Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Nghiên cứu tình hình thể lực và sức khỏe của nam thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.84 KB, 84 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp
đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một
trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho
lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
Ở mỗi quốc gia trên thế giới, thanh niên đóng một vai trò rất quan trọng
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều kiện tiên quyết để thanh
niên có thể làm tốt vai trò của họ chính là sức khỏe. Hay nói một cách khác,
thể lực của thanh niên là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu rất cần được xã
hội lưu tâm nhằm tạo ra một chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý, điều kiện sống
tốt để tạo ra được một thế hệ thanh niên khỏe mạnh, thông minh phụng sự đắc
lực cho đất nước [82].
Các chỉ số về thể lực là một bộ phận quan trọng của các chỉ số sinh học.
Chúng được xem là cơ sở xây dựng tiêu chuẩn kích thước người để sử dụng
không những trong các công tác y tế, trong công tác tuyển quân, tuyển sinh...
mà còn trong các lĩnh vực khác. Nhiều nhà khoa học cho rằng: có nhiều nhân
tố chính ảnh hưởng đến tầm vóc thân thể, đồng thời đến thể lực con người
như là yếu tố di truyền, thể dục thể thao, đời sống kinh tế dinh dưỡng và các
yếu tố môi trường và tâm lý xã hội [27], [64]. Do vậy, việc nghiên cứu các chỉ
số về thể lực nói riêng và nhân trắc nói chung cần được xác định sẽ giúp cho
việc đánh giá, so sánh tình trạng thể lực của con người Việt Nam ở mỗi giai
đoạn phát triển của đất nước.
Huyện Nhơn Trạch nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giữa vùng
tam giác kinh tế: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, ven các
tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch của vùng và là cửa ngõ tương lai vào thành


2



phố Hồ Chí Minh, nên Nhơn Trạch có nhiều lợi thế phát triển kinh tế. Vừa có thể
xây dựng căn cứ địa vững chắc, vừa là khu vực tác chiến quân sự rất thuận lợi
cho chiến tranh du kích và chính quy. Vùng đồng bằng nông thôn Nhơn Trạch
rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Tiềm năng kinh tế vững chắc, là
nơi cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến, lại cách không xa thị xã, có
nhân dân yêu nước, đủ điều kiện để xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài, xây
dựng và phát triển lực lượng vũ trang. Là huyện có nhiều đơn vị, quân đội
như Bộ tư lệnh vùng 2 hải quân, K862, căn cứ 696, bộ đội hóa học Thành Tuy
Hạ đứng chân trên địa bàn. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho công tác
xây dựng Quốc phòng nói chung và nhất là đối với công tác tổ chức đảm bảo
Y tế Quân sự trong địa bàn.
Trong những năm qua, công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự của
huyện đạt nhiều kết quả tốt, góp phần tuyển chọn thanh niên nhập ngũ đạt
chất lượng sức khỏe để bảo vệ an ninh quốc phòng cho đất nước. Tuy nhiên
chưa có những số liệu khoa học nào về vấn đề này. Do đó chúng tôi tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu tình hình thể lực và sức khỏe của nam thanh niên
khám tuyển nghĩa vụ quân sự huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm
2013”, với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định tỷ lệ các loại thể lực, sức khỏe của nam thanh niên khám
tuyển nghĩa vụ quân sự tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2013.
2. Xác định tỷ lệ một số bệnh tật ở nam thanh niên khám tuyển nghĩa vụ
quân sự có sức khỏe kém tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2013.
3. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của nam
thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Nai năm 2013.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái quát sức khỏe, thể lực và bệnh tật
1.1.1 Sức khỏe
Sức khỏe là sự thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là
trạng thái không có bệnh tật. Chăm sóc sức khỏe toàn diện, bao gồm 4 yếu tố,
đó là: phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe [84].
Các yếu tố quyết định của sức khỏe bao gồm: yếu tố di truyền, yếu tố vật
lý, yếu tố xã hội, yếu tố y tế và các yếu tố hành vi cá nhân. Tất cả những yếu
tố này đều có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe cá nhân và cộng đồng, cũng từ
đó cho chúng ta thấy rằng sự chăm sóc sức khỏe cộng đồng của hệ thống y tế
chỉ giữ một vai trò thứ yếu, mà yếu tố quan trọng quyết định là yếu tố kinh tế
xã hội và hành vi cá nhân.
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe không chỉ là bổn phận của mỗi
người dân, mỗi gia đình và cộng đồng mà còn là trách nhiệm của của các cấp
uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức
xã hội, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc
và nâng cao sức khỏe [64], [84].
1.1.2 Thể lực
1.1.2.1 Định nghĩa thể lực
Thể lực là chỉ số được xác định dựa vào cân nặng, chiều cao và vòng
ngực. Tùy theo từng tiêu chuẩn thể lực sẽ được phân loại khác nhau [9].


4

1.1.2.2 Phân loại thể lực
- Phân loại thể lực theo tiêu chuẩn hướng dẫn của Thông tư liên tịch số
36/YT-QP ngày 17/10/2011 của Liên Bộ Y tế - Quốc Phòng về việc khám

tuyển nghĩa vụ quân sự [8], [9] được trình bày tại bảng 1.1.
Bảng 1.1. Phân loại thể lực [9]
Loại thể lực
1
2
3
4
5
6

Cao đứng (cm)
≥ 163
160 - 162
157 – 159
155 – 156
153 – 154
≤ 152

Cân nặng (kg)
≥ 51
47 – 50
43 – 46
41 – 42
40
≤ 39

Vòng ngực (cm)
≥ 81
78 – 80
75 – 77

73 – 74
71 – 72
≤ 70

- Phân loại tình trạng thể lực theo chỉ số BMI: Chỉ số BMI (Body Mass
Index) được tính dựa theo kết quả của cân nặng và chiều cao: BMI = W/H2
Trong đó

W: cân nặng (kg).
H: chiều cao (m).

Phân loại chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới dành cho
người châu Á như sau [34]:
+ BMI <18,5Kg/m2

: Thiếu cân

+ BMI từ 18,5-22,9Kg/m2: Bình thường
+ MI từ 23-24,9Kg/m2

: Tiền béo phì

+ BMI từ 25-29,9Kg/m2 : Béo phì độ I
+ BMI >30Kg/m2

: Béo phì II

- Phân loại tình trạng thể lực theo chỉ số Pignet: Chỉ số này được xác
định theo công thức:
I = Chiều cao (cm) – {Cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)}

Chỉ số Pignet được phân loại như sau [48], [59]:
+ Rất tốt

:

<10.


5

+ Tốt

:

10–20.

+ Trung bình:

20–25.

+ Yếu

:

25–35.

+ Rất yếu

:


≥35.

1.1.3 Bệnh tật
Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông tin
y tế, WHO đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật. Phân loại bệnh quốc
tế lần thứ 10 là một công trình rất công phu, dựa trên cơ sở những thành tựu
của phân loại bệnh quốc tế lần thứ 9. ICD-10 được WHO triển khai xây dựng
từ tháng 9/1983. Qua nhiều lần hội nghị, cải biên, đã chính thức xuất bản
bảng ICD-10 vào năm 1992 [85]. Toàn bộ danh mục được xếp thành 21
chương bệnh, ký hiệu từ I đến XXI theo các nhóm bệnh:
Chương I: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng (A00-B99).
Chương II: Bướu tân sinh (C00-D48).
Chương III: Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan
đến cơ chế miễn dịch (D50-D89).
Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa (E00-E90).
Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi (F00-F99).
Chương VI: Bệnh hệ thần kinh (G00-G99).
Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ (H00-H59).
Chương VIII: Bệnh tai và xương chủm (H60-H95).
Chương IX: Bệnh hệ tuần hoàn (I00-I99).
Chương X: Bệnh hệ hô hấp (J00-J99).
Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa (K00-K93).
Chương XII: Các bệnh da và mô dưới da (L00-L99).
Chương XIII: Bệnh hệ cơ – xương – khớp và mô liên kết (M00-M99).
Chương XIV: Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu (N00-N99).


6

Chương XV: Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản (000-099).

Chương XVI: Một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh (P00P96).
Chương XVII: Dị tật bẩm sinh, biến dạng, và bất thường về nhiễm sắc
thể (Q00-Q99).
Chương XVIII: Các triệu chứng, dấu hiệu và những biểu hiện lâm sàng
và cận lâm sàng bất thường, không phân loại ở phần khác (R00-R99).
Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do
nguyên nhân bên ngoài (S00-T98).
Chương XX: Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong (V01Y98).
Chương XXI: Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp
xúc dịch vụ y tế (Z00-Z99).
Bộ mã ICD-10 gồm 4 ký tự: với ký tự đầu tiên là chữ cái (từ A đến Z,
trừ U), tiếp đến là 3 ký tự số. Về nguyên tắc, bộ mã ICD-10 có cấu trúc từ
A00.0 đến Z99.9.
+ Ký tự thứ nhất: mã hóa chương bệnh.
+ Ký tự thứ 2 (số thứ nhất): mã hóa chương bệnh.
+ Ký tự thứ 3 (số thứ hai): mã hóa nhóm bệnh.
+ Ký tự thứ 4 (số thứ ba): mã hóa 1 bệnh chi tiết theo nguyên
nhân bệnh hay tính chất đặc thù của nó .
1.2 Quy định khám sức khỏe trong luật nghĩa vụ quân sự
1.2.1 Giới thiệu luật nghĩa vụ quân sự
Luật nghĩa vụ quân sự đã được Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa VII kỳ họp thứ hai thông qua ngày 30/12/1981. Luật
nghĩa vụ quân sự đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng quân đội và
củng cố nền quốc phòng toàn dân, đáp ứng nhu cầu bảo vệ tổ quốc và làm


7

nghĩa vụ quốc tế. Song đứng trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới và sự
phát triển của tình hình kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện

nghĩa vụ quân sự của toàn dân, đòi hỏi luật nghĩa vụ quân sự phải có những sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm xây dựng lực lượng quân đội ngày càng vững
mạnh để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho.
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp
thứ 7 đã thông qua Luật số: 43/2005/QH ngày 14 tháng 06 năm 2005; Luật
này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 12 năm
1981, đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất ngày 21 tháng tháng 12 năm
1990, lần thứ hai ngày 22 tháng 06 năm 1994 [51].
Để phát huy hiệu lực của luật, Bộ Quốc phòng cho xuất bản cuốn “Luật
nghĩa vụ quân sự” nội dung gồm có:
1- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật nghĩa vụ quân sự.
2- Đề cương giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật nghĩa vụ quân sự.
3- Luật nghĩa vụ quân sự sau khi đã được sửa đổi, bổ sung.
4- Đề cương giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật nghĩa vụ quân
sự sau khi đã được sửa đổi, bổ sung.
Cuốn sách này dùng làm tài liệu tuyên truyền, giáo dục chính thức trong
quân đội, trong các cơ quan và nhân dân, đồng thời cũng là những căn cứ
chính thức trong việc tổ chức thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự.
1.2.2 Tiêu chuẩn sức khỏe thể lực và bệnh tật theo luật nghĩa vụ quân sự
Những qui định việc khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, tiêu chuẩn sức
khỏe và giám định sức khỏe để thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự:
Để thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, Liên bộ Y tế - Quốc phòng ban hành
Thông tư liên tịch số 36/YT – QP ngày 17 tháng 10 năm 2011 qui định về


8

việc “khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, tiêu chuẩn sức khỏe và giám định

sức khỏe để thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự” [9].
Tiêu chuẩn sức khỏe và giám định sức khỏe áp dụng cho:
- Công dân Việt Nam thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự [thường trực, dự bị].
- Công dân Việt Nam tình nguyện được tuyển chọn, nhập học tại các
trường quân sự trong nước, nước ngoài.
- Các công dân tái ngũ và các trường hợp cần giám định sức khỏe để thực
hiện Luật nghĩa vụ quân sự.
- Các cơ quan y tế và quân y các cấp, Hội đồng giám định Y khoa các
cấp phải thực hiện đúng các điều qui định trong Thông tư này để:
+ Không thu nhận người không đủ tiêu chuẩn sức khỏe, những người có
bệnh mạn tính nặng vào quân đội.
+ Không bỏ sót những người đủ tiêu chuẩn sức khỏe làm nghĩa vụ quân
sự để đảm bảo sự công bằng của xã hội [9].
Nội dung Thông tư 36 này gồm có 07 chương:
Chương I: Qui định về nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan y tế các
cấp trong việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự.
Chương II: Qui định về nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan quân sự
các cấp tham gia công tác khám sức khỏe và kiểm tra sức khỏe.
Chương III: Qui định về tổ chức nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc
của Hội đồng khám sức khỏe và Hội đồng giám định y khoa các cấp
trong giám định sức khỏe để thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự.
Chương IV: Qui định và phân loại sức khỏe để thực hiện Luật nghĩa vụ
quân sự.
Chương V: Qui định đối với công dân đến khám sức khỏe và kiểm tra
sức khỏe.
Chương VI: Qui định về việc giao và nhận công dân đủ tiêu chuẩn sức


9


khỏe vào quân thường trực và quản lý sức khỏe quân dự bị.
Chương VII: Các điều khoản thực hiện Thông tư này [9].
Tiêu chuẩn phân loại bệnh tật căn cứ theo thông tư 36 của Liên Bộ YT –
QP năm 2011 “Quy định việc khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, tiêu chuẩn
sức khỏe để thực hiện luật nghĩa vụ quân sự” [8], [9]:
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phân loại thể lực theo thông tư liên Bộ Y tếQuốc phòng [8]
Mạch

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm

Xếp loại

lần/phút

(mmHg)

trương (mmHg)

1

60 – 80

110 – 120

≤ 80

81 - 85 hoặc


121 - 130 hoặc

57 – 59
86 - 90 hoặc

100 – 109
131 - 139 hoặc

55 – 56

90 – 99
140 - 149 hoặc

2
3
4

50 – 54

5

91 – 99

6

≥ 100 hoặc
< 50

< 90
150 – 159


81 – 85
86 – 89
90 – 99
≥ 100

≥ 160

Xếp loại các bệnh tật:
Loại 1: Không có bệnh tật hoặc có viêm kết mạc cấp nhẹ, viêm thanh quản
cấp tính nhẹ.

Loại 2: Có ít nhất trong các trường hợp sau trở lên:
Mắt mộng thịt độ 1, viêm giác mạc nhẹ, sâu hoặc mất 1 – 2 răng sức
nhai còn 90% trở lên; Viêm mũi mạn tính đơn thuần không có rối loạn hô
hấp; mạch 60 – 70 lần/phút, blốc nhánh phải không hoàn toàn; bớt da nhỏ hơn


10

3cm không ảnh hưởng tới tâm sinh lý; Polip trực tràng có cuống nhỏ đã cắt,
giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ; Viêm ruột thừa đã mổ kết quả tốt.
Loại 3: Có ít nhất một trong các trường hợp sau trở lên:
Thị lực 9/10; Mộng thịt độ 2, lác mắt không ảnh hưởng chức năng thị
giác, viêm tắc lệ đạo cấp tính; có 2 răng sâu độ 3 trở lên, viêm lợi; hẹp dị
dạng, rách, méo vành tai và ống tai ngoài, viêm tai ngoài mạn tính chưa ảnh
hưởng sức nghe; Nói lắp nói 1 câu độ 4 – 5 chữ lắp 1 lần; Ra mồ hôi bàn tay
hoặc cả bàn tay bàn chân mức độ nhẹ; Đau lưng do thoái hóa cột sống nhẹ;
Viêm gan cấp đã lành trên 12 tháng sức khỏe hồi phục tốt; Viêm phế quản
cấp, viêm phổi cấp; Mạch 70 – 80 lần/phút; Eczema mạn tính khu trú’ Viêm

niệu đạo; Viêm da; Nấm móng; Lậu cấp tính đã điều trị khỏi; Bướu; Rò hậu
môn; Trĩ; Tinh hoàn thiếu hoặc ẩn; Giãn tĩnh mạch thừng tinh; Mất 1 đốt của
1 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân; Thừa ngón tay ngón chân chưa cắt
bỏ; Gãy xương không để lại di chứng thời gian liền xương 1 năm trở lên.
Loại 4: Có ít nhất một trong các trường hợp sau:
Thị lực 8/10; Mộng thịt mắt độ 3, lác mắt ảnh hưởng đến chức năng thị
giác; Răng sâu độ 1 – 1 từ 9 cái trở lên, mất răng sức nhai còn 70% trở lên,
viêm quanh răng ở 4 – 5 răng, răng lung lay độ 3 – 4 [45], Viêm tuyến mang
tai; Viêm tai giữa; Mũi: 1 bên nhỏ, bên kia bình thường; Các bệnh loạn thần
có liên qua đến các bệnh của cơ thể như: rối loạn nội tiết, chuyển hóa dinh
dưỡng, nhiễm trùng, nhiễm độc; Các rối loạn tri giác; ra mồ hôi bàn tay hoặc
cả bàn tay, bàn chân; thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ; lao ngoài phổi, lao hạch
ngoại vi đã khỏi, lao tinh hoàn đã mổ, khỏi; rối loạn dẫn truyền nhịp tim;
bệnh khớp: nếu chưa gây teo hoặc biến dạng khớp, cứng khớp, chức năng
khớp chưa hạn chế, sức khỏe toàn thân tốt; bệnh tổ chức liên kết; trĩ: 1 búi
vừa dưới 1cm, trĩ nội hoặc trĩ kết hợp 1 búi nhỏ dưới 0,5cm; dính kẽ ngón tay,
ngón chân ảnh hưởng đến hoạt động của bàn tay, bàn chân; mất ngón tay,


11

ngón chân: mất 1 đốt của 1 ngón tay cái, của ngón trỏ bàn tay phải, của 1
ngón chân cái; mất 2 đốt của 1 ngón khác của bàn tay hoặc bàn chân; lệch vẹo
ngón chân cái vào trong hay ra ngoài; chênh lệch chiều dài chi từ 2cm trở
xuống, không gây đau mỏi trong sinh hoạt, lao động, 2 chân vòng kiền hình
chữ O, chữ X nhẹ, không ảnh hưởng đến đi lại chạy nhảy (5 – 10 độ) hoặc
ảnh hưởng không đáng kể.
Loại 5: Có ít nhất một trong các trường hợp sau trở lên:
Thị lực 6 – 7/10, Mộng thịt che đồng tử, mộng thịt đã mổ tái phát gây
dính; Mất 4 răng trong đó có 1 – 2 răng hàm; Viêm loét niêm mạc miệng lưỡi

mạn tính đã chữa nhiều lần không khỏi; Sức nghe: 1 bên tai 1m – tai bên kia 1
– 0,5m; Liệt thần kinh ngay trụ giữa, hông to; teo cơ nhẹ ảnh hưởng ít đến
vận động; thoái hóa cột sống nặng, thoát vị địa đệm vừa; bệnh gan; vỡ lách do
chấn thương phải phẩu thuật nếu đã mổ cắt lách; loét dạ dày tá tràng đã điều
trị ngoại khoa; thủng tiểu tràng do các nguyên nhân phải mổ có ảnh hưởng
đến tiêu hóa và sinh hóa; mất 2 đốt của 2 ngón khác của bàn tay hoặc bàn
chân; mất 2 ngón trong đó có mất ngón tay cái, ngón chân cái, ngón trỏ bàn
tay phải; co rút từ 1 – 2 ngón tay hoặc ngón chân có ảnh hưởng đến chức năng
vận động; gãy xương (vừa và lớn) có đau mỏi hạn chế vận động, khớp giả
xương dài tứ chi: hai chân vòng kiền chữ O, chữ X: vừa (dưới 15 độ) đi lại,
chạy nhảy ít ảnh hưởng.
Loại 6: Có ít nhất một trong các trường hợp sau trở lên:
Thị lực: thị lực mắt phải < 5/10, tổng thị lực 2 mắt 6/10 – 12/10; mộng
thịt đã mổ tái phát gây dính che đồng tử; Mất 5 – 7 răng trong đó có 3 răng
hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn < 50%; Sức nghe: một bên tai 1m – tai
bên kia điếc; Viêm tai giữa; Viêm tai xương chủm; Viêm mũi mạn tính đơn
thuàn (co thắt quá phát hoặc tiết dịch): teo đét, trĩ mũi chảy máu cam thường
xuyên; polip mũi thường có viêm xoang; các bệnh thần kinh có liên quan đến


12

các bệnh của cơ thể như: rối loạn nội tiết, chuyển hóa dinh dưỡng, nhiễm
trùng, nhiễm độc: không hồi phục; lên) động kinh còn cơn lớn hoặc nhỏ; Phản
xạ gân xương: giảm đều cả 2 bên; bệnh tăng huyết áp giai đoạn III; Eczema
nhiều nơi, eczema cơ địa, Basedow; dị tật ở bìu: thiếu hoặc ẩn cả 2 tinh hoàn;
Mất 1 ngón cái của bàn tay; mất 2 ngón: trong đó có mất ngón tay cái, ngón
chân cái, ngón trỏ bên tay phải; mất 3 ngón trở lên; co rút từ 3 – 4 ngón tay
hoặc ngón chân trở lên.
1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thể lực, sức khỏe

Tầm vóc của một đứa trẻ thay đổi nhiều trong một thời gian tương đối
ngắn. Chúng ta cần biết hình thái bình thường của sự tăng trưởng tùy theo
tuổi.
Hội nghị dinh dưỡng quốc tế tại Rome tháng 12 năm 1992 ước tính có
20% dân số của các nước đang phát triển, tương đương 780 triệu người không
có đủ lương thực, thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng cơ bản hàng ngày. Hội
nghị đã đưa ra tuyên ngôn thế giới về dinh dưỡng. Vấn đề thiếu năng lượng
trường diễn xảy ra ở người trưởng thành đang là vấn đề ưu tiên cho sức khỏe
cộng đồng của các nước đang phát triển [84].
Nhiều nhà khoa học cho rằng: sự phát triển tầm vóc thể lực,sức khỏe của
con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, nội tiết, dinh dưỡng,
hoạt động thể thao, các yếu tố môi trường và tâm lý xã hội [82], [79].
* Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành. Có sự liên
quan giữa chiều cao bình quân của cha mẹ và chiều cao của con cái, có giá trị
khi chiều cao cha mẹ tương đương nhau hơn là khi có sự khác biệt lớn. Đứa
con có thể tăng trưởng theo người thấp hơn thay vì theo bình quân chiều cao
của cha mẹ [82].
* Yếu tố kinh tế xã hội


13

Nguyên nhân chủ yếu của thể trạng thấp còn do mức sống và tác động
của nó. Nghĩa là chế độ dinh dưỡng kém, vệ sinh kém và sức khỏe kém sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển cả trước lẫn sau khi sinh. Với những người trong
cùng nhóm chủng tộc và sống cùng vị trí địa lý, sự khác nhau về thể trạng
thường do ảnh hưởng của các yếu tố nêu trên [82].
* Yếu tố dinh dưỡng
Muốn tầm vóc phát triển tốt, bên cạnh chế độ đa dạng các loại thực phẩm

để đạt được dinh dưỡng đầy đủ, cần ăn đủ canxi cần thiết. Sử dụng muối iod
là nguyên liệu tạo nên nội tiết tuyến giáp, tác động lên hoạt động của nhiều bộ
phận trong cơ thể thúc đẩy sự tăng trưởng [82].
Năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới kiến nghị dùng chỉ số khối cơ thể
(Body Mass Index – BMI) để phân loại dinh dưỡng người trưởng thành.
Tại Việt Nam trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn
2001 – 2010 nêu rõ mục tiêu tổng quát như sau [33], [67]:
- Đảm bảo đến năm 2010, tình trạng dinh dưỡng của nhân dân được cải
thiện rõ rệt, các gia đình trước hết là trẻ em và bà mẹ được nuôi dưỡng và
chăm sóc hợp lý, bữa ăn của người dân ở tất cả các vùng đủ hơn về số lượng,
cải thiện hơn về chất lượng, bảo đảm về an toàn vệ sinh. Hạn chế các vấn đề
sức khỏe mới nảy sinh có liên quan tới dinh dưỡng.
- Đồng thời với mục tiêu cụ thể là [33], [67]:
+ Người dân được nâng cao về kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp
lý: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm tăng từ
40% từ năm 2005 lên 60% vào năm 2010.
+ Giảm tỷ lệ gầy ở trẻ em và bà mẹ: Tỷ lệ gầy cân nặng theo tuổi ở trẻ
em dưới 5 tuổi giảm còn dưới 25% năm 2005 và dưới 20% năm 2010.
+ Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu vitamin A, thiếu iốt và giảm đáng kể
tình trạng thiếu máu dinh dưỡng.


14

+ Giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng vào thấp: tỷ lệ hộ có mức
năng lượng ăn bình quân đầu người dưới 1800Kcal từ 15% năm 2000 xuống
10% vào năm 2005 và xuống dưới 5% vào năm 2010.
+ Cải thiện rõ rệt tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhiều khảo sát về tình trạng sức khỏe của học sinh, sinh viên đượ tiến
hành như nghiên cứu đặc điểm thể lực của sinh viên chuyên ngành bóng đá

Đại học sự phạm thể dục thể thao Hà Nội của Đặng Bảo Quốc [5]; Nguyễn
Hữu Chỉnh nghiên cứu về về thể lực hình thái của sinh viên khu vực Kiến An,
Hải Phòng và thể lực của học sinh cấp II Quang Phục, huyện Tiên Lãng, Hải
Phòng [12], [14]; Tình trạng dinh dưỡng, hoạt động thể lực và nhu cầu cải
thiện chiều cao của trẻ vị thành niên của Nguyễn Quang Dũng [15]. Nghiên
cứu về tình hình bệnh tật của sinh viên, học sinh có nghiên cứu của Hồ Văn
Dzi về sức khỏe răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi ở Thủ Dầu Một, Bình
Dương [18].
* Yếu tố nội tiết tố
Nội tiết tố tăng trưởng (GH: Growth Hormon) đóng vai trò chủ chốt
trong sự tăng trưởng kể từ lúc mới sinh cho đến tuổi dậy thì. Hormon tăng
trưởng được tiết ra một cách có chu kỳ [82].
Sự tiết GH thay đổi theo các độ tuổi, khi mới sinh, GH được tiết ra rất ít,
rồi tăng dần và có nhịp độ lúc tuổi ấu thơ để bùng nổ ở tuổi dậy thì. Sau tuổi
trưởng thành thì việc tiết GH giảm dần cho đến tuổi già ở mức rất thấp [32].
* Các yếu tố tâm lý và bệnh mạn tính
Các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường,…và yếu tố tâm lý
có thể ngăn cản sự tăng trưởng do làm thay đổi chức năng nội tiết hoặc do tác
động trên quá trình dinh dưỡng [73]. Ngay cả khi được nuôi dưỡng tốt, nhiều
bệnh mạn tính cũng ngăn cản sự tăng trưởng. Như vậy, bệnh mạn tính có thể
làm rối loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ thể


15

[61], [86].
* Yếu tố vận động thể lực và giấc ngủ
WHO định nghĩa hoạt động thể lực bao gồm bốn thành phần: tập thể dục
thể thao, công việc chân tay, đi lại bằng phương tiện không có động cơ, một
số việc nhà như gánh nước, kiếm củi đòi hỏi hoạt động thể lực cao [86].

Mức độ thể dục thể thao:
+ Nhẹ: đi bộ, thể dục buổi sáng, dưỡng sinh.
+ Trung bình: lắc vòng, nhảy dây, đi xe đạp, thể dục thẩm mỹ, chạy bộ,
bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn.
+ Nặng: đá banh, bơi lội, quần vợt, tập tạ, tập thể hình, tập võ.
Về giấc ngủ, hormon tăng trưởng được tiết vào ban đêm, khoảng 10 – 12
giờ đêm là cao nhất, khoảng 1 giờ sau giấc ngủ sâu, do đó cần ngủ
đủ giấc [86].
Nghiên cứu của Sassen B và cộng sự về nguy cơ tim mạch về các yếu tố
quyết định động lực, thể dục thể chất và hoạt động thể chất trên 1298 nhân
viên cảnh sát (18-62 tuổi) ghi nhận có 78,7% đối tượng có một hoặc nhiều
nguy cơ tim mạch. Trong số những đối tượng này, chỉ có 39,9% có ý định
tích cực tham gia vào các hoạt động thể lực và cũng hoạt động thể chất tích
cực; 10,5% có ý định thấp nhưng đã hoạt động thể chất tích cực. 37,7% có ý
định thấp và không hoạt động thể chất tích cực; khoảng 11,9% có ý định cao
nhưng không hoạt động thể chất tích cực [81].
Nghiên cứu về sự tác động của một số thói quen xấu và các yếu tố môi
trường về tình trạng thân thể của 437 thanh thiếu niên nam tại Rijeka của
Lalic H và Kalebota N ghi nhận tỷ lệ béo phì tương đối cao ở khu vực đô thị
(10,94%) và nông thôn (13,19%); suy nhược cơ thể ở các đảo (8,69%); sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, tỷ lệ người dân bị bàn chân bẹt
ở các đảo đạt tỷ lệ thấp so với khu vực thành thị và nông thôn (p<0,05). Tật


16

khúc xạ, chủ yếu là cận thị, không bị tác động bởi nơi cư trú. Tỷ lệ cận thị ở 3
nhóm xấp xỉ 20,0%. Hen phế quản phổ biến nhất trong các đảo (5,43%), tuy
nhiên, dữ liệu chưa thể đại diện cho quần thể mẫu vì tỷ lệ di cư từ nội địa khá
lớn nhằm ngăn chặn tái phát của bệnh đường hô hấp. Tỷ lệ cong vẹo cột sống

nhẹ dao động từ 5,55% trong các đối tượng từ vùng nông thôn lên 11,95%
trong đảo, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả về hoạt động thể lực
gặp còn gặp khó khăn để tiến hành khảo sát trong thị trấn vì sự hiện diện của
ô nhiễm không khí ngày càng tăng [79].
1.4 Các công trình nghiên cứu về sức khỏe, thể lực của thanh niên khám
nghĩa vụ quân sự
1.4.1 Trên thế giới
Nghiên cứu của Pinheiro AC và cộng sự về xu hướng phát triển thế tục
tại Florianopolis ở bang Santa Catarina (Brazil) trong mối quan hệ với chỉ số
phát triển của con người. Bài viết nhằm đánh giá xu thế tăng trưởng của 600
tân binh từ 18-20 tuổi và xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển này với chỉ
số HDI thông qua nghiên cứu cắt ngang và hồi cứu. Kết quả cho thấy trong 47
năm (1963-2007), chiều cao của các tân binh tăng lên 7cm. Trong giai đoạn
1990-2000, chiều cao trung bình tăng cao nhất là 3cm so với các thập kỷ
trước và cao gấp 3 lần so với mức tăng trung bình (1,16cm/thập kỷ), đặc biệt
là tại khu đô thị của Blumenau. Chiều cao trung bình trong nhiều thập kỷ qua
cho thấy mối tương quan rất chặt thuận chiều với chỉ số HDI của
Florianopolis trong cùng thời kỳ (r=0,95 và p<0,05). Khi so sánh chiều cao
của thủ đô Santa Catarina và nghiên cứu trước đây ở Blumenau, người ta thấy
rằng cả 2 thành phố đã đạt cùng mức tăng 1,4cm/thập kỷ trong giai đoạn giữa
năm 1960-2000. Có khuynh hướng thế tục tích cực trong tăng trưởng
Florianopolis, với một sự tương quan chặt với HDI của thành phố năm
1960-2000 [80].


17

Tìm hiểu về tình trạng sức khỏe và mối liên quan đến tình trạng sức
khỏe của trẻ em và tuổi vị thành niên từ 5-19 tuổi tại Slovenia cho thấy các
vấn đề sức khỏe chủ chốt liên quan đến sức khỏe và vấn đề kinh tế xã hội là

chấn thương có chủ ý và không chủ ý; hút thuốc là, uống rượu bia và sử dụng
chất kích thích bất hợp pháp; những hành vi nguy cơ liên quan đến tình dục;
hoạt động thể lực ở mức độ thấp và thói quen ăn uống không tốt; sử dụng thời
gian giải trí không lành mạnh; thất bại trong công việc hàng ngày. Cụ thể:
Chấn thương và ngộ độc là 2 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và
thanh thiếu niên từ 5-19 tuổi. Trong số đó, tỷ lệ nam cao hơn nữ (3:1), sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Phát hiện về lạm dụng chất kích thích cho
thấy lạm dụng rượu có liên quan đến văn hóa của giới trẻ và tần suất uống
trung bình. Tuổi bắt đầu uống rượu sớm hơn. Dữ liệu về hành vi tình dục chỉ
ra những hành vi có nguy cơ, đặc biệt là trong thanh thiếu niên trẻ và thiếu
kinh nghiệm. Tuổi trung bình quan hệ tình dục đầu tiên là 14,4 ở nữ và 14,1
tuổi ở nam. Sử dụng bao cao su trong suốt thời gian giao hợp ở nữ là 67,6%;
thấp hơn nam với 68,4%. Về hoạt động giải trí, xem truyền hình hàng ngày
(1-3 giờ) là cách tiêu khiển chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên (5-19 tuổi)
với 75,0%; xem > 4 giờ/ngày chiếm 15,4%. Cuối cùng, sức khỏe của trẻ em
và thanh thiếu niên còn chịu ảnh hưởng của gánh nặng khối lượng công việc
hàng ngày. Áp lực công việc tăng cao trong trường trung học khi phải học tập
và làm việc 10 giờ/ ngày. Thêm vào đó, nhiều học sinh tham gia hoạt động
ngoại khóa cũng làm gia tăng áp lực công việc của trẻ. Nghiên cứu về chỉ số
nhân trắc và hoạt động thể lực của trẻ em và thanh thiếu niên cũng cho thấy tỷ
lệ học sinh nam va nữ 7-19 tuổi có trọng lượng cơ thể bình thường ở năm
2003 thấp hơn 1983. Trong đó, khi tỷ lệ trẻ thừa cân tăng lên; 1,8% ở nữ 19
tuổi và 2,2% ở nam 19 tuổi. Tần suất hoạt động thể lực trung bình ở nam là
4,5 ngày/tuần [78].


18

Nghiên cứu của Amudha Poobalan AS và cộng sự về thái độ, ý định và
hành vi hoạt động thể chất của 1313 đối tượng 18-25 tuổi tại trường đại

học/cao đẳng (1029) và trong cộng đồng (284) ở khu vực Grampian. Kết quả
cho thấy chỉ 28,0% đối tượng 18-25 tuổi đạt yêu cầu về mức độ hoạt động thể
chất theo khuyến cáo, tỷ lệ này giảm theo tuổi. Thái độ về luyện tập thể lực:
66,0% cho là tập thể dục thường xuyên sẽ khỏe mạnh, 20-30,0% nhận định
tập thể dục thì dễ dàng, thư giãn và hứng thú; 13,0% cho rằng khó khăn; 6,0%
nghĩ là luyện tập gây mệt mỏi. Tỷ lệ thừa cân/béo phì là 22,0%, tỷ lệ này tăng
theo tuổi, đặc biệt ở nam giới. Nghiên cứu nhận định rằng, nhóm tuổi 18-25 là
nhóm tuổi có mức độ hoạt động thể lực thấp và dễ dàng tăng cân [74].
Nghiên cứu Wong ML và cộng sự trên 930 sinh viên Trung Quốc tuổi
từ 18-25 tuổi về sự tương quan giữa giấc ngủ và tâm trạng trong việc dự đoán
hoạt động học tập, sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cho thấy thời gian
ngủ có tác động trực tiếp và gián tiếp đến chức năng học tập, sức khỏe thể
chất và tâm thần của sinh viên (18-25 tuổi) [86].
Nghiên cứu của Spali S, Spali VT và cộng sự về hành vi và thái độ về
nguy cơ liên quan đến sức khỏe răng miệng của thanh thiếu niên Croatian trên
750 đối tượng nam tân binh độ tuổi 18-28 bằng cách sử dụng bảng câu hỏi và
khám lâm sàng. Kết quả phân tích bằng dùng mô hình hồi quy. Mặc dù mô
hình giải thích hành vi nguy cơ có ý nghĩa thống kê thấp. Năm trong số các
hành vi nguy cơ là ít đánh răng, không sử dụng dụng cụ vệ sinh hỗ trợ, ít
khám răng, chủ yếu tìm đến nha sỹ khi bị đau răng và muốn nhổ răng do bị
đau; 5 biến này có giá trị giải thích khác nhau, cao nhất là 21-29% và phân
loại đúng là 73-89% [83].
Nghiên cứu của Badel T và cộng sự trong nhiều năm cho thấy về tình
trạng sâu răng của 248 tân binh từ 19-29 tuổi tại phòng khám nha khoa ở
Croatia năm 2000 chỉ có 4% đối tượng có tình trạng răng khỏe mạnh; Năm


19

2001, Badel T và cộng sự trên 505 tân binh 19 tuổi có chỉ số DMFT trung

bình 7,32. Thực hiện trên 190 tân binh 19-27 tuổi năm 2003 với mục đích xác
định chỉ số DMFT (sâu răng, mất răng và vôi răng). Các đối tượng được phân
loại theo vùng địa dư (thành thị, ngoại ô và nông thôn) và tuổi. Răng hoàn
toàn khỏe mạnh có 5 đối tượng (2,6%). Trung bình số răng sâu, vôi và mất
răng là 7,76; trong đó, 2,03 sâu răng; 1,49 mất răng; 4,25 vôi răng. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số sâu răng (p=0,009) và vôi răng (p<0,001)
[75], [76], [77].
1.4.2 Tại Việt Nam
1.4.2.1 Tình hình nghiên cứu chung
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình thái thể lực trên nhiều đối
tượng khác nhau, đáng chú ý là: nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, thể
lực, dinh dưỡng người Việt trưởng thành ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ của
Trần Sinh Vương [69], Nguyễn Trường An đánh giá về mặt nhân trắc tình
trạng thể lực, dinh dưỡng và phát triển người miền trung từ 15 tuổi trở lên [2],
Phạm Văn Thao về tổ chức và chi phí y tế trong tuyển nhận quân tại khu vực
đồng bằng Sông Hồng giai đoạn hiện nay [60], Lê Đình Vấn nghiên cứu về sự
phát triển hình thái thể lực của học sinh 6-17 tuổi ở Thừa Thiên Huế [66].
Nghiên cứu của Trần Sinh Vương về đặc điểm hình thái thể lực nam sinh
viên 17-30 tuổi có chiều cao đứng trung bình 166,77cm; cân nặng trung bình
54,5kg; vòng ngực trung bình 78,9cm; Pignet trung bình 33,36 [68]. Trần
Thiết Sơn nghiên cứu ở sinh viên y 18-19 tuổi, nam có chiều cao đứng trung
bình là 156,4cm [54]. Hà Thị Hương cho thấy nam 18 tuổi có chiều cao trung
bình là 169,6cm; cân nặng là 54,2kg; ngực 80cm; Pignet 38,04 [31]. Cân nặng
trung bình của nam thanh niên 18-25 tuổi là 55,8kg; chiều cao 165,14cm của
Nguyễn Trường An [1] và là 54,2kg và 166,5cm ở nghiên cứu của Hà Huy


20

Tuệ và cộng sự [29]. Vũ Thanh Bình có thấy, cân nặng trung bình nam thanh

niên 17-19 là 52,69kg; chiều cao 165,68cm; 20-23 tuổi lần lượt 54,16kg và
164,81cm [6].
Các phương pháp đánh giá thể lực được nghiên cứu như bằng thiết bị đo
gia tốc hoặc phương pháp xe đạp kế [16], [37]. Trần Sinh Vương đã nghiên
cứu cải tiến chỉ số Pignet trong đánh giá thể lực người Việt Nam trưởng thành
[70], [71].
Nghiên cứu Trần Sinh Vương, đặc điểm hình thái thể lực nam sinh viên
17-30 tuổi có chiều cao đứng trung bình 166,77cm; cân nặng trung bình
54,5kg; vòng ngực trung bình 78,9cm; Pignet trung bình 33,36 [68].
Trần Thiết Sơn nghiên cứu ở sinh viên y 18-19 tuổi, nam có chiều cao
đứng trung bình là 156,4cm [54]. Hà Thị Hương cho thấy nam 18 tuổi có
chiều cao trung bình là 169,6cm; cân nặng là 54,2kg; vòng ngực 80cm; Pignet
38,04 [31]. Cân nặng trung bình của nam thanh niên 18-25 tuổi là 55,8kg;
chiều cao 165,14cm theo nghiên cứu của Nguyễn Trường An [1] và là 54,2kg
và 166,5cm ở nghiên cứu của Hà Huy Tuệ và cộng sự [29]. Vũ Thanh Bình có
thấy, cân nặng trung bình nam thanh niên 17-19 là 52,69kg; chiều cao
165,68cm; 20-23 tuổi lần lượt 54,16kg và 164,81cm [6].
Đánh giá tình trạng thể lực của học sinh miền núi bằng 11 chỉ số là chiều
cao đứng, chiều cao ngồi, vòng ngực hít vào gắng sức, cân nặng, vòng đùi
phải, vòng cánh tay phải cho thấy thể lực tăng dần theo tuổi nhưng tăng
không đều [47]. Trịnh Xuân Đàn đánh giá thể lực theo chỉ số mới và thang
phân loại 11 chỉ số của nhân dân miền núi, Bắc Thái cho thấy nam 18-25 tuổi
có cân nặng trung bình là 50,5kg; cao 159,0cm [19].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc về một số hình thái thể lực của
học sinh dân tộc Kinh và Mường 11-17 tuổi cho thấy chiều cao của dân tộc
Kinh và Mường tăng dần theo tuổi, nhưng tốc độ tăng không đều. Các chỉ số


21


nghiên cứu về thể lực đều cho thấy dân tộc Kinh có thể lực tốt hơn Mường ở
hầu hết các độ tuổi nghiên cứu. Chiều cao của nam học sinh Kinh và Mường
tăng trung bình mỗi năm là 4,78 và 4,93; cân nặng trung bình tăng 3,11kg và
3,12kg. Theo BMI, thể lực của học sinh hai dân tộc đều thuộc trung bình và
tốt dần theo tuổi [47].
Nói chung, kết quả nghiên cứu gần đây đều cho rằng các chỉ tiêu cơ bản
về thể lực của người Việt Nam: Chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung
bình đều có xu hướng tăng lên rõ rệt, phần nào có lẽ do tình trạng dinh dưỡng
của người Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải thiện.
Nghiên cứu của Đào Thị Mùi ghi nhận đối tượng học sinh THPT có tỷ lệ
mắc công vẹo cột sống khá cao [46]. Trần Thị Bích Liên ghi nhận mối tương
quan giữa chiều cao, cân nặng với sức nghe của nam sinh viên [40]. Nghiên
cứu của Huỳnh Kim Tiền năm 2010 ghi nhận tỷ lệ trầm cảm của sinh viên là
27,6% [63]. Lâm Nhựt Tân cho tỷ lệ sâu răng cao hơn ở nhóm trẻ lớn tuổi; 15
tuổi có 75,8% sâu răng, 12 tuổi có 68,5% sâu răng [57]. Lê Thành Khánh Hải
nghiên cứu về các bệnh về da của người dân từ 18 tuổi trở lên cho thấy có đến
88,0% đối tượng mắc bệnh về da [22].
1.4.2.2 Các nghiên cứu về thể lực và sức khỏe trên thanh niên tuổi nhập ngũ
Nghiên cứu của Đỗ Kim Hoàng về tình hình thể lực và bệnh tật và một số
yếu tố liên quan đến thể lực của nam thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự
tại Hoocmon, Hồ Chí Minh cho thấy thể lực loại I là 23,6%; loại II 20,1%; loại
3 31,6%; loại IV có 10,7%; loại V chiếm 8,99%; loại VI có 4,98%. Thể lực
không đạt chuẩn tuyển quân có 24,67%; thể lực đạt chuẩn tuyển quân 75,3%.
Phân loại sức khỏe có loại I có 4,66%; loại II có 11,68%; loại III có 25,08%;
loại IV chiếm 27,12%; loại V chiếm 24,59%; loại VI có 6,86% [26].
Nghiên cứu của Hà Công Tác về đánh giá thể lực thanh niên khám tuyển


22


nghĩa vụ quân sự huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa phân loại sức khỏe loại 1
chiếm 13,06%; loại 2 là 15,35%; loại 3 chiếm 15,74%; loại 4 chiếm 20,26%;
loại 5 chiếm 27,8%; loại 6 chiếm 7,5% [56].
Nghiên cứu so sánh sự phát triển hình thái thể lực nam thanh niên khám
tuyển nhập ngũ tại huyện H và huyện P (1993-2003) của Nguyễn Văn Lương
cho thấy hình thái của nam thanh niên khám tuyển nhập ngũ qua 11 năm ở cả
hai huyện có xu hướng tăng dần. Cụ thể, chiều cao tăng lên 3cm; cân nặng tăng
lên 2kg; vòng ngực tăng 4cm; chỉ số Pignet đã giảm; BMI tăng [44].
Nghiên cứu của Phạm Công Dương góp phần vào đánh giá tiêu chuẩn
phân loại sức khỏe và biện pháp tổ chức trong tuyển quân năm 1994 cho thấy
chất lượng sức khỏe thanh niên nhập ngũ loại 1 chiếm 37,26%, loại 2 có
45,38%; loại 3 có 17,36% ở tỉnh Hà Bắc; tỷ lệ này là 41,05%; 47,87%;
11,07% tại Vĩnh Phú. So với quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) thì nam thanh niên
nhập ngũ có sức khỏe tốt hơn; tỷ lệ sức khỏe loại 1, 2 và 3 lần lượt là 8,92%;
38,47%; 52,6% [17].
1.4.2.3 Tình hình bệnh tật trên thanh niên độ tuổi nghĩa vụ quân sự
Bệnh răng hàm mặt chiếm tỷ lệ cao nhất với 27,13%; nguyên nhân sâu
răng cao nhất với 67,9%. Bệnh về mắt chiếm 12,73%, cận thị là nguyên nhân
chính với 73,68%; ngoại khoa chiếm 11,4%; nội khoa chiếm 14,74%, tai mũi
họng chiếm 10,21%; da liễu là 6,7% [56].
Số thanh niên mắc bệnh chiếm 96,54%. Bệnh răng hàm mặt và da liễu
có tỷ lệ cao; bệnh về mắt có 5,26% [10]. Theo Trương Trọng Lành bệnh răng
hàm mặt chiếm tỷ lệ cao nhất ở thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự là
14,86%; ngoại khoa chiếm 11,67%; da liễu-hoa liễu chiếm 9,7%; mắt chiếm
7,24%; nội thần kinh chiếm 7,0%; tai mũi họng chiếm 6,51% [38].
Nghiên cứu của Nguyễn Duy Hải có 27,18% là bệnh răng hàm mặt;
trong đó, chủ yếu là nguyên nhân mất răng chiếm 78,0%. Bệnh về mắt chiếm


23


12,76%, trong đó cận thị chiếm 74,61%. Bệnh ngoại khoa chiếm tỷ lệ 12,15%;
nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương, gãy xương với 62,65%. Bệnh nội
khoa chiếm 11,04%, nguyên nhân chính là bệnh tim mạch. Bệnh tai mũi họng
có tỷ lệ 10,41%; viêm tai giữa là chủ yếu 56,77%. Bệnh da liễu chiếm
7,19% [21].


24

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Tất cả nam thanh niên trong độ từ 18-25 tuổi tại huyện Nhơn Trạch,
tỉnh Đồng Nai từ tháng 5/2013-5/2014.
2.1.2 Tiêu chí chọn mẫu
- Có hộ khẩu thường trú tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
- Nam thanh niên đã được hội đồng khám tuyển nghĩa vụ quân sự chọn
lọc trong độ tuổi 18-25 tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những người khám sức khỏe không khám đầy đủ chuyên khoa, thiếu
các chỉ số cần nghiên cứu.
- Những người có tên trong danh sách khám tuyển nhưng không đến
khám sau ba lần triệu tập.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
2.2.2 Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng cho một tỷ lệ:

n = Z2 1−α ÷


Trong đó:
n: cỡ mẫu.

2

p (1 − p )
.
d2


25

Z: trị số phân phối chuẩn tùy thuộc vào mức độ tin cậy, với α =95% thì
Z = 1,96.
p: tỷ lệ nam thanh niên có sức khỏe tốt qua khám tuyển nghĩa vụ quân
sự. Theo nghiên cứu của Lê Đức Thành là 40% [59], nên chúng tôi
chọn p=0,4.
d: sai số cho phép, chọn d=0,03.
Thay vào công thức: n=1024.
Cỡ mẫu thực tế được chọn là 1130.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ vì cỡ mẫu được tính từ công thức là 1024 gần bằng
với tổng số mẫu hồ sơ thực hiện khám.
Vì vậy, chúng tôi chọn mẫu toàn bộ và trên thực tế chúng tôi đã thu
thập được 1130 mẫu.
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tuổi: tính theo tuổi dương lịch với từng lớp tuổi từ 18-25 tuổi.
Trình độ học vấn: chia thành 2 nhóm
+ Từ trung học cơ sở trở xuống.
+ Từ trung học phổ thông trở lên.
Nơi cư trú: theo địa chỉ đang sinh sống tại 12 xã trong địa bàn huyện Nhơn
Trạch nên chia thành 2 nhóm.
+ Thành thị
+ Nông thôn
Nghề nghiệp: chia thành 5 nhóm
+ Công nhân: là những người đi làm việc trong các nhà máy, công ty,
xí nghiệp.


×