Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

tội cướp giật tài sản trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.67 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƯ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 31 (2005 - 2009)
ĐỀ TÀI:

TỘI
TÀIhọc
SẢN
Trung tâm Học liệu
ĐHCƯỚP


Cần ThơGIẬT
@ Tài liệu
tập và nghiên cứu
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. PHẠM VĂN BEO

LÊ THỊ RÀNG

MSSV: 5054901
LỚP: TƯ PHÁP 01 - K31

Cần Thơ, 11/2008


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 1
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 1
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
5. CƠ CẤU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN .............. 3
1.1. Khái quát chung về các tội xâm phạm sở hữu. ................................................ 3
1.2. Khái niệm về tội cướp giật tài sản. ................................................................... 5
1.3. Nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản. ........................................ 6
1.4. Đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản.................................................... 7
1.5. Lịch sử phát triển của luật hình sự Việt Nam quy định về tội cướp giật tài
sản. ........................................................................................................................... 8
1.5.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản trước

Cách Mạng Tháng Tám. ...................................................................................... 8
1.5.2.Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản sau
Cách Mạng Tháng Tám (Trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985). .............. 11
1.5.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản từ khi
ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1999. 11
1.5.4. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản từ khi
Bộ luật hình sự 1999 ra đời cho đến nay. .......................................................... 12
Trung1.6.
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Quy định của một số nước trên thế giới về hành vi đuợc xem là cướp giật tài
sản. ......................................................................................................................... 13

1.6.1. Hành vi được xem là cướp giật tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự
Nhật Bản. ........................................................................................................... 13
1.6.2. Hành vi được xem là cướp giật tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự
Thụy Điển. ......................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2: TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN........................................................... 16
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................................ 16
2.1. Khái niệm về tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành....................................................................................................... 16
2.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản. .............................................. 17
2.2.1. Về mặt chủ thể của tội cướp giật tài sản.................................................. 17
2.2.2. Về mặt khách thể của tội cướp giật tài sản. ............................................. 17
2.2.3. Về mặt khách quan của tội cướp giật tài sản. .......................................... 18

2.2.4. Về mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản. .............................................. 20
2.3. Các trường hợp phạm tội cụ thể. .................................................................... 21
2.3.1. Phạm tội cướp giât tài sản không có tình tiết định khung hình phạt. ...... 21
2.3.2. Cướp giật tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 136 Bộ
luật hình sự. ....................................................................................................... 22
2.3.3. Cướp giật tài sản thuộc các trường hợp quy định tai khoản 3 Điều 136 Bộ
luật hình sự. ....................................................................................................... 26
2.3.4. Cướp giật tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 136
Bộ luật hình sự. .................................................................................................. 27


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam

2.3.5. Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội cướp giật tài sản. ................. 29
2.4. So sánh tội cướp giật tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác. ............ 29
2.4.1. So sánh tội cướp giật tài sản với tội cướp tài sản. ................................... 29
2.4.2. So sánh tội cướp giật tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản. ......................... 31
2.4.3. So sánh tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. ....... 33
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN VÀ CÁC GIẢI
PHÁP NHẰM PHÒNG, CHỐNG TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN. ....................... 36
3.1. Tình hình tội cướp giật tài sản trong phạm vi cả nước. ................................. 36
3.2. Tình hình tội cướp giật tài sản trên một số địa bàn nhất định. ....................... 36
3.2.1. Tình hình tội cướp giật tài sản ở Thành phố Hồ Chí Minh. .................... 36
3.2.2. Tình hình tội cướp giật tài sản ở Thành phố Hà Nội. .............................. 37
3.2.3. Tình hình tội cướp giật tài sản ở Tiền Giang........................................... 39

3.2.4.Tình hình tội cướp giật tài sản ở Kiên Giang. .......................................... 40
3.3. Những bất cập và các giải pháp phòng, chống tội cướp giật tài sản. ............. 40
3.3.1. Những bất cập và nguyên nhân của những bất cập trong giải quyết vụ án
cướp giật tài sản. ................................................................................................ 40
3.3.2. Các giải pháp nhằm phòng, chống tội cướp giật tài sản. ......................... 49
KẾT LUẬN. ............................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 67

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................



Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần
duy trì trật tự an toàn xã hội, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Trong những năm
gần đây, hoạt động của bọn tội phạm diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là tội phạm về
cướp giật tài sản của công dân trên đường phố trong phạm vi toàn quốc ngày càng

có xu hướng gia tăng. Đây là một loại tội phạm được xem là có tính nguy hiểm cao,
nó gây thiệt hại nghiêm trọng không những đến tài sản mà còn xâm phạm đến
quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của người khác, làm ảnh hưởng
đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì thế, việc tìm hiểu về loại tội phạm
này trong tình hình hiện nay là rất cần thiết và đây cũng chính là lý do em chọn đề
tài này.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Với mong muốn hiểu biết sâu, rộng hơn về tội cướp giật tài sản được quy định

Trung
tâm136

Học
ĐH sự
Cần
liệu
tậpphần
và nghiên
tại Điều
Bộ liệu
luật hình
ViệtThơ
Nam @
nămTài

1999.
Quahọc
đó, góp
vào công cứu
tác
tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hơn về phương pháp, thủ đoạn gây án của bọn
cướp giật tài sản. Từ đó, có thể nâng cao tinh thần cảnh giác và phòng, chống làm
cho bọn cướp giật tài sản khó có địa bàn hoạt động. Muốn thực hiện được như vậy,
thì mỗi chúng ta, không phải lúc nào cũng chỉ biết trông chờ vào sự bảo vệ, giúp đỡ
của các cơ quan chức năng mà tự bản thân mình cũng phải tìm hiểu để biết cách
phòng chống, ngăn ngừa, đối phó đối với tội phạm này, từ đó nâng cao tinh thần
cảnh giác để tự bảo vệ tài sản, tính mạng của bản thân và của toàn xã hội.


3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung đề tài luận văn mang tính chất là nghiên cứu những vấn đề chuyên
sâu vào tội cướp giật tài sản, nên đòi hỏi phải có sự quan tâm và hiểu biết về loại tội
phạm này. Việc nghiên cứu dưới góc độ là luận văn nên chỉ tập trung, xoáy sâu vào
phân tích những vấn đề mang tính chất cơ bản, đi vào nội dung những quy định của
pháp luật hình sự về tội cướp giật tài sản. Trên cơ sở tham khảo thực trạng tội cướp
giật tài sản ở Việt Nam hiện nay, thấy được những hạn chế và từ đó đề ra những
giải pháp nhằm nâng cao công tác phòng, chống có hiệu quả đối với tội phạm này.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


Trang 1

SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: thu thập,
tổng hợp tài liệu, số liệu, sau đó so sánh đối chiếu, phân tích, đánh giá những vấn đề
có liên quan. Ngoài ra, em còn sử dụng phương pháp kết hợp giữa thực tiễn và lí
luận để giải quyết nhằm làm rõ vấn đề hơn.


5. CƠ CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục tài liệu tham khảo thì đề tài luận văn của
em gồm có 3 phần.
Chương 1. Khái quát chung về tội cướp giật tài sản
Chương 2. Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Chương 3. Thực trạng tội cướp giật tài sản và các giải pháp nhằm phòng,
chống tội cướp giật tài sản.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đã có sự hướng dẫn tận tình của giảng viên,
và bản thân em cũng đã có sự cố gắng. Song, do kiến thức và khả năng nghiên cứu
của em có hạn nên đề tài chưa thật sự hoàn chỉnh lắm. Em mong đề tài này sẽ góp
phần giúp cho bạn đọc tìm hiểu và qua đó tuyên truyền ngày càng rộng rãi cho mọi

người nên sống và làm việc theo pháp luật. Vì thế, em rất mong sự đóng góp ý kiến
của thầy cô và bạn đọc để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 2

SVTH: Lê Thị Ràng



Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
1.1. Khái quát chung về các tội xâm phạm sở hữu.
Điều 15 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước phát triển kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức
kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân,
trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng”. Quyền sở hữu đối với tài
sản là quyền quan trọng được pháp luật bảo vệ, Nhà nước ta cũng tôn trọng và bảo
vệ quyền sở hữu hợp pháp của Nhà nước, của các tổ chức và mọi công dân.

Ở Việt nam kể từ khi có Bộ luật hình sự 1985, tài sản của Nhà nước, tập thể và
của công dân được bảo vệ một cách hữu hiệu bằng các quy phạm pháp luật hình sự.
Bộ luật hình sự 1985 chia thành hai nhóm các hành vi xâm phạm sở hữu tài sản
gồm: các hành vi xâm phạm sở hữu tài sản xã hội chủ nghĩa, và các hành vi xâm
phạm đến tài sản của công dân. Thế nhưng, trước sự chuyển biến không ngừng của
tình hình kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới, Bộ luật hình sự 1985 mặt dù
đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung, một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội
Trung
liệu
CầnViệt
ThơNam
@thông

Tài liệu
học28tập
nghiên
nướctâm
CộngHọc
hòa xã
hộiĐH
chủ nghĩa
qua ngày
- 12và
- 1989,
ngàycứu

12
- 8 - 1997, ngày 22 - 12 - 1992 và ngày 10 - 5 - 1997. Song vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bộ luật hình sự
được Quốc hội thông qua ngày 21 - 12 - 1999 đã thay thế Bộ luật hình sự 1985. Bộ
luật hình sự 1999 đã nhập hai chương của Bộ luật hình sự 1985 (Chương IV: các tội
xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và Chương VI: các tội xâm phạm sở hữu công
dân) thành một chương là các tội xâm phạm sở hữu.
Quyền sở hữu về tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt đối với tài sản. Vì vậy, các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, xâm phạm đến cả quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định
đoạt tài sản hoặc có khi chỉ xâm phạm vào một trong ba quyền nói trên.
Như vậy, các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội

được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cơ quan, tổ chức và của
cá nhân.
Khách thể của tội xâm phạm sở hữu là xâm phạm quyền sở hữu đối với tài sản
bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản. Tài sản

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 3

SVTH: Lê Thị Ràng



Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
được đề cập đến ở đây có thể là tiền, vàng, bạc, đá quý, các đồ vật cụ thể hoặc các
giá trị vật chất khác.
Hành vi khách quan của tội xâm phạm sở hữu được thể hiện ở các dạng sau:
- Hành vi chiếm đoạt tài sản: Người phạm tội cố ý dịch chuyển một cách
trái pháp luật tài sản đang thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác thành tài sản “của
mình”…. Hành vi chiếm đoạt bao giờ cũng được thể hiện bằng hành động tích cực,
cụ thể là luôn cố ý trực tiếp, mong muốn biến tài sản của người khác thành tài sản
của mình.
- Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản: Một hình thức thấp hơn, cũng được
thực hiện bằng sự chuyển dịch tài sản từ chủ thể khác, chủ thể quản lý tài sản mà

mất khả năng thực tế thực hiện quyền chiếm hữu đối với tài sản. Ở đây, chủ thể
phạm tội khẳng định sự mong muốn chiếm hữu tài sản không phải của mình bằng
cách thể hiện những thái độ định đoạt tài sản kể trên.
- Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất mát, lãng phí tài sản: Là những
hành vi được thực hiện thông qua các đối tượng tác động làm mất mát hoàn toàn
hoặc từng phần giá trị tài sản, làm thất thoát, gây thiệt hại cho chủ sở hữu.
Các hành vi xâm phạm sở hữu có thể được thực hiện bằng hành động hoặc
được thực hiện bằng không hành động. Riêng các tội có tính chất chiếm đoạt chỉ có
thể thực hiện dưới dạng hành động.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Đối với những tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao, các điều luật
không quy định mức khởi điểm của giá trị tài sản để xử lý hình sự, chỉ quyết định

giá trị tài sản ở những cấu thành tăng nặng. Những tội phạm có tính chất nguy hiểm
cho xã hội khác nhau thì mức khởi điểm giá trị tài sản để xử lý hình sự cũng khác
nhau.
Ngoài ra, các dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm như công cụ,
phương tiện, thời gian, địa điểm… không phải là dấu hiệu bắt buộc, trừ trường hợp
luật quy định ở những cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Mặt chủ quan của tội xâm phạm sở hữu:
- Đa số các tội xâm phạm sở hữu điều thực hiện với lỗi cố ý. Ngoại lệ, chỉ
có một vài hành vi phạm tội có lỗi vô ý. Mục đích và động cơ phạm tội có thể là vụ
lợi nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Mức độ thiệt
hại về tài sản là căn cứ quan trọng nhất để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của
các hành vi phạm tội thuộc nhóm tội này. Cá biệt có những hành vi phạm tội không

chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của chủ sở hữu.
- Chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 4

SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam

- Người phạm tội có đủ năng lực tránh nhiệm hình sự và đạt đến một độ
tuổi theo luật định thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

1.2. Khái niệm về tội cướp giật tài sản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự: “Người nào cướp giật tài
sản của người khác thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Điều luật không quy
định rõ hành vi cướp giật được thực hiện như thế nào, nhưng căn cứ vào lí luận và
thực tiễn xét xử thì cướp giật tài sản là hành vi công khai, nhanh chóng giật lấy tài
sản trong tay người khác hoặc đang trong sự quản lý của người có trách nhiệm về
tài sản rồi tẩu thoát mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ thủ
đoạn nào khác nhằm uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu hay người quản lý tài sản.
Như vậy, cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng giật lấy tài sản của người

khác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát.
Điểm nổi bậc của tội cướp giật tài sản là ở thủ đoạn “nhanh chóng” và “tẩu
thoát”. Người phạm tội lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản mà người quản lý
đó khó có thể giữ được hoặc giằng lại được tài sản. Yếu tố bất ngờ trong tội cướp
giật tài sản cũng là một dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này. Hành vi phạm tội
đựợc thực hiện một cách công khai và trắng trợn, nhanh chóng.
Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 là tội
Trung
tâm
Họcquy
liệu
ĐH

Thơ
Tài
họchình
tậpsựvà
nghiên
phạm
đã được
định
tại Cần
Điều 131
và @
Điều

154liệu
Bộ luật
1985.
So với cứu
Bộ
luật hình sự 1985 thì Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 có nhiều sửa đổi, bổ sung, nhất
là đối với các yếu tố làm tình tiết định khung hình phạt, được quy định cụ thể hơn
và dễ áp dụng hơn.
Tội cướp giật tài sản quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 có khung
hình phạt nặng hơn tội cướp giật tài sản của công dân quy định tại Điều 151 và nhẹ
hơn tội cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 131 Bộ luật hình sự
1985.

Về cơ cấu, tội cướp giật tài sản quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự 1999
được cấu tạo thành 5 khoản (Điều 131 và Điều 154 Bộ luật hình sự 1985 quy định
tội này chỉ có 3 khoản). Bên cạnh đó, nhà làm luật còn quy định thêm nhiều tình tiết
là yếu tố định khung hình phạt mà Điều 131 và Điều 154 Bộ luật hình sự 1985 chưa
quy định. Như gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, giá
trị tài sản,… gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng,
hình phạt bổ sung cũng được quy định ngay trong điều luật.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 5


SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam

1.3. Nguyên nhân và điều kiện của tội cướp giật tài sản.
+ Trước hết là do sự sơ hở của một bộ phận quần chúng nhân dân, đa số là phụ
nữ thiếu ý thức cảnh giác, thích phô trương tài sản, hay đeo đồ trang sức có giá trị
lớn khi đi ra đường. Do giá trị tài sản lớn, gọn nhẹ dễ tiêu thụ… nên dễ bị kích động
hành động của bọn tội phạm. Đặc biệt, do có một số người có tâm lý ngại tiếp xúc
với cơ quan bảo vệ pháp luật, cho nên khi bị cướp giật mất tài sản đã không đến
trình báo với các cơ quan chức năng, điều này làm cho bọn cướp giật tài sản ngày

càng gia tăng do chưa bị phát hiện và xử lý triệt để.
+ Mặt khác, tình trạng nghiện hút gia tăng và ngày càng trở nên nghiêm trọng
cũng làm gia tăng số vụ cướp giật, để có tiền hút hít, tiêm chít, bọn nghiện hút mất
hết lý trí, bất chấp pháp luật.
Ví dụ: Để có tiền hút, chít ma túy một số con nghiện đã đi tìm kiếm các đối
tượng đang lưu thông trên đường chờ khi có sơ hở của nạn nhân thì ra tay cướp giật
mà bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, thủ đoạn của bọn
chúng thường rất táo bạo, liều lĩnh.
+ Ngoài ra, phải nói đến việc quản lý con cái của một số gia đình còn lỏng lẻo
để chúng tự do liêu lổng, từ đó dễ bị bọn xấu lợi dụng, dụ dỗ đi vào con đường
phạm pháp.
Ví dụ: Xuất thân trong một gia đình thuần nông nhưng Hoàng và Huy là những

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thanh nên lười lao động… Do đua đòi, hai tên bỏ nhà ra Hà Nội thuê trọ tại ngõ 30,
đình Giáp Nhất, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân sống với bạn gái như vợ
chồng. Ngoài thú ăn chơi xa xỉ, cả hai còn nghiện hút và ham mê đánh bạc bằng
hình thức lô đề nên thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu tiền.
Để đáp ứng những nhu cầu trên, bọn chúng đã bàn nhau thực hiện các vụ cướp
giật trên quốc lộ 5A. Đối tượng mà Hoàng và Huy nhằm vào là phụ nữ đi đường có
mang theo tài sản, để có tiền bọn chúng đã liên tục gây án. Điển hình như ngày
10/11. Vào khoảng 7h, trên quốc lộ 5A, hướng đi Hải Phòng, chúng cướp giật của
chị Nguyễn Thị Thu Hồng, lúc đó đang đèo chị Trịnh Thị Nguyên, điều trú tại
huyện Cẩm Giàng, một chiếc túi xách bên trong có nhiều giấy tờ cùng 1,2 triệu
đồng tiền mặt.

+ Thủ phạm các vụ cướp giật đa phần điều thuộc con nhà khá giả. Tuy nhiên,
do mải mê làm kinh tế các bậc phụ huynh không quan tâm đúng mực, cộng với lối
sống thích thụ hưởng của giới trẻ khiến tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên ngày càng
gia tăng. Bên cạnh đó, còn có một số người phạm tội do cuộc sống gia đình khó
khăn, bị cha mẹ bỏ rơi, không còn cách nào khác để kiếm tiền nên buộc phải làm
liều.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 6

SVTH: Lê Thị Ràng



Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Ví dụ: Lê Ngọc Tùng (18 tuổi) là thủ phạm gây ra nhiều vụ cướp giật điện
thoại di động khi bị bắt về cơ quan điều tra đã sụt sùi nói: “Bố cháu đã chết, mẹ thì
bỏ đi, ở với bà thiệt thòi đủ thứ. Gần đây bà bệnh không biết làm sao kiếm được
tiền mua thuốc, cháu đã quyết định làm liều”.
+ Do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, đa số người dân chưa am
hiểu pháp luật thậm chí còn có ý thức coi thường pháp luật làm cho số tội phạm
cướp giật tài sản ngày càng gia tăng.

1.4. Đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản.

Mỗi tội phạm điều có đối tượng tác động cụ thể, thông qua đối tượng tác động,
tội phạm gây thiệt hại cho những khách thể khác nhau. Tội cướp giật tài sản cũng có
đối tượng tác động riêng. Nghiên cứu đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản
không những làm rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này mà còn có ý
nghĩa trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan tư pháp.
Trong khoa học luật hình sự, đối tượng tác động của tội phạm được hiểu là
một bộ phận thuộc khách thể của tội phạm. Khi tác động đến bộ phận này, người
phạm tội sẽ gây ra thiệt hại cho khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội cướp giật tài sản là quan hệ sở hữu, được đặc trưng bởi ba
quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Đối tượng
Trung
tâm

Cần
Thơ
liệuđịnh
họcvàtập
cụ thể
củaHọc
quan liệu
hệ sởĐH
hữu là
những
loại@
tài Tài

sản nhất
trongvà
đờinghiên
sống xã cứu
hội
chúng có thể trở thành những đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản. Điều 163
Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quy định: “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản”
+ Vật là hình thức tài sản và có thể trở thành đối tượng tác động của tội cướp
giật tài sản, khi là đối tượng của tội cướp giật tài sản vật phải nằm trong sự chiếm
hữu của con người. Những tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu của mình
và chuyển tài sản ra khỏi phạm vi quản lý, tài sản này được coi là tài sản vô chủ và

hành vi lấy loại tài sản này không bị coi là phạm tội.
+ Tài sản là đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản ngoài vật ra còn có thể
là tiền, các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền. Tiền bao gồm tiền Việt Nam và tiền
nước ngoài đang được lưu hành trên thị trường.
Đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản thông thường là những tài sản hợp
pháp. Đây là những loại tài sản người chủ sở hữu có được hoàn toàn phù hợp với
các quy định của pháp luật như: lao động, thừa kế, tặng cho hoặc được hưởng. Tuy
nhiên, có những trường hợp đối tượng của tội cướp giật tài sản có thể là tài sản bất
hợp pháp. Đây là những loại tài sản có được thông qua các hành vi trái pháp luật
như đánh bạc, mại dâm, mua bán ma túy hoặc những hành vi vi phạm pháp luật
GVHD: TS. Phạm Văn Beo


Trang 7

SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
khác mà có. Tính chất bất hợp pháp của tài sản không ảnh hưởng đến việc định tội,
người lấy được tài sản bất hợp pháp này vẫn bị coi là phạm tội cướp giật tài sản và
bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.5. Lịch sử phát triển của luật hình sự Việt Nam quy định về tội cướp
giật tài sản.

Trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện một Nhà nước độc
lập, tự chủ, vững mạnh, để lại cho các thế hệ sau nhiều di sản quý báo về kinh
nghiệm quản lý và điều hành đất nước. Một trong những di sản quý báo đó là thành
quả to lớn và đầy tính sáng tạo, trong xây dựng nền pháp luật độc lập, tự chủ phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử. Trong đó, những
thành tựu về kinh nghiệm về lập pháp hình sự có vị trí trọng yếu. Với tư cách là
công cụ có hiệu quả trong công cuộc bảo vệ và duy trì Nhà nước độc lập, tự chủ.
Nhà nước Việt Nam trải qua các triều đại lịch sử đã luôn quan tâm ban hành các
quy định pháp luật về hình sự và luôn thể hiện đậm nét bản sắc dân tộc trong di sản
văn hóa quý báu ấy.
Qua nhiều thập kỉ xây dựng, Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu trong

việc xây dựng những văn bản pháp luật về hình sự và đã giúp Nhà nước ta quản lý
xã hội
đạtHọc
hiệu quả,
chế độThơ
xã hội
kinh
tế, và
vănnghiên
hóa mới của
Trung
tâm

liệubảo
ĐHvệCần
@chủ
Tàinghĩa,
liệunền
học
tập
cứu
Nhà nước.
Ngày nay, trong tiến trình xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước
đã đặt ra nhiều cách đổi mới trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nói chung
và pháp luật hình sự nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật

hình sự Việt Nam là một trong những vấn đề cần thiết, góp phần tiếp thu, phát huy
những thành quả quý báu của ông cha ta trong việc tìm giải pháp khả thi trước yêu
cầu và thách thức trong bối cảnh đổi mới.
1.5.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản trước
Cách Mạng Tháng Tám.
Trải qua các triều đại phong kiến khác nhau, pháp luật hình sự Việt Nam dần
dần được hình thành và được quy định ngày càng cụ thể hơn.
- Ngay từ thế kỉ thứ XV, nước Việt Nam đã có Lê triều hình luật (còn gọi là
Bộ luật Hồng Đức) và Hồng Đức thiện chính thư - một văn bản pháp luật có chứa
đựng một số quy phạm pháp luật hình sự gồm 6 quyển với 13 chương và 722 điều.
Đã được các đại thần Lê Thánh Tông biên soạn công phu và áp dụng vào công
quyền Việt Nam suốt mấy thế kỉ.


GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 8

SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Trong Bộ luật Hồng Đức thì tội cướp giật tài sản không được quy định một
cách cụ thể ngay trong điều luật nhưng theo quy định tại Điều 454 Bộ luật Hồng
Đức thì “những kẻ lập mưu đi cướp, nhưng khi đi thì không cướp được của đem về

chia nhau. Người không đi này cũng lấy phần chia xử tội như cùng đi ăn cướp, nếu
không lấy phần chia thì xử lưu châu gần. Trước kia đã từng ăn cướp nhưng khi đó
không đi, thì dù không nhận vẫn xử như có đi ăn cướp.
Theo quy định của Bộ luật Hồng Đức, những trường hợp phạm tội với lỗi vô ý
hoặc phạm tội ở độ tuổi 70 tuổi trở lên, từ 15 tuổi trở xuống hoặc người phạm tội bị
tàn phế thì mức hình phạt lưu hình trở xuống thì cho chuộc bằng tiền (Điều 14, 16
Bộ luật Hồng Đức) những trường hợp phạm tội ở độ tuổi 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở
xuống và đáng bị tử hình thì cũng tâu lên vua xét định, còn người 90 tuổi trở lên, 7
tuổi trở xuống, dẫu có bị kết án tử hình thì cũng không được hành hình (Điều 16 Bộ
luật Hồng Đức). Có thể nói đây là những quy định mang tính nhân đạo cao của pháp
luật hình sự của thời kỳ nhà Lê Sơ lúc bấy giờ.
Theo quan điểm của luật hình sự hiện đại, thì tội cướp giật tài sản là tội phạm

có chủ thể thường, bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo Luật định và
đạt đến một độ tuổi nhất định cũng có thể trở thành chủ thể của tội cướp giật tài sản
và phải chịu hình phạt . Trong Bộ luật Hồng Đức còn cho phép dùng tiền để chuộc
tội trong một số hình phạt. Theo quan điểm của luật hình sự hiện đại, chuộc tội bằng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tiền được coi là biện pháp chấp hành hình phạt. Ngoài quy định Điều 454 thì tại
Điều 435 Bộ luật Hồng Đức còn quy định : “Những người thừa cơ khi trộm, cướp,
lụt, cháy mà vơ vét tiền của người khác hay giữa ban ngày mà cướp giật tiền của
của người ta thì khi xử tội những người này sẽ được giảm một bực.
Trong luật hình sự hiện đại nếu người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh khó khăn
đặc biệt của xã hội như chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai dịch bệnh…để
phạm tội thì trách nhiệm hình sự của người phạm tội bị tăng nặng. Ngoài việc quy

định hành vi của chủ thể thực hiện tội phạm thì Bộ luật Hồng Đức còn quy định
hình phạt đối với những chủ thể khác có liên quan đến tội được xem là cướp giật tài
sản như:
+ Các con ở chung nhà với cha mẹ mà đi ăn cướp thì cha bị xử đồ, nặng thì
thêm tội và phải bồi thường thay cho con những tang vật mà con đã cướp được. Nếu
con cái đã ra riêng thì cha, mẹ bị xử phạt hay biếm. Nếu cha đã báo quan thì không
bị tội, đã báo quan nhưng vẫn để con ở nhà thì cũng bị tội như chưa báo quan (Điều
457)
+ Bắt được cướp nhưng không ghi tiền, của do chúng lấy thì biếm ba tư, bồi
thường gấp hai. Quan xã ghi rồi mà lại lấy thì thêm một bực tội. (Điều 442).

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


Trang 9

SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
+ Ở phường, hẻm trong kinh thành (làng, xã) có cướp quan không đốc suất
người đến bắt thì bị xử đồ (Điều 458 Bộ luật Hồng Đức).
+ Ai bắt được cướp mà tự ý thả thì lưu châu ngoài.
- Trong thời kì phong kiến ngoài bộ luật Hồng Đức thì còn có Bộ luật Gia
Long (Hoàng Việt luật lệ). Đây là một trong hai Bộ luật lớn nhất của chế độ phong

kiến Việt Nam. Có thể nói, đây là bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nền cổ luật
Việt Nam. Về mặt lập pháp nói chung, lập pháp hình sự nói riêng, sau khi lên ngôi
hoàng đế, Gia Long giao cho Tiền quân Bắc thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành
(1757- 1817) là Tổng tái soạn Bộ luật này.
Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước phong kiến và quyền sở hữu của thần dân
là những vấn đề được nhà Nguyễn quan tâm. Có thể nói văn phong của Bộ luật nói
chung cũng như những quy định có liên quan đến quyết định hình phạt nói riêng
còn rườm rà, khó hiểu. Hoàng Việt luật lệ không có điều khoản nào trực tiếp quy
định về vấn đề quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản mà vấn đề này
được quy định rải rác trong một số điều luật. Nội dung điều luật này nhìn chung thể
hiện chính sách hình sự rất hà khắc của triều đình nhà Nguyễn, mặt khác những quy
định đó cũng chưa phản ánh đầy đủ các vấn đề có liên quan đến quyết định hình

phạt. Tuy nhiên, có thể hiểu được những hạn chế này bị chi phối một phần bởi hạn
chế của lịch sử. Theo quy định của Bộ luật Gia Long về hình công có 176 điều
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trong đó tội cưỡng đạo (cướp giật mạnh, trộm cướp gia trọng) quy định tại Điều 235
Bộ luật Gia Long.
“Phàm cướp giật mạnh nhưng không lấy được tiền, điều phạt 100 trượng, lưu
300 dặm, được tiền của người chủ nợ, thì không chia thủ, tòng đều chém hết. Tuy
nhiên, tùy theo tang vật, buộc tội cố ý, không chia xử theo tang vật là cứ phạt 100
trượng, lưu đài 300 dặm. Phàm những kẻ cướp giật mạnh tự thú mà không thực,
không kể hết tội không nên xử theo luật danh lệ tự thú, đến tội chết thì giảm một
bực”.
Ngoài ra, Điều 237 Bộ luật Gia Long còn quy định về tội sang đoạt (người có

ý hung hăng lấy của là sang đoạt), phàm giữa ban ngày mà sang đoạt tiền của người
ta, không kể tang vật, phạt 100 trượng, đồ 3 năm. Tùy theo số tang vật mà định tội,
hễ nặng thì thêm tội trộm cắp hai bực, nếu trong khi sang đoạt mà làm người khác
bị thương, thủ lãnh thì bị chém giam chờ, kẻ a tùng mỗi người giảm một bực so với
thủ lãnh, và bên cánh tay mặt xăm hai chữ “SANG ĐOẠT”, nếu nhân hỏa hoạn,
thuyền đi gặp gió, mắc cạn, thừa cơ hội sang đoạt tiền của, vật của người khác và
phá hủy thuyền thì tội như trên: tội sang đoạt, chờ khi người ta vô ý lấy cũng là
hành vi sang đoạt. Giống như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long cũng quy định

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 10


SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
về nguyên tắc chịu trách nhiệm liên đới. Đây là nguyên tắc được áp dụng khá phổ
biến trong các xã hội phong kiến Việt Nam. Nội dung của nguyên tắc này là tuy một
người phạm tội nhưng họ hàng thân thích của người đó không liên quan đến việc
phạm tội nhưng vẫn bị đưa ra xét xử cùng với người phạm tội.
Theo quan điểm của luật hình sự hiện đại thì đây là nguyên tắc vô nhân đạo,
nó trái ngược với nguyên tắc trách nhiệm cá nhân – một nguyên tắc được ghi nhận
trong luật hình sự hiện đại.

1.5.2.Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản sau
Cách Mạng Tháng Tám (Trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1985).
Sau cách mạng tháng tám 1945, Nhà nước Việt Nam kiểu mới được hình
thành, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. Trong
giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành nhiều sắc lệnh nhằm đáp ứng yêu cầu giữ gìn
chính quyền nhân dân, góp phần xây dựng và chuẩn bị lực lượng sẵn sàng bước vào
cuộc kháng chiến lâu dài của cả nước, các hành vi cướp bóc trong khi có chiến sự
đều bị tòa án binh xử nặng như các tôi gián điệp, phản bội Tổ quốc và có thể bị
tuyên đến án tử hình.
Ở thời kì này, Nhà nước Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc lệnh
số 03 - SL/ 76 ngày 15 - 3 - 1976 quy định về các tội phạm và hình phạt. Sắc luật
gồmtâm

bốn chương,
12 điều,
quy định
bảy@
loạiTài
tội phạm
trong tập
đó cóvà
quy
định về cứu
tội
Trung

Học liệu
ĐH Cần
Thơ
liệu học
nghiên
xâm phạm tài sản riêng của công dân. Đường lối xét xử bọn tội phạm khác là:
“Trừng trị nghiêm khắc bọn lưu manh, chuyên nghiệp, bọn côn đồ hung hãn, bọn
phạm tội có dùng vũ khí hoặc chất độc, bọn hoạt động trắng trợn, táo bạo, bọn tái
phạm, bọn phạm tội có tổ chức, bọn cầm đầu…, bọn lợi dụng chức vụ quyền hạn để
phạm tội, bọn gây ra những hậu quả nghiêm trọng, xử nhẹ hoặc miễn hình phạt cho
những kẻ nhất thời phạm tội, những kẻ chưa gây ra hậu quả lớn, những kẻ tự thú
thật thà hối cải, tố giác đồng bọn, hoặc tự nguyện bồi thường thiệt hại gây ra”.

1.5.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản từ khi
ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1999.
Điều 70 Hiến pháp năm 1980 quy định: “công dân có quyền được pháp luật
bảo hộ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm”. Như vậy, sở hữu của công dân về
tài sản là một trong những quyền cơ bản nhất được Hiến pháp quy định và được
pháp luật bảo hộ. Bộ luật hình sự 1985 quy định các tội xâm phạm sở hữu của công
dân là nhằm bảo vệ sở hữu của công dân về mặt hình sự.
Trong thời kì này nguồn duy nhất và trực tiếp của pháp luật hình sự là Bộ luật
hình sự 1985. Đây là Bộ luật hình sự của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


Trang 11

SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Nếu pháp luật hình sự thời kì trước đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật hình sự đơn hành, thì Bộ luật hình sự 1985 đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc về
kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta.
Bộ luật hình sự 1985 gồm 2 phần: phần chung và phần các tội phạm, tổng
cộng 20 chương với 280 điều.Trong đó phần các tội phạm gồm 12 chương với 205
điều quy định 12 nhóm tội phạm . Trong đó, có các tội xâm phạm sở hữu công dân.

Theo Bộ luật hình sự 1985 thì tội cướp giật tài sản được quy định cụ thể tại Chương
IV các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa thì tội cướp giật tài sản quy định tại
Điều 131. Với quy định tại điều luật này thì khung hình phạt cao nhất của tội cướp
giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa là tù đến 20 năm. Tại
Chương VI các tội xâm phạm sở hữu công dân thì tội cướp giật tài sản được quy
định tại Điều 154 về tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản của công dân
và mức hình phạt cao nhất đối với loại tội này là 15 năm tù. Ở cả 2 chương đều quy
định 3 khung hình phạt đối với tội này.
+ Tại Điều 131 Bộ luật hình sự 1985 thì khung một là 3 năm, khung hai là 3
năm đến 10 năm tù và khung ba từ 10 năm tù đến 20 năm tù.
+ Điều 154 Bộ luật hình sự 1985 thì khung một là 3 tháng đến 3 năm tù, khung
hai từ 2 năm đến 10 năm tù, khung ba từ 7 năm đến 15 năm tù.

Có thể nói Bộ luật hình sự 1985 đã kế thừa và phát huy những thành tựu của
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
pháp luật hình sự Việt Nam nhất là thời kì từ sau Cách Mạng Tháng Tám. Tổng kết
kinh nghiệm trong phòng, chống tội phạm trong thời gian trước năm 1985 và dự
báo được tình hình tội phạm trong thời gian tới.
1.5.4. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội cướp giật tài sản từ khi
Bộ luật hình sự 1999 ra đời cho đến nay.
Trong đường lối chủ động hội nhập nền kinh tế quốc tế và khu vực, nhất là
trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mà Đảng ta đã đề
ra, Bộ luật hình sự 1999 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một cách tương
đối toàn diện Bộ luật hình sự 1985 nhưng có kế thừa những nội dung hợp lí, tích
cực của Bộ luật hình sự 1985. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 12 - 12 - 1999, Quốc hội

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X tại kì họp lần thứ 6, đã thông
qua Bộ luật hình sự 1999, thay thế cho Bộ luật hình sự 1985. Bộ luật hình sự 1999
có hiệu lực từ ngày 1 - 7 - 2000. Bộ luật hình sự 1999 đã có những quy định mới,
đặc biệt là Bộ luật hình sự 1999 đã quy định ở Chương XIV các tội xâm phạm sở
hữu được xây dựng trên cơ sở kết hợp Chương IV - các tội xâm phạm sở hữu xã hội
chủ nghĩa và Chương VI - các tội xâm phạm sở hữu công dân trong Bộ luật hình sự
1985.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 12


SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Nhìn chung, Bộ luật hình sự 1999 đã quy định tội phạm và hình phạt một cách
cụ thể, theo Bộ luật hình sự 1999 thì tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều
136 và quy định thành năm khung với mức hình phạt nặng nhất là tù chung thân.
1.6. Quy định của một số nước trên thế giới về hành vi đuợc xem là cướp giật
tài sản.
Để có sự nhận thức thấu đáo về tình hình của mỗi quốc gia, chúng ta cần có
một quan điểm đứng trên sự đối chiếu, so sánh. Quan điểm so sánh hệ thống pháp
luật sẽ cho phép nhận thức đúng đắn hệ thống pháp luật của chính mình. Kết quả

nghiên cứu pháp luật hình sự của các quốc gia sẽ góp phần tích cực cho hoạt động
lập pháp hình sự của quốc gia. Các nhà làm luật sẽ tiếp cận được kinh nghiệm quý
báu trong hoạt động hình sự của các nước trên thế giới. Qua đó, đối chiếu, so sánh,
sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự của quốc gia. Qua kết quả nghiên
cứu những vấn đề cơ bản của pháp luật hình sự của các quốc gia còn là nguồn tài
liệu quý báo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy của các quốc gia. Hơn nữa,
chúng ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, để có sự hiểu biết
sơ bộ giúp cho việc tiến hành hợp tác có hiệu quả, chúng ta cần có nhận thức đúng
đắn về hệ thống pháp luật hình sự các quốc gia khác nhau. Điều này thể hiện rõ lợi
ích toàn cầu của việc nghiên cứu (Phạm Văn Beo - Tập bài giảng Luật hình sự các
nướctâm
- Trang

2) liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung
Học
1.6.1. Hành vi được xem là cướp giật tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự
Nhật Bản.
Tuy Bộ luật hình sự Nhật Bản không có điều, khoản, điểm nào quy định về tội cướp
giật tài sản nhưng thông qua việc tìm hiểu những quy định ở một số điều quy định
về tội cướp tài sản trong Bộ luật hình sự Nhật Bản thì ta có thể rút ra các hành vi
gần vớI quy định về tội cướp giật tài sản ơ Việt Nam như sau:
Điều 236 Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định:
+ Người nào tước đoạt tài sản của người khác bằng vũ lực hoặc áp đảo tinh
thần là phạm tội cướp và bị phạt tù có lao động bắt buộc từ 5 năm trở lên.

Hình phạt này cũng được áp dụng tương tự như vậy đối với người có được một
món lợi kinh tế bất hợp pháp hoặc buộc người khác phải có được một món lợi kinh
tế bất hợp pháp.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 điều này thì chúng ta có thể hiểu, khi một
người có hành vi cướp giật tài sản của người khác (có được một món lợi kinh tế bất
hợp pháp) thì sẽ bị phạt tù có lao động từ 5 năm trở lên.
Ngoài ra tại Điều 240 Bộ luật hình sự Nhật Bản còn quy định về cướp giật gây
chết người hoặc gây tổn hại đến sức khỏe.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 13


SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Khi kẻ cướp gây tổn hại sức khỏe cho một người thì bị phạt tù chung thân có
lao động bắt buộc hoặc phạt tù có lao động bắt buộc từ 7 năm trở lên. Trường hợp
gây chết nhiều người thì kẻ cướp đó bị phạt tử hình hoặc bị phạt tù chung thân có
lao động bắt buộc.
So với pháp luật hình sự Việt Nam thì pháp luật Nhật Bản quy định mức phạt
đối với hành vi này có phần nặng hơn về mức hình phạt, theo pháp luật hình sự Việt
Nam thì mức hình phạt đối với tội này cao nhất là tù chung thân còn theo pháp luật
Nhật Bản thì mức phạt cao nhất đối với hành vi phạm tội này là tử hình.

1.6.2. Hành vi được xem là cướp giật tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự
Thụy Điển.
Giống như Bộ luật Nhật bản, Bộ luật Thụy Điển cũng không quy định tội cướp
giật tài sản một cách cụ thể, nhưng khi tìm hiểu Chương 8 Bộ luật hình sự Thụy
Điển ta có thể rút ra các kết luận như sau:
Chương 8 Bộ luật hình sự Thụy Điển có quy định về tội trộm, cướp và các tội
khác chiếm đoạt tài sản của công dân.
Điều 7 Bộ luật hình sự Thụy Điển quy định: “Người nào lấy đi hoặc sử dụng
bất hợp pháp xe gắn máy hoặc các loại phương tiện gắn máy có người điều khiển
của người khác thì trừ trường hợp bị xử về các tội quy định tại các điều khác của
chương
thì bịliệu

phạtĐH
tù đến
2 năm.
Trung
tâmnày
Học
Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Điều 8 Bộ luật hình sự Thụy Điển có đoạn quy định: “Người nào ngoài các tội
được quy định rõ tại chương này, lấy đi hoặc sử dụng bất hợp pháp hoặc dưới các
hình thức khác chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tiền hoặc phạt tù đến 6
tháng về tội chiếm giữ trái pháp luật tài sản.

Ngoài ra, tại Điều 9 Bộ luật hình sự Thụy Điển còn quy định rằng: Người nào
xâm phạm quyền sở hữu của người khác nhằm sử dụng tài sản của người khác đó
thì bị phạt tiền hoặc phạt tù đến 6 tháng về tội tự ý sử dụng tài sản của người khác.
Trong Bộ luật hình sự của Thụy Điển, hệ thống hình phạt được thể hiện theo
hướng thể hiện rõ nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự với các loại hình phạt
có nội dung khác nhau phù hợp với việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự trong
những trường hợp riêng biệt. Các loại hình phạt bao gồm: phạt tù, giáo dục tập
trung người chưa thành niên phạm tội, án treo, phạt tiền, quản chế. Trong hệ thống
hình phạt này thì hai loại hình phạt tước tự do của người bị kết án. (phạt tù và giáo
dục người chưa thành niên phạm tội) được áp dụng cho hai đối tượng khác nhau.
Hình phạt tù đối với người đã thành niêm phạm tội và hình phạt giáo dục tập trung
người chưa thành niên phạm tội, hai hình phạt này cũng được xem là hình phạt có

tính nghiêm khắc cao. Kế tiếp về mức độ nghiêm khắc là hình phạt có điều kiện và

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 14

SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
quản chế. Hình phạt tiền được xếp vào vị trí ít nghiêm khắc hơn so với các loại hình
phạt nói trên.

Nhìn chung hình phạt tù được quy định tại Chương 26 Bộ luật hình sự Thụy
Điển bao gồm tù có thời hạn và tù chung thân. Trong đó, hình phạt tù có thời hạn
quy định với mức tối thiểu là 14 ngày, tối đa là 10 năm (trong những trường hợp
phạm tội thông thường). Đối với một số tội mức tối đa của loại hình phạt này có thể
đến 14 năm. Như vậy, có thể thấy được điểm khác biệt rõ rệt trong quy định mức tối
thiểu và mức tối đa của hình phạt tù giam trong luật hình sự của Thụy Điển. So với
pháp luật hình sự Việt Nam, mức tối thiểu của hình phạt tù giam được quy định
trong pháp luật hình sự Thụy Điển là tương đối thấp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. Phạm Văn Beo


Trang 15

SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam

CHƯƠNG 2
TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1. Khái niệm về tội cướp giật tài sản theo quy định của pháp luật hình

sự Việt Nam hiện hành.
Cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác một
cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát.
Điều 136 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 quy định về tội cướp giật tài sản:
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến
năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười năm:
a) Có tổ chức.
b) Có tính chất chuyên nghiệp.
c) Tái phạm nguy hiểm.
d) Hành hung để tẩu thoát.

Dùngliệu
thủ đoạn
Trung tâme)Học
ĐH nguy
Cầnhiểm.
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
f) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 11% đến 30%.
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm
triệu đồng.
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm

đến mười lăm năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 31% đến 60%.
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm
triệu đồng.
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ
thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người.
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.


GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 16

SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm
triệu đồng.


2.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội cướp giật tài sản.
2.2.1. Về mặt chủ thể của tội cướp giật tài sản.
Đối với tội cướp giật tài sản, chủ thể của tội phạm này cũng tương tự như đối
với các tội xâm phạm sở hữu khác. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự, vì khoản 1 Điều 136 Bộ
luật hình sự là tội phạm nghiêm trọng và theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự,
thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người
từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, chủ
thể của tội cướp giật tài sản quy định tại tất cả các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 136 Bộ luật
hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ

đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chỉ là
chủ thể của tội cướp giật tài sản quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 136 Bộ luật
hình sự. Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
trình điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội cướp giật tài sản cần chú ý độ
tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu người phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 136 Bộ luật hình
sự thì chỉ cần xác định người phạm tội đủ 14 tuổi là đã chịu trách nhiệm hình sự,
nhưng nếu người phạm tội thuộc quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự thì
người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự. (ThS. Đinh Văn
Quế - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm tập II bình luận chuyên
sâu - NXB Thành Phố Hồ Chí Minh - Trang 150)

2.2.2. Về mặt khách thể của tội cướp giật tài sản.
Khách thể của tội cướp giật tài sản là cùng một lúc xâm phạm đến hai khách
thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ tài sản. Tuy
nhiên, trong tình hình hiện nay, nhiều vụ cướp giật tài sản đã gây ra những hậu quả
rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại như các vụ cướp giật của
người đang điều khiển xe đạp, xe máy làm cho những người này ngã xe gây ra tai
nạn. Mặt dù những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe không phải là đối tượng mà
người phạm tội nhằm vào, nhưng trước khi thực hiện hành vi cướp giật, người phạm
tội nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn thực hiện, còn hậu
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 17


SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
quả thì muốn ra sau thì ra. Cũng chính vì vậy, Bộ luật hình sự 1999 khi quy định tội
cướp giật tài sản đã đưa vào trong cấu thành tội phạm dấu hiệu về thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe và coi đây là những tình tiết định khung hình phạt.
Khẳng định khách thể của tội cướp giật tài sản là những quan hệ sở hữu và
quan hệ nhân thân không chỉ đúng với lí luận mà còn phù hợp với thực tiển đấu
tranh phòng, chống tội phạm này trong tình hình hiện nay. (ThS. Đinh Văn Quế Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm tập II bình luận chuyên sâu NXB Thành Phố Hồ Chí Minh - Trang 150 -151)
2.2.3. Về mặt khách quan của tội cướp giật tài sản.

a. Hành vi khách quan
Điều luật không mô tả hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản, nhưng căn
cứ vào khái niệm và các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản thì người phạm tội
cướp giật tài sản có những hành vi sau đây:
Hành vi giật tài sản
Đặc trưng của tội cướp giật tài sản là hành vi giật, tức là giằng mạnh lấy tài
sản về mình một cách nhanh chóng (ngay tức khắc). Thông thường, hành vi giật tài
sản một cách nhanh chóng đã tạo ra yếu tố bất ngờ đối với chủ sở hữu hoặc người
có trách nhiệm về tài sản (người quản lý tài sản) làm cho người này không có khả
Trung
Họctàiliệu
Cầnđang

Thơ
@lý.Tài
học
tậpmột
vàsốnghiên
cứu
năngtâm
giữ được
sản ĐH
mà mình
quản
Tuyliệu

nhiên,
trong
trường hợp,
người phạm tội muốn tạo ra yếu tố bất ngờ đối với chủ sở hữu hoặc người có trách
nhiệm quản lý tài sản nhưng thủ đoạn phạm tội không làm cho chủ sở hữu hoặc
người có trách nhiệm quản lý tài sản bị bất ngờ nên người phạn tội không thực hiện
được hành vi giật tài sản.
Ví dụ: Khoảng 17h ngày 18/9 bị can Đào Trung Dũng đi xe máy một mình
trên đường Giải Phóng, khi đến gần cổng bệnh viện Bạch Mai, Dũng phát hiện thấy
một người đàn ông khoảng 50 tuổi đi xe máy Honda 82 màu xanh cùng chiều có
đeo điện thoại di động ở thắt lưng bên phải. Dũng liền bám theo, đi xe máy áp sát
bên phải của người đàn ông rồi dùng tay trái giật mạnh điện thoại nhưng do người

đàn ông phát hiện và dùng tay giữ lại nên Dũng không giật được tài sản. Người đàn
ông hô toán Dũng liền lái xe bỏ chạy. Tại cơ quan điều tra, Dũng đã khai nhận hành
vi phạm tội của mình.
Thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều trường hợp lúc đầu người phạm tội chỉ có ý
định giật lấy tài sản nhưng trong quá trình thực hiện hành vi giật, bị chủ sở hữu
hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản chống cự giữ lại tài sản hoặc giằng lại tài
sản, nên người phạm tội đã có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để
chiếm cho bằng được tài sản thì hành vi phạm tội không còn là hành vi cướp giật tài
GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 18


SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
sản nữa mà hành vi này đã là hành vi cướp tài sản. Và đây là trường hợp có sự
chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản.
Hành vi giật tài sản của người phạm tội được thực hiện một cách công khai,
tức là không có ý thức che giấu hành vi của mình đối với chủ sở hữu hoặc người có
trách nhiệm quản lý tài sản và những người khác. Đây cũng là một đặc trưng để
phân biệt với những trường hợp phạm tội khác như hành vi trộm cắp, lừa đảo chiếm
đoạt tài sản không có tính công khai, trắng trợn. Tính chất công khai của hành vi
cướp giật tài sản là công khai với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài

sản là bị giật chứ không phải công khai với chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm
quản lý tài sản về thân phận của người phạm tội. Vì vậy, nếu người phạm tội thực
hiện hành vi vào ban đêm hay có bất cứ thủ đoạn nào làm cho chủ sở hữu hoặc
người có trách nhiệm quản lý tài sản không thể nhận biết được người phạm tội như
người phạm tội đeo mặt nạ, hóa trang… thì hành vi phạm tội vẫn là hành vi cướp
giật tài sản.
Để thực hiện được hành vi cướp giật tài sản của mình người phạm tội có thể
thực hiện nhiều hành vi khác nhau: Như lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách
nhiệm quản lý tài sản không chú ý rồi bất ngờ giật lấy tài sản, lợi dụng chủ sở hữu
hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắt hoặc đang điều khiển
phương tiện giao thông để giật lấy tài sản…. Thủ đoạn phạm tội cướp giật tài sản
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

cũng là những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tội cướp giật tài sản với những tội
phạm gần kề khác thuộc về các tội xâm phạm sở hữu. Các thủ đoạn để phân biệt tội
cướp giật tài sản và các tội gần kề khác:
- Dùng thủ đoạn chen lấn, xô đẩy người giữ tài sản làm cho người này không
chú ý đến tài sản nên người phạm tội mới lấy được tài sản rồi tẩu thoát.
- Lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản vướng mắc,
không có khả năng đuổi bắt hoặc giằng giặt lại tài sản nên người phạm tội chiếm
đoạt tài sản. Như lợi dụng người bán hàng đang bán hàng cho khách, người phạm
tội đã lấy đi một món hàng rồi bỏ chạy.
- Người phạm tội còn có thể dùng thủ đoạn có vẻ như đe dọa chủ sở hữu hoặc
người quản lý tài sản như: giả làm cán bộ quản lý thị trường đến kiểm tra hàng rồi
bất ngờ giật lấy tài sản hoặc tạo điều kiện cho đồng bọn giật lấy tài sản rồi tẩu thoát.

- Người phạm tội cũng có thể dùng thủ đoạn gian dối để tiếp cận gần chủ sở
hữu hoặc người quản lý tài sản rồi giật lấy tài sản của họ.
- Ngoài các thủ đoạn nêu trên người phạm tội còn dùng thủ đoạn lén lút để
tiếp cận chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản rồi bất ngờ giật lấy tài sản của chủ sở
hữu hoặc người quản lý tài sản.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 19

SVTH: Lê Thị Ràng



Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Đặc trưng của hành vi cướp giật tài sản là sau khi giật lấy tài sản người phạm
tội sẽ tẩu thoát, thế nhưng hành vi chạy trốn nó chỉ là một đặc trưng của tội cướp
giật tài sản chứ không phải là dấu hiệu bắt buộc, người phạm tội có chạy trốn hay
không còn phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nếu như trong hoàn cảnh nhất
định người phạm tội thấy sự chạy trốn là không cần phải thực hiện mà vẩn không bị
bắt thì họ không cần phải chạy trốn mà vẫn không bị lộ tung tích của mình.
b. Hậu quả.
Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài
ra còn có các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc những thiệt hại khác. Tội phạm
hoàn thành khi người phạm tội giật được tài sản, nếu có hành vi giật nhưng chưa

giật được tài sản thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Đối với tội cướp giật tài
sản thì mức tài sản bị chiếm đoạt không phải là dấu hiệu để cấu thành tội phạm. Do
đó, người phạm tội cướp giật có giá trị lớn hay nhỏ vẫn là phạm tội cướp giật tài
sản. Tuy nhiên, nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn thì thuộc trường hợp quy định
tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của Điều 136 tùy theo giá trị của tài sản bị chiếm
đoạt.
Các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc các thiệt hại khác là những tình tiết
định khung tăng nặng của tội cướp giật tài sản. (ThS. Đinh Văn Quế - Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm tập II bình luận chuyên sâu - NXB
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Thành Phố Hồ Chí Minh – Trang 151)
2.2.4. Về mặt chủ quan của tội cướp giật tài sản.

Tội cướp giật tài sản được thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội
là mong muốn chiếm đoạt bằng được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt được tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước
khi hành vi giật tài sản xẩy ra, người phạm tội cướp giật tài sản không thể có mục
đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi giật tài sản, vì hành vi
giật tài sản đã bao hàm mục đích chiếm đoạt.
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội danh. Tuy
nhiên, ngoài mục đích chiếm doạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích
khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người
đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
cướp giật tài sản. (ThS. Đinh Văn Quế - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần
các tội phạm tập II bình luận chuyên sâu - NXB Thành Phố Hồ Chí Minh – Trang

158).

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 20

SVTH: Lê Thị Ràng


Tội cướp giật tài sản trong luật hình sự Việt Nam

2.3. Các trường hợp phạm tội cụ thể.

2.3.1. Phạm tội cướp giât tài sản không có tình tiết định khung hình phạt.
Đây là những trường hợp phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình
sự, là cấu thành cơ bản của tội cướp giật tài sản. So với tội cướp giật tài sản của
công dân quy định tại Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1985 thì khoản 1 Điều 136 Bộ
luật hình sự 1999 nặng hơn khoản 1 Điều 154 Bộ luật hình sự 1985, nhưng không
nặng hơn và cũng không nhẹ hơn khoản 1 Điều 131 Bộ luật hình sự 1985 quy định
về tội cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, đối với hành vi phạm tội cướp giật
tài sản của công dân xẩy ra trước 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau ngày 4/1/2000 mới
phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thì không được áp dụng khoản 1 Điều 136 Bộ luật
hình sự năm 1999. Đối với hành vi cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa xẩy ra trước 0
giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mới phát hiện, xử lý thì cũng
không được áp dụng Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 để điều tra, truy tố, xét xử đối

với người phạm tội mà phải áp dụng Điều 131 Bộ luật hình sự 1985, vì theo khoản
1 Điều 7 Bộ luật hình sự 1999 thì điều luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội
là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực
hiện, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7 Bộ luật
hình sự 1999.
Khi quyết
vớiCần
ngườiThơ
phạm @
tội cướp
giật tài
sản theo

1 Điều 136
Trung tâm
Họcđịnh
liệuđối
ĐH
Tài liệu
học
tập khoản
và nghiên
cứu
Bộ luật hình sự, Tòa án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại
Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu các tình tiết khác như nhau thì mức hình phạt đối

với người phạm tội phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng phải bị phạt nặng hơn người
phạm tội có hoặc không có tình tiết tăng nặng.
- Người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ phải bị phạt nặng hơn người
phạm tội có tình tiết giảm nhẹ.
- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ được phạt nhẹ hơn người có ít
tình tiết giảm nhẹ.
- Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản phải bị phạt nặng hơn người phạm
tội chưa chiếm đoạt được tài sản; tài sản bị chiếm đoạt càng nhiều hình phạt càng
nặng.
- Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt có thể được
áp dụng dưới mức một năm tù hoặc được chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn;

nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì cũng có thể được
hưởng án treo.

GVHD: TS. Phạm Văn Beo

Trang 21

SVTH: Lê Thị Ràng


×