Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

khảo sát chữ hán văn bản “lê tổ truyện” trong “vũ trung tùy bút” của phạm đình hổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 79 trang )

Luận văn tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XH&NV

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ BÉ DIỆU

KHẢO SÁT CHỮ HÁN
VĂN BẢN “LÊ TỔ TRUYỆN”
TRONG “VŨ TRUNG TÙY BÚT”
CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. GV LÊ THỊ NGỌC BÍCH

Cần Thơ, năm 2011

Trang 1


Luận văn tốt nghiệp

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

KHẢO SÁT CHŨ HÁN VĂN BẢN “LÊ TỔ TRUYỆN”
TRONG “VŨ TRUNG TÙY BÚT” CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ
I. PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài.

II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. Một số vấn đề về chữ Hán.
1.1 Vài nét về chữ Hán.
1.1.1 Chữ Hán là gì?
1.1.2. Đặc điểm của chữ Hán.
1.1.3. Phân loại chữ Hán.
1.2. Vài nét về nghĩa chữ Hán.
1.2.1. Các loại nghĩa chữ Hán.
1.2.2. Các hiện tượng về nghĩa chữ Hán.
CHƯƠNG II. Phạm Đình Hổ - cuộc đời và sự nghiệp văn chương.
2.1. Đôi nét về tác giả Phạm Đình Hổ.
2.2. Đôi nét về các sáng tác.
2.3. Thể loại tùy bút và “Vũ trung tùy bút”.
2.3.1. Thể loại tùy bút.
2.3.2. “Vũ trung tùy bút” – tùy bút viết trong mưa.
CHƯƠNG III. Khảo sát chữ Hán văn bản “Lê tổ truyện” trong “Vũ trung
tùy bút” của Phạm Đình Hổ.
3.1. Văn bản “Lê tổ truyện” – phiên âm và dịch nghĩa.
Trang 2


Luận văn tốt nghiệp
3.1.1. Văn bản “Lê tổ truyện”.
3.1.2. Phiên âm.

3.1.3. Dịch nghĩa.
3.2. Từ chữ Hán trong văn bản “Lê tổ truyện” đến nghĩa của từ trong tiếng
Việt.
3.2.1. Tìm hiểu nghĩa chữ Hán trong “Lê tổ truyện” và mức độ sử dụng các
chữ này trong tiếng Việt hiện đại.
3.2.2. Tìm hiểu nghĩa được dùng của chữ Hán trong “Lê tổ truyện”
3.2.3. Tìm hiểu nghĩa được dùng của chữ Hán trong “Lê tổ truyện” so với
nghĩa được dùng của từ trong tiếng Việt hiện đại qua một số tác phẩm

III. PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang 3


Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang
Đề cương chi tiết ............................................................................................ 2
Mục lục ........................................................................................................... 4
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 7
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài........................................................................... 7
3. Mục đích nghiên cứu đề tài........................................................................ 7
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài.......................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài .................................................................. 8
II. PHẦN NỘI DUNG

Chương I. Một số vấn đề về chữ Hán
1.1. Vài nét về chữ Hán ............................................................................... 10
1.1.1. Chữ Hán là gì? ................................................................................ 10
1.1.2. Đặc điểm của chữ Hán .................................................................... 10
1.2.3. Phân loại chữ Hán ........................................................................... 12
1.2. Vài nét về nghĩa chữ Hán ..................................................................... 17
1.2.1. Các loại nghĩa chữ Hán ................................................................... 17
1.2.2. Các hiện tượng về nghĩa chữ Hán.................................................... 18
Chương II. Phạm Đình Hổ - cuộc đời và sự nghiệp văn chương
2.1. Đôi nét về tác giả Phạm Đình Hổ .......................................................... 24
2.2. Đôi nét về các sáng tác ......................................................................... 24
2.3. Thể loại tùy bút và “Vũ trung tùy bút” ................................................. 26
2.3.1. Thể loại tùy bút ............................................................................... 26
2.3.1. “Vũ trung tùy bút” – tùy bút viết trong mưa.................................... 27
Chương III. Khảo sát chữ Hán văn bản “Lê tổ truyện” trong “Vũ trung tùy
bút” của Phạm Đình Hổ
3.1. Văn bản “Lê tổ truyện” – phiên âm và dịch nghĩa ................................ 30
3.1.1. Văn bản “Lê tổ truyện”................................................................... 30
3.1.2. Phiên âm ......................................................................................... 30
3.1.3. Dịch nghĩa ...................................................................................... 31
Trang 4


Luận văn tốt nghiệp
3.2. Từ chữ Hán trong văn bản “Lê tổ truyện” đến nghĩa của từ trong tiếng
Việt ........................................................................................................................... 31
3.2.1. Tìm hiểu nghĩa chữ Hán trong “Lê tổ truyện” và mức độ sử dụng các
chữ này trong tiếng Việt hiện đại .............................................................................. 31
3.2.2. Tìm hiểu nghĩa được dùng của chữ Hán trong “Lê tổ truyện” ......... 66
3.2.3. Tìm hiểu nghĩa được dùng của chữ Hán trong “Lê tổ truyện” so với

nghĩa được dùng của từ trong tiếng Việt hiện đại qua một số tác phẩm ..................... 73
III. PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 85
PHỤ LỤC

Trang 5


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 6


Luận văn tốt nghiệp

1. Lí do chọn đề tài:
Từ xa xưa, chữ Hán đã chiếm một vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam.
Hơn nghìn năm Bắc thuộc, nhiều trang sử hào hùng của dân tộc đã được lưu lại bằng
chữ Hán. Bên cạnh đó, chữ Hán cũng được các nhà văn, nhà thơ dùng để gửi hộ lòng
mình qua các tác phẩm văn chương. Đã có biết bao áng văn, thơ đẹp được viết nên bởi
chữ Hán. Chính vì vậy, người viết muốn tìm hiểu, muốn khám phá chữ Hán để hiểu
thêm nền văn học của nước nhà.
Chữ Hán là loại chữ cô đọng, hàm súc, gợi hình cao. Nét chữ đậm nhạt khác
nhau đã gợi cho người viết sự lôi cuốn, thích thú. Thời đại ngày nay, nền Hán học đã
dần đi vào quên lãng, vì vậy mà số người biết và hiểu chữ Hán đã không còn nhiều.
Người viết muốn thông qua việc nghiên cứu đề tài này, sẽ nâng cao hơn nữa về trình
độ Hán ngữ của mình, bên cạnh đó sẽ gợi lại cho mọi người một chút đam mê về một
nền văn hóa đã đi vào lịch sử.

“Khảo sát chữ Hán văn bản “Lê tổ truyện” trong “Vũ trung tùy bút” của Phạm
Đình Hổ” là một đề tài mới, ít được nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy nhiên, với mong muốn
hiểu biết thêm về những nét đa dạng về cấu tạo cũng như sự phong phú về ý nghĩa của
chữ Hán, người viết đã chọn và nghiên cứu đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát chữ Hán văn bản “Lê tổ truyện” trong “Vũ trung tùy bút” của
Phạm Đình Hổ” là một đề tài ít người nghiên cứu. Và dường như chưa có người
nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, người viết đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu
nội dung cũng như định ra hướng đi đúng đắn cho việc nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó,
nguồn tư liệu và những sách báo liên quan đến đề tài này không có nhiều, và cũng rất
ít những nhận định về tác phẩm. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cán
bộ hướng dẫn, và lòng ham muốn tìm hiểu về những nét đẹp của loại văn tự Hán cổ
xưa, người viết đã có được một nguồn động lực to lớn để chọn và hoàn thành đề tài
này.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Làm sáng rõ “Lê tổ truyện” dựa trên những hiểu biết về chữ Hán, từ đó nâng
cao hiểu biết về nền văn học của bản thân.
Trang 7


Luận văn tốt nghiệp
Thông qua việc khảo sát, người viết muốn học tập, tích lũy kiến thức về chữ
Hán, đưa trình độ Hán ngữ của bản thân lên một vị trí cao hơn. Đồng thời, người viết
cũng muốn tìm hiểu chữ Hán trong thời đại ngày nay đang đứng ở vị trí nào.
Bên cạnh đó, việc tự mình nghiên cứu một đề tài như thế này, sẽ rèn luyện cho
người viết khả năng làm việc khoa học, tính tỉ mỉ, cẩn thận, để có thể hoàn thành tốt
hơn những công việc hôm nay, và cả trong tương lai. Đây là nấc thang cuối cùng,
nhiều khó khăn và cũng không ít niềm vui, vì khi bước qua nấc thang đó, người viết sẽ
tự tin rời khỏi ngôi trường Đại học để bước vào một ngôi trường mới, lắm chông gai,
nhiều giông bão: trường đời.

4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi đối tượng nghiên cứu: “Lê tổ truyện” trong “Vũ trung tùy bút” của
Phạm Đình Hổ.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết có sử dụng 10 tác phẩm sau để làm cơ
sở thống kê tỉ lệ nghĩa của từ trong tác phẩm “Lê tổ truyện” và một số tác phẩm khác.
(1): Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu.
(2): Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến.
(3): Bài ca chúc tết thanh niên – Phan Bội Châu.
(4): Tây tiến – Quang Dũng.
(5): Ý nghĩa mùa xuân – Chế Lan Viên.
(6): Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ.
(7): Quê hương – Giang Nam.
(8): Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ.
(9): Sân ga chiều em đi – Xuân Quỳnh.
(10): Nếu không có ngày ba mươi tháng tư – Đinh Thị Thu Vân.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Để hoàn thành đề tài này, trước hết người viết phải nghiên cứu, tham khảo kĩ
văn bản tác phẩm, các tài liệu, tư liệu có liên quan đến công việc nghiên cứu. Tiếp
theo, người viết tiến hành khảo sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá những tài
liệu, tư liệu ấy để đi đến mục đích cuối cùng là làm rõ vấn đề mà đề tài đề cập đến.

Trang 8


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN NỘI DUNG

Trang 9



Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHỮ HÁN
1.1. Vài nét về chữ Hán:
1.1.1. Chữ Hán là gì?
Chữ Hán: Hán tự 漢字 là chữ của người Hán, chữ của dân tộc Trung Quốc,
nước ở phía Bắc dân tộc ta. Đời Hán (206 tr.CN – 220), quân đội Trung Quốc đem
quân xâm lược các nước xung quanh. Người các nước này gọi người Trung Quốc là
Hán nhân 漢人. Từ đời Ngụy (220 – 280), Tấn (265 – 420) trở đi, người Trung Quốc
nhân đấy tự xưng là Hán tộc 漢族 và gọi người con trai là Hán tử 漢子 hay Hán 漢.
Thứ tiếng do người Hán nói gọi là Hán ngữ 漢語. Thứ chữ do người Hán sáng chế và
sử dụng gọi là Hán tự 漢字. Đó là một thứ chữ được cấu tạo bởi các nét, không viết
dài ra mà thu gọn lại thành khối vuông, hình dạng đặc biệt. [6, tr.1]
1.1.2. Đặc điểm của chữ Hán
Văn tự Hán là một hệ thống chữ viết có lịch sử khá lâu đời, thoát thai từ hình
vẽ. Về cơ bản có những đặc điểm sau:
1.1.2.1. Về mặt hình thể:
Sau khi vượt qua giai đoạn hình vẽ, chữ Hán được cấu tạo bởi 8 nét cơ bản (có
nhiều biến thể) được sắp xếp với nhau theo những qui tắc nhất định. Mỗi chữ nằm gọn
trong một ô vuông. Vì vậy chữ Hán còn được gọi là chữ ô vuông.
1.1.2.2. Về mặt kết cấu:
Có thể chia chữ Hán thành hai loại lớn:
- Loại có kết cấu đơn giản: (gọi là VĂN)
Ví dụ:
人 nhân: người
日 nhật: mặt trời
上 thượng: trên
下 hạ: dưới
- Loại có kết cấu phức tạp: (gọi là TỰ)

Ví dụ:
Trang 10


Luận văn tốt nghiệp
明 minh: sáng
忠 trung: trung thành
Những chữ phức tạp thường là kết hợp hai chữ giản đơn để biểu thị một từ có ý
nghĩa nội hàm phức tạp.
1.1.2.3. Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ Hán và văn tự Hán:
Trong chữ Hán chúng ta thấy mỗi chữ (mỗi đơn vị văn tự - xét theo hình thể kết
cấu) tương ứng với một âm tiết. Do đó, mỗi chữ có thể là một TỪ (như 口 khẩu:
miệng; 人 nhân: người; 手 thủ: tay) hoặc có thể là một BỘ PHẬN CỦA TỪ (như 玻
pha trong 玻

thủy tinh).
1.1.2.4. Về sự kết hợp gắn bó chặt chẽ giữa ba mặt hình thể - âm đọc - ý

nghĩa:
Nổi bật nhất là vai trò biểu đạt ý nghĩa qua hình thể kết cấu. Do tính chất biểu ý
nằm ngay trong hình thể kết cấu của chữ cho nên chữ Hán có khả năng giúp người đọc
phân biệt được những ý nghĩa khác nhau của nhóm từ đồng âm mà tiếng Việt ngày nay
không có sự phân biệt rõ ràng lắm khi những từ đó xuất hiện độc lập.
Ví dụ:

中 trung: ở giữa
忠 trung: trung thành

Cũng do tính chất biểu ý của chữ Hán cho nên ta thấy ngày nay có nhiều chữ
Hán là chứng tích về các mặt sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán của người Trung

Hoa cổ xưa. Thời mẫu hệ, các từ như 姓 tính: họ; 好 hảo: tốt… đều có thành tố chỉ nữ
giới. Nhưng khi tư tưởng phụ quyền trọng nam khinh nữ xuất hiện thì đại bộ phận
những chữ ghi những từ có ý nghĩa xấu, không tốt đều có thành tố nữ.
Ví dụ:

姦 gian: gian tà
婪 lam: tham lam
妒 đố: ghen ghét.
1.1.2.5. Là một hệ thống chữ viết cơ bản thuộc loại biểu ý nhưng để

thích ứng với sự phát triển ngày càng cao của ngôn ngữ, chữ Hán được cải tiến phát
Trang 11


Luận văn tốt nghiệp
triển theo hướng biểu âm. Biện pháp chủ yếu mà văn tự Hán dựa vào để bám sát sự
phát triển của ngôn ngữ là tạo thêm từ mới. Các từ mới ngày càng gia tăng để đáp ứng
nhu cầu ghi lại những hình ảnh, hoạt động nảy sinh trong xã hội. Từ con số trên dưới
2000 chữ thời Ân Thương (cách nay khoảng trên 3000 năm) đến cuối thời Tần Hán, số
chữ đã tăng lên tới gần 10.000 và cho tới thời nhà Thanh thì số chữ đã là 60.000 chữ.
Để nhận thức và sử dụng hết các từ Hán trên quả là việc khó lòng kham nổi.
Nhiều thế hệ người Trung Quốc trong vòng vài chục năm trở lại đây đã quan tâm đến
vấn đề cải cách văn tự. Họ muốn “La tinh hóa” chữ Hán - tức là sử dụng bộ chữ a, b,
c… làm kí hiệu để ghi các từ trong tiếng Hán - như Việt Nam đã dùng chữ Quốc ngữ
để thay chữ Nôm vậy. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, họ chưa
làm được điều này. Họ đành phải bằng lòng với biện pháp quá độ là giảm bớt số nét
trong chữ Hán (bằng cách thay đổi hình thể, kết cấu), qui định một số chữ phải viết
theo lối giản thể gọi là chữ GIẢN THỂ. [1, tr.26 - 27]
1.1.3. Phân loại chữ Hán:
Để ghi nhận các chữ Hán, ngay từ thời xa xưa người Trung Hoa đã phải tìm

kiếm nhiều biện pháp để phân loại, sắp xếp các đơn vị văn tự. Thời Hán đã xuất hiện
bộ “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận - bộ sách chuyên nghiên cứu, giải thích chữ
Hán dựa trên mối quan hệ gắn bó giữa ba mặt hình thể, âm đọc và ý nghĩa dưới hình
thức một bộ từ điển. [Hứa Thận, tự Thúc Trọng, người đất Thiếu Lăng (nay thuộc tỉnh
Hà Nam, Trung Quốc) làm đến chức Thái úy tế tửu thời Đông Hán. Bộ “Thuyết văn
giải tự” được ông biên soạn rất công phu trong 22 năm, gồm 30 cuốn. Số chữ đưa ra
trình bày, giải thích gồm 9353 chữ].
Thực ra, ở sách “Tả truyện” - bộ lịch sử tương truyền do Tả Khâu Minh thời
Xuân Thu soạn ra - có đôi chỗ đã nói đến việc phân tích văn tự kèm theo những ví dụ
cụ thể. Đến thời Chiến quốc, hai chữ Lục thư cũng đã thấy xuất hiện trên văn bản và
Lục thư được coi là một trong sáu môn học bắt buộc của tầng lớp quý tộc. Nhưng nội
dung của Lục thư ra sao thì chưa thấy các sách vở đương thời nói đến. Hứa Thận qua
“Thuyết văn giải tự” đã trình bày tương đối cặn kẽ một hệ thống phân loại, sắp xếp
chữ Hán xây dựng trên nguyên tắc “tạo chữ” và “dùng chữ” - được gọi chung là “Lục
thư” (sáu loại chữ) bao gồm: Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Giả tá, Chuyển chú và Hình
thanh.
1.1.3.1. Tượng hình 象形
Trang 12


Luận văn tốt nghiệp

 Đặc điểm:
Trong bài tựa sách “Thuyết văn giải tự”, Hứa Thận đưa ra giới thuyết về chữ
Tượng hình, đại ý như sau: “Chữ Tượng hình là chữ vẽ theo vật thực, nét chữ quanh
co, uốn lượn theo hình thể của vật thực".
Ví dụ: Thấy mặt trời tròn, muốn biểu thị từ mặt trời, người Trung Hoa cổ đã vẽ
một hình tròn hoặc gần tròn luôn luôn khép kín với một vạch ở chính giữa tượng trưng
cho ánh sáng, về sau đổi thành hình vuông cho dễ viết. [1, tr. 14]
日nhật: mặt trời, ngày


 Ví dụ:
竹 trúc: tre.
木 mộc: cây.
人 nhân: người.
石 thạch: đá.
戶 hộ: cửa một cánh.
Trong kho văn tự Hán, những chữ thuộc loại Tượng hình không nhiều nhưng
chúng đóng một vai trò khá quan trọng bởi hai nguyên nhân:
- Loại chữ Tượng hình dùng để ghi hầu hết những từ nằm trong vốn từ cơ bản
của Hán ngữ cổ đại.
- Chữ Tượng hình là cơ sở để tạo những chữ thuộc loại khác, trong đó đặc biệt
là hai chữ Hội ý và Hình thanh.
1.1.3.2. Chỉ sự 指事 – còn gọi là Tượng sự 象事 hay Xử sự 處事

 Đặc điểm:
“Chỉ sự là xét vào nét bút, thấy việc được chỉ” (Hứa Thận).
Là loại chữ khi ta nhìn các nét thấy có ngụ một ý gì. Thực tế, có nhiều sự vật,
động tác, hiện tượng không sao vẽ theo lối Tượng hình được. Giả sử nếu có vẽ được
thì cũng kém phần chính xác, dễ hiểu lầm hoặc quá rườm rà, phức tạp. Vì vậy loại chữ
Chỉ sự ra đời để biểu thị những sự vật, hiện tượng, động tác khó vẽ ra được. [1, tr. 15 –
16]

 Ví dụ:
Trang 13


Luận văn tốt nghiệp
Ví dụ: 一 nhất: một
〡cổn (nét sổ)

上 thượng: trên
下 hạ: dưới
本 bản: gốc cây (dấu - ở tại phần dưới chữ mộc)
末 mạt: ngọn cây (dấu - ở tại phần trên chữ mộc)
刃 nhận: lưỡi dao (dấu - ở tại phần chỉ phía lưỡi của chữ 刀 dao: con
dao)
Mặc dù đã có ưu điểm là khá linh hoạt trong cách tạo chữ nhưng biện pháp Chỉ
sự cũng vẫn gặp phải những bế tắc mà biện pháp Tượng hình đã từng gặp. Rất nhiều
hiện tượng, sự vật mà biện pháp Chỉ sự không thể giải thích được. Chính vì thế, trong
kho văn tự Hán, chữ Chỉ sự chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ.
1.1.3.3. Hội ý 會意 – Còn gọi là Tượng ý 象意:

 Đặc điểm:
“Chữ Hội ý là chữ hợp các phần mà thấy được nghĩa” (Hứa Thận).
Theo đà phát triển của xã hội những từ mang ý nghĩa nội hàm ngày càng nhiều.
Các biện pháp Tượng hình, Chỉ sự đều tỏ ra bất lực. Thí dụ, làm thế nào để vẽ ra hoặc
nêu ra được ý nghĩa tinh tế của từ minh có nghĩa là sáng. Ta biết, mỗi chữ đều có nhiều
phần, mỗi phần có một nghĩa. Nếu hợp các nghĩa ấy lại thì sẽ tạo ra ý nghĩa của toàn
chữ. Trở lại ví dụ chữ minh, với ý nghĩa mặt trời là vật sáng nhất ban ngày, mặt trăng
là vật sáng nhất ban đêm, người ta đã ghép hai chữ 日 nhật: mặt trời và 月 nguyệt: mặt
trăng lại với nhau tạo thành chữ 明 minh: sáng. [1, tr.16 – 17]

 Ví dụ:
晶 tinh: sáng choang
炎 viêm: nóng
森 sâm: rậm rạp
Trang 14


Luận văn tốt nghiệp

伐 phạt: đánh (人 nhân: người và 戈 qua: gươm giáo)
聞 văn: nghe (門 môn: cửa và 耳 nhĩ: tai)
1.1.3.4. Giả tá 假借

 Đặc điểm:
Giả tá là loại chữ “vốn không có chữ nhờ thanh mà gửi tự” (Hứa Thận).
Giả tá là vay mượn chữ này để ghi lại chữ kia trên cơ sở đồng âm.
Để ghi lại một từ trong khẩu ngữ chưa từng có từ tương ứng, người Trung Hoa
cổ đã sử dụng biện pháp “tạo chữ mà không thêm chữ”, tức là có hai từ (hoặc nhiều từ)
mặc dù có ý nghĩa khác nhau cũng vẫn được ghi lại bằng một chữ ô vuông, miễn là kết
cấu ngữ âm của những từ đó và âm đọc của chữ ô vuông kia giống nhau. Giờ đây, để
thể hiện những từ chưa có chữ, người Trung Hoa cổ chỉ cần tìm những từ đã có sẵn, có
âm đọc tương đồng với kết cấu ngữ âm của những từ chưa có chữ để vay mượn. Trên
cơ sở này, hàng loạt từ mới xuất hiện đã có ngay chữ để ghi lại. Kho chữ không gia
tăng về mặt số lượng nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu cấp bách mà sự phát
triển của ngôn ngữ đề ra cho chữ viết.
Cơ sở để mượn chữ rất linh hoạt, không theo một nguyên tắc nào. Do đó, phạm
vi ứng dụng của chữ Giả tá cũng rất rộng. Với tính chất là những kí hiệu ghi âm đơn
thuần, chữ Giả tá có thể được dùng để ghi lại danh từ, động từ, tính từ, phó từ, đại từ,
liên từ, số từ,… tức là có thể ghi lại toàn bộ từ vựng của Hán ngữ không cần phải tính
đến ý nghĩa nội hàm hoặc chức năng ngữ pháp của những từ đó rộng hẹp, nông sâu, cụ
thể hay trừu tượng, đơn giản hay phức tạp.
Chữ dùng để mượn gồm đủ loại, trong đó thường thấy nhiều nhất là hai loại
Tượng hình và Hội ý. [1, tr.18]

 Ví dụ:
烏 ô: than ôi. Nghĩa gốc chỉ con quạ (vốn là loại chữ Tượng hình) sau được
mượn dùng làm thán từ.
之 chi: của. Nghĩa gốc là cây nhỏ bắt đầu mọc ra khỏi đất (vốn là chữ Tượng
hình) sau được mượn dùng để chỉ sở hữu.


Trang 15


Luận văn tốt nghiệp
萬 vạn: 10.000, muôn. Nghĩa gốc là con bò cạp (vốn là chữ Tượng hình) sau
được mượn để chỉ số lượng.
其 kỳ: từ chỉ định (ấy, nó). Nghĩa gốc là cái sàng, cái giỏ (vốn là chữ Tượng
hình) sau được mượn làm từ chỉ định.
西 tây: phương tây. Nghĩa gốc là tổ chim (vốn là chữ Tượng hình) sau được
mượn làm từ chỉ phương hướng.
秦 tần: tên nước thời Xuân Thu. Nghĩa gốc hình dung 2 tay cầm chày giã lúa
(vốn là chữ Hội ý) sau được mượn làm từ chỉ tên nước.
1.1.3.5. Chuyển chú 轉注:

 Đặc điểm:
Phép Chuyển chú cho thấy sự hình thành của những cặp chữ khác nhau về hình
thể và âm đọc nhưng giống nhau (hoặc gần giống nhau) về mặt ý nghĩa.

[1, tr.19]

 Ví dụ:
uyển: cái chén, chuyển chú cho 盂 vu: cái chén. Hai chữ này đều thuộc bộ
皿 mãnh: chén bát.
訊 tấn: hỏi, chuyển chú cho 問 vấn: hỏi. Chữ tấn thuộc bộ 言 ngôn: lời nói, chữ
vấn thuộc bộ 口 khẩu: miệng, không cùng bộ nhưng cùng chỉ hoạt động của lời nói.
謹 cẩn: cẩn thận chuyển chú cho 慎 thận: cẩn thận. Chữ cẩn bộ 言 ngôn: lời
nói, chữ thận bộ 心 tâm: tim, không cùng bộ nhưng cùng loại chỉ hoạt động tinh thần.
逆 nghịch: đón, ngược chuyển chú cho 迎 nghênh: đón.
1.1.3.6. Hình thanh 形聲:


 Đặc điểm:
Đây là phép thông dụng nhất trong các cách cấu tạo chữ Hán.
Chữ Hình thanh kết hợp được cả hai xu hướng biểu ý và biểu âm trong cách cấu
tạo, bao giờ cũng gồm hai bộ phận: Bộ phận chỉ ý nghĩa của chữ gọi là HÌNH, bộ phận
chỉ âm đọc của chữ gọi là THANH.

Trang 16


Luận văn tốt nghiệp
Bộ phận chỉ ý (hình) thường là một chữ đơn, gốc là chữ Tượng hình. Bộ phận
chỉ âm (thanh) có thể là một chữ đơn, cũng có thể là một chữ phức, gốc là Chỉ sự, Hội
ý,… [1, tr.20]

 Ví dụ:
Dùng 刃 nhận: lưỡi dao (chữ Chỉ sự), được dùng kèm theo các ký hiệu để ghi
các từ có âm nhận với nghĩa khác nhau sau:
軔 nhận: cái hãm xe.
韌 nhận: dẻo dai.
nhận: ít nói.
nhận: đông đúc.
nhận: khâu vá.
1.2. Vài nét về nghĩa của chữ Hán:
1.2.1. Các loại nghĩa của chữ Hán:
1.2.1.1. Nghĩa gốc, nghĩa mở rộng:
Trong Hán ngữ cổ, một “từ” có nhiều nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa mở rộng)
Ví dụ:

 中 trung: nghĩa gốc là “trong” ( 房中 phòng trung: trong phòng), còn có

những nghĩ mở rộng như: 中心 trung tâm (điểm giữa), 夜中 dạ trung (trong đêm, nửa
đêm),…

 亂 loạn: nghĩa gốc là “giặc giã đánh giết nhau gây nên cảnh rối ren hãi
hùng”, còn có ý nghĩa mở rộng như: 亂打 loạn đả (đánh túi bụi), 亂目 loạn mục (rối
mắt), 亂言 loạn ngôn (nói nhảm),…

 春 xuân: nghĩa gốc là “mùa xuân”, còn có những nghĩa khác như: 春露 xuân
lộ (hạt móc mùa xuân; nghĩa khác: ân huệ), 青春 thanh xuân (lúc thiếu niên), 春情
xuân tình (ý hứng thú về ngày xuân; nghĩa khác: sự cảm giác của người và động vật
đối với việc tính giao, tình trai gái), 春夢 xuân mộng (giấc mơ đầu xuân; nghĩa khác:
công danh phú quý một đời người, rốt cuộc chỉ là chiêm bao cả),… [6, tr. 32 – 33].
1.2.1.2. Nghĩa cổ, nghĩa mới:
Nghĩa cổ là nghĩa trong thư tịch văn bản cổ. Nghĩa mới là nghĩa xuất hiện trong
khẩu ngữ, chủ yếu từ Đường Tống trở đi.
Trang 17


Luận văn tốt nghiệp
Ví dụ:

 走 tẩu: chạy (nghĩa cổ); đi (nghĩa mới).
 快 khoái: vui vẻ (nghĩa cổ); nhanh (nghĩa mới).
 偷 thâu: cẩu thả (nghĩa cổ); lấy cắp, lấy trộm (nghĩa mới).
 青樓 thanh lâu: lầu quý dành cho mỹ nhân ở (nghĩa cổ); nơi bán phấn,buôn
son (nghĩa mới). [6, tr.33]
1.2.2. Các hiện tượng về nghĩa chữ Hán:
1.2.2.1. Từ đồng nghĩa:
Trong chữ Hán, có nhiều từ khác nhau để chỉ một nghĩa (chung nhất).
Ví dụ:


 Chỉ về “con ngựa”:
 馬 mã: ngựa.
 駒 câu: ngựa non hai tuổi.
 驪 ly: ngựa ô.
 鵻 chuy: ngựa đen pha sắc xanh.
 駿 tuấn: ngựa tốt.


 Chỉ về “nhà”:
 家 gia: nhà.
 亭 đình: cái đình, nhà tạm cho người đi đường nghỉ chân.
 營 dinh (doanh): chỗ quân lính ở.
 堂 đường: nhà chính trong cung thất.
 殿 điện: nhà cao lớn.


 Chỉ về “chết”:
 自殺 tự sát: tự giết chết.
 自死 tự tử: tự làm chết mình.
 自沈 tự trầm: tự dầm mình xuống nước chết.
 自刎 tự vẫn: tự cắt cổ chết.
 崩 băng: vua chết.
Trang 18


Luận văn tốt nghiệp

[6, tr. 33 – 35].
1.2.2.2. Từ đồng âm, dị tự, dị nghĩa:

Trong tiếng Hán Việt có rất nhiều từ đồng âm nhưng khác chữ, khác nghĩa.
Ví dụ:

 Cổ:
 Cổ điển: 古典: (Cổ: xưa; điển: phép tắc, điển chương, văn vật) điển
chương, sách vở xưa.
 Cổ độ: 古度: (Cổ: xưa; độ: bến đò) bến đò xưa.
Cổ đông: 股東: (Cổ: đùi, vế; đông: phương đông) người có góp phần vào
công ty.
 Cổ phần: 股份: (Cổ: đùi, vế; phần: một phần trong tổng số) những phần
hùn của công ty do các cổ đông góp lại.
 Cổ động: 鼓動: (Cổ: cái trống, đánh, khua; động: lay chuyển) khua động.
 Cổ vũ: 鼓舞: (Cổ: cái trống; vũ: múa) vừa đánh trống, vừa múa. Nghb. Vui
vẻ, khuyên người ta làm dần dần.
 Cổ xúy: 鼓吹: (Cổ: cái trống; xúy: thổi sáo) vừa đánh trống vừa thổi sáo đề
cao việc gì. [6, tr. 36]

 Giai:
 Giai cấp: 階級: (Giai: bậc thềm, cái thang, đẳng cấp của các quan, dần dần
tiến lên; cấp: bậc, lớp): bực thềm. Nghb. Hạng người trong xã hội.
 Giai đoạn: 階斷: (Giai: bậc thềm, …; đoạn: cắt, một khúc) thứ bậc, thời kì.
 Giai lão: 偕老: (Giai: cùng nhau; lão: già) vợ chồng hòa hão cho đến khi
chết.
 Giai ngẫu: 佳耦: (Giai: đẹp; ngẫu: hai người cùng cày ruộng với nhau, số
chẵn) vợ chồng hòa thuận.
 Giai thoại: 佳話: (Giai: đẹp; thoại: nói) việc hay người ta thường nói đến,
câu chuyện vui, hay. [6, tr. 36]

 Minh:
 Minh hội: 暝會: (Minh: tối tăm, sâu kín; hội: họp) hiểu ngầm.

Trang 19


Luận văn tốt nghiệp
 Minh khắc: 銘刻: (Minh: ghi vào, khắc vào, ghi nhớ, không quên, một thể
văn; khắc: chạm khức thời giờ, in sâu vào, nghiêm gấp lắm) ghi nhớ sâu như khắc
vào.
 Minh oan: 明冤: (Minh: sáng; oan: những điều uất ức trong lòng không
nói được) bày tỏ cho rõ nỗi oan.
 Minh oan: 鳴冤: (Minh: kêu, tiếng chim kêu; oan: nỗi oan) kêu oan.
 Minh ước: 盟约: (Minh: thề, giết các muôn sinh đem lễ thần rồi cùng uống
máu mà thề với nhau; ước: bó buộc, tóm tắt, hẹn nhau, điều trọng yếu, tằn tiện) thề
ước với nhau hoặc điều ước đồng minh.
 Minh sơn thệ hải: 盟山誓海: thề non hẹn bể.
 Quang minh: 光明: (Quang: sáng; minh: sáng) sáng sủa.
 Minh: 溟: mưa nhỏ, biển.
 Minh: 暝: tối, đêm.
 Minh: 瞑: nhắm mắt, ngủ.
 Minh: 蓂: một thứ cỏ.
 Minh: 螟: con sâu keo.
 Minh: 洺: nõn chè, mầm chè. [6, tr. 37]
1.1.2.3. Từ đồng nghĩa, dị âm, dị tự:
哭 Khốc và 泣 Khấp đều có nghĩa là “Khóc”.

 Trong “Ngục trung nhật kí”, bài “Bệnh trọng” 病重 (Ốm nặng), có câu:
獄中害病真莘苦
本應痛哭却狂歌
Âm:
Ngục trung hại bệnh chân tân khổ
Bản ưng thống khốc khước cuồng ca.

Nghĩa:
Mắc bệnh ở trong tù thật là cay đắng
Đáng lẽ phải khóc nhưng ta cứ hát tràn.

 Bài “Độc Tiểu Thanh ký” 讀 小 青 記 (Đọc truyện nàng Tiểu Thanh) cụ
Nguyễn Du có viết:
Trang 20


Luận văn tốt nghiệp
不知三百餘年後
天 下 何 人 泣 素 如?
Âm:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Nghĩa:
Chẳng biết hơn ba trăm năm về sau
Ai người trong thiên hạ khóc Tố Như?

 Bài “Tân An lại” 新 安 吏 của Đỗ Phủ, có câu:
白水暮東流
青山猶哭聲
Âm:
Bạch thủy mộ đông lưu
Thanh sơn do khốc thanh
Nghĩa:
Buổi chiều dòng nước trắng xóa chảy về đông
Ngọn núi xanh còn vang tiếng khóc.

 Bài “Thạch Hào lại” 石 壕 吏 Đỗ Phủ có câu:

夜久語聲絕
如聞泣幽咽
Âm:
Dạ cửu ngữ thanh tuyệt
Như văn khấp u yết.
Nghĩa:
Đêm khuya tiếng nói đã dứt
Như còn nghe thấy tiếng khóc nghẹn ngào.

 Trong “Tỳ bà hành” 琵 琶 行 Bạch Cư Dị có câu:
滿座重聞皆掩泣
座 中 泣 下 誰 最 多?
Âm:
Mãn tọa trùng văn giai yếm khấp
Trang 21


Luận văn tốt nghiệp
Toạn trung khấp hạ thùy tối đa?
Nghĩa:
Mọi người ngồi ở đây nghe tiếng đàn này đều che mặt khóc
Trong đó người khóc nhiều nhất là ai? [6, tr. 40 - 41]

Trang 22


Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG II. PHẠM ĐÌNH HỔ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG


2.1. Đôi nét về cuộc đời tác giả Phạm Đình Hổ:
Phạm Đình Hổ là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử xã hội,
danh sĩ đời Minh Mạng (1820 – 1840), tự là Tùng Niên, Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã
Tiều, con quan Tham tri phủ Phạm Đình Dư, tục gọi là Chiêu Hổ, sinh năm 1786,
người làng Đoan Loan, huyện Đường An, phủ Phượng Hồng, trấn Hải Dương, nay
thuộc huyện Cẩm Bình tỉnh Hải Dương.
Phạm Đình Hổ sinh ra trong một gia đình khoa bảng, đọc rộng biết nhiều nhưng
thi chỉ đỗ Tú tài. Lớn lên giữa thời loạn lạc, sống ẩn nơi thôn dã. Cũng có đi dạy học ở
nhiều nơi. Mãi đến năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng tuần du ra Bắc, nghe tiếng
ông mới vời ông ra và bổ làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, ít lâu sau ông xin từ chức. Năm
Bính Tuất 1826, Minh Mạng lại triệu vào kinh bổ làm Thừa chỉ Viện Hàn lâm và Tế
tửu Quốc Tử giám, nhưng năm sau lấy cớ đau yếu xin về nghĩ dưỡng bệnh, rồi từ
chức. Sau đó ông lại ra nhậm chức vụ cũ, được thăng Thị giảng học sĩ. Đến năm Nhâm
Thìn 1832, ông về nghỉ hưu. Năm Kỷ Hợi 1839, ông mất. Thọ 71 tuổi. [9, tr. 1963].
2.2. Đôi nét về các sáng tác:

 Công trình nghiên cứu: trước tác của Phạm Đình Hổ đều được viết bằng
chữ Hán. Đặc biệt các công trình khảo cứu của ông rất có giá trị, nhất là về mặt tư liệu
đối với khoa học lịch sử, địa lí, ngôn ngữ, triết học. Các tác phẩm:

 Lê Triều hội điển (Điển chương pháp luật triều Lê).
 Bang giao điều lệ (Phép tắc luật lệ bang giao).
 An Nam chí (Ghi chép về nước An Nam).
 Ô châu lục (Ghi chép về châu Ô).
 Ai Lao sứ trình (Hành trình đi sứ Ai Lao).
 Đại Man địa đồ (Địa đồ nước Chân Lạp).
 Hy Kinh lãi trắc (Giải thích ngắn gọn về bộ binh của Phục Hy).
Trang 23



Luận văn tốt nghiệp

 Càn Khôn nhất lãm (Cái nhìn tổng quát về trời đất). [9, tr. 1963]
 Về sách: ông có một số sách như “Nhật dụng thường đàm” và “Quần Thư
tham khảo”.
 “Nhật dụng thường đàm”: là một bộ tự điển Hán Việt nhỏ, xếp theo 32 loại
như Thiên văn, Luân tự, Nho giáo…, Du hí, Tật bệnh, Cầm thú, Trùng loại… Các từ
ngữ tuy không nhiều, nhưng có thể nói là tạm đủ để đọc biết các chữ thông thường. Đó
cũng là một tài liệu mà chúng ta có thể dùng so sánh để thấy những chỗ khác biệt trong
cách chữa và giải nghĩa chữ Hán bằng chữ Nôm. [8, tr. 1083]
 “Quần Thư tham khảo” (chép tay 2 quyển) được làm từ năm 1832 đến sau lúc
về hưu, là một bộ từ ngữ học. Quyển thượng chủ yếu rút từ sách vở của Trung Hoa.
Quyển hạ có gắn với đối tượng, sự vật Việt Nam. Đây là bộ sách gom góp nhiều sự
hiểu biết từ Kinh sách Nho giáo, sử sách Trung Hoa đến địa lí, lịch sử, phong tục tập
quán, sản vật… Việt Nam. [9, tr.1964]

 Về sáng tác văn học: đáng chú ý nhất là hai tập “Vũ trung tùy bút” (Tùy bút
trong mưa, tác phẩm chữ Hán) và “Tang thương ngẫu lục” (Ghi chép ngẫu hứng về
những đổi thay dâu bể, tác phẩm chữ Hán, viết chung với Nguyễn Án (1770 – 1815)).
 “Vũ trung tùy bút” có nghĩa là “Theo ngọn bút viết trong khi mưa”. Sách này
có hai quyển, gồm những bài văn ngắn, mỗi bài chép về một đề mục. Các bài có thể
chia làm mấy loại như sau:
 Tiểu truyện các bậc danh nhân: Phạm Ngũ Lão, Phạm Tuấn, Đỗ Uông, Lê
Lợi, Nhà họ Nguyễn ở Tiên Điền,…
 Ghi chép các cuộc du lãm, những nơi thắng cảnh, cảnh chùa Sơn Tây, cảnh
đền Đế Thích,…
 Ghi chép các việc xảy ra về cuối đời Lê: việc cũ phủ Chúa Trịnh, cuộc bình
văn trong nhà giám, các việc tai dị, các điềm gỡ,…
 Khảo cứu về duyên cách địa lí: sự thay đổi tên đất, xứ Hải Dương, tên huyện
Đường An, tên làng Châu Khê,…

 Khảo cứu về phong tục: cảnh chơi lan, uống chè, nón đội, quần áo, trộm cắp,
mộng số, chuyện khách để của, thần hổ, thần trẻ con,…
 Khảo cứu về học thuật: học thuật đời Lê mạt, các thể văn, các lối chữ, âm
nhạc, đàn, y học,…

Trang 24


Luận văn tốt nghiệp
 Khảo cứu về lễ nghi: quan (Lễ đội mũ), hôn, tang, tế, lễ tế giao, lễ nhà miếu,
lễ sách phong,…
 Khảo cứu về điển lệ: khoa cử, phép thi, quan chức,… [8, tr. 1884 - 1885]
 “Tang thương ngẫu lục” nghĩa là “Tình cờ chép về những cuộc dâu bể”. Sách
này đã in năm 1806 và chia làm hai quyển: quyển trên (40 bài) và quyển dưới (50 bài),
mỗi bài đều có đề rõ tên tựa của tác giả. Các bài trong sách có thể chia làm mấy mục
như sau:
 Tiểu truyện các danh nhân: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn,
Đoàn Thị Điểm,…
 Thắng cảnh: núi Dục Thúy, núi Phật Tích,…
 Di tích: Bia núi Thành Nam, Tháp chùa Báo Thiên,…
 Việc cuối đời Lê: thi hội về đời Lê – lễ triều hạ đời Lê Cảnh Hưng, tết trung
thu trong phủ chúa Trịnh,…
 Chuyện hay chuyện lạ: Nguyễn Bá Dương, Hoàng Sầm,… [8, tr. 1085]

 Về thơ: Phạm Đình Hổ không chỉ là nhà văn, nhà nghiên cứu, ông còn là tác
giả của các tập thơ: “Đông Dã học Ngôn thi tập” (Tập thơ học nói của Đông Dã) và
tập thơ văn hỗn hợp nhan đề “Châu Phong tạp thảo”.
 “Đông Dã học Ngôn thi tập” do ông sáng tác lúc đang làm quan. Sách bắt
đầu bằng bài tựa của Nguyễn Án, đề rõ “Tuế thứ Bính Thìn hạ quý hữu nhân Giang
Bắc Cối Nguyễn Án Kính Phủ thư” (Năm Bính Thìn, tháng 6, bạn là Nguyễn Án, tự

Kính Phủ, hiệu Giang Bắc Cối đề tựa). Toàn tập có 102 bài thơ đề vịnh các nơi tác giả
đã đi qua, dưới các đầu đề có ghi sự tích nơi ấy, có ích cho việc nghiên cứu lịch sử.
Chẳng hạn: Thơ vịnh thấp Trùng Quang ở Tức Mặc, có chú thích rõ sự tích tháp ấy,
thơ vịnh Hoa Dương tức Phổ Hiến, Nam và chùa Nguyệt Đường. [8, tr. 1084]
 Bộ “Châu Phong tạp thảo” không chia quyển, nhưng có hai phần: Châu
Phong tạp thảo: gồm nhiều bài văn, phần nhiều có ghi rõ tên và năm viết; và Châu
Phong tạp thảo thi tập: gồm các bài thơ thuộc 14 thể như tập cổ, tứ ngôn, ngũ
ngôn,…cũng có nhiều bài ghi tên tác giả và năm làm thơ. [8, tr. 1803]
2.3. Thể loại tùy bút và “Vũ trung tùy bút”:
2.3.1. Thể loại tùy bút:
Tùy bút là một thể nhỏ của thể kí văn học, có khả năng bám sát cuộc sống, phản
ánh linh hoạt hiện thực khách quan và bộc lộ những tư tưởng chủ quan. Chất trữ tình
Trang 25


×