Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ảnh hưởng của bổ sung bột sả lên năng suất sinh trưởng của gà thịt cobb 500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 68 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

ĐOÀN THỊ QUẾ MINH

ẢNH HƢỞNG CỦA BỔ SUNG BỘT SẢ
LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƢỞNG
CỦA GÀ THỊT COBB 500

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI THÖ Y

2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

ĐOÀN THỊ QUẾ MINH

ẢNH HƢỞNG CỦA BỔ SUNG BỘT SẢ
LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƢỞNG
CỦA GÀ THỊT COBB 500

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CHĂN NUÔI THÖ Y

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN THỊ KIM KHANG
PGs. Ts. NGUYỄN TRỌNG NGỮ



2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

ẢNH HƢỞNG CỦA BỔ SUNG BỘT SẢ
LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƢỞNG
CỦA GÀ THỊT COBB 500

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
DUYỆT BỘ MÔN

NGUYỄN THỊ KIM KHANG

NGUYỄN TRỌNG NGỮ
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CẢM TẠ
Trƣớc tiên, con xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cha mẹ,
ngƣời đã có công sinh thành, luôn yêu thƣơng và tin tƣởng con, nuôi con ăn
học để con có đƣợc nhƣ ngày hôm nay.
Xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến

Trƣờng Đại học Cần Thơ, Bộ môn Chăn Nuôi - Khoa Nông nghiệp và
sinh học ứng dụng cùng quý thầy cô đã hết lòng vun đắp kiến thức, truyền đạt
kinh nghiệm thực tiễn, giúp em có nền tảng vững chắc để làm hành trang khi
vào đời.
Cô Nguyễn Thị Kim Khang và thầy Nguyễn Trọng Ngữ đã tận tình giúp
đỡ, hƣớng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Anh Nguyễn Hoàng Hải và cô chú công nhân ở trại gà đã quan tâm giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt
nghiệp.
Cuối cùng, chân thành cám ơn cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Thủy và
bạn bè lớp Chăn nuôi K37A1 luôn kề vai sát cánh cùng em chia sẻ vui buồn,
động viên giúp đỡ em vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống sinh viên.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong nghiên cứu là hoàn
toàn có thật, trung thực và chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào
khác.
Tác giả

Đoàn Thị Quế Minh

ii


TÓM TẮT
Với mục tiêu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung bột sả lên năng suất

sinh trưởng của gà thịt Cobb 500, thí nghiệm (TN) được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên với 3 nghiệm thức tương ứng với ba khẩu phần khác nhau là NT ĐC
khẩu phần cơ sở (KPCS), NT1 gồm KPCS+0,5% bột sả và NT2 gồm
KPCS+1% bột sả. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần và mỗi lần lặp lại là 30 con.
Như vậy, tổng số gà thí nghiệm là 270 con gà Cobb 500 và được nuôi trong 5
tuần, bắt đầu nuôi thí nghiệm từ lúc gà được 10 ngày tuổi.
Kết quả thí nghiệm cho thấy gà được nuôi với khẩu phần ĐC (không bổ
sung bột sả) có khối lượng thấp hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với hai khẩu phần
NT1 và NT2. Mặc dù khối lượng cơ thể gà thí nghiệm lúc 39 ngày tuổi ở NT2
(2,8 kg) cao hơn NT1 (2,7 kg), nhưng khác biệt không có ý nghĩa giữa các
nghiệm thức (P>0,05). Tăng trọng tuyệt đối và hệ số chuyển hóa thức ăn của
gà qua các tuần tuổi cho thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm
thức (P<0,05), trong đó thời điểm 36-39 ngày tuổi tăng trọng cao nhất ở NT2
(109,2 g/con/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức ĐC (86,7 g/con/ngày); hệ số
chuyển hóa thức ăn giữa NT2 (1,6 kg TĂ/kg TT) và NT1(1,7 kg TĂ/kg TT)
khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với ĐC (1,9 kg TĂ/kg TT). Tiêu tốn thức ăn
của gà giai đoạn 22-28 ngày tuổi khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các
nghiệm thức (P<0,05), cao nhất ở NT2 là 143,7 g/con/ngày, kế đến ở nghiệm
thức ĐC là 136,3 g/con/ngày và thấp nhất ở NT1 là 135,4 g/con/ngày. Cuối thí
nghiệm, tỷ lệ chết của NT2 (1,1%) thấp hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với ĐC
(2,2%). Dựa vào những kết quả này, bột sả bổ sung vào khẩu phần của gà có
thể sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng cho gà thịt và mang lại hiệu quả kinh tế
cao.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ ii

TÓM TẮT ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................. vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 2
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA GIỐNG GÀ THỊT COBB 500 ................................. 2
2.1.1 Nguồn gốc ....................................................................................................................... 2
2.1.2 Đặc điểm của giống gà thịt Cobb 500 ............................................................................. 3
2.2 NHU CẦU DINH DƢỠNG CỦA GÀ THỊT ..................................................................... 3
2.2.1 Nhu cầu protein và axit amin .......................................................................................... 3
2.2.2 Nhu cầu năng lƣợng ........................................................................................................ 5
2.2.3 Nhu cầu vitamin và khoáng ............................................................................................ 7
2.2.4 Nhu cầu nƣớc ................................................................................................................ 11
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GÀ
THỊT ...................................................................................................................................... 12
2.3.1 Giống............................................................................................................................. 12
2.3.2 Yếu tố di truyền ............................................................................................................ 12
2.3.3 Chuồng trại.................................................................................................................... 12
2.3.4 Chế độ nuôi dƣỡng ........................................................................................................ 13
2.3.5 Điều kiện tiểu khí hậu ................................................................................................... 14
2.3.5.1 Nhiệt độ và ẩm độ ...................................................................................................... 14
2.3.5.2 Độ thông thoáng ......................................................................................................... 15
2.3.5.3 Ánh sáng .................................................................................................................... 16
2.3.5.4 Mật độ nuôi ................................................................................................................ 17
2.4 VAI TRÒ CỦA CÂY SẢ ................................................................................................ 18
2.4.1 Giới thiệu về cây sả ....................................................................................................... 18
2.4.2 Thành phần hóa học và công dụng của cây sả .............................................................. 19
2.4.3 Các ứng dụng của sả trong chăn nuôi ........................................................................... 23


CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 25
3.1. PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ..................................................................................... 25
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ................................................................................. 25
3.1.2 Đối tƣợng thí nghiệm .................................................................................................... 25
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm ................................................................................................. 25
3.1.4 Thức ăn ......................................................................................................................... 28
3.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ..................................................................................... 28
3.2.1 Bố trí thí nghiê ̣m ........................................................................................................... 28
3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng .................................................................................... 29
3.2.3 Phƣơng pháp chuẩn bị mẫu và lấy mẫu thí nghiệm ...................................................... 31
3.2.3.1 Phƣơng pháp chuẩn bị mẫu ........................................................................................ 31
3.2.3.2 Phƣơng pháp lấy mẫu................................................................................................. 32
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................................... 32
3.2.5 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................................ 33
3.2.6 Xử lý số liệu .................................................................................................................. 34

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 35
4.1 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ TRONG CHUỒNG NUÔI ...................................................... 35
4.2 GHI NHẬN VỀ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA GÀ ................................................. 36
4.3 TỶ LỆ CHẾT VÀ TỶ LỆ LOẠI THẢI CỦA GÀ ........................................................... 37
4.4 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT SẢ LÊN KHỐI LƢỢNG CỦA GÀ ......... 38

iv


4.5 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT SẢ LÊN TĂNG TRỌNG TUYỆT ĐỐI
CỦA GÀ ................................................................................................................................ 40
4.6 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT SẢ LÊN TIÊU TỐN THỨC ĂN CỦA GÀ
............................................................................................................................................... 42

4.7 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT SẢ LÊN HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC
ĂN CỦA GÀ.......................................................................................................................... 43
4.8 HIỆU QUẢ KINH TẾ ..................................................................................................... 44

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................. 46
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 46
5.2 ĐỀ XUẤT ............................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 47

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Khối lƣợng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 .................................. 3
Bảng 2.2: Nhu cầu axit amin phụ thuộc vào mức năng lƣợng trong khẩu phần gà thịt5
Bảng 2.3: Khối lƣợng và nhu cầu năng lƣợng cho gà thịt ........................................... 7
Bảng 2.4: Nhu cầu vitamin có trong thức ăn gà thịt .................................................... 8
Bảng 2.5: Nhu cầu các chất khoáng có trong thức ăn gà thịt ....................................... 9
Bảng 2.6: Nhiệt độ của gà thịt.................................................................................... 15
Bảng 2.7: Tiêu chuẩn khí trong chuồng nuôi gia cầm ở Châu Âu ............................. 16
Bảng 2.8: Chế độ chiếu sáng cho gà thịt .................................................................... 17
Bảng 2.9: Thành phần hóa học chính có trong sả ...................................................... 19
Bảng 2.10: Phân tích thành phần hóa học, hàm lƣợng axit béo và các đặc tính hóa
học của sả ................................................................................................................... 20
Bảng 2.11: Thành phần hóa học của các mẫu trà sả bằng phƣơng pháp quang phổ .. 21
Bảng 2.12: Ẩm độ của mẫu sả ................................................................................... 23
Bảng 2.13: Hàm lƣợng tro của mẫu sả ....................................................................... 23
Bảng 3.1: Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm ....................................... 29
Bảng 3.2: Lịch tiêm phòng vaccine của trại ............................................................... 30
Bảng 3.3: Bệnh và cách phòng trị bệnh thƣờng gặp ở trại ......................................... 31

Bảng 4.1: Nhiệt độ (oC) và ẩm độ (%) trong chuồng gà thí nghiệm .......................... 35
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) và thời gian xuất hiện bệnh (ngày) của gà thí
nghiệm ........................................................................................................................ 36
Bảng 4.3: Tỷ lệ chết và tỷ lệ loại thải của gà thí nghiệm (%) .................................... 37
Bảng 4.4: Khối lƣợng cơ thể của gà thí nghiệm (g/con) ............................................ 39
Bảng 4.5: Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) ............................... 41
Bảng 4.6: Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm (g/con/ngày) ...................................... 42
Bảng 4.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm (kg TĂ/kg TT) ................... 43
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ................................................................ 45

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Gà Cobb 500 ................................................................................................. 2
Hình 3.1 Trại gà thực tập ........................................................................................... 26
Hình 3.2 Hệ thống quạt hút ........................................................................................ 26
Hình 3.3 Quạt hút và tấm làm mát ............................................................................. 27
Hình 3.4 Máng ăn và máng uống thí nghiệm ............................................................. 27
Hình 3.5 Gà thí nghiệm .............................................................................................. 28
Hình 3.6 Thức ăn thí nghiệm ..................................................................................... 29
Hình 3.7 Mẫu sả thí nghiệm a) sả tƣơi; b) sả bào; c) sả sấy khô và d) bột sả ............ 32

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


ĐC

Đối chứng

NT1

Nghiệm thức 1

NT2

Nghiệm thức 2

ME

Metabolisable energy (Năng lƣợng trao đổi)

CP

Crude protein (Protein thô)

DM

Dry matter (Vật chất khô)

Ash

Khoáng tổng số

CRD


Chronic respiratory disease (Bệnh viêm đƣờng hô hấp
mãn tính)

HSCHTA

Hệ số chuyển hóa thức ăn

KPCS

Khẩu phần cơ sở

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn

KL

Khối lƣợng

TT

Tăng trọng

AA

Axit amin




Thức ăn

viii


CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều thập kỷ qua, kháng sinh đã đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ một
chất kích thích tăng trƣởng và phát triển của vật nuôi, nâng cao hiệu suất tổng
thể trong chăn nuôi gia cầm. Việc sử dụng kháng sinh nhƣ một chất kích thích
tăng trƣởng đã dẫn đến sự kháng khuẩn, kháng chéo và đa kháng các loài vi
khuẩn (Gould, 2008). De Leener (2005) đã nhấn mạnh rằng sự đề kháng vi
khuẩn có thể nhân lên trong đƣờng ruột con ngƣời và các gen mã hóa vi khuẩn
thuộc hệ thực vật nội sinh, điều này gây nguy hiểm cho việc điều trị các tác
hại gây ra do vi khuẩn. Sự đề kháng của các quần thể vi khuẩn ngày càng tăng
đã trở thành một vấn đề lớn trong chăn nuôi, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
hiệu quả điều trị các bệnh mà nguyên nhân là do các giống kháng khuẩn
(Anonymous, 2006 và Hastre, 2008). Từ đây, hàng loạt các nghiên cứu đã
đƣợc tiến hành để tìm ra giải pháp kích thích tăng trƣởng mà không sử dụng
kháng sinh, trong số đó nhiều nghiên cứu đặt ra là sử dụng thảo dƣợc để thúc
đẩy tăng trƣởng. Một số chế độ ăn uống cùng với thảo dƣợc, chiết xuất thực
vật hoặc các loại tinh dầu đã đƣợc nghiên cứu làm kháng sinh tự nhiên và thúc
đẩy khả năng phát triển ở gia cầm (Cross et al., 2007).
Sả (Cymbopogon citratus) là một loài thảo dƣợc lâu năm có mùi thơm
tinh tế với thân rễ cao và mọc thành bụi (Barbosa et al., 2008 và Oloyede et
al., 2009). Một số hợp chất có trong sả bao gồm citronellal, myrcene, geraniol,
neral và limonene (Loumouamou et al., 2010). Ngoài việc đƣợc sử dụng cho
các loại nƣớc hoa và hƣơng liệu, nó cũng đƣợc sử dụng rộng rãi trong y học cổ
truyền, đặc biệt là trong y học dân gian ở Brazil (Lucia et al., 1986). Trong
một vài nghiên cứu, sả đã đƣợc chứng minh ức chế sự tăng trƣởng của một số
vi khuẩn gram dƣơng và vi khuẩn gram âm nhƣ Staphylococcus aureus,

Salmonella-typhi, Bacillus aureus và Escherichia coli (Oloyede et al., 2009).
Cây sả đã đem lại nhiều tác dụng khi đƣợc phối trộn vào khẩu phần ăn của gia
cầm, nhiều nghiên cứu đã và đang đƣợc mở rộng để nâng cao hiệu quả chăn
nuôi. Khi phối trộn vào chế độ ăn của gà thịt, cải thiện đƣợc hiệu suất tăng
trƣởng, hệ số chuyển hóa thức ăn, chất lƣợng thịt và giảm chi phí thức ăn
(Huang et al., 1992); tăng khối lƣợng cơ thể, thúc đẩy tăng trọng và giảm tỷ lệ
chết (Mmereole, 2010).
Do đó, đề tài “Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột sả lên khả năng sinh
trƣởng của gà thịt Cobb 500” đã đƣợc tiến hành. Mục tiêu của đề tài là đánh
giá ảnh hƣởng của bổ sung bột sả lên năng suất sinh trƣởng của gà thịt Cobb
500, từ đó tìm ra chất kích thích sinh trƣởng có nguồn gốc tự nhiên.

1


CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA GIỐNG GÀ THỊT COBB 500
2.1.1 Nguồn gốc
Ngày nay trên thế giới có rất nhiều giống gà thịt cao sản đã đƣợc tạo ra.
Giống gà thịt tạo ra phải đạt đƣợc chỉ tiêu tăng trọng nhanh, tỷ lệ thịt đùi và
thịt lƣờn lớn, tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng thấp, số gà con nuôi thịt thu đƣợc
từ một mái phải lớn. Gà Cobb 500 có năng suất cao, là một trong những giống
gà thịt cao sản của thế giới.
Gà Cobb 500 bố, mẹ đƣợc công ty Emivest Việt Nam nhập từ Mỹ, mới
đƣợc nuôi nhiều từ năm những năm gần đây, gà đƣợc công ty nuôi để sản xuất
gà con và đƣa vào thả nuôi trong các trại gia công của công ty hoặc bán ra thị
trƣờng.

Hình 2.1 Gà Cobb 500


2


2.1.2 Đặc điểm của giống gà thịt Cobb 500
Là giống gà thịt cao sản, thân hình bầu và dẹp với bộ lông trắng, chân
vàng. Gà có ngực to và rộng, đùi nhiều thịt, chất lƣợng thịt thơm ngon. Gà có
tốc độ tăng trƣởng tốt, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, mang lại năng suất cao
và ít tiêu tốn thức ăn. Gà thích nghi tốt, dễ nuôi, mau lớn, có sức đề kháng cao.
Ở 42 ngày tuổi con trống nuôi đạt 2,8-2,9 kg/con, con mái đạt 2,4-2,5 kg/con
(Cobb-vantress, 2012).
Bảng 2.1: Khối lƣợng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500
Khối lƣợng trung bình (g)
Tuần tuổi

HSCHTA (kg TĂ/kg TT)

Ngày tuổi
Trống

Mái

Trống

Mái

1

7

170


158

0,84

0,88

2

14

449

411

1,05

1,07

3

21

885

801

1,24

1,28


4

28

1478

1316

1,42

1,48

5

35

2155

1879

1,60

1,65

6

42

2839


2412

1,70

1,82

7

49

3486

2867

1,85

1,99

(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500, 2007)

2.2 NHU CẦU DINH DƢỠNG CỦA GÀ THỊT
2.2.1 Nhu cầu protein và axit amin
Dƣơng Thanh Liêm (2003) cho rằng protein đóng vai trò rất quan trọng
trong cơ thể vật nuôi, tham gia vào hầu hết mọi hoạt động sống của cơ thể nhƣ
cấu tạo nên các chất xúc tác sinh học, chất điều khiển sinh học nhƣ enzyme,
hoocmon và các tế bào thần kinh. Protein cấu tạo nên các kháng thể đặc hiệu
và không đặc hiệu, kháng thể trong máu chủ yếu là γ-globulin. Một khẩu phần
nếu thiếu protein làm cơ thể gia cầm chống đỡ bệnh tật kém, đáp ứng miễn
dịch sau chủng ngừa yếu. Khi protein chuyển hóa, phân giải nó cung cấp năng

lƣợng tƣơng đƣơng với năng lƣợng của tinh bột cung cấp cho cơ thể sống. Đối
với gia cầm, protein tạo nên tế bào lông vũ, gia cầm sẽ chậm lớn, chậm mọc
lông khi thiếu protein. Protein là nguyên liệu chính tạo nên thịt trứng cung cấp
cho con ngƣời.
Khi cung cấp thiếu protein trong khẩu phần (đặc biệt là axit amin) sẽ làm
giảm hoặc dừng tăng trƣởng, sản xuất và gây trở ngại cho chức năng cần thiết
của cơ thể (Robert, 2008).
3


Muốn đảm bảo cho gà có đủ protein, phẩm chất cao, cần phối hợp tốt
loại thức ăn đạm thực vật, trong khẩu phần của gà thì thức ăn đạm động vật
không quá 30% (Lã Thị Thu Minh, 2000). Nhu cầu protein trong cơ thể là sự
cân đối axit amin không thay thế. Đối với gà con, gà dò nhu cầu protein là nhu
cầu cho cơ thể và cho sự sinh trƣởng của các bộ phận mô cơ. Ở gà thịt mức sử
dụng protein cho sự phát triển đến 64% (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận,
2001). Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998), nhu cầu protein
trong thức ăn gà thịt thƣơng phẩm thông thƣờng cao hơn những nhóm khác từ
2-4% và ở mức 17-22% protein thô. Leeson and Summer (1997) cho rằng nhu
cầu CP trong khẩu phần gà thịt là 16-23%, tuy nhiên còn phải tùy thuộc vào
mức năng lƣợng (ME) của khẩu phần.
Tùy theo tuần tuổi và giai đoạn phát triển của gà mà có nhu cầu protein
và axit amin khác nhau. Gà thịt đang tăng trƣởng có nhu cầu axit amin cao để
đáp ứng cho sự tăng trƣởng nhanh và sự tạo mô. Đối với giống gà thịt có nhu
cầu cao axit amin để tăng trọng nhanh, còn đối với gà trƣởng thành cần nhu
cầu axit amin thấp hơn gà đẻ trứng (NRC, 1994).
Kích thƣớc cơ thể, tốc độ phát triển và sự sản xuất của gia cầm đƣợc qui
định bởi tính di truyền của gia cầm. Vì vậy, nhu cầu axit amin cũng khác nhau
giữa các loại, giống và dòng của gia cầm (Robert, 2008). Theo Rose (1997),
thì gà thịt từ 0-5 tuần tuổi thì nhu cầu đạm từ 18-21 %; còn theo Dƣơng Thanh

Liêm (2003) thì nhu cầu protein của gà thịt lông trắng áp dụng tại Thái Lan là
từ 0-3 tuần tuổi là 23%, gà từ 4-6 tuần tuổi là 20% và 7-8 tuần tuổi là 18%. Và
áp dụng tại Đài Loan là: gà từ 0-2 tuần tuổi là 23%, 3-5 tuần tuổi là 21% và 5
tuần tuổi đến xuất là 19%. Protein cần thiết cho gia cầm đƣợc cung cấp dƣới
dạng các axit amin trong thức ăn, đƣợc chia thành hai dạng là axit amin thay
thế và axit amin không thay thế. Theo Lê Hồng Mận (2003), nhóm axit amin
không thay thế đƣợc là nhóm axit amin cơ thể không tự tổng hợp đƣợc mà
phải cung cấp từ bên nguồn thức ăn, gồm 10 loại: Lysine, Methionine,
Trypthophan, Threonine, Phenylalanine, Hisidine, Leusine, Isoleusine,
Arginine và Valine.
Hiện nay khoa học dinh dƣỡng trong thức ăn cho gia súc, không chỉ cân
bằng mối quan hệ giữa protein và năng lƣợng mà đã cân bằng và giải quyết
mối quan hệ giữa năng lƣợng với từng axit amin có trong khẩu phần, giữa
năng lƣợng với từng vitamin, giữa protein với từng nguyên tố khoáng đa
lƣợng và vi lƣợng. Nhờ vậy mà khẩu phần thức ăn đƣa ra đảm bảo không
những đầy đủ mà còn cân bằng đƣợc các vật chất dinh dƣỡng theo yêu cầu
tuổi, tính năng sản xuất của gà thịt. Chính vì vậy mà gà thịt lớn nhanh, chi phí

4


thức ăn/đơn vị sản phẩm thịt thấp, do chúng sử dụng triệt để các chất dinh
dƣỡng trong thức ăn (Nguyễn Duy Hoan et al., 1999).
Bảng 2.2: Nhu cầu axit amin phụ thuộc vào mức năng lƣợng trong khẩu phần
gà thịt
Thành phần

Giai đoạn (tuần tuổi)

dƣỡng chất

0-2

(AA/1 kg TĂ)

6-về sau

3-5

ME (Kcal/Kg)

2900

3100

3300

2900

3100

3300

2900

3100

3300

Methionine


0,49

0,53

0,56

0,46

0,50

0,58

0,36

0,38

0,41

Met+Cytine

0,87

0,93

0,99

0,82

0,87


0,93

0,74

0,79

0,84

Lysine

1,13

0,21

1,28

1,06

1,13

1,21

0,94

1,01

1,07

Threonine


0,74

0,79

0,84

0,70

0,74

0,79

0,64

0,69

0,73

Tryptophan

0,23

0,24

0,26

0,21

0,23


0,24

0,18

0,20

0,21

Arginine

0,18

1,26

1,35

1,11

1,18

1,26

0,97

1,03

1,10

Glycine


0,86

0,92

0,98

0,81

0,87

0,92

0,75

0,81

0,85

Histidine

0,45

0,48

0,51

0,42

0,45


0,48

0,37

0,39

0,42

Isoleucine

0,80

0,86

0,91

0,45

0,80

0,85

0,66

0,70

0,75

Leucine


0,57

1,68

1,79

1,47

1,57

1,67

1,30

1,30

1,48

Phenylalanine

0,79

0,84

0,89

0,74

0,79


0,84

0,64

0,69

0,73

Phe+Tyrosine

0,46

1,56

1,66

1,37

1,46

1,55

1,21

1,29

1,38

Valine


0,95

1,02

1,08

0,89

0,95

1,01

-

-

-

(Nguồn: Nguyễn Duy Hoan et al., 1999)

2.2.2 Nhu cầu năng lƣợng
Mỗi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với quá trình sử
dụng và trao đổi năng lƣợng. Trong dinh dƣỡng gia cầm, năng lƣợng chính là
nguồn dinh dƣỡng giới hạn nhất vì nhu cầu năng lƣợng lớn hơn so với chất
dinh dƣỡng khác. Nhu cầu năng lƣợng của gia cầm có thể xác định là mức
năng lƣợng cần thiết cho sinh trƣởng hoặc sản xuất trứng, cần cho tất cả các
hoạt động sống của cơ thể: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, hoạt động sinh sản, bài
tiết và các quá trình trao đổi chất.
Nguyễn Duy Hoan et al. (1999) cho rằng các chất dinh dƣỡng cần thiết
nhƣ: protein, lipit và carbohydrate là nguồn cung cấp năng lƣợng cho duy trì

sự sống, phát triển, sinh sản và duy trì nhiệt độ bình thƣờng của cơ thể.

5


Ở gia cầm, ngoài yêu cầu năng lƣợng cho sản xuất thịt trứng, cần một
lƣợng năng lƣợng để cho duy trì mọi hoạt động sống sinh lý của cơ thể. Năng
lƣợng cho phát triển cơ thể bao gồm năng lƣợng duy trì và năng lƣợng phát
triển. Vì muốn phát triển phải có năng lƣợng duy trì. Do đó năng lƣợng có ảnh
hƣởng quyết định đến việc tiêu thụ thức ăn hay nói cách khác lƣợng thức ăn
hàng ngày có liên quan nghịch với hàm lƣợng năng lƣợng trong khẩu phần
thức ăn, gà ăn nhiều với mức năng lƣợng trong khẩu phần thức ăn thấp, ngƣợc
lại gà ăn ít với mức năng lƣợng cao (Võ Bá Thọ, 1996).
Mỡ động vật và thực vật chứa năng lƣợng cao nhất và giá trị năng lƣợng
cũng cao nhất. Năng lƣợng của mỡ, dầu ép từ hạt đậu đƣợc gia cầm sử dụng
hầu nhƣ triệt để 100%. Các nguyên liệu thức ăn từ ngũ cốc chứa hàm lƣợng
năng lƣợng tƣơng đối cao: ngô, mì, mạch, gạo, cao lƣơng và các loại củ phơi
khô nhƣ khoai, sắn (Nguyễn Duy Hoan et al., 1999). Thông thƣờng, các hạt
ngũ cốc và lipit cung cấp hầu hết năng lƣợng trong khẩu phần. Phần năng
lƣợng cung cấp dƣ thừa so với nhu cầu sẽ đƣợc chuyển đổi thành mỡ và đƣợc
dự trữ trong cơ thể gia cầm (Robert, 2008).
Vì năng lƣợng dƣ thừa không bị thải ra ngoài, đây là đặc điểm đặc biệt
của vật chất chứa năng lƣợng mà vật chất khác không có (Bùi Đức Lũng và Lê
Hồng Mận, 2001). Sự thiếu năng lƣợng dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao
đổi chất và các hoạt động chức năng toàn cơ thể vì vậy tình trạng còi cọc,
chậm lớn ở gia cầm sinh sản thì năng suất giảm (Lâm Minh Thuận, 2004).
Gluxit là chất sản sinh ra năng lƣợng cho các hoạt động nhƣ đi lại ăn uống.
Trong khẩu phần thức ăn tỷ lệ bột đƣờng là lớn nhất. Nhƣ vậy, trong cơ thể
gia cầm chất bột đƣờng có vai trò cung cấp phần lớn năng lƣợng cần thiết cho
mọi nhu cầu hoạt động sống duy trì thân nhiệt cho cơ thể, tích lũy năng lƣợng

dƣới dạng glycogen trong gan, trong cơ và mỡ. Thừa gluxit sẽ chuyển hóa
thành mỡ dự trữ lipit, lúc cần có thể sử dụng cung cấp năng lƣợng cho cơ thể.
Ngoài tạo ra năng lƣợng, gluxit cũng tham gia cấu tạo tế bào và một số mô
trong cơ thể (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2001). Lipit cung cấp năng
lƣợng cho vật nuôi, năng lƣợng đốt cháy chất béo cao gấp 2-2,5 lần so với tinh
bột và protein.
Nhu cầu năng lƣợng của gia cầm thay đổi theo nhiệt độ môi trƣờng,
giống, loài, giới tính và khả năng sản xuất của gia cầm. Theo Dƣơng Thanh
Liêm (2003) thì mức năng lƣợng trao đổi với gà thịt công nghiệp là 3100
Kcal/kg TĂ. Theo Rose (1997) thì nhu cầu năng lƣợng của gà thịt từ 0-5 tuần
tuổi là 3011-3202 Kcal/kg TĂ. Yêu cầu năng lƣợng cho gà con tƣơng đối cao,
nhất là gà nuôi thịt 3000-3300 Kcal/kg TĂ hỗn hợp, đồng thời phải có tỷ lệ
protein thích hợp. Năng lƣợng thấp, gà gầy chậm lớn (Lê Hồng Mận, 2003).
6


Bảng 2.3: Khối lƣợng và nhu cầu năng lƣợng cho gà thịt
Tuần

Khối lƣợng cơ thể (g)

Lƣợng thức ăn ăn vào
(g/tuần)

Năng lƣợng tiêu thụ
(ME, Kcal/con/tuần)

Trống

Mái


Trống

Mái

Trống

Mái

1

152

144

135

131

432

419

2

376

344

290


273

928

874

3

686

617

487

444

1,558

1,422

4

1,085

965

704

642


2,256

2,056

5

1,576

1,344

960

738

3,075

2,519

6

2,088

1,741

1,141

1,001

3,651


3,045

7

2,590

2,134

1,281

1,081

4,102

3,459

8

3,077

2,506

1,432

1,165

4,585

3,728


9

3,551

2,842

1,577

1,246

5,049

3,986

(Nguồn: NRC, 1994)

2.2.3 Nhu cầu vitamin và khoáng
Vitamin là những hợp chất hữu cơ có phân tử trọng tƣơng đối nhỏ, chiếm
tỷ lệ rất thấp trong cơ thể gia cầm nhƣng không thể thiếu đƣợc, bởi vì nó có
vai trò rất quan trọng là nhƣng không thể thiếu đƣợc vì nó tham gia vào các
quá trình xúc tác sinh học trong trao đổi các chất dinh dƣỡng: protein,
cacbohydrat, lipit, chất khoáng, các hoạt động của hoocmon và enzyme. Thừa
và thiếu bất cứ một loại vitamin nào đều ảnh hƣởng lên quá trình phát triển và
sinh sản của gia súc, gia cầm (Dƣơng Thanh Liêm, 2003). Tùy theo mức độ
thiếu hụt mà ảnh hƣởng đến mức độ bệnh nặng hay nhẹ.
Vitamin đƣợc chia thành hai nhóm: nhóm vitamin tan trong nƣớc
(vitamin nhóm B và vitamin C) và vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E
và K). Các vitamin đều cần thiết cho quá trình phát triển của gà thịt.


7


Bảng 2.4: Nhu cầu vitamin có trong thức ăn gà thịt
Vitamin

Giai đoạn (Tuần tuổi)
0-3

4-6

6-về sau

Vitamin A (UI)

9000

9000

7500

Vitamin D (UI)

3300

3300

2500

Vitamin E (UI)


30,0

30,0

30,0

Vitanmin K (K3)

2,2

2,2

2,2

Vitamin B1(mg)

2,2

2,2

1,65

Vitamin B2 (mg)

8,0

8,0

6,0


Vitamin B3 (mg)

12,0

12,0

9,0

Vitamin B5 (mg)

66,0

66,0

50,0

Vitamin B6 (mg)

4,4

4,4

3,0

Axit folic

1,0

1,0


0,75

Cholin (mg)

550

550

440

Vitamin B12 (mg)

0,022

0,022

0,015

Vitamin H (mg)

0,20

0,20

0,15

(Nguồn: Nguyễn Duy Hoan et al., 1999).

Nguyễn Duy Hoan et al. (1999) cho rằng chất khoáng chiếm trên dƣới

10% khối lƣợng cơ thể gia cầm, trong đó có 40 nguyên tố khoáng. Đến nay đã
phát hiện đƣợc 14 nguyên tố khoáng trong cơ thể gia cầm và cũng là những
nguyên tố cần thiết nhất cho chúng. Theo Dƣơng Thanh Liêm (2003), chất
khoáng trong cơ thể gia cầm chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 4-6%). Những
nguyên tố khoáng là những nguyên liệu xây dựng lên bộ xƣơng, tham gia cấu
tạo tế bào cơ thể, là thành phần của nhiều enzym, vitamin - chất xúc tác sinh
học. Ở dịch tế bào nó ở dạng hòa tan và làm cân bằng nội mô. Chất khoáng
còn tham gia vào các đại phân tử trong tế bào sống cũng nhƣ trong mô bào
(Hiệp Hội Chăn Nuôi gia cầm, 2007). Chất khoáng là phần vô cơ trong thức
ăn và mô. Khoáng đƣợc sử dụng phần trăm trong khẩu phần, hơn nữa nhu cầu
nhỏ hoặc rất ít và đƣợc tính bằng số milligram trong kilôgram khẩu phần hoặc
phần triệu (NRC, 1994).
Chất khoáng cần thiết cho gia cầm là Ca, P, Na, K, Mg, I, Fe, Mn, Cu,
Zn và Se. Chất khoáng đƣợc chia thành hai loại dựa vào số lƣợng đƣợc yêu
cầu trong khẩu phần. Các chất khoáng đƣợc bổ sung chủ yếu là Ca, P, Na, K,
Mg và Cl vì chúng phải có trong khẩu phần với lƣợng tƣơng đối lớn (khoáng
đa lƣợng).

8


Những khoáng còn lại chỉ cần đƣợc bổ sung với lƣợng rất nhỏ, tuy vậy nếu
thiếu bất kì loại khoáng vi lƣợng nào đều có thể gây ra bất lợi với vật nuôi
giống nhƣ thiếu khoáng đa lƣợng (Bùi Xuân Mến, 2007). Bảng 2.5 thể hiện
hàm lƣợng các chất khoáng cần thiết cho gà thịt tính trên một kilôgam thức ăn.
Bảng 2.5: Nhu cầu các chất khoáng có trong thức ăn gà thịt
Thành phần dinh dƣỡng

Giai đoạn (tuần tuổi)
0-3


3-5

6-về sau

1

0,9

0,8

Clo, %

0,20

0,15

0,12

Magie, mg

600

600

600

Photpho, %

0,45


0,35

0,30

Kali, mg

0,30

0,30

0,30

Natri, mg

0,20

0,15

0,12

Mangan, mg

60

60

60

Kẽm, mg


40

40

40

Sắt, mg

60

80

80

Đồng, mg

8

8

8

Iot,mg

0,35

35

0,35


Selen, mg

0,15

0,15

0,15

Canxi, %

(Nguồn: NRC, 1994)

Canxi (Ca) có vai trò lớn nhất hình thành và phát triển bộ xƣơng, có vai
trò quan trọng trong cơ chế đông máu, điều hòa sự thẩm thấu của màng tế bào,
co bóp tim, tham gia cân bằng axit và bazơ của cơ thể (Lê Hồng Mận, 2003).
Đối với gia cầm đẻ trứng nhu cầu Ca cao hơn, cần thiết cho sự hình thành vỏ
trứng. Tuy nhiên hàm lƣợng cao photphat canxi và cacbonat canxi có thể làm
gia cầm ăn không ngon và loãng các thành phần dƣỡng chất khác (NRC,
1994). Theo Bùi Xuân Mến (2007) thiếu Ca làm cho xƣơng mềm, dễ cong và
bị gãy, có thể dẫn thấy biến dang của bộ xƣơng.
Theo Lê Hồng Mận (2003), photpho (P) tham gia hình thành bộ xƣơng,
cân bằng kiềm toan trong máu và các tổ chức cơ thể. P có vai trò trong trao đổi
hydratcacbon, lipit, axit amin và hoạt động thần kinh. Ngoài chức năng cấu
tạo xƣơng, P còn đƣợc yêu cầu trong hoạt động trao đổi năng lƣợng và tham
gia cấu tạo cấu trúc tế bào (NRC, 1994). Thiếu P gà bị còi xƣơng, xốp xƣơng,
không thèm ăn, vỏ trứng mỏng hoặc mềm, gà trống không hăng.
Magie (Mg) có quan hệ chặt chẽ với trao đổi Ca và P, tham gia cấu tạo
xƣơng, thành phần của enzyme hexokynaza trong trao đổi đƣờng, chuyển hóa
9



glucoza - 1 photphat đƣợc vận chuyển qua màng tế bào. Thiếu Mg gà chậm
lớn gà chậm lớn, giảm đẻ và giảm sử dụng Ca và P.
Natri (Na) và clorua (Cl) cần thiết cho tất cả các loài động vật. Thức ăn
có chứa nồng độ muối thƣờng đƣợc sử dụng hỗ trợ tốc độ tăng trƣởng tối đa
hay sản lƣợng trứng. Nồng độ cao hơn dẫn đến tiêu thụ quá nhiều nƣớc và vấn
đề là điều khiển thông gió và phân ƣớt. Tỷ lệ chế độ ăn uống có natri, kali, clo
là yếu tố quyết định quan trọng của sự cân bằng acid - bazơ. Sự cân bằng chế
độ ăn uống thích hợp của các chất điện giải thƣờng đƣợc đánh giá bởi các mức
độ natri và kali so với clo, trong đó mỗi phần tử đƣợc thể hiện trong mỗi
kilôgam chế độ ăn uống. Clo có xu hƣớng giảm độ pH trong máu và nồng độ
bicacbonat, trong khi natri và kali có xu hƣớng tăng độ pH trong máu và nồng
độ bicacbonat. Sự cân bằng chế độ ăn uống thích hợp của natri, kali, clo là cần
thiết cho sự tăng trƣởng, phát triển xƣơng, chất lƣợng vỏ trứng và sử dụng axit
amin. Tuy nhiên, một sự cân bằng lý tƣởng giữa các chất điện giải thích hợp
với môi trƣờng không đƣợc xác định (NRC, 1994). Nếu thiếu một trong các
khoáng này đều làm cho gia cầm sinh trƣởng kém, cơ thể mất nƣớc và dẫn tới
chết khi bị thiếu hụt trầm trọng (Bùi Xuân Mến, 2007).
Theo Lê Hồng Mận (2003), mangan (Mn) đƣợc hấp thụ chủ yếu ở ruột
non và tá tràng. Ở gà hấp thu Mn rất thấp chi 0,5-5% đối với gà trƣởng thành,
15% đối với gà con. Mn ảnh hƣởng đến trao đổi Ca, P cần thiết cho phát triền
xƣơng, hình thành vỏ trứng, tham gia trao đổi protein và axit amin.Thiếu Mn
dễ dẫn đến bệnh trẹo khớp chân (perosis) và ở những mái giống sẽ có tỷ lệ nở
thấp, phôi bị biến dạng (Bùi Xuân Mến, 2007).
Kẽm (Zn) tham gia trao đổi lipit, hydratcacbon, điều hòa chức năng sinh
dục vào tạo máu. Zn cần cho sự phát triển của bộ lông gà, gà đẻ trứng và giúp
tăng tỷ lệ phôi. Thiếu Zn làm giảm khả năng sinh trƣởng và phát triển lông,
giảm hoàn thiện xƣơng, gây sƣng khớp, phôi phát triển chậm nên nở kém, gây
hiện tƣợng keratosis, tích nhiều keratin làm da kém đàn hồi, giảm thèm ăn và

rối loạn trao đổi đƣờng (Lê Hồng Mận, 2003).
Sắt (Fe) là thành phần của hemoglobin, một chất chuyên chở oxy trong
máu và cũng là thành phần của các hợp chất liên quan có trong cơ và trong các
hệ enzyme (Bùi Xuân Mến, 2007). Thiếu Fe gây thiếu máu, mỏ và chân gà
nhợt nhạt, gà mái tái mào, giảm đẻ, lông xù (Lê Hồng Mận, 2003).
Theo Lê Hồng Mận (2003), đồng (Cu) làm tăng sự hấp thu Fe để tạo
hemoglobin của hồng cầu, nên chú ý bổ sung Cu vào thức ăn khi muốn bổ
sung Fe vào khẩu phần. Cu còn tham gia vào quá trình tạo các enzyme oxy
hóa và tạo hợp sắc tố đen. Thiếu Cu làm giảm men tirosinaza, ảnh hƣởng đến
10


sự hình hình thành melanin của biểu bì da, lông, làm mất màu, vỏ trứng nhẵn
trơn. Thiếu Cu dẫn tới sự giảm hấp thu Fe làm giảm cả hai nguyên tố gây
chậm lớn, rụng lông, vỏ trứng mỏng.
Iot (I) đƣợc hấp thu qua màng ruột, tập trung 90% ở tuyến giáp trạng,
đƣợc oxy hóa từ I vô cơ thành I hữu cơ để nhanh chóng kết hợp với tyrozine
tạo thành hoocmon tyrozine của tuyến giáp có tác dụng điều hòa sinh trƣởng
sinh sản và trao đổi chất tron cơ thể, I còn duy trì chức năng của tuyến giáp
trạng. Thiếu I trong thức ăn dẫn tới hiện tƣợng tăng trƣởng tuyến giáp, làm
tăng tiết tyrozine, làm gà giảm đẻ trứng, ấp nở kém (Lê Hồng Mận, 2003).
Selen (Se) có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi và hấp thu
vitamin E. Thiếu Se sẽ dẫn tới tụy tạng bị rỉ dịch và bị thoái hóa ở gà con,
đồng thời gây ra hiện tƣợng loạn dƣỡng cơ mề và cơ tim cùa gà tây (Bùi Xuân
Mến, 2007).
2.2.4 Nhu cầu nƣớc
Nƣớc đƣợc coi là một chất dinh dƣỡng thiết yếu, mặc dù nó chƣa đƣợc
yêu cầu một lƣợng chính xác. Lƣợng nƣớc cần thiết cho cơ thể phụ thuộc vào
nhiệt độ môi trƣờng và độ ẩm tƣơng đối, các thành phần của chế độ ăn uống,
tỷ lệ tăng trƣởng hoặc sản xuất trứng và hiệu quả của sự tái hấp thu nƣớc trong

thận gia cầm.
Nƣớc cần cho mọi hoạt động trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. Nhìn
chung, gia cầm uống nƣớc khoảng gấp đôi lƣợng thức ăn tiêu thụ trên cơ sở
khối lƣợng, nhƣng lƣợng nƣớc thực sự khác nhau rất nhiều, tuy nhiên việc
uống quá nhiều nƣớc cũng không có ảnh hƣởng đến. Đối với gà thịt, cứ mỗi
1oC trên 21oC thì tăng 7% lƣợng nƣớc tiêu thụ (NRC, 1994). Theo Lê Hồng
Mận (1999), ở nhiệt độ 22oC gà cần lƣợng nƣớc gấp 1,5-2 lần lƣợng thức ăn,
nhƣng ở nhiệt độ 35oC thì gấp 4,7-5 lần.
Thiếu nƣớc trong khoảng 12 giờ hoặc nhiều hơn gây ảnh hƣởng xấu đến
sự phát triển của gia cầm, nhiều nghiên cứu chứng minh sự mất nƣớc trong
khoảng 36 giờ có thể dẫn tới chết (NRC, 1994). Gà công nghiệp thƣờng ăn
loại thức ăn dạng viên và hỗn hợp khô nên nhu cầu về nƣớc càng phải đƣợc
chú trọng. Thiếu nƣớc, gà sẽ không ăn hết khẩu phần, chậm tăng trƣởng và
giảm đẻ nhanh chóng (Võ Bá Thọ, 1996).
Chất lƣợng nƣớc cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến
sự tiêu thụ thức ăn, chất lƣợng nƣớc giảm dẫn tới sự tiêu thụ thức ăn giảm, kéo
theo việc giảm năng suất (Lƣu Hữu Mãnh et al., 1999), hàm lƣợng muối và
pH trong nƣớc gây ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng vitamin và một số loại

11


thuốc (NRC, 1994). Cần đảm bảo vệ sinh nguồn nƣớc, phẩm chất nƣớc và
lƣợng nƣớc trƣớc khi cho gà sử dụng (Bùi Quang Toàn et al.,1980).
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG
SUẤT CỦA GÀ THỊT
2.3.1 Giống
Việc chọn đƣợc một giống gà thịt cho năng suất cao, phẩm chất thịt tốt là
rất quan trọng. Theo Lê Hồng Mận (2003) giống gà công nghiệp đƣợc tạo ra
theo hƣớng chuyên dụng thịt có năng suất cao và tiêu tốn thức ăn thấp. Giống

gà chuyên dụng thịt lớn nhanh, nhiều thịt và ngon. Gà có đầu thô, mào đơn
hoặc kép, mình hình chữ nhật hay vuông, hơi tròn, xƣơng to, chân to, bắp thịt
nhiều và lƣờn phát triển.
Để chọn đƣợc một giống gà tốt, thịt nhiều, tăng trọng nhanh, ít tiêu tốn
thức ăn cần có kiến thức về các giống gà hiện có. Tuy nhiên, đa số các giống
gà thịt cao sản đều đƣợc nhập từ nƣớc ngoài, chúng đang đƣợc lai tạo để cho
ra giống gà tốt, phù hợp với đều kiện sống ở Việt Nam. Có thể kể đến một số
giống gà chuyên dụng thịt nhƣ: Cornish, Hybro, Abor Acres, Ross (208, 308,
508), Cobb và Lohmann thịt…
2.3.2 Yếu tố di truyền
Bùi Xuân Mến (2007) cho rằng trong một quần thể không đƣợc chọn
lọc, tính di truyền về tốc độ tăng trọng của gà là rất cao. Ƣớc lƣợng hệ số di
truyền có thể đạt đƣợc từ 0,4-0,8. Tuy nhiên, sự chọn lọc tiếp tục về tốc độ
tăng trƣởng sẽ dẫn tới giảm sự biến đổi di truyền và kết quả về khả năng di
truyền của các tính trạng trở nên rất thấp. Kích thƣớc cơ thể, tốc độ tăng trọng
và sự sản xuất của gia cầm phụ thuộc di truyền của gia cầm.
Trong lai giống ngƣời ta có thể tạo ra con lai thƣơng phẩm từ sự kết hợp
của hai hay nhiều giống. Trong nhân giống gà thịt cƣờng độ chọn lọc cần áp
dụng dòng trống về các tính trạng nhƣ chất lƣợng thịt và hiệu quả sử dụng
thức ăn. Trong khi đó các tính trạng kể trên lại áp dụng cƣờng độ chọn lọc
thấp hơn cho dòng mái.
2.3.3 Chuồng trại
Trong điều kiện chăn nuôi hiện đại, chuồng nuôi cùng với các thiết bị
chuồng trại có ảnh hƣởng rất lớn đến sự sinh trƣởng và phát triển của vật nuôi.
Một chuồng nuôi tốt phải đáp ứng đƣợc đầy đủ các tiêu chuẩn về môi trƣờng
khí hậu cũng nhƣ điều kiện vệ sinh hợp lý.

12



Đối với gà thịt thƣơng phẩm, nuôi chủ yếu theo phƣơng thức công
nghiệp thì khâu vệ sinh thú y có vai trò đặt biệt quan trọng. Do gà thịt thƣơng
phẩm có sức sinh trƣởng nhanh nên khả năng chống chịu với bệnh tật kém vì
vậy công tác vệ sinh thú y phải thực hiện hết sức nghiêm ngặt. Trƣớc khi nhập
gà về cũng nhƣ sau khi xuất gà đi chúng ta cần thực hiện vệ sinh khử trùng
chuồng trại và các khu vực xung quanh. Chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đông và tiêm phòng đầy đủ một số vaccine cho gà.
Trong các trang trại gà thƣờng nuôi với số lƣợng lớn khi công tác thú y không
đƣợc đảm bảo sẽ xảy ra dịch bệnh gây tổn thất lớn cho nhà chăn nuôi.
Gà thịt thƣơng phẩm đặc biệt nhất là giống gà cao sản có tốc độ sinh
trƣởng và phát triển rất mạnh, nhƣng sức đề kháng của cơ thể với môi trƣờng
sống kém hơn, vì vậy nó chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi các yếu tố môi trƣờng
trong chuồng nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ nuôi…
Theo Newmeister (1978), các yếu tố nhƣ quá nóng, quá lạnh, ẩm độ quá cao
hay quá thấp, mật độ nuôi quá đông, độ thông thoáng trong chuồng nuôi kém
sẽ gây tác động xấu đến quá trình sinh trƣởng của gia cầm.
2.3.4 Chế độ nuôi dƣỡng
Ngoài việc đáp ứng đầy đủ về nhu cầu dinh dƣỡng cho gà thịt nhƣ đã
đƣợc đề cập, một chế độ nuôi dƣỡng tốt cần phải đảm bảo tốt về thức ăn và
nƣớc uống. Chế độ nuôi dƣỡng tốt là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả
năng sinh trƣởng của gà thịt.
Thức ăn
Thức ăn là một trong các yếu tố cơ bản nhất để gà sinh trƣởng và phát
triển tốt. Trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp, thức ăn thƣờng đƣợc chia làm 3
loại là thức ăn khởi động cho gà từ 0-2 hoặc 3 tuần tuổi, thức ăn cho gà sinh
trƣởng từ 4-5 tuần tuổi và thức ăn kết thúc (vỗ béo) 6-7 tuần tuổi. Nhìn chung
các loại thức ăn này đều có mức năng lƣợng và protein cao (Bùi Xuân Mến,
2007).
Theo Lê Hồng Mận (2003) vào mùa nóng gà thƣờng ăn giảm 10% thức
ăn, do đó phải tăng 1,5-2% protein thô vào 100 Kcal/kg TĂ, tăng thêm

vitamin C và B1. Vào mùa lạnh dƣới 18oC nên giữ mức năng lƣợng nhƣng
giảm 1,5-2% protein thô, vì gà tăng 10% thức ăn so với tiêu chuẩn 25oC. Bên
cạnh đó, cần đặc biệt chú ý đến chất lƣợng cũng nhƣ việc quản lí dữ trữ thức
ăn, không để bị ẩm ƣớt hoặc sử dụng thức ăn quá hạn.

13


Nước uống
Nƣớc là yếu tố quan trọng không thể thiếu không chỉ đối với gia cầm mà
cần thiết với tất cả sự sống. Nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến sự sinh trƣởng và
phát triển của gà thịt. Nguồn nƣớc sạch và lƣợng nƣớc dồi dào là yếu tố tiền
đề để giúp chăn nuôi phát triển tốt. Theo Lê Hồng Mận (2003) việc đảm bảo
một số lƣợng nhất định máng uống trong chuồng nuôi là rất cần thiết, gà nhận
đủ lƣợng nƣớc uống theo yêu cầu cho một ngày đêm thì mới có thể đạt đƣợc
tốc độ tăng trọng của giống.
2.3.5 Điều kiện tiểu khí hậu
Môi trƣờng khí hậu trong chuồng chăn nuôi gia cầm có ảnh hƣởng lớn
đến sức khỏe của ngƣời chăn nuôi cũng nhƣ gia cầm sống trong chuồng. Khi
điều kiện khí hậu trong chuồng không đạt tiêu chuẩn, có khả năng xảy ra các
bệnh về hô hấp, tiêu hóa và rối loạn thần kinh. Các yếu tố nhƣ nhiệt độ, ẩm độ,
ánh sáng, sự thông thoáng đều ảnh hƣởng đến con ngƣời và gia cầm
(Hulzebosch, 2004).
2.3.5.1 Nhiệt độ và ẩm độ
Nhiệt độ môi trƣờng là yếu tố ảnh hƣởng rõ rệt đến sinh trƣởng của gia
cầm. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hƣởng tới sinh trƣởng của gia
cầm. Khi nhiệt độ quá cao gà sẽ giảm lƣợng thu nhận thức ăn, mất năng lƣợng
để làm mát cơ thể, nóng quá gà sẽ chết. Khi nhiệt độ thấp gà phải sản sinh ra
một lƣợng năng lƣợng để chống lại làm ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng
của gà. Nhiệt độ môi trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn đến nhu cầu năng lƣợng và

protein của gà. Khi nhiệt độ môi trƣờng tăng nhu cầu về năng lƣợng và protein
giảm.
Theo Hulzebosch (2004) cho rằng trung bình nhiệt độ cơ thể của gà thịt
khá cao từ 41-42oC, nhiệt độ này khá ổn định. Sự co và dãn các mạch máu
cùng với tốc độ tỏa nhiệt ảnh hƣởng đến hô hấp và duy trì, nó ảnh hƣởng đến
nhiệt độ cơ thể của gà. Vì vậy, phải mất một thời gian trƣớc khi cơ chế tiết
nhiệt bắt đầu hoạt động ở gà con và gà lớn có thể chịu đựng môi trƣờng nhiệt
cao hơn. Nhiệt độ quan trọng đối với gà thịt phụ thuộc rất nhiều vào tuổi tác.
Theo Dƣơng Thanh Liêm (2003), nhiệt độ duy trì ở mức 20-25oC thích hợp
cho sự sinh trƣởng và phát triển tối đa cho gà thịt. Ở nƣớc ta, vào mùa hè để
cho gà sinh trƣởng và phát triển tốt khi phải sử dụng khẩu phần có mức năng
lƣợng cao cần phải tăng hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng khác (đặc biệt là
protein) để khi lƣợng thức ăn thu nhận thấp thì vẫn đủ các chất để gà sinh
trƣởng và phát triển bình thƣờng. Ngoài ra còn dùng các biện pháp khắc phục
chống nóng cho gà.
14


×