Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc giáo hội phật giáo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.56 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----o0o----

LÊ MINH KHÁNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ CỦA CÁC TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
THUỘC GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----o0o----

LÊ MINH KHÁNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ CỦA CÁC TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
THUỘC GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG ĐIỆP



XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp

PGS.TS. Phạm Văn Dũng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu và tìm
hiểu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Phạm Thị Hồng Điệp. Các số liệu
và trích dẫn trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin
cậy. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực, chuẩn xác của nội
dung luận văn./.


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ Quản lý kính tế, với Đề tài:
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, tôi đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá lý
luận, thu thập số liệu, vận dụng lý luận vào phân tích tình hình và giải quyết
vấn đề thực tiễn đặt ra. Với sự nỗ lực học tập, nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp. Tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo và những
góp ý vô cùng quý báu của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè, sự

quan tâm động viên của gia đình đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi, các tác
giả mà tôi đã tham khảo, trích dẫn những nghiên cứu, tư liệu của họ, cũng như
sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế, các thành
viên trong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình không thể thiếu của giáo viên hướng dẫn khoa học là PGS.TS.
Phạm Thị Hồng Điệp.
Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu bao gồm nhiều nội dung, thời gian nghiên
cứu hạn hẹp cùng với những hạn chế về năng lực bản thân cũng như tài liệu
tham khảo, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong luận văn.
Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp các thầy cô giáo và bạn
bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn./.


MỤC LỤC
Trang:
Danh mục hình

i

MỞ ĐẦU

01

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và

05

thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các
tổ chức tôn giáo

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.

05

1.1.1. Các công trình liên quan đến đề tài

05

1.1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

08

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế

09

của các tổ chức tôn giáo.
1.2.1. Những vấn đề chung về hoạt động kinh tế của các tổ

09

chức tôn giáo
1.2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các

23

tổ chức tôn giáo
1.3. Kinh nghiệm quản lý các hoạt động kinh tế của Phật giáo ở

37


một số quốc gia, vùng lãnh thổ và bài học cho Việt Nam.
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động

37

kinh tế của Phật giáo ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

45

Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

48

2.1. Phương pháp luận

48

2.2. Các phương pháp cụ thể

48

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

48

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu

50



Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động

52

kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt
Nam
3.1. Khái quát về Giáo hội Phật giáo Việt Nam và những yếu tố

52

ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của
các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
3.1.1. Khái quát về Giáo hội Phật giáo Việt Nam

52

3.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối

58

với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo
hội Phật giáo Việt Nam
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị

71

thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 2003 đến nay
3.2.1. Định hướng, quy hoạch, tạo hành lang pháp lý


71

3.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên

74

quan đến quản lý các hoạt động kinh tế của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam.
3.2.3. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với hoạt động

79

kinh tế Phật giáo của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội
Phật giáo Việt Nam
3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh

80

tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
3.3.1. Những mặt đạt được

80

3.3.2. Những mặt còn hạn chế

81

3.3.3. Nguyên nhân


82

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam

85


4.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của các tổ

85

chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
4.1.1. Tình hình thế giới và trong nước

85

4.1.2. Tình hình tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng

86

4.2. Quan điểm quản lý đối với hoạt động kinh tế của các tổ

91

chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các hoạt

94


động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo
Việt Nam
4.3.1. Về định hướng, quy hoạch, tạo hành lang pháp lý

94

4.3.2. Về tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên

96

quan đến quản lý các hoạt động kinh tế của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam
4.3.3. Về giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với hoạt

98

động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật
giáo Việt Nam.
KẾT LUẬN

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

103


DANH MỤC HÌNH


STT

Hình

1

Hình 3.1

Nội dung
Cơ cấu tổ chức Giáo hội Phật giáo
Việt Nam hiện nay

i

Trang

57


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước đa dân tộc, đa tôn giáo. Phật giáo đã được du nhập và
phát triển ở Việt Nam gần 2000 năm, hiện là một tôn giáo lớn, phổ biến ở hầu
hết các tỉnh, thành trong cả nước. Tư tưởng, triết lý Phật giáo có nhiều ảnh
hưởng, tác động tới đời sống tình cảm, tín ngưỡng cũng như trong phong tục,
tập quán của đa số người dân đất Việt. Lịch sử Phật giáo ở Việt Nam luôn tồn
tại, gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc và Phật giáo được coi là tôn giáo của dân tộc.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 trên cơ sở thống

nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo trong cả nước. Hiện nay, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam là một tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt
Nam trong quan hệ đối nội và đối ngoại và điều hành các hoạt động Phật giáo
trong cả nước, hoạt động theo phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ
nghĩa xã hội”. Tiếp nối truyền thống của Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam luôn khẳng định được sự đồng hành cùng dân tộc, trong quá
trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Kinh tế và tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là hai lĩnh vực xã hội
khác nhau, nhưng chúng có quan hệ tương tác lẫn nhau: các hoạt động kinh tế
tạo cho Phật giáo có những cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt động của
mình, ngược lại Phật giáo cũng giúp cho kinh tế phát triển lành mạnh, ổn định
(tác động về đạo đức kinh doanh, môi trường trong sản xuất kinh doanh….).
Ở Việt Nam, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là lĩnh vực nhạy
cảm, thường được các thế lực xấu ở trong và ngoài nước khai thác, lợi dụng
để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Vậy, khi Phật giáo thông qua các tổ chức,
đơn vị trực thuộc tham gia vào các hoạt động kinh tế thì nhà nước sẽ quản lý

1


như thế nào? Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu rõ về quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức tôn giáo nói chung và Giáo hội
Phật giáo nói riêng, trong khi thực tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua
các tổ chức, đơn vị trực thuộc đã có hoạt động kinh tế để tạo nguồn thu phục
vụ cho hoạt động của mình như: thành lập các trung tâm ngoại ngữ, thành lập
công ty, hoạt động kinh tế chùa… Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật
giáo Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của

các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Cần phải làm gì để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời
gian tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế
của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhằm đáp ứng yêu
cầu của thời kỳ đổi mới hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh tế của Phật giáo.
+ Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của
các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay.
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động

2


kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu vấn đề quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật
giáo Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Việt Nam
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2003 (Thời điểm Ban Chấp hành TW

Đảng ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 về công tác tôn
giáo. Đây là Nghị quyết đầu tiên công khai về công tác tôn giáo của Đảng ta)
đến năm 2014.
+ Các hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật
giáo Việt Nam có đem lại nguồn thu.
4. Đóng góp mới của Luận văn
- Góp phần làm rõ tình hình hoạt động kinh tế và quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt
Nam.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần giúp
cơ quan chức năng quản lý tốt hơn hoạt động này của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam và thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
Công tác tôn giáo.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được chia
thành 04 chương và 11 tiết.

3


Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của các tổ chức tôn giáo.
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế của
các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt
Nam.


4


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÔN GIÁO
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình liên quan đến đề tài
Đã có một số công trình nghiên cứu, sách, bài viết đề cập đến một số
khía cạnh liên quan đến đề tài, như:
- Nguyễn Hữu Khiển (chủ biên), 2001. Quản lý nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo trong điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền hiện
nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Công an nhân dân. Trong cuốn sách này, tác giả
chủ yếu nêu các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong
điều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền hiện nay, còn nội dung
quản lý các hoạt động kinh tế của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng thì
mới chỉ sơ qua đề cập tới trong điều kiện phát triển của thời đại.
- Ban Tôn giáo Chính phủ, 2014. Quản lý nhà nước đối với hoạt động
tôn giáo (trang 02 - 48). Tập sơ thảo bài giảng tôn giáo và công tác tôn giáo.
Trong bài giảng này đã đưa được các nội dung và phương pháp quản lý tôn
giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Trong đó bước đầu đề cập đến nội dung
quản lý hoạt động kinh tế của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng thông
qua việc kinh doanh, xuất nhập khẩu kinh sách tôn giáo và đồ dùng việc đạo,
nhưng chưa cụ thể việc quản lý đối với lĩnh vực hoạt động này như thế nào.
- Quán Như Phạm Văn Minh, 2012. Kinh tế Phật giáo. Hà Nội: Nhà
xuất bản Văn hóa - Văn nghệ. Trong cuốn sách này, tác giả mới chỉ nêu được
những tuyên ngôn chung chung giữa kinh tế và Phật giáo, quan điểm kinh tế
Phật giáo theo quan điểm của một số hệ phái Phật giáo, về thần học kinh tế,
của một số tác giả …

5


- Viện Nghiên cứu Tôn giáo, 2008. Phật giáo với văn hóa - xã hội Việt
Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học
xã hội. Trong cuốn sách này mới chỉ có một số bài viết về mối quan hệ của
Phật giáo đối với kinh tế.
- Thích Tâm Đức, 2008. Kinh tế Phật giáo giải pháp toàn diện: Phật
giáo nhập thế và phát triển. Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn giáo. Bài viết này mới
chỉ nêu được một phần vai trò của Phật giáo trong kinh tế và những cảnh báo
của Đức Phật trong hoạt động kinh tế của Phật giáo.
- Nguyên Cẩn, 2008. Vai trò của Phật giáo trong việc xây dựng một nền
kinh tế nhân bản Việt Nam: Phật giáo nhập thế và phát triển. Hà Nội: Nhà
xuất bản Tôn giáo. Bài viết này mới nêu sơ qua được những vấn đề xây dựng
kinh tế nhân bản ở Việt Nam và Phật giáo có thể đóng góp được gì cho tính
nhân bản của nền kinh tế.
-

Minh

Chi,

Đạo

2000.

Phật




Kinh

tế

< Tác
giả nêu những tư tưởng Phật giáo, như: vô thường, chủ thể hòa nhập vào
khách thể, sự thay đổi từ trong bản thân khi cần thiết … giúp cho kinh tế phát
triển và dẫn chứng một số nước như: Nhật Bản, Thái Lan… đã áp dụng những
tư tưởng này trong các hoạt động kinh tế.
- Nguyễn Duy Hinh, 2008. Phật giáo với kinh tế: xưa và nay. Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, số 01. Bài viết này đã đưa ra việc nghiên cứu chủ nghĩa
khất thực có ý nghĩa triết học, kinh tế như thế nào; khái quát được một số hình
thức liên quan đến hoạt động kinh tế của Phật giáo ở Trung Quốc xưa và nay,
của Phật giáo thời Lý, thời Trần ở Việt Nam hay Pháp, Hoa Kỳ, Đài loan
(Trung Quốc) và nêu ý kiến rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên học tập
Phật giáo thế giới, nhất là Phật giáo Đài loan (Trung Quốc) về quan hệ kinh tế
thị trường với giáo lý cứu thế.

6


- Thích Nhật Hiếu, 2011. Kinh tế và chính trị Phật giáo.
< Bài viết này mới đề cập một số quan điểm của
Đức Phật về kinh tế qua một số câu nói, như: đưa ra một phương pháp hoạch
toán trong việc thu chi; cho rằng kinh tế mưu sinh là nhu cầu thiết yếu tạo ra
sản phẩm phục vụ đời sống cho bản thân, gia đình và xã hội, nhưng phải sinh
sống bằng nghề nghiệp chân chính; kinh tế cũng đóng một vai trò quan trọng
trong trật tự an toàn xã hội; đưa ra phương pháp kinh tế an sinh để kiến thiết
một quốc gia cường thịnh. Nhìn chung, tác giả cho rằng trên cương vị một bậc
giáo chủ, một mặt Đức Phật chú trọng về đời sống tâm linh, nhưng Đức Phật

cũng ý thức được sự chi phối của kinh tế đối với đời sống xã hội con người và
việc sử dụng vật chất (kinh tế) chỉ là phương tiện phục vụ đời sống xã hội,
chứ không phải nô lệ hoá con người, biến chúng ta thành những môn đồ chủ
nghĩa vật chất. Như vậy, giáo dục về kinh tế xã hội là một đề tài quan trọng đã
được Phật giáo quan tâm từ lâu.
- Peter Harvey, 2000. Đạo đức kinh tế theo quan điểm Phật giáo
(Chương 5 trong tác phẩm An Introduction to Buddhist Ethics: Foundations,
Values and Issues; trang 187-238). Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Đỗ Kim
Thêm, 2008 < Website Hoalinhthoai.com © 2008 – 2014>. Ở đây, tác giả đưa
ra có triết lý của Phật giáo như: từ, bi, hỷ, xả… áp dụng trong hoạt động kinh
tế sẽ có tác dụng để các hoạt động kinh tế phát triển bền vững.
- Thích Quang Thạnh, 2008. Hoằng pháp trong thời hội nhập, một
phương diện kinh tế: Phật giáo nhập thế và phát triển. Hà Nội: Nhà xuất bản
Tôn giáo. Bài viết này, tác giả mới chỉ nêu ra được mối quan hệ giữa Hoằng
pháp (một chức năng truyền đạo của Phật giáo) với vấn đề tài chính để thực
hiện việc hoằng pháp.

7


- Ngô Hữu Thảo, 2015. Phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo trong
lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Công tác tôn giáo, số 1 + 2.
Bài viết này đề cập đến một số nội dung cơ bản của “Kinh tế học Phật giáo”
theo quan điểm của GS,TS.S.R.Batt, Phân khoa Triết học, Đại học Delhi, Ấn
Độ và kinh sách Phật giáo cho thấy có nhiều giá trị của Phật giáo có thể vận
dụng trong các hoạt động kinh tế, thúc đẩy cho sự tiến bộ của kinh tế ở nhiều
góc độ khác nhau, như: chọn nghề nghiệp, tăng trưởng kinh tế phải là một sự
cân bằng giữa tiêu thụ vật chất và phát triển tinh thần… Từ đó, nhìn lại Việt
Nam thì Kinh tế học Phật giáo mới đang còn mới mẻ, mặc dù một số phật tử,
doanh nghiệp đã bước đầu có sự vận dụng, định hướng trong sản xuất, kinh

doanh của mình theo triết lý Phật giáo và một chức sắc, nhà tu hành, cơ sở thờ
tự cũng làm kinh tế theo khả năng của từng cơ sở thờ tự, thế mạnh của từng
miền, từng vùng, tuy nhiên mới chỉ mang tính tự cấp, tự túc, nhưng hiệu quả
của nó xét về phương diện văn hóa, xã hội thì cũng không phải nhỏ.
- Prayudh Payutto, 1994. Buddhist Economics: A Middle Way for the
Market Place (Kinh tế Phật giáo: Phương án trung hòa cho thị trường).
Trong tác phẩm này, tác giả phê phán khuynh hướng của kinh tế học hiện đại
khi khảo sát về mối giao hoán kinh tế mà lại tách rời những cứu xét về mặt
đạo đức của vấn đề mua bán, đâu là hậu quả xã hội và môi sinh của các trao
đổi này. Tác giả nhấn mạnh tới những hậu quả kinh tế của các tác phong đạo
đức, ví dụ như dè dặt của nhà đầu tư khi có nhiều bất ổn xã hội, khách hàng
không thỏa mãn nếu mặt hàng kém phẩm chất, chi phí y tế và tình trạng sức
khoẻ tệ hại của các công nhân khi thực phẩm xấu.
1.1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu, sách, bài viết đề cập đến
một số khía cạnh liên quan đến đề tài như nói ở trên, nhưng hiện chưa có công
trình nào nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế

8


của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những vấn đề đặt
ra trong công tác quản lý hiện nay.
Thực hiện đề tài này, tác giả sẽ kế thừa các kết quả đã có ở các công
trình nghiên cứu nói trên, song tiếp tục nghiên cứu làm rõ:
- Các hoạt động kinh tế của các tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật
giáo Việt Nam diễn ra như thế nào.
- Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế các tổ chức,
đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay ra sao.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế

của các tổ chức tôn giáo
1.2.1. Những vấn đề chung về hoạt động kinh tế của các tổ chức tôn
giáo
1.2.1.1. Một số khái niệm liên quan
a. Hoạt động kinh tế của tổ chức tôn giáo
“Kinh tế là một phạm trù chỉ quan hệ giữa người và người trong quá
trình sản xuất và tái sản xuất xã hội, dựa trên sở hữu và lợi ích kinh tế chi
phối. Phạm trù này chứa đựng các khía cạnh hoạt động kinh tế tiết kiệm và
hiệu quả, dựa trên sự so sánh các yếu tố đầu và và đầu ra, các lĩnh vực sản
xuất, phân phối lưu thông và tiêu dùng của cả. Kinh tế là mặt xã hội của sản
xuất nên nó có tính giai cấp, tính chính trị, tính hiệu quả và tính tăng trưởng
bền vững” (Phan Huy Đường, 2015, trang 64).
“Hoạt động kinh tế là hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người
nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế của mình. Nếu là một khái niệm chỉ mối liên hệ
xã hội của con người trong quá trình tái sản xuất xã hội dựa trên sở hữu và lợi
ích kinh tế thì hoạt động kinh tế là khái niệm chỉ rõ hoạt động của con người,
của các chủ thể kinh tế nhằm nhằm đạt được lợi ích kinh tế.

9


Hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản bao quát rất rộng, nó gắn chặt
với hoạt động sinh tồn nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con
người ngày càng tăng cao, là hoạt động vì lợi ích của con người, bảo đảm cho
con người ngày càng phát triển toàn diện, thực sự tự do, hạnh phúc và giàu có.
Nó có tính đặc thù riêng khác với hoạt động chính trị, xã hội…” (Phan Huy
Đường, 2015, trang 64, 67).
Vấn đề Kinh tế tôn giáo vẫn là điều còn mới mẻ, kể cả trong một số tôn
giáo, trong đó có Phật giáo. Bởi từ lâu phần đông mọi người trong xã hội đều
nghĩ rằng: tôn giáo tiêu biểu cho tinh thần tín ngưỡng mang tính thiêng liêng

và tâm linh, tức để mọi người hướng đến sùng bái, kính ngưỡng, cầu nguyện
và tu hành.
Thuật ngữ “Kinh tế học tôn giáo” hầu như chưa được nhắc đến nhiều,
tuy nhiên ở một số tôn giáo cũng đã được nhắc đến, như: Thuật ngữ "Kinh tế
học Phật giáo" được E. F. Schumacher sử dụng vào năm 1955, khi ông
đến Miến Điện với tư cách là cố vấn kinh tế cho Thủ tướng U Nu, sau đó là
những môn đệ của Schumacher, như: Prayudh Payutto, một nhà sư người
Thái lan, một học giả danh tiếng đã triển khai khái niệm về kinh tế học Phật
giáo trong tác phẩm “Buddhist Economics: A Middle Way for the Market
Place (1994)”. Trong tác phẩm này, ông phê phán về khuynh hướng của kinh
tế học hiện đại khi khảo sát về mối giao hoán kinh tế, nhưng lại tách rời
những cứu xét về mặt đạo đức của vấn đề mua bán, đâu là hậu quả xã hội và
môi sinh của các trao đổi này. Ông nhấn mạnh tới những hậu quả kinh tế qua
các tác phong đạo đức, như: sự dè dặt của nhà đầu tư khi có nhiều bất ổn xã
hội, khách hàng không thỏa mãn nếu mặt hàng kém phẩm chất, chi phí y tế và
tình trạng sức khoẻ tệ hại của các công nhân khi thực phẩm xấu.
Kinh tế Phật giáo khảo sát đặc điểm tâm lý của trí óc con người,
những ưu tư, khát vọng, cảm xúc vốn thúc đẩy hoạt động kinh tế. Cách hiểu

10


về kinh tế Phật giáo nhằm đến việc làm rõ những gì là có hại, những gì là có
ích trong những hoạt động của con người liên quan đến sản xuất và tiêu thụ,
nhất là cố gắng làm cho con người trưởng thành về mặt đạo đức.
Kinh tế Phật giáo cho rằng những quyết định duy lý thực sự chỉ có thể
có được khi chúng ta hiểu điều gì đã tạo nên sự bất duy lý. Khi hiểu điều gì
tạo ra ham muốn, con người nhận ra rằng tất cả của cải trên thế gian này
không thể thỏa mãn được ham muốn đó. Khi con người hiểu được tính phổ
quát của sợ hãi, họ trở nên có lòng trắc ẩn hơn với mọi sinh linh. Như vậy

cách tiếp cận đối với kinh tế học này không dựa trên lý thuyết và mô hình mà
dựa trên sức mạnh của sự cảm quan, sự thấu hiểu và sự kiềm chế.
Trong thực tế, sự tham gia hoạt động kinh tế của các tổ chức tôn giáo
thuộc một số tôn giáo để tạo nguồn thu bằng nhiều cách như: góp vốn vào các
công ty, cho thuê nhà ở, trụ sở làm việc, bãi đỗ xe, nhà máy, mua cổ phiếu,
thành lập các công ty... đã có ở nhiều nước, như:
+ Ở Hoa Kỳ: một số tổ chức tôn giáo thuộc một số tôn giáo như Công
giáo, Tin lành, Do Thái giáo, cũng như một số tổ chức tôn giáo mới đã dùng
nguồn tài chính có được để mua cổ phiếu, thuê nhà ở, trụ sở làm việc, bãi đỗ
xe, nhà máy, sở hữu một số công ty lớn…
“Nguồn tài chính quan trọng nhất của các tổ chức tôn giáo là tiền lạc
quyên... Có trong tay số tiền lớn như vậy, các nhà hoạt động tôn giáo không
chỉ dùng chúng để chi cho bộ máy của Giáo hội, xây dựng nhà thờ và các
công trình liên quan, trả lương giảng viên trong các trường của Giáo hội, mà
còn dùng để mua cổ phiếu của ngân hàng, của các xí nghiệp công nghiệp, của
các hãng bảo hiểm. Doanh lợi thu được từ các hoạt động tài chính này là
không nhỏ. Tiền lạc quyên không phải nguồn thu tài chính duy nhất của các
giáo hội. Họ còn các nguồn thu khác như tiền cho thuê nhà ở, trụ sở làm việc,
bãi đỗ xe, nhà máy, cổ phiếu. Ví dụ, Giáo hội ở Ohio sở hữu cả một trung tâm

11


thương mại, một hãng điện tử, một công ty sản xuất dây thép và lưới thép”
(Nguyễn Văn Dũng, 2009. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 02, trang 41).
+ Ở Italia: Các nhà thờ của Công giáo đều cho cho thuê đất, thuê bất
động sản… để tạo nguồn thu.
Đặc biệt Vatican (Công giáo) được coi là một trong những thế lực kinh
tế lớn ở Châu Âu, có nguồn tài chính khổng lồ thu được từ từ các công ty tư
bản ở các nước Âu, Mỹ mà Vatican có cổ phần. Ngoài ra, Vatican còn có lợi

tức 50% trong số tiền 01 tỷ USD, chủ sở hữu 250.000ha ruộng đất ở Italia,
1/3 diện tích trồng trọt ở Tây Ban Nha, 15 bất động sản ở Rô ma… (một số
diện tích đất, bất động sản được các nhà thờ cho thuê để tạo nguồn thu).
Riêng đối với Phật giáo, ngay khi còn tại thế đức Phật cũng đã chủ
trương chức sắc, nhà tu hành phải có đời sống phạm hạnh thanh cao, khi đã
xuất gia thì mọi việc như: tình, tiền, danh lợi đều buông xuống, giải thoát...
Nên mọi sinh hoạt, đời sống của họ đều do Phật tử cúng dường, ủng hộ. Tuy
nhiên, sau khi Đức Phật nhập diệt, Phật giáo truyền đến nhiều nước trên thế
giới. Phong tục tập quán mỗi quốc gia, địa phương đều có phần khác nhau: có
nơi, chức sắc, nhà tu hành có thể mỗi sáng ôm bát đi trì bình khất thực, ăn
trước 12h. Nhưng cũng có nơi tu học chung trong một cơ sở thờ tự với hàng
ngàn vị, không thể đi khất thực. Cho nên, từ đây ý tưởng nên làm một cái gì
đó để chia sẻ một phần gánh nặng trong đời sống của hàng cư sĩ tại gia và
khởi xướng mạnh mẽ nhất là từ thời tổ sư Bách Trượng, tổ sư đời thứ 3 sau
lục tổ Huệ Năng, vị tổ sư nổi tiếng của Phật giáo thiền tông Trung Hoa với
phương châm: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (Một ngày không làm,
một ngày không ăn). Đây là câu thiền ngữ độc đáo, đặc sắc, là tư tưởng chủ
đạo cho việc làm kinh tế tự túc trong giới chức sắc, nhà tu hành, tín đồ Phật
giáo. Nối tiếp ngay sau đó thời tổ Quy Sơn, hình ảnh Thượng toạ Ngưỡng
Sơn và nhiều vị thiền sinh khác mỗi ngày cày ruộng dưới chân núi Quy Sơn,

12


dần dần quen thuộc trong giới Tăng già ở Trung Hoa, Việt Nam, cùng nhiều
nước khác trên thế giới. Các ngôi đại già lam ở Việt Nam cũng như ở Trung
Hoa trải qua các triều đại vua chúa đã chu cấp hoặc do các đại thí chủ Phật tử
cúng dường cho các chùa, tự viện hàng chục hàng trăm mẫu đất ruộng để
chức sắc, nhà tu hành có thể làm lao động tạo ra sản phẩm lúa gạo chia sẻ một
phần gánh nặng với Phật tử. Đây gọi là kinh tế tự túc của nhà chùa. Chức sắc,

nhà tu hành Phật giáo làm kinh tế, làm lao động nhưng không tách rời thanh
quy nhà chùa, không lao theo thế sự không để tiền tình danh lợi chi phối.
Đến cuối thể kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, xã hội tiến lên một tầm cao mới công nghiệp, công nghệ khoa học điện tử. Phật giáo tại các nước giàu có như:
Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Anh, Pháp, Đức, Mỹ… đã có những bước
chuyển mình thích nghi với xu hướng tiến bộ của xã hội. Các tổ chức Phật
giáo cũng hình thành những công ty kinh doanh để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ
các hoạt động của Giáo hội, nhất là những hoạt động từ thiện và hỗ trợ phát
triển hoằng pháp đưa đạo vào đời. Bên cạnh đó, một số cơ sở Phật giáo cũng
bắt đầu đổi hình thức tự cúng dường theo tâm của mỗi người khi tham gia các
hoạt động tâm linh, như: dâng sao, giải hạn, thuyết giảng… bằng hình thức có
thu tiền theo một mức nhất định thông qua các hoạt động tâm linh này.
Từ những vấn đề trên, trong luận văn này, thuật ngữ hoạt động kinh tế
của tổ chức tôn giáo được hiểu là những hoạt động kinh doanh, sản xuất đem
lại nguồn thu cho tổ chức tôn giáo hoặc những hoạt động mang tính tâm linh
có thu tiền của một số tổ chức tôn giáo.
b. Tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Khái niệm “Tổ chức” được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa
không giống nhau, ngay cả trong những chuyên ngành khoa học có giao thoa
về đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Dưới góc độ khoa học quản lý, khái niệm
về “Tổ chức” có thể được hiểu theo một số chuyên ngành như sau:

13


- Theo lý thuyết quản trị công, để hình thành tổ chức phải có từ hai
người trở lên (điều kiện về chủ thể) và các hoạt động của họ được kết hợp với
nhau một cách có ý thức. Quản trị công nhấn mạnh đến hai yếu tố là chủ thể
và nguyên tắc hoạt động của tổ chức (sự kết hợp có ý thức của các chủ thể)
khi nhận thức về khái niệm tổ chức.
- Luật học (khoa học luật dân sự) gọi tổ chức là pháp nhân để phân biệt

với thể nhân (con người) là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Theo
quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005 thì một tổ chức được công nhận là
pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một
cách độc lập. Luật học nhấn mạnh đến các điều kiện thành lập tổ chức và các
yêu cầu đảm bảo hoạt động của tổ chức;
- Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa tổ chức với ý nghĩa hẹp là
“tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung
hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó”. Quan niệm về tổ
chức theo Khoa học tổ chức và quản lý có nhiều điểm tương đồng với Luật
học, Quản trị công ở chỗ đều xác định tổ chức thuộc về con người, là của con
người trong xã hội; vì là tổ chức của con người, có các hoạt động chung do
vậy mục tiêu của tổ chức là một trong những điều kiện quan trọng, không thể
thiếu của tổ chức;
Tổng hợp từ những khái niệm khác nhau về chức năng tổ chức, với tư
duy biện chứng, kế thừa, không cứng nhắc, máy móc, phù hợp với mục tiêu,
yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu về khái niệm “Tổ chức”, thì khái niệm
chung về tổ chức được hiểu như sau: Tổ chức là tập hợp của con người trong
xã hội có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu xác định; được
hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy

14


định pháp luật nhằm gắn kết con người với nhau bởi những mục đích xác định
và hành động để đạt đến mục tiêu chung.
Về phương diện quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở nước ta hiện nay,
theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, thì:
“Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống

giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà
nước công nhận”. (Khoản 3, Điều 3 Pháp lệnh). Hiện, Việt Nam có 38 tổ chức
tôn giáo và một pháp môn tu hành được nhà nước cấp đăng ký hoạt động tôn
giáo và công nhận tổ chức tôn giáo, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
“Tổ chức tôn giáo cơ sở là đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo bao gồm
ban hộ tự hoặc ban quản trị chùa của đạo Phật, giáo xứ của đạo Công giáo, chi
hội của đạo Tin lành, họ đạo của đạo Cao đài, ban trị sự xã, phường, thị trấn
của Phật giáo Hoà hảo và đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác” (Khoản 4,
Điều 3 Pháp lệnh).
“Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt
động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và những cơ sở khác của tôn giáo
được Nhà nước công nhận” (Khoản 7, Điều 3 Pháp lệnh)
Theo quy định của Hiến chương sửa đổi lần V được thông qua tại Đại
hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) và đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam
vẫn có 03 cấp hành chính đạo:
- Cấp Trung ương: Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự Giáo hội
Phật giáo Việt Nam.
+ Hội đồng Chứng minh có Thường trực Hội đồng Chứng minh và có
thể thành lập Văn phòng.
+ Hội đồng Trị sự có Ban Thường trực, 02 văn phòng giúp việc và 13
ban, ngành, viện chuyên môn. Cụ thể: Văn phòng 1; Văn phòng 2; Ban Tăng

15


sự Trung ương; Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương; Ban Hướng dẫn Phật tử
Trung ương; Ban Hoằng pháp Trung ương; Ban Nghi lễ Trung ương; Ban
Văn hóa Trung ương; Ban Kinh tế Tài chính Trung ương; Ban Từ thiện Xã
hội Trung ương; Ban Phật giáo quốc tế Trung ương; Ban Pháp chế Trung

ương; Ban Kiểm soát Trung ương; Ban Thông tin truyền thông Trung ương;
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam Trung ương
- Cấp tỉnh, thành phố có: Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, với cơ
quan hành chính đạo được gọi là Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Hiện có 63/63 tỉnh, thành phố có tổ chức Phật
giáo cấp tỉnh. Cơ cấu tổ chức: Ban Thường trực Ban Trị sự; các Phân ban
chuyên ngành cấp tỉnh tổ chức như theo các Ban, ngành, viện ở TW.
- Cấp huyện có: Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện, với cơ quan
hành chính đạo là Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh. Hiện cả nước có khoảng 68% huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh có tổ chức Phật giáo cấp huyện. Cơ cấu tổ chức: Thường
trực Ban trị sự; có thể thành lập các ban chuyên môn như Hội đồng Trị sự.
Ngoài các cấp hành chính trên, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt
Nam quy định Đơn vị cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: Chùa, Tổ
đình, Tịnh xá, Thiền viện, Tu viện, Tịnh viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường.
Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn một hệ thống trường,
lớp đào tạo chức sắc, nhà tu hành. Hiện có 44 cơ sở đào tạo từ Trung học đến
Học viện Phật giáo.
Từ những vấn đề trên, cùng với mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên
cứu của luận văn, thuật ngữ Tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt
Nam xin được hiểu như sau: “Tổ chức, đơn vị thuộc Giáo hội Phật giáo Việt
Nam bao gồm: Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, các ban, viện chuyên
môn thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban Trị sự Giáo hội

16


Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, các ban, viện chuyên môn trực thuộc
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện; Chùa, Tổ đình,
Tịnh xá, Thiền viện, Tu viện, Tịnh viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường hợp pháp

của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các trường, lớp đào tạo chức sắc, nhà tu
hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
1.2.1.2. Vai trò của tôn giáo trong hoạt động kinh tế
a. Đạo đức kinh doanh
Theo quan niệm trong kinh doanh: “thương trường là chiến trường”,
“kinh doanh phải có lợi nhuận”, nơi diễn ra cuộc đấu tranh khốc liệt và không
khoan nhượng, đó là quy luật tất yếu trong hoạt động kinh doanh phải thực
hiện. Do đó, hầu hết các giới doanh nghiệp khi bước vào thương trường đều
phải tận dụng đầu óc tính toán, cạnh tranh, thủ đoạn và mưu mô của mình để
đánh đổ những đối thủ nhằm duy trì và phát triển việc kinh doanh của chính
mình trong xã hội.
Mặt khác, trong thời đại phát triển khoa học ngày nay, con người càng
trở lên bận rộn, mệt mỏi và chịu nhiều áp lực khi phải đối diện với những
thách thức, những trở ngại và những sự cạnh tranh tất yếu mà cuộc sống mang
lại. Họ phải đồng hành theo nhịp sống hiện đại của xã hội nhằm thỏa mãn nhu
cầu sống cho chính mình. Vì vậy, tư tưởng đạo đức con người ngày càng
xuống cấp trầm trọng trước cuộc sống văn minh, vật chất phức tạp.
Đa số các tôn giáo đề cao sự từ bi, đề cao lòng nhân ái, tình thương,
hướng con người đến những giá trị nhân bản, góp phần tích cực vào việc hoàn
thiện đạo đức cá nhân, như: mục đích của Phật giáo là nhằm đem lại lợi ích,
làm giảm khổ đau và mang lại sự bình an nội tâm cho con người, với giáo lý
“Nhân quả và nghiệp báo”, lời răn dạy trong kinh Phật là phải "Sống lương
thiện"; Công giáo có mười điều răn của Thiên chúa… Do đó, những giáo lý,
luật lễ của tôn giáo sẽ có tác dụng hướng dẫn cho cách ứng xử của các doanh

17


×