nước sạch .. 43

3.3.2. Nhận xét chung ......................................................................................... 53
3.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân.................................................................. 54
3.4. Cảnh báo các nguy cơ và ñề xuất các giải pháp nâng cáo chất lượng cung cấp
dịch vụ nước sạch tại huyện Luôngphabang ............................................................. 56
3.4.1. Cảnh báo nguy cơ ................................................................................... 56
3.4.2. ðề xuất giải pháp.................................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 61
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ............................................................................................. 63
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 64
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phương pháp phân tích nước .................................................................... 21
Bảng 3.1: Nhiệt ñộ trung bình các tháng trong năm 2008÷2012 ............................. 23
Bảng 3.2: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm 2008-2012 ......................... 24
Bảng 3.3: Kinh tế huyện Luôngphabang giai ñoạn 2005 – 2010 ............................... 26
Bảng 3.4: Ước tính nhu cầu cấp nước sinh hoạt của huyện Luôngphabang phục vụ
dân cư ñịa phương giai ñoạn 2013 - 2033 ............................................... 28
Bảng 3.5: Nhu cầu cấp nước sinh hoạt của huyện Luôngphabang phục cho lượng
khách du lịch ........................................................................................... 29
Bảng 3.6: Nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho các doanh nghiệp của huyện
Luôngphabang .......................................................................................... 29
Bảng 3.7: Ước tính nhu cầu cấp nước sinh hoạt của huyện Luôngphabang .............. 30
Bảng 3.8: Kết quả phân tích chất lượng nước nhà máy cấp nước Phu Phưng.......... 32
Bảng 3.9: Kết quả phân tích chất lượng nước của nhà máy cấp nước sông Khan ... 35
Bảng 3.10: Kết quả phân tích chất lượng nước nhà máycấp nước sông Mê kông ... 38

Bảng 3.11. Kết quả phân tích chất lượng sinh hoạt tại 4 xã ngày 29/10/2013 ......... 40
Bảng 3.12: Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước hàng tháng tại 3 làng
nghề của ngày 25/9/2013 ........................................................................ 40
Bảng 3.13. Tỉ lệ thất thoát nước ................................................................................ 42
Bảng 3.14: Mức tiêu thụ nước/người/ngày giai ñoạn 2007-2013 ............................. 42
Bảng 3.15: Các nguồn nước ñược sử dụng khi chưa có hệ thống cấp nước sạch theo
mức sống của người dân ......................................................................... 44
Bảng 3.16. Các nguồn nước ñược sử dụng hiện nay theo mức sống của người dân 45
Bảng 3.17: Kết quả ñiều tra khả năng ñáp ứng nhu cầu nước của hệ thống cấp nước
sinh hoạt trên ñịa bàn huyện ................................................................... 46

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


Bảng 3.18: Kết quả ñiều tra về hiểu biết của người dân ñối với việc xây dựng hệ
thống cấp nước ........................................................................................ 46
Bảng 3.19. Kết quả ñiều tra về người dân tham gia thảo luận về xây dựng công trình
cấp nước .................................................................................................. 47
Bảng 3.20: Sự hài lòng về giá nước phân theo mức sống của người dân ................. 47
Bảng 3.21: Sự hài lòng dịch vụ cấp nước sạch hiện tại theo mức sống của người dân
................................................................................................................. 48
Bảng 3.22. Kết quả ñiều tra ý kiến của các hộ dùng nước về chất lượng nước ........ 49
Bảng 3.23. Kết quả ñiều tra chi phí cho nước sinh hoạt/tháng của một hộ .............. 49
Bảng 3.24: Kết quả ñiều tra bơm nước ñúng giờ ...................................................... 49
Bảng 3.25: Kết quả ñiều tra loại hộ gia ñình theo mức sống và số nhân khẩu trong
hộ ............................................................................................................. 50
Bảng 3.26: Kết quả ñiều tra về bầu ban lãnh ñạo quản lý, khai thác, dịch vụ cấp
nước ......................................................................................................... 50

Bảng 3.27. Kết quả ñiều tra sự hiểu biết của người dân về quy chế hoạt ñộng của tổ
chức quản lý hệ thống cấp nước sạch...................................................... 51
Bảng 3.28. Kết quả ñiều tra ñánh giá về công tác quản lý nước sạch....................... 51
Bảng 3.29. Kết quả ñiều tra về sự phù hợp của công tác quản lý. ............................ 51
Bảng 3.30. Kết quả ñiều tra về mô hình cấp nước hiện nay ..................................... 51
Bảng 3.31. Kết quả ñiều tra ý kiến của các hộ dùng nước về sự cải thiện ñiều kiện vệ
sinh .......................................................................................................... 52
Bảng 3.32. Kết quả ñiều tra về các bệnh so với trước ñây........................................ 52
Bảng 3.33. Kết quả ñiều tra về sự cải thiện ñời sống của người dân ........................ 52
Bảng 3.34. Kết quả ñiều tra về môi trường xung quanh khu vực sử dụng nước. ..... 53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ ñồ huyện Luôngphabang................................................................................ 22
Hình 3.2: Quy trình cấp nước nhà máy Phu Phưng .................................................. 31
Hình 3.3 : Quy trình cấp nước nhà máy cấp nước sông Khan .................................. 34
Hình 3.4: Quy trình cấp nước nhà máy cấp nước sông Mê kông ............................. 37

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT


: Bộ Y tế

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
LPB

: Luôngphabang

LPWSE

: Doanh nghiệp cung cấp nước LPB

LWSE

: Doanh nghiệp cung cấp nước Lào

NSH

: NSH

TCL

: Tiêu chuẩn của Lào

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii



MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Hiện nay cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ñang là vấn ñề rất ñược
quan tâm và cần ñược giải quyết trên thế giới. Bảo vệ môi trường nói chung và
nguồn nước nói riêng ñược xem là biện pháp hàng ñầu trong các vấn ñề ưu tiên của
mỗi quốc gia. Các nhà khoa học trên thế giới ñã cảnh báo thế kỷ 21 loài người sẽ
phải ñối mặt với nhiều mối ñe dọa từ thiên nhiên, ñặc biệt là phải ñối mặt với hiểm
họa thiếu nước.
Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào trong những năm vừa
qua, vấn ñề cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cũng như bảo vệ nguồn nước
ñang ñược quan tâm. Chính sách mở cửa, ñổi mới của Nhà nước Lào ñã mang lại
những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng ñất nước giàu mạnh. Song song với
các ngành kinh tế trọng ñiểm ñã ñược Chính phủ ưu tiên phát triển là các chương
trình xây mới, nâng cấp, cải tạo các cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư như giao
thông, thuỷ lợi, ñiện và cấp thoát nước nhằm nâng cao ñiều kiện sống của nhân dân
và thu hút ñầu tư nước ngoài. ðặc biệt ñảm bảo cung cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường cho các vùng nông thôn.
Luôngphabang (LPB) là một huyện nhỏ của tỉnh LPB nằm ở vùng miền núi phía
Bắc của Lào, bao gồm 25 xã. Nơi ñây là ñiểm gặp nhau của sông Namkan và Mê
Kông. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Trong những năm gần
ñây, do sự chuyển ñổi cơ cấu kinh tế, một số khu công nghiệp, làng nghề, hoạt ñộng
du lịch ñược xây dựng và phát triển. ðời sống nhân dân tuy ñã ñược cải thiện một
bước nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong ñó có vấn ñề nước sạch và vệ sinh
môi trường.
ðể ñảm bảo phát triển kinh tế và nâng cao ñời sống của nhân dân, trong những
năm qua Nhà nước và tỉnh LPB ñã quan tâm ñầu tư nhiều công trình cấp NSH, giải
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 1


quyết cung cấp nước sạch cho nhân dân, ñặc biệt là nhân dân huyện LPB. Tuy
nhiên, số lượng người dân ñược cấp nước sạch còn thấp, nhiều nơi thiếu nước và
chất lượng NSH chưa ñảm bảo, ảnh hưởng ñến sức khoẻ và ñời sống của nhân dân
trong huyện, ñặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, những thôn, xã miền núi và những xã
nghèo thu nhập thấp. Mặt khác, nhiều công trình sau khi ñược xây dựng chưa phát
huy hết công suất, hiệu quả khai thác và sử dụng chưa cao, có những công trình
không hoạt ñộng. Bên cạnh ñó, việc quản lý, vận hành và bảo dưỡng chưa tốt, chưa
ñồng bộ, thường xuyên.
Xuất phát từ thực tiễn ñó, tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá hiện trạng các
hệ thống cấp nước sinh hoạt tại huyện Luôngphabang, tỉnh Luôngphabang, Nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”.
2. Mục ñích nghiên cứu
- ðánh giá ñược hiện trạng quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sinh hoạt
(NSH) tập trung trên ñịa bàn huyện LPB.
- ðề xuất ñược một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các hệ
thống cấp NSH tập trung thích hợp với huyện Luông phabang.
3. Yêu cầu của ñề tài
- Thu thập thông tin về hiện trạng của các hệ thống cấp NSH trên ñịa bàn
huyện LPB. Các thông tin phải ñầy ñủ, chính xác, phản ánh ñúng thực trạng hoạt
ñộng, công tác quản lý vận hành các hệ thống cấp NSH trên ñịa bàn huyện.
- Các giải pháp ñề xuất nâng cao hiệu quả quản lý các hệ thống cấp NSH nông
thôn trên ñịa bàn huyện LPB phải khả thi, phù hợp với ñiều kiện cụ thể của huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2



Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ðỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn ñề môi trường liên quan ñến người cấp nước tại Luôngphabang
Nước sạch rất quan trọng với sức khỏe và ñời sống sinh hoạt. Cuộc sống của
mỗi con người chúng ta ñều không thể thiếu ñược nước sạch. Nước sạch ñã trở
thành vấn ñề cấp bách hiện nay của toàn xã hội (Phonesavanth CHAN THA VONG, 2011).
Con người, ñộng, thực vật sẽ không tồn tại ñược nếu thiếu nước hiện nay
chúng ta ñang ñứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn nước
sạch. Theo số liệu thống kê 2008 của Tổ chức Y tế thế giới cho biết có 80% bệnh tật
ở các quốc gia ñang phát triển có liên quan ñến nước và vệ sinh môi trường bị nhiễm
bẩn.
Tính ñến năm 2013 ở tỉnh LPB (LPB) có khoảng 80% dân số trong tỉnh ñược
sử dụng nước sạch. Nhìn chung còn nhiều hộ dân sử dụng nước sông, suối ñể phục
vụ sinh hoạt hàng ngày, từ ñó ảnh hưởng ñến sức khỏe và nguy cơ nhiễm các bệnh
về ñường tiêu hóa rất lớn, bệnh giun sán, bệnh do muỗi truyền, bệnh về mắt, bệnh
ngoài da…(Soulith CHINDAMANY,2013).
1.2. Tình hình cấp nước sinh hoạt ở các nước trên thế giới
1.2.1. Tình hình và kết quả ñạt ñược về cung cấp nước sinh hoạt ở Indonesia
1.2.1.1. Những thông tin cơ bản
- Dân số:

khoảng 237 triệu người

- Diện tích:

1.904.570 km2

- Dân số nông thôn chiếm:


67%

- Tỷ lệ tăng dân số hàng năm:

1,5%

(Theo Nguyễn Phương Thảo, 2012)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


1.2.1.2. Tài nguyên nước
Nước ngầm là một trong những nguồn nước quan trọng trong sinh hoạt, có thể
chỉ tiếp tục sử dụng cho vùng ñô thị trong thời gian ngắn vì sự gia tăng ô nhiễm do
các hoạt ñộng của con người và sự suy giảm nguồn tài nguyên. Ô nhiễm vi sinh
ñược phát hiện ở các thành phố lớn và sự nhiễm mặn ở các vùng duyên hải.
Ở nhiều vùng nông thôn nước ngầm là nguồn nước chủ yếu ñể cung cấp NSH
(NSH), trừ những nơi lưu lượng nước ngầm quá nhỏ hoặc không phù hợp về chất
lượng do nước bị nhiễm mặn. Trong tương lai nước ngầm vẫn là nguồn nước chính
cung cấp cho khoảng 70% dân số.
Indonesia chủ yếu sử dụng công nghệ khai thác giếng nông ñể lấy nước. Việc
phát triển các hoạt ñộng công nghiệp và nông nghiệp ở Indonesia là làm tăng gánh
nặng cho môi trường nói chung, nguồn tài nguyên nước nói riêng, dẫn tới mức ñộ
cạnh tranh giữa những người sử dụng. Ở một số tỉnh cần phải ñiều tra kỹ nhu cầu về
NSH và sự phát triển lựa chọn nguồn nước. Sử dụng tối ưu hóa tất cả các nguồn
nước là mục ñích của Chính phủ và cần phải ñưa ra những kỹ thuật phù hợp và
phương pháp quản lý lưu vực tổng hợp. (Nguyễn Phương Thảo, 2012)
1.2.1.3. Cung cấp nước

Khoảng 50% dân số nông thôn và 20% dân số ñô thị của Indonesia sử dụng
nguồn nước không ñảm bảo vệ sinh như nước mặt không ñược xử lý, giếng không
nắp ñậy vì vậy thường xảy ra các dịch bệnh do nguồn nước gây nên. (Nguyễn
Phương Thảo, 2012)
Năm 1997 khoảng 84% dân số ñô thị của Indonesia có NSH trong số ñó có một
nửa hệ thống là của tư nhân và một nửa là của Chính phủ. Mục tiêu là dân số nông
thôn ñược cấp nước hệ thống hiện tại chưa ñạt ñược và kế hoạch này ñang phải ñiều
chỉnh vì sự gia tăng dân số ñô thị. (Nguyễn Phương Thảo, 2012)
Chất lượng nước nguồn kém ñã làm ảnh hưởng ñến khả năng cung cấp nước.
Kết quả quan trắc vật lý của nguồn nước cung cấp (nước mặt, giếng khoan,…) cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


thấy 9-10% có thể xem là bị ô nhiễm nặng, 17 – 21% là ô nhiễm từ cao ñến trung
bình và còn lại là ô nhiễm từ trung bình ñến thấp.
Hiện nay, 14% số hộ gia ñình phải gánh nước xa khoảng 100m và 4% số hộ
phải ñi xa hơn 500m ñể lấy nước. Indonesia ñã lập kế hoạch phát triển cung cấp
nước bằng ñường ống với mục tiêu 50% dân số sẽ ñược cấp nước bằng vòi nước
công cộng và phần còn lại là nối nước vào nhà. Nối nước vào nhà có thể ñáp ứng
nhu cầu về nước cho từng gia ñình (trung bình 5 người/nhà với lượng nước từ 90210 lít/người/ngày) phụ thuộc vào tiêu chuẩn quy mô của thị trấn, ngược lại mỗi vòi
công cộng sẽ ñáp ứng cho 100 người với tiêu chuẩn cấp nước là 30 lít/người/ngày.
Hệ thống cấp nước bằng ñường ống chủ yếu tập trung ở các vùng ñô thị và nông
thôn. (Nguyễn Phương Thảo, 2012)
1.2.1.4. Các kinh nghiệm thực tiễn ở Indonesia
- Chuyển ñổi nhận thức trong công tác lập kế hoạch theo nhu cầu
Trong những năm 1980, Indonesia tập trung vào các giải pháp kỹ thuật ñể giải
quyết nhu cầu cấp bách cho vấn ñề cung cấp nước nông thôn theo cách truyền thống,

theo công tác kế hoạch hóa từ trung ương xuống các ñịa phương.
Trong những năm 1990 Indonesia ñã nhận thấy phương pháp kế hoạch hóa từ
trên xuống dưới không hiệu quả và nhiều hệ thống cấp nước không ñược sử dụng
hoặc bảo dưỡng kém. Chính phủ ñã ra quyết ñịnh chuyển giao trách nhiệm dần cho
cấp tỉnh và ñịa phương với trách nhiệm thực hiện, vận hành và bảo dưỡng gắn với
người sử dụng. (Nguyễn Phương Thảo, 2012)
- Quản lý, thực hiện theo qui hoạch – Chiến lược cấp quốc gia:
Indonesia vẫn còn nhiều thách thức vì chỉ có 50% dân số nông thôn có hỗ trợ
NSH, còn nhiều việc phải làm ñể tăng tỷ lệ này. Quốc gia với số dân ñông và tỷ lệ
tăng dân số hàng năm là 1,5% sẽ là gánh nặng về tài chính và các cơ sở hạ tầng kèm
theo. Tuy nhiên Indonesia ñã xây dựng kế hoạch phát triển lĩnh vực cấp nước và vệ
sinh nông thôn trong 25 năm và triển khai kế hoạch 5 năm. Kế hoạch bao gồm
Chiến lược Quốc gia và các chính sách về cấp nước, có hướng dẫn chuẩn bị kế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


hoạch tổng thể cho các tỉnh và chính quyền ñịa phương. (Nguyễn Phương Thảo,
2012)
Như vậy, một số nước trong khu vực có nguồn tài nguyên nước khá phong phú
và có thể ñáp ứng nhu cầu sử dụng cho các mục ñích khác nhau nhưng ñều chưa
ñược nghiên cứu một cách ñầy ñủ. Mặt khác, trong những năm trước ñây, Indonesia
chưa quan tâm ñúng mực tới vấn ñề hiệu quả và sự bền vững của công trình, từ khâu
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thiết lập và xây dựng, ñến các công tác quản lý vận
hành bảo dưỡng các công trình cấp nước. ðiều ñó ñã dẫn ñến việc khai thác các
công trình kém hiệu quả và kém bền vững. ðể giải quyết vấn ñề này, Indonesia ñã
nghiên cứu các phương thức, giải pháp phù hợp ñể nâng cao hiệu quả hoạt ñộng và
quản lý khai thác các công trình theo hướng bền vững, tăng hiệu quả ñầu tư.
1.2.2. Tình hình và kết quả ñạt ñược về cung cấp nước sinh hoạt ở Ấn ðộ

Mặc dù trong thời gian dài, các cấp chính quyền và các cộng ñồng ñã có nhiều
cố gắng trong cải thiện mức ñầu tư việc cấp NSH và vệ sinh ở Ấn ðộ nhưng vẫn
chưa ñáp ứng yêu cầu của người dân. Trong những năm 2000, mức ñộ ñầu tư về
NSH và vệ sinh thấp so với tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên ñã tăng lên về quy mô. Chi
phí các dịch vụ về nước và vệ sinh cũng tăng lên ñáng kể. Ví dụ, năm 1980 chi phí
cho vệ sinh nông thôn ước tính là 1% và ñạt 21% vào năm 2008. Cùng với ñó, chi
phí tiếp cận với các nguồn nước sạch cũng tăng lên ñáng kể, từ 72% vào 1990 lên
88% vào năm 2008. ðồng thời, các cơ quan ñịa phương tự chịu trách nhiệm về vận
hành và bảo dưỡng hạ tầng bị coi là yếu và thiếu nguồn tài chính ñể thực hiện các
chức năng của họ. Thêm vào ñó, chỉ có 2 thành phố của Ấn ðộ ñược cấp nước liên
tục, ước tính 69% người Ấn ðộ vẫn chưa ñược tiếp cận với các ñiều kiện vệ sinh
ñược cải thiện. (Nguyễn Phương Thảo, 2012)
Vào ñầu những năm 2000, một số cách tiếp cận ñổi mới ñể cải thiện cấp nước
và vệ sinh ñã ñược thử nghiệm tại Ấn ðộ. Những cách tiếp cận này bao gồm cách
tiếp cận theo yêu cầu trong cấp nước từ 1999, cách tiếp cận vệ sinh tổng thể do cộng
ñồng dẫn dắt, tiếp cận cộng tác các bộ phận công và tư ñể cải thiện tính liên tục của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


việc cấp nước ở Karnataka và việc sử dụng tín dụng nhỏ cho phụ nữ ñể cải thiện
việc tiếp cận với nước. Chính quyền của Dehli ñã quyết ñịnh từ ngày 1/1/2014 sẽ
cung cấp cho mỗi hộ gia ñình có ñồng hồ ño nước hoạt ñộng 666 lít nước miễn phí.
(Nguyễn Phương Thảo, 2012)
-Tiếp cận với nước sạch
Vào năm 2008, 88% dân số của Ấn ðộ ñược tiếp cận với nước sạch, nhưng chỉ
31% ñược tiếp cận với các ñiều kiện vệ sinh ñược cải thiện. Ở các vùng nông thôn,
nơi mà 72% người dân Ấn ðộ sinh sống, có 84% dân số ñược tiếp cận với nước
sạch và chỉ có 21% ñược tiếp cận với ñiều kiện vệ sinh. Ở các vùng ñô thị, 96% dân

ñược tiếp cận với nước sạch và 54% ñược tiếp cận với các ñiều kiện vệ sinh ñược
cải thiện. So với năm 1990, việc tiếp cận với nước sạch và các ñiều kiện vệ sinh tăng
lên ñáng kể. (Nguyễn Phương Thảo, 2012)
Vào năm 2010, dựa trên các con số thống kê của Ấn ðộ, Liên hợp quốc ñã
ước tính có 626 triệu người dân Ấn ðộ ñi vệ sinh tự do bên ngoài. Vào tháng
6/2012, Bộ trưởng Phát triển nông thôn của Ấn ðộ, ông Jairam Ramesh tuyên bố
rằng Ấn ðộ là “một nhà vệ sinh ngoài trời” lớn nhất thế giới. Ông cũng nhấn mạnh
rằng tình hình vệ sinh ở Pakistan, Bangladesh và Afghanistan còn tốt hơn. (Nguyễn
Phương Thảo, 2012)
- Chất lượng dịch vụ
Vào năm 2010, chỉ có 2 thành phố của Ấn ðộ là Thiruvanantthapuram và Kota
ñược cấp nước suốt ngày ñêm. Vào năm 2005, trong 35 thành phố có từ 1 triệu dân
trở lên, không có thành phố nào ñược cấp nước quá vài tiếng trong một ngày, mặc
dù ñã có ñầy ñủ cơ sở hạ tầng. Do hệ thống cấp nước không ñủ áp lực, người dân
phải ñấu tranh ñể có nước ngay cả khi nguồn có sẵn. Theo Ngân hàng thế giới,
không có cơ sở hạ tầng nào về cấp nước ở Ấn ðộ có các tiêu chí về tính năng có thể
so sánh với các tiêu chuẩn trung bình của thế giới. Một nghiên cứu của Ngân hàng
Phát triển châu Á năm 2007 cho thấy rằng trong 20 thành phố ñược khảo sát, thời
gian cấp nước bình quân là 4,3 giờ/ngày. Không có thành phố nào ñược cấp nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


liên tục suốt ngày ñêm. Thời gian cấp nước dài nhất là 12 giờ ở thành phố
Chandigarh, thời gian cấp nước ngắn nhất là 0,3 giờ ở thành phố Rajkot. Theo các
kết quả nghiên cứu của Chương trình ñánh giá mức dịch vụ do Bộ Phát triển ñô thị
thực hiện năm 2006 ở 28 thành phố, thời gian cấp nước bình quân là 3,3 giờ/ngày, ở
các mức ñộ cứ 3 ngày cấp nước một giờ ñến 18 giờ/ngày. Ở Dehli các hộ gia ñình
mỗi ngày chỉ ñược bơm nước vài giờ do công tác quản lý hệ thống phân phối nước

không ñầy ñủ. ðiều này ñã dẫn ñến nước bị ô nhiễm và bắt buộc các hộ gia ñình
phải bổ sung phần nước bị thiếu bằng một dịch vụ với chi phí cao. Người nghèo là
ñối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất về những ñiều này. Theo một khảo sát năm
2006, tính trung bình, các hộ gia ñình ở Dehli phải sử dụng khoảng 36,4 USD ñể ñối
phó với các mức ñộ dịch vụ kém về cấp nước. (Nguyễn Phương Thảo, 2012)
Tiếp cận theo yêu cầu trong cấp nước nông thôn
Hầu hết các công trình cấp nước nông thôn ở Ấn ðộ sử dụng cách tiếp cận cấp
nước tập trung, theo kế hoạch, tức là các cơ quan chính quyền thiết kế và xây dựng
công trình, ít tham khảo ý kiến của cộng ñồng, không có các hoạt ñộng nâng cao
năng lực cho cộng ñồng, không yêu cầu người dùng nước phải trả tiền cho công tác
vận hành. Từ năm 2002, chính phủ Ấn ðộ ñã khởi ñộng chương trình quốc gia ñể
thay ñổi cách thức hỗ trợ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Chương trình với tên
gọi là Swajaldhara hay còn gọi là tiếp cận theo yêu cầu, phân cấp trách nhiệm cung
cấp dịch vụ cho các chính quyền ñịa phương nông thôn và các nhóm người dùng
nước. Theo cách tiếp cận mới, các cộng ñồng ñược tư vấn và ñào tạo, người sử dụng
ñồng ý trả tiền nước ñược xác lập ở mức ñủ ñể bù ñắp các chi phí vận hành và bảo
dưỡng. Chương trình cũng bao gồm các biện pháp xúc tiến vệ sinh và cải thiện các
ứng xử vệ sinh. (Nguyễn Phương Thảo, 2012)
Theo một nghiên cứu năm 2008 của Ngân hàng thế giới ñược tiến hành ở 10
bang thuộc Ấn ðộ Swajaldhara ñưa lại kết quả là chi phí ñầu tư thấp hơn, chi phí
hành chính thấp hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn so với cách tiếp cận cung cấp.
Nghiên cứu ñã cho thấy rằng chi phí ñầy ñủ của cách tiếp cận cung cấp là 63,5 cent
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


cho một m3 nước, nhưng theo cách tiếp cận theo nhu cầu thì chi phí này chỉ là 43,4
cent. Các chi phí này bao gồm ñầu tư, vận hành và bảo dưỡng, chi phí hành chính,
chi phí ñối phó nảy sinh do người sử dụng vận hành không ñúng. Các chi phí ñối

phó bao gồm ñi xa ñể có nước, xếp hàng dài, chứa nước và sửa chữa các công trình
bị hư hỏng. Trong số các công trình xây dựng theo cách tiếp cận cung cấp ñược
khảo sát, các hư hỏng xảy ra thường xuyên, số lượng và chất lượng nước ñược cung
cấp không như mong ñợi khi thiết kế, trong mùa hè, có ñến 30% hộ gia ñình không
ñược cấp nước hàng ngày. (Nguyễn Phương Thảo, 2012)
Năm 2008, chỉ có 10% công trình cấp nước nông thôn ñược xây dựng ở Ấn ðộ
sử dụng cách tiếp cận theo yêu cầu. Vì trong cách tiếp cận cung cấp, người dùng
nước phải trả phí thấp hơn hoặc không phải trả tiền nước, ñiều này ñã ngăn cản họ
chọn cách tiếp cận theo yêu cầu, thậm chí khi khả năng vận hành hệ thống trên cơ sở
bền vững theo cách tiếp cận theo nhu cầu là cao hơn (Nguyễn Phương Thảo, 2012).
1.2.3. Tình hình và kết quả ñạt ñược về cung cấp nước sinh hoạt ở Việt Nam
- Việt Nam có diện tích 331.000km2 trên ñất liền và 1 triệu km2 diện tích lãnh
hải nằm ở vĩ ñộ 23022 ñến 8030 Bắc và kinh ñộ 102010 ñến 109021 ðông nằm ở
ðông Nam Á với chiều dài biên giới ñất liền hơn 6.780km và 3.260km bờ biển cùng
hàng trăm ñảo lớn nhỏ thuộc quần ñảo Trường Sa, Hoàng Sa, Bạch Long Vĩ…với
các mạng lưới sông lớn như sông Hồng, sông Mê Công, sông Mã, sông Cả…
- Dân số cả nước theo ñiều tra năm 2013 khoảng 90 triệu người. Trong ñó,
ðồng bằng sông Hồng là vùng có ñông dân cư nhất (21.577.944 người), tiếp ñến là
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (19.835.485 người). ðồng bằng sông Cửu
Long có 18.178.871 người. Vùng có dân số ít nhất là Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh với
dân số 5.107.437 người. ðến nay, có 29,6% dân số sinh sống tại vùng thành thị
(thấp so với khu vực, chỉ cao hơn Lào (23%), Campuchia (22%) và ðông Timo
(26%)). Trong 10 năm, số dân của vùng thành thị tăng khá nhanh với 3,4%/năm,
trong khi ñó ở nông thôn tỷ lệ tăng chỉ là 0,4%/năm. ðông Nam Bộ là vùng có mức
ñộ ñô thị hóa cao nhất, dân số thành thị chiếm 57,1%. (Duy Tiến, 2013)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9



- ðánh giá về nguồn nước: Việt Nam có nguồn nước tương ñối phong phú ñể
phục vụ cấp nước NSH nông thôn. Nguồn nước chủ yếu ñược dùng ñể cấp NSH bao
gồm nước mưa, nước mặt và nước ngầm.
+ Nước mưa:
Lượng mưa hàng năm của Việt Nam tương ñối lớn, trung bình từ 1.800mm ñến
2000mm, nhưng phân bố không ñều về không gian và thời gian, tạo nên những vùng
có lượng mưa lớn xen kẽ các vùng có lượng mưa nhỏ trong phạm vi toàn lãnh thổ.
Mưa phân bố không ñều theo thời gian trong năm, chia 2 mùa rõ rệt phụ thuộc
vào 2 mùa gió chính, ñó là mùa mưa và mùa khô (gọi là mùa mưa ít). Hai mùa này
khác nhau về lượng mưa, thời gian xuất hiện và kết thúc mưa, thời gian mưa và ñộ
ổn ñịnh tương ñối của mưa và tùy theo từng vùng lãnh thổ. Mưa trong mùa khô chủ
yếu là mưa phùn, lượng mưa không ñáng kể vì vậy không có ý nghĩa với cung cấp
nước.
Mưa lớn thường xuyên có khả năng xảy ra trong mùa mưa với cường ñộ lớn.
Mùa mưa kéo dài khoảng 4-6 tháng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, còn phía
ñông Trường Sơn, mùa mưa rất ngắn, chỉ kéo dài khoảng 3 tháng. Vì vậy, việc sử
dụng nguồn nước mưa ñể cấp nước cho ăn uống là có thể ñược nhưng gặp khó khăn
và không thể thỏa mãn nhu cầu trong mùa khô.
+ Nước mặt:
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt ñới có lượng mưa lớn nên nguồn nước mặt rất
dồi dào. Do cấu trúc ñịa chất, ñịa hình ở 3/4 diện tích toàn lãnh thổ là ñồi núi ñã tạo
nên mạng lưới sông suối dày ñặc với mật ñộ sông suối tính theo những dòng chảy
thường xuyên là 0,60km/km2 trung bình trên toàn lãnh thổ.
Chất lượng nước mặt, nhìn chung không ñảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước
phục vụ cho ăn uống theo quy ñịnh về ñộ trong, hàm lượng hữu cơ và vi sinh vì vậy
trước khi sử dụng cần có xử lý nước. Ở vùng cửa sông, nước biển theo thủy triều
xâm nhập vào sông làm nước sông bị nhiễm mặn, nhiễm phèn ở vùng này không sử
dụng nước mặt cho mục ñích ăn uống và sinh hoạt ñược.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 10


Nguồn tài nguyên nước mặt của Việt Nam tương ñối phong phú, phân bổ trên
phần lớn lãnh thổ, tạo ñiều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nước tại chỗ cho
các mục ñích nói chung và ăn uống sinh hoạt nói riêng.
+ Nước ngầm:
Nước ngầm ñã và ñang là ñối tượng chủ yếu ñược khai thác phục vụ cho nhiều
mục ñích, trong ñó có ăn uống và sinh hoạt. Trên lãnh thổ Việt Nam, nước ngầm
ñược chứa giữ trong các lỗ hổng và khe nứt của các loại ñất ñá khác nhau (chủ yếu
là trầm tích bở rời, trầm tích lục nguyên, phun trào xâm nhập cacbonat, biến chất và
hỗn hợp) có tuổi già nhất (Ackeozoi) ñến tuổi trẻ nhất (ðệ tứ).
Theo ước tính, ñến năm 2000 thì tổng trữ lượng ñộng thiên nhiên của nước
ngầm trên toàn Việt Nam là 1.513,5 m3/s (không kể phần hải ñảo). Riêng vùng Tây
Bắc Bộ là 241,827m3/s. (Nguyễn Phương Thảo, 2012)
Về chất lượng nước với những công trình khai thác nước với chiều sâu tương
ñối lớn có thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt không cần phải xử lý. Trừ những vùng
nước ngầm bị ô nhiễm, còn lại các thành phần hóa học khác trong nước ngầm phần
lớn tương ñối phù hợp với cơ thể con người. Nhiều nơi trong nước ngầm, hàm lượng
sắt thường lớn hơn giới hạn cho phép (Fe>0,5 mg/l) nên cần xử lý nước trước khi
sử dụng.
Nhìn chung, tài nguyên nước của Việt Nam hoàn toàn có khả năng thỏa mãn
nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của người dân nông thôn nói riêng và toàn quốc nói
chung. Tuy nhiên, do sự phân bố không ñều theo không gian và thời gian cũng như
những vấn ñề về chất lượng nước nên cần có giải pháp công trình phù hợp và khai
thác sử dụng một cánh hợp lý ñể ñạt hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật và không làm suy
kiệt, ô nhiễm nguồn nước.
- Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam
Trong những năm trở lại ñây, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam dù phải ñối
mặt với những khó khăn thách thức to lớn nhưng nhờ thực hiện các chính sách và

giải pháp phù hợp, phát huy nội lực kết hợp với sự hỗ trợ có hiệu quả của cộng ñồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Quốc tế, kinh tế Việt Nam ñã và ñang phát triển. Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế trong
10 năm qua là 7,5%/ năm. Nông nghiệp ñược duy trì và phát triển khá cao, góp phần
trong công cuộc xóa ñói giảm nghèo thông qua các chương trình an ninh lương thực,
tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Sản xuất nông nghiệp ñạt tốc
ñộ tăng trưởng khá và toàn diện. Kinh tế nông thôn phát triển ña dạng, nhiều vùng
sản xuất hàng hóa với qui mô lớn gắn với công nghiệp chế biến; các làng nghề dần
ñược khôi phục và phát triển; ðời sống người dân nông thôn ñược cải thiện và dần
ñược nâng cao, các chương trình, dự án lớn triển khai có hiệu quả, trong ñó có
Chương mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. (Nguyễn
Phương Thảo, 2012)
Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển thiếu bền vững, chất lượng tăng trưởng
chưa thật cao và ổn ñịnh. Năm 2001 tăng 6,8% chưa ñạt ñược mức tăng trưởng của
những năm giữa thập kỷ 90 vì những yếu tố không thuận lợi do thiên tai gây ra.
Trong nông nghiệp chuyển ñổi cơ cấu còn chậm, lao ñộng thiếu viêc làm, tay nghề
chưa cao, năng suất lao ñông thấp, một số sản phẩm tiêu thu còn khó khăn. Tỷ lệ hộ
ñói nghèo còn cao. ðời sống nhân dân nông thôn vẫn nghèo, gặp nhiều khó khăn,
bao gồm cả vấn ñề cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn. (Nguyễn Phương
Thảo, 2012)
1.3.

Giải pháp quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt tại Lào

1.3.1. Tình hình và kết quả ñạt ñược về cung cấp nước sinh hoạt ở Lào
1.3.1.2. Tình hình cấp nước sinh hoạt ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào nằm ở vùng châu thổ sông
Mêkông, có biên giới giáp với Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan.
Nước CHDCND Lào có khoảng 10.000 làng, 141 huyện, 16 tỉnh với hơn 80% dân
số sống tại vùng nông thôn. (Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh LPB, 2010)
- Dân số khoảng:

5,9 triệu người

- Diện tích:

236.800 km2

- Dân số nông thôn chiếm:

80%

- Tỷ lệ tăng dân số:

2,8%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Lào là một nước có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm phong phú
nhưng chưa ñược ñiều tra ñầy ñủ, trình ñộ quản lý còn hạn chế. Trong giai ñoạn phát
triển bền vững ban ñầu, Luật nước và tài nguyên nước ñã ñược thông qua tháng 10
năm 1996 nhưng ñến nay vẫn thiếu công cụ thực hiện ñể có hiệu lực.
Nguồn nước phong phú cộng với dân số ít nên dễ dàng thỏa mãn nhu cầu của

người dân nông thôn. Hầu hết các vùng nông thôn không có sự cạnh tranh giữa các
người sử dụng.
Từ năm 1985 ñến năm 1995 các dự án cấp nước nông thôn ñã ñược thực hiện
cho người dân nông thôn, khoảng 15% số dân ñã có NSH. Tiêu chuẩn có NSH tính
toán dựa trên số lượng người sử dụng trung bình như sau: Một giếng ñào cho 100 –
120 người sử dụng, một hệ thống tự chảy cho 400 – 600 người, một giếng khoan cho
100 – 120 người, một lu chứa nước mưa cho 6 người. (Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh LPB, 2010)
Từ năm 1982 hệ thống cấp nước nông thôn ở vùng ñồng bằng ñông dân cư chủ
yếu sử dụng nước ngầm giếng nông và sâu. Nước mặt sử dụng với mức ñộ ít hơn và
chủ yếu ở vùng núi có suối.
Phương pháp truyền thống ñể khai thác nước ngầm là giếng ñào, tuy nhiên việc
xây dựng giếng bê tông chỉ bắt ñầu từ năm 1985. Từ năm 1992 bơm tay ñược lắp ñặt
với giếng ñào ñược che ñậy, nhưng việc cải thiện chất lượng nước theo quan ñiểm
của Chính phủ là ít thành công vì nhiều nơi chất lượng nước không ñảm bảo tiêu
chuẩn về vi sinh.
Công nghệ khoan giếng ñơn giản ñường kính nhỏ ñược triển khai từ năm 1992
– 1993 nhưng ở nhiều tỉnh phương pháp này không thích hợp vì thiếu các tài liệu về
ñịa chất và ñịa chất thủy văn. Từ năm 1994 -1995 nhiều máy khoan công suất lớn ñã
ñược ñưa vào sử dụng nhưng thiết bị thay thế bảo dưỡng chúng không ñược cung
cấp ñủ. Thiếu tài liệu ñịa chất thủy văn dẫn ñến các máy khoan không ñược sử dụng
ở các nơi thích hợp nên nhiều máy móc bị hỏng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Hệ thống tự chảy từ suối, sông ñược xây dựng trong toàn quốc từ năm 1984
nhưng phải ñến năm 1992 số lượng các dự án cung cấp nước tăng lên, chất lượng

xây dựng tốt, tập huấn kỹ thuật cho người sử dụng ñược chú trọng làm cho công
nghệ này phù hợp hơn với người sử dụng.
Thu, hứng nước mưa ñể sử dụng ñã ñược phổ biến ở một số nơi mà nguồn
nước ngầm, nước mặt khan hiếm.
-Tổng hợp số liệu về tỷ lệ người ñược cấp NSH:
Năm 2000 có 60% dân nông thôn ñược cấp nước; năm 2005 có 67% dân nông
thôn ñược cấp nước; năm 2010 có 74% dân nông thôn ñược cấp nước. Dự kiến năm
2015 sẽ có 80% số dân nông thôn ñược cấp nước ; năm 2020 sẽ có 90% số dân nông
thôn ñược cấp nước. Những dự kiến này ñược tính toán trên cơ sở các công trình ñã và
sẽ xây dựng. Tuy nhiên ñiều này không có nghĩa là các công trình ñó ñều ñang hoạt
ñộng tốt và ñược sử dụng có hiệu quả. (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh LPB, 2010)
1.3.1.3. Những kinh nghiệm thực tiễn
- Vấn ñề quản lý công trình theo hướng hiệu quả và bền vững:
ðể ñánh giá hiệu quả hoạt ñộng của các công trình ñã ñược xây dựng NAM
SAAT ñã tiến hành việc ñiều tra 38 xã thuộc 8 tỉnh. Kết quả cuộc ñiều tra cho thấy
chỉ có 3 xã (chiếm 8% số xã ñi ñiều tra) quan tâm ñến hiệu quả và sự bền vững của
các công trình xây dựng. Các xã này tự ñưa ra 4 vấn ñề chính cần ñược quan tâm:
chất lượng công trình, năng lực phục vụ, quản lý hiệu quả và ñảm bảo về tài chính.
Khoảng 35% số xã còn ñang băn khoăn về 4 vấn ñề trên và chỉ tạm chấp nhận về
cấp ñộ dịch vụ. Khoảng 39% số xã này tỏ sự không hài lòng vì thiếu sự quản lý có
hiệu quả và vấn ñề tài chính không ñảm bảo cho việc tăng cường và nâng cao chất
lượng dịch vụ. (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh LPB, 2010)
Trong một nghiên cứu về dịch vụ cấp NSH ở thị trấn nhỏ của Lào cho thấy mô
hình quản lý theo doanh nghiệp Nhà nước hiện nay không hiệu quả. Vì vậy các cơ
quan quản lý về cấp nước ñã ñề xuất nghiên cứu thêm mô hình quản lý theo tư nhân
hóa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14



- Quản lý theo Chương trình và Chiến lược:
Chương trình cung cấp nước và sức khỏe môi trường quốc gia ñã xây dựng
theo hướng của chiến lược cấp nước nông thôn ñể ñạt ñược mục tiêu cung cấp nước
và vệ sinh cho vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo của Lào, trong ñó ñưa ra các hệ
thống thu hồi vốn và khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực
cấp nước ở những nơi có khả năng chi trả cho nước và vệ sinh.
- Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức Quốc tế
Chương trình Nước sạch và vệ sinh nông thôn Lào ñạt ñược những kết quả
ñáng kể nhờ có sự hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ ngành có liên quan của Lào và các
tổ chức quốc tế ñể cùng hướng tới mục tiêu cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường
nhằm góp phần thực hiện chương trình xóa ñói, giảm nghèo của Chính phủ Lào.
Theo quan niệm và tiêu chuẩn ñánh giá của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì
nước sạch là nước không mùi, không màu, không vị, không chứa các chất tan, các
loại vi khuẩn không nhiều quá mức cho phép và tuyệt ñối không có vi khuẩn gây
bệnh (Phonesavanth CHANTHAVONG, 2011).
Ở Lào nước sạch ñược ñịnh nghĩa và quy ñịnh tại ñiều 8 của Luật Tài nguyên
nước ñã ñược Quốc hội thông qua năm 2003: “Nước sạch là nước ñáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng nước sạch theo tiêu chuẩn chất lượng nước sạch Lào” ñược Bộ Y
tế ban hành theo Quyết ñịnh số 1371/2005/BYT-Qð ngày 04/10/2005 về tiêu chuẩn
vệ sinh nước ăn uống.
1.3.2. Tình hình phát triển cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở tình
Luôngphabang
Tỉnh LPB là một tỉnh miền núi, giống như hầu hết các vùng nông thôn khác
của miền Bắc cũng có lịch sử và quá trình phát triển cấp NSH và vệ sinh môi trường
với những ñặc thù chung của cả nước.
Tỉnh LPB cách Thủ ñô Viêng Chăn khoảng 380 km nhưng người dân vẫn phải
thường xuyên vật lộn với thiên tai lũ lụt, cái ñói, cái rét và bệnh tật hàng năm. NSH
ñược người dân tự lo, tự khai thác và sử dụng một cách giản ñơn từ ba nguồn nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 15


truyền thống là nước mưa thu hứng tại nhà, nước ao hồ sông tự nhiên, nước giếng
làng khai thác từ nước ngầm tầng nông. Nước không hề qua xử lý và ñược sử dụng
trực tiếp cho sinh hoạt hàng ngày, các dụng cụ, công trình khai thác và chứa nước
hết sức ñơn giản. Trong thời kỳ này, chất lượng NSH và vệ sinh môi trường nông
thôn rất thấp, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, cuộc sống và tuổi thọ của
nhân dân trong tỉnh. (Sy Tha PHANTHABA, 2005)
Mức sống của người dân ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng nước sạch, ñảm bảo
vệ sinh cũng tăng. Do ñó, việc nghiên cứu hệ thống cấp nước sạch trên ñịa bàn tỉnh
ngày càng ñược quan tâm hơn. Từ năm 1969, một ñơn vị cấp nước ở tỉnh LPB ñã
xây dựng công trình ñể sản xuất và cung cấp nước sạch cho người dân trong huyện
và tỉnh LPB. ðơn vị này là chi nhánh của doanh nghiệp nhà nước về cấp nước ở Thủ
ñô Viêng Chăn. ðến năm 1986 ñơn vị này ñược tách ra khỏi doanh nghiệp nhà
nước, chuyển cho tỉnh tự quản lý mà cơ quan quản lý trực tiếp là Sở giao thông bưu
chính và xây dựng tỉnh LPB. Năm 1997 doanh nghiệp nhà nước trên ñịa bàn tỉnh
LPB ñã ñược Cộng hòa Liên bang ðức hỗ trợ 6,9 triệu USD và 682.830.370 kíp từ
ngân sách của Chính phủ Lào...triển khai dự án và khởi công mới 4 công trình cấp
nước tập trung: Công trình cấp nước tập trung thành phố LPB, huyện Nam bắc,
huyện Xiêng Ngân, huyện Nan. Nguồn vốn ñầu tư xây dựng cơ bản ñược nhà nước
hỗ trợ ñầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung có 2 dự án ñể phát triển hệ
thống cung cấp nước sạch như: dự án chuyển và thay ñổi ống cũ trong thành phố
thành phố LPB và dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch. (Doanh nghiệp cấp
nước nhà nước Chi nhánh tỉnh LPB, 2012)
Từ năm 1986 ñến nay, nhờ Chương trình cấp NSH và vệ sinh môi trường nông thôn
của Chính phủ, tài trợ của các tổ chức quốc tế, của các nhà tài trợ trong và ngoài nước,
kinh phí huy ñộng từ ñịa phương và ñặc biệt là nguồn vốn ñóng góp từ tiền của, sức lực
và vật tư của nhân dân, tỉnh Luông phabang lại một lần nữa trở thành những ñơn vị dẫn

ñầu trong cả nước về phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng: ðiện, ñường, trường, trạm và
các công trình cấp NSH. Tuy nhiên, quá trình nhập và tách tỉnh ñã tác ñộng rất lớn ñến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×