Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Báo chí với việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản văn hoá ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.11 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÁ NỘI

TRƯỜN í ;

đại học k ho a học xã hội và n h â n van

-----ĨO -ộ- 0 3 ------

ĐÀO THỊ MINH NGUYỆT

BÁO CHÍ VỚI VIỆC GIỚI THIỆU VÀ GÓP PHẦN
BẢO TỔN DI SẢN VĂN HOÁ ớ HÀ NỘI
m

2

__

___

rt'____ ______

m

?

____W

______

_r





1

«



(KHẢO SÁ T TRÊN BÁO NHÂN DÂN, HÀ NỘI MỚI, VÁN HOÁ
TỪNÁM 1999-2002)

CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC
MÃ SỐ: 5.04.30

LUẬN VĂN THẠC s ĩ KHOA HỌC BẢO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. HÀ MINH ĐỨC

HÀ NỘI - 2004
i


MỤC LỤC
Trang
1.
2.
3.
4.
56.

Chương 1
1.1
ỉ . 1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.13.1.
1.1.3.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.

1.2.2.1.
1.2.2.2.
1.3.

Chương 2

2.1.

2.2
2.2.1
2.2.1.1.
2.2.1.2.

Mở đầu
Tính cấp thiết, thời sự của đề tài.............................................
Mục đích và giói hạn của đề tài..............................................
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu....................................
Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................

Cấu trúc của luận văn.............................................................
NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ DI SẢN VĂN HOÁ.......
Một số lý luận về văn hoá vàdi sản văn hoá.......................
Khái niệm “Vãn hoá”..............................................................
Quan niệm về “Di sản vãn hoá ”.............................................
Phân loại di sản văn hoá.........................................................
Di sản văn hoá vật thể............................................................
Di sản văn hoá phi vật thể......................................................
Thực trạng các di sản văn hoá ở Hà Nội hiện nay.............
Sự phong phú, đa dạng và những đặc điểm của kho tàng di
sản văn hoá ở Hà Nội..............................................................
Những việc đã làm được trong thời gian qua và những thách
thức đối với công việc giới thiệu và bảo tồn di sản văn hoá ở
Hà N ộ i........... ...................... ....................................................
Những việc đã làm được trong thời gian qua..........................
Những thách thức với công việc giới thiệu và bảo tồn disản
văn hoá ở Thủ đô Hà Nội..........................................................
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đõi với
việc giới thiệu và bảo tồn di sản văn hoá ở Hà
Nội....?............ ...........................................................................
BÁO NHÂN DÂN, HÀ NỘI MỚI, VĂN HOÁ GIỚI
THIỆU VÀ GÓP PHẨN BẢO TỔN DI SẢN VĂN HOÁ
Ở HA N ộ i ................................................................................
Báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, Văn Hoá tuyên truyền
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc bảo
vệ và sử dụng có hiệu quả di sản văn
hoá..............................................................................................
Báo Nhân Dân, Văn Hoá, Hà Nội Mới giới thiệu và tốn
vinh các giá trị di sản văn hoá ở Hà Nội..............................
Di sản văn hoá vật thể.............................................................

Các công trình biểu tượng cho lịch sử Thăng Long - Hà Nội
và cả nước..................................................................................
Các đền, quán biểu tượng cho Thăng Long Tứ trấn................

7
9
10
10
11
11
12
13
13
16
20
21
22
26
26

28
28
31

34

39

39


45
46
47
59


2.2.1.3 Một số danh lam thắng cảnh mang ý nghĩa lịch sử - văn hoá
lớri.............................................................................................
2.2.2 Di sản văn hoá phi vật thể.......................................................
2.2.2.1 Lễ hội........................................................................................
2.2.2.2 Phố nghề, làng nghề..................................................................
2 2.2.3 Văn học........T....T......................................................................
2.2.2A Lối sống...................................................................................
2.2.2.5 Ẩm thực....................................................................................
2.3. Báo Nhân Dân, Hà Nội mới, Văn Hoá nêu thực trạng về
sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hoá ở Hà Nội.....
2.3.1 Thực trạng vê sự vi phạm và xuống cấp của di sản văn hoá
vật thể ở Hà Nội........................................................................
2.3.1.1 Sự xuống cấp do nguyên nhân tự nhiên..................................
2.3.1.2 Sự vi phạm các di sản văn hoá do thiếu ý thức, thiếu hiểu
biết của con người....................................................................
2.3.2 Thực trạng về sự mất dần và mai một dần của các di sản văn
hoá phi vật thể ở Hà Nội..........................................................
2.4 Giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của di
sản văn hoá ở Hà N ội............................................................
2.4.1. Giải pháp cho tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của di sản
văn hoá vật thể ở Hà Nội........................................................
2.4.2. Giải pháp cho tình trạng mai một và mất dần của các di
sản văn hoá phi vật thể ở Hà Nội...........................................
2.5. Đánh giá về nội dung trên báo Nhân Dân, Hà Nội Mới,

Văn Hoá về chủ đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ở
Hà N ộ i....................................... '........... ................................
Chương 3 HÌNH THỨC CHUYEN t ả i c h ủ đ ể g i ớ i t h i ệ u v à
BẢO TỔN DI SẢN VĂN HOÁ Ở HÀ N Ộ I........................
3.1. Hệ thống thể loại....................................................................
3.1.1. Tin.............................................................................................
3.1.2. Phóng s ự ..................................................................................
3.1.3. Điều tr a ...................................................................................
3.1.4. Bài phản ánh............................................................................
3.1.5. K ý .............................................................................................
3.2. Hệ thống chuyên m ục...........................................................
3.2.1. Chuyên mục trên báo Nhân Dân............................................
3.2.2. Chuyên mục trên báo Hà Nội Mới..........................................
3.2.3. Chuyên mục trên báo Văn Hoá...............................................
3.3. Đánh giá về hình thức thể hiện của báo Nhân Dân, Hà
Nội Mới, Văn H oá..................................................................
Kết luận....................................................................................
Tài liệu tham khảo..................................................................

63
69
69
72
76
78
82
85
85
86
94

102
107
107
115

120

123
124
124
126
127
129
131
132
132
134
136
138
142
147


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, thời sự của đề tài
Di sản văn hoá dân tộc bao hàm nhiều giá trị và tinh hoa văn hoá do các
thế hệ tiền nhân để lại và lưu truyền. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp 9, ngày 26/10/2001 đã thông qua “Luật di
sẩn văn hoá”. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của dân tộc là một
nhiệm vụ của Nhà nước, của xã hội và của mỗi người dân.

Trong quá trình lịch sử nghìn năm văn hiến, từ khi định đô Thăng Long
cho tới nay, các thế hệ người Thăng Long - Hà Nội đã tạo dựng và để lại một
kho tàng di sản văn hoá đồ sộ và quý giá. Kho tàng ấy hoà quyện cùng với di
sản văn hoá vật chất và tinh thần của cả nước, hợp thành nền văn hoá dân tộc
cổ truyền, là cơ sở và sự biểu hiện của bản sắc và bản lĩnh Việt Nam qua các
thời đại.
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị tinh hoa của các di sản văn hoá dân
tộc truyền thống, trong đó có di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội là một bộ
phận hợp thành quan trọng, vì thế có ý nghĩa rất lớn về nhiều mặt. Điều 10 của
luật di sản văn hoá đã chỉ rõ :" Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tê, đơn vị vũ trang nhân dân và cá
nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy di sản văn h o á ”. Điều 10 của Pháp
lệnh Thủ đô Hà Nội đã nêu: “Nhà nước có chính sách bảo tồn, tôn tạo các di
tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu p h ố cổ tiêu biểu ỞThủ đô... ",
Như vậy việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các giá trị di sản văn hoá
nhằm nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong nhân dân
là nhiệm vụ quan trọng. Mặt khác, công tác bảo tồn và giới thiệu di sản văn
hoá là một việc làm cấp thiết, có ý nghĩa to lớn bởi:
- Sự xuống cấp hết sức trầm trọng cùng với thời gian của các di tích lịch
sử - văn hoá do thiên tai, khí hậu ẩm ướt...
- Sự tàn phá, huỷ hoại của con người: chiến tranh, sự xâm phạm, đào
bới, phá hoại...

7


- Sự thờ ơ hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức làmchủ và bảo vệ di sản
văn hoá của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương...
- Sự thiếu hiểu biết, kinh nghiệm, nghiệp vụ,...trongcông tác bảo tồn di
sản văn hoá.

- Thiếu các giải pháp hữu hiệu và đồng bộ...
Hà Nội là trung tâm Văn hoá- Kinh tế - Chính trị của cả nước. Trong
công cuộc đổi mói, Hà Nội đang trên đà phát triển và hội nhập thì việc bảo tồn
ra sao và phát huy như thế nào các di sản văn hoá để sức ép của nền kinh tế thị
trường không làm mai một chúng thì đây càng là vấn đề cấp thiết và bức xúc
hiện nay.
Những năm qua, trong đường lối phát triển đất nước, Đảng ta xác định
vị trí quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Từ
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, các địa phương đã triển khai
nhiều giải pháp thiết thực và cụ thể. Những động thái tích cực đó đã mang lại
một số kết quả bước đầu quan trọng, di sản văn hoá dân tộc không những được
giữ gìn mà còn có bước phát triển mới. Một trong những giải pháp có hiệu quả
nhất trong vấn đề này là sử dụng hiệu quả các loại hình báo chí. Điều 11 của
Luật di sản văn hoá đã chỉ rõ: “Các cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng có
trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các
giá trị văn hoá của cộng đồng dân tộc Việt Nam, góp phẩn nâng cao ý thức
bảo vệ và phát huy di sản văn hoá trong nhân d â n ”. Vói tư cách là phương
tiện thông tin đại chúng hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, báo
chí đã phát huy thế mạnh của mình trong việc tuyên truyền đường lối, chính
sách của Đảng - Nhà nước, trong đó có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản
văn hoá nói chung và di sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Xuất phát từ yêu cầu cần thiết đó, chúng tôi chọn đề tài:
“Báo chí với việc giới thiệu và góp phần bảo tồn di sản ván hoá ở Hà N ộ i”

8


2. Mục đích và giới hạn của đề tài
Mục tiêu bao quát của đề tài là tìm hiểu các vấn đề xoay quanh việc bảo
tồn và phát huy di sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội qua việc khảo sát trên báo

chí. Phân tích nội dung và hình thức phản ánh qua đó đánh giá, nêu giải pháp
nhằm sử dụng có hiệu quả việc tuyên ĩruyền, giới thiệu và góp phần bảo tổn di
sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội.
Di sản văn hoá dân tộc, theo cách hiểu thông thường là toàn bộ sản
phẩm văn hoá do các thế hệ người kế tiếp nhau trong suốt chiều dài của lịch
sử dân tộc đã tạo ra và trao truyền lại cho thế hệ tương lai.
Di sản văn hoá vật thể và phi vật thể ở Thủ đô Hà Nội trở thành một
lĩnh vực quá rộng so với trình độ của một luận văn cao học báo chí. Do đó, đề
tài cần được giới hạn như sau:
- Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung khảo sát, đánh giá việc phản
ánh vấn đề giới thiệu và bảo tồn di sản văn hoá Thủ đô Hà Nội trên báo Nhân
Dân, Hà Nội Mới và Văn Hoá.
- Về thời gian, đề tài chủ trương nghiên cứu, khảo sát việc phản ánh vấn
đề này trên báo Nhân Dân, Hà Nội Mới và Văn Hoá từ năm 1999 đến năm
2002 .

Sở đĩ có sự hạn chế như trên là do điều kiện chủ quan của người viết
luận văn cũng như do khuôn khổ của luận văn quy định. Như vậy, nhiệm vụ
chủ yếu của luận văn sẽ là:
- Làm sáng tỏ khái niệm di sản văn hoá, đồng thời phân tích vai trò của
nó đối với sự phát triển xã hội.
- Tìm hiểu thực trạng công tác giới thiệu và bảo tồn di sản văn hoá Thủ
đô Hà Nội qua việc khảo sát trên báo chí về nội dung, mức độ, cách thức, vai
trò và hiệu quả phản ánh của nó.
- Đưa ra đề xuất, ý kiến và các giải pháp cụ thể cho báo chí nói chung
và ba tờ báo Nhân Dân, Hà Nội mới và Văn hoá nói riêng về việc giới thiệu và
bảo tồn di sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội.

9



3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các bài viết, tin, ảnh phản ánh việc giới thiệu và bảo tồn di sản
văn hoá ở Thủ đô Hà Nội trên ba tờ báo Nhân Dân, Hà Nội mới, Văn hoá và
một số tờ báo, tạp chí và sách có liên quan.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Về hệ thống lý luận, quan điểm nền tảng:
+ Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để xây dựng luận văn.
+ Dựa vào quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hoá và báo chí.
+ Dựa vào hệ thống lý luận báo chí nước ta hiện nay.
- Về phương pháp cụ thể:
+ Công tác sưu tầm tài liệu: quan sát trực tiếp, sưu tầm, thống kê, phân
loại tin bài thành từng nhóm theo đặc điểm của nội dung và hình thức.
+ Phân tích tài liệu: phương pháp này được sử dụng nhằm xem xét
thông tin có sẵn trong sách báo... để thu thập các thông tin định tính phục vụ
mục tiêu đề tài.
+ Phỏng vấn, gặp gỡ các chuyên gia về lịch sử và văn hoá để tìm hiểu
sâu sắc hơn về vấn đề này.
4. Lịch sử vấn để nghiên cứu:
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về di sản văn hoá dân tộc. Đề tài
về báo chí với văn hoá và di sản văn hoá thu hút sự quan tâm đáng kể của
nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều Hội thảo khoa học của Bộ văn hoá Thông tin
như: “Vấn đề bảo vệ và phát huy di sẩn văn hoá với sự nghiệp đổi mới đất
nước ” diễn ra tại Hà Nội, trong các ngày 21, 22 tháng 8 năm 2002; Hội thảo
khoa học: “Bảo tồn tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn hoá
của Thủ đô Hà Nội” ngày 26-6-1995 tại Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam,
đề tài khoa học KX 06/16: "Những vân đề vế chính sách bảo tồn và phát triển
di sản văn hoá dân tộc ”...


10


Nhiều khoá luận tốt nghiệp của sinh viên báo chí (Đại học quốc gia Hà
Nội, Phân viện báo chí tuyên truyền..) đã tiếp cận, khai thác từng mảng khác
nhau liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá ở nhiều mức độ
khác nhau. Đó là những tư liệu quý có ý nghĩa tham khảo.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn phân tán và chưa hệ thống.
Thậm chí, để chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đến ngày
09/04/2004 Bộ Khoa học Công nghệ bắt đầu tuyển chọn và giao trực tiếp đề
tài KX.09.09: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá vật thể của Thăng
Long - Hà Nội” và đề tài khoa học KX.09.10: “Bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hoá phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội'’'’ do Viện Nghiên cứu Văn
hoá, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện trong thời gian 36 tháng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này góp một tiếng nói chung nhằm
phân tích và tổng kết khách quan việc giới thiệu và công tác bảo tổn di sản văn
hoá ở Thủ đô Hà Nội qua báo chí.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Là một công trình nghiên cứu quy mô, tổng kết, đánh giá tổng quát dựa
trên những chứng cứ, cứ liệu thực tiễn, khoa học và khách quan. Do vậy sẽ
đóng góp giá trị lý luận và thực tiễn nhất định cho các tờ báo, cơ quan báo chí
về ưu điểm và khuyết điểm, nguyên nhân và xu hướng, hiệu quả và một số
kiến nghị, giải pháp...
Góp phần vào công tác lý luận báo chí nói chung, cụ thể là vai trò và
hiệu quả của báo chí trong việc tuyên truyền, giới thiệu và góp phần bảo tồn di
sản văn hoá ở Thủ đô Hà Nội.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm:
- Phần mở đầu

- Nội dung luận văn gồm 3 chương
- Phần kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

11


CHƯƠNG 1
NHŨNG VẤN ĐỂ CHUNG VỂ DI SẢN VĂN HOÁ
Nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa của thiên niên kỷ thứ ba. Nhìn
lại hành trình của mình, người ta thật sự tự hào với những thành tựu của nền
khoa học và công nghệ hiện đại, nền sản xuất và đời sống xã hội tại hầu hết
các quốc gia đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc. Môi trường quốc tế
đang ngày càng được cải thiện, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển vững bền
và mở rộng hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Khái niệm “nhất
thể hoá ” mới ngày nào nghe còn xa lạ, nay thật sự là một vấn đề khả thi, ít
nhất trên phương diện kinh tế kỹ thuật, đang được đề cập và xem xét tại cộng
đồng Châu Âu và nhiều trung tâm phát triển khác của thế giói.
Bên cạnh những thành tựu và những vận hội to lớn, các quốc gia đồng
thời cũng đang phải đương đầu với một loạt vấn đề cấp bách mang tính toàn
cầu. Trong số những thách thức đó, người ta ngày càng nói nhiều đến nghịch
lý của nền “văn minh công nghiệp”. Trong diễn văn ngày 21/1/1988 nhân lễ
phát động thập kỷ quốc tế phát triển văn hoá, Tổng Giám đốc UNESCO
F.Mayor đã nêu rõ: “Sự quốc tếhoá không ngừng và sự gia tốc ngày càng tăng
nhịp sống xã hội thực tế đang tạo nên hai vấn đề mâu thuẫn nhau: một mặt, sự
bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hợp tác kinh tế quốc tế, sự trao đổi văn
hoá và du lịch đã thúc đẩy các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn, mở
mang hơn sự hiểu biết lẫn nhau về các phương diện văn hoá và tri thức. Mặt
khác, bên cạnh đó là tác động có sức mạnh ghê gớm về nguy cơ san bằng và
đổng nhất hoá các chuẩn mực, các hệ thống giá trị, đe doạ làm suy kiệt khả

năng sáng tạo của nền văn hoá, nhăn tô' hết sức quan trọng đối với sự tồn tại
lâu dài của toàn nhân loại ” [52 - 20 - 21]
Trên cơ sở đúc kết các bài học thành công và thất bại của những thập kỷ
phát triển trước đây, UNESCO cho rằng: ‘Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc
của sự phồn thịnh và phát triển lâu dài của một quốc gia không đơn thuần chỉ

12


là vấn đề nhân công, nguồn vốn, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên, mà còn
là tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người. Tiềm năng sáng tạo này nằm
trong văn hoá và truyền thống của dân tộc, nghĩa là trong kho tàng tri thức,
trong tâm hồn, đạo lý, lối sống, trình độ thẩm mỹ của mỗi cá nhân và của cả
cộng đồng

Vì lẽ đó, việc bảo vệ và phát huy những giá trị, bản sắc của các

nền văn hoá truyền thống, văn hoá tinh thần là một vấn đề thiết thân và cấp
bách, đặt ra đối với hầu hết các quốc gia.
Trong chiến lược phát triển của đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng văn minh ”, vai trò của văn hoá được Đảng và Nhà
nước ta xem trọng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá VII viết: “Văn hoá là nền tảng tinh thẩn của xã hội, một động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ
nghĩơ xã hội ”[03]
1.1. Một sỗ lý luận về văn hoá và di sản văn hoá
1.1.1. Khái niệm ‘Văn hoá”:
Vào nửa cuối thế kỷ XIX, Eduard Bur Tylor, nhà xã hội học về văn hoá
người Anh là người đầu tiên đã cấp cho văn hoá một định nghĩa có thể chấp
nhận được một cách rộng rãi: "Văn hoá là một chỉnh thể phức hợp bao gồm tri

thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập tục và bất kỳ năng lực,
thói quen nào khác mà con người cần có với tư cách là một thành viên của xã
hội" (E.B Tylor - Văn hoá nguyên thuỷ 1871).
Từ đó đến nay, theo đà phát triển của sự quan tâm của toàn thế giới đối
vói vấn đề văn hoá, đã xuất hiện hàng vài trăm định nghĩa về văn hoá. Có thể
nêu một số định nghĩa đáng chú ý hơn cả để tham khảo.
+ Văn hoá theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng,
thị hiếu thẩm mỹ, những hiểu biết kỹ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi
trường của con người, những công cụ, nhà ở...và nói chung là toàn bộ công
nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hộ và những ứng xử của
một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó (Bách khoa toàn thư Pháp).

13


+ Văn hoá là "trình độ phát triển lịch sử của xã hội và của con người,
biểu hiện trong các kiểu và các hình thức tổ chức đời sông và hành động của
con người, cũng như trong các giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người
tạo ra. Văn hoá có thể được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh
thần của những xã hội, dân tộc, bộ tộc cụ thể (thí dụ văn hoá cổ đại, văn hoá
Maya, văn hoá Trung Quốc...) Theo nghĩa hẹp, văn hoá chỉ liên quan tới đời
sống tinh thần của con người. (Bách khoa toàn thư Liên Xô).
+ Văn hoá - đó là chiều cạnh trí tuệ của môi trường nhân tạo, do con
người tạo dựng nên trong tiến trình đời sống xã hội của mình (Abraham
Moles- nhà văn hoá học người Pháp).
+ Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt
của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ
cũng như đang diễn ra trong hiện tại, trải qua hàng bao nhiêu thế kỷ, nó đã
cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống...
mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của m ình.. ."Văn hoá

là thuộc tính bản chất của con người (xã hội) "Con người vốn là quả tim đích
thực của văn hoá, của một nền văn hoá" Federico Mayor - Tổng giám đốc
UNESCO.
+ UNESCO đã nhìn nhận văn hoá với ý nghĩa rộng rãi nhất của từ này:
Đó là một phức thể - tổng thể các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri
thức và tình cảm... khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đổng gia đình, xóm
làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội... Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật,
văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những
hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngưỡng...
+ Văn hoá là một yếu tố cơ bản của sức sống của một dân tộc. Nó tổng
hợp những sáng tạo của một dân tộc, những phương thức sản xuất và sở hữu,
những của cải vật chất, những thể chế tổ chức, những tín ngưỡng và những
khổ đau, những sự nghiệp đang làm và những hoạt động giải trí, những mơ
ước và khát vọng... (Amadou Mahtar M'bow - nguyên Tổng giám đốc
UNESCO).

14


Bên cạnh những định nghĩa về văn hoá đã nêu ở trên, một số nhà nghiên
cứu Việt Nam cũng đưa ra một số nhận thức cơ bản về văn hoá như sau:
+ Văn hoá là toàn bộ những hoạt động sáng tạo, bảo vệ và phát huy
những giá trị của một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trên cơ sở một phương thức sản xuất
nhất định. Văn hoá thể hiện trong lý tưởng sống, trong các quan niệm về thế
giới và nhân sinh, tín ngưỡng, trong lao động và đấu tranh, tổ chức xã hội,
mức sống, lý tưởng thẩm m ỹ... (GS Hoàng Trinh).
+ Văn hoá thể hiện trình độ "vun trổng" của con người xã hội...Văn
hoá là trạng thái con người ngày càng tách khỏi giới động vật để khẳng định
những đặc tính của con người... (GS Vũ Khiêu).

+ Văn hoá là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. (GS Trần Quốc
Vượng).
+ Yếu tố hàng đầu của văn hoá là sự hiểu biết, bao gồm tri thức khoa
học, kinh nghiệm và sự khôn ngoan tích luỹ được trong quá trình học tập, lao
động sản xuất và đấu tranh để duy trì phát triển cuộc sống của mỗi cộng đổng
dân tộc và các thành viên trong cộng đồng ấy. Nhưng, chỉ riêng sự hiểu biết
không thôi chưa làm nên văn hoá. Sự hiểu biết chỉ trở thành văn hoá khi nó
làm nền và định hướng cho thế ứng xử (thể hiện ở tâm hồn, đạo lý, lối sống,
thị hiếu, hành v i...) của mỗi cá nhân và cả cộng đồng hướng tới cái đúng, cái
tốt, cái đẹp trong quan hệ với mình, với người, với môi trường xã hội và môi
trường tự nhiên... (GS Phạm Xuân Nam).
Như vậy là, tóm gọn lại, mọi hoạt động và sản phẩm, kết quả của những
hoạt động ấy, do con người có ý thức tác động vào tự nhiên và xã hội mà có,
đều có thể thuộc về văn hoá. Cũng có thể nói: "Nhân hoá tự nhiên" tức là văn
hoá. Tự nhiên nói đến ở đây không phải chỉ là khách thể trong quá trình sáng
tạo và phát triển văn hoá do con người với tư cách là chủ thể tiến hành, có
nghĩa là tự nhiên không phải chỉ là giới tự nhiên tổn tại bên ngoài con người
và đối lập với con người. Tự nhiên được nói đến ở đây bao gồm cả phần "bản
năng tự nhiên" trong "bản thân con người". Điểm xuất phát của văn hoá là con

15


người hoạt động trong thực tiễn trước hết là cải biến hoàn cảnh tự nhiên rồi
tiến lên cải tạo hoàn cảnh xã hội, con người sáng tạo ra văn hoá và cũng như
vậy, văn hoá cũng lại tái tạo bản thân con người. Sức mạnh của văn hoá là
sáng tạo, là khai phóng. Nòng cốt của những hoạt động khai phóng sáng tạo
này là tư tưởng nhân văn xét từ bản chất, các hoạt động văn hoá là sự thống
nhất hữu cơ giữa các hoạt động khoa học (xã hội, tự nhiên) và tư tưởng nhân
văn.

1.1.2. Quan niệm về “Di sản văn hoá”
Di sản văn hoá là bộ phận cơ bản và trọng yếu làm nền cho văn hoá dân
tộc. Do vậy, muốn giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc, thì vấn đề bảo tồn di
sản văn hoá dân tộc phải trở thành quốc sách. Trong sự nghiệp đổi mới, xây
dựng đất nước theo hướng quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, việc nhận
thức lại vai trò của di sản văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là một
vấn đề đặt ra bức thiết.
Theo cách hiểu thông thường thì di sản là sản phẩm của thời trước
truyền lại cho thời sau, cũng như di chúc là lòi dặn của người trước lúc đi xa
trao cho người ở lại.
ở đây từ di sản đi liền vói từ văn hoá làm thành thuật ngữ di sản văn
hoá. Văn hoá có thể hiểu một cách khái quát là toàn bộ sự hiểu biết được đúc
kết thành hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội, mà xã hội loài người đã
đạt được trong quá trình hoạt động thực tiễn; nó có khả năng chi phối điều tiết
đời sống tâm lý cũng như mọi hành vi ứng xử của con người và tạo nên bản
sắc riêng cho mỗi cộng đổng xã hội.[22]
Hiểu biết là khởi đầu của văn hoá, ngoài hiểu biết văn hoá sẽ bất thành,
nhưng hiểu biết chưa phải là văn hoá, nó mới là điều kiện và còn đang tồn tại
dưới dạng tiềm năng. Bởi vì, có những hiểu biết tạo động cơ cho những hành
động giá trị, nhằm hoàn thiện con người và cũng có những hiểu biết xui nên
động cơ đen tối, phục vụ cho những âm mưu tội ác phản lại loài người. Như
vậy, chỉ những hiểu biết định hướng sự lựa chọn vào các giá trị cao cả, nhằm
không ngừng hoàn thiện nhân cách con người, thì mới gọi là văn hoá.
16


Tóm lại di sản văn hoá là toàn bộ sản phẩm sáng tạo của con người hàm
chứa những giá trị về chân thiện mỹ, thể hiện ra dưới dạng hệ thống biểu
tượng và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhân đây, cũng cần phân biệt giữa các thuật ngữ "di sản văn hoá”

(Cultural heritage) và ''tài sản văn hoá" (Cultural properties). Di sản văn hoá
là một thuật ngữ triết học nó mang tính trừu tượng, chỉ toàn bộ tạo phẩm văn
hoá do thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Còn "tài sản văn hoá" là chỉ
những tạo phẩm văn hoá cụ thể, thuộc về một chủ sở hữu nào đó, nó là danh từ
luật học. Nói một cách chính xác thì người ta chỉ có thể quản lý các tài sản
văn hoá, chứ không thể nào quản lý di sản văn hoá được. Tài sản văn hoá
(Cultural Properties) thường có mang tính chất sáng tạo (bức tranh, pho tượng,
công trình kiến trúc...) cho nên cũng gọi là tác phẩm văn hoá (Cultural work).
Đến đây, một vấn đề đặt ra là: có phải mọi vật phẩm do con người làm ra đều
có thể trở thành tài sản văn hoá được không?
Chắc chắn là không, mà chỉ một bộ phận vật phẩm nhân tạo ấy là có thể
trở

thành tài sản văn hoá.Vậy, có gì khác nhau giữa tài sản văn hoá và vật

phẩm thông thường đổng loạt? Nói khác đi, những tiêu chí nào đặc định cho
một tài sản văn hoá?
Trên báo Nhân dân số xuân Ất Hợi (1995), PGS Trần Hùng đã nêu 6
tiêu chuẩn của di sản văn hoá (theo tôi có thể gọi là tài sản văn

hoá) như sau:

- Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài
năng con người.
- Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc,
nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định.
- Chứng cớ xác thực cho một nền văn hoá đã biến mất.
- Cung cấp một thí dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựnghoặc kiến
trúc phản ánh một giai đoạn có ý nghĩa.
- Cung cấp một thí dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên

được một nền văn hoá có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không
cưỡng lại được.

17


- Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, ý tưởng, hoặc tín ngưỡng
đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu về
cách tạo lập cũng như về vị trí.
Thực ra, tài sản văn hoá không nhất thiết phải là tác phẩm nghệ thuật
độc nhất, vô nhị. Chúng tôi cho rằng 6 tiêu chuẩn mà PGS Trần Hùng nêu ra
trên đây chỉ tương đối phù hợp với tài sản văn hoá thuộc thể loại vật thể (như
dinh thự, đền đài, miếu mạo) hoặc thuộc hiện vật khảo cổ, mà không phù hợp
với các thể loại tài sản văn hoá phi vật thể như ngôn ngữ, ca nhạc, vũ đạo, kịch
nghệ.v.v...
Để nhận diện một tài sản văn hoá, theo quan niệm của chúng tôi, phải
trở về với những đặc trưng cơ bản của văn hoá.
- Đặc trưng cơ bản của văn hoá là tính hiểu biết: Người ta thường nói:
con ngưòi là một động vật tò mò. Nó thường xuyên quan sát, ghi nhớ và suy
ngẫm về thế giói trong đó có bản thân mình. Nhờ đó mà có sự nhận biết về thế
giới khách quan, được đúc kết thành tri thức kinh nghiệm và khái quát mãi lên
thành quy luật khoa học. Cứ cho là động vật có hiểu biết thì sự hiểu biết của
nó cũng chỉ có thể thích ứng thụ động với thiên nhiên, để tồn tại như hiện hữu.
Còn hiểu biết của con người là nhằm thích ứng tích cực với thiên nhiên, rồi cải
tạo nó cho phù hợp với hoàn cảnh để không ngừng hoàn thiện cuộc sống theo
hướng ngày càng nhân bản. Đó là đặc trưng quan trọng hàng đầu để phân biệt
giữa người và động vật.
Vì vậy, trong tài sản văn hoá có chứa đựng vốn kinh doanh kinh nghiệm
và tri thức sống của con người. Hãy lấy một ví dụ như xem hình thuyền trên
tang trống đồng Ngọc Lũ hay Hoàng Hạ, ta thấy có 6 hoặc 8 người ngồi trên

thuyền. Đó là những chiến sĩ cầm vũ khí như dáo, mác, cung tên, cùng với
một số thuỷ thủ cầm bơi chèo. Tất cả đang hoạt động theo sự chỉ huy của
người cầm trống đứng trên thuyền. Ta hiểu ngay chiếc thuyền này không phải
thuyền độc mộc mà phải là thuyền ghép ván gỗ. Đã là ghép ván thì cần phải
có cưa, bào, đục... để xẻ gỗ thành ván rồi lại phải có sơn, sắn để hàn mạch. Cả
một kỹ thuật phức tạp của việc đóng thuyền chiến đã ra đời trong nền văn hoá

18


Đông Sơn thời vua Hùng dựng nước cách đây khoảng 25 thế kỷ. Như vậy, tài
sản văn hoá - trống đồng có thể cung cấp cho con người ngày nay vốn kinh
nghiệm về kỹ thuật của quá khứ xa xăm trong lịch sử dựng nước của dân tộc.
- Đặc trưng thứ hai của văn hoá là tính giá trị. Như phần trên đã nói,
hiểu biết phải hướng về và trở thành giá trị mới được coi là văn hoá. Giá trị là
cái được đánh giá là cao quý, khiến mọi người ao ước, và khi đạt được thì có
cảm giác dễ chịu, thống khoái. Những tiêu chuẩn phổ thông của giá trị là: cái
đúng (chân), cái tốt (thiện), cái đẹp (mỹ) và cái có ích. Một hiện vật được gọi
là tài sản văn hoá không nhất thiết phải hội đủ 4 phẩm chất trên đây nhưng ít
nhất nó cũng phải có 1 trong các phẩm chất ấy. Ví dụ: Bộ quần áo kaki bạc
màu cùng với đôi dép lốp của Bác Hồ không hẳn là những vật phẩm đẹp,
nhưng chúng nói lên đức tính giản dị và khiêm nhường của lãnh tụ, trong đó
có sự thông cảm sâu sắc với nhân dân lao động còn đang sống nghèo khổ, vì
vậy chúng trở thành tài sản văn hoá, được bảo tổn để giáo dục cho các thế hệ
tương lai. Thanh kiếm của võ sĩ Xa-mu-rai, hoặc chiếc can của vua hề Sác-lô
cũng không phải là những vật phẩm đẹp chúng là những cái có ích, nên cũng
thuộc về "tài sản văn hoa'.
- Đặc trưng thứ ba của văn hoá là tính biểu tượng. Theo toàn thư quốc tế
về phát triển văn hoá của UNESCO thì "Văn hoá là một tập hợp các hệ thống
biểu tượng, quy định th ế ứng xử của con người và làm cho một số đông người

có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt".[53 164]
Tài sản văn hoá là cái mang tính giá trị nó đồng thời còn mang tính biểu
tượng nữa. Điều đó có nghĩa là: giá trị là cái cao quý ẩn chứa bên trong mỗi
tài sản văn hoá, còn biểu tượng là nói về ý nghĩa thông báo về vai trò ký hiệu
của nó.
Ví dụ: giá trị của chùa Một Cột là ở tài năng sáng tạo của nhà kiến trúc
đã khéo tạo ra một công trình có kết cấu hài hoà, đẹp mắt, nhất là công trình
ấy đã thể hiện thành công đề tài "giấc mơ của Vua Lý Thần Tôn thấy Phật
hiện trên toà sen". Ngôi chùa còn là một biểu tượng kiến trúc tuyệt vời, về mặt
19


hình thái nó giống như một bông sen ngoi lên từ hổ nước, trên đó có thờ tượng
phật.
Hoặc như giá trị của cọc Bạch Đằng là ở sáng kiến đánh giặc của các vị
tướng đời Tiền Lê và đời Trần, còn tính biểu tượng của cọc Bạch Đằng là ở
chỗ nó làm chứng cho những trận thuỷ chiến lừng danh trong lịch sử chống
ngoại xâm của nước ta.
-

Đặc trưng thứ tư của văn hoá là tính lịch sử (văn hoá là những hiểu

biết được đúc kết thành giá trị và được tích luỹ trong quá trình hoạt động thực
tiễn - xã hội). “Tính lịch sử của văn hoá thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình
thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo
cho vốn tài sản văn hoá có một bề dày thời gian và sự phong phú vể hình
loại ”[53 - 137],
Tài sản văn hoá nào cũng mang dấu ấn của thời gian, nó là vật chứng
cho một thời kỳ lịch sử nhất định. Quá khứ không chỉ là một đối tượng để
quan sát, mà nó có khả năng xúc cảm thẩm mỹ đối với con người, bằng khả

năng liên tưởng mạnh mẽ, con người có thói quen gìn giữ di vật của quá khứ
để khi cần có thể hồi ức lại cuộc hành trình của mình. Thói quen ấy đã tạo tiền
đề cho sự ra đòi các sưu tập hiện vật, để cuối cùng nhà bảo tàng xuất hiện noi cất giữ những di vật của quá khứ. Hiện vật khảo cổ học là tài sản văn hoá
tiêu biểu thuộc loại này.
Vì tài sản văn hoá mang tính lịch sử cho nên bất cứ hiện vật nào đại
diện cho một sự kiện lịch sử trọng đại, cho một nhân vật lịch sử kiệt xuất, hay
một thời đoạn lịch sử nhất định đều có thể trở thành tài sản văn hoá.
1.1.3. Phân loại di sản văn hoá:
Di sản văn hoá là toàn bộ tạo phẩm, chứa đựng trong đó những giá trị
mà con người đã tích luỹ được trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, là
thành tựu của thế hệ trước trao truyền cho thế hệ sau.
Di sản gắn với văn hoá nên có mang những đặc trưng của văn hoá,
nhưng nó chứa đựng vốn kinh nghiệm, tri thức của loài người, kết tinh thành
giá trị và thường biểu hiện dưới dạng những biểu trong văn hoá. Di sản văn
20


hoá mang dấu ấn của thời gian, nó là vật chứng cho một sự kiện, một nhân vật
hay thời kỳ lịch sử nhất định. Di sản văn hoá thường được phânchia một cách
khái quát thành di sản vật thể và di sản phi vật thể (còn gọi là di sản hữu hình
và di sản vô hình).
Theo sự nghiên cứu của tổ chức UNESCO thì toàn bộ di sản thế giới có
thể chia thành 3 nhóm:
- Di sản văn hoá (nhân tạo).
- Di sản thiên nhiên (thiên tạo).
- Và di sản hỗn hợp (kết hợp giữa nhân tạo và thiên tạo).
Riêng về di sản văn hoá lại chia thành hai phạm trù:
- Di sản văn hoá vật thể (còn gọi là hữu hình).
- Di sản văn hoá phi vật thể (còn gọi là vô hình).
Để tiến tới một sự sắp xếp và phân loại xác thực như trên UNESCO đã

trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài trên quy mô quốc tế. Chỉ tính từ năm
1970 đến nay đã có trên 10 hội nghị, hội thảo văn hoá quốc tế do UNESCO
chủ trì tổ chức, hàng chục dự án nghiên cứu thí điểm trên lĩnh vực văn hoá
truyền thống, văn hoá dân gian được triển khai tại các khu vực văn hoá tiêu
biểu của thế giới.
Dựa trên tư liệu đã công bố, gắn liền với nội dung của các cuộc hội thảo
văn hoá quốc tế do UNESCO tổ chức, Ban thư ký của Uỷ ban quốc gia thập kỷ
quốc tế phát triển văn hoá của Việt Nam đã làm tổng thuật, giói thiệu các khái
niệm và định nghĩa về di sản văn hoá. Dưới đây chúng tôi trình bày lại dựa
theo tổng thuật của Ban thư ký.
ỉ.3.1.1 Di sản văn hoá vật thể'.
Bao hàm các động sản, bất động sản mang một giá trị, ý nghĩa đặc biệt
về mặt lịch sử truyền thống, về nhân loại học, khảo cổ, hoặc lịch sử tiến hoá
của tự nhiên (liên quan đến các di tích công trình lịch sử, đền đài, cung điện,
thư viện, sách, mẫu vật ở bảo tàng, công cụ sản xuất từng giai đoạn của lịch
sử, tài liệu lưu trũ...), một số di tích, thắng cảnh thiên nhiên có ý nghĩa đặc
biệt về mặt văn hoá cũng có thể được xếp vào loại di sản văn hoá vật thể.

21


1.3.2.2. Di sản văn hoá phi vật thể:
Tuỳ theo góc độ xem xét nghiên cứu của các nhà khoa học mà thuật
ngữ này được đặt cho những tên gọi khác nhau như: di sản văn hoá tinh thần,
di sản văn hoá truyền thống, di sản văn hoá đại chúng, văn hoá dân gian.
Xung quanh các thuật ngữ trên có nhiều ý kiến tranh luận về mặt học
thuật, tiêu biểu là một số ý kiến như sau:
- Về thuật ngữ di sản văn hoá tinh thần: nhiều ý kiến cho rằng cách gọi
này chưa thật sát, còn trừu tượng, bởi lẽ di sản tinh thần bao hàm rất rộng, bất
kỳ một sản phẩm sáng tạo nào của con người dù tồn tại dưới dạng vật thể hay

phi vật thể, bản thân nó đều hàm chứa những giá trị tinh thần nhất định.
- Về thuật ngữ di sản văn hoá truyền thống: người ta cho rằng thuật ngữ
này về mặt ý nghĩa và tính chất là có thể chấp nhận được, nhưng cần hiểu theo
nghĩa rộng, truyền thống ở đây không phải chỉ bao hàm tất cả những gì thuộc
về quá khứ về giai đoạn lịch sử tiền công nghiệp; không phải mọi giá trị của
truyền thống đều là bất biến, không hề thay đổi, mọi người nhất nhất cứ phải
trung thành và tuân thủ theo các giá trị đó. Trên thực tế mọi nền văn hoá hiện
hữu trong lịch sử đều không ngừng tiến hoá và thường xuyên được bồi đắp
giàu có thêm lên bằng những yếu tố mới.
- Về thuật ngữ di sản văn hoá đại chúng, văn hoá dân gian: quả thật
người ta e ngại thuật ngữ này có thể gây ra sự hiểu nhầm, rằng trong thực tế có
sự phân biệt đối xử mang tính giai cấp, trong việc xem xét, đánh giá các giá trị
văn hoá cần bảo vệ và phát huy. Bởi lẽ, cách gọi đó vô hình chung đã gây ấn
tượng là có sự phân biệt giữa một bên là văn hoá của những tầng lớp bị thống
trị, kém tri thức, chịu thiệt thòi, với một bên là văn hoá của tầng lớp thượng
lưu (elite culture) chính thống có học thức, đang nắm quyền lực trong xã hội.
Để tránh sa đà vào việc tranh cãi xung quanh vấn đề thuật ngữ và xuất
phát từ mục tiêu tối cao là khuyến nghị cộng đồng quốc tế sớm tập trung và
chú trọng nhiều hơn vào việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá thuộc loại
hình này, dựa theo Nghị quyết về việc "Bảo vệ văn hoá truyền thống và văn
hoá dân gian" được UNESCO thông qua tại Đại hội đồng khoá 25 (tháng

22


11/1989) và dựa vào tài liệu soạn thảo tại Hội nghị tư vấn quốc tế tổ chức tại
Paris (tháng 6/1993), bàn việc triển khai các chương trình bảo vệ di sản văn
hoá phi vật thể, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này như sau:
Di sản văn hoá phi vật thể bao hàm toàn bộ những sáng tác dựa trên cơ
sở truyền thống của một cộng đồng văn hoá, được nhìn nhận như là sự phản

ánh sống động những khát vọng mọi mặt trong cuộc sống của cộng đồng đó,
được lưu truyền và biến tấu bằng nhiều phương thức khác nhau như truyền
khẩu, mô phỏng, bắt chước... theo dòng thời gian và thông qua một quá trình
không ngừng được tái tạo mang tính tập thể rộng rãi, những sáng tác, sáng tạo
đó đã xây dựng và hình thành nên một hệ thống các giá trị và chuẩn mực mà
dựa trên đó từng cộng động dân tộc tự khẳng định bản sắc văn hoá và xã hội
riêng của mình. Dựa theo một quan niệm như thế, theo UNESCO thì di sản
văn hoá phi vật thể bao gồm các loại hình văn học nghệ thuật chủ yếu sau đây:
âm nhạc, ca múa, sân khấu, ngôn ngữ, truyền thuyết, huyền thoại, lễ hội, nghi
lễ, phong tục tập quán, y học dân tộc, nghệ thuật nấu ăn, bí quyết trong sản
xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Có thể kể thêm vào đây ''nghệ nhân dân gian'
người đang nắm các bí quyết này, cũng được xem là tài sản văn hoá. Trong
đạo luật Bảo tổn các tài sản văn hoá của nước Nhật Bản, lớp nghệ nhân dân
gian kể trên đây được gọi là "Kho báu sống" [52],
Khi nói về tính cấp bách của công việc bảo tồn di sản văn hoá truyền
thống dân gian, UNESCO thường hay dẫn câu nói của nhà văn hoá Châu Phi,
ông Hapatê Ba người Buốc Kina Fasô, như sau "ở Châu Phi khi một cụ già
mất đi, điều đó cũng có nghĩa là một thư viện cổ đã bị đốt cháy". Chúng tôi
cho rằng: "Kho báu sống" hay ''Thư viện co' cũng cần được xem xét và đối xử
như một tài sản văn hoá loại đặc biệt.
Mặc dù, về mặt khoa học còn có đôi ý kiến tranh luận, nhưng về cơ bản
cách giải thích của UNESCO về thuật ngữ "di sẩn văn hoá phi vật thể' đã
được đa số các nhà khoa học nghiên cứu văn hoá chấp nhận.

23


Việc xác định các thuật ngữ: di sản văn hoá vật thể và phi vật thể là có
tầm quan trọng đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp đến sự định hướng triển khai
công tác khảo sát, đánh giá chung.

Sự phân loại trên đây là một bước tiến quan trọng trong nhận thức về di
sản văn hoá, nhờ đó mà có tác dụng tốt đối với việc bảo tồn và phát huy các
giá trị của nó. Tuy vậy, phân loại theo cách "chia đôi" như trên thì còn quá
chung chung. Cho nên, để thuận tiện cho công việc sưu tầm, bảo quản, nghiên
cứu, phát huy tác dụng của di sản văn hoá, cần thiết phải chia ra nhiều thể loại
di sản văn hoá sao cho phù hợp với hệ phương pháp nghiên cứu của từng thể
loại.
Sau khi Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh số 14/LCT-HĐNN
ngày 4/4/1984 về "Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam
thắng cảnh" thì Hội đổng Bộ trưởng ra Nghị định số 288/HĐBT ngày
31/12/1985 quy định việc thi hành Pháp lệnh, sau đó Bộ Văn hoá có thông tư
206/VH-TT ngày 22/7/1986 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh của Hội đồng Nhà
nước. [08].
Để giải thích cụm thuật ngữ "di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng
cảnh của Pháp lệnh; nghị định đã phân thành 6 đối tượng như sau:
- Những di tích và di chỉ có liên quan đến sự phát triển lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc, sự phát triển văn hoá và xã hội Việt Nam.
- Những di tích và di chỉ phản ánh nguồn gốc loài người và các tộc
người ở Việt Nam, phản ánh nền văn minh vật chất và tinh thần thòi cổ đại.
- Những di tích có liên quan đến cuộc đời hoạt động và sáng tạo của các
anh hùng dân tộc, các nhà hoạt động chính trị, các nhà hoạt động khoa học,
văn học, nghệ thuật lỗi lạc.
- Những công trình kiến trúc điêu khắc, các tác phẩm nghệ thuật, các tài
liệu lưu trữ và thư viện, các tiêu bản và mẫu vật, những bộ sưu tập có liên quan
đến sự phát triển lịch sử và văn hoá dân tộc.

24


Những cảnh đẹp thiên nhiên như hang động, núi rừng, biển hồ, những

thắng cảnh trên mọi miền đất nước, những công trình xây dựng cổ, đẹp nổi
tiếng.
- Các đối tượng khác có giá trị là di tích lịch sử văn hoá.
Thông tư của Bộ Văn hoá chia thành 8 đối tượng là:
- Những di tích liên quan đến sự phát triển của dân tộc Việt Nam, lịch
sử phát triển văn hoá của dân tộc Việt Nam, cuộc đời của những danh nhân,
lịch sử của nền văn hoá vật chất và kỹ thuật truyền thống của dân tộc...
- Những di tích và chỉ phản ánh nguồn gốc loài người (cổ sinh vật học)
và nền văn hoá vật chất và tinh thần của thời cổ đại (khảo cổ học).
- Những công trình về xây dựng về kiến thiết đô thị và kiến trúc học có
giá trị và không thể thay thế được.
- Các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, điêu khắc, thực dụng.
- Những tài liệu về lưu trữ, thư viện.
- Những tiêu bản và mẫu vật của khoa học tự nhiên.
- Những bộ sưu tập có giá trị lịch sử hay mỹ thuật không là mẫu vật
thuộc loại gì hay có giá trị như thế nào.
- Những cảnh quan thiên nhiên đẹp.
Sự phân loại trong Nghị định và Thông tư đã có tác dụng chỉ đạo đối với
công việc sưu tầm, bảo quản và phát huy tác dụng của di sản văn hoá, kể từ
khi có Pháp lệnh đến nay.
Điều đáng quan tâm là ở cả hai văn bản trên chưa thấy sử dụng thuật
ngữ: di sản văn hoá phi vật thể.
Văn hoá là một tổng thể các hoạt động sáng tạo của con người trong
lịch sử cũng như trong hiện tại, hoạt động sáng tạo ấy đã sản sinh ra những
hiểu biết, những kinh nghiệm sống, được đúng kết thành các truyền thống và
thị hiếu, các giá trị và chuẩn mực xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của
con người, xây dựng nên một xã hội ngày càng hoàn thiện theo những kích
thước nhân bản hơn. Những thành tựu của hoạt động sáng tạo trên đây bất kể
là sàng lọc của thòi gian đọng lại trở thành di sản văn hoá. Như vậy, trong di


25


sản văn hoá có chứa đựng những kinh nghiệm, tri thức sống, những truyền
thống và thị hiếu, gọi một cách bao quát là các giá trị và chuẩn mực xã hội. Có
thể nói: di sản văn hoá là sự tồn tại hiện thực của văn hoá. Nói: bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc, cũng tức là phải giữ gìn và phát huy vốn
di sản văn hoá của dân tộc.
Trong chiến lược xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu nước mạnh,
xã hội công bằng văn minh, văn hoá được xem xét như nền tảng tinh thần của
xã hội, nó vừa là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, lại đồng
thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Di sản văn hoá là bộ phận cơ bản
và trọng yếu của nền văn hoá dân tộc. Thái độ ứng xử đối với di sản văn hoá
nói lên trình độ nhận thức của mỗi quốc gia, dân tộc. Điều này, một phần tuỳ
thuộc vào việc xem xét vai trò của di sản văn hoá đối với sự phát triển xã hội
trong từng thời điểm lịch sử nhất định. Trong sự nghiệp đổi mói để xây dựng
đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá như văn kiện của Đảng đã
chỉ ra, việc nhận thức lại vai trò của di sản văn hoá là một vấn đề đặt ra bức
thiết.
1.2. Thực trạng các di sản văn hoá ở Hà Nội hiện nay
1.2.1. Sự phong phú, đa dạng và những đặc điểm của kho tàng di sản văn hoá
ở Hà Nội
Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị hành trang của mình để tiến vào thế kỷ
21, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Trải gần 1000 năm
qua, lịch sử đã để lại cho Hà Nội biết bao nhiêu giá trị truyền thống tốt đẹp mà
nổi bật lên và bền vững hơn cả, là những giá trị văn hoá tinh thần đã được đúc
kết bằng câu:
Chẳng thơm cũng th ể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Trong các giá trị văn hoá, phải kể đến giá trị của các di tích, bao gồm

những ngôi đình, chùa, đền, miếu, văn chỉ, lăng m ộ...còn in đậm dấu ấn của
lịch sử, là những di sản vô giá của các bậc tiền nhân. Biết bao biến động, vật
đổi sao dời khiến cho một số di tích hoặc đã bị mối mòn, hoặc phải mang trên
26


mình những thương tích của thời gian, nhưng vẫn kiên tổn tại như những công
trình bất tử trong lòng Hà Nội, trong sự mến mộ của nhân dân. Có những di
tích đã bị đổ nát, xiêu vẹo nhưng nhờ vào luồng hơi ấm mói của chế độ ta, của
nhân dân Hà Nội - những con người yêu hoà bình, chuộng tự do, ham học hỏi
và trọng đạo nghĩa mà được vực dậy như những biểu tượng cho "Hoà bình ổn
định, nuôi dưỡng và phát triển truyền thống văn hoá cha ông”.
Trở lại với Hà Nội, một địa chỉ văn hoá đặc biệt có nhiều di tích nhất
so với cả nước. Di tích của Hà Nội đa dạng, phong phú nhiều chủng loại, có
niên đại trải dài từ thời Lý đến thời Nguyễn. Những di sản này được sinh ra và
nuôi dưỡng bằng tín ngưỡng, đạo lý và phong tục truyền thống của dân tộc,
nên có sức sống mãnh liệt và lâu bền. Tuy phải chống đỡ với: giặc ngoại xâm,
và thiên nhiên khắc nghiệt...nhưng các triều đại đã làm được những việc rất
có ý nghĩa như Lê Thánh Tông cho dựng bia ở Văn Miếu, Quang Trung tuy
chỉ tồn tại không lâu nhưng cũng để lại những dấu ấn đậm nét trong các di
tích lịch sử, hoặc các triều đại nối tiếp nhau ban tặng sắc phong cho các địa
phương khuyến khích việc thờ phụng ở các di tích để lưu giữ truyền thống của
mình. Di tích của Hà Nội cũng chịu số phận thăng trầm. Có lúc vì quan niệm
giản đơn mà di tích bị đố kỵ, coi rẻ, thậm chí bị miệt thị và xâm phạm nghiêm
trọng. Mặc dù vậy, qua bao thế kỷ, các di tích vẫn gắn bó với nhân dân. Nhiều
ngôi đình, chùa đã đi vào thơ ca, là nguồn cảm hứng của nhiều loại hình nghệ
thuật.
Cùng với kho tàng văn hoá vật thể, Hà Nội có kho tàng di sản văn hoá
phi vật thể đa dạng về thể loại, loại hình, phong phú về trữ lượng tác phẩm,
đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật. Là những sáng tạo của thế hệ tiền nhân để

lại cho thế hệ hôm nay, những di sản văn hoá phi vật thể ấy đều là những “hòn
ngọc quý” - chữ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các giá trị văn hoá phi vật
thể liên quan đến bản thân con người với tư cách vừa là sản phẩm vừa là chủ
thể của các quá trình lịch sử - văn hoá Thủ đô Hà Nội. Có nhân dân là có sự
sáng tạo đa dạng về văn hoá dân gian. Nhân dân Việt Nam cũng như nhân Hà
Nội qua hàng nghìn năm, không chỉ sáng tạo ra của cải vật chất, mà còn là

27


nhà thơ, nghệ nhân bằng nhiều hình thức khác nhau đã sáng tạo ra một khối
lượng lớn các giá trị tinh thần. Tuy vậy, "Ở các thời dại trước, ngay cả ỎThủ
đô, nơi có nhiều điêu kiện và phương tiện, cha ông ta vẫn chưa cố ỷ thức tổng
kết, SƯU tầm, chọn lọc, phổ biến những gì mà mình đã sáng tạo nên. Đó là
chưa kể các cuộc chiến tranh xâm lược, kẻ thù đã đốt sạch, phá sạch hoặc đưa
về nước ” [23] Vì vậy những giá trị văn hoá phi vật thể để lại đến ngày nay bị
mai một, mất mát và cạn kiệt nhiều. Hà Nội là trung tâm Văn hoá- Kinh tế Chính trị của cả nước. Trong công cuộc đổi mới, Hà Nội đang trên đà phát
triển và hội nhập thì việc bảo tồn ra sao và phát huy như thế nào các di sản văn
hoá vật thể và văn hoá phi vật thể để sức ép của nền kinh tế thị trường không
làm mai một chúng thì đây càng là vấn đề cấp thiết và bức xúc hiện nay.
1.2.2. Những việc đã làm được trong thời gian qua và thách thức đối với công
việc giới thiệu và bảo tồn di sản văn hoá ở Hà Nội
1.2.2.1. Những việc đã làm được trong thời gian qua

Sau khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh "Bảo vệ và sử dụng di tích lịch
sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh”. Ngày 4 tháng 4 năm 1984, Hà Nội bắt
tay ngay vào tổng kiểm kê di tích trên địa bàn toàn thành phố. Đợt tổng kiểm
kê này kéo dài trong 5 năm (1984 - 1989). Kết quả là đã ghi chép được vào
danh mục kiểm kê 2320 di tích trên 16 địa bàn quận, huyện, thị (thời điểm đó,
Hà Nội mở rộng đến tận Ba Vì của Hà Tây và Mê Linh của Vĩnh Phúc), ở

mỗi di tích đều ghi chép thống kê cụ thể tỉ mỉ về các văn bia, thần phả, phong
sắc, hoành phi câu đối, chuông khánh và những bài thơ bằng chữ Hán, chữ
Nôm có ở các di tích. Các tài liệu cổ tự này được in dập nguyên bản, và đã
dịch ra chữ quốc ngữ để phổ thông hoá việc sử dụng tài liệu.
Kho tư liệu của Ban quản lý di tích hiện nay có 4834 văn bia, 3111 thần
phả sắc phong, 2535 minh văn chuông khánh và trên một vạn đơn vị nội dung
hoành phi câu đối, bài thơ bằng chữ Hán Nôm. Đây là kho tư liệu vô cùng quý

28


×