Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở đất tại huyện kế sách, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TNTN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG SẠT LỞ ĐẤT
TẠI HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG

Sinh viên thực hiện
NGUYỂN ĐẶNG NGỌC QUYÊN MSSV 3113833
Cán bộ hướng dẫn
ThS. BÙI THỊ BÍCH LIÊN

Cần Thơ, tháng 12 - 2014


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên, con xin gửi những lời tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo và tạo điều kiện cho con có được như ngày
hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô khoa Môi trường & Tài nguyên
thiên nhiên nói chung, và quý Thầy, Cô Bộ môn Quản lý Môi trường và Tài nguyên
thiên nhiên nói riêng đã truyền dạy cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong học
tập lẫn trong cuộc sống. Những tài sản đó chính là hành trang quý báu cho con đường


sau này của tôi.
Cám ơn sự giúp đỡ và dìu dắt tận tình của cô Bùi Thị Bích Liên đã hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Tôi xin cám ơn thầy Vũ Nam đã tận tình hướng dẫn và chia sẻ các kinh nghiệm,
kiến thức hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Kế Sách đã giúp đỡ, cung cấp những thông tin, tài liệu cho nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng, cho tôi gửi lời cám ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về
mặt tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc sức khỏe đến mọi người.
Chân thành cảm ơn!

Cần thơ, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Tác giả
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

i


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................................... iv

DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. vi
CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát........................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 1
1.3
Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................................... 3
2.1 Tổng quan về sạt lở bờ sông .................................................................................. 3
2.1.1 Các khái niệm .................................................................................................. 3
2.1.2 Nguyên nhân ................................................................................................... 3
2.1.3 Tác hại của sạt lở bờ sông ............................................................................... 5
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................................ 6
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 6
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 7
2.3 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 8
2.3.1 Giới thiệu về tỉnh Sóc Trăng ........................................................................... 8
2.3.2 Giới thiệu về huyện Kế Sách......................................................................... 10
2.3.3 Các vụ sạt lở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ..................................................... 17
2.3.4 Các vụ sạt lở trên địa bàn huyện Kế Sách ..................................................... 18
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................... 20
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 20
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 20
3.2 Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................... 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 20
3.3.1 Tiến trình nghiên cứu .................................................................................... 20
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21

CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................... 23
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................... 23
4.1 Hiện trạng sạt lở đất ở huyện Kế Sách, Sóc Trăng .............................................. 23
4.1.1 Xã An Mỹ ...................................................................................................... 23
4.1.2 Xã Nhơn Mỹ.................................................................................................. 25
4.1.3 Xã Trinh Phú ................................................................................................. 27
Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

ii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

4.1.4 Xã Kế Thành ................................................................................................. 28
4.2 Nguyên nhân gây sạt lở ........................................................................................ 30
4.3 Mức ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực sạt lở ............................ 34
4.3.1 Xã An Mỹ ...................................................................................................... 34
4.3.2 Xã Nhơn Mỹ.................................................................................................. 34
4.3.3 Xã Trinh Phú ................................................................................................. 35
4.3.4 Xã Kế Thành ................................................................................................. 35
4.3.5 Kết quả phỏng vấn......................................................................................... 36
4.4 Các biện pháp, chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương........................... 38
4.4.1 Xã An Mỹ ...................................................................................................... 38
4.4.2 Xã Nhơn Mỹ.................................................................................................. 39
4.4.3 Xã Trinh Phú ................................................................................................. 40
4.4.4 Xã Kế Thành ................................................................................................. 41
4.5 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác khắc phục hậu quả ở địa phương. .... 41
4.6 Đề xuất một số giải pháp ngăn ngừa và khắc phục phù hợp với tình hình tại

địa phương. ..................................................................................................................... 42
CHƯƠNG 5 ....................................................................................................................... 46
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 46
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 47
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 49

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

iii


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
4.1
4.2
4.3
4.4

Tên bảng
Hiện trạng nghiên cứu vùng sạt lở
Số hộ phỏng vấn
Mức ảnh hưởng đến đời sống
Trình độ học vấn của người dân

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)


Trang
23
36
36
37

iv


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.1
3.2
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7

4.8
4.9
4.10
4.11
4.12

Tên hình
Cỏ Vetiver
Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
Bản đồ hành chính huyện Kế Sách
Khắc phục các đoạn đê bao bị vỡ
Hình sạt lở tại nhà bà Nguyễn Thị Lành
Tiến trình thực hiện nghiên cứu
Tiến trình phỏng vấn
Nơi sạt lở ở xã An Mỹ
Hình ảnh sạt lở bờ kè vào tháng 9/2010
Hình ảnh khi sạt lở và hiện nay của nhà bà Lành
Hình ảnh sạt lở ở trước trường THCS Trinh Phú
Sạt lở đoạn đường đan ấp Ba Lăng
Khai thác cát trên sông
Bản đồ thể hiện vị trí sạt lở
Ý kiến của người dân về nguyên nhân sạt lở
Biểu đồ thể hiện nguyện vọng của người dân vùng sạt lở
Biển báo khu vực sạt lở
Trồng cỏ Vetiver chống sạt lở
Kè lát mái bằng thảm tấm bêtông

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

Trang

7
9
11
18
19
21
22
24
26
27
28
29
32
33
37
38
39
43
45

v


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP: Chính Phủ
GTTL: Giao thông thủy lợi

KS: Kế Sách
ST: Sóc Trăng
QĐ: Quyết Định
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
VP: Văn phòng

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

vi


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1

Những năm gần đây, hiện tượng sạt lở đất xảy ra liên tục ở nhiều xã của huyện
Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Nó gây nên những tổn thất nặng nề cho tài sản của nhân dân,
Nhà nước; đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người dân sống ven sông, kênh, rạch;
phá hủy các công trình công cộng; gây cản trở công cuộc phát triển bền vững cho cộng
đồng địa phương. Con số thiệt hại sẽ ngày càng cao nếu không kịp thời khắc phục.
Sạt lở đất làm cho tài nguyên và môi trường bị tác động xấu đáng kể. Trước hết,
dân mất đất ở, nhà cửa bị sập, có gia đình mất cả đất canh tác… trở thành vô sản, cuộc
sống rất khó khăn. Tiếp đến, giao thông bộ, đường thủy bị cản trở, tắc nghẽn, lưu
thông hàng hóa gián đoạn làm cho kinh doanh trở nên ảm đạm… cuộc sống của dân

càng khó khăn hơn.
Hậu quả sạt lở đất gây ra thật nặng nề. Nó gây bất ổn trong khu dân cư. Người
dân đã bộc lộ sự hoang mang, lo lắng về cuộc sống của mình. Các cấp chính quyền
cũng tỏ ra lúng túng, chưa đưa ra các chính sách phù hợp với hoàn cảnh và mong
muốn của cộng đồng trong vùng bị ảnh hưởng.
Với thực trạng trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp
khắc phục tình trạng sạt lở đất tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện
nhằm tìm hiểu rõ nguyên nhân và từ đó đề xuất các biện pháp ngăn chặn, khắc phục và
chính sách hợp lý trong công tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất tại địa phương.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

1.2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tình trạng sạt lở đất hiện tại và đưa ra một số giải pháp khắc phục tại
huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Xác định hiện trạng và những thiệt hại do sạt lở đất ở huyện Kế Sách, Sóc
Trăng.

-

Xác định các nguyên nhân gây nên sạt lở.

-

Đề xuất một số giải pháp ngăn ngừa và khắc phục hậu quả do sạt lở đất.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


1.3
-

Khảo sát hiện trạng sạt lở đất tại huyện Kế Sách, Sóc Trăng
+ Vị trí, khu vực bị sạt lở
+ Tình trạng sạt lở

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

1


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

+ Xác định khu vực có nguy cơ tiềm ẩn.
-

Tìm hiểu nguyên nhân gây sạt lở.

-

Mức ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực bị sạt lở.

-

Tìm hiểu các biện pháp, chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương.


-

Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết và khắc phục
hậu quả sau sạt lở của địa phương.

-

Tìm hiểu và phân tích các giải pháp ngăn ngừa và khắc phục phù hợp.

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

2


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1

TỔNG QUAN VỀ SẠT LỞ BỜ SÔNG

2.1.1 Các khái niệm
Sạt lở bờ sông, bờ biển là hiện tượng mất ổn định và chuyển dịch khối đất, đá
tự nhiên của bờ sông, suối, bờ biển, đảo do tác động của các yếu tố chấn động địa chất,
mưa lớn, dòng chảy, sóng, biến đổi mực nước và các tác động khác (sau đây gọi chung
là sạt lở).
Xử lý sạt lở là hoạt động nhằm khắc phục, ngăn chặn, hạn chế sạt lở giữ ổn định

bờ sông, suối, bờ biển, đảo; trường hợp không ngăn chặn, hạn chế kịp thời sạt lở sẽ
gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại về tính mạng, tài sản, công trình hạ tầng của
nhân dân và Nhà nước.
2.1.2 Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây nên sạt lở đất trong đó có thể chia làm hai nhóm
chính là: nguyên nhân tự nhiên và do con người…
 Tự nhiên
+ Do cấu tạo vùng bờ, hướng bờ
Hầu như toàn bộ vùng bờ được cấu tạo bởi lớp phù sa cổ với thành phần chủ
yếu là bùn sét màu nâu, bùn sét màu nâu chứa cát có lẫn vụn vỏ xác thực vật (dạng lớp
kép). Nhiều nơi vùng bờ được cấu tạo bởi lớp phù sa mới.
Các thành tạo trầm tích phù sa cổ khi được lớp thảm thực vật phủ dày, trong
điều kiện môi trường ẩm ướt cao thì độ dẻo và độ kết dính tốt, còn những nơi thảm
thực vật thưa thớt hoặc không có thảm thực vật che phủ, khi bị phơi nắng thiếu nước
thường xuyên, chúng mất nước dần, co rút lại, hậu quả là bị nứt nẻ, trở nên khô xốp và
khi thấm nước trở lại chúng bị bở rời, tơi vụn ra. Khi đó chỉ cần động lực rất nhỏ (sóng
gió), chúng đã bị nước làm dịch chuyển và mang đi. Đây là một điều kiện thuận lợi để
quá trình sạt lở bờ trong vùng diễn ra mạnh mẽ.
Cùng với cấu tạo vùng bờ, hướng đường bờ cũng là yếu tố quan trọng để quá
trình bồi tụ hoặc xói lở bờ diễn ra. Kết quả khảo sát, phân tích cho thấy, tại các khu
vực có đường bờ mở thuần túy quá trình xói lở xảy ra với cường độ mạnh, những nơi
có đường bờ được che kín phần nào đó thì hoặc diễn ra quá trình bồi tụ - xói lở xen kẽ
hoặc chỉ diễn ra quá trình bồi tụ.
+ Chế độ thủy văn
Yếu tố thủy văn của hệ thống sông có sự thay đổi lớn giữa các mùa trong năm.
Vào mùa lũ, lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn, làm xói mòn đáy sông và ven bờ, sự
Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

3



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

chênh lệch khoảng cách giữa mực nước triều cường mùa lũ và mùa khô hơn 3 mét.
Mực nước chân triều cường thấp nhất sẽ làm giảm sức nâng của nước với bờ, dễ xảy ra
hiện tượng trượt bờ.
+ Sóng
Sóng có thể do gió hay do tàu thuyền đi lại trên sông gây ra. Sóng do gió gây ra
sạt lở bờ thường xảy ra ở các vùng cửa sông, nơi có đà gió dài. Chế độ sóng tại khu
vực nghiên cứu hình thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa đông sóng có hướng định hành là Đông Bắc chiếm khoảng 75 – 85%, độ
cao sóng trung bình khoảng 2 – 3,5 m. Sóng lớn có tần suất xuất hiện nhiều nhất vào
tháng 11, với độ cao sóng cực đại có thể lên đến 5 – 6 m.
- Mùa hè sóng chủ yếu có hướng Tây Nam hoặc Tây. Độ cao sóng trung bình
khoảng 2 – 3 m. Sóng hướng Tây Nam có tần suất xuất hiện cực đại vào tháng 8 – 9,
với độ cao cực đại 4 – 5 m. Thời gian lặng sóng hoặc sóng yếu trong năm chỉ xấp xỉ
2%.
Sóng vỗ vào bờ tạo áp lực, tạo dòng chảy ven bờ gây sạt lở có thể nhận thấy ở
hầu hết các vùng cửa sông và ven biển như cửa Trần Đề, cửa Định An. Tác động của
sóng sẽ tạo nên áp lực lên mái bờ, dòng chảy ven bờ đoạn cửa sông, ven biển gây nên
sự mất ổn định của bờ dẫn tới bờ bị sạt lở.
+ Tác động của dòng chảy
Khi dòng chảy có vận tốc lớn hơn vận tốc khởi động bùn cát của lòng dẫn sẽ
làm cho lòng dẫn bị đào xói, khối đất phản áp của mái bờ bị suy giảm dần. Đến một
thời gian nhất định mái bờ sẽ bị mất ổn định và sạt lở sẽ xảy ra. Xói lở dạng này
thường xảy ra vào thời gian đầu mùa mưa, thời điểm mực nước kiệt. Các đợt sạt lở xảy
ra ngắt quãng và có chu kỳ dài hơn so với dạng sạt lở do sóng thuyền bè gây ra. Tuy
nhiên khối đất mỗi một đợt sạt lở thường lớn hơn và nguy hiểm hơn.

 Con người
+ Hoạt động giao thông thủy
Giao thông thủy phát triển nhanh, nhất là các phương tiện có tốc độ lớn, gây
nên sóng lớn, tạo dòng chảy rối, cuốn bốc các hạt bùn, cát khỏi sườn bờ hoặc phần
chân sườn bờ; phương tiện giao thông thủy lưu thông tạo sóng, neo đậu tàu, xà lan trái
phép gây hư hại bờ và cây bảo vệ bờ làm đất đai bị xói lở theo. Lâu dần, đất đai cũng
bị sạt lở.
+ Xây dựng các công trình trên sông, ven sông;
Việc xây dựng nhà cửa đã làm biến đổi rất nhiều chế độ dòng chảy, gây ra xói
mòn ở quanh khu vực đó. Bởi vậy, những nơi nào nhà cửa ở ven bờ sông nhiều, không
được quy hoạch đúng trình tự thì xung quanh nơi đó, sạt lở diễn ra trầm trọng hơn.
Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

4


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Ngoài ra, các hoạt động xây dựng nhà cửa, kho tàng, nhà hàng và lập các bến
bãi vật liệu xây dựng… làm gia tăng tải trọng trên nền đất yếu tạo ra áp lực, gây hiện
tượng nén lún, ép trồi khối đất bờ ra mái bờ làm mất ổn định mái bờ sông dẫn đến
nguy cơ sạt lở.
Việc xây dựng công trình bảo vệ bờ tự phát không theo quy hoạch
chung, không đúng yêu cầu kỹ thuật và không được cấp có thẩm quyền cho
phép khiến lòng sông bị thu hẹp, dẫn đến tốc độ dòng chảy tăng nhanh gây sạt lở.
Ảnh hưởng của các mố, trụ cầu giao thông làm thay đổi, cản trở dòng chảy.
+ Nạo vét lòng kênh, rạch, luồng chạy tàu;
Việc nạo vét lòng sông, kênh, rạch, luồng tàu chạy không tuân thủ theo quy

trình, theo lưu vực thoát nước đã làm hư hại các cây chắn sóng, làm thay đổi chế độ
dòng chảy, tăng độ dốc mái bờ, nhất là vùng đất yếu, làm thay đổi hướng và cường độ
dòng chảy... là những khả năng gây nên sạt lở.
+ Các hoạt động khai thác cát, khai thác đất bãi.
Khai thác vật liệu xây dựng với khối lượng ngày càng lớn, vượt mức tái tạo do
bùn, cát từ thượng lưu đổ về, làm tăng độ dốc sườn bờ, thay đổi dần lòng dẫn... nên sạt
lở là điều khó tránh khỏi.
Tình trạng sạt lở đất ở khu vực ven sông còn do tình trạng khai thác cát trái
phép diễn ra tràn lan, ở hầu hết các dòng sông chính trong khu vực.
Ngoài ra, việc rừng đầu nguồn bị khai thác quá mức cũng là một nguyên nhân
dẫn đến việc thay đổi dòng chảy và chế độ bùn cát của hệ thống sông, gây tác động
xấu đến diễn biến lòng sông.
2.1.3 Tác hại của sạt lở bờ sông
Sạt lở bờ sông là một loại hiểm họa mà khó có thể đoán trước được vì thế mà
nó gây ra nhiều tổn thất cho con người và xã hội. Có thể gây nên các thiệt hại về
người, vật chất, kinh tế, xã hội, môi trường, gây mất đa dạng sinh học,….
Tác hại đầu tiên mà sạt lở đất gây ra là có thể gây chết người hoặc bị thương.
Bên cạnh đó, còn làm cho người dân sống trong vùng sạt lở luôn cảm thấy bất an, lo
lắng khi mà tính mạng và tài sản của mình luôn bị đe dọa.
Nó gây nên nhiều thiệt hại về tài sản của người dân cũng như của Nhà nước. Sạt
lở làm cho người dân bị mất nhà cửa, mất đất canh tác; phá hủy các công trình công
cộng, gây cản trở giao thông, tổn thất hàng tỷ đồng.
Nền kinh tế của địa phương cũng vì vậy mà bị trì trệ, trở nên đi xuống. Đời
sống của người dân càng khó khăn hơn khi đã bị mất một lượng lớn tài sản, mất nơi
sinh sống và buôn bán. Bên cạnh đó, giao thông bộ, thủy bị cản trở, tắc nghẽn, lưu
Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

5



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

thông hàng hóa gián đoạn làm cho các hoạt động kinh doanh trở nên ảm đạm. Gây cản
trở công cuộc phát triển của cộng đồng địa phương.
Về xã hội, sạt lở đất gây mất ổn định khu dân cư, làm cho người dân hoang
mang, lo lắng cho cuộc sống của mình. Nó còn kéo theo nhiều vấn đề về giáo dục, các
tệ nạn do kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.
Sạt lở làm cho tài nguyên và môi trường bị tác động xấu đáng kể. Nó tác động
trực tiếp đến môi trường đất và nước, gây mất đất canh tác; lượng bùn đất, rác thải từ
các công trình, nhà cửa đổ xuống sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Ngoài ra,
sạt lở còn gây bồi lắng lòng sông, làm thay đổi chế độ dòng chảy, tăng tốc độ dòng
chảy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sạt lở xảy ra ngày càng
nhiều.
Sạt lở đất còn làm cho các loài sinh vật mất môi trường sống, làm thay đổi cấu
trúc đất gây cho một số loài sinh vật không thể thích ứng; các chế độ của dòng chảy
cũng thường xuyên bị đảo lộn làm hệ sinh thái ven bờ sông không thích nghi kịp, làm
mất đa dạng sinh học.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.2

2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo nghiên cứu mới đây (2012) của Đại học Durham (Vương quốc Anh), giáo
sư David Petley, tác giả chính của nghiên cứu Mô hình toàn cầu về tử vong do sạt lở
đất, ông cho biết trong khoảng thời gian bảy năm từ 2004 đến 2010, hơn 32.300 người
bị thiệt mạng trong 2.620 vụ sạt lở đất trên khắp thế giới.
Trung Quốc đứng đầu về con số tử vong với 6.860 trường hợp tử vong, tiếp theo
là Haiti với 4.475 trường hợp, Philippines với 4.583 trường hợp, Ấn Độ 2.415 trường

hợp, Indonesia 2.078 trường hợp, Guatemala 2.001 trường hợp và Pakistan 1.023
trường hợp.
Theo giáo sư Petley, lở đất là một mối nguy hiểm toàn cầu đòi hỏi một sự thay
đổi lớn trong nhận thức và chính sách. Ông chỉ ra những biện pháp có thể làm để quản
lý và giảm thiểu nguy cơ sạt lở đất như kiểm soát sử dụng đất, chủ động quản lý rừng
và hướng dẫn phát triển xa các khu vực dễ bị tổn thương.1
Đã có nhiều biện pháp cũng như công nghệ và ứng dụng mới được áp dụng
trong phòng chống và khắc phục sạt lở đất:

1

-

Công nghệ Geo-Tube hoặc Geocontainer của Mỹ.

-

Công nghệ Stabiplage được công ty Espace Pur (Pháp)

-

Ứng dụng Gis và Viễn thám.

Nguồn: />
Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

6


Luận Văn Tốt Nghiệp

-

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Sử dụng các loại thực vật thân thiện với môi trường: trồng cỏ Vetiver
(Chrysopogon zizanioides hay Vetiveria zizanioides, Dừa Nước (Nypa
fruticans), Cây Gừa (Ficus microcorpa), Bầm Chua (Sonneratia caseolaris (L.)
Engl)…

Hình 2.1 Cỏ Vetiver
(Nguồn: />
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Cũng như nhiều nước trên thế giới, sạt lở bờ sông cũng đang là vấn đề lớn bức
xúc hiện nay ở nước ta. Sạt lở bờ diễn ra ở hầu hết các triền sông và ở hầu hết các địa
phương có sông. Sạt lở bờ sông ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và xã hội của địa
phương. Ở vùng hạ lưu hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, hệ thống sông ngòi miền
Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, vì dòng sông mang nhiều bùn cát lại chảy trên
một nền bồi tích rất dễ xói bồi nên quá trình xói lở - bồi đọng diễn ra liên tục theo thời
gian và không gian. Xói lở và bồi đọng không chỉ diễn ra vào mùa lũ mà còn vào mùa
kiệt. Đặc biệt trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, hiện tượng sạt lở diễn ra với
chu kỳ nhanh hơn, cường độ mạnh hơn, thời gian kéo dài hơn và có nhiều dị thường.
Ở Việt Nam, để đối phó với hiện tượng sạt lở bờ sông, hàng năm đã phải đầu tư
hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng các công trình bảo vệ bờ sông trên khắp cả nước.
Tại hội thảo khoa học “Sạt lở đất và quan trắc – Kinh nghiệm tại Thái Lan và
bài học cho Việt Nam” vào ngày 27/04/2012, các hệ thống cảnh báo, dự đoán sạt lở
đất đã được giới thiệu. Theo đó, các thiết bị quan trắc đặt tại các mái dốc trong nghiên
cứu của GS. Hiroyasu Ohtsu tại Thái Lan và Nhật Bản được hỗ trợ bởi các thiết bị ra
Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

7



Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

đa theo dõi dòng chảy trước mặt, sự thấm của nước mưa vào các tầng đất của mái dốc,
qua đó tính toán được khả năng sạt lở của mái dốc.2
Liên quan đến chống sạt lở, bảo vệ môi trường tại một hội thảo quốc tế tại Đà
Nẵng vừa qua về cỏ Vetiver - "lá chắn” chống sạt lở hiệu quả và ít tốn kém nhất hiện
nay, các nhà nghiên cứu tiếp tục chứng minh do bộ rễ phát triển mạnh thành chùm, đan
xen trong đất và có thể chịu lực bằng 1/6 lần so với bê-tông, nên hàng rào Vetiver có
tác động đệm rất tốt, chống được xói mòn nếu đặt theo đường đồng mức với khoảng
cách nhất định. "Với những ưu điểm: hiệu quả cao, chi phí thấp, áp dụng đơn giản,
thân thiện với môi trường, cỏ Vetiver đã trở thành sự lựa chọn để giảm nhẹ bất lợi của
thiên tai ở Việt Nam”, ông Trần Tân Văn - Viện nghiên cứu khoáng sản và tài nguyên
mỏ địa chất nhận xét. Bên cạnh đó còn sử dụng các loại thực vật có sẵn ở Việt Nam
như: Bầm Chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl), Dừa Nước (Nypa fruticans), Tràm
Chua (Melaleuca cabujuti), Mù U (Calophyllum inophyllum), Cây Gừa (Ficus
microcorpa)…3
Sử dụng các công nghệ mới: Công nghệ bêtông Miclayo sử dụng phụ gia CCSB
đây là sản phẩm TS Nguyễn Hồng Bỉnh, phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng
TP.HCM; ứng dụng Gis và Viễn thám trong đánh giá hiện trạng và hệ thống để cảnh
báo kịp thời ở Đà Nẵng theo nghiên cứu của TS Trương Phước Minh, Đại học Đà
Nẵng …
2.3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.3.1 Giới thiệu về tỉnh Sóc Trăng [4]

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ
lưu sông Hậu, trên trục lộ giao thông thủy bộ nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các
tỉnh miền Tây Nam bộ. Có bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn Định An, Trần Đề,
Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông.
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231
km, cách Cần Thơ 62 km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre
và Tiền Giang. Tính đến năm 2010, đơn vị hành chính của tỉnh có 10 huyện, 01 thành
phố với 109 xã, phường, thị trấn. Vị trí tọa độ: 9012’ - 9056’ vĩ Bắc và 105033’ 106023’ kinh Đông.
Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và
8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long).
Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
 Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang;
2

Nguồn: a/vn/news-event/157/990_hoi-thao-ve-su-co-sat.html
Nguồn: />
3

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

8


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

 Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu;
 Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh;

 Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt gần 1.303.700 người, mật
độ dân số đạt 394 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 339.300
người, dân số sống tại nông thôn đạt 964.400 người. Dân số nam đạt 647.900 người,
trong khi đó nữ đạt 655.800 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương
tăng 9,4 %.
GDP bình quân đầu người tăng nhanh, từ 1.157 USD tăng lên 1.863 USD. Kết
cấu hạ tầng trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư từng bước phục vụ cho
phát triển kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện, quốc phòng và an ninh được
giữ vững ổn định.
Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải
sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ
cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

Hình 2.2 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng
( Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Kế Sách, 2012 )

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

9


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

2.3.2 Giới thiệu về huyện Kế Sách [4]
a) Lịch sử huyện Kế Sách
Theo người dân địa phương: tên Kế Sách xuất phát từ cách gọi của người
Khmer Khsach (Phnor Khsắt: Giồng Cát) đọc trại thành Kế Sách. Kế Sách còn một tên

gọi khác là Cái Sách, xuất phát từ Vàm sông Kế Sách là nhánh của sông Hậu nên
khoảng thời gian truớc nông dân nơi đây gọi chợ Kế Sách là chợ Cái Sách hoặc chợ
ruộng.
Ngày 10 tháng 09 năm 1906, thực dân Pháp cho thành lập quận Kế Sách thuộc
tỉnh Sóc Trăng. Ngày 19 tháng 11 năm 1929, Pháp hủy bỏ tất cả các Nghị định thành
lập, khi đó quận Kế Sách bị giải thể. Ngày 01 tháng 01 năm 1930, quận Kế Sách thuộc
tỉnh Sóc Trăng lại được tái lập.
Năm 1949 giao huyện Kế Sách về cho tỉnh Cần Thơ quản lý. Năm 1954, trả
huyện Kế Sách về cho tỉnh Sóc Trăng. Từ năm 1958, lại giao huyện Kế Sách về cho
tỉnh Cần Thơ lần nữa. Huyện Kế Sách thuộc tỉnh Cần Thơ cho đến năm 1975.
Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số
17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập một
tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang. Lúc này, huyện Kế Sách trực thuộc tỉnh Hậu Giang.
Ngày 21 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 174CP về việc chia một số xã thuộc huyện Kế Sách, tỉnh Hậu Giang như sau:
+ Chia xã Ba Trinh thành hai xã lấy tên là xã Ba Trinh và xã Trinh Phú.
+ Chia xã Kế An thành hai xã lấy tên là xã Kế An và xã Kế Thành.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh
Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Kế Sách thuộc tỉnh Sóc
Trăng cho đến ngày nay.
Ngày 19 tháng 7 năm 2013, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết
số 87/NQ-CP về việc thành lập thị trấn An Lạc Thôn thuộc huyện Kế Sách.
b) Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Huyện Kế Sách là huyện ở phía Bắc tỉnh Sóc Trăng. Diện tích 342,87 km2,
chiếm 10,66%. Gồm 2 thị trấn (Kế Sách, An Lạc Thôn), 11 xã (An Mỹ, Nhơn Mỹ,
Thới An Hội, Kế An, Kế Thành, Đại Hải, Phong Nẫm, Xuân Hoà, An Lạc Tây, Ba
Trinh, Trinh Phú).
 Phía Đông giáp với tỉnh Trà Vinh.
 Phía Nam giáp với huyện Long Phú và huyện Châu Thành.
 Phía Tây giáp với tỉnh Hậu Giang.

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

10


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

 Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và tỉnh Vĩnh Long.
Huyện có vị trí nằm cách thành phố Sóc Trăng khoảng 20 km về phía Bắc, cách
thành phố Cần Thơ khoảng 50 km; nằm giáp ranh với tỉnh Trà Vinh và tỉnh Hậu
Giang; có quốc lộ 1A; quản lộ Nam Sông Hậu; các tỉnh lộ như 932, 932B, 932C,
932D, 927C, 939B và các đường huyện lộ; đường thủy sông Hậu, kênh Cái Côn chạy
qua địa bàn huyện là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế – văn hóa giữa các
địa phương trong và ngoài tỉnh. Thị trấn Kế Sách có diện tích 1.465,26 ha là trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện.

Hình 2.3 Bản đồ hành chính huyện Kế Sách
( Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Kế Sách, 2012)

+ Địa hình
Địa hình tương đối bằng ph ng, có hướng dốc nghiêng dần từ Đông sang Tây,
cao ở phía ven sông Hậu và thấp dần về phía Tây với nhiều vùng trũng tiếp giáp với
tỉnh Hậu Giang và huyện Châu Thành và được chia làm bốn dạng địa hình sau:
- Địa hình cao: nằm ven sông Hậu gồm các xã An Lạc Thôn, An Lạc Tây,
Nhơn Mỹ và một phần xã Xuân Hòa; có độ cao trung bình biến thiên từ 1 m – 1,5 m.
- Địa hình trung bình: bao gồm các xã An Mỹ, thị trấn Kế Sách, Thới An Hội,
một phần xã Kế Thành, một phần xã Xuân Hòa, một phần xã Trinh Phú và một phần
xã Kế An có độ cao trung bình từ 0,8 m – 1 m.


Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

11


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

- Địa hình thấp: tập trung ở các xã Đại Hải, xã Kế Thành, một phần xã Trinh
Phú, một phần xã Kế An, một phần xã Xuân Hòa có độ cao trung bình từ 0,3 m – 0,8
m.
- Địa hình các cù lao: nằm trên sông Hậu, bao gồm các xã Phong Nẫm, cù lao
An Tấn, cù lao An Công thuộc xã An Lạc Tây và cù lao Mỹ Phước thuộc xã Nhơn
Mỹ.
+ Đặc điểm khí hậu
Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu vùng đồng bằng sông
Cửu Long với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
 Nhiệt độ
Trung bình hằng năm tương đối ổn định, mùa khô nhiệt độ dao động mạnh hơn
mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm 26,80C, cao nhất 320C; thấp nhất 230C
 Chế độ n ng
Bình quân cả năm có 7 giờ nắng trong ngày, nắng nhiều vào các tháng 3,4,5.
Tổng số giờ nắng trong năm là 2.396 giờ.
 Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.846 mm và phân bố không đồng đều
trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 8,9,10. Lượng mưa phân bố không đồng
đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mưa lượng nưa chiếm trên 90% tổng lượng

mưa cả năm, tổng số ngày mưa trung bình là 136 ngày/năm. Mùa khô (từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau) hầu như không có mưa trong khi lượng bốc hơi cao dẫn đến tình
trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
 Độ m
Độ ẩm trung bình năm là 83 – 87%, độ ẩm cao nhất (tháng 9,10) là 88%, độ ẩm
thấp nhất (tháng 2, 3, 4) là 76%.


ượng bốc hơi

Biến đổi theo mùa, lượng bốc hơi trung bình 2,25 mm/ngày đêm, lượng bốc hơi
lớn nhất (vào tháng 3) 3 mm/ngày đêm, lượng bốc hơi thấp nhất 1,7 mm/ngày đêm tập
trung vào tháng mưa nhiều.
 Chế độ gió
Trong năm có 2 mùa gió chính, gió mùa Tây Nam được hình thành từ tháng 5
đến tháng 11; gió mùa Đông Bắc được hình thành từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Tốc độ gió trung bình 2 m/s.

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

12


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

+ Chế độ thủy văn
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy văn sông Hậu và chế độ bán nhật triều
biển Đông, là địa bàn được cung cấp nguồn nước ngọt khá dồi dào, hầu hết diện tích

đất trồng cây hàng năm có đủ nước ngọt để sản xuất 2 – 3 vụ/năm. Đồng thời có nhiều
thuận lợi cho phát triển nuôi cá nước ngọt ven sông Hậu, nuôi ở các vùng cồn, bãi,
nuôi trong mương vườn và nuôi kết hợp trồng lúa.
Tuy nhiên, do chế độ thủy văn trên sông Hậu chịu tác động trực tiếp của chế độ
bán nhật triều biển Đông có biên độ lớn (biên độ triều trung bình từ 3 – 3,5m tại Cái
Côn) nên về mùa kiệt, nước mặn có thể xâm nhập sâu đến phà Đại Ngãi (ở mức 1%0,
số liệu quan trắc ngày 24/04/2004 của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2). Cần
đầu tư kiên cố hóa hệ thống bờ bao để chống xâm nhập mặn và giữ nước ngọt.
+ Các tài nguyên
 Tài nguyên đất
Qua kết quả tham khảo bản đồ đất của Hội khoa học đất Việt Nam và Sở Địa
chính Sóc Trăng năm 1999 cho thấy, trên địa bàn huyện Kế Sách có 5 nhóm như
sau:
a. Đất phù sa (P) có diện tích 6.324,05 ha, chiếm 17,91% tổng diện tích tự
nhiên của huyện. Nhóm đất này được hình thành do bồi đắp của Sông Hậu và mạng
lưới sông rạch chằng chịt, đồng thời chịu ảnh hưởng thường xuyên của hoạt động thủy
triều biển Đông.
Nhóm đất phù sa chia thành 3 đơn vị đất gồm:
- Đất phù sa trung tính ít chua (P): diện tích 31,25 ha, tập trung ở các cù lao
giữa sông Hậu và ven bờ sông Hậu (xã Phong Nẫm). Đất này có phản ứng trung tính ít
chua, có độ no bazơ cao, hàm lượng chất hữu cơ trung bình, đạm, lân, kali tổng số
trong đất đều thuộc loại trung bình đến khá và giàu, lân dễ tiêu trung bình, kali dễ tiêu
nghèo, canxi trao đổi khá.
- Đất phù sa glây (Pg): diện tích 177,40 ha, tập trung ở xã Xuân Hòa, hình
thành ở địa bàn trung bình và thấp, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Đất có thành
phần cơ giới nặng, có phản ứng chua ở tầng mặt, giàu đạm tổng số ở tầng mặt và giảm
nhanh xuống ở tầng đất sâu, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và dễ tiêu
trung bình.
- Đất phù sa đốm gỉ (Pb): diện tích 6.115,4 ha, hình thành phổ biến ở địa hình
bằng đến cao, chịu ảnh hưởng của thủy triều từ trung bình đến mạnh. Đất này phổ biến

nhất tại huyện Kế Sách (các xã Xuân Hòa, An Lạc Thôn, Trinh Phú, An Lạc Tây,
Nhơn Mỹ). Đất có phản ứng hơi chua ở tầng mặt. Mùn, đạm tổng số giàu ở tầng mặt
giảm xuống ở tầng sâu. Lân tổng số hơi nghèo, kali tổng số trung bình, lân dễ tiêu
thấp, kali dễ tiêu giàu.
Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

13


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Đất phù sa là nhóm đất tốt ở Kế Sách thích hợp cho việc sử dụng đa dạng, có
thể phát triển nhiều loại cây hàng năm như: lúa, rau màu, cây lâu năm nhỏ, cây ăn quả,
cây công nghiệp.
b. Đất glây (Gl) có diện tích 446,40 ha chiếm 1,26% tổng diện tích tự nhiên của
huyện, phân bố tại các xã Xuân Hòa, Trinh Phú. Đất này hình thành và phát triển ở địa
hình thấp, trũng khó thoát nước, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Đất có mực
nước ngầm rất nông và hiệu ứng đọng nước quanh năm. Đất glây có thành phần cơ
giới lớp mặt là sét; phản ứng của đất chua; giàu chất hữu cơ; lân tổng số nghèo; kali
tổng số trung bình; lân và kali dễ tiêu đều nghèo.
Đất glây có thời gian ngập úng trên 6 tháng trong năm, thường chỉ trồng được
một vụ lúa, năng suất thấp và bấp bênh. Để nâng cao hiệu quả kinh tế cần chuyển
hướng sản xuất theo phương thức đa canh (lúa – nuôi trồng thủy sản hoặc lúa - vịt).
c. Đất mặn (M) có diện tích 6.221,20 ha, chiếm 17,63% của huyện. Kế Sách chỉ
có đất mặn ít, đất này được hình thành do ảnh hưởng của nước mặn thủy triều tràn vào
hoặc do nước mạch mặn. Diện tích, mức độ và động thái đất mặn ít rất phức tạp phụ
thuộc vào các yếu tố tự nhiên (thời gian mưa, lượng mưa, hoạt động của sông, biển…)
và hoạt động sản xuất (tưới tiêu, thau chua, rửa mặn, thay đổi cơ cấu cây trồng hay

mục đích sử dụng đất…). Do xa biển Đông nên hàng năm chỉ bị nhiễm mặn vào mùa
khô. Đất mặn ít tập trung ở các xã Kế An, Kế Thành, thị trấn Kế Sách, Nhơn Mỹ, bao
gồm:
- Đất mặn ít điển hình (Mi-h)
- Đất mặn ít gơlây nông có tầng đốm gỉ đậm mùn (Mig1bu).
Đất mặn ít có phản ứng dao động từ ít chua đến trung bình và kiềm yếu. Đa số
đất có hàm lượng hữu cơ cao, đạm tổng số trung bình, nghèo lân tổng số, kali tổng số
thuộc loại trung bình, kali và lân dễ tiêu nghèo.
Đất mặn ít có cấu trúc tốt độ phì khá, các chất dinh dưỡng cân đối thích hợp với
nhiều loại cây trồng như lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.
Ngoài ra, còn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt hoặc nước lợ.
d. Đất phèn (S) có diện tích 2.987,50 ha, chiếm 8,47% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện, được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa và vật liệu sinh phèn (xác thực
vật hoặc sét chứa lưu huỳnh). Đất phèn được chia làm ba đơn vị đất như sau:
- Đất phèn hoạt động (Sj): có diện tích 2.926,40 ha, phân bố tập trung ở các xã
Đại Hải, Ba Trinh, Xuân Hoà. Đất này có thành phần cơ giới nặng, thoát nước yếu, có
phản ứng rất chua (pHkcl = 3,0 - 4,0). Riêng đất phèn hoạt động nông, mặn có phản
ứng ít chua hơn. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất khá cao, lân tổng số và lân dễ tiêu
nghèo, kali tổng số và kali dễ tiêu trung bình.

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

14


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Hầu hết, diện tích đất này đã được đưa vào sử dụng trong nông nghiệp. Đây là

loại đất “có vấn đề” với nhiều hạn chế cho sinh trưởng phát triển của cây trồng như
cấu trúc kém, phản ứng rất chua, chứa nhiều độc tố dễ làm cây chết, thối rễ. Tuy nhiên
việc sử dụng, cải tạo đất phèn ở đây cũng có nhiều thuận lợi: nguồn nước ngọt dồi dào
từ mạng lưới kênh, rạch chằng chịt để ém, rửa phèn và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
phèn; phần lớn đất phèn chịu tác động đồng thời của quá trình phèn và mặn vì vậy
phản ứng đất đỡ chua hơn; nhân dân trong vùng đã có kinh nghiệm và truyền thống sử
dụng, cải tạo loại đất này bằng các biện pháp tổng hợp.
- Đất phèn tiềm tàng (Sp): có diện tích 61,10 ha, tập trung ở xã Xuân Hoà và
Ba Trinh, được hình thành ở địa hình thấp, ứ đọng gần như quanh năm, nơi có nhiều
xác thực vật, chứa vật liệu sinh phèn phát triển mạnh ở môi trường đầm mặn.
- Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng của đất rất chua, giàu chất hữu cơ
và đạm tổng số, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và kali dễ tiêu trung bình
đến khá.
Hiện nay, đất phèn tiềm tàng đã được khai thác trồng hai vụ lúa, phần còn lại
diện tích không đáng kể ở ven các lung còn bỏ hoang. Việc sử dụng đất này cần chú ý
đến các biện pháp cải tạo tổng hợp như thau chua, rửa mặn, chọn giống và phân bón
thích hợp.
e. Đất tác nhân (Nt) có diện tích 11.761,21 ha, chiếm 33,33% tổng diện tích tự
nhiên toàn huyện, phân bố rộng khắp các xã, thị trấn trong huyện. Đất này được hình
thành do hoạt động lên líp trồng cây lâu năm, làm vườn nên hình thái phẫu diện không
đồng nhất. Đặc điểm của đất phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc đất được khai thác và kỹ
thuật canh tác, thâm canh thường dày hơn 50 cm. Nhóm đất tác nhân đều có thuận lợi
là thoát nước tốt, khắc phục được nhiều hạn chế đối với sinh trưởng và phát triển của
cây trồng như mặn, phèn, ngập úng.
Hầu hết diện tích đất tác nhân đã và đang được sử dụng triệt để và có hiệu quả
trong sản xuất. Đất tác nhân được sử dụng rất đa dạng trong việc trồng màu, cây ăn
quả và nuôi trồng thuỷ sản ở mương líp.
 Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: nguồn nước trực tiếp cung cấp cho Kế Sách là sông Hậu
thông qua hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho

sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, đồng thời cung cấp một lượng lớn phù sa bồi đắp
liên tục cho đồng ruộng.
Về mùa mưa, nguồn nước mặt rất dồi dào do lượng mưa lớn và nước từ thượng
nguồn đổ về, góp phần cho đồng ruộng được thau chua, rửa mặn, ém phèn tạo điều
kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Về mùa khô, lượng nước mưa quá ít, lượng
bốc hơi cao làm cho nguồn nước mặt bị hạn chế, đất mất cân bằng nghiêm trọng, mặt
đất bị khô nứt nẻ. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xì phèn, bốc mặn làm tăng mức
Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

15


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

độ mặn trong đất, tăng diện tích đất phèn hoạt động. Đồng thời nước biển cũng nhập
sâu vào nội địa bàn cho diện tích đất ruộng bị nhiễm mặn tăng lên.
- Nguồn nước ngầm: khá dồi dào, nước ngầm mạch sâu từ 100 - 180 m, chất
lượng nước tốt để sử dụng cho sinh hoạt, nước ngầm mạch nông từ 5 – 30 m thường bị
mặn vào mùa khô.
 Tài nguyên nhân văn
Kế Sách có hơn 158 nghìn người, bao gồm các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng
chung sống tại 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Cộng đồng các dân tộc trong huyện
với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành một nền văn hoá phong phú, có
nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc.
Kế Sách là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách
mạng. Nhân dân các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức
tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những
nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong

xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng huyện giàu, đẹp, văn minh.
c) Điều kiện kinh tế, xã hội
+ Kinh tế
Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai song dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân huyện, cùng với lợi thế về tiềm năng thiên
nhiên, nguồn lực con người, nền kinh tế của huyện Kế Sách đã dần đi vào hướng phát
triển ổn định, đạt bình quân trong giai đoạn 2001 – 2010 là 11,85%.
+ Khu vực nông nghiệp có tỷ trọng giảm đều trong cơ cấu giá trị sản xuất của
huyện từ 73,15% năm 2000 xuống còn 59,5% năm 2005 và còn 54,5% năm 2010.
+ Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng từ 8,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất
năm 2000 lên 11,0% năm 2005 và lên 14,0% vào năm 2010.
+ Khu vực thương mại, dịch vụ, tăng từ 18,35% trong cơ cấu giá trị sản xuất
năm 2000 lên 29,5% năm 2005 và lên 31,5% vào năm 2010.
Nhìn chung, trong thời kì 2001 – 2010, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển
dịch đúng hướng, cơ cấu kinh tế thay đổi đều ở cả 3 khu vực theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng
ngành nông nghiệp – thủy sản. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch kinh tế hiện nay diễn ra
vẫn còn chậm, tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng thấp hơn nhiều so với cơ
cấu nông nghiệp – thủy sản.

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

16


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường


+ Dân số
Huyện Kế Sách có dân số 158.756 người (năm 2010) gồm các dân tộc: Khmer,
Hoa, Kinh, mật độ dân số 450 người/km2. Thị trấn Kế Sách có mật độ dân số cao nhất
là 947 người/km2. Ở các xã, dân cư phân bố tương đối đồng đều, chỉ có một xã Phong
Nẫm, mật độ dân số thấp nhất là 284 người/km2.Trong đó dân tộc Kinh 140.498 người
chiếm 88,50% dân số, dân tộc Khmer 17.334 người chiếm 10,92% dân số, Hoa 898
người chiếm 0,57% dân số, dân tộc khác 26 người.
2.3.3 Các vụ sạt lở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng [6]
a) Sạt lở đoạn đê sông tại xã Long Đức, huyện Long Phú
Vào lúc rạng sáng ngày 11/6/2013, tại đoạn sông thuộc ấp Thạnh Đức, đã xảy
ra một vụ sạt lở đất nghiêm trọng dài khoảng 30 m, làm thiệt hại nặng 4 căn nhà và 1
căn bị hư hỏng nhẹ, ước tính thiệt hại khoảng 800 triệu đồng.
Trước đó khoảng 2 tuần, sân nhà các hộ dân đã có dấu hiệu nứt nên đã đề
phòng trước, kịp thời di dời những tài sản có giá trị đến nơi an toàn. Đêm hôm xảy ra
sạt lở, sự việc diễn ra rất nhanh nhưng do đã chuẩn bị trước nên không có thiệt hại về
người mà chủ yếu là nhà cửa.
Ngay sau khi xảy ra sạt lở, lãnh đạo UBND huyện Long Phú cùng với Ngành
nông nghiệp huyện đã xuống hiện trường khảo sát tình hình, thăm hỏi các hộ bị thiệt
hại và động viên các gia đình tìm nơi ở an toàn, hỗ trợ mỗi hộ 7 triệu đồng. Đồng thời
chỉ đạo chính quyền địa phương huy động lực lượng xuống giúp đỡ các hộ bị thiệt hại
di dời nhà cửa để khắc phục những khó khăn ban đầu…
b) Sạt lở tại huyện Cù Lao Dung
Ðợt triều cường đợt mấy ngày qua đã làm 43 đoạn đê bao ở huyện Cù Lao
Dung (Sóc Trăng) bị vỡ, với tổng chiều dài hơn 150 m. Đoạn sạt lở trên địa bàn huyện
xảy ra chủ yếu tại khu vực xã An Thạnh III, tổng chiều dài đo được khoảng 5 km. Sạt
lở phía đầu cồn với tốc độ trung bình 4 - 5 m, dọc tuyến đê Tả - Hữu tốc độ sạt lở bình
quân khoảng 0,5 m/năm. Tuy nhiên, 2 khu vực này vấn đề sạt lở chỉ diễn ra theo mùa.
Triều cường còn làm ngập đoạn đê bao tả hữu cù lao với chiều dài hơn 40 m,
ảnh hưởng nhiều diện tích hoa màu, mía của bà con. Chính quyền các địa phương đã

huy động lực lượng, phương tiện khắc phục các đoạn đê bao bị vỡ, cơi nới các đoạn bị
tràn ngập. Ðến nay đã khắc phục được 36 đoạn đê bao bị vỡ.

Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

17


Luận Văn Tốt Nghiệp

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Hình 2.4 Khắc phục các đoạn đê bao bị vỡ4

 Bên cạnh đó, hiện nay Sóc Trăng có 6 cồn bị lở nặng như Cù Lao Dung, Cồn
Bàng, Cồn An Tấn, Cồn An Công, Cồn Lý Quyên, Cồn Phong Nẫm; trong đó 2 cồn
An Tấn và An Công bị sạt lở cả phần đầu cồn và cuối cồn. Dự kiến đến năm 2040, 2
cồn này sẽ không còn trên bản đồ. Còn những cồn khác sẽ chuyển đổi cây trồng, sản
xuất cây ăn trái (vì không có nước tưới) thay vì sản xuất hoa màu như hiện nay.
2.3.4 Các vụ sạt lở trên địa bàn huyện Kế Sách
a) Tình hình sạt lở huyện lộ 5 xã An Mỹ
Ngày 28, 29 tháng 4 năm 2013, tại khu vực huyện lộ 5 đã xảy ra sạt lở làm ảnh
hưởng trực tiếp đến 3 hộ dân và hàng chục hộ dân khác. Không gây thiệt hại về người,
với tổng thiệt hại về tài sản là khoảng 2,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giao thông đường bộ
bị tắc nghẽn hoàn toàn.
b) Tình hình sạt lở huyện lộ 3 khu vực trường THCS Trinh Phú 2 xã Trinh Phú
Vào ngày 24/6/2013 đoạn huyện lộ 3 trước trường THCS Trinh Phú 2 bị sạt lở
1 đoạn chiều dài 30 m làm sập mất 1 căn nhà và ảnh hưởng đến nhiều hộ xung quanh.
Sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương cũng đến động viên an ủi và vận động
những hộ lân cận có nguy cơ sạt lở di dời tài sản đến nơi an toàn để hạn chế thiệt hại.

c) Tình hình sạt lở tuyến đường nông thôn ấp Ba Lăng xã Kế Thành
Ngày 26/6/2013 sạt lở làm sập mất 1 đoạn đường đan cặp theo rạch Bưng Tiết
thuộc ấp Ba Lăng với chiều dài là 20 m, làm mất hoàn toàn bờ bao phía ngoài đường
4

Nguồn: />
Nguyễn Đặng Ngọc Quyên (MSSV: 3113833)

18


×