BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
Thành Phố Hồ Chí Minh, Năm 2015
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học
TS. Đặng Thị Ngọc Lan
Thành Phố Hồ Chí Minh, Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừ
g TMCP Công
ThươngViệt Nam chi nhánh Vĩnh Long” là do bản thân tôi tự nghiên cứu và thực
hiện.
Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hoàng Oanh
i
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin kính lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám
Hiệu, Quý Thầy Cô trường Đại Học Tài Chính – Marketing đã trang bị cho tôi những
kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, người hướng dẫn khoa
học của luận văn, đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những đánh giá xác đáng giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các Anh Chị đang công tác tại Vietinbank Vĩnh
Long cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô trong Hội Đồng
Bảo Vệ luận văn đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn
này.
Trân trọng!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hoàng Oanh
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU...............................................................1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................1
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................2
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .........................................................2
1.4 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................3
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................3
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................................4
1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................................5
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ LUẬN......................................................................7
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................7
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa .........................................7
2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................7
2.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................8
ủa doanh nghiệp nhỏ và vừa .....................................................10
2.1.2 Lý thuyết về tiếp cận tín dụng ........................................................................11
2.1.3 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng .................................................12
2.1.3.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng ...........................................................12
iii
2.1.3.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng...........................................................13
2.1.3 Ý nghĩa, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ..13
2.1.3.1 Ý nghĩa của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .......13
2.1.3.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .........14
2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .......................................15
2.2.1 Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp .................................................................15
2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp ..............................................................16
2.2.3 Tài sản bảo đảm .............................................................................................16
2.2.4 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ................................................................................17
2.2.5 Tuổi doanh nghiệp..........................................................................................18
2.2.6 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng ..............................................18
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY ..........................................19
2.3.1 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước .........................................19
2.3.2 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới .......................................21
2.3.3 Tổng kết các nghiên cứu ................................................................................23
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................................28
3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................28
3.1.1 Nghiên cứu định tính ......................................................................................29
3.1.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính .................................................................29
3.1.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính ..................................................................30
3.1.2 Nghiên cứu định lượng...................................................................................30
3.2 MẪU NGHIÊN CỨU .........................................................................................30
3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ........................................................31
3.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................32
iv
3.4.1 Vốn chủ sở hữu ..............................................................................................32
3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ................................................................33
3.4.3 Tài sản bảo đảm .............................................................................................33
3.4.4 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ...............................................................................34
3.4.5 Tuổi doanh nghiệp..........................................................................................35
3.4.6 Mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng ....................................................36
3.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................37
3.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất...........................................................................37
3.5.2 Mô hình hồi quy Binary Logistic ...................................................................39
3.7 CÁC KIỂM ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC ..42
3.7.1 Phân tích tương quan Pearson để kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc
lập trong mô hình .........................................................................................................42
3.7.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình ...............................................................42
3.7.3 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số .....................................................42
3.7.4 Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát ...........................................................43
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................44
4.1 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIETINBANK VINH LONG ...............................44
4.1.1 Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tỉnh Vĩnh Long ..............44
4.1.2 Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của nghiệp nhỏ và vừa tại Vietinbank
Vĩnh Long ....................................................................................................................46
4.1.2.1 Dư nợ cho vay DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long ...............................46
4.1.2.2 Dư nợ cho vay DNNVV phân theo tài sản bảo đảm tại Vietinbank Vĩnh
Long .............................................................................................................................48
4.1.2.3 Dư nợ cho vay DNNVV phân theo ngành nghề kinh doanh tại
Vietinbank Vĩnh Long .................................................................................................50
v
4.1.2.4 Dư nợ cho vay DNNVV phân theo mục đích sử dụng vốn vay tại
Vietinbank Vĩnh Long .................................................................................................52
4.1.3 Đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại
Vietinbank Vĩnh Long. ................................................................................................53
4.1.3.1 Mặt được .................................................................................................53
4.1.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế .....................................................................54
4.1.4 Nguyên nhân DNNVV và ngân hàng chưa gặp nhau ...................................56
4.1.4.1 Nguyên nhân từ phía DNNVV ...............................................................56
4.1.4.2 Nguyên nhân từ Vietinbank Vĩnh Long .................................................57
4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................58
4.2.1 Phân tích thống kê mô tả ................................................................................58
4.2.1.1 Thống kê mô tả thông tin chung về mẫu nghiên cứu .............................58
4.2.1.2 Thông tin chung về kết quả nghiên cứu..................................................59
4.2.2 Phân tích tương quan: ...................................................................................61
4.2.3 Phân tích hồi quy Logistic : ...........................................................................63
4.2.3.1 Kiểm định Chi Square ............................................................................64
4.2.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình (Model Summary) ........................65
4.2.3.3 Kết quả kiểm định giả thuyết: .................................................................70
4.3 THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................71
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CÁC CHÍNH SÁCH ..................................74
5.1 KẾT LUẬN ..........................................................................................................74
5.2 CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...............................................................................75
5.2.1 Gợi ý chính sách đối với tỷ suất lợi nhuận.....................................................75
5.2.2 Gợi ý chính sách đối với tài sản bảo đảm ......................................................76
5.2.3 Gợi ý chính sách đối với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản ........................................78
vi
5.2.4 Gợi ý chính sách đối với tuổi doanh nghiệp ..................................................78
5.2.5 Gợi ý chính sách đối với mối quan hệ giữa DNNVV với ngân hàng ............79
5.2.6 Các gợi ý chính sách mang tính bổ trợ...........................................................79
5.2.6.1 Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........................................................79
5.2.6.2 Đối với Vietinbank Vĩnh Long ...............................................................80
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...........83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A: PHIẾU THAM VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA (Định tính)
PHỤ LỤC B: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
PHỤ LỤC C: THỐNG KÊ MÔ TẢ
PHỤ LUC D: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN, HỒI QUY
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP
Chính phủ
DN
Doanh nghiệp
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
DNNVV
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
LNR
Lợi nhuận ròng
KNTCV
Khả năng tiếp cận vốn
MQH
Mối quan hệ
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
NĐ
Nghị định
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NQ
Nghị quyết
SXKD
Sản xuất kinh doanh
ROA
Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
TMCP
Thương mại cổ phần
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TSBD
Tài sản bảo đảm
TSCDHH
Tài sản cố định hữu hình
TDN
Tuổi doanh nghiệp
TN_TTS
Tổng nợ trên tổng tài sản
TT
Thông tư
TTS
Tổng tài sản
Vietinbank
Ngân hàng Công thương
VCSH
Vốn chủ sở hữu
WB
Ngân hàng thế giới
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phân loại DNNVV theo ngành hoạt động ở Việt Nam ................................... 8
Bảng 2.2 Tổng kết các nghiên cứu ............................................................................... 23
Bảng 3.1 Các giả thuyết nghiên cứu và dấu kỳ vọng ................................................... 37
Bảng 4.1 Tình hình phát triển DNNVV tại Tỉnh Vĩnh Long ....................................... 45
Bảng 4.2 Dư nợ cho vay DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long ..................................... 46
Bảng 4.3 Dư nợ cho vay DNNVV phân theo TSBD tại Vietinbank Vĩnh Long ......... 48
Bảng 4.4 Dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh doanh của DNNVV tại
Vietinbank Vĩnh Long .................................................................................................. 50
Bảng 4.5 Dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn vay của DNNVV tại
Vietinbank Vĩnh Long ................................................................................................. 52
Bảng 4.6 Cơ cấu mẫu phân theo ngành nghề kinh doanh ............................................ 58
Bảng 4.7 Cơ cấu mẫu phân theo mục đích sử dụng vốn vay ....................................... 59
Bảng 4.8 Kết quả khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV ................ 59
Bảng 4.9 Thống kê mô tả các biến độc lập và phụ thuộc ............................................. 60
Bảng 4.10 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ..................................................... 62
Bảng 4.11 Kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình .............. 65
Bảng 4.12 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình tổng thể...................................... 65
Bảng 4.13 Mức độ dự đoán của mô hình ..................................................................... 66
Bảng 4.14 Kiểm định mô hình lần 1............................................................................. 67
Bảng 4.15 Kiểm định mô hình lần 2............................................................................. 67
Bảng 4.16 Mô tả kết quả giả thuyết từ SPSS ............................................................... 71
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 28
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu được đề xuất ................................................................. 38
Hình 4.1 Số lượng DNNVV qua các năm .................................................................... 45
Hình 4.2 Diễn biến dư nợ cho vay tại Vietinbank Vĩnh Long ..................................... 47
Hình 4.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo TSBD tại Vietinbank Vĩnh Long ........... 49
Hình 4.4 Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh doanh của DNNVV tại
Vietinbank Vĩnh Long .................................................................................................. 51
Hình 4.5 Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo mục đích sử dụng vốn vay của DNNVV
tại Vietinbank Vĩnh Long ............................................................................................. 53
Hình 4.6 Sơ đồ mô tả phân tích từ SPSS ...................................................................... 68
Hình 4.7 Mô hình đã điều chỉnh chính thức ................................................................. 69
x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) luôn là một bộ phận quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Nó đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn
việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu nhập cho dân cư, ổn định xã hội, và lắp đầy
“kẻ hở” nơi mà các doanh nghiệp lớn không thể tới được (Marchesnay et al, 1998).
Đặc biệt, trong những năm gần đây do ảnh hưởng khủng hoảng của kinh tế thế giới,
tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn:
do chí phí nguyên vật liệu tăng, giá thành sản phẩm tăng, tiêu thụ hàng hóa chậm lại
dẫn đến hàng tồn kho liên tục tăng nên một số doanh nghiệp thiếu vốn để sản xuất phải
thu hẹp vi mô, thậm chí phải tạm ngưng hoạt động hoặc phá sản, khả năng hấp thụ vốn
của nền kinh tế chưa cao, sức ép nợ xấu còn nặng nề, năng lực quản lý và cạnh tranh
của doanh nghiệp thấp,... làm cho kinh tế trong nước giảm sút ngày càng trầm trọng
hơn.
Tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Về lý
thuyết tài chính- ngân hàng, tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người
cần vốn để giải quyết thỏa đáng nhu cầu về vốn, từ đó thúc đẩy tái sản xuất mở rộng
kinh doanh. Đối với hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói chung và tín dụng doanh
nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là một mảng kinh doanh lớn của các ngân hàng thương
mại. Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa dường như
tăng trưởng rất chậm cho dù các ngân hàng thương mại không ngừng đưa ra các sản
phẩm, các chương trình tín dụng dành riêng cho nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, đến
nay việc tiếp cận tín dụng của DNNVV vẫn còn nhiều khó khăn, chưa kết nối và tạo
được dòng chảy vốn đến các doanh nghiệp, để phục hồi sản xuất, kinh doanh, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đặt ra hướng nghiên cứu cho đề tài: vậy đâu
là yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các DNNVV để nhằm
tìm ra các nguyên nhân, đưa ra các gợi ý chính sách nhằm khắc phục nâng cao hơn nửa
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho DNNVV. Chính vì lý do đó nên
tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của
1
doanh nghiệp nhỏ và vừ
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Long” làm đề tài luận văn nghiên cứu.
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Qua sưu tầm, tham khảo các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài, các nghiên cứu về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa trên nhiều khía cạnh khác nhau như về sản phẩm tín dụng, về loại hình tín dụng,
về tiếp cận tín dụng, về hiệu quả tín dụng,…các nghiên cứu này ở các điều kiện và
khía cạnh khác nhau. Đây cũng là nguồn tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu của tác
giả và có thể kể đến một số tài liệu nghiên cứu dưới đây:
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành (2008) đã nghiên cứu về khả năng tiếp cận các
nguồn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Phát triển
212.
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2012) đã nghiên cứu về khả năng tiếp cận
nguồn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân
văn Số 4 tháng/2012.
Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà và cộng sự (2013) đã phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn số 9, tháng 6/2013.
Nghiên cứu của Hà Diệu Thương & Nguyễn Thu Hà (2014) đã nghiên cứu về
khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế
Kinh tế & Phát Triển số 202 (II) tháng 04/2014.
Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừ
TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long, cho thấy đây là một nghiên cứu
hoàn toàn mới, không có sự trùng lập.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng củ
ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long.
2
- Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố.
- Đề xuất các chính sách hàm ý quản trị nhằm giúp cho các DNNVV tăng khả
năng tiếp cận tín dụng ngân hàng tại Vietinbank Vĩnh Long.
Câu hỏi nghiên cứu
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gia qua tiếp
cận tín dụng ngân hàng Vietinbank Vĩnh Long như thế nào?
- Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của
DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long?
- Để các DNNVV trên đại bàn Tỉnh Vĩnh Long có điều kiện tiếp cận tín dụng
Vietinbank Vĩnh Long cần có các gợi ý chính sách nào cho DNNVV, cho Vietinbank
Vĩnh Long?
1.4 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: các hồ sơ vay vốn của DNNVV tại Vietinbank
Vĩnh Long.
- Phạm vi về thời gian: dữ liệu để thực hiện đề tài được thu thập trong khoảng
thời gian từ năm 2010 đến năm 2014.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của
DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long và phân tích các yếu tố đó.
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
tín dụng của DNNVV đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối với mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo
cho vay các DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long, số liệu từ Sở Kế Hoạch Đầu tư Tỉnh
Vĩnh Long, từ báo, tạp chí chuyên ngành để phân tích.
3
Đối với mục tiêu 2: Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và báo cáo tài chính của các DNNVV nộp hồ sơ
vay vốn tại Vietinbank Vĩnh Long.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được với sự hỗ trợ của Excell và phần mềm SPSS
phiên bản 20.0. Tác giả phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy thông qua mô hình
kinh tế lượng với mô hình Binary Logistic để kiểm tra các giả thuyết dựa trên mối
quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu
này là khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Vĩnh Long.
Đối với mục tiêu 3: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng quan, thống
kê suy luận dựa vào các kết quả đạt được ở các phần trên để đánh giá tình hình tiếp
cận vốn tín dụng của DNNVV, đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả
năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các DNNVV tại NHTMCP Công Thương Việt
Nam chi nhánh Vĩnh Long.
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Long” tác giả kỳ vọng sẽ mang lại các ý nghĩa thực tiễn cho các DNNVV tại
Vĩnh Long và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long như:
Trên cơ sở, tổng quan cơ sở lý luận về DNNVV, về tín dụng ngân hàng đối với
DNNVV qua sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giúp cho người đọc thấy được tầm
quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV.
Xuất phát từ những hạn chế, những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại Vietinbank Vĩnh Long, tác giả đưa ra gợi
ý các chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNNVV, nhằm
giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phồn thịnh hơn.
4
Qua đó, hỗ trợ cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh
Long đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng DNNVV trên địa bàn Tỉnh
Vĩnh Long.
1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU
Đề tài được chia thành 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu
Chương này giới thiệu về tính cấp thiết của đề tình hình nghiên cứu trước đây.
Ngoài ra, trong chương này cũng trình bày mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Tổng quan lý luận
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến DNNVV, liên quan đến hoạt
động tín dụng ngân hàng đến các DNNVV.
Nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các
DNNVV.
Trình bày các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan để làm cơ
sở đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày thiết kế nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu
Phương pháp phân tích dữ liệu
Các giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu
Các kiểm định của mô hình
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đánh giá thực trạng và phân tích kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả thống kê mô tả về mẫu khảo sát
5
Phân tích tương quan
Phân tích hồi quy
Kiểm định mô hình và giả thuyết
Thảo luận các kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và các gợi ý chính sách
Tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu, gợi ý các chính sách đối với các bên có
liên quan, đồng thời cũng trình bày những hạn chế chưa đạt được để định hướng cho
những nghiên cứu tiếp theo.
6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ở nhiều quốc gia khác nhau, tiêu chí xác định doanh nghiệp cũng khác nhau điển
hình:
- Theo quan niệm của Ngân hàng Thế giới (WB) Doanh nghiệp nhỏ và vừa là
những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về phương diện vốn, lao động hay doanh thu.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là
doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Trong đó,
doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh
nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ
50 đến 300 lao động.
- Theo Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (FASB) định nghĩa DNNVV có
khoảng 50 nhân viên và doanh thu hàng năm khoảng 10 triệu euro, thực tế trên dưới 10
nhân viên, không có bộ phận theo dõi tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính.
- Ở Việt Nam theo Khoản 1 Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Doanh
nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật,
được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn
vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh
nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể
như sau:
7
Bảng 2.1 Phân loại DNNVV theo ngành hoạt động ở Việt Nam
Quy mô
Khu vực
I.Nông lâm
nghiệp và
thủy sản
Doanh
nghiệp
siêu nhỏ
Số lao
động
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Tổng
nguồn vốn
Tổng
nguồn vốn
Số lao
động
Số lao động
10 người 20 tỷ đồng từ trên 10
trở xuống trở xuống người đến
200 người
Từ trên 20 Từ trên 200
tỷ đồng
người đến
đến 100 tỷ 300 người
đồng
II.Công
10 người 20 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 20 Từ trên 200
nghiệp và xây trở xuống trở xuống người đến tỷ đồng
người đến
dựng
200 người đến 100 tỷ 300 người
đồng
III.Thương
10 người 10 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 10 Từ trên 50
mại và dịch
trở xuống trở xuống người đến tỷ đồng
người đến
vụ
50 người
đến 50 tỷ
100 người
đồng
(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP)
Theo Nghị định trên, DNNVV phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Về mặt pháp lý: phải là cơ sở kinh doanh đã kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
- Về quy mô: được phân thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo tổng nguồn vốn.
- Về vốn đăng ký: phụ thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp.
- Về số lượng lao động trung bình hằng năm: phụ thuộc vào quy mô và loại hình
doanh nghiệp.
2.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nghiên cứu về mô hình các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới, có thể nêu lên
những nét điển hình như sau:
- Đặc điểm về hình thức sở hữu
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển ở mọi loại hình khác nhau: doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DNNN, DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần,
hợp tác xã.
8
- Đặc điểm về vốn
DNNVV khởi sự với vốn đầu tư ban đầu ít, hoạt động kinh doanh thuộc khu vực
kinh tế tư nhân là chủ yếu. Việc mở rộng qui mô đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị
được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tín dụng không chính thức như:
vay, mượn bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tài chính và phi tài chính trong xã
hội.
- Năng lực quản lý lao động
Phần lớn các DNNVV có quy mô hoạt động nhỏ, vốn đầu tư cho hoạt động sản
xuất kinh doanh thấp, chủ yếu được thành lập dựa trên năng lực, kinh nghiệm của chủ
doanh nghiệp. Vì vậy, đội ngũ quản lý còn thiếu trình độ, kỹ năng quản lý, sử dụng
kinh nghiệm là chủ yếu chưa có đào tạo chuyên môn, và cũng là những người vừa
quản lý vừa tham gia sản xuất, phần lớn họ không qua các lớp đào tạo chính quy, chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế nên họ ít quan tâm đến việc đào tạo nâng cao năng
lực của mình.
- Đặc điểm về lao động
DNNVV Việt Nam phần lớn sử dụng lao động giản đơn, trình độ tay nghề chưa
cao, đa số là sử dụng lao động hộ gia đình. Vì vậy, có thể nói chính các DNNVV cũng
là nơi đào tạo nguồn lao động ít tốn kém chi phí nhất.
- Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị
DNNVV lựa chọn kỹ thuật phù hợp với khả năng về vốn và trình độ lao động,
ứng dụng kỹ thuật trong các DNNVV rất đa dạng, phong phú, từ thủ công đến cơ khí
hóa, tự động hóa, từ truyền thống đến tiên tiến, hiện đại và họ thường đổi mới công
nghệ phù hợp với qui mô của mình. Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đổi mới
công nghệ, kỹ thuật và tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để các DNNVV tồn tại trên
thị trường. Tuy nhiên, do không đủ tiềm lực về tài chính nên hạn chế trong việc nghiên
cứu, triển khai các công nghệ mới.
- Khả năng tiếp cận thị trường kém
Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là các doanh
nghiệp mới thành lập, khả năng tài chính cho các hoạt động marketing còn hạn chế,
9
chưa có khách hàng truyền thống, thêm vào đó do quy mô nhỏ nên chỉ bó hẹp trong
phạm vi địa phương.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, do đó họ
thường sử dụng vốn từ các nguồn như: sử dụng vốn tự có của bản thân doanh nghiệp
hoặc mượn người thân, bạn bè hoặc vay mượn bên ngoài. Điều này cũng lý giải rằng:
quy mô doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực tài chính hạn chế, thiếu tài sản bảo đảm, trình độ
quản lý chưa cao, sổ sách chứng từ kế toán không đầy đủ rõ ràng, chưa có mối quan hệ
nghiệp vụ với ngân hàng, mối quan hệ xã hội còn yếu và đặc biệt là chưa có uy tín trên
thị trường.
ủa doanh nghiệp nhỏ và vừa
t
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các DNNVV có thể giữ những vai trò
với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như sau:
+ Đóng góp phần quan trọng vào GDP: DNNVV thường chiếm tỷ trọng lớn,
thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp.
+ Giữ vai trò ổn định nền kinh tế.
+ Làm cho nền kinh tế năng động hơn, do có quy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh
hoạt động, nhanh thích ứng với những biến động của môi trường kinh doanh.
+ Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng.
10
+ Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như DN lớn thường đặt cơ sở ở những
trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV lại có mặt ở khắp các địa phương và là
người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm
ở địa phương.
2.1.2 Lý thuyết về tiếp cận tín dụng
Trong quan hệ tín dụng, có hai đối tượng tham gia là người vay và người cho
vay. Người vay sử dụng tiền vay trong điều kiện không gian và thời gian nhất định,
đồng thời bị chi phối bởi các yếu tố khách quan hay chủ quan.
Mặt khác, vốn tín dụng là một nguồn tài nguyên khan hiếm và khả năng tiếp cận
vốn tín dụng của người vay phụ thuộc vào cách đánh giá rủi ro của người cho vay.
Việc tiếp cận tín dụng được bắt đầu với lý thuyết cầu tín dụng của một cá nhân hoặc
doanh nghiệp với mong muốn tối đa hóa hữu dụng kỳ vọng của họ từ việc vay tiền của
các nhà cung cấp tín dụng.
Theo Stiglitz và Weiss (1981) cho thấy lý thuyết cung cầu tín dụng dựa vào lãi
suất không thể giải thích khả năng tiếp cận vốn của người đi vay do quyết định cung
tín dụng không được điều chỉnh bởi lãi suất trên thị trường trong khi quyết định cho
vay phụ thuộc vào cách mà người cho vay lựa chọn người đi vay dựa trên thông tin
của người đi vay. Theo Stiglitz và Weiss (1981) nghiên cứu tín dụng phân phối tại thị
trường với thông tin không hoàn hảo kết quả nghiên cứu cho thấy các tổ chức tín dụng
biết được tâm lý đi vay nhằm chia sẽ rủi ro của doanh nghiệp, nhưng do thông tin
không hoàn hảo nên các tổ chức tín dụng không biết được chính xác mức độ rủi ro của
doanh nghiệp như chính bản thân doanh nghiệp. Họ cho rằng hạn chế tín dụng xuất
phát từ hai loại thông tin bất đối xứng: lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Thông tin bất
cân xứng trong hợp đồng cho vay làm cho người cho vay không thể phân biệt mức độ
rủi ro giữa người đi vay ít rủi ro và người đi vay nhiều rủi ro, và mức độ cố gắng hoàn
trả nợ vay của người đi vay. Vấn đề lựa chọn bất lợi phát sinh trong quá trình lựa chọn
người đi vay, trong đó việc phân biệt giữa người đi vay ít rủi ro và người đi vay nhiều
rủi ro được phản ánh trong lãi suất. Rủi ro đạo đức liên quan đến việc giám sát và thực
11
thi cơ chế cho vay, cụ thể là khả năng người đi vay không nổ lực hoàn trả nợ sau khi
nhận được khoản vay vì họ biết người cho vay phải gánh chịu một phần rủi ro. Nói
chung, người cho vay quyết định cấp tín dụng và cấp bao nhiêu dựa trên một tập hợp
các thông tin mà họ có được từ người đi vay. Điều đó có nghĩa là không phải tất cả
người đi vay sẽ nhận được các khoản tín dụng. Thực tế cho thấy có doanh nghiệp có
nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng lại không vay được. Điều này thường thấy ở các
doanh nghiệp có quy nhỏ do bị ảnh hưởng bởi thông tin bất đối xứng giữa người đi
vay và người cho vay, thông tin bất cân xứng này cũng ngụ ý rằng người cho vay
không có đầy đủ thông tin về mức độ tin cậy và rủi ro của doanh nghiệp.
Với lý thuyết sàn lọc tín dụng giải thích tại sao một số người được vay trong khi
số khác lại không được vay. Do đó, khách hàng vay phải đối mặt với sàn lọc tín dụng
bất kể khả năng trả nợ của họ (Armendariz de Aghion & Morduch, 2005). Nói cách
khác, dòng chảy tín dụng không chỉ đơn giản tuân theo lý thuyết cung cầu, nó là một
quá trình cân nhắc trong đó cá nhân hoặc doanh nghiệp nộp đơn xin vay sau đó người
cho vay xác định số tiền cho vay dựa trên các cách đánh giá của người cho vay đối với
người đi vay.
Tóm lại, dòng chảy tín dụng phụ thuộc vào cấu trúc thị trường và tính chất của
thông tin bất cân xứng. Như vậy, tiếp cận tín dụng là đề cập đến khả năng rằng các cá
nhân hoặc doanh nghiệp có thể tiếp cận tài chính dịch vụ, bao gồm tín dụng, tiền gửi,
thanh toán, bảo hiểm và các dịch vụ rủi ro khác. Hay nói cách khác, khả năng tiếp cận
tín dụng là một xác xuất mà người đi vay có khả năng nhận được hoặc không nhận
được các khoản tiền tín dụng.
2.1.3 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng
2.1.3.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay,
trong đó các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vừa là bên đi vay vừa là bên cho vay.
Bên cho vay chuyển giao tạm thời quyền sử dụng tài sản cho bên đi vay trong thời
gian thỏa thuận, bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả vô điều kiện đầy đủ vốn và lãi cho
bên cho vay khi đến thời hạn thanh toán.
12
2.1.3.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Về đối tượng dùng để cấp tín dụng: được thực hiện chủ yếu dưới hình thức tiền tệ
gồm tiền mặt và bút tệ. Cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt
và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân.
Chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng: trong quan hệ tín dụng ngân hàng,
người đi vay là các tổ chức kinh tế-xã hội, các cá nhân; người cho vay là các ngân
hàng, các tổ chức tín dụng.
Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù
hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Có những trường hợp
mà nhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hóa không
tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hóa bị thu
hẹp nhưng cầu tín dụng vẫn tăng. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các
doanh nghiệp mở rộng sản xuất, hàng hóa lưu thông mạnh nhưng cung tín dụng lại
không đáp ứng kịp.
Tín dụng ngân hàng có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu vốn của các chủ thể trong
nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú: có thể cho vay ngắn, trung
và dài hạn. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là
thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, nên có thể cho nhiều đối tượng khách
hàng vay.
2.1.3 Ý nghĩa, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.3.1 Ý nghĩa của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình
tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên
giữa các chủ thể trong nền kinh tế, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng
giá trị từ người sở hữu này sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định,
khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có
và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH (trên 70%). Mặc dù tỷ trọng của hoạt
13