Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

bộ cánh vẩy (lepidoptera) gây hại bông xoài, thành phần loài, đặc điểm hình thái của các loài gây hại chính và đặc điểm sinh học loài dudua aprobola meyrick

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

LÊ THANH BÌNH

BỘ CÁNH VẨY (Lepidoptera) GÂY HẠI BÔNG
XOÀI: THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM HÌNH
THÁI CỦA CÁC LOÀI GÂY HẠI CHÍNH VÀ
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI
Dudua aprobola Meyrick

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

LÊ THANH BÌNH

BỘ CÁNH VẨY (Lepidoptera) GÂY HẠI BÔNG
XOÀI: THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM HÌNH
THÁI CỦA CÁC LOÀI GÂY HẠI CHÍNH VÀ
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI
Dudua aprobola Meyrick

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ


NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Giáo viên hướng dẫn
Ths. Phạm Kim Sơn

Sinh viên thực hiện
Lê Thanh Bình
MSSV : 3113411
Lớp : BVTV K37
Cần Thơ - 2014



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với tên đề tài “Bộ cánh vẩy
(Lepidoptera) gây hại bông xoài: Thành phần loài, đặc điểm hình thái của
các loài gây hại chính và đặc điểm sinh học của loài Dudua aprobola
Meyrick”.
Do sinh viên Lê Thanh Bình thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Phạm Kim Sơn

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn đính kèm với đề tài:
“Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) gây hại bông xoài: Thành phần loài, đặc
điểm hình thái của các loài gây hại chính và đặc điểm sinh học của loài
Dudua aprobola Meyrick”.
Được thực hiện từ 9/2013 – 3/2014 do sinh viên Lê Thanh Bình thực hiện và
bảo vệ trước hội đồng ngày……tháng……năm 2014.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá mức:
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Duyệt khoa

Cần Thơ, ngày.…tháng.…năm 2014

Trưởng Khoa Nông Nghiệp và SHƯD


Chủ tịch hội đồng

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN


Họ và tên: Lê Thanh Bình Giới tính: Nam
Ngày sinh: 02/10/1991
Dân tộc: Khmer
Nguyên quán: Tại xã Khánh Bình Tây Bắc, Trần Văn Thời, Cà Mau
Họ và tên cha: Lê Văn Trung
Họ và tên mẹ: Lâm Thị Thủy
Đã tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010 tại trường THPT Dân Tộc
Nội Trú Cà Mau.

iii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các
số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Lê Thanh Bình


iv


CẢM TẠ


Kính dâng!
Cha mẹ đã hy sinh cả cuộc đời này cho con và tạo mọi điều kiện thuận lợi
tốt đẹp nhất cho con được ăn học cho đến ngày hôm nay.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến!
Gs. Ts. Nguyễn Thị Thu Cúc, người đã tận tâm hướng dẫn, tạo mọi điều
kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến vô cùng xác thực trong nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Ths. Phạm Kim Sơn đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và thường xuyên trao
đổi, đóng góp ý kiến hết sức bổ ích trong nghiên cứu và hoàn thành luận văn
này.
Anh Nguyễn Minh Truyền và chị Từ Ngọc Hiếu đã hết lòng giúp đỡ,
quân tâm nhắc nhở, động viên và luôn bên cạnh em mỗi khi em cần trong
quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn Vũ Đình Tuấn, Huỳnh Thanh Suôl,
Huỳnh Hưng, Nguyễn Võ, Lâm Xuân Khoa, Huỳnh Thành Đạt, Lâm Văn
Linh đã tận tình giúp đở tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Thân ái gởi về!
Tất cả các bạn sinh viên Khoa Nông Nghiệp những lời chúc tốt đẹp nhất
và thành đạt.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014

Lê Thanh Bình


v


Lê Thanh Bình, 2014. “Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) gây hại bông xoài:
Thành phần loài, đặc điểm hình thái của các loài gây hại chính và đặc
điểm sinh học của loài Dudua aprobola Meyrick”. Luận văn tốt nghiệp Đại
học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Ths. Phạm Kim Sơn.
TÓM LƯỢC
Nhằm có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, xây dựng qui trình IPM để
phòng trừ dịch hại trên cây xoài nói chung và côn trùng gây hại bông xoài nói
riêng, đề tài “Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) gây hại bông xoài: Thành phần loài,
đặc điểm hình thái của các loài sâu hại chính và một số đặc điểm hình thái
sinh học loài Dudua aprobola Meyrick” đã được thực hiện.
Kết quả điều tra trên các vườn xoài thuộc 4 tỉnh và thành phố (Hậu
Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang và Tp. Cần Thơ) trong thời gian từ tháng 9
năm 2013 đến tháng 3 năm 2014 đã phát hiện được 51 loài côn trùng gây hại
trên bông xoài thuộc 6 bộ Lepidoptera, Homoptera, Thysanoptera, Hemiptera,
Coleoptera và Diptera. Trong đó bộ Lepidoptera phổ biến nhất có 31 loài với 5
loài thường hiện diện với mật số cao bao gồm Dudua approbola, Eublemma
abrupta, Chlumetia transversa, Adoxophyes privatana và Penicillaria
jocosatrix.Trong các loài hiện diện phổ biến trên bông xoài thì loài sâu ăn
bông xoài Dudua approbola gây hại nặng nhất, ngoài ăn bông, loài này còn
gây hại bằng cách đục lòn vào chồi của bông xoài, gây hiện tượng héo và chết
chồi, bông sau đó. Trong điều kiện phòng thí nghiệm (T = 23 - 29oC và
RH = 51 - 85%), thời gian vòng đời trung bình của loài sâu ăn bông xoài
Dudua approbola là 21,5 ± 0,89 ngày với giai đoạn trứng là 3,01 ± 0,06 ngày;
giai đoạn sâu non trung bình là 1,75 ± 0,12 ngày và nhộng là 7,34 ± 0,61 ngày;
thời gian sống của trưởng thành cái và đực lần lượt là 9,5 ± 3,08 ngày và

7,6 ± 3,64 ngày.

vi


MỤC LỤC

DANH SÁCH BẢNG ........................................................................... x
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................xi
DANH SÁCH KÝ HIỆU CHỬ VIẾT TẮT ..................................... xiii
MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................... 2
1.1 Tình hình sản xuất xoài trên thế giới và Việt Nam

............................. 2

1.1.1 Tình hình sản xuất xoài trên thế giới ................................................ 2
1.1.1 Tình hình sản xuất xoài ở Việt Nam .............................................. 3
1.2 Cây xoài ................................................................................................... 4
1.2.1 Vị trí phân loại . ................................................................................. 4
1.2.1 Nguồn gốc và lịch sử .. ...................................................................... 4
1.2.3 Mô tả cây, đặc điểm thực vật học và sinh thái ................................. 5
1.2.4 Giống ................................................................................................ 7
1.2.5 Công dụng ......................................................................................... 8
1.2.6 Kỹ thuật trồng và chăm sóc ............................................................... 8
1.2.7 Một số biện pháp kỹ thuật điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả
ở xoài ................................................................................................... 9
1.2.8 Thành phần loài sâu hại trên cây xoài ............................................ 9
1.3 Đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng một số loài sâu hại
chính trên bông xoài ..................................................................................... 10

1.3.1 Loài Dudua approbola Meyrick....................................................... 10
1.3.2 Loài Chlumetia transversa Walker ................................................. 11
1.3.3 Loài Penicillaria jocosatrix Guenée .............................................. 12
1.3.4 Loài Adoxophyes privatana Walker ................................................. 12
1.3.5 Loài Thalassodes falsaria Prout .................................................... 13

vii


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ..................... 15
2.1 Phương tiện ............................................................................................. 15
2.1.1 Đối tượng cây trồng nghiên cứu ....................................................... 15
2.1.2 Thời gian và địa điểm ....................................................................... 15
2.1.3 Vật tư thí nghiệm ............................................................................. 15
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 17
2.2.1 Điều tra nông dân ............................................................................ 17
2.2.2 Điều tra thực tế ngoài đồng ............................................................. 18
2.2.3 Khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm ................................... 20
2.2.3.1 Khảo sát đặc điểm hình thái của một số loài gây hại phổ
biến trên bông xoài ............................................................................ 20
2.2.3.2 Khảo sát đặc điểm sinh học sâu ăn bông Dudua aprobola
trong điều kiện phòng thí nghiệm ........................................... 21
2.3 Xử lý số liệu .......................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 23
3.1 Kết quả điều tra nông dân ....................................................................... 23
3.1.1 Một số ghi nhận chung về diện tích canh tác cây xoài của nông
dân tại các địa bàn điều tra ............................................................ 23
3.1.2 Đặc điểm chung của các vườn điều tra ........................................... 24
3.1.3 Kỹ thuật canh tác ............................................................................. 26
3.1.4 Sự hiểu biết của nông dân về sâu hại và biện pháp phòng trừ ........ 29

3.1.5 Thành phần loài côn trùng gây hại theo ghi nhận của nông dân ..... 30
3.2 Thành phần loài côn trùng gây hại trên bông xoài .................................. 31
3.3 Thành phần côn trùng bộ cánh vẩy gây hại bông xoài ............................ 32
3.4 Sự phân bố và mức độ phổ biến của các loài côn trùng thuộc bộ
cánh vẩy gây hại trên bông xoài ............................................................... 32
3.5 Một số đặc điểm hình thái và gây hại của các loài côn trùng thuộc
bộ cánh vẫy phổ biến trên bông xoài ...................................................... 35
3.5.1 Sâu ăn bông Adoxophyes privatana Walker ................................... 35
3.5.2 Sâu ăn bông Chlumetia transversa Walker ..................................... 38

viii


3.5.3 Sâu ăn bông Penicillaria jocosatrix Guenée ................................... 42
3.5.4 Sâu ăn bông Eublemma abrupta Walker .......................................... 46
3.5.5 Sâu ăn bông Euproctis subnotata Walker ........................................ 49
3.6 Đặc điểm hình thái, sinh học và gây hại của loài Dudua aprobola ....... 53
3.6.1 Đặc điểm hình thái

............................................................................ 53

3.6.2 Đặc điểm sinh học .............................................................................. 62
3.7 Tỷ lệ đực và cái của loài Dudua aprobola ............................................. 66
3.8 Hình thức sinh sản và khả năng đẻ trứng của thành trùng
Dudua aprobola ................................................................................. 66
3.9 Khả năng sống sót của thành trùng Dudua aprobola trong điều
kiện phòng thí nghiệm ............................................................................ 67
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................. 69
Kết luận .......................................................................................................... 69
Đề nghị ........................................................................................................... 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ CHƯƠNG

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng
3.1

Tên bảng

Trang
23

Diện tích vườn xoài tại các địa bàn điều tra

3.2

Đặc điểm vườn xoài trên các địa bàn điều tra

25

3.3

Kỹ thuật canh tác xoài ở các địa bàn điều tra

29


3.4

Thành phần loài côn trùng gây hại và tỷ lệ ghi nhận theo
nông dân

30

Thành phần bộ, họ, loài và sự phong phú của các loài gây
hại trên bông xoài

31

3.6

Các họ côn trùng và số giống, loài gây hại trên bông xoài

31

3.7

Mức độ phổ biến của các loài côn trùng thuộc bộ cánh vẩy
gây hại trên bông xoài ở các địa bàn điều tra

32

3.5

3.8
3.9
3.10

3.11
3.12
3.13
3.14
3.15

Thời gian sống sót của thành trùng Penicillaria jocosatrix
trong điều kiện phòng thí nghiệm

46

Một số hình ảnh về ấu trùng và thành trùng của các loài gây
hại phổ biến trên bông xoài

51

Kích thước các giai đoạn phát triển của loài Dudua aprobola
điều kiện phòng thí nghiệm

53

Kích thước vỏ đầu của Dudua aprobola khi nuôi trong điều
kiện phòng thí nghiệm

56

Chu kì sinh trưởng của Dudua aprobola trong điều kiện
phòng thí nghiệm

62


Tỷ lệ thành trùng đực và cái của loài Dudua aprobola trong
điều kiện phòng thí nghiệm

66

Khả năng đẻ trứng của thành trùng Dudua aprobola cái trong
điều kiện phòng thí nghiệm

67

Thời gian sống sót của thành trùng Dudua aprobola trong
điều kiện phòng thí nghiệm

67

x


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

Dụng cụ thực hiện đề tài (A: Kéo cắt bông chuyên dụng; B:
Nhiệt kế; C: Chai bi, thước, viết và kéo; D: Kính hiển vi)


16

2.2

Phiếu điều tra (A) và phỏng vấn nông dân (B)

17

2.3

Các thao tác xử lý một mẫu bông trong điều kiện phòng thí
nghiệm.

19

2.4

Một số dụng cụ và hộp nhựa dùng để nuôi sâu

21

2.5

Các loại hộp nhựa dùng để nuôi thành trùng

22

2.1

2


3.1

Diện tích trung bình (m ) của các vườn điều tra

23

3.2

Tỷ lệ các giống xoài được trồng ở các địa bàn điều tra

26

3.3

Số loài côn trùng gây hại thuộc bộ cánh vẩy

34

3.4
3.5

Phần đầu và thân ấu trùng Adoxophyes privatana
Đầu của sâu Adoxophyes privatana

35
36

3.6


Nhộng đực và cái của loài Adoxophyes privatana

37

3.7

Trưởng thành đực và cái của loài Adoxophyes privatana

37

3.8
3.9

Sự phát triển trứng của loài Chlumetia transversa
Sâu Chlumetia transversa tuổi 1

39
39

3.10

Sâu Chlumetia transversa tuổi cuối

40

3.11

Màu sắc nhộng của loài Chlumetia transversa thay đổi qua các
ngày


40

3.12

Thành trùng Chlumetia transversa đang vũ hoá

41

3.13
3.14

Khả năng gây hại của loài Chlumetia transversa
Trứng của loài Penicillaria jocosatrix

42
42

3.15

Sâu Penicillaria jocosatrix tuổi 5 và sắp hoá nhộng

43

3.16

Nhộng Penicillaria jocosatrix và sự thay đổi màu sắc theo thời
gian

44


3.17

Thành trùng loài Penicillaria jocosatrix

45

3.18

Ấu trùng Penicillaria jocosatrix đang ăn bông

46

3.19

Ấu trùng tuổi 1 (A) và tuổi cuối của Eublemma abrupta (B)

47

xi


3.20

Sâu tuổi cuối đang hóa nhộng (A) và nhộng loài
Eublemma abrupta (B)

47

3.21


Thành trùng loài Eublemma abrupta

48

3.22

Sâu tuổi cuối Eublemma abrupta

48

3.23

Thành trùng Euproctis subnotata

49

3.24

Nhộng loài Euproctis subnotata

50

3.25

Thành trùng Euproctis subnotata

50

3.26


Ấu trùng Euproctis subnotata đang ăn bông xoài

51

3.27

Kích thước vỏ đầu của các tuổi 2, 3, 4 và vỏ đầu của 4 tuổi
(1,2,3,4) loài Dudua aprobola

54

3.28

Trứng của Dudua aprobola

55

3.29

Kích thước trứng và dạng trứng ở các giai đoạn phát triển của
loài Dudua aprobola

55

3.30

Ấu trùng tuổi 1 của loài Dudua aprobola

56


3.31

Ấu trùng Dudua aprobola tuổi 2 (A: Sâu đang ăn nụ hoa;
B: Phần đầu; C: Phần thân ấu trùng)
Ấu trùng Dudua aprobola tuổi 3
Ấu trùng Dudua aprobola tuổi 4
Ấu trùng tuổi 4 loài Dudua aprobola
Nhộng vừa mới được hình thành (A); Phần đầu nhộng (B);

57
58
58
59

Nhộng được vài ngày (C)

59

3.36

Nhộng Dudua aprobola (A: Nhộng đực; B: Nhộng cái)

60

3.37

Thành trùng loài Dudua aprobola

61


3.38

Thành trùng cái và đực loài Dudua aprobola

61

3.39

Ấu trùng tuổi 1 (A) và đang gây hại bông (B)

63

3.40

Ấu trùng tuổi 2 đang cắn phá bông

63

3.41

Ấu trùng cuối tuổi 3 của loài Dudua aprobola

64

3.42

Ấu trùng tuổi 5 (A) và sự gây hại trên bông xoài (B, C)

64


3.43
3.44

Ấu trùng tuối 4 Dudua aprpbola (A: Sâu tuổi 4; B: Giai đoạn
tiền nhộng)
Thành trùng sâu ăn bông Dudua aprpbola

65
65

3.45

Vòng đời của sâu ăn bông Dudua aprobla

68

3.32
3.33
3.34
3.35

xii


DANH SÁCH KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết thường


CĐD
CT
ĐT
HG
TG
VL
ĐBSCL
Q.
H.
TB

Chưa định danh
Cần Thơ
Đồng Tháp
Hậu Giang
Tiền Giang
Vĩnh Long
Đồng bằng sông Cửu Long
Quận
Huyện
Trung bình

xiii


MỞ ĐẦU

ĐBSCL là vùng đất giàu tiềm năng, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi
cho việc trồng cây ăn trái nói chung và trồng xoài nói riêng. Xoài là cây ăn trái
được nhiều người ưa thích, do đặc tính dễ trồng, cho thu nhập cao và ổn định.

Chính vì thế, thời gian vừa qua diện tích trồng xoài tại ĐBSCL gia tăng đáng
kể với nhiều giống xoài có chất lượng cao như xoài cát Hoà Lộc, xoài cát
Chu..., chỉ riêng giống xoài cát Hoà Lộc được trồng đã đạt 4,4 ngàn ha với sản
lượng là 22,6 ngàn tấn.
Trong những năm gần đây diện tích trồng xoài gia tăng thì dịch hại cũng
bộc phát mạnh trên khắp các vùng trồng xoài tại ĐBSCL, gây nhiều khó khăn
cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất. Trong các loài côn trùng gây hại
trên cây xoài thì nhóm côn trùng gây hại trên bông được xem là nhóm đối
tượng gây hại quan trọng nhất. Ngoài nhóm rầy bông xoài (Homodoptera Cicadellidae) và bọ trĩ (Thysanoptera) thì nhóm sâu ăn bông thuộc bộ cánh
vẩy (Lepidoptera) cũng được ghi nhận là nhóm đối tượng gây hại quan trọng
trên cây xoài (Nguyễn Thi Thu Cúc, 2000).
Để phòng trừ các loài dịch hại này, hằng năm, nông dân phải bỏ ra một
chi rất cao kể để hạn chế sự thất thu năng suất do dịch hại gây ra trên xoài.
Nông dân chủ yếu, phải dựa vào các loại thuốc hóa học là chính và số lượng
thuốc sử dụng hằng năm điều tăng. Việc sử dụng thuốc hóa học đã và đang
làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và tác động đến sức khỏe không
những cho người trực tiếp sử dụng thuốc và cả những người tiêu thụ sản
phẩm.
Cho đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu về thành phần côn trùng gây
hại trên bông xoài thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera), đề tài “Bộ cánh vẩy
(Lepidoptera) gây hại bông xoài: Thành phần loài, đặc điểm hình thái của các
loài gây hại chính và đặc điểm sinh học của loài Dudua aprobola Meyrick” đã
được thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu xây dựng quy trình IPM
trên cây xoài tại ĐBSCL.

1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Tình hình sản xuất xoài trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Tình hình sản xuất xoài trên thế giới
Hiện nay cây xoài được coi là một trong những cây ăn quả quan trọng
trong nghề trồng cây ăn quả trên thế giới. Với diện tích khoảng 1,8 - 2,2 triệu
ha được trồng ở 87 nước hiện nay, sản lượng xoài hàng năm trên thế giới đạt
khoảng 20 triệu tấn và được xếp ở vị trí thứ 5 sau cam quýt, nho, chuối và táo
tây. Do nhu cầu về quả xoài trên thế giới ngày càng tăng, khu vực sản xuất
xoài ngày càng được mở rộng. Theo số liệu của FAO, sản lượng xoài trên thế
giới năm 1980 là 14,034 triệu tấn, năm 1990 là 15,750 triệu tấn và trong những năm
gần đây đã lên tới khoảng 20 triệu tấn. Ba khu vực sản xuất xoài chủ yếu hiện nay là
châu Á, trung nam Mỹ và châu Phi trong đó khu vực châu Á Thái Bình Dương là
vùng sản xuất xoài lớn nhất thế giới, sản lượng xoài ở khu vực này là 12,402
triệu tấn năm 1990, trong đó Ấn Độ là nước trồng nhiều xoài và có sản lượng
luôn cao nhất thế giới (với sản lượng hàng năm từ 9 - 10 triệu tấn trên diện
tích hơn 1 triệu ha). Sau Ấn Độ, các nước có sản lượng xoài cao trong khu vực
là Pakistan: 760.000 tấn; Thái Lan 592.000 tấn; Trung Quốc: 482.000 tấn;
Indonesia 441.000 tấn; Philippines: 348.000 Bangladesh: 160.000 tấn (số liệu
của FAO, 1990). Cũng theo thống kê của FAO, sản lượng xoài hàng năm của
thế giới tăng khoảng 2%, trong đó các nước có sản lượng xoài tăng nhanh là
Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico và Pakistan (Phạm Thị Hương và ctv., 2003).
Cây xoài được canh tác rộng rãi tại 80 nước thuộc vùng nhiệt đới và Á
nhiệt đới với sản lượng hàng năm là 30,7 triệu tấn trong năm 2010, chiếm 50%
sản lượng trái cây nhiệt đới (FAO, 2010). Trên thế giới, những nước có diện
tích trồng xoài lớn là Ấn Độ, Philippines (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh
Phong, 2010). Trong khi trung bình năm từ 1986 đến 1988 chỉ đạt 14.563.000
tấn trên phạm vi toàn thế giới. Điều đó cho thấy tiềm năng thương mại của
xoài là rất lớn. Những nước có diện tích và sản lượng trồng xoài lớn như Ấn
Độ, chiếm gần 70% sản lượng xoài thế giới (Trần Thế Tục, 1998), Philippines
(Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thanh Phong, 2003), riêng tại Ấn Độ năm 19831984, lượng xuất khẩu xoài chế biến đạt 44.000 tấn, cao gấp 4 lần xuất khẩu
xoài quả tươi (Vũ Công Hậu, 2000).


2


1.1.2 Tình hình sản xuất xoài ở Việt Nam
Việt Nam là trong những nước có diện tích trồng xoài khá lớn, tập trung
nhiều nhất ở ĐBSCL chiếm 60% tổng diện tích xoài cả nước, với nhiều giống
xoài khác nhau. Cây xoài được xem là cây ăn trái của người nghèo và là trái
cây vua trong các loại trái cây (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2010).
Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm
2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình
quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng
lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn: 590
ngàn tấn). Vùng ĐBSCL có diện tích cây ăn quả lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản
lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng). Ở
nước ta, diện tích trồng xoài khoảng 40.700 ha, riêng diện tích trồng xoài ở
ĐBSCL là 12.706 ha. Năm 2010 diện tích trồng xoài cả nước là 150.000 ha
với tổng sản lượng 1.500.000 tấn (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2010).
Việt Nam đã xuất khẩu sang các nước như Hồng Kông (31,43 tấn), Australia
(18,04 tấn), Singapore (8,28 tấn) và mở rộng thêm thị trường EU, Nga, Trung
Quốc, Campuchia với xoài cát Bồ, cát Chu (FAO, 2001).
Xoài cũng là loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn của Việt Nam. Hiện
nay có nhiều giống xoài đang được trồng ở nước ta, giống có chất lượng cao
và được trồng tập trung là giống xoài cát Hoà Lộc. Xoài cát Hoà Lộc được
phân bố chính dọc theo sông Tiền (cách cầu Mỹ Thuận khoảng 20 - 25 km)
với diện tích 4,4 ngàn ha đạt sản lượng 22,6 ngàn tấn. Diện tích xoài Hoà Lộc
tập trung chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang (diện tích 1,6 ngàn ha, sản lượng 10,1
ngàn tấn); tiếp theo là tỉnh Đồng Tháp (873 ha, sản lượng 4,3 ngàn tấn).
(Nguồn: />ng+v%C3%A0+ph%C6%B0%C6%A1ng+h%C6%B0%E1%BB%9Bng+ph%
C3%A1t+tri%E1%BB%83n+s%E1%BA%A3n+xu%E1%BA%A5t+c%C3%

A1c+lo%E1%BA%A1i+c%C3%A2y+%C4%83n+tr%C3%A1i+%C4%91%E
1%BA%BFn+n%C4%83m+2015)

3


1.2 Cây xoài
1.2.1 Vị trí phân loại
Tên tiếng Anh

Mango

Bộ (order):

Bồ hòn (Sapindales)

Họ (family):

Đào lộn hột (Anacardiaceae)

Chi (genus):

Xoài (Mangifera)

Loài (species):

Mangifera indica L.

(Nguồn: />1.2.2 Nguồn gốc và lịch sử
Theo Bompard (1989), có 3 vùng có thể được coi là nơi phát sinh của

cây xoài, đó là: Khu vực Ấn Độ và Đông Dương vùng biên giới giữa Ấn Độ
và Myanma, khu vực Đông Nam Á. Mukherjee (1951) cho rằng nơi xuất phát
của cây xoài có thể là ở Miến Điện, Xiêm La (Siam), Đông Dương (IndoChina) và quần đảo Mã Lai, nhưng cái nôi của cây xoài phải là Bắc Ấn
(Assam) và Miến Điện chứ không phải Mã Lai. Ngược lại, Candolle (1884)
cho rằng “Thật không thể nghi ngờ về việc cây xoài có nguồn gốc từ Nam Á
và quần đảo Mã Lai, khi chúng ta thấy vô số những giống xoài được canh tác
ở khu vực này với những cái tên rất cổ có trong tiếng Phạn”. Dựa trên những
phát hiện về sau này, Mukherjee (1997), Bompard và Schnell (1997), lại tái
khẳng định rằng nguồn gốc và sự phong phú của các giống xoài trồng hiện nay
đều có liên quan mật thiết đến khu vực Đông Nam Á.
Valmayor (1972), cho rằng các giống xoài được trồng rất lâu đời và rất
phổ biến ở Luzon và Visayas là các giống xoài Carabao và Pico. Hai giống
xoài này có nhiều đặc điểm giống với các giống xoài đa phôi ở Thái Lan và
Việt Nam, có nguồn góc từ Đông Dương mà không phải từ Ấn Độ. Ngày nay
các giống xoài Đông Dương có nhiều đặc điểm giống với xoài Pico, đặc biệt
xoài Carabao, gồm các giống: Okrong, Tong dum (Thái Lan), xoài cát, xoài
Thanh Ca, Cambodiana (Việt Nam).
Ấn Độ được coi là nước có lịch sử trồng xoài lâu đời và có nghề sản xuất
xoài nổi tiếng nhất thế giới, vì vậy từ đây xoài được mang đến nhiều nơi trên
thế giới bằng nhiều cách khác nhau (Phạm Thị Hương và ctv., 2003).

4


Theo Nguyễn Danh Vàn (2008), thì ở Việt Nam, Lào, Campuchia hiện
còn có nhiều loài cây dại cùng loài với xoài ăn được như Mangifera
duperreana, (mắc chai, cây quéo), cho nên theo một số tác giả thì bán đảo
Đông Dương cũng có thể là quê hương của một số giống xoài. Hiện nay xoài
được trồng ở hầu hết các nước thuộc vùng nhiệt đới của châu Á, châu Phi,
châu Mỹ… riêng Việt Nam thì xoài được trồng ở phía Bắc phổ biến ở Sơn La,

còn hầu hết là tập trung ở miền Nam từ Nha Trang, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình
Dương đến Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, An
Giang...
Ngoài xoài cát Hòa Lộc, xoài cát Chu thì còn có giống xoài như xoài
Thanh Ca, xoài Cát, xoài Tượng, xoài Gòn, xoài Voi, xoài Thơm và xoài Hôi
(Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001).
1.2.3 Mô tả cây, đặc điểm thực vật học và sinh thái
 Mô tả cây
Đại mộc to, cao từ 10 - 20 m,
tán rậm. Lá có phiến to, không lông,
láng, thơm. Hoa chùm tụ tán to,
vàng, hoa nhỏ, dài nhỏ, cánh hoa 5,
dĩa mật to, một tiểu nhụy thụ. Quả
nhân cứng, chín vàng, nạc chua
ngọt, thơm, nhân hơi dẹp, có xơ dài
hay ngắn, một hạt to (Nguyễn Việt
Thái, 2011).

 Đặc điểm thực vật
 Rễ: Thường thì những giống cây có thân cao to và sống lâu năm đều có bộ
rễ tốt, nhất là rễ cái, nhờ đó mà cây mới hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng
có sẵn trong đất, nhất là ở tầng đất sâu để nuôi thân. Cây xoài có bộ rễ bàng
tốt, vươn rộng ra bốn phía của tầng đất mặt như những cánh tay bạch tuộc dài
với chu vi có đường kính trên 10 m và rễ cái có thể mọc sâu xuống đất đến
9 m. Nhưng đó là trồng ở vùng cao như đồi núi, nơi có mạch nước ngầm quá
sâu. Còn xoài trồng ở vùng đất thấp, rễ cái mọc không dài do nơi đây có tầng
nước ngầm cao, chính vì vậy những cây xoài cao thường bị ngã đổ khi gặp gió
lớn (Nguyễn Việt Thái, 2011).

5



 Thân cây: Thân cây xoài cao to, cành nhánh cũng to và nhiều, vì vậy nếu
không cắt tỉa bớt những nhánh nhỏ cho thông thoáng thì trông rất rậm rạp dẫn
đến quang hợp kém. Khi cây còn non, bên ngoài vỏ mỏng và trơn láng, nhưng
khi cây từ ba, bốn năm tuổi trở lên vỏ cây có màu xám mốc và xù xì. Lá xoài
dài từ 20 - 30 cm ngang 50 - 70 cm, mọc cách, mặt trên lá màu xanh sẫm, mặt
dưới màu xanh sáng. Lá mọc thưa dọc theo cành nhánh nhỏ và thành chùm cả
chục lá ở chót ngọn. Với những cây xoài sống lâu năm, nhất là xoài trồng hạt
tán lá rất lớn, bán kính chu vi tính từ gốc có thể đến 6 m (Nguyễn Việt Thái,
2011).
Xoài là loại cây ăn quả thân gỗ mọc rất khoẻ. Có thể sống 300 - 400
năm. Thông thường cây cao 10 - 12 m, tán cây có đường kính tương tự, nhưng
cũng có cây có tán rất lớn (Trần Thế Tục, 2002).
 Hoa: Xoài trồng bằng hạt rất lâu ăn, mất sáu, bảy năm còn trồng bằng xoài
tháp, xoài chiết thì chỉ ba, bốn năm đã cho trái rồi cây trồng hạt tuy lâu ăn
nhưng cho trái nhiều không những ở mùa đầu mà các mùa sau cũng vậy và ít
lắm cũng hưởng lợi được sáu, bảy mươi năm. Còn xoài tháp, xoài chiết sản
lượng trái thu hoạch được hằng năm chỉ đạt 2/3 so với cây trồng bằng hạt
(Nguyễn Việt Thái, 2011).
 Trái: Xoài tuy ra hoa nhiều nhưng đậu trái ít, đa số hoa không được thụ
phấn. Số trái đậu trên cây (trái non) từ nhỏ bằng đốt tay cũng có nhiều lý do để
rụng bớt dần, cuối cùng số lượng trái còn lại cho đến thu hoạch hai phần mười
đã được coi là trúng mùa (Nguyễn Việt Thái, 2011).
 Đặc điểm sinh thái
 Nhiệt độ: Xoài là cây ăn trái nhiệt đới, thích hợp với nhiệt độ 24 - 27°C,
vào mùa nắng cần nhiệt độ trên 15°C. Tuy cây xoài lớn có thể chịu đựng được
băng giá vài giờ, nhưng dưới 5°C đã làm cho hoa và trái non rụng hết (không
chịu được sương hoặc khí hậu lạnh).
 Ánh sáng: Yêu cầu vừa đủ từ 2.000 đến 2.500 giờ/năm.

 Lượng mưa: Lượng mưa thích hợp trong khoảng từ 1.000 - 1.500 mm, khi
lượng mưa trên 1.500 mm, xoài vẫn phát triển tốt, nhưng lá mọc nhiều, hoa ra
ít và nhiều sâu bệnh.
 Ẩm độ không khí: Thích hợp từ 70 - 75%.
 Mực nước ngầm: Từ 0,6 - 1,2 m.

6


 Đất đai: Các loại đất như đất vàng, đất đỏ, đất laterit... đều trồng được,
miễn là không quá nhiều sét, không có tầng đá và sét ở dưới sâu. Thích hợp
nhất là vùng đất bồi ven sông, xốp, ưa đất sâu, pha nhiều cát, pH từ 5,5 - 7,5, ở
đất nhiều vôi, trái xoài thơm và ngon hơn. Cây xoài có thể chịu ngập lụt,
nhưng ưa đất thoát thủy dể mọc tốt. Ở đất úng thủy phải trồng xoài trên liếp
cao, lên mô cao và phải bồi gốc bằng rơm rạ vào mùa nắng.
Xoài có thể chịu được độ mặn NaCl từ 0,4 - 0,5‰ (Nguyễn Thị Ngọc
Ẩn, 2001)
1.2.4 Giống
Do được du nhập từ nhiều nước, mặt khác do trước đây dân ta chỉ nhân
giống bằng hột lại không có sự tuyển chọn trở lại, giống bị phân ly tương đối
nhiều. Vì thế tập đoàn giống xoài của nước ta khá phong phú (khoảng trên 100
"giống"), nhưng chỉ có một số giống sau đây là đang được ưa chuộng và trồng
phổ biến (Nguyễn Danh Vàn, 2000).
 Xoài cát Hoà Lộc: Có nguồn gốc từ Cái Bè (Tiền Giang). Trái to (khoảng
400 - 500 gam/trái), bầu tròn ở phần cuống. Thịt vàng, dầy cơm, thịt dẽ, thơm
và ngọt, hình dáng trái đẹp, khi già có lớp phấn phủ bên ngoài, đỉnh trái nhọn.
Đây là giống đang được ưa chuộng nhất.
Tuy nhiên có nhược điểm là khó đậu trái, vỏ mỏng, dễ bị giập và gây
thối trái khi vận chuyển. Thời gian từ trỗ đến chín khoảng 3,5 tháng (Nguyễn
Danh Vàn, 2008). Vùng Cần Thơ cũng có giống xoài cát (trắng và đen) quả

hơi nhỏ hơn xoài cát Hoà Lộc, nhưng quả cũng có phẩm chất ngon và cho
năng suất khá cao. Cây 10 - 12 tuổi, năm được mùa có thể đạt 500 quả, 20 tuổi
có thể đạt 1.000 - 1200 quả (Trần Thế Tục, 2002).
 Xoài cát Chu: Được trồng phổ biến ở Đồng Tháp, năng suất cao (một cây
25-30 năm tuổi có thể cho 1000 kg trái), dễ đậu trái, phẩm chất khá ngon, trái
tròn, vỏ mỏng khi già vỏ có nhiều đốm màu nâu đen, trọng lượng trái khoảng
250 - 350 gam, cơm vàng đậm, thịt dẽ, vị ngọt hơi chua. Từ trỗ đến chín
khoảng 3 - 3,5 tháng (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
 Xoài Thơm: Được trồng nhiều ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Cho
năng suất khá cao và ổn định so với xoài cát Hòa Lộc. Trọng lượng trái
250 - 300 gam, phẩm chất ngon, vỏ trái có màu xanh đậm (thơm đen) hoặc
xanh nhạt (thơm trắng). Thời gian từ trỗ đến chín ngắn, khoảng 2,5 - 3 tháng
(Nguyễn Danh Vàn, 2008). So với xoài cát, xoài thơm cho năng suất khá cao
va ổn định qua các năm, trung bình đạt khoảng 200kg quả/cây (Trần Thế Tục,
2002).

7


 Xoài "Bưởi" (còn gọi là xoài "ghép" hay xoài "ba mùa mưa") có xuất xứ từ
Cái Bè (Tiền Giang), hiện được trồng khá nhiều ở ĐBSCL, cây cho trái sớm
(sau khi gieo khoảng 2,5 - 3 năm là cho trái). Trọng lượng trái 250 - 300 gam,
phẩm chất kém vì thịt trái nhão, hơi lạt lại có mùi hôi, nhưng có ưu điểm là vỏ
trái dầy, tỷ lệ đậu trái cao (Nguyễn Danh Vàn, 2008).
 Xoài tượng: Quả to nhất trong các giống xoài Việt Nam. Có quả nặng trung
bình 700 - 800 gam. Cây ra hoa sớm nên tháng 3 đã có quả ở các chợ. Quả
chín màu vàng nhạt ửng xanh, trơn bóng, thịt quả màu vàng nhạt, ít xơ, ít
nước, ăn không ngọt bằng xoài cát và thanh ca, vị nhạt hơi chua, thoảng có
mùi nhựa thông. Tập quán của nông dân thường dùng quả già chín tới để ăn
sống, quả lúc này có vị chua ngọt, giòn, nhiều bột hơn là để chín (Trần Thế

Tục, 2002).
1.2.5 Công dụng
Vỏ trái xoài chín cũng như trái xoài có tác dụng cầm máu tử cung, ho ra
máu, chảy máu ruột, dùng dưới dạng cao lỏng 10 gram hòa với 120 ml nước,
cứ cách 1 giờ uống một muỗng cà phê. Người ta có thể dùng vỏ xoài phơi khô
3 phần với một phần trái me, và một phần trái bồ kết, tất cả sấy khô tán nhỏ,
cho vào nơi răng sâu đã chải sạch (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001).
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh, chất saponin trong xoài có
tác dụng khử đàm, trị ho và ngăn ngừa ung thư. Quả chưa chín ức chế vi
khuẩn Staphylococus, E. coli. Quả xoài chín rất giàu đường, acid folic, canxi,
phosphor, sắt, beta caroten, vitamin B1, B2...
 Các ứng dụng thực tế:
- Ho, đoản hơi, đàm nhiều: Xoài xanh 1 quả, bỏ hột, rồi ăn cả vỏ, ngày 3
lần.
- Đầy bụng, ăn không tiêu: Xoài xanh một quả, ăn cả vỏ, ngày 2 lần.
- Chảy máu chân răng: Xoài xanh 2 quả, dùng cả vỏ, mỗi ngày 1 lần.
( Nguồn: />1.2.6 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
 Nhân giống
- Nhân giống bằng hạt
- Nhân giống bằng chiết cành và tháp cành
 Chọn đất
Như trên đã nói xoài trồng phổ biến trên các loại đất, nhưng nếu đất
chua, pH dưới 5 thì cây phát triển kém. Ở những nơi đất nhẹ, kém màu mỡ thì

8


xoài dễ ra hoa và đậu trái, trong khi đó đất màu mỡ, đủ nước, thì giúp cho cây
phát triển tốt, ra lá nhiều nhưng ít trái (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, (2001).
 Chuẩn bị đất và trồng

Thường dùng liếp đôi bề ngang từ 9 - 10 m, mương từ 1 - 2 m, mô đường
kính 1 m, cao 0,2 - 0,3 m. Khoảng cách 8×8 m nếu trồng bằng hạt, 5×5 m nếu
chiết hay tháp cành. Có khi trồng dọc theo bờ ruộng.Vùng đất cao có thể trồng
thưa hơn vì tuổi thọ lâu hơn, tán cây lớn. Hố đào thường 0,6×0,6×0,6 m. Trộn
10 - 20 kg phân chuồng đã ủ với 0,5 kg phân NPK 16-16-8 để bón lót trước
khi đặt cây xuống. Thời vụ tốt nhất là vào đầu hoặc giữa mùa mưa không
trồng vào lúc cuối mùa mưa.
 Phân bón và chăm sóc
Ba năm đầu từ 0,5 - 0,8 kg phân NPK 16-16-8/ cây/ năm, có thêm phân
chuồng càng tốt trái (Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001).
- Trước khi ra hoa và sau khi thu hoạch, lượng phân bón gấp đôi.
- Nên bón Canxi để trái không bị nứt.
- Những năm sau tăng dần lên.
- Phải làm cỏ sạch mỗi năm 2 lần, nhất là vào mùa mưa.
- Tưới nước thường xuyên lúc mới trồng, vào mùa khô tưới mỗi
ngày/lần.
1.2.7 Một số biện pháp kỹ thuật điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả ở
xoài
- Biện pháp cơ giới: Khoanh vỏ, tỉa chùm hoa và xông khói.
- Xử lý bằng hoá chất: KNO3, Paclobutrazol (Phạm Thị Hương và ctv.,
2003).
1.2.8 Thành phần loài sâu hại trên cây xoài
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), tại vùng ĐBSCL, thành phần côn
trùng gây hại trên xoài rất phong phú, gồm 12 nhóm loài. Trong đó nhóm ăn
bông thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) gồm có 3 loài, bao gồm Dudua
aprobola, Chlumetia transversa và Penicillaria jocosatris.
Trong giai đoạn phát triển từ lúc ra bông đến đậu trái, xoài bị tấn công
bởi rất nhiều loài côn trùng gây hại quan trọng và khó phòng trị như rầy bông
xoài, (Idioscopus), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis), các loại sâu ăn bông và đục
cành (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2003).


9


×