Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ qua thực tiễn xét xử tại tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 125 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

HONG VN CN

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ
- Qua thực tiễn xét xử TạI tỉnh Lạng Sơn

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

HONG VN CN

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ
- Qua thực tiễn xét xử TạI tỉnh Lạng Sơn
Chuyờn ngnh: Lut Dõn s v t tng dõn s
Mó s: 60 38 01 03

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. Lấ èNH NGH

H NI - 2015



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Hoàng Văn Cán


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ .................................................................................... 5
1.1.


Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
các vụ tai nạn giao thông đường bộ ............................................... 5

1.1.1.

Bản chất và trách nhiệm do con người và nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra thiệt hại ............................................................................. 5

1.1.2.

Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ ............................................ 7

1.1.3.

Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ ....................................................................... 11

1.1.4.

Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ ....................................................................... 12

1.1.5.

Đặc thù trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao
thông đường bộ với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng khác và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng ....... 17

1.2.


Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông đường bộ ............................................................................. 21

1.2.1.

Bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời .......................................... 22

1.2.2.

Căn cứ vào hình thức lỗi và mức độ lỗi .......................................... 25

1.2.3.

Tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận ............................................ 25

1.2.4.

Mức bồi thường phù hợp với thực tế ............................................... 26


1.2.5.

Nguyên tắc xem xét khả năng về kinh tế của người gây thiệt hại ....... 28

1.3.
1.3.1.
1.3.2.

Những nguyên nhân, điều kiện gây ra tai nạn giao thông
đường bộ ....................................................................................... 29

Do chính người tham gia giao thông đường bộ ............................... 30
Do phương tiện tham gia giao thông đường bộ ............................... 32

1.3.3.
1.3.4.

Do kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ......................................... 33
Do quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông .......................... 34

1.3.5.

Do các nguyên nhân, điều kiện khác ............................................... 38

1.4.

Khái quát quá trình phát triển của pháp luật quy định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng....................... 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 44
Chương 2: ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH, XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI VÀ
CHỦ THỂ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI
NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.......................................................45
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.1.4.
2.1.5.


Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
các vụ tai nạn giao thông đường bộ ............................................. 45
Có thiệt hại thực tế xảy ra ............................................................... 45
Có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại......................................... 51
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại
thực tế xảy ra .................................................................................. 53
Có lỗi của người gây ra thiệt hại ..................................................... 57
Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
giảm mức bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông
đường bộ ......................................................................................... 64

2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.

Xác định thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ .... 71
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm .................................................... 71
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ................................................ 75
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm............................................... 80

2.3.

Chủ thể bồi thường thiệt hại của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ .................... 87


2.3.1.

Chủ sở hữu phương tiện giao thông ................................................ 89


2.3.2.

Người không phải là chủ sở hữu phương tiện giao thông
đường bộ ........................................................................................ 92

2.3.3.

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm ................................................ 93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 95
Chương 3: THỰC TIỄN XÉT XỬ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CỦA TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ................................................................... 97
3.1.

Thực tiễn xét xử về bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ ở tỉnh Lạng Sơn trong thời gian
gần đây .......................................................................................... 97

3.1.1.

Những kết quả đạt được trong thực tiễn xét xử về bồi thường
thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ ở tỉnh Lạng
Sơn trong thời gian gần đây ............................................................ 97

3.1.2.


Những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn xét xử về bồi thường
thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ ở tỉnh Lạng
Sơn trong thời gian gần đây ............................................................ 98

3.2.

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ nói riêng .... 109

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 112
KẾT LUẬN ............................................................................................... 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 117


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS:

Bộ luật Dân sự

BTTH:

Bồi thường thiệt hại

GTVT:

Giao thông vận tải


GTVTĐB: Giao thông vận tải đường bộ
TAND:

Tòa án nhân dân

TNBTTH: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
TNDS:

Trách nhiệm dân sự

TNGT:

Tai nạn giao thông

TNGTĐB: Tai nạn giao thông đường bộ


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Giao thông vận tải nói chung, giao thông vận tải đường bộ nói riêng
đóng một vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, bảo
đảm an ninh quốc phòng của Nhà nước. Bên cạnh những lợi ích to lớn do giao
thông vận tải mang lại, thì trong quá trình sử dụng các phương tiện giao thông
vận tải cơ giới đường bộ đã có không ít vụ tai nạn xảy ra gây những thiệt hại
nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe con người và cải vật chất của xã hội.
Theo Báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, trong 5 tháng
đầu năm 2013, cả nước xảy ra 12.052 vụ tai nạn giao thông làm chết 4.136
người, bị thương 12.171 người. So với cùng kỳ năm 2012, giảm hơn 2.000

vụ; giảm 20% số người bị thương; tăng 28 người chết. Đặc biệt, trong thời
gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm nhiều
người chết và bị thương. 9 tỉnh để tai nạn tăng cao trên 30%, gồm: Bà Rịa –
Vũng Tàu (tăng 40,2%), Phú Thọ (40,7%), Ninh Thuận (41,9%), Thừa Thiên
– Huế (41,9%), Bình Thuận (47,4%), Lạng Sơn (48,6%), Sơn La (55,9%),
Khánh Hòa (77,8%) và Lào Cai (91,3%).
Tất cả các vấn đề trên đây cho thấy việc nghiên cứu đề tài: "Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ Qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Lạng Sơn" là hết sức cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một cách có
hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Từ đó, đưa ra những giải pháp

1


hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, cũng như đưa ra được những kiến nghị
nhằm góp phần vào thực tiễn giải quyết việc bồi thường thiệt hại trong các vụ
tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên đây, tác giả của luận văn đã đưa
ra và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Phân tích làm rõ khái niệm, nguyên nhân, điều kiện và đặc điểm tình
hình của các vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chế định bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các
vụ tai nạn giao thông đường bộ trong pháp luật Việt Nam; làm rõ những nội
dung cụ thể của chế định này.
- Nghiên cứu, tìm hiểu những quan điểm khoa học xung quanh vấn đề

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xây dựng lý luận về khái
niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ đó đi sâu nghiên
cứu và làm rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ.
- Tổng kết thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gắn với
lý luận, căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các quy
định khác của pháp luật, đưa ra những kiến nghị có căn cứ khoa học và thực
tiễn về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc giải
quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ.
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ tai nạn giao thông đường bộ
cũng như các biện pháp bảo đảm việc bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ.

2


1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên ở tỉnh Lạng Sơn khái quát một cách
có hệ thống cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
để từ đó nghiên cứu một loại trách nhiệm cụ thể: "Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ - Qua thực tiễn xét
xử tại tỉnh Lạng Sơn". Luận văn đóng góp vào lý luận trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm pháp luật giao thông đường bộ; khái niệm tai nạn
giao thông đường bộ theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp; khái niệm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ. Luận
văn góp phần tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của các vụ tai nạn giao
thông đường bộ, dự báo tình hình tai nạn giao thông đường bộ trong thời gian
tới. Đồng thời, luận văn góp phần giải quyết một cách có hệ thống những
vướng mắc xung quanh chế định bồi thường ngoài hợp đồng nói chung, bồi

thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông nói riêng.
- Trên cơ sở lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, luận văn làm rõ về mặt lý luận cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cũng như việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong các vụ tại nạn giao thông đường bộ.
- Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật, của Bộ luật Dân sự
năm 2005, luận văn đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại
trong các vụ tai nạn giao thông nói riêng. Xác định được mối quan hệ giữa
việc bồi thường thiệt hại với việc phòng ngừa và đấu tranh làm giảm tai nạn,
mối quan hệ giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các trách nhiệm pháp
lý khác. Những kiến nghị, giải pháp của luận văn có thể tham khảo trong việc
xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật giao thông đường bộ; xây dựng các văn bản
hướng dẫn việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và

3


bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông nói riêng trên phạm vi
toàn quốc và địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Từ việc tổng kết thực tiễn vấn đề bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ, trong luận văn đề xuất những kiến nghị về các biện
pháp bảo đảm việc bồi thường thiệt hại trong các vụ án tai nạn giao thông
đường bộ qua thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận chung về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ nói riêng; căn cứ
pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại và thực tiễn giải quyết bồi
thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ.

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở một số vấn đề cơ bản
dưới góc độ điều tra xã hội học và Luật dân sự, như: làm rõ khái niệm trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ tai nạn giao thông
đường bộ, nguyên nhân điều kiện và tình hình của tai nạn giao thông đường
bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong khoảng thời gian 5 năm (2009 - 2014);
các nguyên tắc cơ bản và cơ sở pháp lý của việc bồi thường thiệt hại trong các
vụ tai nạn giao thông đường bộ; trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp cả về
mặt lý luận cả về mặt thực tiễn dưới góc độ của pháp luật dân sự.
2. Nội dung nghiên cứu

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các
vụ tai nạn giao thông đường bộ
1.1.1. Bản chất và trách nhiệm do con người và nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra thiệt hại
* Đối với con người gây ra
Trách nhiệm của người có hành vi trái pháp pháp luật gây ra thiệt hại
cho người khác là trách nhiệm pháp lý, người gây ra thiệt hại phải bồi thường
mà không phụ thuộc vào khả năng tạo lập tài sản của cá nhân đó.
Cá nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo
tiêu chí: Mức độ năng lực của cá nhân chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
theo các mức độ năng lực hành vi dân sự khác nhau. Cụ thể:
- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi có hành vi gây thiệt hại
cho người khác thì phải tự bồi thường bằng toàn bộ tài sản của mình.

- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có hành vi gây thiệt hại thì
phải bồi thường bằng tài sản của mình: nếu không đủ thì cha, mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ 15 tuổi, có hành vi gây thiệt hại cho
người khác thì cha, mẹ của họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản
của cha, mẹ.
- Người chưa đủ sáu tuổi hoặc người không có năng lực hành vi dân sự,
bị mất năng lực hành vi dân sự, người mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác mà
không có khả năng nhân thức làm chủ được hành vi của mình mmaf gây thiệt
hại cho người khác thì cha, mẹ của họ phải có trách nhiệm bồi thường.

5


* Đối với nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách
nhiệm đặc biệt. Bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải do hành vi và do lỗi của con
người mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm
ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn
nguy hiểm cao độ có thể không có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm
quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách
nhiệm bồi thường.
Nguồn nguy hiểm cao độ: Điều 623, BLDS 2005 quy định: “Nguồn
nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống
tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ , chất cháy,
chất độc , chất phóng xạ, thú dữ và nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp
luật quy định....”
Theo đó, Điều 623, BLDS 2005 cũng như hướng dẫn tại Nghị quyết số
03/2006/NQ - HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định
của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không đưa ra

khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê các đối tượng được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, qua quy định trên, ta có thể hiểu:
“Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất định do pháp luật quy định
luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người, con người không thể kiểm
soát được một cách tuyệt đối”.
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người chiếm
hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ và do hoạt động tự thân của
nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt
hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn
nguy hiểm cao độ không có lỗi.

6


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
cũng là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng. Do vậy mà các nguyên tắc trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng xuất phát từ những nguyên
tắc chung đó.
Chủ thể bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể
là cá nhân hoặc pháp nhân, tổ chức. Tuy nhiên Bộ luật dân sự chỉ quy định tại
Điều 606 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân mà
không quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ
thể khác. Do vậy, có thể mặc nhiên hiểu các chủ thể khác gây thiệt hại sẽ
được coi là có năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
1.1.2. Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm
cao độ. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định phương tiện
GTVT cơ giới nói chung và phương tiện GTVT cơ giới đường bộ nói riêng là

nguồn nguy hiểm cao độ. Phương tiện này khi tham gia giao thông thì có thể
gây ra tai nạn đẫn đến thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần
cho con người và tài sản.
"Tai nạn" là thuật ngữ xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống của
con người. Tùy từng trường hợp tai nạn xảy ra mà có các tên gọi cho mỗi một
loại tai nạn đó. Ví dụ: nếu tai nạn xảy ra trong lao động thì gọi là tai nạn lao
động; nếu tai nạn xảy ra trong quá trình tham gia giao thông thì gọi là TNGT;
nếu tai nạn xảy ra tại trường học thì gọi là tai nạn học đường... Tuy nhiên, có
thể nhận thấy tai nạn xảy ra phổ biến nhất là trong các lĩnh vực hoạt động sản
xuất ra của cải vật chất. Tai nạn là một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã
hội, gây tổn thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản. Tai nạn là một trong những
nguyên nhân làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội, đã và đang ảnh hưởng

7


không nhỏ đến sinh hoạt xã hội mà con người luôn phải tìm cách chế ngự,
làm giảm và loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, thì tai nạn là "việc
rủi ro bất ngờ xảy ra, gây thiệt hại lớn cho con người" [19, tr.883].
Định nghĩa trên chỉ mới nêu được tai nạn là sự kiện xảy ra gây thiệt
hại cho con người (về tính mạng, sức khỏe, tài sản) mà chưa làm rõ được
nguyên nhân của tai nạn. Thực tiễn cuộc sống chứng minh rằng tai nạn do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có thể là do hành vi
của con người hoặc có thể do các tác động của tự nhiên. Từ những nguyên
nhân này gây ra các tai nạn và tai nạn gây ra những hậu quả xấu ngoài mong
muốn chủ quan của con người. Các tác động khác là nguyên nhân của tai
nạn cũng có thể một cách gián tiếp do hành vi của con người, cũng có thể do
thiên tai hoặc những yếu tố ngoài khả năng chế ngự của con người. Thiệt hại
xảy ra có thể là thiệt hại về: tính mạng, sức khỏe, tinh thần của con người

hoặc là thiệt hại về tài sản.
Trong lĩnh vực pháp luật, chưa có một định nghĩa chính thức về tai nạn
nói chung. Tuy nhiên, trong một số quy phạm pháp luật của một số ngành luật
và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học pháp lý, đã có một số khái niệm về tai
nạn trong từng lĩnh vực cụ thể.
Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ
phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao
động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện
công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập
nghề và thử việc [13, Điều 142, Khoản 1].

8


Trong nghiên cứu khoa học thì khái niệm "tai nạn", khái niệm "tai nạn
giao thông đường bộ" đã được một số tác giả đề cập đến.
Theo tác giả Đào Công Hải, thì "Tai nạn giao thông là tai nạn xảy ra
khi các đối tượng tham gia trên đường giao thông công cộng gây nên: - Thiệt
hại về sức khỏe, tính mạng con người - Thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng về tài sản" [1, tr.82].
Còn theo Thạc sĩ Đỗ Đình Hòa thì:
Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn
chủ quan của con người. Nó xảy ra khi các đối tượng tham gia
giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng,
đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng
nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc về an toàn giao thông
hoặc do gặp phải các sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây
thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản

của Nhà nước và nhân dân [1, tr.20].
Theo chúng tôi hai khái niệm trên, đều nêu được TNGT là một sự kiện
gây nên thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản. Riêng khái niệm thứ hai
chưa nêu lên được vế thứ nhất của TNGT như khái niệm thứ nhất và khái
niệm thứ ba. TNGT là một sự kiện và có hai mặt của nó. Mặt thứ nhất là cái
gì làm cho TNGT (sự kiện) xảy ra hay nói cách khác nguyên nhân của TNGT.
Về mặt này nguyên nhân của TNGT có thể: do vi phạm các quy định về an
toàn GTVT; do những hành vi cản trở GTVT; do đưa vào sử dụng các
phương tiện GTVT không bảo đảm an toàn hoặc điều động người không đủ
điều kiện điều khiển phương tiện GTVT; do gặp sự cố đột xuất không thể xử
lý được hoặc do các trường hợp bất khả kháng. Mặt thứ hai là TNGT (sự
kiện) đã gây ra cái gì hay nói cách khác hậu quả của sự kiện đó. Về mặt này
hậu quả của TNGT có thể là: thiệt hại về tính mạng, thiệt hại về sức khỏe,

9


thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về tài sản (có thể một hoặc hai hoặc ba, có thể
là tất cả các loại thiệt hại này trong một TNGT).
Theo quy định tại Điều 604 BLDS năm 2005, thì căn cứ phát sinh
TNBTTH chỉ phát sinh trong trường hợp người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các
quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản
của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại. Tuy nhiên, cần phân
biệt là không phải mọi trường hợp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản
của cá nhân, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác trong khi tham gia
giao thông đều gọi là TNGT. Chỉ gọi là TNGT nếu hành vi vi phạm các quy
định về an toàn giao thông đường bộ là do lỗi vô ý. Trong trường hợp thiệt
hại xảy ra trong quá trình tham gia giao thông được thực hiện do lỗi cố ý, thì
không thể gọi là TNGT mà tùy từng trường hợp có tên gọi tương ứng.

Ví dụ: A đã dùng xe ô - tô phóng nhanh cố ý đâm vào B đang đi bộ trên
đường với mục đích giết B vì A có mâu thuẫn với B. Hậu quả là B chết. Trong
trường hợp này không thể gọi là TNGT mà đây là một vụ án giết người.
Từ sự phân tích trên chúng tôi đưa ra khái niệm chung về TNGTĐB
như sau: TNGTĐB là một sự kiện do hành vi của con người vi phạm các quy
định về an toàn giao thông đường bộ, do sự cố đột xuất hoặc do các trường
hợp bất khả kháng gây ra trong quá trình tham gia giao thông của con người
mà gây thiệt hại về: tính mạng, sức khỏe, tinh thần của con người hoặc thiệt
hại về tài sản.
Phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ chế
định TNBTTH trong các vụ TNGTĐB; vì vậy, nếu khái niệm chung về
TNGTĐB như chúng tôi đã đưa ra trên đây thì không phải trong mọi trường
hợp đều phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 623 BLDS năm 2005, thì phương tiện GTVT

10


cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ và chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ chỉ không phải BTTH, nếu
thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra
trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác. Như vậy, trong các trường hợp này nếu có TNGTĐB
xảy ra gây thiệt hại thì cũng không làm phát sinh TNBTTH.
Từ sự phân tích trên chúng tôi đưa ra khái niệm TNGTĐB làm phát
sinh TNBTTH ngoài hợp đồng như sau: TNGTĐB làm phát sinh TNBTTH
ngoài hợp đồng là một sự kiện do hành vi của con người vi phạm một cách cố
ý hoặc vô ý các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra trong quá
trình tham gia giao thông của con người, gây thiệt hại về tính mạng, về sức
khỏe, về tinh thần của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản.

Trong luận văn này, TNGTĐB được hiểu theo khái niệm này.
1.1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ
Phương tiện GTVT cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ. Khi
vận hành chúng, đưa chúng vào hoạt động trên đường bộ thì có thể gây nguy
hiểm cao độ cho tính mạng, sức khỏe của con người cũng như có thể gây thiệt
hại lớn đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân. Phần lớn các vụ
TNGTĐB là do nguồn nguy hiểm cao độ này gây ra dưới tác động của hành
vi của con người với lỗi vô ý. Ngoài ra, còn có các vụ TNGTĐB xảy ra do
những nguyên nhân, điều kiện khác.
BLDS quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nhưng
bản thân nguồn nguy hiểm cao độ không bao giờ gây ra thiệt hại, nếu không
hành vi tác động của con người vào chúng (sử dụng, vận hành, bảo quản...).
Các vụ TNGTĐB có thể xảy ra nếu con người vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ; có hành vi cản trở giao thông đường

11


bộ; đưa vào lưu hành các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm
các tiêu chuẩn an toàn; điều động hay giao cho người không đủ điều kiện điều
khiển các phương tiện giao thông đường bộ; do sự cố kỹ thuật mà gây ra
TNGTĐB làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, làm thiệt hại
đến tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
Từ sự phân tích trên, chúng tôi có khái niệm TNBTTH trong các vụ
TNGTĐB như sau: TNBTTH trong các vụ TNGTĐB là một loại trách nhiệm
dân sự mà phổ biến là TNBTTH ngoài hợp đồng gồm TNBTTH về vật chất và
TNBTTH về tinh thần được phát sinh khi người nào có hành vi vi phạm các
quy định về an toàn giao thông đường bộ hoặc do sự cố đột xuất xâm phạm

đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người khác, xâm phạm đến tài sản của
Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân khác mà gây thiệt hại.
1.1.4. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn
giao thông đường bộ
1.1.4.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông đường bộ do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Tự bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tạo ra mối nguy
hiểm cho người xung quanh, mặc dù người chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng nguồng nguy hiểm cao độ đã áp dụng các biện
pháp phòng ngừa nhưng không thể kiểm soát được một cách tuyệt
đối khả năng gây hại của nguồng nguy hiểm cao độ [16, tr.307].
Theo quy định tại Điều 623 BLDS thì phương tiện GTVT cơ giới là
nguồn nguy hiểm cao độ. Điều đó có nghĩa là phương tiện GTVT cơ giới
đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ, bởi nó là một trong những loại phương
tiện GTVT cơ giới nói chung. Theo chúng tôi, phương tiện GTVT cơ giới
đường bộ có những đặc điểm riêng hết sức phức tạp sau:

12


- Phương tiện GTVT cơ giới đường bộ là một loại tư liệu sản xuất hoạt
động được nhờ động cơ, có giá trị sử dụng cao và được sử dụng phổ biến
trong lĩnh vực vận tải - một ngành sản xuất vật chất đặc thù chiếm một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời là một loại phương tiện giao
thông chủ yếu đáp ứng nhu cầu đi lại của con người. Khi sử dụng phương tiện
GTVT cơ giới đường bộ đòi hỏi các điều kiện về người sử dụng, điều kiện an
toàn kỹ thuật.
- Phương tiện GTVT cơ giới đường bộ là một loại phương tiện khi cho
chúng vận hành, hoạt động thì có thể gây nguy hiểm cao độ; cụ thể là có thể
gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe cho những người xung quanh cũng

như có thể gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Theo
số liệu thống kê (từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2014) trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn đã xảy ra 690 vụ TNGTĐB làm chết 612 người, bị thương 602 người,
thiệt hại tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng [17].
- Phương tiện GTVT cơ giới đường bộ là một loại tài sản có số lượng
lớn, đa dạng về chủng loại, có giá trị và mang tính xã hội cao, là đối tượng
thường được chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, thế chấp, bảo đảm thực
hiện các nghĩa vụ dân sự mà trong đó có cả việc thi hành nghĩa vụ BTTH.
Tổng hợp thông tin từ các báo cho thấy hiện nay (năm 2013) Việt Nam có
khoảng 36,5 triệu ô tô và xe mô tô các loại, trong đó có khoảng 1,5 triệu xe ô
tô và khoảng 35 triệu mô tô. Hiện nay trung bình thị trường ô tô trong nước
tiêu thụ khoảng 120.000 đến 150.000 xe ô tô mỗi năm; xe mô tô, hiện nay thị
trường tiêu thụ mỗi năm từ 3-3,5 triệu xe/năm. Như vậy, đến năm 2020 sẽ có
ít nhất khoảng 20 triệu xe mô tô nữa gia nhập lưu thông (chưa tính số xe nhập
lậu, không có đăng ký...). Riêng tỉnh Lạng Sơn hiện có 14.899 xe ô-tô,
294.894 xe mô-tô (tính đến tháng 6 năm 2014).

13


Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường
bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ
giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo
bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn
máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao
thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả
xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc
vật kéo và các loại xe tương tự [11].

Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS, phương tiện GTVT cơ giới
là nguồn nguy hiểm cao độ. Theo tinh thần của quy định này phương tiện
GTVT cơ giới bao gồm các phương tiện cơ giới hoạt động trên đường bộ,
đường sắt, đường thủy và đường hàng không dùng vào hoạt động giao thông
đi lại của con người và vận chuyển hàng hóa.
Theo quy định của Điều 167 BLDS: "Quyền sở hữu đối với bất động
sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký bất
động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác" [11] nên việc quy định phương tiện GTVT cơ
giới đường bộ phải đăng ký là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong
việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp, tạo môi
trường thuận lợi an toàn để chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân
sự một cách tự do, đúng pháp luật; khuyến khích, huy động các nguồn lực đầu
tư mua phương tiện hoặc đưa các phương tiện hiện có vào kinh doanh nhằm
thu lợi, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ là "Việc chủ phương tiện cơ

14


giới đường bộ kê khai, xuất trình các giấy tờ liên quan đến việc sản xuất, mua
bán phương tiện cơ giới đó để cơ quan cảnh sát giao thông kiểm tra và xác
nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ phương tiện cơ giới” [20, tr.141]. Dưới
góc độ chung nhất là việc cơ quan có thẩm quyền chính thức ghi vào văn bản
những thông tin cần thiết một sự kiện là cơ sở phát sinh, thay đổi hay chấm
dứt những quan hệ pháp lý nhất định; là bằng chứng công nhận sự bắt đầu,
tồn tại hoặc chấm dứt một sự kiện, hiện tượng. Như vậy, có thể hiểu "đăng
ký" là một sự kiện pháp lý. Đối với phương tiện GTVT cơ giới đường bộ khi
"đăng ký" đồng thời với việc xác lập quyền sở hữu cũng đã dự liệu việc phát

sinh TNDS và những bất lợi về tài sản mà chủ sở hữu phương tiện phải gánh
chịu trong quá trình sử dụng phương tiện là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
tai nạn. Đây cũng chính là cơ sở để xác định chủ thể của TNBTTH khi tai nạn
xảy ra. Việc xác định trách nhiệm và chỉ ra nguy cơ bất lợi về tài sản góp
phần phòng ngừa tai nạn.
Hiện nay mới chỉ có quy định đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ
thuộc thẩm quyền của ngành công an.
Một số vấn đề cần làm sáng tỏ là:
- Đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ thuộc thẩm quyền của ngành
công an có bao hàm đăng ký quyền sở hữu tài sản, hay chỉ đơn thuần là một
biện pháp hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về trật tự an toàn xã
hội, đấu tranh phòng ngừa tội phạm?
- Ngoài các phương tiện phải đăng ký như quy định hiện nay, thì các
loại phương tiện GTVT cơ giới hoạt động trên đường giao thông nông thôn và
một số phương tiện GTVT cơ giới đường bộ có phải đăng ký không?
Thiết bị chuyên dùng thi công trên đường bộ hiện nay ngày càng phát
triển về số lượng, chủng loại, đa tác dụng. Hoạt động thi công đường bộ được
mở rộng và phát triển nhanh về tốc độ, luôn luôn gắn liền với các hoạt động

15


giao thông khác, ảnh hưởng quan trọng đến sự an toàn chung. Trong sự
nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn hiện nay, các hoạt động
giao thông nông thôn đòi hỏi phát triển ở trình độ cao hơn. Đường xá được
xây dựng mới, nâng cấp với tốc độ nhanh do vậy các phương tiện xe, máy
phục vụ nông nghiệp không chỉ đơn thuần hoạt động trên đồng ruộng, mà còn
được sử dụng đáp ứng các hoạt động GTVT khác; vì vậy, cần phải có quy chế
pháp lý điều chỉnh sự hoạt động của các loại phương tiện này.
Qua sự phân tích trên, chúng tôi đưa ra khái niệm phương tiện GTVT

cơ giới đường bộ như sau:
Phương tiện GTVT cơ giới đường bộ là các thiết bị chuyển động được
trên đường bộ nhờ động cơ của chính nó và do con người điều khiển tuân
theo những điều kiện an toàn, được dùng trong các hoạt động giao thông, vận
tải, thi công đường bộ nhưng có thể gây nguy hiểm cao độ đối với tính mạng,
sức khỏe của con người, cũng như có thể gây thiệt hại lớn đối với tài sản của
nhà nước, tổ chức và cá nhân.
Như vậy, phương tiện GTVT cơ giới đường bộ có đủ các điều kiện của
nguồn nguy hiểm cao độ và chúng ta có kết luận "phương tiện GTVT cơ giới
đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ".
1.1.4.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông đường bộ do hành vi trái pháp luật của con người gây ra
Khi có thiệt hại xảy ra và xác định trách nhiệm thuộc về ai, cần xem xét
thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra? Nguyên nhân đó do đâu mà có? Nếu
không xác định chính xác mối quan hệ nhân quả thì sẽ dẫn đến những sai lầm
khi xác định trách nhiệm bồi thường. Xe ô tô tự dưng nổ lốp gây tai nạn là
nguyên nhân gây thiệt hại sẽ khác với trường hợp người lái xe phóng nhanh,
vượt ẩu là nguyên nhân (hành vi của con người) gây tai nạn... Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi

16


thiệt hại là kết quả của sự tác động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra. Hay nói cách khác, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân
tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy
ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ.
Sự khác nhau trong mối quan hệ nhân quả giữa bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra so với bồi thường thiệt hại do hành vi của
con người gây ra thể hiện ở chỗ: Nếu trong bồi thường thiệt hại do nguồn

nguy hiểm cao độ gây ra, sự tác động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ là
nguyên nhân gây thiệt hại (kết quả); thì trong bồi thường thiệt hại do hành vi
con người gây ra, hành vi trái pháp luật của con người là nguyên nhân gây
thiệt hại.
1.1.5. Đặc thù trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao
thông đường bộ với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Trong các hình thức của TNDS, thì có thể kết luận rằng TNBTTH (bao
gồm TNBTTH ngoài hợp đồng và TNBTTH trong hợp đồng) là hình thức chủ
yếu nhất. Tuy cùng là TNBTTH, nhưng giữa TNBTTH ngoài hợp đồng và
TNBTTH trong hợp đồng có sự khác nhau cơ bản về bản chất cũng như nội
dung. Việc phân biệt hai dạng của TNBTTH cũng như việc xác định mối
quan hệ giữa chúng là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Đối với TNBTTH trong hợp đồng, thì khi hợp đồng được giao kết, các
bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết thỏa thuận trong hợp đồng.
Việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ là sự
vi phạm hợp đồng. Sự vi phạm này dẫn đến không đáp ứng yêu cầu của bên
kia, gây thiệt hại về vật chất và thiệt hại phi vật chất. Trách nhiệm bồi thường
do vi phạm hợp đồng là TNDS phát sinh trong trường hợp một bên do không
thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản đã tự nguyện

17


cam kết trong hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia và phải bồi thường. Các
bên có thỏa thuận trước trong hợp đồng về các biện pháp cưỡng chế, mức bồi
thường, mức phạt hoặc các biện pháp bảo đảm thực hiện việc BTTH do vi
phạm hợp đồng gây ra, có nghĩa là TNBTTH này cũng đã được thỏa thuận
trong hợp đồng.
Đối với TNBTTH ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi trái

pháp luật và gây thiệt hại, có nghĩa là phát sinh dưới sự tác động trực tiếp của
các quy phạm pháp luật, không có sự thỏa thuận trước của các chủ thể. Sự
thỏa thuận chỉ có thể có sau khi đã phát sinh TNBTTH.
Khi một người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản cho người khác thì người thực hiện hành vi đó phải chịu
trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình. Hành vi đó có thể bị xử lý theo
pháp luật hành chính nếu xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hành
chính bảo vệ; có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự nếu có đủ yếu tố cấu
thành tội phạm; có thể chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo pháp luật dân sự.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp nếu hành vi đó gây thiệt hại thì người thực
hiện hành vi đó, phải chịu trách nhiệm bồi thường dù rằng họ đã phải chịu
trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Hậu quả bất lợi là việc
người gây thiệt hại buộc phải dùng tài sản của mình để bồi thường, bù đắp
những tổn thất mà mình đã gây ra cho người khác. Mức độ bồi thường đến
đâu phải căn cứ vào khối lượng của sự thiệt hại. Nếu mức độ tổn thất càng lớn
thì giá trị bồi thường càng nhiều.
Xuất phát từ cơ sở phát sinh như đã phân tích trên, TNBTTH trong
TNGTĐB, TNBTTH ngoài hợp đồng khác và TNBTTH do vi phạm hợp đồng
có một số điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, cơ sở phát sinh: TNBTTH do vi phạm hợp đồng là các bên
có quan hệ hợp đồng và một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện

18


×