Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và nấm kí sinh trên bọ või voi (diocalandra frumenti fabricius) hại dừa trong điều kiện phõng thí nghiệm và nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC HÓA HỌC VÀ NẤM KÍ SINH TRÊN
BỌ VÕI VOI (DIOCALANDRA FRUMENTI
FABRICIUS) HẠI DỪA TRONG ĐIỀU KIỆN
PHÕNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƢỚI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC HÓA HỌC VÀ NẤM KÍ SINH TRÊN
BỌ VÕI VOI (DIOCALANDRA FRUMENTI
FABRICIUS) HẠI DỪA TRONG ĐIỀU KIỆN


PHÕNG THÍ NGHIỆM VÀ NHÀ LƢỚI

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ts. Lê Văn Vàng

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh

MSSV: 3113428
Lớp: BVTV K37

Cần Thơ, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiệu lực của một số loại
thuốc hóa học và nấm kí sinh trên bọ vòi voi (Diocalandra frumenti Fabricius)
hại dừa trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lƣới”.
Do sinh viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh thực hiện và đề nạp.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày


tháng

năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

Ts. Lê Văn Vàng

Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
o0o
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành
Bảo vệ thực vật với đề tài: “Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và
nấm kí sinh trên bọ vòi voi (Diocalandra frumenti Fabricius) hại dừa trong
điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lƣới”.
Do sinh viên Nguyễn Thị Hồng Hạnh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá ở mức
………………………..
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Duyệt khoa
BCN khoa Nông Nghiệp


Chủ tịch Hội Đồng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trước đây.
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Người viết

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha, mẹ suốt đời hết lòng tận tụy vì sự nghiệp và tương lai của con.
Thành kính ghi ơn!
Thầy Lê Văn Vàng và anh Châu Nguyễn Quốc Khánh đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc!
Thầy cố vấn học tập Nguyễn Chí Cương cùng toàn thể thầy cô khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến
thức và tâm huyết vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian em học tại trường.
Đặc biệt là quý thầy cô thuộc Bộ môn Bảo vệ thực vật đã tận tình chỉ bảo và tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn!
Chị Xuân nghiên cứu sinh phòng NEDO, chị Trúc lớp Bảo vệ thực vật khóa
18 đã chia sẻ kinh nghiệm trong lúc làm em luận văn.
Các bạn sinh viên lớp Bảo vệ thực vật khóa 37 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời

gian học tập, đặc biệt là các bạn Duy Khánh, Xuân Khoa, Ánh Hồng, Diễm Quỳnh,
anh Tài và các anh chị cao học lớp Bảo vệ thực vật khóa 19 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Thân gửi về
Các bạn lớp Bảo vệ thực vật K37, chúc các bạn luôn thành công và hạnh
phúc trong tương lai.
Trân trọng!
Nguyễn Thị Hồng Hạnh


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I.

LÝ LỊCH SƠ LƢỢC
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Giới tính: Nữ

Năm sinh: 1993

Dân tộc: Kinh

Quê quán: ấp Hòa Định, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Cha Nguyễn Cao Bằng và mẹ Nguyễn Thị Như Ý.
SƠ LƢỢC QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1999 – 2004: học tại trường Tiểu học Vĩnh Thới 1, xã Vĩnh Thới,
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Từ năm 2004 – 2008: học tại trường Trung học cơ sở Tân Hòa, xã Tân Hòa,
huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Từ năm 2008 – 2011: học tại trường Trung học phổ thông Lai Vung 2, xã

Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
Từ năm 2011 – 2014: học tại trường Đại học Cần Thơ, ngành Bảo vệ thực
vật khóa 37, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng.
II.


Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2014. “Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học
và nấm kí sinh trên bọ vòi voi (Diocalandra frumenti Fabricius) hại dừa trong
điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lƣới” Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ
thực vât, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ.
TÓM LƢỢC
Đề tài “Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và nấm kí sinh
trên bọ vòi voi (Diocalandra frumenti Fabricius) hại dừa trong điều kiện phòng
thí nghiệm và nhà lƣới” được thực hiện trong phòng thí nghiệm côn trùng và nhà
lưới Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường
Đại học Cần Thơ từ tháng 02 đến tháng 07 năm 2014 đạt được những kết quả sau:
 Hiệu lực thuốc hóa học đối với bọ vòi voi D. frumenti trong điều kiện
phòng thí nghiệm và nhà lƣới
Khi phun thuốc hóa học trực tiếp lên thành trùng và gián tiếp lên thức ăn của
bọ vòi voi trong điều kiện phòng thí nghiệm thì trong 7 loại thuốc có 4 loại cho
hiệu lực phòng trừ bọ vòi voi nhanh và cao theo thứ tự lần lượt: Bassa 50ND,
Dragon 585EC, SecSaigon 50EC và Abatimec 3.6EC gây chết tối đa 100% thành
trùng bọ voi voi sau 72 giờ xử lý.
Khi phun thuốc ngoài nhà lưới thì hiệu lực của 4 loại thuốc Bassa 50ND,
Abatimec 3.6EC, Dragon 585EC, SecSaigon 50EC rất cao. Trong đó thuốc Dragon
585EC cho hiệu lực nhanh sau 1 ngày phun với độ hữu hiệu 100%.
 Hiệu lực nấm kí sinh đối với bọ vòi voi D. frumenti trong điều kiện
phòng thí nghiệm.
Nấm Metarhizium anisopliae có hiệu lực cao nhất (84,4%) ở mật số 109
bt/ml vào 12 ngày sau khi xử lý và cho tỷ lệ nhiễm nấm trở lại khá cao (90,6%) ở

18 ngày sau khi xử lý.
Nấm Beauveria bassiana có hiệu lực cao nhất (35,6%) ở mật số 109 bt/ml
vào 12 ngày sau khi xử lý và cho tỷ lệ nhiễm nấm trở lại tương đối cao (65,8%) ở
18 ngày sau khi xử lý.
Chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae cho hiệu lực cao nhất (48,3%)
ở mật số 109 bt/ml vào 12 ngày sau khi xử lý và cho tỷ lệ nhiễm nấm trở lại khá cao
(80,4%) ở 18 ngày sau khi xử lý.


MỤC LỤC
Trang
TÓM LƢỢC ................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... xii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... ……xiii
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................2
1.1 BỌ VÕI VOI (Diocalandra frumenti Fab.) ..............................................2
1.1.1 Phân bố và ký chủ ................................................................................2
1.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học ...........................................................2
1.1.2.1 Thành trùng....................................................................................2
1.1.2.2 Trứng .............................................................................................3
1.1.2.3 Ấu trùng .........................................................................................3
1.1.2.4 Nhộng .............................................................................................4
1.1.3 Triệu chứng và cách gây hại ................................................................5
1.1.4 Biện pháp phòng trị .............................................................................6
1.2 NẤM KÍ SINH CÔN TRÙNG ..................................................................6
1.2.1 Nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorokin) .....................................6
1.2.1.1 Lịch sử nghiên cứu .........................................................................6
1.2.1.2 Đặc điểm hình thái .........................................................................7

1.2.1.3 Đặc điểm sinh lý – sinh hóa của nấm Metarhizium anisopliae Sorokin 8
1.2.1.4 Khả năng biến đổi các cơ chất khác nhờ vào hệ thống enzyme ....8
1.2.1.5 Khả năng sinh độc tố diệt côn trùng ..............................................8
1.2.1.6 Cơ chế tác động của nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorokin) lên
côn trùng ............................................................................................................9
1.2.1.7 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm
xanh (Metarhizium anisopliae Sorokin) ..........................................................10
a) Ảnh hưởng của môi trường và phương pháp nuôi cấy .....................10
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm ....................................................10


c) Ảnh hưởng của ánh sáng ..................................................................10
d) Ảnh hưởng của độ thoáng khí ...........................................................11
e) Ảnh hưởng của hàm lượng nước ......................................................11
f) Ảnh hưởng của pH .............................................................................11
1.2.1.8 Thành tựu và ứng dụng của nấm Metarhizium anisopliae Sorokin11
1.2.2 Nấm trắng Beauveria bassiana Vuill. ...............................................13
1.2.2.1 Nguồn gốc, phân loại và phân bố ................................................13
1.2.2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học ...................................................13
1.2.2.3 Khả năng sinh độc tố và cơ chế tác động ....................................14
1.2.2.4 Thành tựu và ứng dụng ................................................................14
1.3 ĐẶC TÍNH MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ................................15
1.3.1 Abamectin 3.6EC...............................................................................15
1.3.2 Actara 25WG .....................................................................................15
1.3.3 Bassa 50ND .......................................................................................15
1.3.4 Diazan 40EC ......................................................................................15
1.3.5 Dragon 585EC ...................................................................................16
1.3.6 Regent 5SC ........................................................................................16
1.3.7 SecSaigon 50EC ................................................................................16
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................18

2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ...................................................................18
2.2 PHƢƠNG TIỆN .......................................................................................18
2.2.1 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................18
2.2.2 Nguồn bọ vòi voi ...............................................................................18
2.2.3 Nguồn nấm ........................................................................................19
2.3 PHƢƠNG PHÁP ......................................................................................21
2.3.1 Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với bọ vòi voi D.
frumenti ............................................................................................................21
2.3.1.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với
thành trùng bọ vòi voi D. frumenti hại dừa trong điều kiện phòng thí nghiệm 21


a) Đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học xử lý bằng cách phun trực tiếp lên
thành trùng bọ vòi voi D. frumenti ...................................................................21
b) Đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học xử lý bằng cách phun gián tiếp thức
ăn của thành trùng bọ vòi voi D. frumenti .......................................................22
2.3.1.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với bọ
vòi voi D. frumenti trong điều kiện nhà lưới ....................................................23
2.3.2 Đánh giá hiệu lực của nấm kí sinh côn trùng đối với bọ vòi voi D.
frumenti hại dừa trong điều kiện phòng thí nghiệm .........................................24
2.3.2.1 Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu lực của dãy nồng độ nấm M. anisopliae
đối với bọ vòi voi D. frumenti hại dừa .............................................................24
2.3.2.2 Thí nghiệm 4: Đánh giá hiệu lực của dãy nồng độ nấm trắng B.
bassiana đối với bọ vòi voi D. frumenti hại dừa ..............................................24
2.3.2.3 Thí nghiệm 5: Đánh giá hiệu lực của dãy nồng độ chế phẩm nấm xanh
M. anisopliae đối với bọ vòi voi D. frumenti hại dừa ......................................25
2.3.3 Xử lý số liệu ......................................................................................25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................26
3.1 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI
VỚI BỌ VÕI VOI D. FRUMENTI ...............................................................26

3.1.1 Trong điều kiện phòng thí nghiệm ....................................................26
3.1.1.1 Hiệu lực của một số thuốc hóa học xử lý bằng cách phun lên thành
trùng bọ vòi voi D. frumenti. ............................................................................26
3.1.1.2 Hiệu lực của một số thuốc hóa học xử lý bằng cách phun lên thức ăn
của thành trùng bọ vòi voi D. frumenti. ...........................................................28
3.1.2 Hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với bọ vòi voi D. frumenti trong
điều kiện nhà lưới .............................................................................................30
3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA NẤM KÍ SINH TRÊN BỌ VÕI VOI D.
FRUMENTI TRONG ĐIỀU KIỆN PHÕNG THÍ NGHIỆM ....................32
3.2.1 Hiệu lực của nấm M. anisopliae trên bọ vòi voi D. frumenti hại dừa32
3.2.2 Hiệu lực của nấm B. bassiana trên bọ vòi voi D. frumenti hại dừa ..35
3.2.3 Hiệu lực của chế phẩm nấm xanh M. anisopliae trên bọ vòi voi D. frumenti37
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................41
4.1 KẾT LUẬN ...............................................................................................41
4.2 ĐỀ NGHỊ...................................................................................................41


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................42
PHỤ CHƢƠNG


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1


Thành phần hóa chất của môi trường SDAY3

19

2.2

Các loại thuốc hóa học được sử dụng trong thí nghiệm 1

22

2.3

Các loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm 2

23

3.1

Độ hữu hiệu (%) của một số loại thuốc hóa học đối với bọ vòi voi
D. frumenti qua phun thuốc lên thành trùng trong điều kiện phòng
thí nghiệm, tháng 2/2014.

26

3.2

Độ hữu hiệu (%) của một số loại thuốc hóa học đối với bọ vòi voi
D. frumenti bằng cách phun lên thức ăn trong điều kiện phòng thí
nghiệm, tháng 2/2014


28

3.3

Độ hữu hiệu (%) của các loại thuốc hóa học đối với bọ vòi voi D.
frumenti trong điều kiện nhà lưới, tháng 2/2014

30

3.4

Độ hữu hiệu (%) của nấm M. anisopliae trên bọ vòi voi D.
frumenti ở các nồng độ khác nhau trong điều kiện PTN, tháng
3/2014

32

3.5

Tỷ lệ (%) bọ vòi voi D. frumenti nhiễm nấm M. anisopliae trở lại
sau khi chết ở thí nghiệm 3 trong điều kiện PTN, tháng 3/2014

33

3.6

Độ hữu hiệu (%) của nấm B. bassiana trên bọ vòi voi D. frumenti
ở các nồng độ khác nhau trong điều kiện PTN, tháng 4/2014

35


3.7

Tỷ lệ (%) bọ vòi voi D. frumenti nhiễm nấm B.bassiana trở lại sau
khi chết ở thí nghiệm 4 trong điều kiện PTN, tháng 4/2014

36

3.8

Độ hữu hiệu (%) của chế phẩm nấm M. anisopliae trên bọ vòi voi
D. frumenti ở các nồng độ khác nhau trong điều kiện PTN, tháng
5/2014

37

3.9

Tỷ lệ (%) bọ vòi voi D. frumenti nhiễm nấm M. anisopliae trở lại
sau khi chết ở thí nghiệm 5 trong điều kiện PTN, tháng 5/2014

38


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình


Trang

1.1

Thành trùng bọ vòi voi D. frumenti

3

1.2

Trứng bọ vòi voi D. frumenti

3

1.3

Ấu trùng bọ vòi voi D. frumenti

4

1.4

Nhộng bọ vòi voi D. frumenti

4

1.5

Triệu chứng và cách gây hại của bọ vòi voi D. frumenti


5

2.1

Nguồn thành trùng bọ vòi voi D. frumenti

19

2.2 A Đĩa nguồn nấm xanh M.anisopliae được nhân nuôi tại phòng
NEDO
2.2 B Đĩa nguồn nấm trắng B. bassiana được nhân nuôi tại phòng
NEDO
2.3
Chế phẩm nấm xanh được cấy trồng phòng thí nghiệm NEDO

20

2.4 A

Bố trí thí nghiệm nấm kí sinh trên bọ vòi voi D. frumenti

25

2.4 B

Ghi nhận chỉ tiêu thử nấm kí sinh trên bọ vòi voi D. frumenti

25

3.1


Bọ vòi voi D. frumenti nhiễm nấm xanh Mertahizium anisopliae

40

3.2

Bọ vòi voi D. frumenti nhiễm nấm trắng Beauveria bassiana

40

20
21


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

Bb

Beauveria bassiana

Bt/ml

Bào tử/ml

BVTV


Bảo vệ thực vật

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHCT

Đại học Cần Thơ

ĐHH

Độ hữu hiệu

Ma

Metarhizium anisopliae

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

GSKP

giờ sau khi phun

GSKXL

giờ sau khi xử lý


NSKXL

ngày sau khi xử lý

NT

nghiệm thức

PTN

phòng thí nghiệm

RH

độ ẩm

SDAY3

Sabouroud Dextrose Agar Yeast

T

nhiệt độ


MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam diện tích trồng dừa (Cocos nucifera L) khoảng 155.800 ha và
tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh duyên hải miền
Trung; sản lượng dừa hàng năm trung bình đạt khoảng 892.000 tấn/năm (Nguyễn

Sinh Cúc, 2003). Cây dừa và các nghề có liên quan đến dừa đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế đất nước, vì ngoài việc thu nhập trực tiếp từ sản lượng dừa tươi,
cây dừa còn cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho các ngành tiểu thủ công nghiệp,
góp phần tạo sự ổn định về kinh tế và việc làm cho rất nhiều nguồn lao động từ
nông thôn đến thành thị.
Với sự phát triển của các nghề đến từ dừa thì diện tích trồng dừa ngày càng
tăng, vì vậy nhiều loài côn trùng gây hại trên dừa cũng có cơ hội phát triển. Trong
đó, bọ vòi voi Diocalandra frumenti (Coleoptera: Curculionidae) được ghi nhận là
loài gây hại quan trọng trên các cây thuộc họ cau dừa (Giblin – Davis, 2001) và là
đối tượng dịch hại mới trên dừa tại Việt Nam. Theo trung tâm Bảo vệ thực vật phía
Nam, tuy mới xuất hiện tại Kiên Giang từ tháng 11/2011 đến nay nhưng bọ vòi voi
Diocalandra frumenti đã làm giảm 10 – 30% năng suất cũng như chất lượng trái
dừa ở vùng bị dịch hại và gây nhiều thiệt hại kinh tế cho nông dân. Để phòng trừ
đối tượng dịch hại trên thì việc sử dụng thuốc hóa học là rất cần thiết. Bên cạnh đó,
việc nghiên cứu nấm kí sinh trên côn trùng cũng là một tác nhân phòng trừ sinh học
mang hiệu quả cao đang được sử dụng phổ biến hiện nay như: sử dụng nấm xanh
Mertahizium anisopliae để phòng trừ rầy nâu (Trần Văn Hai, 2008), sùng khoai
lang ở Vĩnh Long và Sóc Trăng (Huỳnh Thị Ngọc Linh, 2010) và nấm trắng
Beauveria bassiana để phòng trừ sùng khoai lang (Nguyễn Thúy Liễu, 2011).
Trên cơ sở đó đề tài “Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học và nấm kí
sinh trên bọ vòi voi (Diocalandra frumenti Fabricius) hại dừa trong điều kiện
phòng thí nghiệm và nhà lƣới” được thực hiện nhằm chọn ra những loại thuốc có
hiệu quả, cho hiệu lực nhanh đối với bọ vòi voi (Diocalandra frumenti Fab.). Bên
cạnh đó, đánh giá hiệu lực của nấm kí sinh nhằm tìm ra dòng nấm và nồng độ có
hiệu lực diệt bọ vòi voi cao để có biện pháp hữu hiệu nhất cho việc quản lý đối
tượng này ngoài đồng.


CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU


1.1
BỌ VÕI VOI (Diocalandra frumenti Fab.)
1.1.1 Phân bố và ký chủ
Tên khoa học: Diocalandra frumenti (Fabricius), họ: Curculionidae, bộ:
Coleoptera (Kami and Miller, 1998). D. frumenti đã được ghi nhận xuất hiện và gây
hại ở châu Phi, nhiều nước châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản,
Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan… (Hill, 1983).
Ký chủ chính của D. frumenti là cây dừa Cocos nucifera và cây cảnh
Phoenix canariensis (Kalshoven, 1981; Salomone et al., 2000). Ngoài ra, loài này
còn có một số ký chủ phụ khác như: Cây đủng đỉnh (Caryota sp.), cau đuôi phượng
(Chrysalidocarpus lutescens), cây dừa nước (Nypa fruticans), cau mây
(Ptychosperma macarthurii), cau trai (Ravenea rivularis), cau đuôi chuồn
(Wodyetia bifurcate), cọ bắp cải (Sabal palmetto)….(Salomone et al., 2000).
1.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học
1.1.2.1 Thành trùng
Thành trùng của D. frumenti là loài mọt nhỏ (tên thông thường: mọt dừa 4
đốm, four-spotted coconus weevil) kích thước cơ thể dài từ 6 - 8 mm, màu đen
sáng, trên cánh trước có 4 đốm lớn màu vàng nâu hoặc nâu đen, chiếm gần hết diện
tích của cánh. Đây là đặc điểm hình thái quan trọng để phân biệt D. frumenti với
loài mọt có quan hệ rất gần là D. taitensis, cơ thể có màu đen hơi đỏ nhạt. Trưởng
thành đực và trưởng thành cái của D. frumenti có một số đặc điểm hình thái hơi
khác nhau, con cái có kích thước lớn hơn con đực với phần cuối bụng hơi bằng, còn
con đực có phần bụng thuông tròn, vòi ở trước đầu ngắn nhưng rộng hơn so với con
cái (Hill, 1983). Trưởng thành sợ ánh sáng, hoạt động mạnh lúc chiều tối, chúng
sống ở nơi tiếp xúc giữa hai trái và gần cuống trái. Thời gian sống của thành trùng
khoảng 15 - 22 ngày.

Hình 1.1 Thành trùng bọ vòi voi D. frumenti
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên 29/8/2012)



1.1.2.2 Trứng
Trứng được đẻ trong khe nứt hoặc các rãnh ở phần cuối của hệ thống rễ phụ,
gốc thân cây, trên hoa, cuống hoa, cuống trái. Trứng màu trắng trong, kích thước
0,9 x 0,3 mm và giai đoạn trứng 6-10 ngày (Liao and Chen, 1997). Khi được nuôi
trên mía, thành trùng cái đẻ trung bình là 0,13 trứng/ bọ cái/ ngày (Núñez et al.,
2002). Khả năng này là thấp để tạo sự cân bằng với thời gian sống dài của thành
trùng.

Hình 1.2 Trứng bọ vòi voi D. frumenti
(Nguồn: Vũ Bá Quan – Phòng NN & PTNT huyện Kế Sách)

1.1.2.3 Ấu trùng
Ấu trùng màu trắng đến vàng nhạt, có 5 tuổi. Tuổi 1 (1 - 2 mm), tuổi 2 (2,1 2,6 mm), tuổi 3 (3,3 - 4 mm), tuổi 4 (4,2 - 5,5 mm) và tuổi 5 (5,8 - 7,2 mm). Ấu
trùng sống bằng cách đục thành đường hầm trong vỏ trái. Khi tăng trưởng hoàn
toàn, hàm trên ấu trùng có màu nâu đen và thân phình thon dần về phía hai đầu của
cơ thể. Thời gian ấu trùng là 8 - 10 tuần. Ấu trùng có thể đục đường hầm ở bất kỳ
phần nào của cây: rễ, cuống lá, chùm hoa, lá chét, bẹ lá, trái và ở tất cả độ cao của
thân. Chúng đục sâu vào thân cây, việc chảy mủ thường được thấy ở miệng lỗ đục
(Hill, 1983; Núñez et al., 2002).

Hình 1.3 Ấu trùng bọ vòi voi D. frumenti
(Nguồn: Vũ Bá Quan – Phòng NN & PTNT huyện Kế Sách)

Theo Liao và Chen (1997) có thể có từ 10 hay nhiều hơn ấu trùng có thể phát
triển trong mỗi bẹ lá. Kết quả nghiên cứu của Salomone et al. (2000) cũng đã ghi
nhận được có hàng trăm cá thể được tìm thấy trong mỗi cây dừa.



1.1.2.4 Nhộng
Sự hóa nhộng diễn ra trong lỗ đục nhưng không tạo kén. Nhộng có màu
trắng đục, khi ấu trùng được nuôi trên mía, ổ nhộng được tạo gần biểu bì của mía
(González Núñez et al., 2002), có thể quan sát được một hốc tròn đường kính 1,5
mm được tạo cho bọ chui ra. Hốc này được lấp đầy bằng mảnh vụn và lớp biểu bì
mỏng của mía. Theo Liao và Chen (1997) ấu trùng di chuyển hướng tới gốc bẹ lá
để hóa nhộng. Giai đoạn nhộng trong tự nhiên có thể từ 9 - 10 ngày. Sau khi vũ hóa,
thành trùng dùng vòi gạt những mảnh vụn trong hốc để chui ra ngoài.

Hình 1.4 Nhộng bọ vòi voi D. frumenti
(Nguồn: Vũ Bá Quan – Phòng NN & PTNT huyện Kế Sách)

Theo Hill (1983), vòng đời bọ vòi voi kéo dài từ 10 - 12 tuần. Cũng theo ghi
nhận của Liao và Chen, (1997) thì vòng đời của bọ vòi voi ứng với các giai đoạn
trứng, ấu trùng và nhộng có thời gian lần lượt là 6 - 10, 35 - 40 và 10 - 16 ngày.
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Núñez et al., (2002) trong điều kiện
phòng thí nghiệm (nhiệt độ 25°C, ẩm độ 70%) bằng cách sử dụng mía làm nguồn
thức ăn cũng cho kết quả tương tự.
1.1.3 Triệu chứng và cách gây hại
D. frumenti được ghi nhận là một dịch hại chính trên cây dừa (Cocos
nucifera) và cọ dầu (Elaeis guineensis). Ấu trùng của D. frumenti có thể gây chảy
mủ và rụng trái dừa non (Vanderplank,1960). Bọ vòi voi có thể gây thiệt hại ở các
bộ phận như: rễ, lá và cuống trái. Bọ vòi voi đã gây chết dừa ở đảo Canaria và cau
cảnh ở Úc. Sự gây hại của ấu trùng bọ vòi voi có thể gây vàng lá sớm và làm đổ gãy
lá trên ngọn dừa và làm giảm sức sống của cây (Hill, 1983).


Vết đục của ấu trùng có thể gây biến vàng và gãy lá dừa, bắt đầu từ những lá
bên ngoài đi dần vào lá bên trong (Salomone et al., 2000). Sự gây hại được ghi nhận
khi xuất hiện các hốc 1 - 2 mm ở mô lành lặn của các lá cũ, mới và ở các gốc lá. Bọ

thường tấn công ở phần bị thương, yếu và già của cây, đặc biệt ở phần gốc lá già và
nơi bị thương (Zimmerman, 1993). Mủ chảy ở miệng lỗ đục có thể thấy rõ. Ở Úc,
những gốc lá được cắt từ cây hay lá rách do gió thường là nơi bị tấn công đầu tiên.
Ấu trùng đục từ ngoài biên của cuống lá (Howard et al., 2001). Tuy nhiên, loài bọ
này bị hấp thu bởi các chất chất nhựa được tiết ra từ vết thương của thân trái dừa
hay vết cắn của các loài côn trùng khác (Kalshoven, 1981).

Hình 1.5 Triệu chứng và cách gây hại của bọ vòi voi D. frumenti
(Nguồn: Hiệp hội dừa Bến Tre – 23/9/2013)

Bọ vòi voi cũng tấn công cây cau cảnh (Phoenix dactylifera) ở Úc, tuy nhiên
thiệt hại của nó gây ra là chưa đáng kể (Giblin-Davis et al., 2001). Kết quả nghiên
cứu của Liao và Chen (1997) thì loài này còn tấn công trên cây Mascarena
verchaffeltii, Roystonea regia với thiệt hại từ 5 - 20%, trong khi thiệt hại trên cây
Phoenix loureiri thấp hơn 5%.
1.1.4 Biện pháp phòng trị
 Biện pháp canh tác
Việc chặt phá làm tổn thương thân cây, bón phân tưới nước không phù hợp
sẽ làm gia tăng bọ vòi voi, cần tránh việc chặt tỉa cây dừa.
NGIA (1998) khuyến cáo nhiều phương pháp canh tác ngăn ngừa bọ vòi voi.
Bao gồm: di chuyển và tiêu hủy các lá già khô để làm giảm nơi sinh sản và nơi
trưởng thành ẩn náu, bảo vệ bề mặt bị cắt bằng sơn acrylic hay hắc ín, che phủ rễ
bất định ở gốc thân bằng đất để ngăn bọ đến đẻ trứng.
 Biện pháp hóa học
Sử dụng hoạt chất Chlorpyrifos có thể làm giảm mật số của D. frumenti.


Thuốc tiếp xúc bền sẽ làm giảm sự tấn công của bọ vòi voi ở gốc cây nếu rải
thuốc bảo vệ. Bảo vệ cuống lá và gốc lá thì khó hơn ngay cả với thuốc đặc hiệu.
Salomone Suárezet al. (2000) có đề xuất nhiều nghiên cứu để thử nghiệm hiệu quả

của thuốc hóa học với bọ vòi voi và tác động có thể giữa bọ này với bệnh hại liên
quan trong những vườn dừa bị hại nghiêm trọng ở đảo Canary.
 Biện pháp sinh học
Nhiều tác nhân sinh học tấn công D. frumenti nhưng hiệu quả không cao
bằng dùng thuốc hóa học. Vanderplank (1953) báo cáo rằng, ở Tanzania, hai loài
kiến Anoplolepis custodiensvà Oecophylla smaragdina có thể ăn loài bọ này trên
dừa. Trưởng thành và sâu non của bọ Plaesius javanus và sâu non của
ruồi Chrysophilus ferruginosus là loài ăn thịt sâu non bọ vòi voi. Giblin-Davis
(2001) cho rằng các loài ăn thịt bọ đục mía cũng ăn thịt bọ vòi voi. Lever (1969)
báo cáo rằng 40% bọ vòi voi được thấy bị ký sinh bởi ong Spathius apicalis.
1.2
NẤM KÍ SINH CÔN TRÙNG
1.2.1 Nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorokin)
1.2.1.1 Lịch sử nghiên cứu
Năm 1709, sau những phát hiện đầu tiên của Balisneri về nấm gây bệnh trên
côn trùng cũng là lúc ra đời ngành khoa học nghiên cứu bệnh lý côn trùng.
Năm 1836, Agostino Bassi đã đề xuất sử dụng vi sinh vật làm tác nhân sinh
học trong việc quản lí côn trùng gây hại. Năm 1873, le Conte đưa đề nghị nghiên
cứu bệnh côn trùng trong phòng trừ sâu hại (Bartlett M.C và Jaronski S. T., được
trích dẫn bởi Yasuhisa Kunimi, 2005).
Năm 1878, khi nghiên cứu về loài sâu non bộ cánh cứng hại lúa mì Asinoplia
austrinia, nhà khoa học người Nga I. I Metschnhikov đã phát hiện thấy một loài
nấm bào tử màu lục có thể gây chết hàng loạt côn trùng. Ông xác định loài nấm này
có tên khoa học là Entomophthora anisopliae. Về sau, Sorokin kiểm tra lại và thấy
loài nấm này không thuộc giống Entomopthora mà thuộc về giống Metarhizium
(Nguyễn Lâm Dũng, 1981).
Vào những năm 1890 – 1897 nhà khoa học Koben người Đức đã thu thập
được nấm Metarhizium ký sinh trên sâu hại từ Hawaii mang về Đức để nghiên cứu
(Phạm Thị Thùy, 2004).
1.2.1.2 Đặc điểm hình thái

Nấm Metarhizium anisopliae Sorokin vì có màu lục hoặc xanh lục nên người
ta thường gọi là nấm lục cương.
Nấm Metarhizium anisopliae Sorokin có dạng sợi phân nhánh, có vách ngăn
ngang, đường kính 3 – 4 µm (Trần Thị Thanh, 2000).
Sợi nấm phát triển trên bề mặt côn trùng có màu từ trắng đến hồng, cuống
sinh bào tử ngắn mọc tỏa tròn trên đám sợi nấm dày đặc. Bào tử trần dạng hình que
có kích thước 3,5 x 6,4 x 7,2 µm, màu từ lục xám đến ôliu – lục, bào tử xếp thành
chuỗi khá chặt chẽ và nhìn bằng mắt thường người ta có thể thấy bào tử được tạo ra


trên bề mặt cơ thể côn trùng một lớp phấn khá rõ màu xanh lục. Sợi nấm khi phát
triển trên bề mặt côn trùng có chiều rộng khoảng 3 – 4 µm, dài khoảng 20 µm, chia
thành nhiều tế bào ngắn, trong tế bào có thể thấy rõ nhiều giọt mỡ (Phạm Thị Thùy,
2004).
Nấm Metarhizium anisopliae có bào tử dạng hình trụ, hình hạt đậu, hình bầu
dục, khuẩn lạc màu xanh, thỉnh thoảng có màu tối hoặc màu hồng vỏ quế. Loài
Metarhizium anisopliae có hai dạng bào tử nhỏ và lớn, dạng bào tử nhỏ
Metarhizium anisopliae var. anisopliae có kích thước bào tử 3,5 – 5,0 x 2,5 – 4,5
µm, dạng bào tử lớn là Metarhizium anisopliae var. major có kích thước bào tử 10,0
– 14,0 µm (Lâm Tố Oanh, 2005).
Để phân biệt hai loài trên , tác giả Tsai và ctv., đã nghiên cứu đặc tính huyết
thanh khác nhau của hai loài này và xác định rằng loài Metarhizium anisopliae là
chủng gây bệnh mạnh nhất trên côn trùng thuộc bộ cánh cứng Coleoptera. Nhiều
nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm thấy có khoảng 204 loài côn trùng thuộc họ
Elaridae và Curculionidae dễ bị nhiễm bệnh bởi nấm Metarhizium anisopliae (Phạm
Thị Thùy, 2004).
1.2.1.3 Đặc điểm sinh lý – sinh hóa của nấm Metarhizium anisopliae Sorokin
Nấm Metarhizium anisopliae Sorokin thuộc thể sinh trưởng tốt trên nền nấm
không có kitin, chúng sống được ở nhiệt độ thấp 80C, có biên độ và độ ẩm rộng, ở
nơi tích lũy nhiều CO2 và thiếu O2 chúng có thể sống tới 445 ngày.

Ở nhiệt độ dưới 100C và trên 450C thì nấm thường không hình thành bào tử.
Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của nấm là từ 25 – 300C và sẽ bị chết ở 49 –
550C, nhiệt độ cho sự dao động trong khoảng 3,3 – 8,5. Nấm Metarhizium
anisopliae Sorokin có khả năng phân giải tinh bột, xenlulose và kitin (lông và da
côn trùng) (Phạm Thị Thùy, 2004).
Nấm Metarhizium anisopliae Sorokin có thể đồng hóa nhiều nguồn thức ăn
khác nhau. Chúng phát triển tốt trên môi trường có chứa glucose và lipid. Muốn tạo
thành bào tử, nấm Metarhizium anisopliae Sorokin đòi hỏi phải có ẩm độ không khí
khá cao.
Sản phẩm trao đổi chất có thể làm tê liệt ấu trùng của loài sâu hại Galleria
Mellonela và Bombyx mori. Trong dịch nuôi cấy người ta đã tách được dung dịch
toxin và xác định bản chất hóa học của chúng là peptid vòng destruxin A, B, C và D
(Phạm Thị Thùy, 2004).
1.2.1.4 Khả năng biến đổi các cơ chất khác nhờ vào hệ thống enzyme
Messias (1986) đã nghiên cứu khả năng phân giải kitin của côn trùng thông
qua sự sinh trưởng và phát triển của nấm Metarhizium anisopliae, theo tác giả khi
bổ sung thêm thành phần biểu bì của sâu Dratraea saccharalis vào môi trường nuôi
cấy thì nấm phát triển tốt hơn. Tác giả cũng chứng minh được vai trò của enzyme
phân giải kitin thông qua sự sinh trưởng và phát triển (Phạm Thị Thùy, 2004).


1.2.1.5 Khả năng sinh độc tố diệt côn trùng
Độc tố là một trong những sản phẩm thứ cấp không ổn định và chúng chỉ có
ở một số chủng vi nấm gây bệnh trên côn trùng hại cây trồng. Sản phẩm thứ cấp là
một loại hợp chất được sinh ra từ các chất trao đổi sơ cấp nhờ quá trình chuyển hóa
sinh hóa đặc biệt. Các sản phẩm thứ cấp đó thường được tích lũy vào cuối giai đoạn
sinh trưởng của nấm khi các nguồn thức ăn và năng lượng đã cạn dần. Khả năng
sinh tổng hợp các sản phẩm thứ cấp là đặc tính sinh lý khá ổn định của từng loài
nấm gây hại côn trùng (Phạm Thị Thùy, 2004).
Nấm Metarhizium anisopliae có một số ngoại độc tố là các sản phẩm thứ cấp

vòng peptid, L-prolyn, L-leucin, anhydride, L-prolyn-L-valine anhydride và
Desmethyl Destruxin B.
Theo Lysenko và Kuccera thì nấm Metarhizium anisopliae cũng sinh ra độc
tố Destruxin A và độc tố Destruxin B.
Destruxin A và B là hai loại độc tố được tách ra rừ dịch nuôi cấy nấm lục
cương Metarhizium anisopliae (Kodaira, 1961; Suzuki et al., 1999). Một số
Destruxin làm tê liệt côn trùng (Dmas et al., 1996) và một số Destruxin khác có thể
ức chế hệ thống miễn dịch (Cerenius et al., 1990).
Độc tố Destruxin A có bản chất hóa học là D – 2hydroxy – 4 – penteNry – L
– Prolyn – L – isoleucyl – N –methyl – L – valyl – valyl – N –methyl – L – alanyl –
β – alanyl lacton.
Y. Kodaira (1961, 1962) đã tách được độc tố Destruxin A và Destruxin B từ
dịch nuôi cấy nấm Metarhizium anisopliae.
S. Tamara et al. (1965 – 1970) đã tiến hành nuôi cấy nấm Metarhizium
anisopliae cũng đã tách được những độc tố trên môi trường Czapek – Dox có chứa
0,5% peptone. Từ một lích dung dịch nuôi cấy người ta có thể thu nhận được 13 –
15 mg độc tố Destruxin A và B, dịch lọc được xử lí bằng than hoạt tính rồi được
phản hấp thụ bằng N – butanol, sau đó được tách bằng benzene và được làm sạch
trên cột nhôm oxit trung tính (Phạm Thị Thùy, 2004).
Theo Trần Thị Thanh (2000) thì người ta đã tổng hợp nhân tạo được
Destruxin B, có khoảng 70 loài côn trùng bị tiệu diệt bởi nấm Metarhizium
anisopliae trong đó có tới 34 loài côn trùng cánh cứng và 5 loài côn trùng cánh vẩy.
1.2.1.6 Cơ chế tác động của nấm xanh (Metarhizium anisopliae Sorokin) lên côn
trùng
Khi bào tử của nấm Metarhizium anisopliae Sorokin bám lên bề mặt côn
trùng, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm và mọc thành sợi nấm xuyên qua vỏ kitin
của côn trùng. Chúng phát triển trong cơ thể côn trùng tạo thành ống mầm xuyên
qua vỏ côn trùng, tiếp tục phân nhánh tạo thành mạng sợi chằng chịt bên trong cơ
thể côn trùng. Côn trùng huy động tất cả các tế bào bạch huyết (lympho – cyte) để
chống đỡ, nhưng nấm Metarhizium anisopliae Sorokin sử dụng độc tố Destruxin A

và B làm cho tế bào bạch huyết lần lượt bị tiêu diệt. Khi độc tố nấm đã tiêu diệt hết


các tế bào bạch huyết cũng là lúc côn trùng chết, cơ thể cứng lại là do các sợi nấm
đan xen với nhau. Cũng có trường hợp khi bị nấm tấn công cơ thể côn trùng bị ngắn
lại hoặc bị khô do hệ thống tiêu hóa bị tổn thương hoặc do thiếu nguồn thức ăn. Khi
nấm Metarhizium anisopliae Sorokin ký sinh thì tuyến mỡ và các mô khác của côn
trùng bị hòa tan do lipaza và proteaza của nấm tiết ra (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.2.1.7 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm xanh
(Metarhizium anisopliae Sorokin)
a) Ảnh hưởng của môi trường và phương pháp nuôi cấy
Môi trường nuôi cấy là yếu tố quan trọng cho nấm sinh trưởng và phát triển,
nếu môi trường không tốt, nấm mọc yếu hoặc có thể sẽ không mọc. Trong quá trình
nảy mầm để hình thành bào tử nấm Metarhizium anisopliae Sorokin cần các nguồn
carbon, nitơ. Sự phát triển của nấm phụ thuộc vào các chất ức chế khác nhau. Môi
trường thích hợp nhất cho nấm phát triển là môi trường có chứa kitin làm nguồn
carbon, nếu bổ sung thêm chất kitin và glucose thì quá trình nuôi cấy nấm
Metarhizium anisopliae Sorokin sẽ thu được số lượng bào tử cao, bởi vì thành phần
kitin trong môi trường nuôi cấy là rất cần thiết đối với loài nấm, nó giúp sự phát
triển và hình thành bào tử đính (Conidiospose) và bào tử trần (Blastoospore).
Về phương pháp nuôi cấy theo tác giả Rombach, Basto Cruz và ctv.,
Hegedus và ctv., Miao và ctv., Jenkins và Prior, Shimanzu và ctv. thì sử dụng
phương pháp nuôi cấy chìm để sản xuất nấm thu được kết quả tốt, vì trong nuôi cấy
chìm, người ta đã xác định được khả năng sinh bào tử chồi và lượng sinh khối
Metarhizium anisopliae Sorokin là rất cao. Bằng phương pháp nuôi cấy chìm (tại
Trung Quốc), Li và ctv. đã thí nghiệm tách chiết theo phương pháp bản mỏng và
các tác giả đã xác định được độc tố của nấm Metarhizium anisopliae Sorokin là
Destruxin A, B, C, D (trích dẫn bởi Phạm Thị Thùy, 2004).
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng

và phát triển của nấm Metarhizium anisopliae Sorokin. Theo kết quả nghiên cứu
của viện Bảo Vệ Thực Vật xác định phạm vi nhiệt độ thích hợp cho nấm
Metarhizium anisopliae Sorokin phát triển tốt, phát triển đều trong khoảng 25 –
300C. Ẩm độ thích hợp trong phạm vi 80 – 90%, trên hoặc dưới ngưỡng nhiệt - ẩm
độ thì nấm sẽ phát triển yếu, khi nhiệt dộ quá cao thì bào tử dễ bị chết hoặc không
hình thành bào tử (Phạm Thị Thùy, 2004).
c) Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng có tác dụng xúc tiến bào tử nảy mầm và hình thành bào tử, mặt
khác ánh sáng cũng có tác dụng ức chế và diệt ẩm.
Qua nhiều năm sản xuất nấm côn trùng, viện Bảo Vệ Thực Vật xác định nấm
Metarhizium anisopliae Sorokin phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, chỉ cần
một lượng ánh sáng nhỏ trong ngày với thời gian 6 – 8 giờ cũng đã đủ cho nấm phát


triển tốt. Nếu dưới ánh sáng trực dạ nấm Metarhizium anisopliae Sorokin rất khó
nảy mầm. Vì vậy, phòng nuôi cấy nấm cần phải che ánh sáng mặt trời để hạn chế tia
tử ngoại (Phạm Thị Thùy, 2004).
d) Ảnh hưởng của độ thoáng khí
Nấm Metarhizium anisopliae Sorokin thuộc loại hiếu khí, khi nấm phát triển
chúng đòi hỏi điều kiện có hàm lượng oxy thích hợp trong cả biên độ rộng cũng như
trong dụng cụ nuôi cấy. Trong quá trình nghiên cứu, Phạm Thị Thùy và ctv. đã rút
ra kết luận phạm vi thích hợp cho nấm Metarhizium anisopliae Sorokin phát triển là
0,3 – 0,7 m3 môi trường/m3 không khí. Nếu sản xuất lớn cần để độ dày bề mặt (xốp)
của nấm trên khay hay nia khoảng 10 – 15 cm, trong phòng sản xuất có không gian
thích hợp và điều kiện ẩm độ phù hợp (Phạm Thị Thùy, 2004).
e) Ảnh hưởng của hàm lượng nước
Nấm Metarhizium anisopliae Sorokin đòi hỏi lượng nước thích hợp, nếu quá
khô hoặc quá ẩm thì nấm đều phát triển không tốt, tỷ lệ nước thích hợp trong môi
trường để nấm phát triển tốt nhất là 30 – 50% (Phạm Thị Thùy, 2004).
f) Ảnh hưởng của pH

Phạm vi nấm Metarhizium anisopliae Sorokin sống ở độ pH: 3,5 – 8,0, song
nấm Metarhizium anisopliae Sorokin ưa chuộng môi trường axit và phát triển thích
hợp nhất ở độ pH từ 5,5 – 6,0. Vì vậy, Phạm Thị Thùy đã bổ sung vào môi trường
một lượng nhỏ KH2PO4 và MgSO4.7H2O, mục đích để duy trì tính ổn định pH trong
môi trường nuôi cấy (Phạm Thị Thùy, 2004).
Và theo Issaly và ctv. (2005), số lượng bào tử Metarhizium anisopliae
Sorokin đạt cao nhất khi pH=7.
1.2.1.8 Thành tựu và ứng dụng của nấm Metarhizium anisopliae Sorokin

Trên thế giới
Năm 1878, Metschnhikov đã phát hiện và phân lập được nhiều nấm xanh
Metarhizium anisopliae Sorokin trên sâu non bộ cánh cứng hại lúa mì (Anisopliae
austrinia). Metschnhikov và Isac Craxinstic, ông đã tiến hành sản xuất bào tử nấm
Metarhizium anisopliae Sorokin dạng thuần khiết rồi trộn với chất bột nền và đưa ra
đồng ruộng để diệt trừ sâu non và trưởng thành bọ đầu dài hại củ cải đường
(Bothinoders punctivantris), hiệu quả đạt được 55 – 80% sau 10 – 15 ngày thử
nghiệm (Phạm Thị Thùy, 2004).
Tại Cuba, những năm 1970 – 2002, viện công nghệ sinh học Lahabana đã
nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm Metarhizium anisopliae trên môi trường
tấm gạo với dung dịch cacbonat canxi 0,5% bằng phương pháp luộc tấm, gạo rồi
sấy khô sau đó nhân giống thuần. Phương pháp này đã đạt được kết quả bước đầu
trong việc sử dụng nấm diệt một số sâu hại cây trồng. Hiện nay nền công nghệ sinh
học ở Cuba phát triển rất nhanh, phương pháp nhân giống nấm trên tấm hoặc gạo đã
được phát triển quy mô lớn. Phương pháp này đã được thử nghiệm ở viện Bảo Vệ
Thực Vật (2002), song kết quả thu được không ổn định, mất nhiều thời gian, tốn


×