Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Chương trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

NGUYỄN THẾ TOÀN

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

NGUYỄN THẾ TOÀN

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHÍ MẠNH HỒNG



XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn khoa học.Các số liệu và trích dẫn được sử dụng
trong quá trình nghiên cứu trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ rang và đáng tin cậy


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
sau hai năm học tập tại trường Đại học kinh tế, được sự đồng ý của Trường Đại học
kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn PGS.TS
Phí Mạnh Hồng, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Chương trình xây
dựng Nông thôn mới tại thành phố Hà Giang”.
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, và các bạn trong tập thể
lớp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới:
Ban giám hiệu, Khoa kinh tế chính trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

PGS.TS Phí Mạnh Hồng, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo,
động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp cao học kinh tế
QLKT đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và rèn luyện.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi
những đóng góp quý báu để hoàn thiện bài luận văn này.

Hà Nội, tháng 8 năm 2015

Nguyễn Thế Toàn


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT
NAM ....................................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận của chương trình xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam............ 24
1.2.1. Một số khái niệm ................................................................................. 24
1.2.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới ....................................................... 27
1.2.3. Nội dung và các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới........................... 28
1.2.4. Những nguyên tắc xây dựng nông thôn mới ....................................... 35
Sáu nguyên tắc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới ........................................................................................................ 35

1.3. Kinh nghiệm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số địa
phương .............................................................................................................. 36
1.3.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM rút ra từ cách làm ở xã Khánh Thành,
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình ................................................................ 39
1.3.2. Tại xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình ........................ 40
1.3.3. Kinh nghiệm của huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre ........................... 43
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 45
2.1. Phương pháp luận chung ............................................................................ 45
2.2. Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn .......................... 45
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu, khảo sát ............................................................. 46
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 46
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 46
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài .............................. 47


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ GIANG ............................................... 49
3.1. Đặc điểm của khu vực nông thôn ở thành phố Hà Giang ............................ 49
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hà giang ......................................... 49
3.1.2. Điều kiện tự nhiên của ba xã ngoại Thành ; ......................................... 49
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 50
3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại các xã ngoại thành TP Hà Giang ... 55
3.2.1.Thực trạng thực hiện chương trình xây dựng NTM (Lập kế kế hoạch
triển khai chương trình giám sát, đánh gia):................................................... 55
3.2.2. Quá trình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Giang ..... 59
3.2.3 Kết quả thực hiện đề án chương trình xây dựng nông thôn mới của thành
phố Hà Giang ................................................................................................ 64
3.2.4. Phân tích hiện trạng nông thôn ở TP. Hà Giang theo 19 tiêu chí .......... 78
3.3. Đánh giá chung về quá trình xây dựng nông thôn mới tại các xã ở Hà Giang .... 99
3.3.1. Những kết quả tích cực ........................................................................ 99

3.3.2. Những yếu kém, bất cập và nguyên nhân ........................................... 103
3.2.2. Nguyên nhân ..................................................................................... 105
3.2.3.Rút Ra bài học nghiệm thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa
bàn Thành phố Hà Giang ............................................................................ 108
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG.............................. 110
4.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyên, vân động trong nhân ............ 110
4.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch nông thôn ............. 110
4.3. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ...................... 111
4.4. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường an ninh quốc
phòng .............................................................................................................. 111
4.5. Củng cố, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất ...................................... 112
4.6. Giải pháp về vốn ...................................................................................... 116
4.7. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới........... 118
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 122


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

ANTT


An ninh trật tự

2

BCĐ

Ban chỉ đạo

3

BCH TW

Ban chấp hành trung ương

4

BHYT

Bảo hiểm Y tế

5

BNN&PTNT

Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn

6

BTVĐU


Ban thường vụ Đảng ủy

7

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

8

CSHT

Cở sở hạ tầng

9

ĐTDĐ

Điện thoại di động

10

EU

Liên minh Châu Âu

11

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

12

GTVT

Giao thông vận tải

13

HGĐ

Hộ gia đình

14

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

15

NDT

Nhân dân tệ

16

NTM


Nông thôn mới

17

THCS

Trung học cơ sở

18

THPT

Trung học phổ thông

19

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

20

TP

Thành phố

21

UBND


Ủy ban nhân dân

22

VH – TTDL

Văn hóa – thể thao du lịch

23

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1

2

3

4

Bảng
Bảng 1.1


Bảng 3.1

Bảng 3.2

Bảng 3.3

Nội dung
Kết quả hoạt động đào tạo trong phong trào Saemaul
Udong
Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội của Phương
Thiện, Phương Độ và Ngọc Đường ( 31/12/2014)
Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 Thành phố Hà
Giang
Thực trạng dân số và lao động Thành phố Hà Giang
theo đơn vị hành chính năm 2014

Trang
13

51

53

54

5

Bảng 3.4


Thực trạng các tiêu chí NTM năm 2009 - 2010

64

6

Bảng 3.5

Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM đến năm 2014

65

7

8

9

10

11

Bảng 3.6

Bảng 3.7

Bảng 3.8

Bảng 3.9


Bảng 3.10

Một số kết quả chủ yếu trong xây dựng NTM xã
Phương Thiện
Một số kết quả chủ yếu trong xây dựng NTM xã
Phương Độ
Một số kết quả chủ yếu trong xây dựng NTM xã
Ngọc Đường
Kết quả huy động nguồn lực XDNTM giai đoạn
2010- 2012
Cơ cấu sử dụng các nguồn vốn NS cho các hạng mục
đầu tư chủ yếu tại 3 xã giai đoạn 2010 – 2012

ii

68

73

76

76

78


DANH MỤC HÌNH

STT


Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 3.1.

Sơ đồ bộ máy quản lý chương trình xây dựng NTM

62

2

3

Hình 4.1

Hình 4.2

Mô hình chăn nuôi gà thịt – Hình thức trang trại, Tổ
hợp tác
Mô hình trồng rau chuyên canh theo hướng
VietGAP

115

116


4.7. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

iii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc,
giúp cho Việt Nam từ chỗ là một quốc gia nhập khẩu về lương thực đã vươn lên
thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về lúa, gạo và một số mặt hàng
nông sản khác. Sự tăng trưởng khá ổn định của nông nghiệp trong suốt một thời kỳ
dài đã góp một phần quan trọng vào thành tựu tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Tỷ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn giảm nhanh, mức sống chung của đông đảo
nông dân được cải thiện. Đời sống kinh tế-xã hội ở nông thôn đã có những chuyển
biến quan trọng theo hướng hiện đại.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong lĩnh vực phát triển nông
nghiệp và nông thôn vẫn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh nền
kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới: chất lượng và hiệu quả
tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thấp; sức cạnh tranh quốc tế của các mặt hàng nông sản
Việt Nam hạn chế; phân bổ và sử dụng đất đai còn quá nhiều bất cập; năng lực khoa học
– công nghệ cũng như chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Sự phát triển của khu vực
nông thôn nói chung không được dựa trên một quy hoạch bài bản; kết cấu hạ tầng như
giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém; tình trạng ô nhiễm
môi trường đang nhanh chóng gia tăng. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân
nhìn chung còn thấp, khoảng cách thu nhập giữa thành thị - nông thôn có xu hướng
doãng ra và phân hóa giàu nghèo ngay ở khu vực nông thôn gia tăng…Tất cả những điều
này it nhiều đều có tác động xấu đến sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam. Trong điều kiện như vậy, chương trình xây dựng nông thôn mới được đưa ra..

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương
trình cụ thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là
Chương trình mục tiêu Quốc gia mang tính toàn diện nhằm thúc đẩy sự phát triển
lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn, hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh,

1


xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Chương trình này đã được triển khai thí
điểm ở các xã thuộc các Tỉnh, Thành khác nhau, trong đó có Hà Giang.
Thành phố Hà Giang là một thành phố gần vùng biên giới, kinh tế còn khó
khăn, dân cư sống ở vùng nông thôn sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu. Toàn
Thành Phố có 3 xã và 5 Phường với mức độ đô thị hóa còn chậm, chủ yếu là diện
tích thuộc khu vực nông thôn. Nghiên cứu vấn đề nông thôn mới ở thành phố cũng
chính là nghiên cứu nông thôn mới tại 3 xã của Thành phố Hà Giang.
3 xã nông thôn ở TP Hà Giang có diện tích đất tự nhiên lớn, thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế Tuy nhiên cả 3 xã đều có điểm xuất phát thấp, kinh tế kém phát
triển, thu nhập bình quân đầu người thấp khoảng 12 triệu đồng/người/năm so với 24,7
triệu đồng/ người/năm của khu vực nội thị. Ở đây, có nhiều dân tộc chung sống lâu
đời, trong đó có một số dân tộc ít người như: dân tộc Mông, Dân tộc Dao trình độ văn
hóa thấp và không đồng đều; tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu.
Chính vì vậy thành phố Hà Giang xem việc triển khai chương trình xây dựng
nông thôn mới ở 3 xã trên là nhu cầu tất yếu và là nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và
chính quyền thành phố Hà Giang trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng nông thôn mới
ở 3 xã vừa nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch mọi mặt giữa thành thị và nông
thôn, vừa nhằm phát huy thế mạnh của khu vực nông thôn để thúc đẩy sự phát triển
bền vững chung của toàn thành phố.
Tuy vậy, do nhiều lý do, việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở
thành phố Hà Giang vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Việc tháo gỡ các khó khăn này, và

triển khai các giải pháp nhằm thúc đầy quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
thành phố Hà giang đang trở nên bức thiết. Chính vì lý do này, tôi chọn vấn đề
“Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thành phố Hà Giang” làm đề tài nghiên
cứu luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy
quá trình xây dựng nông thôn mới ở thành Phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang trong
những năm tới.

2


2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên cần có những nhiệm vụ nghiên cứu sau
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xây dựng nông thôn mới
tại Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại 3 xã của thành Phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trìnhh xây dựng nông thôn
mới tại các xã nói trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: quá trình thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới ở các xã ngoại thành, thành Phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu thực tiễn xây dựng nông
thôn mới và các vấn đề liên quan đến xây dựng nông thôn mới tại 3 xã đang thí
điểm chương trình xây dựng nông thôn mới là: Xã Ngọc Đường, xã Phương Thiện ,
xã Phương Độ của thành phố Hà Giang (Nguồn số liệu thu thập phục vụ cho việc
nghiên cứu trong 4 năm từ 2010 đến 2014).
4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận chung: Phép biện chứng duy vật được vận dụng cụ thể,
phù hợp với đối tượng nghiên cứu của luận văn
- Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
- Phương pháp thống kê miêu tả
- Phương pháp điều tra xã hội học…
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận , danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của
chương trình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

3


Chương 3: Thực trạng xây dựng chương trình xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn thành phố Hà Giang
Chương 4: Một số giải pháp nhăm các giải pháp đề xuất đẩy mạnh xây dựng
chương trình nông thôn mới tại Thành Phố Hà Giang

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong ngững năm qua, xây dựng NTM luôn là mối quan tâm lớn của Đảng ,

Nhà nước , đồng thời cũng là sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà lý luận, nhà
làm chính sách . Mặc dù sự quan tâm ở mức độ khác nhau song đều cùng hướng tới
một mục tiêu xây dựng các xã NTM đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới .Lần đầu tiên
trong lịch sử nước ta, việc xây dựng NTM được đặt ra một cách toàn diện nhất. Chính
vì thế, trong thời gian qua đã có rất nhiều nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà
nước, đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về vấn đề nông nghiệp ,nông thôn trong
đó có một số bài báo, sách, ở Việt Nam nói riêng là chủ đề được nhiều học giả, các nhà
hoạch định chính sách rất quan tâm. Trong số đó có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề xây dựng, phát triển NTM như:
*Khánh Phương (2013), Xây dựng nông thôn mới của một số quốc gia tiêu biểu
trên thế giới: Người nông dân ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều trải qua quá trình
phát triển, phụ thuộc vào điều kiện loại hình canh tác, bối cảnh lịch sử cũng như phụ
thuộc vào sự phát triển môi trường sinh thái. Năng suất, sản lượng phụ thuộc vào sự
tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, giáo dục, thông tin, văn hóa của
chính mỗi quốc gia cũng khác nhau. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, người nông dân cũng
được đánh giá cao, được tôn trọng.chúng ta hãy khám phá về một số khía cạnh mà
nông thôn mới ứng dụng ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới như sau :
- Nông thôn ở nước Hà Lan : Hà Lan đạt được nhiều thành tựu đáng kể,
đặc biệt là nông nghiệp cây trồng trong nhà kính và yếu tố thành công này chính là
hạt nhân “ nông thôn mới”ở đây. Tỷ lệ sản suất rau quả, hoa góp phần cung cấp nhu
cầu khổng lồ trên toàn thế giới . Các nhà quản lý và xây dựng hình tượng nông thôn
mới ở hà Lan đã rất xuất sắc trong việc nắm bắt các thị trường khác về hoa, cây
cảnh , các sản phẩm vườn ươm. Bên cạnh hoa tuliplaf loại hoa làm cho Hà Lan trên

5


thế giới, các loại hoa khác như hoa hồng, hoa cúc, ,hoa cẩm chướng cũng là đặc sản
mà hà lan sản xuất trong các “ nhà kính” chiếm tỷ lệ sản xuất hoa trên thế giới . Hệ
thống sản xuất , phân phối của nông dân Hà lan được tổ chức rất tốt ở tất cả các quy

trình . Việc trồng cây trong nhà kính đại diện cho hình thức nông nghieepjnhaan tạo
thành công.Đây là quá trình nỗ lực sử dụng các kỹ thuật như trong ống nghiệm tăng
trưởng, thủy văn, chế ngự khí hậu hoàn toàn chủ động. Đây là loại hình sản xuất có
sự kết hợp của các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp.
- Nông Thôn ở nước Pháp: Trồng nho làm rượu Vang ; Guy Lautier là một
nhà nông sống ở Puisserguier là một ví dụ điển hình của nông thôn mới của nước Pháp
. Kể từ khi cuộc cách mạng giao thông vận tải vào cuối thế kỷ 19 khu vực này được
độc quyền dành riêng cho sự phát triển của nho để sản xuất rượu Vang. Cây nho được
trồng trên các vùng đất thấp và người nông dân phải đối mặt trong những thời điểm ,
khó khăn của họ. Mất thời gian dài , người nông dân Pháp đã học được cách thức tự tổ
chức thành hợp tác xã, đoàn thể . Trong mỗi làng đều có hợp tác xã sản xuất, các của
hàng, cửa hiệu bán rượu Vang . Vì thế làng thôn quê ở Pháp kha tấp nập và trở nên
đáng yêu, nhu cầu chất lượng trên thị trường đòi hỏi cao hơn, yêu cầu vượt ra ngoài
biên giới quốc gia, giờ đây nông dân Pháp đã khá thành công ở nhiều lĩnh vực. Hợp tác
xã ở Puisserguier do Guy lautier đứng đầu đổi mới trong việc tái tổ chức cơ cấu, cải
thiện các giống cây trồng và các phương pháp sản xuất rượu Vang, giao dịch tiếp thị.
Tất cả những điều này đã làm thay đổi và hiện đại hóa cách thức của người nông dân.
Nhà sản xuất rượu vang của Languedoc- Roussillon này nay đã trở thành các loại rượu
Vang tuyệt đỉnh đang được bán trên toàn thế giới.
- Nông thôn ở nước Mỹ : Ứng dụng công nghệ cao và quản lý tốt ; Hoa Kỳ
là quốc gia có diện tíc đất canh tác lớn cho các hoạt động nông nghiệp . đây là một
nông nghiệp có “ cơ ngơi” lớn và được “ trang bị cơ giới hóa’ rất tốt năng suất sản
xuất của mỗi người nông dân ở Mỹ cao nhất thế thế giới . Mỹ là một trong những
quốc gia xuất khẩu hàng đầu các phẩm nông nghiệp trên thế giới . Các nông trang ở
mỹ cũng đa dạng với nhiều quy mô khác nhau. Nhiều nhà nông nuôi trồng các
trang trại của họ như là một hình thức bán thời gian . Họ là những người nông dân

6



có trình độ như đại học, cao học… Ngành nông nghiệp Mỹ sử dụng công nghệ cao
và áp dụng quản lý nghiêm ngặt. nông nghiệp Mỹ phụ thuộc vào thị trường quốc tế.
các nông trang nhỏ thường không chắc chắn và có rủi ro trong nợ nần nhưng họ
được hỗ trợ bàng các cơ quan công quyền .
- Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới:
Thứ nhất Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, một nước từng bị đô hộ từ cuối thế
kỷ 19, xuất phát điểm là một trong những quốc gia nghèo đói. Cuối thập kỷ 60 GDP
bình quân đầu người chỉ có 85USD, phần lớn người dân không đủ ăn, 80% người
dân nông thôn vẫn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, ở trong những
căn nhà lợp bằng lá. Lúc ấy, nền kinh tế của Hàn Quốc phải dựa vào nông nghiệp
trong khi khắp đất nước, lũ lụt và hạn hạn lại xảy ra thường xuyên. Xã hội Hàn
Quốc thời đó là một xã hội thờ ơ, hỗn độn và vô vọng. Mối lo lớn nhất của Chính
phủ là làm sao thoát khỏi đói nghèo.
Sau trận lụt năm 1969, người dân phải tu sửa lại nhà cửa và đường sá mà
không có sự trợ giúp của Chính phủ. Điều này làm Tổng thống suy nghĩ rất nhiều và
nhận ra rằng “viện trợ của Chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ
cách tự giúp chính mình”. Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp
đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn. Những ý tưởng này chính là nền
tảng của phong trào xây dựng nông thôn mới (Saemaul Udong).
Từ đó đến nay, phong trào Saemaul Udong đã thu được những thành tựu rất
to lớn, sau 40 năm đưa đất nước Hàn quốc từ nghèo đói sang một nước phát triển,
nằm trong tốp G20 của thế giới với thu nhập bình quân đầu người hơn 30.000
USD/năm.
Từ sự thành công trong xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc, rút ra từ
thực tiễn sau đây:
- Đoàn kết nhân nhân, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong nhân dân
để xây dựng nông thôn mới
Phong trào Saemaul Udong không đơn thuần là một kế hoạch hành động mà


7


còn là cả một cuộc cải tổ về ý thức dựa trên tinh thần. Ngay từ đầu, Chính phủ đã
truyền cho người dân ý thức “nhất định phải làm”, “đã làm là được”, “tất cả đều có
thể làm được”.
Nhờ được tuyên truyền tốt, người dân nhận thức được rằng phong trào
Saemaul Udong là một cuộc cải tổ vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả cộng đồng
chứ không chỉ đối với từng cá nhân đơn lẻ. Sự thịnh vượng ở đây không chỉ bó hẹp
ở ý nghĩa vật chất, nó còn bao hàm cả ý nghĩa tinh thần, không chỉ cho thế hệ hôm
nay mà còn cho cả con cháu mai sau. Mục tiêu của phong trào SaemaulUdong là
xây dựng nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi gia đình, làng xã góp
phần vào sự tiến bộ chung của cả quốc gia.
Để đoàn kết, tập hợp nhân dân trong sự nghiệp chung, Phong trào Saemaul
Udong đề cao ba phẩm chất chính, đó là “ Sự cần cù, tự lực và hợp tác”. Cần cù
mang lại tính chân thật, không cho phép sự giả tạo và thói kiêu căng ngạo mạn.
Tính tự lực giúp cho con người tự quyết định vận mệnh của chính mình, không phải
nhờ cậy đến bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Hợp tác dựa trên mong muốn phát
triển chung cả cộng đồng để nỗ lực vì mục tiêu chung.
Chính vì vậy ba nguyên tắc chủ yếu của phong trào Saemaul cũng chính là hạt
nhân của công cuộc xây dựng một xã hội tiên tiến và một quốc gia thịnh vượng.
Lee Sang Mu, Cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về Nông – lâm – ngư
nghiệp đã phát biểu: “Phong trào Samuel Udong thực chất là cuộc cách mạng tinh
thần, đánh thức khát vọng của nông dân”.
- Kích thích sự tham gia bằng những lợi ích thiết thực
Năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra thử nghiệm 10 dự án lớn trong phát
triển nông thôn, bao gồm mở rộng và nắn thẳng đường sá, làm lại mái nhà bếp và
hàng rào, xây dựng giếng nước công cộng và khu giặt giũ công cộng… vv. Kinh phí
để thực hiện các dự án này phần lớn dựa vào quỹ của xã và lực lượng lao động sẵn
có, Chính phủ chỉ cấp miễn phí cho mỗi xã trung bình 355 bao xi măng. Kế hoạch

triển khai trên quy mô toàn quốc và hơn 33.000 xã được nhận hỗ trợ. Kết quả là
mười sáu nghìn xã tức là phân nửa số xã ở nông thôn đã được cải thiện rõ rệt. Toàn

8


bộ kế hoạch đều do chính ủy ban xã đó quản lý.
Tới năm thứ hai, Chính phủ quyết định tiếp tục giúp đỡ những xã đã tự biết
đứng lên bằng cách cấp thêm cho mỗi xã 500 bao xi măng và một tấn thép. Nhờ đó,
nhà tranh vách đất được dần thay thế bằng nhà mái ngói và tường xây. Khắp nơi
trên các làng xã, đường sá được mở rộng, đê điều được tu bổ và cầu cống được xây
dựng. Làng xã phát triển chóng mặt, người dân nông thôn lấy lại được sự tự tin vốn
có, những người trước đây sống rất thờ ơ giờ cũng bắt tay xây dựng lại ngôi làng
của chính mình.
Năm thứ 3, Chính Phủ Hàn Quốc đã đề ra chủ trương những làng tích cực thì
được hỗ trợ nhiều. Chính phủ đã chia tổng số 33.267 xã của cả nước thành 3 nhóm,
trong đó, nhóm làng tích cực chiếm 6,7%, nhóm làng trung bình chiếm 40,2%, nhóm
làng cơ bản chiếm 53,1%. Chính phủ quy định, những làng thăng hạng sẽ được
thưởng 2000 USD. Do đó,chỉ sau 3 năm (năm 1976), tỷ lệ nhóm làng cơ bản chỉ còn
có 0,9% nữa. Những làng làm tốt cảm thấy họ được Chính phủ đền ơn. Nhờ đó mà
nông thôn nước Hàn đã thay đổi mạnh mẽ.
Kết quả sau 8 năm (1971-1978), cả nước Hàn Quốc đã làm được:
- 43.631 km đường giao thông liên làng (nhựa và bê tông);
- 42.220 km đường giao thông ngõ xóm (nhựa và vê tông);
- 68.797 cầu nông thôn (bê tông, cốt thép);
- 7.839 km đê được cứng hóa.
- 24.140 hồ chứa nước được xây dựng;
- 98% hộ được dùng điện;
Nhờ khơi dậy nội lực của nông dân mà nông thôn Hàn Quốc đã có những biến
đổi to lớn. Cuối những năm 80, Nông thôn Hàn Quốc đã biển hiện có những dấu

hiệu của sự phát triển và đô thị hóa.
- Phát triển kinh tế hộ và các loại hình kinh tế có sức cạnh tranh cao
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ. “Quan điểm của Hàn Quốc là không kêu
gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp vì lo ngại lợi nhuận các công ty nước ngoài
hưởng còn nông dân suốt đời làm thuê” (Lee Sang Mu, Cố vấn đặc biệt của Chính

9


phủ Hàn Quốc về Nông – lâm – ngư nghiệp). Chính vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc
chủ trương hỗ trợ để nông dân tự mình đứng lên trở thành người chủ đích thực.
- Thành lập các khu liên hiệp nông nghiệp trồng các sản phẩm đem lại lợi
nhuận cao như nấm, thuốc lá để gia tăng tổng thu nhập. Các khu liên hiệp này trồng
cây trong nhà kính, sản phẩm rau sạch có thể thu hoạch ngay giữa mùa đông. Khi
làm việc tập thể, người nông dân cũng giảm được các chi phí không cần thiết so với
làm việc đơn lẻ nên làm tăng hiệu quả sản xuất.
- Chính phủ cho xây dựng các nhà máy ở nông thôn để gia tăng thu nhập. Các
nhà máy đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhiều phụ nữ. Kết quả là thu nhập ở
nông thôn tăng đều đặn. Năm 1977, có 98% các xã đã có thể độc lập về kinh tế.
Lee Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ về Nông – lâm – ngư nghiệp đã
phát biểu: “ 40 năm qua, tôi nhận ra rằng Chính phủ trợ giúp nhưng phải cạnh tranh
mới thành công. Mô hình HTX không thích hợp với cạnh tranh. Hàn Quốc cũng
từng cải tiến HTX nhưng thất bại. Hãy biến mỗi gia đình, mỗi làng là một công ty.
Hàn Quốc đang đi theo hướng đó”.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân
Chính phủ luôn đóng vai trò cốt yếu trong việc gia tăng thu nhập cho người
dân nông thôn. Đi kèm với việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo
nghề nông, đưa tiến bộ KHKT, các loại giống mới như nấm, cây thuốc lá. Năm
1974, sản lượng lúa tăng đến mức độ cố thể tự cấp tự túc. Phổ biến kiến thức nông
nghiệp đã tạo nên một cuộc cách mạng trong phương pháp canh tác. Nuôi lợn, bò,

gà cũng đem lại lợi nhuận đáng kể. Các làng chài cũng chuyển từ đánh bắt sang
nuôi trồng thủy sản. Tập quán trồng lúa và lúa mạch xưa kia đã được thay thế triệt
để bằng các phương pháp canh tác tổng hợp.
Năm 1995, Trung tâm Nghiên cứu và Xúc tiến Phát triển nông nghiệp
(ARPC) được thành lập. Trung tâm này đảm nhận hỗ trợ nghiên cứu và triển khai
(R&D) trong nông nghiệp với kinh phí hoạt động lên tới 358 triệu USD và hàng
năm lại tăng thêm 6,4% (trong khi thu ngân sách chỉ tăng 4,1%/năm).
Ngoài ra, Chính phủ còn đầu tư vào Chương trình Hỗ trợ phát triển cụm nông

10


nghiệp với kinh phí rất lớn (năm 2005 là 12,6 triệu USD, năm 2006 là 20,9 triệu USD)
nhằm mục đích phát triển hệ thống liên vùng kết nối giữa các nhà nghiên cứu, các viện
nghiên cứu, các ngành công nghiệp và chính quyền địa phương nhằm giúp nông dân tiếp
cận nhanh nhất với dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và marketing.
- Xây dựng trật tự, kỷ cương và nếp sống lành mạnh trong xã hội
Thành công của phong trào Seamaul ở nông thôn lan tới các vùng không làm
nông nghiệp như trường học, công sở, thành phố, nhà máy với nhiều lĩnh vực khác
nhau. Các thành phố bắt đầu các dự án chống tham nhũng và xây dựng một đô thị
hoàn hảo. Ba chiến dịch Seamaul Udong đã được phát động là chiến dịch tinh thần,
cư xử và môi trường.
Chiến dịch tinh thần bao gồm mối quan hệ thân thiện hơn với láng giềng, kế
thừa và phát huy những truyền thống dân tộc dựa trên lòng hiếu thảo và nâng cao ý
thức cộng đồng. Chiến dịch cư xử nhấn mạnh tới trật tự công cộng trên đường phố,
những cách ứng xử tích cực, hành vi nơi công cộng và cấm say rượu dẫn tới cư xử
không đúng đắn. Chiến dịch môi trường nhấn mạnh vấn đề vệ sinh khu vực đang
sống và làm việc, gìn giữ môi trường đường phố và phát triển màu xanh ở thành
phố cũng như các con sông.
Tại nơi làm việc, các chiến dịch tập trung chủ yếu vào việc tạo ra các giá trị

và niềm tin lành mạnh cùng với cung cách ứng xử xã hội đúng mực giữa những
người đồng nghiệp. Mục tiêu chính là tạo ra sự thống nhất và kỷ cương, giúp phát
triển nông thôn và giúp những người vô gia cư.
Tại nhà máy, phong trào Seamaul hướng tới khôi phục niềm tin và nâng cao khẩu
hiệu “ mọi công nhân trong nhà máy đều là thành viên trong một gia đình, việc của nhà
máy là việc của bản thân”, đoàn kết, đồng lòng cùng xây dựng nhà máy phát triển vững
mạnh. Việc củng cố nền tảng cho sự ổn định của các ngành công nghiệp được chú trọng
bằng cách thu hẹp khoảng cách về hệ thống giá trị giữa công nhân và giới chủ và xây
dựng những quy tắc ứng xử lành mạnh. Thêm vào đó, dịch vụ công cộng ở nông thôn
cũng là một cách để xây dựng những quy tắc đạo đức đúng đắn.
- Phân cấp phân quyền và thực hiện dân chủ trong quản lý và thực hiện dự án

11


Trong thời kỳ đầu, phong trào Saemaul bắt đầu bằng việc Chính phủ giao quyền
tự quản rộng rãi cho chính quyền xã. Bộ Nội vụ khi đó được giao đảm trách vấn đề này.
Một số các cơ quan ban ngành khác của Chính phủ cũng tham gia hỗ trợ thực thi công
cuộc này trong đó có cả chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp huyện.
Các làng đều có một người lãnh đạo (nam hoặc nữ) song hành cùng với ban
phát triển tự quản.
Ban phát triển tự quản có hai phân ban chính của phụ nữ và thanh niên cùng
với một số tiểu ban khác. Họ có nhiệm vụ lập kế hoạch và điều hành các tiểu ban để
tăng được thu nhập xã và thúc đẩy những giá trị và tư tưởng tiến bộ.
Các dự án Saemaul do hội đồng cấp huyện quyết định và phải có sự nhất trí
của Chánh án. Tiêu chí chọn dự án mới là sự cần thiết đối với người dân, điều kiện
sống được cải thiện cho tất cả người dân trong vùng và lợi ích lâu dài của dự án.
Mỗi tháng ít nhất hai lần có viên chức nhà nước tới để kiểm tra và hướng dẫn
tiến độ của sáng kiến quốc gia theo chức trách. Lãnh đạo của các phân ban có
nhiệm vụ báo cáo tóm tắt hàng tháng và tổng kết tiến độ hàng năm. Đánh giá từng

giai đoạn là một bước rất quan trọng. Có ba báo cáo chính: báo cáo tiền dự án, báo
cáo lâm thời và báo cáo tổng kết dự án. Hiệu quả của dự án trước được nghiên cứu
rất kỹ lưỡng để phát triển tiếp những dự án mới. Các bản báo cáo tổng kết dự án
được sử dụng rộng rãi trong chế độ bổ nhiệm cán bộ xã.
- Tăng cường năng lực của lãnh đạo địa phương
Năm 1972, Chính phủ đã thành lập Học viện Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo
Saemaul. Mỗi xã được phép cử một cán bộ (nam hoặc nữ) đi học. Khoá học bồi
dưỡng lãnh đạo nhấn mạnh vào sự cống hiến quên mình và nêu gương cho quần
chúng. Họ học trong một lán trại chung, do đó hiểu được cách làm việc theo nhóm
trên tinh thần hợp tác. Trong mỗi buổi thảo luận nhóm, các thành viên chia sẻ kinh
nghiệm làm việc và do đó có thể học tập lẫn nhau bên cạnh sự hướng dẫn và trợ
giúp của giáo viên. Chính những học viên này sẽ là những người lãnh đạo và hướng
dẫn cho dân làng. Tại thời điểm bấy giờ, khi vai trò của phụ nữ còn chưa được coi
trọng thì sự tham gia của một bộ phận nữ giới trong khoá học đã tạo ra sự khác biệt

12


căn bản. Phụ nữ đứng ra gây quỹ cho địa phương, họ tiết kiệm thực phẩm và tham
gia vào phong trào giữ sạch đẹp làng xã. Ngoài ra, họ còn góp phần tích cực trong
việc ngăn ngừa nạn rượu chè, cờ bạc. Số lượng các quán rượu bắt đầu giảm hẳn
trong thời gian này. Phương pháp đào tạo cán bộ cho các dự án Saemaul đã có ảnh
hưởng nhất định đến các chính trị gia, lãnh đạo các tôn giáo, giới báo chí và cả
người nước ngoài. Những chính trị gia trước kia vẫn không mấy mặn mà lắm với
phong trào Saemaul cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phương pháp đào tạo
Saemaul.
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động đào tạo trong phong trào Saemaul Udong
Phân loại

Số lượng (lượt người)


Đào tạo lãnh đạo

272.000

Lãnh đạo nam

145.000

Lãnh đạo nữ

127.000

Đào tạo kỹ thuật

2.862.000

Xây dựng

30.000

Lập kế hoạch gia đình

649.000

Nông nghiệp

Tổng số (lượt người)

2.183.000


Trồng cây

3.213.000

Trường học

470

Trường mùa hè

224

Trường mùa đông

246
(Nguồn SUCTI, 1999 trang 124)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực sự là tiền đề để phong trào Saemaul
phát triển trên khắp đất nước Hàn Quốc.
+ Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nông dân
Để nông thôn có đủ nguồn lực và liên tục phát triển, Hàn Quốc đã tìm mọi
cách. Cụ thể là:
- Áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy nông nghiệp, điện giá rẻ cho
chế biến nông sản;

13


- Cho nông dân thuê máy nông nghiệp;

- Giảm lãi suất tiền vay 2% so với các ngành nghề khác cho những dự án đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Ban hành đạo Luật “Các ngành phải trợ giúp nông nghiệp, nâng cao đời
sống nông dân và ngư dân”.
Ông Buyngrin Yoo, Thứ trưởng Bộ thực phẩm nông lâm ngư nói với Đoàn
công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nước ta (trong chuyến thăm từ 1419/7/2007) rằng “Mở cửa thị trường, nông dân bao giờ cũng bị tổn thương nặng
nhất. Năm 1993, Tổng thống Hàn Quốc đã phải tạ lỗi với nông dân khi mở cửa thị
trường làm nông dân lao đao. Kể từ đó, Chính phủ cam kết đầu tư mạnh mẽ cho
nông nghiệp. Phải làm cho nông thôn là mơ ước của người thành phố”.
Khi lao động làm việc ở nông thôn ngày càng ít đi (năm 2007 dân số ở nông
thôn chỉ còn 6,7%) và thu nhập giữa nông thôn và thành phố chênh lệch lớn, Chính
phủ đã cho triển khai Dự án Khám phá làng nông thôn truyền thống. Cơ quan phát
triển nông thôn Hàn Quốc được giao triển khai dự án này. Có 141 làng nằm trong dự
án, mỗi làng được nhận khoản tiền đầu tư 200.000 USD. Mục đích của Dự án là kéo
người dân thành phố về với nông thôn.
Đồng thời, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia mô
hình du lịch làng với chiến dịch “Mỗi công ty - Một làng nông nghiệp” . Thường thì
mỗi doanh nghiệp đăng ký “đỡ đầu” cho một làng, mức tiền đầu tư mà nhà nước
khuyến khích là tối thiểu 300.000 USD/làng. Tập đoàn Hyundai hiện đang giúp đỡ
66 làng trên toàn quốc. Hàng năm Hyundai bố trí một lực lượng nhân viên, công
nhân của mình về các làng này giúp đỡ nông dân gặt lúa, thu hoạch mùa màng,
tham gia sửa nhà, sửa đường, chữa xe và khuyến khích nhân viên tiêu thụ các loại
nông sản cho nông dân.
- Hỗ trợ tài chính cho nông dân: Những nông dân có độ tuổi trên 65 được hỗ
trợ nhượng bán hoặc cho thuê đất. Chương trình này bắt đầu từ năm 1997, theo đó,
người trên 65 tuổi khi nhượng, bán hoặc cho thuê đất với thời hạn trên 5 năm sẽ
được hỗ trợ 3000 USD/ha.

14



- Thực hiện hỗ trợ cho lao động trẻ nhằm chống lại xu hướng già hóa lực
lượng lao động nông nghiệp và khuyến khích chuyên môn hóa. Theo đó, hàng
năm, Nhà nước chọn khoảng 1.000 lao động trẻ dưới 35 tuổi cho họ tiếp nhận
khoản vốn vay ưu đãi với mức tối đa tương đương 75.000 USD để họ tham gia
hoạt động nông nghiệp.
- Áp dụng chính sách chỉ bán đất sản xuất nông nghiệp cho những người
đăng ký là nông dân.
- Thực hiện chính sách người từ thành phố về sinh sống ở nông thôn được trợ
cấp lần đầu 50.000 USD và nhiều ưu đãi khác.
- Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi thực
hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với chủ trương
công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, chính phủ Hàn Quốc phát
động phong trào làng mới (Saemaul Undong). Mục tiêu của phong trào này là
"nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng NTM, mọi người làm việc
và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn. Cuối
cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn". Để xây dựng thành
công NTM, Hàn Quốc đã áp dụng những giải pháp chính sau đây:
- Đoàn kết nhân nhân, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong nhân dân để
xây dựng NTM: Để đoàn kết, tập hợp nhân dân trong sự nghiệp chung, phong trào
Saemaul Undong đề cao ba phẩm chất chính, đó là “Sự cần cù, tự lực và hợp tác”.
Cần cù mang lại tính chân thật, không cho phép sự giả tạo và thói kiêu căng ngạo
mạn. Tính tự lực giúp cho con người tự quyết định vận mệnh của chính mình,
không phải nhờ cậy đến bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Hợp tác dựa trên mong
muốn phát triển chung cả cộng đồng để nỗ lực vì mục tiêu chung. Chính vì vậy, ba
nguyên tắc chủ yếu của phong trào Saemaul cũng chính là hạt nhân của công cuộc
xây dựng một xã hội tiên tiến và một quốc gia thịnh vượng.
- Kích thích sự tham gia bằng những lợi ích thiết thực: Giai đoạn đầu của sự
nghiệp xây dựng NTM, chính phủ Hàn Quốc không có nhiều kinh phí. Do đó, chính
phủ đã khéo léo sử dụng chính sách kích cầu đầu tư, huy động sức mạnh của nhân dân.


15


- Phát triển kinh tế hộ và các loại hình kinh tế có sức cạnh tranh cao như:
+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ. Ông Lee Sang Mu, cố vấn đặc biệt của
chính phủ Hàn Quốc về nông - lâm - ngư nghiệp cho biết: “Quan điểm của Hàn
Quốc là không kêu gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, vì lo ngại lợi nhuận các
công ty nước ngoài hưởng, còn nông dân suốt đời làm thuê”. Chính vì vậy, chính
phủ Hàn Quốc chủ trương người chủ đích thực.hỗ trợ để nông dân tự mình đứng lên
trở thành
Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một nước
nông nghèo nàn nghiệp, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhất
châu Á.
Thứ hai Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số trên 1,3 tỷ người, trong đó
nông dân sống ở nông thôn gần 900 triệu người. Dân số của Trung Quốc chiếm
21% dân số thế giới, trong khi đó, diện tích đất canh tác chỉ chiếm có 9% của thế
giới. Lại xuất phát điểm là một nước nghèo nhưng nhờ có công cuộc cải cách mở
cửa, Trung Quốc đã trỗi dậy như một hiện tượng thần kỳ của khu vực Châu Á và
trên thế giới.
Với một diện tích đất canh tác ít ỏi như vậy, để nuôi sống 21% dân số của thế
giới là một bài toán hóc búa. Lời giải cho bài toán đó chính là chính sách Tam nông
của Trung Quốc mà nhiều người gọi là “Quốc sách”.
Thành công của chính sách Tam nông của Trung Quốc cho phép chúng ta rút ra
những bài học sau đây:
+ Cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp:
Công cuộc cải cách nông thôn của Trung Quốc qua nhiều dấu mốc, trong đó những
mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chế kinh doanh 2 tầng kết hợp, lấy
kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mở cửa toàn diện thị trường nông sản; xóa bỏ thuế

nông sản; xóa bỏ thuế nông nghiệp và thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông dân.
Nổi bật trong việc cải tổ quản lý trong nông nghiệp là:
- Xóa bỏ công xã nhân dân. Công xã nhân dân được hình thành từ thời “Đại

16


×