Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết phế đô của giả bình ao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.25 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI  NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

MAI HỒNG THOA

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT PHẾ ĐÔ CỦA
GIẢ BÌNH AO

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV BÙI THỊ THÚY MINH

Cần Thơ, năm 2011

1


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN I: MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, DỊCH GIẢ VÀ
TÁC PHẨM PHẾ ĐÔ


1. Tác giả Giả Bình Ao
1.1.

Cuộc đời

1.2.

Sự nghiệp sáng tác

2.

Dịch giả Vũ Công Hoan

3.

Tác phẩm Phế đô

3.1. Giới thiệu chung về tác phẩm Phế đô
3.2. Tóm tắt tác phẩm
3.3. Ý nghĩa nhan đề Phế đô
3.4. Vị trí của tác phẩm Phế đô
Chương 2: ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU
THUYẾT PHẾ ĐÔ CỦA GIẢ BÌNH AO
1. Nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế của người
phụ nữ trong tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao
2. Xinh đẹp - đặc trưng nổi bật nhất, mê lực đối với đàn ông của người
phụ nữ trong tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao

2



3. Si tình đồng nghĩa với khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của người phụ
nữ trong tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao
4. Tính cách cao đẹp “ lòng như bồ tát, thiện như ánh trăng “ của người
phụ nữ trong tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao
4.1.

Ngôn ngữ

4.2.

Suy nghĩ – hành động

5. Phân loại và ý nghĩa của hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết

Phế đô của Giả Bình Ao
PHẦN III : KẾT LUẬN

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước Việt Nam chúng ta đang trong thời kì hội nhập, mở rộng giao lưu
hợp tác với các quốc gia trên toàn Thế Giới. Vì vậy, tìm hiểu về ngôn ngữ, phong
tục tập quán của các nước bạn là một việc rất cần thiết đối với mỗi chúng ta. Tìm
hiểu về nền văn hóa của các nước vừa giúp chúng ta có thể mở mang hiểu biết,
vốn sống vừa có dịp tiếp thu những cái hay, cái độc đáo để nâng cao tri thức, góp
phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nước nhà. Riêng bản thân tôi là một
sinh viên Ngữ Văn, tôi ý thức được rằng cách tốt nhất để tiếp cận nền văn hóa của

một quốc gia là tìm hiểu những tác phẩm văn học xuất sắc của nước đó. Con
đường văn học sẽ giúp chúng ta tìm hiểu được nhanh hơn, cụ thể hơn và toàn diện
hơn.
Tìm hiểu về nền văn học của các nước, chúng ta không thể bỏ qua Trung
Quốc, một quốc gia có nền văn học đồ sộ, phong phú và đặc sắc bậc nhất của nhân
loại. Nơi đây là cái nôi sản sinh ra rất nhiều nhà văn vĩ đại với biết bao tác phẩm
sống mãi trong lòng người đọc. Theo dòng chảy của thời gian, từ quá khứ rực rỡ
nền văn học Trung Quốc tiếp tục phát triển vững chắc ở thời kỳ đương đại và đã
đạt được những thành tựu to lớn. Liên tục xuất hiện những nhà văn xuất sắc, vừa
có tài năng vừa có tâm huyết với ngòi bút của mình. Gây được tiếng vang trên văn
đàn đương đại Trung Hoa nói riêng và cả Thế Giới nói chung. Tiêu biểu trong số
đó là nhà văn Giả Bình Ao, ông là nhà văn xuất sắc hàng đầu, đặc biệt thành công
ở hai thể loại tiểu thuyết và tản văn. Tiểu thuyết Phế đô của ông đã tạo được
tiếng vang lớn, gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Tác phẩm là một bức
tranh xã hội khá chân thực và sinh động, phản ánh được một cách rõ nét những
thay đổi, những biến động vô cùng phức tạp đang diễn ra trong xã hội qua hình
ảnh người tri thức trẻ Trung Quốc hôm nay.

4


Được sự gợi ý đề tài từ cán bộ hướng dẫn cộng với niềm say mê văn học
Trung Quốc và muốn tìm hiểu sâu hơn về các tác phẩm của Giả Bình Ao nói
chung cũng như tiểu thuyết Phế đô nói riêng nên người viết đã mạnh dạn chọn
đề tài “ Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao “ để
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Giả Bình Ao là một nhà văn đương đại, tuổi đời còn trẻ nhưng tiếng tăm và

sự ảnh hưởng của ông trong lòng bạn đọc Trung Quốc rất mạnh mẽ. Một trong
những yếu tố làm nên sự thành công của ông là nhờ vào tài năng viết tiểu thuyết
mà tiêu biểu đó là tiểu thuyết Phế đô . Đây là một tác giả đương đại, và tác phẩm
Phế đô cũng xuất hiện ở Việt Nam không lâu nên những công trình nghiên cứu,
các sách vở có đề cập sâu đến tác giả Giả Bình Ao nói chung và tiểu thuyết Phế
đô nói riêng là không nhiều.
Trong số các tài liệu mà người viết đã thu thập được. Tiến sĩ Hồ Sĩ Hiệp
trong chuyên luận “ Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì mới “, nhà xuất
bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – 2003 đã giới thiệu về Giả Bình
Ao và tác phẩm của ông qua bài viết “ Hiện tượng Giả Bình Ao “. Hồ Sĩ Hiệp đã
trình bày khá chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Giả Bình Ao.
Tác giả này có nêu lên các quan điểm đánh giá về tiểu thuyết “ Phế đô “ như sau :
“ Quan điểm ngợi khen đề cao “ Phế đô “ là một tác phẩm văn học lớn, nội dung
phong phú ngôn ngữ chất phác, dân dã....Quan điểm phê phán, chê bai cho rằng
tác phẩm này có tính chất dâm thư, miêu tả quá nhiều về tình dục, xác thịt để câu
khách có xu hướng chạy theo thị hiếu tầm thường “. Đồng thời tác giả bài viết đã
khẳng định : “ vấn đề mà giả Bình Ao đề cập trong tác phẩm “ Phế đô “ khá dữ
dội, đầy gốc cạnh, mổ xẻ đến nơi đến chốn và phê phán gay gắt cuộc sống hiện
thực của thành phố Tây An thời kỳ cải cách mở cửa....cái tốt, cái xấu cứ đan xen

5


lẫn lộn. Trong cái xấu phô bày hàng ngày thì phần tử tri thức cũng mắc phải
những thứ rác rưởi đó mà mọi người cần phải mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật để
kịp thời cứu chữa “
Ngoài ra tác giả Phạm Tú Châu qua bài viết “ Giả Bình Ao nhà văn đặc sắc
của Trung Quốc hiên đại” , in trong “ Tập truyện ngắn Giả Bình Ao ” , nhà xuất
bản Công an nhân dân và công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện – 2003
đã giới thiệu về tên tuổi cùng những truyện ngắn của nhà văn. Phạm Tú Châu đã

viết “ hiểu biết sát sườn về tình cảm và trạng thái dưới đáy nơi này vì thế muốn
viết những cảm thụ đó” ; “ Trung Quốc trước đây đề xướng văn hóa tinh anh rồi
đột nhiên biến tri thức thành ra như thế. Trên thực tế, tinh anh chỉ là một số rất ít
người, khiến cho nhiều trí thức rất phẫn nộ, đó chính là tâm thái của người tri
thức Trung Quốc hiện nay. Tất nhiên tôi hiểu số này do vậy mà viết ra.”
Từ tác phẩm Phế đô , Vũ Công Hoan dịch, nhà xuất bản Đà Nẵng – 1999,
người viết cũng nhận được một số thông tin về Giả Bình Ao và tác phẩm Phế đô
của người dịch, biết thêm về nỗi trăn trở của nhà văn qua lời tâm sự của chính ông
ở lời cuốn cuốn sách. Ngoài ra người viết cũng tham khảo thêm một số tài liệu
được đăng trên mạng. Nhưng hầu hết tất cả những tài liệu này chỉ giới thiệu chung
chung về tác giả Giả Bình Ao và sơ lược về các tác phẩm tiêu biểu của ông mà
thôi chứ chưa thật đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm Phế đô

cũng như “ Hình

tượng người phụ nữ trong tác phẩm “. Do đó, người viết sẽ trình bày vấn đề về “
Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm Phế đô “ dựa vào những hiểu biết của
mình và sự hướng dẫn của giáo viên.

3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Khi nghiên cứu đề tài này, người viết mong muốn có thể bày tỏ được những
suy nghĩ của mình về cách nhìn người, quan niệm về tính cách, đạo đức của con
người nhất là người phụ nữ Trung Quốc đương đại. Đặc biệt là cách sống, cách

6


suy nghĩ của họ, những ưu và khuyết điểm qua nhiều hình tượng người phụ nữ để
rút ra được bài học làm người cho bản thân.

Tiểu thuyết Phế đô là một tác phẩm lớn, một hiện tượng gây xôn xao dư
luận, với nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Trên tinh thần bản dịch Phế đô của
dịch giả Vũ Công Hoan, một bản dịch xuất sắc “ trung thành với nguyên tác, cố
gắng dịch sát ý, làm sao phản ánh được bộ mặt y như nó có của tác phẩm vừa Việt
Nam hóa tối đa ngôn ngữ nước ngoài ”. Người viết mong muốn có được một cái
nhìn chính xác nhất, khách quan nhất về tác phẩm đồng thời có thể làm nổi bật
hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm. Khám phá sâu sắc hơn về tiểu thuyết
Phế đô và nền văn học Trung Quốc đương đại, nắm bắt được những biến động,
thay đổi, những vấn đề tồn tại trong xã hội qua hình ảnh người phụ nữ Trung Quốc
đương đại.

4. PHẠM VI ĐỀ TÀI

Với đề tài “ Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Phế đô của giả
Bình Ao” đối tượng mà người viết hướng tới là tác phẩm Phế đô nói chung và
các nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết nói riêng. Vấn đề mà người viết cầm làm
sáng tỏ là :
-

Nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế của người phụ
nữ.

-

Những đặc trưng về ngoại hình và tính cách, quan niệm sống của người
phụ nữ cũng như những khiếm khuyết trong tinh thần của họ.

-

Số phận nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội rộng lớn.


Từ đó người viết có thể làm toát lên ý nghĩa của hình tượng người phụ nữ
trong tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7


Trước tiên người viết sẽ tìm đọc tác phẩm Phế đô của Giả Bình Ao qua
bản dịch của Vũ Công Hoan, cùng những tài liệu nghiên cứu, các bài viết, các tư
liệu có liên quan đến đề tài . Sau đó tìm hiểu các tư liệu đó, tiếp thu một cách có
chọn lọc.
Đồng thời người viết còn sử dụng các phương pháp khái quát hóa, cụ thể
hóa kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích....để làm sáng
tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

8


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC GIẢ, DỊCH
GIẢ VÀ TÁC PHẨM PHẾ ĐÔ
1. TÁC GIẢ GIẢ BÌNH AO
1.1.

Cuộc đời

Tác giả Giả Bình Ao sinh ngày 21 tháng 02 năm 1953 tại thôn Đệ Hoa ,
huyện Đan Phượng , miền nam tỉnh Thiểm Tây . Bố là nhà giáo thôn quê , mẹ là
nông dân.Trong đại cách mạng văn hóa, gia đình ông tan nát, bản thân ông trở

thành “ loại con em cần phải dạy bảo ”. Năm 1972, với cơ mai không ngờ, ông
được vào trường đại học Tây Bắc, khoa Trung Văn. Sau khi tốt nghiệp đại học,
ông sống ở Tây An, làm biên tập văn học và sáng tác.
Ông là nhà văn được coi là một bậc kì tài trong giới sáng tác văn học Trung
Quốc đương đại. Ông thuộc thế hệ nhà văn thứ năm trong số sáu thế hệ nhà văn
của Trung Quốc, đang là một trong số rất ít nhà văn lớn Trung Quốc được đông
đảo độc giả trong nước đổ xô tìm đọc tác phẩm.
Giả Bình Ao không ham quyền lực. Niềm say mê và mục tiêu duy nhất của
đời ông là sáng tác vì văn, vì người. Ông ví mình đang bê hòn đá kéo lúa leo lên
từng bậc thềm, không dám buông tay, hễ buông tay là hòn đá rơi xuống. Sự nghiệp
vì văn, vì người của ông chỉ có dũng cảm, kiên trì như bê hòn đá kéo lúa lên bậc
thềm mới tới đích. Ông đã thành công và nổi lên như một ngôi sao sáng trong lĩnh
vực tiểu thuyết, tản văn kể cả thơ và họa.
Nhìn chung, Giả Bình Ao là nhà văn có tình cảm sâu nặng với quê hương,
mọi tác phẩm của ông đều có tình cảm bắt rễ sâu ở mảnh đất và đất nước nơi ông
sinh sống.

1.2. Sự nghiệp sáng tác

9


Là một nhà văn trẻ tuổi nhưng Giả Bình Ao đã rất thành công trên văn đàn
với một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ. Những tác phẩm nổi bậc của ông bao
gồm: Thương Châu sơ lục, Nôn nóng, Phế đô, Đêm trắng, Thổ môn, Thôn cao
lão, Thiên cẩu, Tôi là nông dân, Mãn nguyệt nhi, Tháng chạp tháng giêng, Hoài
niệm sói, Người vùng đất trũng ổ gà, Trước sẩy thai, Làm người tự do, …Ngoài ra
ông còn viết hàng loạt tản văn.
Năm 1988, Giả Bình Ao cho ra đời Giả Bình Ao toàn tập gồm 14 cuốn.
Giả Bình Ao là một nhà văn tinh thông về văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Bên cạnh đó, ở tác phẩm của ông, người ta còn nhận ra sự hiểu biết và nắm vững
nghệ thuật về văn minh hiện đại.
Phần lớn các tác phẩm của ông đều viết về nông thôn với tư tưởng, tình
cảm, phong tục tập quán, mang nặng hơi thở đời sống làng quê đang trong quá
trình cải cách, mở cửa. Tài năng của ông khó có thể nói hết bằng lời. Xin mượn lời
của nhà văn Lôi Đạt để bàn về điều này. Ông viết “…Giả Bình Ao giàu trí tuệ và
nhạy cảm, dường như chịu đựng nhiều đau khổ và lo âu hơn người thường. Những
tác phẩm của anh có tính thăm dò thử nghiệm, và cũng từng nổi cơn bão tố, có
vinh quang, có thất bại. Có điều anh đã quen với quạnh vắng, kiên trì sáng tác,
không vì danh cũng không vì lợi. Người tài trời ban, dường như anh sinh ra là
dành cho văn học và sống ch văn học…Trên các lĩnh vực tản văn, truyện ngắn,
truyện vừa, truyện dài, tùy bút, thơ ca, tạp văn, anh đều có sự sáng tạo và cống
hiến phi phàm. Những thể loại khác nhau ấy dường như được ánh sáng linh hồn
anh chiếu vào và tỏa ra mhững màu săc rực rỡ. Một mình anh cùng một lúc tạo ra
nhiều vẻ đẹp, thật là một kì tài trong giới sáng tạo, phong cách nghệ thuật của anh
rất khó quy vào một ngọn cờ hay một trường phái nào…. Cho nên người nước
ngoài đã gọi ông là “ một hiệp sĩ đi bộ một mình trên văn đàn Trung Quốc “
Với tài năng và những đóng góp không nhỏ cho nền văn học Trung Quốc
và sức ảnh hưởng mạnh mẽ từ những trang viết đến trái tim người hâm mộ, Giả

10


Bình Ao xứng đáng nhận các giải thưởng quí báu trong nước và các nước bạn.
Ông đã được trao tặng ba giải thưởng văn học toàn quốc cho các tác phẩm:
- Dấu vết của tình yêu ( tập tản văn )
- Mãn nguyệt nhi ( truyện ngắn )
- Tháng chạp tháng giêng (truyện vừa )
Ngoài ra ông còn vinh dự nhận hai giải thưởng cao quí khác. Đó là giải
thưởng văn học Ngựa bay của Mỹ cho truyện dài : Nôn Nóng ( năm 1988 ) và giải

thưởng văn học Femina của Pháp cho cuốn tiểu thuyết “ Phế Đô “( năm 1997 )
Mới nhất là giải thưởng Hồng Lâu Mộng lần thứ nhất dành cho tiểu thuyết
dài viết bằng Trung văn trên toàn thế giới, trao cho tiểu thuyết Tần Xoang ( Làn
điệu dân ca Tần ).
Các tác phẩm của Giả Bình Ao được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp,
Nga, Đức, Nhật, Việt Nam,….

2. DỊCH GIẢ VŨ CÔNG HOAN

Nhà văn Vũ Công Hoan sinh ngày 15 tháng 08 năm 1941 tại thôn Tô Hiệu,
xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Hiện sống và làm việc bên bờ
sông Trà Lý, thị xã Thái Bình.
Năm 1960, ông tốt nghiệp trường trung cấp Phiên dịch cục chuyên gia Phủ
Thủ Tướng
Ông là hội viên Hội văn nghệ Thái Bình từ năm 1994, là hội viên Hội nhà
văn Việt Nam từ năm 2001.
Các công việc và chức vụ đã làm:
1961 – 1963 : Công tác tại phòng chuyên gia khu gang thép Thái Nguyên.
1964 – 1967 : Học tập và công tác tại công ty An Sơn, tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc.

11


1968 – 1991: Phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam : từ binh nhì đến
trung tá , tại sư đoàn 304B – quân khu Việt Bắc, phòng Địch vân cục chính trị
Quân khu I, phòng Nghiên cứu địch vận tổng cục chính trị, nay là cục Dân vận
tuyên truyền đặc biệt.
1992 – 2002: Phiên dịch cho công ty thuốc bảo vệ thực vật của bộ Quốc
Phòng.
2003 trở đi: Nghỉ hưu, ở nhà dịch sách.

Giải thưởng văn học : Giải khuyến khích cuộc thi Dịch văn học thể loại
ngắn 1994 do hội đồng văn học dịch , tuần báo văn nghệ và nhà xuất bản văn học
tổ chức với chùm truyện ngắn Trung Quốc: Gò hoang và Tình thương dịu ngọt
 Các tác phẩm văn học dịch của Vũ Công Hoan :
Giới thiệu tác giả Giả Bình Ao, tạp chí Văn học nước ngoài số 5 – 1997
Giả Bình Ao tản văn và truyện ngắn, in chung, nhà xuất bản Văn học –
1998
Nôn Nóng, truyện dài của Giả Bình Ao, Nxb Văn học – 1998
Phế Đô, tiểu thuyết của Gỉa Bình Ao, Nxb Đà Nẵng – 2001
Giọt lệ của nến, tập tryện ngắn của Trung Quốc, Nxb Hà Nội – 2002
Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê, đối thoại văn học của Vương Sóc và Lão
Hà, Nxb Văn hóa dân tộc – 2002.
Mai phục mười mặt, truyện dài của Trương Bình, Nxb Đà Nẵng - 2001
Mưu gia của số phận, tập truyện cực ngắn Trung Quốc, Nxb Quân đội nhân
dân – 2002.
Hoa hồng dại, tập truyện cực ngắn Trung Quốc, Nxb Quân đội nhân dân –
2002
Sống , truyện vừa của Dư Hoa, Nxb Văn học – 2002.
Hoài niệm sói, tiểu thuyết của Giả Bình Ao, Nxb Văn học – 2003.

12


3. TÁC PHẨM PHẾ ĐÔ
3.1.

Giới thiệu chung về tác phẩm Phế Đô
Tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao được hoàn thành năm 1992 và xuất

bản năm 1993. Với số lượng bản in rất lớn trên một triệu bản tiếng Trung Quốc,

tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như : Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Hàn
Quốc …Phế đô được xen là một trong những cuốn tiểu thuyết gây xôn xao dư luận
đương đại, tạo nhiều nguồn ý kiến khác nhau. Quan điểm ngợi khen Phế đô là bộ
sử thi về tam hồn người tri thức Trung Quốc hôm nay. Quan niêm phê phán Phế
đô cho rằng đây là loại sách dâm thư đương đại. Số lượng bản in lớn được dịch
sang nhiều thứ tiếng, nhiều ý kiến tranh luận chưa thể khẳng định được gì nếu
chưa từng đọc qua tác phẩm. Và độc giả Việt Nam đã được tiếp xúc với Phế đô
qua bản dịch của dịch giả Vũ Công Hoan. Say mê văn học, có ý thức trách nhiệm
đối với việc dịch thuật, Vũ Công Hoan đã trung thành với nguyên tác, thể hiện
trọn vẹn tác phẩm vào ngôn ngữ tiếng Việt.
.

3.2. Tóm tắt tác phẩm Phế đô của Giả Bình Ao
Truyện xoay quanh cuộc đời của nhà văn Trang Chi Điệp – một nhà văn tài
năng, đạt được nhiều thành tựu lớn trong sự nghiệp sáng tác. Chính điều đó đã đưa
anh trở thành nhân vật mũi nhọn, danh nhân đứng đầu ở thành phố Tây Kinh.
Người dân ở thành Tây Kinh nói riêng và khắp mọi miền nói chung rất sùng bái và
ngưỡng mộ Trang Chi Điệp không chỉ vì tài năng mà còn vì đạo đức của
anh.Trang Chi Điệp là một người thành đạt, danh tiếng nhưng có lối sống thanh
tịnh, không ham mê của cải vật chất, những thứ ăn chơi như những người thành
đạt đương thời, chỉ ở nhà chăm lo cho công việc viết văn.Trang Chi Điệp có một
người bạn rất thân tên Mạnh Vân Phòng, Mạnh Vân Phòng đã có một nhận xét rất
đúng về Trang Chi Điệp, đó là “ sự đời lại éo le kì quặc, anh càng không cần gì cả
thì cái gì anh cũng có hết “ . Quả đúng như lời Mạnh Vân Phòng, ngoài tiền tài,
địa vị, danh tiếng Trang Chi Điệp còn có một người vợ xinh đẹp, đảm đang, đức

13


hạnh hơn người tên là Ngưu Nguyệt Thanh. Chị lo toan tất cả mọi việc trong nhà

để Trang Chi Điệp yên tâm chăm lo cho sự nghiệp. Những tưởng mọi việc sẽ tốt
đẹp, hạnh phúc mĩ mãn dành cho một gia đình mà chồng thì tài hoa, đức độ, vợ thì
luôn hi sinh mọi thứ vì chồng. Nhưng thật đáng tiếc, khi đang ở trên đài danh vọng
Trang Chi Điệp lại bắt đầu quá trình tha hóa, trượt dốc một cách thảm hại cả về tài
năng lẫn nhân cách. Quá trình ttha hóa của Trang Chi Điệp được đánh dấu khi anh
bắt đầu mối quan hệ vụng trộm với Đường Uyển Nhi – vợ của một người bạn
đồng hương từng được anh nâng đỡ tên là Chu Mẫn. Chu Mẫn và Đường Uyển
Nhi vốn là một cặp tình nhân rủ nhau bỏ trốn từ huyện lị Đồng Quan đến thành
phố Tây Kinh.Tại đây, nhờ mai mắn mà họ được làm quen với nhà nghiên cứu
quán văn sử Mạnh Vân Phòng. Và Mạnh Vân Phòng chính là nhịp cầu nối để họ
đặt mối quan hệ với Trang Chi Điệp. Trong tình thế bị động Trang Chi Điệp đã kết
bạn thâm giao với cặp vợ chồng Chu Mẫn – Đường Uyển Nhi và cũng trong tình
thế “ mọi sự đã rồi “ ấy anh lại bị vướng vào vụ kiện danh dự do Cảnh Tuyết Ấm
khởi tố. Nguyên do là Chu Mẫn cũng tập tành bước vào đường sáng tác theo sự
gợi ý của Đường Uyển Nhi viết về danh nhân biết đâu cũng sẽ nổi tiếng. Chu Mẫn
đã thêu dệt them những chuyện nghe được về mối tình ngày xưa giữa Trang Chi
Điệp và Cảnh Tuyết Ấm. Cảnh Tuyết Ấm cảm thấy bị xúc phạm nên đã khởi tố
lên tòa án khu vực kiện tòa soạn tạp chí Tây Kinh, Chu Mẫn và Trang Chi Điệp
nhằm lấy lại danh dự bị bôi nhọa. Phần vì chủ quan, phần vì bị mối quan hệ tình ái
với Đường Uyển Nhi chi phối, Trang Chi Điệp đã để cho tình thế vụ kiện ngày
một tồi tệ hơn dẫn đến thua kiện. Vụ kiện thất bại đã làm cho uy danh của Trang
Chi Điệp tổn thất nặng nề.
Bên cạnh đó, Trang Chi Điệp còn dấn sâu vào những thói hư tật xấu khác,
ngòi bút của anh dần mất phương hướng. Anh sáng tác vì vật chất, vì những mối
quan hệ chứ không còn vì nghệ thuật chân chính nữa. Ngoài Đường Uyển Nhi, anh
còn có những cuộc tình khác, dan díu với những người phụ nữ dành tình cảm mến
mộ cho mình, thậm chí chỉ mới gặp mặt một lần nhằm thỏa mãn đam mê dục
vọng, lối sống vội vã, thích hưởng thụ của mình như AXán, Liễu Nguyệt….
14



Bị đồng tiền và chữ tình chi phối, Trang Chi Điệp hoàn toàn đánh mất khả
năng sáng tạo, anh đã tự hủy diệt bản thân, hủy diệt hình tượng và danh dự của
mình, hủy diệt cả người vợ thân yêu và gia đình của anh. Cuối tác phẩm, Trang
Chi Điệp đã gục ngã thảm hại trong sự cô đơn, dằn vặt không lối thoát

3.3. Ý nghĩa nhan đề Phế đô
Nhan đề của một tác phẩm luôn nằm trong chỉnh thể thống nhất của hoạt
động sáng tạo nghệ thuật. Mỗi tác giả có cách đặt nhan đề khác nhau, có thể căn
cứ vào nội dung hiện thực được phản ánh trong tác phẩm hoặc có thể mượn tên
nhân vật chính trong tác phẩm. Tác giả Giả Bình Ao đã đặt nhan đề cho tiểu thuyết
này là Phế đô ( đô thành hoang phế ) đã khái quát được phần lớn nội dung của tác
phẩm, gợi lên cho người đọc sự hoang vắng, trống trãi, tĩch mịch,….Ở thành phố
Tây Kinh được phản ánh cái xấu hiển nhiên tồn tại. Vì thế Phế đô có thể được
hiểu là những thói hư tật xấu, những vết nhơ đang tồn tại ngang nhiên trong những
con người Tây Kinh kể cả những con người được xem là ưu tú nhất của thành phố,
của thời đại.

3.4.

Vị trí của tác phẩm Phế đô
Tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao được hoàn thành năm 1992 và xuất

bản năm 1993. Với số lượng bản in rất lớn trên một triệu bản tiếng Trung Quốc,
tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng : Anh, Pháp, Đức, Nga....Phế đô được
xem là một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc đương đại gây xôn xao dư luận,
tạo nhiều nguồn ý kiến khác nhau. Quan điểm ngợi khen Phế đô là bộ sử thi về
tâm hồn người trí thức Trung Quốc hôm nay. Quan niệm phê phán cho rằng Phế
đô là loại sách dâm thư đương đại.
Sau khi Phế đô được đăng trên tạp chí Tháng mười và được nhà xuất bản

Bắc Kinh ấn hành năm 1993. Ngay trong lúc Phế đô chưa chính thức xuất bản,
hoặc vừa mới xuất bản, đã có người đặt ngang hang Phế đô với Hồng lâu mộng và
Kim bình mai, là Hồng lâu mộng và Kim bình mai hiện đại, trong lĩnh vực miêu tả
và khắc họa về người trí thức, thì Phế đô là cuốn hay nhất sau cuốn Vây thành

15


Chương 2 : ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TIỂU THUYẾT PHẾ ĐÔ CỦA GIẢ BÌNH AO
1. Nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế của người
phụ nữ trong tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao
Truyện mở ra là không gian thành phố Tây Kinh vào khoảng thập niên 80.
Nhìn chung nơi đây vẫn còn lạc hậu, kém phát triển “ mười mấy năm qua, mỗi
nhiệm kỳ thị trưởng Tây Kinh, ông nào cũng có lòng lập công lập nghiệp ở thành
cổ này, nhưng hầu hết đều làm đi làm lại như con kiến leo ra leo vào trên cành
đào, không sao nhúc nhích khởi sắc lên được, liền dời khỏi dinh lũy thép ra đi một
cách êm ru “. Nền kinh tế Tây Kinh thua xa mặt bằng chung của cả nước và nhất
là các tỉnh ven biển. Đời sống kinh tế của người dân hết sức khó khăn là điều mà
ta có thể dễ dàng nhận thấy, ở trong thành phố có vô số người thất nghiệp, có lắm
kẻ “ vô công rồi nghề “ kéo theo đó là hàng loạt những tệ nạn xã hội khác như ma
túy, mại dâm, trộm cắp…
Cơ sở vật chất của thành phố thì yếu kém, đa số xí nghiệp thì già cỗi, nợ
nần chồng chất. Tư duy của dân chúng và cán bộ các tầng lớp có xu hướng bảo
thủ, tư tưởng lạc hậu và mặt bằng dân trí thấp. Chỉ có số ít người dân là có đời
sống sung túc, khá giả, gia đình nhà văn Trang Chi Điệp là thuộc vào số ít khá giả
đó. Gia đình anh không phải thuộc loại lắm tiền như : gia đình họa sĩ Uông Hy
Miên – chuyên bán tranh tờ, một tranh tờ nho nhỏ bán được những mấy trăm
đồng, một ngày ông ta có thể vẽ được bốn năm tranh tờ, tức nhiên hiện giờ ông ta
có trong tay một số tiền khổng lồ; Hay Cung Tịnh Nguyên – chuyên bán tranh

chữ, chữ của ông ta xuất hiện ở khắp phố to ngõ nhỏ, một tranh chữ đóng khung
dài một ngàn đồng, một tấm biển ba ngàn đồng, đương nhiên ông ta thuộc loại
giàu có nhất hạng; Hay Nguyễn Tri Phi – đoàn trưởng đoàn ca nhạc miền Tây, anh
ta dùng những người mà đoàn kịch nghiêm chỉnh không dám dùng, hát những bài
không dám hát, mặc những bộ quần áo không dám mặc, cho nên buổi diễn nào
16


cũng đông nghìn nghịt người, tiền thu về như tuyết bay tới tới. Nhưng cũng thuộc
loại cần gì có nấy, đặc biệt uy danh của Trang Chi Điệp thì không gì sánh kịp. Mọi
người đều sung bái, ngưỡng mộ anh bởi vì theo họ “ ở thành phố Tây Kinh này
Trang Chi Điệp coi như tốt nhất “
Để có được thành tựu rực rỡ trong sự nghiệp như vậy, bên cạnh khả năng
sáng tạo thiên phú, Trang Chi Điệp còn được người vợ thân yêu của mình tạo mọi
điều kiện tốt nhất để sáng tác văn chương. Ngưu Nguyệt Thanh là người quán
xuyến mọi việc trong gia đình. Chị là người sống biết tiết kiệm và rất giỏi tính
toán, ngoài tiền nhuận bút của Trang Chi Điệp, chị còn thuê người mở hiệu sách
Thái Bạch ở đường nhà bảo tàng Rừng Bia nên đời sống kinh tế gia đình chị thuộc
loại khắm khá, đáng để mọi người xung quanh trầm trồ, mơ ước.
Cốt truyện của tác phẩm nếu có thể nói ngắn gọn trong một câu thì đó là
câu chuyện về mối quan hệ giữa Trang Chi Điệp và những người phụ nữ của anh
ta. Đúng vậy, trong tiểu thuyết có rất nhiều nhân vật nữ mà hầu hết trong số đó
đều đem lòng yêu mến Trang Chi Điệp, thậm chí thân bại danh liệt vì anh .Trong
số tất cả những người phụ nữ đó chỉ có duy nhất Ngưu Nguyệt Thanh là danh phận
rõ ràng, được đường đường chính chính sánh bước bên anh. Hai người cưới nhau
từ thuở Trang Chi Điệp còn hàn vi, quê mùa. Ngưu Nguyệt Thanh là một nhân tố
rất quan trọng trong sự thành đạt của Trang Chi Điệp ngày hôm nay.
Ngưu Nguyệt Thanh xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc. Ông nội
của chị là một người kiệt xuất, có tài hô mưa gọi gió, xuất quỷ nhập thần “ ngẩng
lên thì xem được tượng trời trong sự huyền ảo, cúi xuống thì trong thấy cách thức

của đất trong hình dáng muôn loài “. Vào khoảng năm mươi lăm năm trước, ông
đã lập được chiến công vang dội, hiến kế giúp cho tư lệnh Dương Hổ Thành ( võ
quan oai phong lẫm liệt nhất thành Tây Kinh lúc bấy giờ ) đánh đuổi được quân
phiệt Hà Nam Lưu Trấn Hoa ra khỏi Tây Kinh. Dương Hổ Thành mang ơn và đã
ban thưởng cho ông một ngõ phố ở Song Nhân Phủ. Và chính tại nơi đây, cha của
Ngưu Nguyệt Thanh đã thiết lập cục quản lí nước Song Nhân Phủ, cung cấp nước

17


ngọt phục vụ người dân. Căn nhà ở Song Nhân Phủ của vợ chồng Ngưu Nguyệt
Thanh hiện giờ là bằng chứng lịch sử cho chiến tích hào hùng ấy. Trang Chi Điệp
rất tự hào về điều này nên hễ có khách đến nhà chơi là anh lại bảo phu nhân đem
bức ảnh của ông chị ra xem, đem cái biển bằng xương của cục quản lí nước ra
xem, anh còn dẫn khách ra tận phố Song Nhân Phủ để chỉ chỏ, giới thiệu quan
cảnh nhà họ Ngưu ở riêng hẳn một ngõ phố ngày nào….Và cũng vì ngôi nhà ở
Song Nhân Phủ có một ý nghĩa rất đáng tự hào như thế nên mẹ của Ngưu Nguyệt
Thanh cứ khăng khăng ở lại ngôi nhà này, sống chết thế nào cũng không chịu dời
qua ngôi nhà gác ở khu tập thể Hội văn học nghệ thuật, làm khổ cho vợ chồng
Trang Chi Điệp và Ngưu Nguyệt Thanh cứ phải vất vả, chạy qua chạy lại ở hai
nơi.
Xuất thân trong một gia đình bề thế, danh giá, có lối sống mẫu mực; là phu
nhân của danh nhân bậc nhất – nhà văn nổi tiếng Trang Chi Điệp, một nhân vật
mũi nhọn hàng đầu ở thành Tây Kinh nên có thể nói Ngưu Nguyệt Thanh là đệ
nhất phu nhân của thành phố. Chị được mọi người nể trọng, kính nhường. Có thể
nói địa vị của chị đáng được mọi người ngưỡng mộ và thèm khát. Vị trí, chổ đứng
của chị là sự ao ước của phần lớn phụ nữ Tây Kinh nói riêng và của cả thời đại nói
chung.
Còn có một người phụ nữ khác, khí chất cao sang và cũng rất tài giỏi, gia
đình danh giá không thua kém Ngưu Nguyệt Thanh tên là Cảnh Tuyết Ấm. Cha

của chị làm quan lớn ở Sơn Tây, đã từng làm việc ở Tây Kinh, phó bí thư phụ
trách văn hóa trên tỉnh hay trưởng ban tuyên truyền hiện nay từng là cấp dưới của
cha chị. Cho nên, Cảnh Tuyết Ấm chỉ mới là trưởng phòng “ nhưng ở Sở Văn
Hóa ngoài giám đốc sở ra, trên dưới không ai dám coi thường chị “ và lẽ dĩ nhiên
chị là người không thiếu tiền bạc. Cảnh Tuyết Ấm từng là người yêu của Trang
Chi Điệp, có thể nói chị là mối tình đầu của anh, nhưng họ đã không thành vợ
chồng, giờ đây mỗi người đều có gia đình riêng và xem nhau như bạn bè. Cảnh
Tuyết Ấm sẵn sàng giúp đỡ cho Chu Mẫn tìm được một việc làm tốt mà theo chị
hiểu đó là sự nhờ cậy của Trang Chi Điệp. Nhân vật Cảnh Tuyết Ấm chỉ được tác
18


giả xây dựng một cách gián tiếp nhưng nhân vật này lại đóng một vai trò khá quan
trọng, chi phối các tình tiết trong tác phẩm. Chính Cảnh Tuyết Ấm là người đã
khởi kiện Trang Chi Điệp, Chu Mẫn và tòa soạn tạp chí Tây Kinh, làm cho tình
tiết câu chuyện tiến triển ngày càng phức tạp. Từ vụ kiện này mà hàng loạt những
mối quan hệ cá nhân, gia đình, bạn bè, kinh tế, văn hóa….của Trang Chi Điệp đã
hiện lên. Bằng thủ pháp nghệ thuật cuốn hút, tác giả từng bước gây cho người đọc
sự bất ngờ, lí thú lẫn hồi hợp qua các phiên tòa, qua cách ứng xử của các nhân vật.
Từ đó giúp người đọc có nhận xét chính xác về nhân vật chính Trang Chi Điệp, về
con người thật của anh. Cuối cùng Cảnh Tuyết Ấm là người giành chiến thắng. Sự
chiến thắng đó ít nhiều đã đẩy Trang Chi Điệp đến bước đường cùng, đến chổ thân
bại danh liệt.
Phía Đông thành phố Tây Kinh bốn trăm dặm là huyện lị Đồng Quan. Ở đó,
người ta thấy xuất hiện một băng nhàn rỗi lang thang, những con người chẳng làm
được việc gì ra hồn rồi đâm ra bất mãn với thời cuộc. Trong số đó có một người
đàn ông tên là Chu Mẫn, mặt mũi trông rất sáng sủa, đẹp trai, anh ta cũng có chút
học vấn và tương đối thông minh, gây được sự chú ý đối với mọi người. Chu Mẫn
nhìn thấy xung quanh “ kẻ muốn làm quan đã tìm được bậc thang thăng tiến,
người muốn phát tài đã tìm được mười mấy vạn đồng gửi vào ngân hàng, riêng

mình vẫn chưa tìm được cái mình cần tìm “. Anh đâm ra buồn chán, uể oải đến vô
cùng. Tình cờ, anh vào trong tiệm nhảy và đã làm quen được với một người đàn bà
xinh đẹp tên là Đường Uyển Nhi. Từ đó hai người quấn lấy nhau như sam không
rời ra được.
Đường Uyển Nhi là một người đàn bà tuyệt diệu, thích ăn chơi, thích khách
sạn hào hoa và thời trang đẹp, thích cả xem truyện, chị thường có những tư tưởng
mới lạ kì diệu. Từ khi quen biết Chu Mẫn, Đường Uyển Nhi không quên được
anh, chị quyết định ly hôn với chồng để có thể được tự do đến với Chu Mẫn. Anh
chồng của chị ta vốn là một tay vũ phu, thô kệch và lẽ dĩ nhiên anh ta không đồng
ý ly hôn. Không còn cách nào khác, Đường Uyển Nhi quyết định bỏ trốn theo Chu

19


Mẫn từ Đồng Quan đến Tây Kinh, bỏ lại quê nhà người chồng và đứa con mới lên
hai tuổi.
Mới đặt chân đến Tây Kinh, hai người như cá gặp được nước, hết đi vui
chơi mua sắm chổ này lại đi tham quan chổ khác, dần dần máu cuồng nhiệt của hai
người đã nguội, tiền mang theo cũng hết. Chu Mẫn nhận ra rằng, đối với đàn ông,
đàn bà chẳng qua là thế. Ở thành phố Tây Kinh to lớn này vẫn không thể nào thực
hiện được ước vọng của anh. Ý nghĩ ban đầu của anh về Đường Uyển Nhi “ có lẽ
người đàn bà này có thể gửi gấm cho mình đây “ là sai lầm. Chu Mẫn chìm đắm
trong đau khổ không thể nói toặc ra với Đường Uyển Nhi. Đường Uyển Nhi cũng
dễ dàng nhận ra điều đó, từ khi bỏ trốn theo Chu Mẫn cuộc sống của chị cũng
chẳng ra hồn gì. Đường Uyển Nhi không được ăn ngon, mặc đẹp, không được
chưng diện thỏa thích, mọi chuyện không tốt đẹp như chị từng nghĩ . Trái lại, hành
động bỏ trốn theo người tình của chị bị mọi người lên án gay gắt .Chị luôn phải
sống trong sự gièm pha, chê cười của mọi người và của xã hội. Hành động bỏ
chồng bỏ con chạy trốn theo người tình như là một vết nhơ không thể tẩy rửa sạch
trong cuộc đời của Đường Uyển Nhi.

Có thể nói Đường Uyển Nhi là một người phụ nữ có lai lịch thấp hèn, luôn
bị người đời phỉ nhổ. Cuộc sống của chị luôn bị quá khứ sai lầm tác động, phủ đầy
một màu đen. Bên cạnh Chu Mẫn chị vẫn chưa được thỏa mãn, chưa được hưởng
hạnh phúc thật sự, tinh thần buồn tẻ, ngao ngán, sống trong tình cảnh tiến không
được lùi không song. Đời sống kinh tế thì chật vật, bấp bênh, nghèo túng, dựa vào
tiền làm công hàng ngày của Chu Mẫn.
Ngoài Ngưu Nguyệt Thanh và Đường Uyển Nhi, còn có một hình tượng
nhân vật phụ nữ nữa rất nổi trội, xuất hiện dày đặc trong tác phẩm đó là hình
tượng nhân vật Liễu Nguyệt. Liễu Nguyệt là một cô gái mới lớn, tuổi đời còn rất
trẻ đến từ làng quê xa xôi của tỉnh Thiểm Bắc. Cô xuất thân trong một gia đình
nông thôn nghèo khó, cha mẹ đều là nông dân. Hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó
khăn , túng quẩn cho nên cô đã sớm rời quê hương đến Tây Kinh tìm việc làm để

20


tự nuôi sống bản thân. Đầu tiên, cô làm công việc giữ trẻ cho một gia đình đối
diện với nhà của Triệu Kinh Ngũ ( một đàn em thân tính của Trang Chi Điệp ) và
nhờ vào Triệu Kinh Ngũ mà cô đã mai mắn được đến giúp việc nhà cho gia đình
Trang Chi Điệp. Đây cũng là một việc mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của
Liễu Nguyệt.
Liễu Nguyệt có tài nói năng lưu loát, cử chỉ tự nhiên, thoải mái cộng với
khuôn mặt xinh đẹp đã chiếm được cảm tình của hầu hết mọi người ngay từ lần
gặp đầu tiên. Dù đến từ một vùng quê xa xôi nhưng trông cô chẳng giống người
nhà quê chút nào. Trái lại, cô rất tự tin, chính chắn và dễ dàng thích nghi với môi
trường mới.
Mỗi nhân vật, mỗi một người phụ nữ trong tác phẩm đều có một lai lịch,
một hoàn cảnh xuất thân khác nhau, cũng như tất cả mọi chúng ta không ai có thể
lựa chọn được nơi mình sinh ra. Nhà văn Giả Bình Ao đã tạo ra sự khác biệt giữa
họ ngay khi bắt đầu câu chuyện. Và cũng qua nguồn gốc xuất thân, hoàn cảnh kinh

tế của họ mà ta có thể nhận thấy ở thành Tây Kinh nói riêng và các vùng nông
thôn lân cận nói chung mức sống của người dân rất chênh lệch nhau, trong xã hội
còn có sự bất công, sang hèn được phân định ranh giới rõ rệt, người dân còn mang
nặng tư tưởng Phong Kiến, cái nhìn đối với người phụ nữ còn rất khắt khe, bảo
thủ.

2. Xinh đẹp – đặc trưng nổi bật nhất, mê lực đối với đàn ông của người
phụ nữ trong tiểu thuyết Phế đô của Giả Bình Ao.

Nếu muốn tìm ra một điểm chung giữa những người phụ nữ trong tiểu
thuyết

Phế đô thì có lẽ điểm chung dễ nhận thấy nhất đó là vẻ ngoài xinh đẹp

của họ. Cho dù mỗi người có một vẻ đẹp khác nhau nhưng ai trong số họ cũng là
bậc tuyệt sắc giai nhân. Có thể nói đây là sự ưu ái của nhà văn Giả Bình Ao dành
cho các nhân vật nữ của mình và sự ưu ái của tác giả dễ dàng nhận được sự đồng
tình của người đọc bởi lẽ nhan sắc xinh tươi của người phụ nữ lúc nào cũng dễ

21


dàng chiếm được cảm tình của hầu hết mọi người. Không những vậy mà nhà văn
Giả Bình Ao còn dầy công miêu tả ngoại hình, khắc họa từng đường nét, từng chi
tiết, từng điểm nhấn tuyệt diệu, lôi cuốn của họ. Làm hiện ra trước mắt người đọc
những vẻ đẹp cụ thể, sống động, muôn hình muôn vẻ, hoàn toàn có thể hình dung
ra được.
Sắc đẹp nổi trội, bắt mắt nhất có lẽ là Đường Uyển Nhi, chị là một người
phụ nữ có nhan sắc trời cho. Người ta thường nói ví về một tiêu chuẩn vẻ đẹp của
người phụ nữ đó là “ nhất dáng nhì da “ hay “ cái răng cái tóc là gốc con người “

thì tất cả những thứ đó Đường Uyển Nhi đều đạt đến độ hoàn hảo. Chị có dáng
người cao ráo, thanh mảnh, bộ ngực rất to rất trắng còn cái mông thì phốp pháp
hơi cong lên thường vặn bên này vẹo bên kia. Thân hình của Đường Uyển Nhi
chuẩn tới mức chổ nào cần béo đã béo ra, chổ nào cần gầy đã gầy hết, không chổ
nào là không cân xứng. Làn da của chị trắng sáng, mịn màng như trứng gà bóc,
mềm mại, nhẵn bóng một cách vô hình. Còn mái tóc thì chái vấn ra đằng sau, ống
mượt lạ lùng: “ chân tóc dày đặc, cứ tưởng là dán giả, khi nhìn rõ là mái tóc đẹp
trời cho "
Không những vậy, Đường Uyển Nhi còn có một nét duyên khá đặc biệt mà
ai nhìn vào cũng bị mê hoặc, mất hút nhất là những người yêu thích cái đẹp và biết
thưởng thức cái đẹp. Khuôn mặt chị không phải hình hạt dưa, xinh tươi, đáng yêu
lạ lùng, mềm mịn như nhung, không hề xuất hiện một nếp nhăn khi đã ở độ tuổi
hai lăm hai sáu, cặp lông mày nhỏ nhỏ cong cong rất sống động, đường nét uyển
chuyển, cộng thêm cái cổ nhỏ dài, nõn nà như ngọc, trên cái cổ đó có đeo một sợi
dây chuyền làm nổi rõ hai cái xương quai xanh rất cao.
Nhà văn Giả Bình Ao đã miêu tả rất tỉ mỉ vẻ bề ngoài xinh đẹp của Đường
Uyển Nhi, tác giả đã không bỏ qua một khía cạnh nào dù là rất nhỏ, mà ông đã
từng bước từng bước phát họa chân dung một người đẹp kiều diễm, ngọc ngà,
quyến rủ từ khuôn mặt, mái tóc, vóc dáng, làn da đến cả đôi bàn chân, gót chân.
Điều này cũng không hề lạ, bởi vì theo quan niệm của người Trung Quốc thì họ rất

22


chú trọng đến vẻ đẹp đôi bàn chân của người phụ nữ , họ cho rằng “ chân đàn bà
là quan trọng nhất, chân không đẹp thì mười phần đã đánh mất ba “. Và đôi bàn
chân của Đường Uyển Nhi thì cực kì tuyệt diệu, sức đôi bàn chân của chị dẻo đến
không ngờ “ bàn chân nhỏ nhắn xinh xinh, mu bàn chân cao gần bằng như cẳng
chân, còn lòng bàn chân thì lõm hẳn vào, có thể nhét vừa một quả mơ, mà đầu
ngón chân thì nõn nà như những búp măng, ngón chân cái rất dài, tiếp theo lần

lượt ngắn dần lại, ngón chân út thì cứ động đậy khép khép mở mở. Trang Chi
Điệp chưa hề thấy bàn chân nào xinh đẹp như thế, gần như muốn thốt lên “. Quả
nhiên Đường Uyển Nhi là một tinh người, không sao tìm thấy được một khuyết
điểm trên cơ thể, chị xứng đáng là đệ nhất mỹ nữ trong tất cả những người phụ nữ
xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết này.
Đường Uyển Nhi không chỉ có sắc đẹp trời cho mà chị còn là người biết
yêu quí, giữ gìn và tô điểm cho cái đẹp ấy ngày càng xinh tươi hơn, rực rỡ hơn,
quyến rủ hơn. Chị rất quan tâm và dành rất nhiều thời gian để trang điểm, chăm
sóc bản thân. Chị ý thức được sự quan trọng của nhan sắc đối với người phụ nữ,
không chỉ chăm chút cho vẻ đẹp của mình từ bên ngoài như phấn son, trang phục,
kiểu tóc, giày dép… cho phù hợp, mà chị còn chăm sóc nó từ bên trong cụ thể như
ngủ đủ giấc, không suy tư, lo nghĩ muộn phiền, luôn lạc quan yêu cuộc sống. Chị
quan niệm rằng, sau một đêm có giấc ngủ thỏa mãn, sáng dậy lại trang điểm kĩ
càng, tử tế sẽ làm cho khuôn mặt xinh tươi càng xinh tươi hơn, làm cho con người
cảm thấy hứng thú với cuộc sống hơn. Cho nên, dù có bận bịu gấp gáp gì chị cũng
không thể bỏ qua khâu trang điểm vào mỗi buổi sáng. Nó đã trở thành thói quen
cố hữu trong cuộc sống của chị. Có một lần Trang Chi Điệp tình cờ ghé thăm chị
và Chu Mẫn vào một buổi sáng sớm, anh ta rất ngạc nhiên khi thấy Đường Uyển
Nhi mới sáng ra mà đã khuôn mặt trắng trẻo mịn màng, mặc chiếc áo sơ mi cộc
tay cổ tròn màu cánh sen bó sát người, bên dưới là chiếc váy mini chật cứng, làm
nổi rõ cái lưng thon cao, mũi chân thì dài như cái dùi y như người sắp đi dự tiệc.
Hỏi ra mới biết ngày nào cũng vậy, dù ở nhà chẳng có đi đâu Đường Uyển Nhi
vẫn chăm chút kĩ lưỡng bản thân như thế. Khi nghe Trang Chi Điệp hỏi thăm đến
23


việc này, chị rất vui vẻ trả lời “có quần áo gì đâu mà ăn diện, chỉ son phấn một
chút ấy mà. Ngày nào ở nhà em cũng làm thế, trang điểm một tý, bản thân cũng
tươi tỉnh, nếu có khách đến thăm, đón tiếp người ta cũng là tôn trọng khách “.
Qủa thật hiếm có người phụ nữ nào chịu khó chăm lo nhan sắc của mình như

Đường Uyển Nhi.
Không thua kém Đường Uyển Nhi, Liễu Nguyệt cũng là một người con gái
sắc nước hương trời hơn nữa sắc đẹp của cô đang ở thời kì rộ nở, lứa tuổi đôi
mươi vô cùng rực rỡ, vô cùng cuốn hút, cô được mọi người ví như là một nàng
công chúa. Còn rất trẻ nhưng cô ý thức được nhan sắc là tài sản quý nhất đối với
một người con gái làm nghề giúp việc nhà và không có hộ khẩu Tây Kinh như cô.
Nếu như Đường Uyển Nhi có vẻ đẹp duyên dáng, sống động thì Liễu Nguyệt là
người có vẻ đẹp mặn mà, sắc sảo. Cô có khuôn mặt trẻ trung, lông mi đen dài, đôi
mắt hai mí to tròn, tinh anh, sống mũi thẳng, khi cười có một cái răng khểnh ở bên
phải lộ ra rất dễ thương. Theo nhận xét của mọi người thì Liễu Nguyệt mặt nào
cũng hay, không thể tìm ra chổ nào là không thỏa đáng trên gương mặt, một người
đẹp tiêu chuẩn có sách đèn lồng cũng khó tìm. Thêm vào đó cô còn có đôi chân
dài, thân hình tròn trĩnh, cân đối
Sắc đẹp của Liễu Nguyệt càng thêm thu hút, càng được ngưỡng mộ khi có
cơ hội tô điểm cho nó. Về làm vợ của Đại Chính không bao lâu, cô đã gia nhập
đoàn ca múa của Nguyễn Tri Phi, có sẵn nhan sắc mặn mà cộng với khí chất mạnh
mẽ, tự tin, phong thái ung dung nên chỉ trong thời gian ngắn cô đã trở thành người
nổi bật nhất trong đội mốt thời trang. Sắc đẹp của cô có thể chiếm lĩnh được mọi
yêu cầu cho dù là yêu cầu khắt khe nhất. Mỗi khi Liễu Nguyệt bước lên sàn diễn
thì khách đến coi cứ nồm nộp, ở bên dưới có biết bao ánh mắt trầm trồ khen ngợi
“ người mà họ cảm thấy mê li nhất, khiêu gợi nhất vẫn là cô gái có tên gọi Liễu
Nguyệt, mỗi lần Liễu Nguyệt ra sàn diễn, thì ở bên dưới, người xem cứ kêu lên ồ ồ
và huýt sáo ầm ĩ “.

24


Còn đối với Ngưu Nguyệt Thanh thì tác giả không miêu tả tỉ mỉ vẻ đẹp của
chị mà thường là đề cập một cách gián tiếp qua nhận xét của những người khác. Ví
dụ như trong một lần Đường Uyển Nhi và Chu Mẫn tâm sự đã đề cập tới vẻ đẹp

của Ngưu Nguyệt Thanh như sau


Đường Uyển Nhi nói :
- Chị Hạ Tiệp bảo phu nhân của anh ấy xinh đẹp vào loại nhất.
Chu Mẫn nói :
- Ai cũng bảo thế. Trang Chi Điệp đời nào lại chịu lấy một bà vợ xấu xí

cơ chứ?”
Ngưu Nguyệt Thanh có dáng người tầm thước của lứa tuổi trung niên, chị
có khuôn mặt vuông to đầy đặn, hiền lành, mái tóc để kiển ngắn thời thượng, sống
mũi thẳng, hai mắt to tròn long lanh. Nếu như vẻ đẹp của Đường Uyển Nhi là vẻ
đẹp tinh tế, sắc sảo, của Liễu Nguyệt là nét tươi non, rực rỡ thì ở Ngưu Nguyệt
Thanh ta tìm thấy được vẻ đẹp phúc hậu, mặn mà và quí phái. Đường Uyển Nhi đã
từng có lần so sánh sắc đẹp của mình với Ngưu Nguyệt Thanh như sau “ Ngưu
Nguyệt Thanh tuy có cao tuổi, song ngũ quan không có cái nào là không tiêu
chuẩn, xứng đáng là cái tướng có phúc sung sướng, người ta đồn đại gần xa phu
nhân Trang Chi Điệp xinh đẹp cũng là danh bất hư truyền. Nhưng Đường Uyển
Nhi cảm thấy năm giác quan cái nào cũng tiêu chuẩn của vị phu nhân này, bố trí
trên khuôn mặt kia, lại ít nhiều có phần cứng nhắc, chẳng khác nào toàn là món
ăn sang xào lẫn với nhau, chưa hẳn sẽ có mùi vị ngon. Thế là lại nghĩ, ngoài làn
da trắng ra, mắt mình không to bằng mắt chị ta, mũi không thẳng như mũi chị ta,
mồm cũng hơi to hơn, nhưng phối hợp lại với nhau, thì cảm giác tổng thể của
mình lại hay hơn chị ta”
So với Đường Uyển Nhi, Ngưu Nguyệt Thanh lớn hơn khoảng bảy, tám
tuổi. Chị thường không quan tâm, chưng diện nhiều cho vẻ bề ngoài của mình. Chị
quan niệm rằng đã là người phụ nữ thực thụ, là người vợ thì phải hết mình chăm lo
cho chồng con, hi sinh cho gia đình để chồng yên tâm chăm lo cho sự nghiệp, chị

25



×