Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.75 KB, 68 trang )

DỰ ÁN KIỂM SOÁT LŨ BẮC VÀM NÀO (NVNWCP)
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BÁO CÁO TÓM TẮT
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU --------------------------------------------------------------------------------------3
2. DỰ ÁN VÀ VÙNG DỰ ÁN ---------------------------------------------------------------------3
2.2 Liên Kết Các Chương Trình và Chiến Lược Dự Án -----------------------------------------------4
2.3 Điều Kiện Tự Nhiên Vùng Dự Án.---------------------------------------------------------------------5
2.4 Các Trở Ngại Trong Vùng Dự Án---------------------------------------------------------------------6
2.5 Những lợi ích của dự án đem lại-----------------------------------------------------------------------6
2.6 Những Tác Động Xấu Và Giải Pháp Khắc Phục----------------------------------------------------7
2.7 Quỹ Hổ Trợ Xã Hội và Quản Lý Môi Trường (ESMF)--------------------------------------------8
3. HIỆN TRẠNG VÀ CHIỀU HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP------------------10
3.1 Khái Quát ------------------------------------------------------------------------------------------------10
3.2 Sử Dụng Đất và Hệ Thống Canh Tác ---------------------------------------------------------------10
3.3 Kết quả phân tích SWOT------------------------------------------------------------------------------13
4. THỂ CHẾ-CHÍNH SÁCH-----------------------------------------------------------------------14
4.1 Chính sách kiểm soát lũ--------------------------------------------------------------------------------14
4.2 Chính sách khuyến nông-------------------------------------------------------------------------------15
4.3 Hợp Tác Xã Nông Nghiệp-----------------------------------------------------------------------------15
4.4 Chính Sách Bốn Nhà-----------------------------------------------------------------------------------18
4.5 Chính Sách Giảm Nghèo-------------------------------------------------------------------------------18
5. THỊ TRƯỜNG-------------------------------------------------------------------------------------19
5.1 Lúa Gạo---------------------------------------------------------------------------------------------------19
5.2 Những sản phẩm màu----------------------------------------------------------------------------------20
5.3 Cá da trơn (Cá Tra và Cá Ba Sa)---------------------------------------------------------------------21
5.4 Những sản phẩm chăn nuôi----------------------------------------------------------------------------21
5.5 Thị trường cung cấp các sản phẩm đầu vào---------------------------------------------------------22
5.6 Thông tin thị trường------------------------------------------------------------------------------------23
5.7 Những cản trở thị trường-------------------------------------------------------------------------------23
5.8 Những kiến nghị về mặt thị trường-------------------------------------------------------------------24


6. DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NÔNG THÔN -------------------------------------------------------25
6.1 Bối cảnh---------------------------------------------------------------------------------------------------25
6.2. Những trở ngại chính trong hệ thống tài chính nông thôn----------------------------------------27
6.3. Kiến nghị ------------------------------------------------------------------------------------------------27
7. CHIẾN LUỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ----------------------------------------------------27
7.1 Phương Hướng Chung----------------------------------------------------------------------------------28
7.2 Những công cụ sẵn có cho sự phát triển kinh tế nông thôn---------------------------------------32
7.3 Đẩy Mạnh Việc Quản Lý Kênh Thị Trường--------------------------------------------------------33
7.4 Những giải pháp cụ thể của dự án--------------------------------------------------------------------34
8. KIẾN NGHỊ VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÙNG DỰ ÁN--------------------------43
8.1 Khái Quát ----------------------------------------------------------------------------------------------43
8.2 Đa Dạng Hoá Sản Xuất & Tạo Cơ Hội Thu Nhập Bền Vững------------------------------------43
8.3 Thị Trường-----------------------------------------------------------------------------------------------45
8.4 Phát triển dịch vụ tài chính nông thôn----------------------------------------------------------------46
8.5 Định chế tổ chức và chính sách-----------------------------------------------------------------------47
PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT THỐNG KÊ -----------------------------------------------------------49
PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH SWOT ---------------------------------------------------------------56
PHỤ LỤC 3: TÓM TẮT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỐI VỚI VÙNG DỰ ÁN BVN 2005-2008
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------63

trang 1
CHỮ VIẾT TẮT
$A or AUD Đồng đô Úc
AG An Giang
AusAID Tổ chức phát triển quốc tế ÚC: Australian Agency for International Development:
CPRGS Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo đồng bộ: Comprehensive poverty reduction
and growth strategy
DARD Sở NN&PTNT: Department of Agriculture and Rural Development
DOF Sở Tài Chính: Department of Finance
DOH Sở Y Tế: Department of Health

DOLISA Sở LĐTB&XH: Department of Labour, Invalids and Social Affairs
DONRE Sở Tài Nguyên & Môi Trường: Department of Natural Resources and Environment
DOSTE Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường: Department of Science, Technology and
Environment
DOTC Sở Giao Thông Và Công Chánh: Department of Transport and Communications
DPI Sở Kế Hoạch & ĐT: Department of Planning and Investment
EIA Đánh giá tác động môi trường; Environmental Impact Assessment
ERR Tỷ lệ thu hồi kinh tế: Economic rate of return
ESMF Quỹ Quản Lý Xã Hội Và Môi Trường: Environmental and Social Management
Fund
GDP Tổng sản phẩm quốc gia: Gross domestic product
GOA Chính Phủ Úc: Government of Australia
GOV Chính Phủ Viêtn Nam: Government of Viet Nam
HCMC Thành Phố Hồ Chí Minh: Ho Chi Minh City
HEPR Chương trình quốc gia XĐGN và việc làm: National Program on Hunger
Elimination, Poverty Alleviation and Employment
HH Hộ: Households
IPM Integrated pest management
IRR Tỷ lệ thu hồi nội tại: Internal Rate of Return
IWMP Quy hoạch quản lý nguồn nước tổng hợp: Integrated Water Management Plan
M&E Giám sát và đánh giá: Monitoring and Evaluation
MARD Bộ Nông Nghiệp &PTNT: Ministry of Agriculture and Rural Development
MOLISA Bộ LĐTB&XH: Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs
MONRE Bộ Tài Nguyên & Môi Trường: Ministry of Natural Resources & Environment
MPI Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư: Ministry of Planning and Investment
NGO Tổ Chức Phi Chính Phủ: Non-government organisation
NIAPP Viện Quốc Gia Hoạch Định Nông Nghiệp và Dự Án: National Institute of
Agricultural Planning and Projection
NVN Bắc Vàm Nao: North Vam Nao
NVNWCP Dự Án Kiểm Soát Lũ Bắc Vàm Nao: North Vam Nao Water Control Project

PCC Uỷ Ban Hợp Tác Dự Án: Project Coordinating Committee
PDD Tài liệu thiết kế dự án: Project Design Document
PMB Ban Quản Lý Dự Án: Project Management Board
PMU Đơn Vị Quản Lý Dự Án: Project Management Unit
PPC UBND tỉnh: Provincial People’s Committee
QA An toàn chất lượng: Quality Assurance
VN Việt Nam
VND Việt Nam đồng
trang 2
1. GIỚI THIỆU
Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao (NVNWCP) nhằm mục đích nâng cao đời sống cư dân trên cù lao Bắc
Vàm Nao qua đầu tư xây dựng hạ tầng để kiểm soát lũ và thiết kế quản lý nuớc một cách bền vững. Lợi ích
kinh tế của dự án bao gồm tăng vụ sản xuất lúa, mở rộng sản xuất cây trồng cạn giá trị cao, phát triển nuôi
trồng thuỷ sản, và đưa chăn nuôi vào hệ thống canh tác. Lợi ích quan trọng khác của dự án là cung cấp nuớc
sạch giảm chi phí vận chuyển, và tránh thiệt hại nguời và của trong các đợt lũ hàng năm.
Điều không còn nghi ngờ là qua hệ thống kiểm soát lũ và quản lý nuớc, các hệ thống canh tác và hoạt động
tạo thu nhập cho cư dân vùng dự án sẽ đuợc thể hiện rõ sau khi cơ sở hạ tầng đuợc xây dựng. Lợi ích của dự
án đuợc chứng minh qua việc thay đổi Hệ thống Canh tác (HTCT) trong các vuông bao đã được kiểm soát lũ
hoàn toàn trong vài năm qua trong vùng dự án, và các kết quả của Huyện Chơ mới về kiểm soát lũ hoàn toàn
từ 1990’s. Tuy vậy, mục tiêu của dự án là nhận ra và thực hiện tiến trình thay đổi. Tiến trình thay đổi này
phải đuợc theo dõi cẩn thận để bảo đảm thích hợp, bền vững và lợi ích của dự án đem đến một cách công
bằng cho các cư dân vùng dự án, đồng thời tránh các tác động xấu đến tiến trình kiểm soát lũ và quản lý
nuớc vùng dự án.
Vì thế, dự án đã quyết định xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và hình đưa ra hoạch hoạt động trong giai
đoạn hiện tại của dự án và các năm tiếp theo khi dự án kết thúc. Mục tiêu của chiến luợc và kế hoạch hoạt
động nhằm: (i) đẩy mạnh cải thiện đời sống cho tất cả cư dân nông thôn vùng dự án; (ii) giảm nghèo; (iii)
xây dựng mô hình phát triển nông thôn dựa trên quan điểm tiếp cận mới; qua đó có thể ứng dụng rộng rãi
cho vùng khác Đồng Bằng Sông Cửu Long. Để đạt mục tiêu định ra, mặc dù Dự án chỉ còn hoạt động hơn
hai năm nữa, nhưng chiến luợc và kế hoạch hoạt động đuợc đưa ra cần mang tính khả thi và bền vững kể cả
sau khi dự án kết thúc.

Chiến lược và kế hoạch hoạt động đuợc thực hiện do nhóm nghiên cứu, bao gồm: 4 cán bộ Đại học Cần thơ,
đại diện Sở NN & PT Nông thôn, với sự hổ trợ chuyên gia cố vấn về Phát triển Nông thôn của Úc. Nhóm
nghiên cứu đã trao đổi ý kiến một cách rộng rãi với các ngành khác nhau để bảo đảm chiến luợc và kế hoạch
hoạt động phản ảnh đuợc sự đồng thuận giữa các bên tham gia, tương hợp với kế hoạch phát triển của tỉnh và
chiến lược của nhà nuớc, và đuợc sự hổ trợ của lảnh đạo địa phương. Ngoài ra, hai cuộc hội thảo đã đuợc
thực hiện. Cuộc hội thảo thứ nhất tập trung vào phân tích SWOT (SWOT: Strengthen: điểm mạnh,
Weakness: = yếu; cơ hội = Opportunities, and threaths = rũi ro) có liên quan đến các lĩnh vực về sản xuất,
thị trường, tài chính và chính sách vùng dự án. Hội thảo lần hai nhằm đưa ra đuợc chiến luợc và kế hoạch
hành động về phát triển kinh tế vùng dự án.

Nhóm nghiên cứu đã suy xét các trở ngại và cơ hội có thể xảy ra và có khả thi thực hiện đuợc để thúc đẩy
đầu tư và đa dạng hoá các hệ thống canh tác. Ngoài ra tiềm năng về cơ hội tạo thu nhập, qua sản xuất cây
trồng, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, và ngành nghề phi nông nghiệp cũng đuợc suy xét dựa trên các kinh
nghiệm trong vùng ĐBSCL, và các nuớc khác trên thế giới. Việc nhân ra các triển vọng hoạt động của các
doanh nghiệp nhằm hổ trợ tăng thu nhập nông hộ cũng đuợc quan tâm trong lập chiến luợc.
2. DỰ ÁN VÀ VÙNG DỰ ÁN
2.1 Tóm Luợc
Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao là dự án hợp tác giũa Cơ Quan Hổ Trợ Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) và
Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang. Cơ quan thực hiện Dự án là Sở NN & PT Nông thôn. Trọng tâm của dự
án là kiểm soát lũ và quản lý nuớc nhằm sử dụng đất cho hệ thống sản xuất nông nghiệp quanh năm. Điều
này sẽ được thực hiện thông qua việc xây dựng đê bao chống lũ, và các vuông bao trong vùng dự án, đồng
thời phát triển hệ thống quản lý nuớc để phục vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu dân sinh vùng cù
lao đuợc đặt ra.
Mục đích chính của Dự án là hổ trợ tỉnh An giang để thiết lập và hoạt động một cách có hiệu quả hệ thống
quản lý nuớc vùng Bắc Vàm Nao một cách bền vững về xã hội và môi trường, nhằm mang lại lợi ích kinh tế
địa phương thông qua việc tăng thu nhập và giảm nghèo. Mục tiêu dự án là xây dựng mô hình về lợi ích kinh
tế & xã hội cho cộng đồng vùng dự án và giảm nghèo, thông qua điều phối về quản lý đất và nuớc. Năm hợp
phần chính yếu của dự án đuợc mô tả như sau:
trang 3
Hợp phần

DA
Mục tiêu Đầu ra
1.Hợp
phần 1
Thành lập hệ thống quản lý, kế hoạch, theo
dõi , và báo cáo một cách có hiệu quả để đạt
mục tiêu và mục đích dự án.
1.1 Hệ thống quản lý dự án đuợc thành lập
1.2 Những chiến luợc dự án đuợc phát triển và thực hiện
1.3 Điều phối về theo dõi và báo cáo.
2. Hợp
phần 2
Điều phối hoạt động dự án nhằm đạt đuợc các
định chế, tổ chức, & thông hiểu nhau, và chấp
nhận đuợc về lợi ích dự án và các nguyên lý
về quản lý nuớc tổng hợp.
2.1 Khả năng hoạt động về quản lý nuớc ở cấp địa phương
đuợc cải thiện.
3.Hợp
phần 3
Thực hiện các nghiên cứu, thu thập và phân
tích số liệu nhằm đưa ra các kế hoạch quản lý
nước tổng hợp, kế hoạach xây dựng phù hợp,
nhằm đạt đuợc sự bền vững về môi trường và
xã hội ở vùng DA.
3.1 Kế hoạch quản lý nuớc tổng hợp và mô hình hoá thích
hợp
3.2 Kế hoạch hoạt động tái định cư đuợc phát triển và thực
hiện.
3.3 Hệ thống và kế hoạch quản lý môi trường đuợc phát

triển.
3.4 Kế hoạch về xây dựng đuợc phát triển.
4. Hơp
phần 4
Hổ trợ các cơ quan địa phương trong việc
chuẩn bị nghiên cứu khả thi, thiết kế chi tiết,
và thi công xây dựng vùng dự án.
4.1 Hệ thống huấn luyện đuợc chuẩn bị, các khoá huấn luyện
đuợc thực hiện và đuơc đánh giá.
4.2 Những thiết kế đuợc chuẩn bị, đuợc đánh giá khả thi và
đuợc chấp nhận
4.3 Hoàn thành xây dựng cống và các cửa cống vùng dự án
4.4. Đầu tư tài chính cho xây dựng
5. Hợp
phần 5
Thực thi thoả thuận về kế hoạch & hổ trợ
quản lý nuớc tổng hợp, thông qua các tiểu dự
án nhằm đem lại hiệu quả & lợi ích nhanh
nhất cho dự án.
5.1 Tiến trình vận hành hệ thống quản lý nuớc và thoả thuận
thực hiện.
5.2 Phát triển và thực hiện hệ thống di tu bảo dưỡng hệ
thống quản lý sau khi hoàn thành xây dựng.
5.3. Kế hoạch tài chính cho vận hành và di tu bảo dưỡng
5.4. Tăng cường hệ thống theo dõi về thay đổi môi trường
tại chổ.
5.4. Quỹ phát triển xã hội và quản lý môi trường đuợc thành
lập và đưa vào hạot động.
2.2 Liên Kết Các Chương Trình và Chiến Lược Dự Án
Chiến Lược Dự án hoàn toàn tương hợp với chiến luợc và chương trình Quốc gia và đuợc tóm luợc như sau:

Chiến Lược Tăng Trưởng và Giảm Nghèo Đồng Bộ (CPRGS). Dự án đeo đuổi mục tiêu về phát triển kinh
tế và giảm nghèo cho cư dân vùng dự án hoàn toàn phù hợp về chiến lược này. Điểm chính yếu của sự liên
kết giũa Dự án và Chiến luợc Tăng Trường và Giảm nghèo là: (i) phát triển kinh tế bền vững vùng dự án; (ii)
hoàn thiện và giảm thiểu tối đa những thiệt hại do lũ; (iii) cải thiện thu nhập hộ và tránh rủi ro dẫn đến đói
nghèo do lũ gây ra.

Chuơng Trình Quốc Gia Về Xoá Đói Giảm Nghèo và Việc Làm (HEPR) là nền tản chính yếu cho xoá
nghèo ở tỉnh An giang. Hai cơ quan chủ lực thực hiện chương trình này là Sở Lao Động & Thương binh Xã
Hội ( Sở LĐ&TBXH) và Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn( Sở NNPTNT). Dự án quan tâm một cách
đặt biệt vào các xã nghèo, nơi mà dân cư sống trong điều kiện lũ ngập sâu, và do lũ họ bị thất nghiệp 4-5
tháng trong năm. Mạng lưới hỗ trợ về phát triển doanh nghiệp nhỏ và chương trình tín dụng và tiết kiệm đi
đến thôn ấp vùng dự án. Tiểu dự án về quỹ hỗ trợ phát triển xã hội và quản lý môi trường (ESMF) đang triển
khai với sự tham gia của CB chương trình XĐGN Tỉnh nhằm phát triển phương pháp giảm nghèo thích hợp
và bền vững cho vùng dự án.
Kế Hoạch Phát Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đưa ra những hướng dẩn chung về điều
phối phát triển hạ tầng ĐBSCL. Công việc dự án sẽ theo sự hướng dẩn này. Thí dụ hoạt động dự án tập trung
về cách điều phối và lồng ghép hệ thống cây trồng, hệ thống kiểm soát lũ, hệ thống giao thông thuỷ bộ và
mặt bằng đời sống và dân trí. Tất cả hoạt động này đều đuợc đưa vào kế hoạch quản lý nuớc của dự án.
Kế Hoạch Kiểm Soát Lũ ĐBSCL cung cấp về kế hoạch kiểm soát lũ quanh năm vùng dự án Bắc Vàm Nao.
Kế hoạch này đuợc thảo luận sâu rộng qua phát triển cơ sở hạ tầng vùng lũ và đuợc sự hỗ trợ của Uỷ Ban
Sông Mekong và tất cả các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Khía cạnh chính yếu của kế hoạch này là: (i) phát triển
trang 4
sản xuất quanh năm cho vùng dụ án, (ii) Tác động mực nuớc dâng cao ngoài sông do kiểm soát lũ của Dự án
không gây ảnh hưởng xấu đến cư dân thượng và hạ lưu sông Cửu long; (iii) Những tác động về môi trường
phải đuợc điều tra khảo sát và việc đánh giá về tác động môi trường đều đuợc thực hiện.
2.3 Điều Kiện Tự Nhiên Vùng Dự Án.
Bắc Vàm Nao là cù lao vùng ĐBSCL, đuợc xác định qua luồng chảy của hệ thống Sông Củu Long. Vùng dự
án nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, kinh Vĩnh an và Vịnh Cái Tac. Diện tích vùng dự án khoảng 31,000 ha.
Hàng năm vùng cù lao này phải đối mặt với lũ. Do vậy, tiềm năng sản xuất nông nghiệp bị giới hạn và đời
sống cư dân gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, lợi ích của hệ thống sông Cửu long đã cung cấp nuớc cho sinh

hoạt và thuỷ lợi, lắng tụ phù sa tạo màu mỡ cho đất, nguồn thuỷ sản phong phú, và hệ thống giao thông thủy
dồi dào. Hệ thống vận hành và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án đáp ứng nhu cầu về kế hoạch quản lý nuớc một
cách tổng hợp. Qua đó, sẽ kiểm soát lũ và tạo cơ hội phát triển và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. Kế
hoạch quản lý nuớc tổng hợp bao gồm đo lường về giảm tác động xấu do kiểm soát nuớc lên tài nguyên thuỷ
sản, chất lượng nước, độ phì đất đai, và hệ thống giao thông thuỷ.
Vùng cù lao có địa hình thấp và phẳng, vùng ven sông chính có địa hình cao do bồi lắng phù sa tạo thành các
đê tự nhiên, và địa hình thấp hơn khi đi vào trung tâm của cù lao. Sự lắng tụ phù sa tạo ra kết cấu đất cứng
chặc và nghèo dinh dưỡng, hình thành đất từ thịt pha cát đến đất sét nặng. Nhìn chung, đất vùng dự án có
các trở ngại về nghèo dinh dưỡng, cấu trúc chặc, nhiểm phèn. Do bồi lắng phù sa, các đê tự nhiên bao bọc
quanh cù lao và dọc theo các kênh chính trong vùng dự án.
Bắc Vàm Nao chịu ảnh huởng khí hậu nhiệt đới, mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, và mùa mưa, từ
tháng 4 đến tháng 11, hàng năm. Khoảng 85% vũ lượng rơi vào các tháng mùa mưa, nhiều nhất từ tháng 8
đến tháng 11, hàng năm. Hầu hết các tháng trong năm, luợng nuớc bốc hơi thường vươt hơn vũ lượng. Do
vậy, phát triển hệ thống tưới tiêu là quan trọng để phát triển nông nghiệp vùng này.
Thuỷ triều chi phối chu kỳ lũ hàng năm trong vùng dự án. Hàng năm lũ đến vào khoảng tháng 7, và đỉnh lũ
cao nhất từ tháng 10 – tháng 11/ năm. Hầu hết các năm, lũ nhận chìm vùng cù lao, chỉ trừ những nơi có địa
hình cao, dọc theo tuyến đê ven sông, và các đê đuợc xây chống lũ cặp các kênh lớn. Lũ đã gây thiệt hại cây
trồng, cơ sở hạ tầng, tạo ra khó khăn về sức khoẻ, và thiệt mạng về con người.
Mặc dù cách biển khoảng 200 km, vùng dự án cũng bị ảnh hưởng triều, chênh lệch triều khoảng 1 mét trong
các tháng mùa khô và rất thấp trong các tháng mùa mưa, khi nuớc sông dâng cao. Do ảnh hưởng của chế độ
triều, các sông và kênh vùng dự án bảo đảm đuợc nuớc ngọt quanh năm. Dân số vùng dự án khoảng 240,000
người. Có khoảng 53,000 hộ và trung bình khoảng 4.5 người/hộ. Chủ hộ là phụ nữ chiếm khoảng 21%.
Kinh tế vùng dự án lệ thuộc rất lớn vào sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản đóng vai trò thấp. Đất nông nghiệp
chủ yếu đuợc sử dụng cho sản xuất lúa. Nhìn chung lúa 2 vụ là phổ biến, và canh tác trong vụ ĐX và HT. Vụ
hè thu dể bị thất thoát khi nuớc lũ dâng cao. Trong những năm gần đây, một phần diện tích của cù lao đuợc
kiểm soát lũ hoàn toàn và có thể canh tác 3 vụ/năm.
Về quản lý hành chính, Bắc Vàm Nao đuợc phân chia thành hai huyện, huyện Phú Tân, nằm về phía Nam và
Huyện Tân Châu nằm phía bắc. Có 21 xã trong vùng dự án.
Kênh Thần nông là đuờng dẫn nuớc chính chia cù lao làm hai phần chạy từ bắc xuống nam qua hai Vịnh
Muơng Khai và Cái Dầm. Có 18 kênh cấp 2 để dẩn nuớc từ 2 sông lớn vào cù lao, và 247 km kênh mương

nội đồng. Ớ các xã điều đuợc xây dựng đê kiểm soát lũ cặp theo các kênh chính để bào vệ cây trồng. Các đê
nội đồng chia vùng dự án thành 26 vuông bao, với mức độ kiểm soát lũ khác nhau. Khoảng 8,600 ha của 7
vuông bao đuợc kiểm soát lũ hoàn toàn và cho phép canh tác cây trồng trong mùa lũ. Nhưng còn nhiều vùng
chưa có đê bao kiểm soát lũ triệt để, các đê bao chưa hoàn chỉnh chỉ bảo vệ cây trồng tạm thời.
trang 5
2.4 Các Trở Ngại Trong Vùng Dự Án
Suốt mùa lũ, nhà cửa dể bị cuốn trôi do triều cường và dòng chảy xiết & mạnh. Hệ thống đê, cầu, đuờng bị
thiệt hại nặng hoặc phá huỷ hoàn toàn. Dân cư ở đây phải chạy lũ hàng năm. Điều kiện sống trong vùng lũ
gặp rất nhiều khó khăn và nguy kịch, do dân số đông, thiếu nuớc sạch, sự lan truyền dịch bệnh trong mùa lũ.
Hệ thống đê tạm để bảo vệ cây trồng cho nhiều vùng. Do vậy, hằng năm chi phí xây dựng cao, tốn đất, lao
động và nguồn kinh phí đầu tư. Những năm lũ đến sớm và mưa nhiều cây trồng bị thiệt hại nặng.
Vào mùa khô, thiếu hệ thống tưới tiêu là trở ngại chính cho các xã vùng sâu của cù lao, đặc biệt các xã phía
bắc vùng dự án. Nhưng trở ngại lớn nhất cho các xã này là chất lượng nuớc ở các kênh rạch bị ô nhiểm và
quá xấu, ảnh hưởng rất lớn về cung cấp nuớc sinh hoạt hàng ngày của cư dân trong vùng.
Hiện nay, cá tự nhiên là nguồn sống cho các hộ nghèo, đặc biệt suốt mùa lũ, khi hoạt động sản xuất nông
nghiệp bị giới hạn. Cá là nguồn thức ăn và cũng là cơ hội tạo thu nhập cho họ. Tuy vậy, do khai thác quá
mức nguồn thuỷ sản tự nhiên, và những luật lệ cấm khai thác, các hộ này đã rơi vào tính trạng bất ổn định về
đời sống và kém bền vững về quản lý tài nguyên thuỷ sản tự nhiên.
Sức khoẻ cộng đồng cũng là vấn đề lớn cần đặt ra. Thiếu nguồn nuớc sạch là trở ngại lớn cho cư dân trong
vùng dự án. Thiếu hệ thống quản lý và xử lý chất thảy từ sinh hoạt con người và chăn nuôi. Tai hoạ về dịch
bệnh từ nguồn nuớc và mật độ muỗi cao cũng là vấn đề lớn. Lao động nữ thường xuyên phải làm việc trong
nguồn nuớc bị ô nhiểm và trẻ em suy dinh dưỡng cũng rất phổ biến vùng dự án. Định cư chưa được kiểm
soát hoàn toàn và xây cất nhà trái phép trên kênh rạch gây ra trở ngại cực kỳ khó khăn về kiểm soát chất
lượng nước, đặc biệt sự ô nhiễm do lắng tụ chất thảy con người và chăn nuôi, và phế thảy con người thảy ra
hàng ngày.
Nhìn chung, hạ tầng công cộng còn thiếu và yếu. Mặc dù đường xá đang được xây dựng và phát triển, nhưng
còn nhiều vùng còn thiếu hoặc chưa phát triển. Đuờng lộ xã còn hẹp không đảm bảo cho xe 4 bánh và máy
cày di chuyển, đặc biệt trong mùa mưa. Còn một số xã vùng sâu chưa phát triển lộ, kể cả xe 2 bánh cũng khó
lui tới. Do vậy, cư dân vùng này dẫn còn sử dụng tàu đò như là phương tiện giao thông chính. Thiếu hệ
thống giao thông là giới hạn lớn cho bà con tiếp nhận thông tin, tiếp cận thị trường, và dịch vụ. Giao thông

bằng tàu đò cũng bị các cản trở về thiếu an toàn do hệ thống cống đập củ và hẹp và vận tốc dòng chảy cao.
Hệ thống cống mới cũng còn gặp nguy hiểm do cấu qua cống thấp, và đóng mở cửa cống tự động.
Điện đuợc bao phủ các xã cù lao, cung cấp nuớc sạch cũng đuợc đưa vào, nhưng nuớc uống qua ống dẫn còn
giới hạn, các linh kiện cung cấp nuớc sạch còn rất hạn chế. Nhiều cư dân chưa hoà vào mạng lưới điện và
mạng lưới cung cấp nuớc do chi phí đầu tư cao.
Sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản là nguồn lợi cơ bản cho đời sống hầu hết các hộ ở đây, nhưng nhiều gia
đình phải tăng thu qua làm muớn bên ngoài và hoạt động phi nông nghiệp. Hiện nay, các hệ thống canh tác
không thể thu hút thêm lao động, do vậy nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh và đa dạng sản xuất là thử thách
lớn cho vùng dự án. Mặc dù tỉ lệ hộ nghèo đang giảm do kinh tế phát triển, nhưng lợi ích kinh tế tập trung
chủ yếu cho cư dân thành thị, và hộ nghèo dẫn duy trì cao ở các xã vùng sâu của cù lao. Ngoài ra, khoảng
80% hộ nghèo không biết chữ. Đây là đối mặt rất lớn về phát triển kinh tế bền vững và giảm nghèo vùng dự
án.
Tóm lại, trở ngại cơ bản trong vùng dự án là nhóm người nghèo không có khả năng đạt đuợc các tiềm năng
mà cộng đồng của họ đang trong môi trường tiến triển và phát triển. Hệ thống quản lý nuớc đuợc phát triển
do dự án đầu tư sẽ cung ứng cơ hội kiểm soát nuớc tối hảo và đáp ứng về mặt định chế và tổ chức cho vận
hành bền vững về hệ thống quản lý nuớc. Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển nông nghiệp,
tăng thu nhập nông thôn, và giảm nghèo.
2.5 Những lợi ích của dự án đem lại
trang 6
Tác động đáng kể nhất của dự án đối với đời sống của cư dân là việc nhận ra được tiềm năng phát triển nông
nghiệp của vùng, thông qua việc tăng vụ và tăng giá trị sản phẩm đầu ra. Lợi ích được mong đợi là việc kiểm
soát lũ hoàn toàn sẽ cho phép người dân trong vùng sản xuất ba vụ trong năm và đa dạng hoá sản phẩm đầu
ra, với những sản phẩm trồng trọt có giá trị kinh tế cao, kết hợp với sản xuất chăn nuôi và thủy sản. Giải
pháp xã lũ luân phiên trên các vuông bao trong vài năm sẽ duy trì được độ phì của đất và nguồn thủy sản tự
nhiên. Chống lũ cũng sẽ làm giảm mức độ thiệt hại về người và của cho cư dân trong vùng dự án.
Dự án cũng sẽ làm gia tăng lợi nhuận cho tất cả các mùa vụ. Lúa là cây trồng chủ lực và tiếp tục phát triển
trong vùng dự án, kết hợp với việc đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi. Một lợi ích khác được mong đợi từ dự
án là hệ thống giao thông và thông tin trong vùng sẽ được phát triển, và do vậy sẽ làm hấp dẫn hơn cho các
thương lái đến để mua sản phẩm. Điều này sẽ làm nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp.
Nhiều nghiên cứu đã tính toán rằng, hầu hết những hộ có đất đai sẽ có khả năng ít phụ thuộc hơn vào các

hoạt động tạo thu nhập khác như: làm thuê trong nông nghiệp (sạ/thu hoạch), đánh bắt cá trong suốt mùa lũ,
hoặc nhận tiền trợ giúp từ các thành viên trong gia đình đang làm việc ở vùng thành thị. Đối với những hộ có
nhu cầu tạo thu nhập từ các hoạt động kể trên nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gia đình, dự án sẽ có khả
năng làm gia tăng nhu cầu lao động khoảng 0,2 triệu ngày công do qua tăng vụ. Tuy nhiên, lượng tôm, cá tự
nhiên ước tính sẽ bị giảm khoảng 4.000 tấn. Trên cơ sở cân nhắc kỹ càng, cho thấy những hộ không đất cũng
có thể duy trì một mức sống đầy đủ. Cuối cùng, dựa trên phân tích lợi ích và chi phí có thể định lượng được,
ước tính dự án sẽ tạo ra tỷ lệ thu nhập kinh tế là 25%.
Nói chung, gia tăng thu nhập sẽ đi kèm với việc gia tăng chi tiêu cho lương thực (cả số lượng và chủng loại),
nhà ở, vật dụng gia đình, nước sạch, sức khoẻ và giáo dục. Những gia tăng này sẽ có một ảnh hưởng tích cực
đến đời sống xã hội của vùng dự án. Những lợi ích mang đến trực tiếp cho sức khoẻ cộng đồng được thể hiện
qua các hoạt động của dự án về vệ sinh môi trường và nước sạch, và các bệnh tật do tác động của nguồn
nước sinh hoạt gây ra sẽ giảm đi do sự sẵn có và gia tăng của các nguồn nước sạch từ các cây nước được lắp
đặt. Thông qua thu nhập gia tăng, sẽ làm tăng tỷ lệ trẻ em đến trường cũng như nâng cao trình độ văn hoá
chung của vùng dự án. Hơn nữa, khi hệ thống đê phát triển sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc đi lại của cư dân nói
chung và cho trẻ em trong việc đến trường.
2.6 Những Tác Động Xấu Và Giải Pháp Khắc Phục
Có một vài tác động xấu được nhận ra từ các hoạt động của dự án, bao gồm:
• Việc kiểm soát lũ trong vùng dự án sẽ có tác động nhỏ đến mức nước lũ của những vùng xung quanh
(kể cả các vùng thượng nguồn và hạ nguồn) sông Cửu long.
• Sẽ có một số tác động xấu đến sự vận chuyển trên sông, chủ yếu suốt khoảng thời gian xây dựng.
Tuy nhiên, cộng đồng trong vùng dự án không quan tâm nhiều đến vấn đề này.
• Chất lượng nước sẽ xấu đi trong một số vùng khi những con kênh bị bế lại, nhưng hậu quả của nó có
thể được khắc phục bởi những giải pháp thích hợp. Suốt thời gian xây dựng DA, chất lượng nước sẽ
bị giảm một cách đáng kể do kéo dài . Những dịch vụ vệ sinh môi trường và việc tiếp tế nguồn nước
sạch (với những phương pháp đặc biệt để đảm bảo cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ này)
sẽ làm giảm nhẹ những tác động xấu lên chất lượng nước của các con kênh bị bế.
• Có thể có sự sụt giảm về độ màu mỡ của đất theo thời gian do việc hạn chế sự lắng đọng phù sa suốt
mùa lũ. Tuy nhiên, tác động của lũ trên độ màu mỡ của đất chưa được người dân nhận thức một cách
đầy đủ, và nghiên cứu về tác động này đòi hỏi phải có chương trình theo dõi và đánh giá về mối
quan hệ giữa chất lượng đất thay đổi qua một thời gian dài. Sau một vài năm thực hiện và theo dõi

đánh giá tác động của vấn đề kiểm soát lũ, có thể những nông dân sẽ lựa chon phương thức xã lũ
định kỳ “ ban năm, tám vụ”
• Việc giảm hay khống chế lũ hoàn toàn và hoạt động của những cửa cống có thể làm cho nguồn thủy
sản tự nhiên bị giảm sút đáng kể
• Việc xây dựng đê bao sẽ gây ra sự thay đổi tạm thời hoặc lâu dài về chỗ ở của cư dân trong vùng.
Những ảnh hưởng xấu đến việc ổn định chỗ ở sẽ được giải quyết thông qua việc: (i) tối thiểu hoá
trang 7
mức độ đất đai được sử dụng cho việc xây dựng đê bao; (ii) Đền bù thích hợp và kịp thời cho các hộ
bị mất đất; (iii) thực hiện các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho những hộ bị di dời có cơ hội tạo thu
nhập ít nhất là bằng với mức thu nhập trước khi bị di dời.
2.7 Quỹ Hổ Trợ Xã Hội và Quản Lý Môi Trường (ESMF)
Quỹ này là một phần của hợp phần 5 của dự án, và cung cấp những giải pháp tiên quyết nhằm đảm bảo cho
những nông hộ nghèo ít đất, mắc nợ nhiều có được cơ hội chia sẽ lợi ích của dự án. Vấn đề tài trợ này về
nguyên tắc sẽ làm giảm tình trạng nghèo, thông qua chương trình XĐGN sẽ đạt hiệu quả hơn. Những người
hưởng lợi chủ yếu là những hộ nghèo và cận nghèo. Quỹ này cũng nhằm giải quyết tốt các vấn đề về môi
trường trong vùng dự án. Việc tài trợ này cũng hỗ trợ cho việc lập kế hoạch sử dụng đất tốt hơn và giúp cho
hộ nghèo có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập.
Dự án đã xác định những cản trở trong việc thực hiện XĐGN. Những cán bộ làm công tác này thiếu kỹ năng
và kinh nghiệm, và người nghèo thiếu năng lực trong việc tận dụng cơ hội giảm nghèo. Những cản trở này
cần được xác định rõ ràng trước khi cung cấp nguồn tài trợ, và do vậy sẽ tài trợ cho những nhu cầu thực tế
thông qua huấn luyện cho cả cán bộ thực hiện XĐGN và những hộ hưởng lợi.
Những hộ hưởng lợi sẽ được tổ chức thành nhóm, tổ có cùng mục tiêu. Qua đó, họ sẽ có cơ hội chia sẽ kinh
nghiệm và đuợc DA hỗ trợ hàng năm. Những nhóm này sẽ được hỗ trợ qua Ban XĐGN xã. Nếu như họ có
nhu cầu về tín dụng, họ có thể vay từ ngân hàng chính sách theo qui trình dành cho chương trình XĐGN
chung. Nhóm sẽ chịu trách nhiệm đối với các khoảng vay của các thành viên nhóm. Tiêu chuẩn để được tài
trợ bao gồm:
• Tổng lượng tài trợ cho mỗi hoạt động không quá 120 triệu đồng, hoặc 600 ngàn đồng trên một đầu
người.
• Những vùng ưu tiên là bốn xã nghèo nhất trong vùng dự án.
• Số lượng nữ phải chiếm ít nhất 50% trong tổng số người hưởng lợi.

• Những hoạt động được đề nghị tài trợ không tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
• Những công trình xây dựng không phục vụ thiết thực cho chương trình XĐGN sẽ không được tài trợ.
• Ưu tiên tài trợ cho tổ nhóm hơn là hộ riêng lẻ.
Những hoạt động giảm nghèo phải chứng minh là sẽ đóng góp vào việc giảm nghèo thông qua việc đẩy
mạnh chương trình XĐGN. Những hoạt động môi trường phải chỉ ra những hiệu quả và kết quả thực tế.
Những kết quả này có thể đo lường được qua cải thiện môi trường do các hoạt động DA đem lại.
Một khi các cộng đồng có đủ năng lực để quản lý nguồn tài trợ lớn hơn, họ sẽ được giúp đỡ để viết các đề án
xin tài trợ với mức cao hơn. Những đề án này phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể, lúc đó cộng đồng
và ban tài trợ sẽ ký kết một hợp đồng thoả thuận chung cho hoạt động tiểu dự án.
Những hoạt động tài trợ về cải thiện môi trường thì rộng lớn, thông qua việc thay đổi hành vi con người.
Giám sát môi trường có thể là một phần của quá trình này. Để được chấp nhận tài trợ, các đề án về môi
trường cần chứng minh được: (i) tại sao người ta có những hành vi như họ đang có (ii) những thay đổi về
hành vi sẽ được thực hiện và đo lường một cách thực tế và cụ thể như thế nào. Những đề án được khuyến cáo
nên bắt đầu ở qui mô thử nghiệm nhỏ, và khi có hiệu quả, thì tài trợ sẽ được mở rộng ở qui mô lớn hơn.
Trách nhiệm chung cho hoạt động tài trợ này tùy thuộc vào ban tài trợ - ban này quyết định đề án có
được tài trợ hay không, giám sát các hoạt động và kết quả của đề án, chuẩn bị báo cáo tiến độ, tư vấn
các hoạt động điều phối cho huyện và xã. Văn Phòng Dự án sẽ quản lý về hành chánh và tài chánh.
Văn phòng sẽ cử ra một ban đại diện cho vấn đề này. Văn phòng dự án cũng sẽ tư vấn và giúp đỡ cho
xã và huyện trong việc chuẩn bị đề án và hợp đồng. Liên quan đến giảm nghèo, những hoạt động tài
trợ vẫn nằm trong cấu trúc hoặc chức năng hiên tại của chương trình XĐGN chung. Những hoạt động
cải thiện môi trường được liên kết với Sở y tế, Sở KHCN&MT và Hội Phụ Nữ. Kế hoạch sử dụng đất
và những hoạt động nông nghiệp sẽ được thực hiện với sự cộng tác của Sở Nông Nghiệp. Xã và
Huyện có trách nhiệm chuẩn bị đề án và hợp đồng cho sự tài trợ, quản lý hợp đồng và giám sát, báo
cáo tiến độ công việc.
trang 8
Quỹ hổ trợ xã hội và quản lý môi trường (ESMF) cho hoạt động giảm nghèo, bao gồm:
• Huấn luyện cán bộ xã và huyện trong chương trình XĐGN bao gồm các hoạt động: phương pháp lập
kế hoạch; khảo sát; kiểm tra & theo dõi; những kỹ năng & kỹ thuật chuyên biệt; những kỹ năng huấn
luyện bao gồm lập kế hoạch và đánh giá (giáo dục người lớn); quản lý chương trình tín dụng nhỏ.
• Huấn luyện cho người nghèo và cận nghèo trong vùng dự án: quản lý tài chính hộ; những kỹ năng kỹ

thuật đơn giản, kể cả cho ngành nghề xây dựng; quản lý và kế hoạch buôn bán nhỏ; quản lý trang
trại, và kỹ năng kỹ thuật chuyên biệt cho hộ ít đất; huấn luyện về tổ chức nông dân hợp tác cho các
nơi chứng minh đuợc lợi nhuận cho người nghèo và cận nghèo.
• Cung cấp quỹ hổ trợ cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ ở các nơi thí điểm điển hình, bao gồm loại
hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp nhỏ và cải tiến kỹ thuật và tổ chức kinh doanh tiến bộ. Ít
nhất 10 hộ đuợc đưa vào các hoạt động này. Thi dụ chế biến và buôn bán thực phẩm, buôn bán nhỏ,
chế biến sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên, chăn nuôi, trồng bông, rau màu, và dịch vụ.
Ngân quỹ hổ trợ có thể cung ứng cho các chương trình lớn hơn có liên quan đến xoá đói giảm nghèo và bảo
vệ môi trường. Sử dụng ngân quỹ này phải chỉ ra đuợc tính khả thi về thành công trên nghiên cứu điểm,
hoặc thông qua một số hoạt động mang ý nghĩa thực tế để phát triển. Ngân quỹ hổ trợ có thể cung cấp nhiều
hơn một xã, có thể do xã cùng nhau lập kế hoạch, hoặc từ đề cương của huyện, cơ quan tỉnh, và kể cả
NGO’s. Dự định sử dụng quỹ hổ trợ phải dựa trên các nguyên lý liên quan đến tăng thu nhập hộ qua các hoạt
động dịch vụ quy mô nhỏ. Quỹ cũng có thể cung cấp cho các đề cương liên quan lảnh vực môi trường trong
một phạm vi và tiêu chuẩn đuợc xác định rõ.
Một số thí dụ về sử dụng quỹ hổ trợ Xã hội và môi trường liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông thôn
như sau:
• Huấn luyện quản lý tài chính cho hộ nghèo. Chương trình đã mở 24 lớp, bao phủ hầu hết các xã vùng
dự án. Có 595 thành viên than gia ( 303 nam & 293 nữ).
• Huấn luyện kỹ thuật (nuôi heo, nuôi cá, nhạy cảm giới, quản lý vốn vay, kỹ thuật xây cầu xí, công
nghiệp nhẹ. Chương trình đã mở 24 lớp, đặt biệt cho hộ nghèo. Có 612 thành viên tham gia (279
nam, 251 nữ). Kế hoạch huấn luyện năm 2005, bao gồm thiết kế vuờn cây ăn trái, nuôi cá áo, nuôi
heo và sản xuất biogas.
• Tổ chức tín dụng và tiết kiệm, cung cấp vốn cho 5 nhóm phụ nữ nghèo ở 5 xã. Đến nay, có 100% hộ
đã hoàn vốn.
• Bố trí mô hình trình diễn “ 3 giảm, 3 tăng” cho vụ lúa hè thu ở 6 địa điểm vùng dự án. Mổi điểm, tổ
chức 3 cuộc về hội thảo & thăm điểm trình viễn cho 75-90 nông dân. Kỹ thuật này bao gồm giảm hạt
giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc, giảm phân bón để tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường.
• Theo dõi độ phì đất dựa vào cộng đồng ở 10 điểm cho 20 kiểm soát viên cả 2 vụ lú/năm. Chương
trình này sẽ thực hiện hàng năm cho tất cả các mùa vụ.
• Theo dõi về độ phì đất một cách có khoa học sẽ do Đại học An giang thực hiện. Theo như kế hoạch,

tổ chức theo dõi độ phì sẽ thực hiện hàng năm và bắt đầu từ vụ lúa Đông Xuân (vụ Một).
Vào tháng 10, năm 2004, nhóm Cố Vấn Kỹ Thuật Dự Án Kiểm Soát Lũ Bắc Vàm Nao đã xem xét các
hoạt động quan trọng nêu trên liên quan đến việc phát triển hệ thống quản lý nuớc bền vững và đã đề
nghị rằng các hoạt động này cần tăng tốc, và khai triển rộng ra trong khung thời gian và chi phí của dự
án. Nhóm Cố Vấn Kỹ Thuật cũng đề nghị chương trình nghiên cứu điểm, cần chú tâm đưa vào các hoạt
trang 9
động về tăng năng suất, các cây trồng có giá trị cao, thâm canh chăn nuôi, và cải thiện nuôi trồng thuỷ
sản bền vững.
3. HIỆN TRẠNG VÀ CHIỀU HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.1 Khái Quát
Thống kê hiện trạng và xu huớng ngành nông nghiệp đuợc tóm tắt qua phụ chương 1. Số liệu thống kê của
Huyện Phú Tân đuợc chi tiết hoá và hoàn chỉnh hơn Huyện Tân Châu, bao gồm 19 xã của 21 xã vùng dự án.
Những kết luận chính yếu dựa vào thông tin thống kê như sau:
• Vùng Dự án có mật độ dân số là 775 người/km2 cao hơn mật độ dân số của tỉnh là 632 người/km2,
nhưng sản xuất lương thực dư thừa và đóng góp rất lớn cho xuất khẩu của tỉnh.
• Đất nông nghiệp chiếm 80% và chủ yếu cho sản xuất lúa. Diện tích cây trồng khác chiếm tỉ lệ thấp.
Trung bình chung hệ số quay vòng đất lúa cao, khoảng 2.3.; trong đó, 2.6 cho những vuông bao kiểm
soát lũ triệt để và 1.8 cho vuông bao chưa hoàn hàon hảo về chống lũ.
• Năng suất lúa cao, trung bình 5.8 tấn/ha. Đạt đuợc năng suất này là do đầu tư cao về sử dụng giống
lúa cao sản, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và lao động.
• Khoảng 1/3 diện tích vùng dự án trồng 3 vụ lúa/năm, và gần 2/3 diện tích trồng hai vụ lúa/năm..
• Trong thập niên qua, sản lượng lúa tăng 20% do tăng vụ, đặc biệt trên những vuông bao chống lũ
triệt để. Tuy vậy, năng suất lúa có khuynh huớng đụng trần.
• Các huyện cù lao đã sản xuất hơn 5 lần so nhu cầu tiêu thụ tại chổ. Vì thế khoảng 80% xem như sản
xuất hàng hoá để bán đi nơi khác.
• Diện tích cây trồng khác của vùng dự án cũng tăng nhanh, nhưng chiếm tỉ lệ thấp, và thấp hơn nhiều
so với Huyện Chơ Mới. Thí dụ, Chợ mới sản xuất 11,700 ha rau màu, trong khi đó Phú tân chỉ có
530 ha.
• Cây trồng cạn phổ biến là rau màu, bắp, đậu nành, và mè. Ngoài ra cũng có cây ăn trái (dùa, chuối,
xoài) nằm rãi rác ở các xã, dọc theo trục giao thông chính, đặc biệt vùng đất cao cặp theo đê bao

vùng dự án.
• Có khoảng 600 lồng bè dọc theo sông chính và sản xuất chủ yếu cá tra & ba sa, và khoảng 250 ao
nuôi. Nuôi trồng thuỷ sản đã đóng góp rất lớn cho kinh tế vùng và cao hơn kế hoạch dự kiến.
• Mặc dù chăn nuôi đang phát triển, nhưng số đầu vật nuôi trên nông hộ còn rất thấp. So với các nuớc
Đông Nam Á, đầu vật nuôi trên nông hộ trồng lúa vùng dự án vẫn còn thấp, có lẽ do ngập lũ hàng
năm.
Số liệu thống kê chỉ diễn tả bối cảnh trung bình hộ nông nghiệp vùng dự án. Đất trung bình/hộ khoảng 0.5 ha
đuợc sử dụng chính yếu trồng 2-3 vụ lúa/năm, đất thổ cư khoảng 100 m2, chủ yếu trồng cây trồng cạn, một
ít dừa và cây ăn trái xung quanh nhà. Trung bình mổi hộ chỉ nuôi 1 con heo, một ít vịt và gà, nhưng rất ít hộ
nuôi trâu và bò. Tuy vậy, diện tích đất/hộ biến động rất lớn, còn nhiều hộ ít hoặc không đất, trong khi đó
cũng có nhiều hộ sở hửu rất nhiều hecta đất.
3.2 Sử Dụng Đất và Hệ Thống Canh Tác
Trước năm 1987, ở địa hình cao của vùng DA, nông dân canh tác lúa nổi vào mùa lũ và cho năng suất thập,
khoảng 2-2.5 tấn/ha, sau đó trồng lại vụ đậu nành, đậu xanh, mè... vào mùa khô. Ở địa hình quá thấp, nông
dân chỉ canh tác một vụ lúa nổi và thu hoạch cá tự nhiên sau khi gặt lúa. Sau 1987, khi phát triển hệ thống đê
và thuỷ lợi vùng dự án, nông dân đã chuyển hệ thống cánh tác lúa nổi qua 2 vụ lúa cao sản, kèm theo thu
trang 10
hoạch cá từ các kênh mương thuỷ lợi. Do chuyển dịch sản xuất, máy kéo thay thế sức kéo bằng trâu bò, và số
lượng trâu bò giảm rất nhanh. Ngoài ra, do nhu cầu quản lý nuớc cho canh tác lúa cao sản, nhiều tổ đuờng
nuớc phát triển, trong đó một số tổ này đã phát triển thành tổ chức hợp tác xã nông nghiệp hiện nay. Tuy
vậy, trong thời gian này, vì hệ thống đê ngăn lũ không hoàn chính, nếu năm nào lũ đến sớm thì vụ lúa hè thu
bị thất thoát rất lớn. Khi Dự án Bắc Vàm Nao đầu tư vào, 27 ô vuông vùng dự án đuợc xây dựng, trong đó 7
vuông đuợc ngăn lũ triệt để và nông dân đã đưa lúa vụ 3 vào hệ thống canh tác của mình, và do vậy hệ số
quay vòng đất khoảng 2.6, các vuông còn lại làm 2 vụ lúa với hệ số quay vòng đất là 1.8 trong năm.
Song song với hệ thống đê bao và thuỷ lợi phát triển, sản xuất nông nghiệp phát triển theo và nhiều chương
trình hỗ trợ phát triển sản xuất NN được đưa vào. Chương trình “3 gỉam, 3 tăng”, và IPM nhằm giảm chí phí
sản xuất, và tăng chất lượng gạo qua sử dụng những giống nếp chất lượng và năng suất cao. Ngoài ra, để
tăng giá trị gạo chất lượng cao, các kỹ thuật sau thu hoạch, phát triển hợp tác xã, và hợp đồng tiêu thụ sản
phẩm cũng đuợc phát triển ở vùng dự án. Vì thế, sản lượng lúa tăng lên một cách ổn định, nhưng năng suất
có khuynh hường đụng trần. Vì thế, Tỉnh chủ trương tập trung sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu và

giá bán cao hơn là chiến lược tăng thu nhập cho nông hộ. Tuy vậy, hệ thống canh tác vùng dự án chủ yếu là
sản xuất lúa, trong khi đó chăn nuối, thuỷ sản và cây trồng cạn tăng rất chậm.
Bảng 1 chỉ ra các hệ thống canh tác khác nhau giũa các vuông đê bao vùng dự án. Các vuông bao có hệ
thống thủy lợi hoàn chỉnh cặp sông Tiền, và phần nhỏ cặp sông Hậu (vuông bao V3, V4, V6, V7, V10, V13,
V14 and V15), nông dân canh tác 3 vụ lúa/năm, phổ biến là giống lúa nếp với giá cao hơn lúa thường. Các ô
vuông khác chủ yếu canh tác 2 vụ lúa/năm. Cây trồng cạn, và cây khác chiếm tỉ lệ thấp, chỉ 3.5% tổng diện
tích. Thuỷ sản phát triển cặp sông chính và chỉ chiềm tỉ lệ 2.5%. Chăn nuôi phát triển rất chậm do thiếu thức
ăn bổ sung. Tuy vậy, nguồn rơm và phế phẩm nông nghiệp còn rất lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Bảng 2 chỉ ra về hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác. Hệ thống canh tác 2 vụ lúa ở các vuông bao
chưa hoàn chính cho tổng thu khoảng 16-19 triệu/ha (tương đuơng $1.000 - 1,2000/ha). Với quy mô đất
trung bình/hộ nhỏ, khoảng 0.46 ha, và khoảng 4.4 người/hộ, thì thu nhập đầu người trên năm khoảng $ 105 -
$ 125, hoặc có thể thấp hơn, nếu giữ lại lúa cho tiêu thụ gia đính thì giá trị thu nhập sản xuất lúa còn thấp
hơn. Đối mặt tình huống này, nông hộ cần phải có các hoạt động phi nông nghiệp thì mới tăng thu nhập và
tăng mức sống nông dân vùng dự án.
Nếu nông dân trồng 3 vụ lúa hoặc 2 lúa - 1 màu thì thu nhập có thể lên đến 23-36 triệu VNĐ/ha, với điểu
kiện trồng lúa nếp và các cây trồng cạn có giá trị cao. Tuy vậy, nếu đạt đuợc thu nhập này, thì thu nhập ròng/
đầu người cũng không cao chỉ đạt khoảng $240/ năm. Thu nhập nông hộ sẽ tăng cao nếu canh tác lúa-thuỷ
sản, hoặc độc canh thuỷ sản. Tuy vậy để thực hiện kiểu canh tác này, phải có nguồn nuớc tốt và nông dân
phải có vốn đầu tư cao cho ao mương, và vật dụng khác.
Nông dân vùng dự án cũng rất nhạy cảm với những thay đổi của thị trường và rất sẵn long trong việc đầu tư
kỹ thuật mới vào sản xuất. Họ có thể đạt năng suất lúa rất cao qua sử dụng giống lúa cao sản và đầu tư phân
bón và thuốc trừ sâu cao. Họ cũng có phản ứng rất nhanh về sản xuất cá da trơn, khi mặt hàng này có nhu
cầu thị trường và công nghiệp chế biến chuyên biệt. Tuy vậy, từ đây trở đi, các khó khăn mà nông dân phải
chạm mặt là không thể theo con đuờng canh tác độc canh, hoặc tập trung một mặt hàng chuyên biệt qua đầu
tư sản xuất ngày càng cao, và cũng rất khó cho nông dân để tìm hướng đi về đa dạng hoá sản xuất và công
nghiệp hoá sản phẩm mà họ làm ra.
trang 11
Bảng 1: Hiện trạng mô hình đất sản xuất nông nghiệp trong vùng dự án
Chỉ tiêu
Lúa 2

vụ
Nếp
2 vụ
Lúa 3
vụ
Nếp 3
vụ
Chuyên
màu
Thủy
sản
2 Lúa
+ màu
Cây
khác
Tổng
V1+V2 2.155 105 107 2.367
V04 952 910 25 75 40 2.002
V03 770 370 1.140
V05 920 33 953
V06 914 1.533 190 2.637
V07 1.453 3 12 22 1.490
V08 355 355
V09 599 599
V10 1.754 15 8 1.777
V13 752 63 815
V14 268 33 17 318
V15 361 20 20 59 460
V16 389 389
V17 725 32 757

V18+V19 867 867
V20 488 31 519
V21 668 165 833
V22 896 88 984
V23 1.010 1.010
V24 750 750
V25 1.137 54 48 1.239
V26 1.588 5 1.593
V27 1.742 90 1.832
Tổng 16.011 914 1.280 6.121 268 347 112 633 25.686
Nguồn: Phòng XD&PTNT huyện
Bảng 2: Hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất
ĐVT: 1000 đồng/ha
STT Hạng mục
Tổng Tổng Lãi (+) LN/CP
chi thu Lỗ (-) (%)
I Mô hình sản xuất 3 vụ (Đất 3 vụ)
1 3 vụ lúa 17.430 40.372 22.942 131,62
2 3 vụ lúa (nếp) 18.594 45.795 27.201 146,23
3 2 lúa - 1 màu 16.293 46.419 30.126 184,90
4 2 màu - 1 lúa 14.890 51.656 36.766 246,91
II Mô hình sản xuất 2 vụ (Đất 2 vụ)
1 2 vụ lúa (Lúa ĐX - lúa HT ) 11.628 27.792 16.164 139,02
2 2 vụ lúa (nếp) 12.625 31.565 18.940 150,02
3 Lúa – cá 221.828 357.554 136.272 61,43
4 Lúa – tôm 116.677 190.552 73.875 63,32
III Chuyên Màu 14.927 49.277 34.350 230,12
IV Thủy sản
Cá 432.300 687.394 255.094 59,01
Tôm 111.000 176.150 65.150 58,69

Nguồn: Tổng hợp điều tra của nhóm (10/2004)-Phòng XD&PTNT
trang 12
3.3 Kết quả phân tích SWOT
Trong hội thảo vào ngày 27/01/2005, nhóm nghiên cứu đã tổ chức phân tích SWOT ( Streng= mạnh,
Weakness = yếu, opportunities = cơ hội, và Threat = rũi ro), qua các lảnh vực chính yếu là: (i) Thị trường,
(ii) Co Sở Hạ Tầng; (iii) Môi trường; (iv) Định chế Tổ chức và Chính Sách; và (v) hệ thống tài chính. Trong
mổi lảnh vực, hội thảo bàn về vấn đề làm thế nào để tận dụng các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, khám
phá ra các cơ hội, và hạn chế những rũi ro có thể xảy ra. Có nhiều ý kiến đề xuất về nâng cao đời sống nông
thôn và giảm nghèo. Các ý kiến đề xuất đuợc xếp vào 4 nhóm chủ đề chính:
• Cải tiến khả năng sản xuất tiến đến bền vững
• Thị trường
• Chính sách & định chế tổ chức
• Dịch vụ tài chính
Cải tiến khả năng sản xuất tiến đến bền vững
1. Sử dụng giống xác nhận hướng đến chương trình 3giảm-3 tăng
2. Giám sát và di trì độ phì nhiêu của đất
3. Tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật giống
4. Mỗi người nên sản xuất giống chất lượng cao; thực hiện xã hội hoá công tác giống
5. Xây dựng các mô hình sản xuất giống mô hình HTX
6. Phát triển hệ thống khuyến nông
7. Phát triển mô hình sản xuất phù hợp
8. Phát triển mô hình sản xuất lục bình-cá (fish-hyacinth)
9. Cải tiến chất lược sản phẩm thuỷ sản
10. Tổ chức lại mô hình sản xuất giống tương tự mô hình HTX
11. Phát triển công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch
12. Tăng vụ mùa sản xuất lúa từ hai lên ba vụ
13. Sử dụng các giống lúa nguyên chủng (nếp, Jasmine, vân vân)
14. Đa dạng hoá sản xuất cây trồng bao gồm tăng giá trị sản xuất cây màu.
15. Chăn nuôi gia súc (bò, dê, trâu) trên nền tảng sử dụng rơm rạ
16. Mở rộng nuôi cá ao với việc sử dụng kỹ thuật cá sạch và an toàn

17. Cải tiến chất lượng và cung ứng cá giống
18. Cải tiến vấn đề môi trường
19. Hạn chế việc sử dụng quá liều lượng hoá chất nông nghiệp
20. Thiết kế hệ thống thuỷ lợi nội đồng để đáp ứng hệ thống canh tác mới
21. Cải tiến hoạt động và duy trì hệ thống thuỷ lợi
22. Phát triển cây trồng, cá, gia súc, bioga, vân vân
Thị trường
1. Cải thiện việc nối kết nông dân với thị trường
2. Mua bán trực tiếp –hạn chế sự tham gia của bộ phận thương lái
3. Nâng cao sự nối kết giữa thương lái và công ty có hiệu quả cao hơn
4. Nâng cao năng lực tài chánh và kỹ thuật cho thương lái và các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ
5. Cải thiện kênh thị trường trên cơ sở liên kết tốt hơn
6. Giám sát chất lượng sản phẩm đầu vào, đặc biệt là giống cây trồng và vật nuôi
7. Sử dụng các hình thức chế tài đối với những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào kém chất lượng
8. Đẩy mạnh chương trình bốn nhà
9. Phát triển mạng lưới thị trường có sự tham gia của các hợp tác xã
10. Nâng cao nhận thức và khuyến khích phát huy tính tham gia trong các hợp tác xã
11. Những công ty kinh doanh công, nông nghiệp nên đóng góp cổ phần vào các hợp tác xã
12. Cung cấp các dịch vụ huấn luyện về chất lượng sản phẩm
13. Hỗ trợ và thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm trong vùng dự án
14. Đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại
15. Xây dựng kế hoạch phát triển chợ nông thôn
16. Cải thiện cơ sở hạ tầng hệ thống thị trường và nâng cao năng lực quản lý
17. Cải thiện hệ thống giao thông
18. Những công ty kinh doanh công, nông nghiệp nên cung cấp các dịch vụ khuyến nông cho người dân
19. Cải tiến việc thu thập và phổ biến thông tin thị trường
trang 13
20. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để đẩy mạnh lưu thông hành hoá
21. Hợp đồng kinh tế nên dựa vào giá cả thị trường (+/-10%)
22. Bố trí sản xuất tôm để mở rộng thu hoạch vào tháng 11 và 12

23. Đa dạng hoá thị trường đầu ra để giảm rủi ro về thị trường cho nông dân
24. Phát triển doanh nghiệp chế biến lương thực tư nhân
Định chế tổ chức và chính sách
1. Phát triển và cải tiến hệ thống khuyến nông
2. Tập huấn kinh tế cho các cán bộ khuyến nông
3. Nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ khuyến nông và khuyến ngư
4. Cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ chính quyền địa phương và cơ chế để hoạt động
5. Thực thi các chính sách hiệu quả hơn
6. Phát triển hệ thống chuyển tải thông tin nhiều và tốt hơn.
7. Thực hiện quyết định 80 của thủ tướng chính phủ
8. Ban hành chính sách ưu tiên với lãi suất vai thấp
9. Chính quyền địa phương cần có tầm nhìn về phát triển HTX, các đối tác liên quan,và tác nhân phát
triển kinh tế địa phương
10. Phát triển HTX mới
11. Nâng cao sự quan hệ, huy động vốn và làm mạnh hoạt động HTX hiện tại
12. Phát triển hệ thống luật lệ giữa các cơ quan nhà nước địa phương
13. Thành lập các HTX và chuyển giao đầu tư nhà nước đến người dân trong vùng
14. Tạo sự đóng góp cổ phần giữa công ty và HTX
15. Cung cấp lớp tập huấn quản lý HTX liên quan đến chương trình bốn nhà
16. Đào tạo dạy nghề và đào tạo nông thôn
17. Thực hiện chương trình bốn nhà
18. Đánh giá tất cả các chính sách và luật lệ để nâng cao hiệu quả hoạt động HTX
19. Thực hiện ưu tiên đối với những sản phẩm đặc biệt
20. Tạo ra sự hợp tác mạnh hơn giữa cộng động doanh nghiệp và nông dân
21. Tập trung vào lợi thế so sánh
22. Nâng cao năng lực của cán bộ cấp xã thông qua các lớp tập huấn
23. Nâng cao sự phát triển cộng đồng và năng lực quản lý nguồn tài nguyên
24. Tạo cơ hội cho nông dân tham gia vào các hiệp hội sản xuất và tiêu thụ.
Dịch Vụ Tài Chính
1. Đơn giản hoá thủ tục cho vay

2. Hỗ trợ việc lập kế hoạch kinh doanh cho người vay vốn
3. Phát triển chương trình bốn nhà – Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông và nhà khoa học
4. Huy động tốt hơn vốn nhàn rỗi.
5. Ngân hàng thương mại Nhà nước cần tăng sự cung cấp tín dụng
6. Tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các công ty cổ phần trong thị trường tài chính
7. Sử dụng Quỹ hổ trợ Xã hội và Quản lý môi trường một cách hiệu quả
8. Thu tiền cho vay ngay thời điểm sau khi thu hoạch
9. Nghiên cứu nhu cầu v ốn vay nông dân trên từng dạng mô hình sản xuất.
10. Giảm rủi ro tài chính của nông hộ & rủi ro thị trường
11. Sử dụng vốn vay hợp lý
12. Tập huấn kiến thức quản lý kinh tế hộ
13. Quy trình vay phải rỏ ràng và đơn giản
14. Tập huấn nông dân xây dựng kế hoạch kinh doanh.
4. THỂ CHẾ-CHÍNH SÁCH
4.1 Chính sách kiểm soát lũ
Chính sách quan tâm việc kiểm soát lũ có một ảnh hưởng quan trọng đến cơ hội phát triển kinh tế vùng
BVN. Uỷ Ban Phòng Chống Lụt Bảo Trung Ương (CSFC) thiết lập chính sách chung cho vùng ĐBSCL
hướng tới vấn đề “sống chung với lũ”. Thông qua chính sách chung, Ban Phòng Chống Lụt Bảo tỉnh An
Giang đã đưa ra những chính sách riêng cho việc kiểm soát lũ như sau:
trang 14
• Xây dựng khu dân cư và vùng đê bao đối với khu dân cư đông đúc, xây dựng nhà trẻ, nâng
cấp trường học, bệnh viện và những công trình phúc lợi khác, nâng cao ý thức và nhận thức
người dân trong việc ngăn chặn và kiểm soát lũ lụt, cung cấp nguồn viện trợ, thực phẩm và
thuốc men, nâng cấp cơ sở, cải tiến những phương pháp dự báo lũ lụt, kiểm soát sự mất mát
mùa vụ sản xuất nông nghiệp và cải tiến năng lực người nghèo trong thời kỳ lũ lụt
• Xây dựng và bảo quản đê bao, cung cấp nguồn nước sạch, xây dựng những phòng học và các
con đường, và khôi phụ thảm hoạ của lũ lụt như cải tiến phương pháp đánh giá sự thảm hoạ
của lũ, tăng nguồn viện trợ thực phẩm và y tế, tổ chức sản xuất nông nghiệp sau mùa lũ và
thực hiện phân quyền đến các lãnh đạo địa phương.
Ở cấp độ vùng dự án, kế hoạch quản lý nước tổng hợp do DA kiểm soát lũ BVN phát triển, sẽ đảm bảo khả

năng loại trừ nước lũ ở vùng dự án, đặc biệt là những vùng ngập lũ nghiêm trọng, đồng thời đảm bảo các tiểu
vùng riêng lẽ có khả năng quyết định để đạt được lợi ích đối với bất kỳ mùa lũ nào chẳng hạn như kiểm soát
côn trùng phá hoại, làm tăng độ phì nhiêu của đất. Vấn đề này thể hiện tính phù hợp với kế hoạch kiểm soát
lũ tổng thể vùng ĐBSCL.
4.2 Chính sách khuyến nông
Hệ thống khuyến nông quốc gia được thành lập vào năm 1993 dưới sự quản lý Bộ NN&PTNT và hoạt động
của hệ thống ở 4 cấp: Cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và xã. Ở cấp tỉnh, Sở NN&PTNT quản lý trung tâm
khuyến nông tỉnh. Tại cấp huyện trạm khuyến nông huyện có từ 2 đến 4 cán bộ khuyến nông bao gồm các
lảnh vực cây trồng, chăn nuôi và thuỷ sản, đa số CB khuyến nông có trình độ đại học. Riêng đối với cấp xã,
tỉnh cũng thực hiện bố trí một hoặc hai cán bộ khuyến nông, nhưng chất lượng đào tạo vẫn còn hạn chế so
với cấp huyện. Bênh cạnh hệ thống khuyến nông nhà nuớc, Đại học An Giang, Đại học Cần Thơ, Viện
nghiên cứu lúa ĐBSCL, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGO), nhà cung ứng vật tư nông nghiệp
đầu vào, Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ và Hội Nông dân cũng tham gia cung cấp thông tin và hỗ trợ việc
chuyển giao kỹ thuật đến nông dân một cách trực tiếp, hoặc gián tiếp qua kết hợp với hệ thống khuyến nông
của các cơ quan chức năng nhà nuớc. Tuy nhiên, sự liên kết mạng lưới từ huyện đến cấp xã và liên kết giữa
trung tâp khuyến nông tỉnh và các tổ chức nghiên cứu để chuyển tãi kỹ thuật mới đến nông dân dẫn còn hạn
chế.
Điểm yếu lớn nhất của hệ thống khuyến nông là thể hiện ở cấp xã nơi mà việc đào tạo khuyến nông còn thấp,
cơ sở vật chất và giao thông nghèo nàn, và đồng lương của cán bộ khuyến nông chưa cao. Điều này sẽ làm
hạn chế mức độ hiệu quả hoạt động khuyến nông. Như vậy, hệ thống khuyến nông cần được đào tạo nhiều
hơn về phương pháp khuyến nông, thông tin kỹ thuật cũng cần được cập nhật thường xuyên để chuyển tải
đến nông dân. Cán bộ khuyến nông cấp cơ sở còn chịu sự chi phối rất nhiều bởi ban lãnh đạo xã và hoạt
động của họ phần nào biệt lập về hệ thống hoạt động của Sở NN&PTNT.
Đối với vùng dự án, chương trình kỹ thuật chính thông qua mạng lưới khuyến nông “3 giảm, 3 tăng” trở nên
phổ biến đối với lĩnh vực sản xuất lúa. Vấn đề này liên quan đến việc thực hiện giảm giống, phân, và thuốc
và thực hiện gia tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận. Chương trình này đem đến những kết quả tích cực
và đang phổ biến rộng cho nông dân vùng dự án.
Đối tượng kinh doanh vật tư nông nghiệp đầu vào ở vùng dự án cũng đã tham gia vào việc hướng dẫn kỹ
thuật đến người nông dân khi họ bán sản phẩm vật tư nông nghiệp. Chất lượng của sự hướng dẫn này có thể
là câu hỏi lớn cần đặt ra, vì đây là một hệ thống mang tính hiệu quả trong quá trình cung cấp dịch vụ kỹ thuật

đến người dân. Đối với một vài quốc gia phát triển thì hệ thống này ít nhiều đang được thay thế bởi các dịch
vụ khuyến nông dưới sự tài trợ của chính phủ.
4.3 Hợp Tác Xã Nông Nghiệp
Sự hỗ trợ HTX là một lĩnh vực chính đối với chính sách nông nghiệp của tỉnh và vùng dự án. Có nhiều luật
lệ, quyết định và sự điều chỉnh quản lý đang quan tâm đến các HTX nông nghiệp. Đối với trường hợp này,
quyết định 68/CP tập trung vào sự hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp, và quyết định 80/CP quan tâm đến
hợp đồng tiêu thụ nông sản và giá sàn được thoả thuận giữa HTX và các công ty công-nông nghiệp.
trang 15
Ở cấp tỉnh có nhiều tổ chức hỗ trợ HTX bao gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, tất cả các
tổ chức này đóng vai trò trong việc thực hiện tổ chức HTX theo luật mới. Ngoài ra, Sở NN&PTNT, Liên
minh HTX, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, và Sở LĐTB&XH cũng góp phần sáng tạo và hỗ trợ HTX
nông nghiệp. Ở cấp độ huyện, Ban quản lý tổ chức HTX do phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, còn
ở cấp xã thì UBND xã và các tổ chức cộng đồng khác, đóng vai trò chính như về hỗ trợ “Nhóm sáng lập viên
thúc đẩy tổ chức HTX”. Nhóm bao gồm từ 2 đến 3 người tham gia (i) thực thi luật HTX nông nghiệp; (ii)
phát triển những nguyên tắc & luật lệ hoạt động HTX; (iii) lập kế hoạch hoạt động; (iv) tuyên truyền vận
động nông dân tham gia HTX và (v) tổ chức đại hội xã viên để bình bầu Ban quản trị HTX. Đối với vấn đề
này, HTX được xem như một sự tồn tại mang tính luật pháp và có thể kiến nghị cho hoạt động của họ.
Đối với An Giang và vùng dự án, lãnh đạo tỉnh đã đưa ra chính sách giải thể những HTX không hiệu quả và
sáp nhập những HTX nhỏ thành những HTX lớn. Hiện tại toàn tỉnh có 112 HTX, trong đó có 31 HTX ở
vùng dự án. Theo kế hoạch thực hiện, tỉnh đã giải thể 21 HTX và sáp nhập 16 HTX nhỏ thành 8 HTX lớn.
Riêng đối với vùng dự án thì có 30 HTX nông nghiệp và một HTX thuỷ sản với tổng số diện tích là 13.371
ha, và tổng xã viên là 2.841, đại diện cho khoảng 45% diện tích đất nông nghiệp, nhưng chỉ 5% hộ tham gia.
Diện tích đất bình quân đối với thành viên HTX là 4,7 ha cao gấp 10 lần so với bình quân qui mô đất/nông
hộ.
Phần lớn các HTX bao gồm hai hoặc ba xã và nằm trong từng vuông bao của xã. Chức năng chính là để cung
cấp nguồn nước tưới tiêu đến các thành viên trong HTX, thông qua hệ thống bơm nước và đường nước.
Trong đó có vài HTX kinh doanh mua bán lúa, hoặc sấy lúa để cung cấp đến các công ty xuất khẩu. Có bốn
HTX sản xuất giống lúa xác nhận. Sở NN&PTNT đứng ra tổ chức các khoá tập huấn cho ban quản lý và cán
bộ lãnh đạo HTX, Sở còn đưa ra chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi và không tính lãi xuất cho ba năm
đầu đối với HTX kinh doanh máy sấy lúa. Đồng thời Sở còn đưa ra chính sách ưu đãi vay vốn trong 10 năm,

không lãi xuất cho ba năm đầu đối với các HTX mua máy cắt lúa và xây dựng các nhà kho và cơ sở xay xát.
Đối với các HTX thuỷ sản cũng đuợc ưu đãi này khi HTX hoạt động sản xuất con giống. Chính sách của tỉnh
còn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng cán bộ quản lý HTX thông qua việc huấn luyện về quản lý HTX
ở mức độ cao. Sinh viên trường Đại học An Giang được miễn giảm học phí trong thời gian học và đối tượng
này sẽ nhận việc làm ở các HTX sau khi họ tốt nghiệp.
Để hỗ trợ sự phát triển HTX, tỉnh đã thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX (CDAF) để hỗ trợ vốn vay đến các
HTX với lãi suất 0,75%/tháng. Sở NN&PTNT và Liên minh HTX sẽ quyết định và tập trung nguồn vốn vay
đến các HTX có lợi thế so sánh mạnh nhất trong việc đầu tư trạm bơm điện và máy sấy lúa. Tuy nhiên để có
thể vay vốn được từ CDAF, thì các HTX phải phát triển các đề án sử dụng vốn vay, thể hiện tính khả thi, và
mở tài khoản Ngân hàng để thông báo nguồn vốn huy động. Chi cục HTX và phát triển nông thôn thực hiện
liên kết với các đơn vị khác liên quan để hỗ trợ các HTX trong việc chuẩn bị đề án khả thi.
Chính sách hỗ trợ phát triển HTX rõ ràng là có một con đường dài để đi trước khi nó có thể hướng đến thành
công. Những vấn đề chính sau đây cần được làm rõ là:
• Luật HTX còn thể hiện sự phức tạp, chưa rõ ràng ai sẽ chịu trách nhiệm đối với việc phối hợp, hợp
tác và lãnh đạo, và có nhiều rất nhiều luật lệ tạo ra khó khăn khi triển khai thực hiện phát triển HTX
ở cấp cơ sở.
• Người dân chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý HTX thì không có đủ kiến thức về các luật lệ và
quy định về tổ chức HTX.
• Hợp tác và sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng ở cấp độ quản lý cao để hỗ trợ phát triển HTX
còn yếu.
• Các nguyên tắc về thành viên tự nguyện và quá trình dân chủ trong HTX thường không thể hiện rõ
và còn nhiều nông dân có nhận thức tiêu cực về HTX bởi vì kinh nghiệm của họ đối với quá trình
hợp tác hoá kiểu củ.
• Bởi vì năng lực quản lý hạn chế của ban điều hành HTX nên các hoạt động cung cấp dịch vụ và thị
trường chưa được tổ chức tốt.
trang 16
• Nhiều nông dân còn miễn cưỡng để tham gia vào HTX bởi vì họ lo sợ HTX sẽ hoạt động theo kiểu
cũ, đồng thời lo lắng đồng vốn của họ có thể gặp phải rủi ro bởi sự tham nhũng hoặc thiếu khả năng
quản lý của bản quản trị HTX. Những nông dân giàu hơn tự bản thân có khả năng quản lý thì không
quan tâm đến việc tham gia HTX.

• Phần lớn các HTX không đủ vốn và không có khả năng để hoạch định kinh doanh, họ phải gia tăng
tài chính từ việc vay vốn Ngân hàng.
• Nhiều HTX gặp phải những trở ngại trong việc cạnh tranh trường. Quyết định 80/CP cho ra đời
“chính sách giá sàn” để hỗ trợ các HTX. Đối với chính sách này các công ty (thường là các doanh
nghiệp kinh doanh nông sản nhà nước) được yêu cầu ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các
HTX ở thời điểm bắt đầu mùa vụ tại mức giá (sàn) thấp nhất được hai bên thoả thuận. Tuy nhhiên
nếu giá thị trường cao hơn giá sàn tại thời điểm thu hoạch thì nông dân thường bán sản phẩm cho
những người mua khác. Và ngược lại, nếu giá thấp hơn thì công ty không thực hiện theo cam kết.
Chiến Lược Đối Với Các Tổ Chức HTX Nông Nghiệp
Sự hỗ trợ của chính phủ đối với việc phát triển HTX đưa ra những cơ hội để phát triển HTX nông nghiệp
mạnh hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi về chức năng hoạt động của HTX, bao gồm: thuỷ lợi và
đường nước, khuyến nông, sản xuất giống lúa, giống thuỷ sản, tín dụng, công nghệ sau thu hoạch và thị
trường. Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý, sự phát triển các HTX nói chung, ở qui mô lớn có khả năng thực hiện
các chức năng này là một tiến trình lâu dài và đòi hỏi nhiều hỗ trợ từ bên ngoài. Các lĩnh vực ưu tiên cần
được thực hiện bao gồm:
• Năng lực của Ban điều hành cần được nâng cấp. Đây là yếu tố quan trọng thành công nhất. Ban
quản trị nên: (i) là những người nhiệt tình và sáng tạo; (ii) có trình độ giáo dục cao (ít nhất tốt
nghiệp trung học) để có khả năng ứng dụng luật HTX mới và xây dựng các mối liên kết với các
cơ quan chức năng hỗ trợ; (iii) sẵn sàng hỗ trợ người nghèo và các nhóm dân tộc thiểu số để họ
có cơ hội trở thành thành viên của HTX; (iv) ứng dụng tiến trình và sự tham giam dân chủ; và
(v) nên tôn trọng khả năng cá nhân để có khả năng phát triển liên thông với các tác nhân khác
cho việc phát triển HTX.
• Chính sách xây dựng các HTX thuờng hướng đến qui mô lớn và hạn chế sụ tham gia những
nông dân ít đất và không đất. Do vậy cơ cấu tổ chức HTX cần quan tâm những nông dân vừa và
nhỏ được tham gia HTX.
• Cần có sự tham gia chủ động của tất cả các xã viên HTX trong việc lập kế hoạch, qua đó nhằm
phát triển sự sáng tạo cá nhân và sự tận tuỵ giữa các xã viên.
• HTX nên được trang bị tài chính một cách đầy đủ qua sự đóng góp nguồn lực xã viên và sự hỗ
trợ của các cơ quan chức năng và ngân hàng.
• HTX nên chủ động trong việc tìm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp của xã viên,

thông qua phát triển liên kết thương mại với các doanh nghiệp công-nông nghiệp. Hệ thống giá
sàn chưa thể hiện sự thành công. Do vậy, hợp đồng thoả thuận giá cả nên linh động hơn và cần
được quan tâm phát triển. Chẳng hạn như thoả thuận giá cả cần đưa chiết khấu và phí bảo hiểm
đối với chất lượng sản phẩm dựa trên sự đánh giá rõ ràng, và thoả thuận các đặc điểm đo lường
theo mục tiêu hợp đồng đề ra.
Tổ chức HTX là một phương thức nhằm hỗ trợ nông dân trở nên vững chắc hơn trong sản xuất, dịch vụ và
thị trường. Luật, chính sách và hệ thống hỗ trợ HTX phải mang đến nhiều cơ hội cho nông dân để cùng nhau
sản xuất hiệu quả hơn. Nhưng nhìn chung, HTX còn nhiều khó khăn để tuân thủ theo những pháp chế và
quy định quản lý. Do vậy, nhu cầu nâng cao năng lực Ban điều hành HTX là điều cần thiết để giải quyết các
vấn đề trên. Nâng cao năng lực về tiến trình quản trị và quản lý HTX nên được mở rộng cho các HTX đang
hoạt động. Ngoài ra, những nỗ lực khác để thành lập phát triển HTX mới trong vùng dự án nên quan tâm: (i)
trang 17
hỗ trợ người dân ở cấp cơ sở hiểu biết về nguyên tắc HTX trước khi tiến hành thành lập HTX; (ii) nâng cao
năng lực lãnh đạo; (iii) kích thích sự tham gia của các thành viên và thực hiện tiến trình dân chủ; (iv) xây
dựng mối quan hệ mạnh giữa HTX với các cơ quan hỗ trợ cấp tỉnh và các tác nhân trong kênh thị trường
cung cấp dịch vụ cung ứng; và (v) điều chỉnh chính sách ưu tiên và các hoạt động HTX dựa theo năng lực
quản lý
Hướng tới, cần đẩy mạnh chiến lược hoạt động và vai trò HTX qua việc tạo cơ hội về cung cấp tín dụng và
vật tư nông nghiệp đầu vào, và hoạt động thị trường sản phẩm đầu ra trong SX nông nghiệp. Nguyên nhân
chính cho vấn đề này là (i) hiện tại có 30 HTX trong vùng dự án có diện tích đất chiếm khoảng 45% (nhưng
chỉ có 5% hộ tham gia); (ii) Các HTX cần tiếp nhận sự hỗ trợ mạnh từ cấp Trung Ương đến cấp tỉnh bao
gồm sự hỗ trợ vốn, tín dụng với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ đào tạo; (iii) tạo môi trường thuận lợi để nông dân
có nguyện vọng gia nhập HTX gia tăng; và (iv) thúc đẩy mối quan hệ qua lại tài chính đối với các nhà cung
ứng và khách hàng.
Cuối cùng, vấn đề khác cần quan tâm là làm lành mạnh hoá về quản lý trong kênh thị trường, bao gồm tất cả
các giai đoạn từ cung cấp sản phẩm đầu vào đến sản phẩm đầu ra đến người tiêu thụ cuối cùng. Điều này góp
phần vun đắp mối quan hệ hợp đồng giữa HTX với các công ty lớn hơn tham gia kinh doanh cung ứng vật tư
nông nghiệp đầu vào (giống, phân bón, máy móc, thuốc trừ sâu, vân..vân), các công ty kinh doanh nông
nghiệp (công ty chế biến thuỷ sản, nhà máy xay xát gạo, chế biến rau quả,..), kế cả các doanh nghiệp nhà
nước sẽ được cổ phần hoá trong thời gian tới đây. Các nhà cung ứng đầu vào và các nhà chế biến sẽ đóng

góp đầu tư và tăng nguồn vốn kinh doanh đến các HTX cũng như sự hỗ trợ kỹ thuật. Tương tự, đối với các
Câu lạc bộ nghề cá hiện nay, hoặc mô hình sản xuất gia cầm kết hợp đã được áp ứng dụng ở nhiều quốc gia.
Qua hoạt động trên, lợi thế cho các công ty kinh doanh nông nghiệp ở đây là: (i) họ có được nguồn nguyên
liệu thô đủ và ổn định mà không cần phải thực hiện các quan hệ thương mại với một lượng lớn các nhà sản
xuất nhỏ (ii) góp phần việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và hệ thống thanh toán. Điều này tạo điều kiện
tốt để đáp ứng nhu cầu nông dân (iii) Công ty có thể phân loại sản phẩm dựa theo tiêu chuẩn chất lượng
(không phải theo luật lệ trung bình chung của thương lái) (iv) và công ty có thể hoạch định bán hàng một
cách có hiệu quả qua sự hiểu biết trước về nhu cầu nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, những nhà cung ứng đầu
vào có được lợi ích từ (i) doanh số bán cao đối với khách hàng có qui mô lớn sẽ hiệu quả hơn là phải bán số
lượng lớn cho nhiều khách hàng nhỏ, lẽ và (ii) Khả năng quản lý tốt hơn nguồn hàng liên quan đến việc bán
số lượng lớn.
Sau cùng các xã viên đạt được lợi ích từ (i) đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng được yêu cầu thị trường và có
được giá bán cao hơn (ii) tiếp cận tốt hơn đối với tín dụng chính thức từ các hệ thống Ngân hàng thương mại
hoặc tín dụng từ các nhà cung ứng hay nhà chế biến (iii) mua được những vật tư nông nghiệp đầu vào có chất
lượng tin cậy hơn, đặc biệt đối với giống lúa và giống thuỷ sản; (iv) tiếp cận được chương trình hỗ trợ của
chính phủ về phát triển HTX và (v) được hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn từ các tổ chức đối tác trong kênh thị
trường.
4.4 Chính Sách Bốn Nhà
Lãnh đạo tỉnh An Giang xem chính sách “Bốn nhà” như là một vấn đề trung tâm của kế hoạch phát triển tổng
thể vùng. Khái niệm này dựa trên sự phát triển liên kết và hiệp lực giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà
khoa học và nhà nước. Mục tiêu là để thông qua sự nối kết giữa bốn nhà này sẽ làm tăng sản lượng, chất
lượng, năng suất sản phẩm và lợi nhuận của các ngành sản xuất nông nghiệp.
4.5 Chính Sách Giảm Nghèo
Ở Việt Nam nói chung và vùng dự án nói riêng, nghèo đói phần lớn tập trung ở vùng nông thôn, và nguyên
nhân của nghèo đói có liên quan mạnh mẽ đến vấn đề không đất, không có trình độ học vấn, và sự tiếp cận
hạn chế với hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng viễn thông. Nhóm dân tộc thiểu số cũng mắc phải những
trở ngại này. Ở vùng dự án BVN, sự thảm hoạ của lũ lụt cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến nghèo khó
cho cư dân trong vùng. Tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh An Giang là 6,7%, trong khi đó BVN là 4,6%. Những người
nghèo phần lớn sống ở những xã vùng sâu và bị ngập lụt sâu nhất, và sự sinh sống của họ phần lớn phụ thuộc
vào làm thuê trong sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá thiên nhiên khi mùa lũ về. Những xã thuộc phía bắc và

trung tâm vùng dự án có khoảng 30% dân số hồi hương từ Campuchia vào 1975 và họ là những người cơ bản
trang 18
đã nghèo trước đó. Các hộ nghèo là những đại gia đình, và con em của họ khi kết hôn cũng kết hôn với
những gia đình nghèo khác.
Những người nghèo thường xây dựng nhà ở bằng phương tiện thô sơ và chất lượng thấp, không có khả năng
để chống chọi với lũ. Trong khi Uỷ Ban Phòng Chống Lục Bảo Trung Ương (CSFC) đóng vai trò quan trọng
trong việc giảm thiểu sự tác hại của lũ lụt, thì kiểu kế hoạch tập trung và các hoạt động cứu trợ tạo ra tính thụ
động trong công tác này. Về phía lãnh đạo xã họ được uỷ nhiệm phát triển kế hoạch chống lũ hàng năm trong
khi họ không được đào tạo về cách phòng chống lũ. Về cơ bản, đa số các xã ở vùng dự án không có hoạt
động cứu hộ và thiết bị cảnh báo trước đó. Kết quả là tsự mất mát về tài sản và tính mạng con người, cũng
như sự nghèo đói vẫn duy trì. Thậm chí nếu không có sự mất mát trực tiếp do thiên nhiên gây ra, thì những
hộ nghèo trong vùng cũng phải đánh mất cơ hội việc làm vào thời điểm mùa lũ, dẫn đến họ phải đi vay mượn
tiền với lãi suất cao góp phần việc chi tiêu tài chính cho gia đình . Ở một khía cạnh khác, người dân phải tìm
kế sinh nhai của họ thông qua việc đánh bắt cá và đi đến các thành phố để tìm việc làm. Lũ lụt còn tàn phá
trường học trong những vùng bị thảm hoạ nặng nề nhất. Việc xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ giúp người
dân có được chỗ ở an toàn. Tuy nhiên, những cụm tuyến dân cư này thường nằm rất xa các dịch vụ kinh tế-
xã hội, đồng thời họ cảm thấy miễn cưỡng để di dời nhà của họ đến sinh sống ở những nơi này mặc dù họ
được hỗ trợ vay vốn dài hạn cho việc xây dựng nhà ở.
Kiểm soát lũ góp phần tạo lợi ích cho tất cả hộ vùng dự án, hoạt động chính của việc xoá đói giảm nghèo do
Dự án kiểm soát lũ BVN thực hiện là tạo ra những hoạt động hỗ trợ, qua hình thành các nhóm nông dân
không chính thức để tiếp cận Quy Ho Tro XH & Moi Truong . Nhóm này có thể là nhóm củ hoặc nhóm mới
với mục tiêu là thiết kế hoạch định và thực hiện các hoạt động đa dạng nhằm góp phần tăng lợi ích và thu
nhập gia đình. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn ở đây là gắn kết người nghèo vào các tổ chức cộng đồng. Có
khoảng 18% hộ tham gia vào các nhóm hoạt động này. Hội phụ nữ đã thể hiện được thành công trong việc
gắn kết quỹ hổ trợ trên với những hộ nghèo bằng cách hỗ trợ nguồn vốn cho vay lên đến 1.332 hộ với thời
gian hoàn trả vốn phù hợp.
Cơ Hội Đối Với Việc Xoá Đói Giảm Nghèo
Mục tiêu giảm nghèo của dự án là tập trung vào việc tạo cơ hội bình đẳng và tham gia các hoạt động, nhằm
đảm bảo cho các thành viên cộng đồng nông thôn có khả năng chia sẻ trong việc nâng cao đời sống. Vấn đề
này nhằm đánh động cho sự khởi đầu về việc tạo điều kiện thuận lợi tham gia cho các nhóm còn rời rạc trong

vùng dự án. Những hộ sản xuất đơn lẽ sẽ khó gia nhập vào hệ thống sản xuất và kinh doanh vì thiếu thốn
nguồn lực và niềm tin thực hiện. Tuy nhiên họ vẫn có thể tham gia một cách gián tiếp qua các hợp đồng hoặc
cung cấp nguồn lao động đến các cá nhân có nhu cầu thuê lao động. Đồng thời dự án cũng quan tâm hỗ trợ
các nhóm thiệt thòi qua khởi sự kinh doanh nhỏ, hoặc sự nhạy cảm về giới.
Chính sách tập trung vào HTX, hoặc hình thức khác về tổ chức cộng đồng như là cơ chế mang tính lồng
ghép, nhằm tạo cơ hội cho hộ nông dân liên kết với môi trường thương mại rộng hơn, và phát triển kênh thị
trường sẽ là cơ hội tốt để nông dân tiếp cận trực tiếp đến các doanh nghiệp cung ứng đầu vào, và thị trường
đầu ra của sản phẩm. Nếu việc thực hiện này thành công thì nó sẽ làm gia tăng khả năng sản xuất và lợi
nhuận trong sản xuất nông nghiệp hiện tại, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá sẽ tạo ra những
hoạt động có giá trị cao hơn. Đối với hộ nghèo có đất, sẽ chia sẻ những lợi ích đem lại này, và cũng là cơ hội
để họ tiếp cận tài chính và kỹ thuật, để họ có cơ hội phát triển lên. Đối với những hộ nghèo không đất, họ
cũng có thể chia sẻ lợi ích này một cách gián tiếp, chủ yếu thông qua nhu cầu gia tăng về lao động và dịch
vụ, nhưng trong thực tế họ sẽ tham gia một cách thụ động và tuỳ theo tiến trình phát triển HTX.
Người nghèo cũng sẽ đạt được lợi ích từ nhiều hoạt động khác do Dự án đem lại. Các hoạt động này bao
gồm phát triển cơ sở hạ tầng, kiểm soát lũ, tập huấn kiến thức, tập huấn quản trị tài chính hộ và các hoạt
động do Quỹ hổ trợ xã hội và quản lý môi trường đem lại.
5. THỊ TRƯỜNG
5.1 Lúa Gạo
Từ đầu những năm 1990, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã trở thành một trong những vùng
xuất khẩu gạo lớn trên thế giới và cũng là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu tiêu dùng gạo của cả
trang 19
nước. Hệ thống thị trường đã nối kết giữa những hộ nông dân cá thể với những thị trường trong và
ngoài nước, thông qua một mạng lưới phức tạp dính líu tới những nông dân, hợp tác xã, thương lái,
các chủ nhà máy sấy, xay xát, lau bóng gạo, những chủ vựa trong nước và những nhà xuất khẩu gạo.
Nhiều cá nhân hoặc doanh nghiệp trong mạng lưới này thực hiện đồng thời nhiều chức năng trong
quá trình chế biến và kinh doanh mặt hàng này. Nông dân có thể tự họ phơi khô lúa trước khi bán,
hoặc là bán lúa ướt cho thương lái hoặc cho các chủ nhà máy sấy lúa. Lúa sau khi được sấy khô sẽ
được bán lại cho các nhà máy xay xát trong và ngoài vùng dự án. Một vài hợp tác xã (HTX) có lò sấy
riêng và họ bán trực tiếp lúa sấy cho các nhà máy xay xát thay vì bán cho các thương lái. Một số nhà
máy xây xát thực hiện cả chức năng lau bóng gạo, một số khác chỉ thực hiện chức năng xay xát, sau

đó bán gạo được xay lại cho các nhà máy lau bóng. Sau khi lau bóng, gạo trắng sẽ được bán ra thị
trường nội địa thông qua các chủ vựa và người bán lẻ. Tuy nhiên, một số nhà máy xay xát và lau
bóng lớn thực hiện chức năng xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu thông qua công ty Vinafood. Trong
những năm gần đây, việc xuất khẩu gạo thường phải qua công ty Vinafood, và mặc dù hiện tại những
nhà kinh doanh lúa, gạo của nhà nước và tư nhân được phép xuất khẩu trực tiếp, nhưng không ít trong
số họ vẫn phải xuất khẩu thông qua công ty này, do họ bị hạn chế về kinh nghiệm và chuyên môn
trong việc xuất khẩu trực tiếp.
Tất cả việc thương mại lúa gạo đều dựa trên giá cả được định theo giá FOB của Thái Lan (chỉ số thị
trường thế giới) và có rất ít những hợp đồng về giá cả mua bán trước. Đây là thông lệ thương mại
được chuẩn hoá cho hầu hết các nước Đông Nam Châu Á. Không có hệ thống phân loại lúa gạo chính
thức, và giá cả gạo chủ yếu được định thông qua thương thuyết dựa trên các tiêu chuẩn về giống lúa,
độ ẩm (được đo bằng máy điện tử), tỉ lệ tấm và việc đánh giá chất lượng gạo chủ yếu dựa vào trực
giác.
Sấy lúa không đủ thời gian yêu cầu là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng gạo thấp. Trong vụ
đông xuân, vấn đề phơi sấy lúa không quan trọng, nhưng là vấn đề khó khăn cho vụ hè thu. Năng lực
sấy lúa trong vùng dự án còn thiếu thốn, do vậy DARD đã khởi xướng chương trình cho vay với lãi
suất 0% cho các HTX để trang bị máy sấy.
Trong những năm gần đây, có một xu hướng mạnh mẽ trong việc sản xuất lúa có chất lượng cao,
phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, đặc biệt là loại gạo Jasmin và nếp. Tuy nhiên, gạo của Việt Nam vẫn
được bán với giá thấp hơn gạo của Thái Lan do sự khác nhau về chất lượng. Vấn đề này xảy ra là do
hệ thống thị trường không phân biệt gạo được sản xuất từ giống lúa nào, cũng như không phân biệt
về chất lượng giữa các loại gạo, và do vậy giá cả mà người nông dân nhận được không phản ảnh
đúng giá trị của sản phẩm. Thêm vào đó, những nhà thương mại lúa gạo có xu hướng pha trộn nhiều
loại gạo khác nhau khi bán, do vậy nông dân thường không nhận được giá cả cao như có thể khi họ
sản xuất các giống lúa chất lượng cao.
5.2 Những sản phẩm màu
Việt Nam phải nhập khẩu những sản phẩm hoa màu, như bắp và đậu. Bắp được sử dụng chủ yếu để
làm thức ăn gia súc và đậu được sử dụng như là một loại thực phẩm cho con người, lại vừa làm thức
ăn gia súc. Mặc dù hiện tại những sản phẩm này đóng vai trò thứ yếu trong hệ thống canh tác của
vùng dự án, nhưng chúng có một thị trường tiềm năng rất lớn, bởi vì nhu cầu và giá cả của chúng rất

hấp dẫn. Giá cả của những mặt hàng này thường được định theo tỷ giá nhập khẩu, khác với trường
hợp của gạo - được định giá theo tỷ giá xuất khẩu.
Diện tích trồng rau vùng dự án còn thấp. Khác với huyện Chợ Mới, là huyện có diện tích trồng rau rất
lớn. Sự khác biệt này là do điều kiện sản xuất và thị trường ở Chợ Mới thuận lợi hơn –là huyện kiểm
soát lũ hoàn toàn và nằm cách thành phố Long Xuyên chỉ một con sông. Thêm vào đó, Chợ Mới cũng
có một nhà máy chế biến rau quả - bắp non đông lạnh và những loại rau cải đông lạnh khác. Sau khi
Bắc Vàm Nao được kiểm soát lũ hoàn toàn, chắc chắn sẽ là một cơ hội lớn cho việc sản xuất rau cải
trang 20
trên những vùng đất thích hợp, quanh vành đai Bắc Vàm Nao. Bên cạnh đó, Bắc Vàm Nao còn có
một thị trường rau xanh đầy tiềm năng ở Campuchia, Long Xuyên và Châu Đốc, và tiêu thụ tại chổ
trong vùng. Trong tương lai, chắc chắn là những thị trường này sẽ được khai thác và sẽ là tiền đề
vững chắc cho việc mở rộng sản xuất rau cải trong vùng dự án.
5.3 Cá da trơn (Cá Tra và Cá Ba Sa)
Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành nuôi cá da trơn là một trong những lĩnh vực thành công của
ĐBSCL, trong đó Bắc Vàm Nao là một trong những thành viên đóng góp tích cực cho sự thành công
này. Ban đầu, hầu như nhu cầu nhập khẩu loại cá này xuất phát từ Mỹ, nhưng sau sự kiện chống phá
giá, lượng xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ bị sụt giảm đáng kể do Mỹ đặt mức thuế nhập khẩu cao hơn.
Điều này đã làm giá cả xuất khẩu cũng như lợi nhuận của nhà xuất khẩu Việt Nam bị giảm xuống, và
do vậy đã buộc họ phải tìm đến những thị trường khác như ở Nhật Bản và các nước Châu Âu, nơi có
thể mang lại cho họ lợi nhuận cao hơn. Những nhà xuất khẩu cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc phát
triển thị trường trong nước, mặc dù thị trường này rất nhỏ so với thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó,
họ cũng đã đa dạng hoá sản phẩm chế biến dưới hình thức những sản phẩm giá trị gia tăng. Tuy
nhiên, lợi nhuận thu được của những nhà xuất khẩu vẫn thấp hơn so với những năm trước đây. Hiện
tại, những nhà xuất khẩu thủy sản cũng đang chuyển sang sản xuất thêm các mặt hàng thủy sản khác
như: tôm, cá chuối, cá rô v.v…Mgoài ra, do ảnh hưởng môi trường nước, khả năng diện tích nuôi
thủy sản trong ao hồ gia tăng, và diện tích nuôi lồng, bè sẽ giảm xuống.
Có 3 nhà máy chế biến thủy sản ở An Giang đang và sẽ là nguồn tiêu thụ sản phẩm cá da trơn vùng
dự án, và khoảng trên 20 nhà máy chế biến khác đang hoạt động ở vùng ĐBSCL. Hai trong ba nhà
máy ở An Giang là AGIFISH and AFIEX, là những nhà máy chế biến của nhà nước, và trong tương
lai hai nhà máy này sẽ được cổ phần hoá kể từ năm 2005. Ngoài ra, nhà máy chế biến cá lớn nhất ở

An Giang là Nam Việt, thuộc tư nhân quản lý. Ba nhà máy này đều có tổ chức mạng lưới các nhà
cung cấp qua các câu lạc bộ hoặc HTX, dưới hình thức hợp đồng. Dưới hình thức này, nhà máy sẽ
cung cấp đầu vào như giống, thức ăn v.v…và hỗ trợ kỹ thuật nuôi cho nông dân, và nông dân sẽ ký
kết hợp đồng cung cấp cá nguyên liệu cho các nhà máy theo những tiêu chuẩn chất lượng và giá cả đã
được thoả thuận. Phương thức hợp đồng này đã đáp ứng một cách chặt chẽ về qui trình chất lượng
của HACCP và ISO. Đối với những sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng này sẽ
được bán ra thị trường nội địa. Những nông dân nằm ngoài mạng lưới này sẽ bán sản phẩm cá
nguyên liệu cho các thương lái - những người có quan hệ hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho các nhà
máy.
Hiệp hội nghề cá của An Giang (AFA) đã xây dựng một nhà máy chế biến đặt tại huyện Châu Thành,
đây sẽ là một khách hàng tiềm năng cho vùng dự án. AFA cũng cung cấp cho nông dân những dịch
vụ như: cố vấn kỹ thuật, tín dụng thông qua quỹ xoay vòng và thuốc thú y.
Sự tồn tại của ba nhà máy ở An Giang là cơ hội tuyệt vời cho việc nối kết nông dân vùng dự án thông
qua hình thức câu lạc bộ hay HTX với thị trường. Những nhà máy này cũng có khả năng cung cấp
vốn lưu động và kỹ thuật cho nông dân, cũng như họ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát
triển ngành nuôi cá da trơn của vùng dự án.
5.4 Những sản phẩm chăn nuôi
Chăn nuôi gia cầm không phải là ngành then chốt trong hệ thống canh tác của vùng dự án. Hầu hết
các nông hộ chăn nuôi gia cầm để đáp ứng một phần nhu cầu thực phẩm cho gia đình, chủ yếu là heo,
gà, vịt. Tuy nhiên, việc tiêu thụ những sản phẩm chăn nuôi này hoàn toàn thuận lợi, nếu như việc sản
xuất chúng được mở rộng. Việt Nam đã trải qua cuộc bùng nỗ trong nhu cấu tiêu dùng trong nước
của những loại sản phẩm chăn nuôi này, kể cả bò và dê. Điều này giống với tình trạng của nhiều nước
đang phát triển khác ở Đông Á và Đông Nam Á. Thị trường dường như có khả năng tiêu thụ hoàn
trang 21
toàn sản lượng gia cầm được sản xuất ra. Mức độ công nghiệp hoá trong sản xuất thịt heo và gia cầm
vẫn còn tương đối thấp, và qui mô chăn nuôi công nghiệp cũng chưa được hình thành ở An Giang.
Thị trường gia cầm và thịt gia cầm ở ĐBSCL hoạt động theo một mạng lưới không chính thức thông
qua thương lái mua gia cầm sống với số lượng nhỏ, sau đó bán lại cho các nhà buôn sỉ và cuối cùng
những nhà buôn sỉ này sẽ đem bán tại các thành phố lớn hơn. Hệ thống thị trường hoàn toàn không
chính thức với phương thức thanh toán bằng tiền mặt không cần chứng từ, nhiều nhà trung gian, ít có

sự phân biệt sản phẩm, không theo một luật lệ cứng nhắc nào cả, những tiêu chuẩn về vệ sinh và an
toàn thực phẩm trên gia súc thấp, không có hệ thống bảo đảm chất lượng và thông tin thị trường bị
hạn chế. Thông tin về sở thích tiêu dùng đối với những sản phẩm này rất hạn chế, cũng như không có
bất kỳ tiêu chuẩn chất lượng nào được đưa ra. Tuy nhiên, hệ thống thị trường này vận hành rất tốt và
tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng cho tất cả các loại gia cầm với những mức giá cả hợp lý
cho từng tác nhân tham gia trong kênh thị trường từ nông thôn đến các thành phố lớn, nơi tiêu thụ hầu
hết các sản phẩm gia cầm.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm chăn nuôi và hệ thống thị trường
thuận lợi, sẽ là cơ hội tốt cho việc mở rộng sản xuất chăn nuôi vùng dự án. Chăn nuôi đại gia súc
( như trâu, bò và dê) sẽ có nhiều cơ hội vì các giá súc này có thể sử dụng một lượng lớn rơm rạ dư
thừa trong vùng dự án. Chăn nuôi là một trong những cơ hội tốt nhất cho việc nâng cao thu nhập của
hộ nghèo không đất và ít đất và thực sự đã có những mô hình giảm nghèo thành công qua việc chăn
nuôi gia cầm qui mô nhỏ và dê ở các nước Châu Á.
5.5 Thị trường cung cấp các sản phẩm đầu vào
Bởi vì thị trường cung cấp những sản phẩm đầu vào trong sản xuất nông nghiệp rộng lớn và đang
tăng trưởng mạnh, và cạnh tranh rất mạnh mẽ. Những công ty phân bón, hoá chất, nông cụ, thức ăn
gia súc và giống (nhiều công ty này là những công ty đa quốc gia) tạo ra kênh thị trường rộng khắp
thông qua mạng lưới các nhà đại lý, buôn sỉ và buôn lẻ. Mạng lưới này cung cấp đầy đủ nhu cầu sản
xuất nông nghiệp cho vùng dự án với nhiều chủng loại khác nhau, từ hạt giống, phân bón, thuốc trừ
sâu, và công cụ đi đến tận làng xã. Các Đại lý ở cấp xã cũng là nguồn tín dụng không chính thức rất
quan trọng cho nông dân trong vùng dự án, đồng thời cũng là nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho
nông dân. Một số HTX cũng đã tham gia trong việc cung cấp các vật tư đầu vào cho các xã viên qua
mua hàng trực tiếp với những khoảng chiết khấu từ các công ty phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia
súc v.v…Tuy nhiên, do tính cạnh tranh thị trường cao, cho nên khoảng chiết khấu nhận được từ các
dịch vụ này không nhiều.
Các cơ sở sản xuất lúa giống và cá giống của nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp các
giống này cho nông dân. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường này chưa đáp ứng được nhu cầu sản
xuất một cách tốt nhất. Đối với lúa giống, các trạm sản xuất giống không cung cấp đủ nhu cầu giống
cho nông dân, nhất là giống lúa xác nhận. Một số nông dân phải sử dụng lúa giống kém chất lượng,

lạc hậu và giá trị thấp. Hiện tượng này xảy ra không chỉ ở An Giang, mà còn nhiều vùng khác ở Việt
Nam, và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng năng suất và chất lượng lúa gạo thấp đi đôi với giá thành
sản xuất cao. Sở NN & PT Nông thôn đang cố gắng đẩy mạnh việc sản xuất lúa giống trong vùng dự
án thông qua việc tổ chức và huấn luyện nông dân tham gia sản xuất lúa giống theo hợp đồng.
Tình trạng cung cấp cá giống cũng giống như trên, cơ sở cung cấp cá giống của Sở NN & PT NT chỉ
đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu sản xuất của tỉnh. Những hạn chế về mặt kinh phí hàng năm là
yếu tố khó khăn để cải thiện hệ thống cung cấp giống này. Hiện nay, hầu hết cơ sở sản xuất cá giống
tư nhân cung cấp hầu hết cá giống cho nông dân. Do vậy vấn đề đáp ứng chất lượng giống là mối
quan tâm lớn của tỉnh. Có lẻ, Sở NN & PT NT cần duy trì một lượng nhỏ cá bố, mẹ tốt để cung cấp
cho các cơ sở sản xuất tư nhân, song song đó các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật ươm giống cũng nên đưa
vào.
trang 22
5.6 Thông tin thị trường
Sở NN & PT NT đã thực hiện chức năng phổ biến thông tin thị trường thông qua bản tin hàng tháng
trên website . Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin
cho nông dân vùng dự án, do thông tin này chưa cập nhật đủ những thông tin cần thiết cho việc quyết
định sản xuất mang tính sách lược và chiến lược của nông dân (xem chú thích bên dưới về thông tin
thị trường mang tính chiến lược và sách lược)
Thông tin thị trường
Thị trường chỉ có thể công bằng và hiệu quả khi người mua và người bán tạo ra những quyết định mua bán
dựa trên cơ sở thông tin kịp thời và chính xác. Những thông tin như thế được chia làm hai loại: sách lược và
chiến lược
• Thông tin thị trường mang tính sách lược là những thông tin cần thiết để tạo ra những quyết định
thương mại hằng ngày như: nên mua bán lúc nào? ở đâu? Giá cả là bao nhiêu? Trong vùng dự án,
hầu như chỉ có những thương lái hoặc những người cho vay nắm được những thông tin này. Do
vậy, nông dân đã trở thành người thiệt thòi trong việc thương lượng giá cả mua bán.
• Thông tin thị trường mang tính chiến lược sẽ giúp cho nông dân quyết định sản xuất cái gì? Khi
nào? chất lượng ra sao? Bán cho ai? v.v…Đó là tất cả câu hỏi được đặt ra trong quyết định sản xuất
dựa trên cơ sở hiểu được cái mà thị trường cần, và đặc điểm của sản phẩm có nhu cầu thực sự.
Những thông tin mang tính chiến lược đòi hỏi những nghiên cứu chính thức và bán chính thức nhằm

xác định đúng sản phẩm mà thị trường cần, những kênh phân phối hợp lý, cách thức xúc tiến
thương mại phù hợp và giá cả thực tế được thị trường chấp nhận. Nông dân nghèo trong vùng xa
xôi hẻo lánh hiếm khi có được những thông tin loại này và do vậy họ thường có những quyết định
không phù hợp với những nguồn lực sẵn có của họ.
Hiễn nhiên là từng cá nhân của người nông dân không có đủ tiền và năng lực để thực hiện việc thu thập và
phân tích thông tin thị trường, hơn nữa họ thường có nhu cầu giống nhau. Do vậy, cần có sự trợ giúp thông
tin từ bên ngoài, cụ thể là Dự án Kiểm soát lũ và Sở NN & PT NT có thể giúp họ trong các hoạt động này.
5.7 Những cản trở thị trường
• Nông dân đã có thói quen bán sản phẩm tại ruộng sau khi thu hoạch. Đối với lúa, họ thường
bán lúa ướt cho thương lái hoặc bán cho chủ các nhà máy sấy, hơn là bán trực tiếp cho các
nhà máy xay xát sau khi phơi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi này là do họ
cần tiền mặt để thanh toán cho các khoản tín dụng không chính thức với lãi suất cao, hoặc để
trả cho các khoản vay ngắn hạn từ các tổ chức cho vay của nhà nước.
• Thương lái không quan tâm nhiều đến chất lượng gạo và có xu hướng mua lúa theo giá cả
bình quân dựa trên các tiêu chuẩn như độ ẩm, giống lúa, mức độ tạp chất, v.v…Điều này có
nghĩa là nông dân hoàn toàn không biết ai là người tiêu dùng cuối cùng sản phẩm của mình,
đặc biệt là đối với những kênh thị trường phức tạp, và họ cũng không có đủ thông tin để quyết
định sản xuất cái mà thị trường thật sự có nhu cầu. Một số nông dân không sẵn lòng để trồng
những giống lúa có chất lượng cao bởi vì chênh lệch giá giữa lúa có chất lượng cao và lúa có
chất lượng bình thường, khong đáng kể .
• Không có sự đo lường chất lượng của lúa, gạo một cách khách quan và có xu hướng pha trộn
những loại gạo có chất lượng khác nhau. Quy trình pha trộn này đã làm giảm chất lượng hoặc
giá cả của sản phẩm, và do vậy nó làm giảm động lực của người nông dân trong việc sản xuất
ra cái mà thị trường cần.
• Những công ty chế biến và xuất khẩu không quan tâm nhiều đến việc mua hàng hoá trực tiếp
từ nông dân, bởi vì lượng hàng hoá của mỗi nông dân quá ít. Một vài công ty có đặt một số
trang 23
trạm thu mua, nhưng nói chung họ thích mua hàng hoá từ các thương lái mang đến tận công ty
với số lượng lớn theo phương thức ký gửi. Điều này nhấn mạnh một thực tế rằng những
thương lái tạo ra thu nhập cho mình thông qua chức năng thu gom sản phẩm cho các công ty

chế biến và xuất khẩu. Rõ ràng, đối với các nhà máy xay xát thì hàng trăm tấn lúa ở hàng trăm
nơi khác nhau có giá trị ít hơn nhiều so với hàng trăm tấn lúa được thu gom và mang đến tận
công ty.
• Những thoả thuận hợp đồng trước khi sản xuất nói chung chưa thành công, mặc dù chính sách
của nhà nước đã khuyến khích điều này. Nông dân chưa quen và lo lắng với những hợp đồng
ký trước và cả hai bên ký kết đều có xu hướng bẻ gãy hợp đồng mỗi khi có sự biến động về
giá cả thị trường. Cũng cần lưu ý rằng việc ký kết hợp đồng trước trong thương mại quốc tế là
một lĩnh vực vô cùng phức tạp, và thậm chí ngay cả trong nền kinh tế phát triển cao thì hầu
hết nông dân cũng thích lựa chọn phương thức thương mại theo giá cả hiện hành.
• Hệ thống giao thông nông thôn rất xấu ở một số vùng và do vậy có số thương lái tìm đến
những vùng này để mua sản phẩm thì ít. Cũng vậy, rất khó khăn cho người nông dân trong
việc vận chuyển hàng hoá của mình đến những nơi có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các người
mua.
• Chất lượng lúa bị giảm sút do thiếu thốn phương tiện sấy trong vùng dự án.
• Nhìn chung HTX nông nghiệp có qui mô nhỏ, ít vốn và năng lực quản lý thấp trong việc kinh
doanh các sản phẩm đầu vào, đầu ra. Thêm vào đó, vẫn chưa có sự liên kết giữa các HTX với
nhau trong sản xuất và kinh doanh.
• Những hợp đồng mua bán thường bị bẻ gãy hoặc do bên này, hoặc bên kia mỗi khi giá cả thị
trường biến động. Có nghĩa là, nông dân sẽ bán hàng hoá cho một bên thứ ba nào đó nếu như
giá cả thị trưòng của sản phẩm gia tăng so với mức giá cả đã được thoả thuận trong hợp đồng,
và người mua sẽ từ chối mua hàng hoá của nông dân mỗi khi giá cả thị trường của sản phẩm
giảm xuống.
• Việc xúc tiến thương mại cho sản phẩm nếp rất ít, do vậy giá cả của nếp không được xác định
cao như có thể. Nếp có thể được bán tốt hơn khi có thương hiệu sản phẩm.
• Hệ thống thị trường của sản phẩm cá da trơn chưa tạo ra động lực cho nông dân sản xuất theo
qui trình nuôi cá sạch bệnh.
• Nhu cầu tiêu dùng cá da trơn của Mỹ đã bị sụt giảm sau sự kiện chống phá giá của Mỹ. Trong
khi nhu cầu từ các thị trường khác lại không ổn định.
5.8 Những kiến nghị về mặt thị trường
Mặc dù hệ thống thị trường vẫn chưa đạt được mức hoàn hảo tuyệt đối như dã được ghi nhận ở trên,

nhưng nông dân trãi qua sự cạnh tranh lành mạnh trong những thị trường sản phẩm của họ, kể cả các
doanh nghiệp kinh doanh của nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, cũng như từ những nhà trung
gian khác nhau trong kênh thị trường. Nhiều doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp này có cơ hội
nối kết với thị trường hàng hoá trên thế giới, và xu thế cổ phần hoá của một số doanh nghiệp trong
những năm sắp tới sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng hoàn hảo hơn. Nhu cầu
tiêu dùng trong nước của một số sản phẩm có chất lượng cao như gạo, thịt gia cầm, thức ăn gia súc,
thủy sản, rau quả tươi cũng đang gia tăng. Mạng lưới những nhà trung gian rộng khắp và có sự cạnh
tranh tốt cho hầu hết các sản phẩm đầu ra của nông dân.
trang 24
Nhà nước có một chính sách rõ ràng khuyến khích việc ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp thu
mua sản phẩm và các HTX. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa tìm ra được một phương thức hợp đồng có
hiệu quả. Việc ký kết hợp đồng trước đối với những sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới là
một lĩnh vực vô cùng phức tạp, nó phụ thuộc vào (i) sự tồn tại những tiêu chuẩn đo lường chất lượng
một cách khách quan. Những tiêu chuẩn này phải được thông suốt và nhất trí giữa các bên tham gia
(ii) hệ thống định giá nên dựa trên những tiêu chí mang tính quốc tế và (iii) những luật lệ và qui định
thương mại phải có khả năng thực thi dựa trên cơ sở thương mại quốc tế. Bất chấp những khó khăn
này, chính sách thị trường theo phương thức ký kết hợp đồng vẫn có ý nghĩa thử nghiệm và ứng dụng
một mô hình kinh doanh mới. Những kiến nghị khác về vấn đề thị trường sẽ là:
• Tiếp tục hỗ trợ cho những cá nhân, HTX và các công ty sản xuất lúa giống và cá giống.
• Nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm cung cấp cá giống của tỉnh để trung tâm này có
thể cung cấp nguồn cá bố mẹ tốt và dịch vụ kỹ thuật, bao gồm việc kiểm tra chất lượng cho
các cơ sở sản xuất tư nhân.
• Đẩy mạnh sự liên kết với các viện, trường trong việc cung cấp cây, con giống có chất lượng
cao.
• Nâng cao năng lực thông tin thị trường tại Sở NN & PTNT qua việc cung cấp thông tin dự
báo thị trường, bổ sung nội dung thông tin trên bản tin hàng tháng và trên trang web của Sở
• Thiết lập và xúc tiến thương hiệu cho sản phẩm nếp.
• Thiết lập quan hệ thương mại với các siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh và cá thành phố lớn
ở ĐBSCL, và thực hiện việc xúc tiến thương mại cho những sản phẩm của vùng Bắc Vàm
Nao.

• Thiết lập trung tâm thông tin thị trường ở những vùng sâu, xa trong vùng dự án, và tiếp tục sử
dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong việc thông tin thị trường.
• Cải tiến hệ thống giao thông ở vùng sâu, xa trong vùng dự án.
• Khuyến khích đầu tư nhiều hơn lò sấy lúa trong vùng dự án.
6. DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NÔNG THÔN
6.1 Bối cảnh
Theo kết quả nghiên cứu năm1996, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hai hình thức tín dụng -
chính thức và phi chính thức. Hệ thống tín dụng chính thức bao gồm NH Nông Nghiệp và PT Nông
thôn (NHNN), NH Thương Mại Cổ Phần Nông Thôn (NHCP), NH dành cho Người Nghèo, hợp tác
xã Tín Dụng, Quỹ tín dụng Nhân Dân (QTDND) và vay từ Nhóm Phụ Nữ tiết kiệm. Nông dân có thể
vay vốn trong hệ thống này dưới hai hình thức – Vay thế chấp bằng bàn khoán đất hoặc vay tín chấp
thông qua đại diện của các t ổ chức hội bảo lảnh như Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân mà không cần bằng
khoán đất. Tuy nhiên, nông dân không dể dàng tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức này nhất là
người nghèo vì (i) thủ tục rườm rà, (2) kéo dài thời gian, và (iii) thời gian vay vốn không phù hợp với
mùa vụ sản xuất (thời gian vay ngắn hơn mùa vụ sản xuất). Hơn nữa, khi vay xong người vay chi
khoảng 30% tiền vay cho cò vay. Ở thời điểm này do yêu cầu cần vốn cho sản xuất nông dân thích
vay ở các tổ chức tín dụng không chính thức như vay tư nhân với lãi xuất cao từ 15-30%/ tháng, hình
thức cầm cố tài sản ngoài bằng khoán đất, chơi hụi và mua bán sản phẩm non. Theo điều tra của
trang 25

×