Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển của noãn nang(oocyst) cầu trùng phân lập từ gà bệnh. ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu trùng trên đàn gà chăn nuôi theo hướng công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.2 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

TRẦN HUY LIỆU

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TỎI ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NOÃN NANG(OOCYST) CẦU
TRÙNG PHÂN LẬP TỪ GÀ BỆNH. ỨNG DỤNG TRONG
PHÒNG TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN ĐÀN GÀ
CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------

-------

TRẦN HUY LIỆU

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TỎI ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NOÃN NANG(OOCYST) CẦU


TRÙNG PHÂN LẬP TỪ GÀ BỆNH. ỨNG DỤNG TRONG
PHÒNG TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG TRÊN ĐÀN GÀ
CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH

: THÚ Y

MÃ SỐ

:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

60.64.01.01

1. PGS.TS. BÙI THỊ THO
2. TS. NGUYỄN THANH HẢI

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 8 tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Huy Liệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự chỉ bảo ân cần của các thầy cô
hướng dẫn. Trong luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Bùi Thị Tho, bộ môn Nội- Chẩn - Dược lý - Độc chất học, khoa Thú y; TS.
Nguyễn Thanh Hải- Khoa Công Nghệ Sinh Học, Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, đã ân cần chỉ bảo, giúp đỡ tận tình và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực tập tốt nghiệp để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu nhà trường,
các thầy cô giáo trong Học viện Nông Nghiệp Việt Nam nói chung, các thầy cô
giáo trong khoa Thú y nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập,
nghiên cứu thuận lợi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ
tận tình của các đồng nghiệp trong Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam,
các trang trại nuôi gia công với công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình điều tra nghiên cứu tại cơ sở.
Tôi xin được cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân và gia đình đã động
viên, tạo điều kiện về thời gian, về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành tốt
khóa luận.
Hà Nội, ngày 8 tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn


Trần Huy Liệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ ................................................................ viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ........................................................................................ 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
I. Bệnh cầu trùng ............................................................................................... 3
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................. 3
1.1.1 Trên thế giới .............................................................................................. 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................................. 6
1.2. Bệnh cầu trùng gà ........................................................................................ 7
1.2.1. Định nghĩa bệnh cầu trùng gà .................................................................. 7
1.2.2. Tác nhân gây bệnh cầu trùng gà............................................................... 8
1.2.3. Vòng đời của cầu trùng (chu kỳ sinh học) ................................................. 9

1.2.4. Sự nhiễm bệnh cầu trùng ........................................................................ 10
1.2.5. Quá trình sinh bệnh ................................................................................ 10
1.2.6. Sự miễn dịch của gà đối với bệnh cầu trùng ........................................... 11
1.2.7. Triệu chứng ............................................................................................ 11
1.2.8. Bệnh tích ................................................................................................ 12
1.2.9. Chẩn đoán .............................................................................................. 13

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


1.2.10. Phòng, trị bệnh cầu trùng ..................................................................... 13
1.3. Một số hiểu biết về cây tỏi......................................................................... 16
1.3.1. Đặc điểm của cây và sự phân bố ............................................................ 16
1.3.2. Ứng dụng của tỏi trong cuộc sống .......................................................... 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, ............................................................. 23
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 23
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu............................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 23
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................................. 23
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 24
2.2.1 Địa điểm lấy mẫu và ứng dụng thực tế: ................................................... 24
2.2.2 Địa điểm xét nghiệm ............................................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 25
2.3.1 Điều tra tình hình dịch tễ cầu trùng gà của đàn Ross 308 từ 1-7 tuần tuổi
trong 3 năm (2011, 2012, 2013). ...................................................................... 25
2.3.2 Theo dõi triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của gà bị bệnh cầu
trùng. ............................................................................................................... 25
2.3.3 Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của các nồng độ tỏi đến sự phát triển noãn

nang cầu trùng trong phòng thí nghiệm............................................................ 25
2.3.4 Ảnh hưởng của dấm tỏi đến khả năng phòng một số bệnh của đàn gà ross
308 ở trang trại của công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam. ....................... 25
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 26
2.4.1. Phương pháp điều tra về dịch tễ học bệnh cầu trùng tại Trại ................. 26
2.4.2. Theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng khi gà bị bệnh cầu trùng . 26
2.4.3. Phương pháp mổ khám quan sát bệnh tích điển hình .............................. 26
2.4.4. Phương pháp lấy mẫu phân và bảo quản mẫu phân ............................... 27
2.4.5. Phương pháp xét nghiệm phân ............................................................... 28
2.4.6. Phương pháp theo dõi ảnh hưởng của tỏi và thuốc five-anticoc đến sự
phát triển của noãn nang cầu trùng trong phân gà bệnh. ................................. 29
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


2.4.7. Phương pháp bố trí thí nghiệm ảnh hưởng dấm tỏi đến khả năng phòng
bệnh cầu trùng của đàn gà ross 308. ................................................................ 32
2.4.8 Xử lý số liệu............................................................................................. 34
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 36
3.1 Điều tra tình hình dịch tễ cầu trùng gà của đàn Ross 308 từ 1-7 tuần tuổi
trong 3 năm (2011,2012,2013) ......................................................................... 36
3.1.1. Công tác chăn nuôi - thú y tại trại .......................................................... 36
3.1.2 Điều tra tình hình mắc bệnh cầu trùng của gà Ross 308 từ 1-7 tuần tuổi
trong 3 năm (2011, 2012, 2013) ....................................................................... 38
3.2 Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh
cầu trùng .......................................................................................................... 39
3.3 Thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của các nồng độ tỏi đến sự phát triển noãn
nang cầu trùng trong phòng thí nghiệm ............................................................ 43
3.3.1 Kết quả kiểm tra và phân loại cầu trùng gây bệnh cho gà của trang trại. 43

3.3.2 Ảnh hưởng của các nồng độ tỏi đến sự phát triển của noãn nang cầu
trùng. ............................................................................................................... 45
3.3.3. So sánh sự phát triển của noãn nang cầu trùng dưới tác dụng tỏi nồng độ
7,5% và thuốc five- anticoc trong phòng thí nghiệm. ........................................ 49
3.4 Ảnh hưởng của dấm tỏi đến khả năng phòng bệnh của đàn gà ross 308 ở
trang trại của công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.................................... 53
3.4.1 Ảnh hưởng của dấm tỏi đến cường độ và tỷ lệ nhiễm cầu trùng............... 53
3.4.2 Ảnh hưởng của dấm tỏi đến khả năng phòng một số bệnh thường gặp trên
hai đàn gà thí nghiệm ....................................................................................... 64
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 72
4.1. Kết luận .................................................................................................... 72
4.1.1. Điều tra tình hình dịch tễ cầu trùng gà của đàn Ross 308 từ 1-7 tuần tuổi
trong 3 năm (2011, 2012, 2013) ....................................................................... 72
4.1.2. Về triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của gà bị bệnh cầu trùng . 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


4.1.3. Ảnh hưởng của các nồng độ dịch ép tỏi đến sự phát triển noãn nang cầu
trùng trong phòng thí nghiệm ........................................................................... 72
4.1.4. Ảnh hưởng của dấm tỏi đến khả năng phòng bệnh của đàn gà ross 308 ở
trang trại của công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam. .................................. 73
4.2. Đề nghị ...................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại Vacxin Oocyst cầu trùng đã được sản xuất ......................... 15
Bảng 2.1. Định dạng các loài cầu trùng ở gà .................................................... 30
Bảng 2.2. Thành phần các chất có trong các đĩa nuôi cấy ................................. 31
Bảng 3.1. Quy trình phòng bệnh cho đàn gà Ross 308..................................... 38
Bảng 3.2. Kết quả điều tra bệnh cầu trùng trên đàn gà trong 3 năm (2011, 2012,
2013) ................................................................................................................ 39
Bảng 3.3. Kết quả mổ khám bệnh tích gà bị bệnh cầu trùng ............................ 40
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ tỏi khác nhau đến sự phát triển của noãn
nang cầu trùng trong phòng thí nghiệm ............................................................ 46
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các nồng độ tỏi đến tỷ lệ noãn nang cầu trùng chưa
được phân bào .................................................................................................. 48
Bảng 3.6. So sánh ảnh hưởng của tỏi 7.5% và thuốc five – anticoc đến sự phát
triển của noãn nang cầu trùng gà. ..................................................................... 49
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nồng độ tỏi 7.5% và thuốc five –anticoc đến tỷ lệ %
noãn nang chưa phân bào theo thời gian ........................................................... 51
Bảng 3.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng theo lứa tuổi của gà
Ross 308 từ 1- 7 tuần tuổi (lô đối chứng I). ..................................................... 54
Bảng 3.9. Tỷ lệ và cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng theo lứa tuổi của gà
Ross 308 từ 1- 7 tuần tuổi được nuôi theo quy trình của trại có dùng thuốc trị
cầu trùng .......................................................................................................... 58
Bảng 3.10. Tỷ lệ và cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng theo lứa tuổi của gà
Ross 308 từ 1- 7 tuần tuổi được bổ xung dấm tỏi. .......................................... 60
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của dấm tỏi đến sinh trưởng tích lũy của gà ................. 65
từ 1-7 tuần tuổi ................................................................................................. 65
Bảng 3.12. So sánh ảnh hưởng của dấm tỏi đến tỷ lệ nuôi sống gà qua các tuần
tuổi ................................................................................................................... 66
Bảng 3.13. Kết quả mổ khám bệnh tích gà chết 2 lô thí nghiệm và lô đối chứng

......................................................................................................................... 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Một số hình ảnh về tỏi ...................................................................... 16
Hình 1.2. Một số chế phẩm của tỏi ................................................................... 17
Hình 3.1. Hình ảnh bệnh tích cầu trùng gà ....................................................... 43
Hình 3.2. Hình ảnh 6 loại cầu trùng xác định ở trang trại ................................. 44
Hình 3.3. Noãn nang cầu trùng gà có vỏ bình thường dưới tác động của nước
sinh lý .............................................................................................................. 52
Hình 3.4. Noãn nang cầu trùng gà có vỏ không bình thường và bị thoát nguyên
sinh chất ra ngoài dưới tác động của tỏi nồng độ 7,5% ở 60h và 72h................ 52
Hình 3.5. Noãn nang cầu trùng gà có vỏ không bình thường và bị thoát nguyên
sinh chất ra ngoài dưới tác động của tỏi 7,5% và thuốc five anticoc ở 60h và 72h
......................................................................................................................... 52
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo độ tuổi trên gà( nhiễm tự nhiên) ........ 55
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo độ tuổi trên gà Ross 308 .................... 59
(dùng thuốc) ..................................................................................................... 59
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo độ tuổi trên gà Ross 308 (dấm tỏi)..... 61
Biểu đồ 3.4. So sánh tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo độ tuổi trên gà Ross 308 ở 3 lô
thí nghiệm (Theo tự nhiên, dùng thuốc và dấm tỏi) .......................................... 62
Biểu đồ 3.5. So sánh cường độ nhiễm cầu trùng theo độ tuổi trên gà Ross 308 ở
3 lô thí nghiệm (Theo tự nhiên, dùng thuốc và dấm tỏi) ................................... 63
Biểu đồ 3.6.Tỷ lệ chết của gà giữa hai lô thí nghiệm và đối chứng ................... 67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa trong luận văn

Bt

Bình thường

Đ/C

Đối chứng

E

Eimeria

g

gam

h

giờ


Kbt

Không bình thường

MlMilliliter
Vacxin cúm gia cầm chủng H5N1

H5N1
H7N9

Vacxin cúm gia cầm chủng H7N9

IB

Infectious Bronchitis

Kg

Kilogam

ND

Newcasle

IBDGumboro
P

Trọng lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ix


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Bệnh cầu trùng là một bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm rất nguy hiểm do các
loài nguyên sinh động vật khác nhau thuộc bộ Coccidae gây ra. Bộ nguyên sinh
động vật Coccidae được liệt vào những ký sinh trùng phổ biến khá rộng rãi
trong tự nhiên, ở gia súc, gia cầm, hoang thú và người, cầu trùng đã gây nên
nhiều bệnh nặng và gây nên tổn thất lớn về kinh tế.
Bệnh chủ yếu do Eimeria tenella(ký sinh ở manh tràng), Eimeria
necatnix(ký sinh ở ruột non), Eimeria acervulina, Eimeria maxima, Eimeria
brunetti. Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10-30
ngày tuổi.
Gia cầm nuôi nhốt tập trung với mật độ cao, chật chội, ẩm độ môi
trường cao, thức ăn không đủ dinh dưỡng, chăm sóc kém đều ảnh hưởng tới
mức độ nhiễm cầu trùng. Ẩm độ môi trường cao, nhiệt độ thay đổi đột ngột là
điều kiện thuận lợi cho cầu trùng phát triển.
Hiện nay một số phác đồ điều trị không còn hiệu quả nữa, gây thiệt hại
lớn về kinh tế và đặc biệt để lại tồn lưu thuốc và kháng sinh trên các sản phẩm
chế biến từ gà. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tỏi đối với sự phát triển noãn nang
(Oocyst) cầu trùng phân lập từ gà bệnh. Ứng dụng trong phòng trị bệnh cầu
trùng trên đàn gà chăn nuôi theo hướng công nghiệp”.
Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, các loài
cầu trùng gây bệnh, đặc điểm lâm sàng, bệnh tích của gà mắc bệnh cầu trùng và
tiến hành nuôi cấy trong phòng thí nghiệm với các nồng độ tỏi khác nhau. Kết
quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp điều trị, cũng như phòng trừ bệnh cầu trùng
có hiệu quả trong chăn nuôi.

2. Mục đích của đề tài
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ đạt được mục đích sau: theo
dõi ảnh hưởng của tỏivới các nồng độ khác nhau đến sự phát triển và nhân lên
của(Oocyst) cầu trùng. Từ đó tìm nồng độ thích hợp mà có ảnh hưởng lớn với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


đến sự phát triển của noãn nang(Oocyst) cầu trùng ở giai đoạn sinh sản vô
tính(ngoài cơ thể gà). Ứng dụng tỏi ở nồng độ tốt nhất để đều trị bệnh cầu trùng
trên đàn gà hướng thịt giống Ross 308 ở một số trang trại của công ty cổ phần
chăn nuôi C.P Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Sự thành công của đề tài sẽ góp phần tạo thêm một pháp đồ mới có hiệu
quả trong điều trị cầu trùng trên gà, giúp giảm thiệt hại cũng như chi phí về
thuốc trong phòng và điều trị về bệnh cầu trùng. Đồng thời còn mở ra hướng
mới về việc dùng các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong phòng trị một số
bệnh thường gặp trên đàn gà nói riêng và cho mọi loại vật nuôi nói chung. Nếu
đề tài thành công còn góp phần làm phong phú thêm các biện pháp chọn thuốc
trong phòng trị bệnh, hạn chế dùng kháng sinh tổng hợp, giảm bớt nguy cơ gây
hại cho con người và xã hội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng nguồn thực phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực
phẩm của người tiêu dùng trong xã hội ngày càng cao. Sản xuất thịt gia cầm
trong đó có thịt gà từ những trang trại gà ít hay không sử dụng kháng sinh đang
là mục tiêu phấn đấu của các nhà chăn nuôi nước ta(gà thảo dược). Sử dụng thảo
dược là một trong những giải pháp chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh

học rất quan trọng và mang lại hiểu quả cao, giúp cho ngành chăn nuôi phát
triển bền vững. Đồng thời đây cũng là giải pháp cho phép hạn chế được tối đa sự
tồn dư kháng sinh trong sản phẩm. Nếu sử dụng tỏi trong chăn nuôi đã góp phần
vào việc làm tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi thông qua việc nâng cao
tỷ lệ nuôi sống, giảm tỷ lệ chết và kích thích tăng trọng.
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xây dựng được quy trình bổ sung
tỏi và các thảo dược chứa kháng sinh thực vật khác trong chăn nuôi gia cầm nói
riêng, cũng như chăn nuôi các động vật khác. Kết quả của đề tài sẽ giúp chúng ta
tạo ra được sản phẩm sạch, không tồn dư kháng sinh và tránh được ô nhiễm môi
trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Bệnh cầu trùng
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1 Trên thế giới
Từ năm 1849 những nghiên cứu đầu tiên của Rivolta đã phát hiện thấy
trong phân gà có một loại động vật đơn bào xuất hiện, nhưng ông cũng chưa xác
định đó là loại gì? Cho đến năm 1870 Eimer tiếp tục nghiên cứu và xác định
được đó là một loại thuộc lớp Protozoa, sinh sản theo kiểu bào tử, bộ Coccidia.
Đến năm 1875 các nhà khoa học đương thời một lần nữa xác định lại loài của
Eimer trước đó và đặt lấy tên là Eimeria để đặt tên cho giống cầu trùng rất phổ
biến lúc giờ. Sau đó hàng trăm loài cầu trùng đã được tìm thấy trên nhiều loại
gia súc, gia cầm và động vật hoang dã, kể cả người.
- Năm 1881 Scheider đã tìm thấy một loài cầu trùng kí sinh ở manh tràng
gà con, nhưng ông chưa xác định đó là loại gì, cho đến năm 1891 thì Raillet và

Lucet đã mô tả loại này và sau đó Fanham 1909 đã xác định đó chính là Eimeria
Tenella.
Khoảng 40 năm sau đó (1909- 1942) sự công bố lần lượt của các nhà nghiên cứu
về một loạt các loài Eimeria, trong đó có các loài kí sinh về gà như sau:
Eimeria maxima

Tyzzer, năm 1929

Eimeria acervulia

Tyzzer, năm 1929

Eimeria mitis

Tyzzer, năm 1929

Eimeria necartrix

Johnson, năm 1930

Eimeria praecox

Johnson, năm 1930

Eimeria hagani

Leviner, năm 1938

Eimeria brunetti


Leviner, năm 1942

Gần đây là Eimeria mivati, Edgar và Seibold năm 1964.
Sau này, một số tác giả khác ở Trung Âu và Liên Xô(cũ) như Yakimoff, Kotlans
đã đưa ra một số công bố ba loài: Eimeria beachi, Eimeria tyzzeri,Eimeria
johnsoni
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Cũng như vậy tại Ấn Độ, Ray(1945) đã tìm thấy một loại cầu trùng ở một
ổ dịch tự nhiên trên gà con 4-6 tuần tuổi tại bang Mukteswas, sau khi so sánh
noãn nang này với các loại khác, ông cho rằng đây là một giống mới không
thuộc Eimeria nên đặt tên là Nenyolella Gallinae, nhưng kết quả này chưa được
giới khoa học công nhận.
Năm 1934 Leholiskek cho rằng giống Isospora cũng có thể kí sinh ở gà và
sau khi mô tả chi tiết ông đặt tên Isospora Gallinae. Tiếp những năm sau đó tại
một số nước Trung Á như Turkmenistan, Azecbaizan,....các tác giả khác như
Glabazin, Mixsov, Aliva,....cũng công bố tìm thấy các loại cầu trùng trên gà,
nhưng các tác giả khác lại cho rằng đó chính là Isospova Lacasei kí sinh trong
loài chim sẻ mà lẫn trong phân gà mà thôi(chứ không phải kí sinh trên gà).
Ở các nước kinh tế phát triển, nghành chăn nuôi gà cũng có điều kiện hơn
để xuất hiện những trang trại lớn, tập trung cao hơn, điều này tạo điều kiện để
cầu trùng và bệnh cầu trùng phát triển, xuất hiện nhiều hơn và gây tác hại rõ rệt.
Ngày nay người ta không chỉ tiếp tục quan tâm đến các loài mới mà đi vào khía
cạnh sâu hơn, xa hơn như các vấn đề sinh học phân tử, miễn dịch cầu trùng,
cũng như tìm các loại hóa dược, chế tạo vacxin,...và hoàn thiện các phương diện
nghiên cứu, nhằm mục đích tiếp tục khai phá những bí mật của các loại cầu
trùng và bệnh cầu trùng, nhằm mục đích khống chế nó có hiệu quả.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy cầu trùng trên gà thực sự là một điều đáng
lo ngại vì chúng lây lan rất nhanh tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết rất cao.
Roncalli(1967) đã báo động là “ Bệnh cầu trùng đã lây lan khắp nơi trên thế giới
và gây thiệt hại nặng nề cho nghành chăn nuôi gà, cũng như chất lượng sản
phẩm cho con người xấu đi”.
Những năm gần đây Eimeria và bệnh cầu trùng gà đã được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu công phu kể cả lý thuyết đến thực nghiệm.
Theo Orlow(1975), bệnh cầu trùng chủ yếu ở gia cầm non. E.tenella là
loài gây bệnh mạnh nhất, phổ biến nhất là ở gà một tháng tuổi. E.maxima gây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


bệnh cho gà 1,5-2 tháng tuổi. Gia cầm non mắc bệnh, gia cầm lớn là vật mang
trùng.
W.W.Braunius (Hà Lan, 1983) đã có nhiều nghiên cứu về cầu trùng bao gồm
cả về loài(phân loại), về dịch tễ học, về bệnh lý học, lâm sàng và cách phòng
ngừa.
Jacque Euzeby (Pháp) cũng là người có công trong nghiên cứu về
Eimeria và bệnh cầu trùng gà, các công trình của ông từ gần ba thập
niên(1965-1990) đã để lại cho chúng ta những tài liệu khoa học vô cùng quý
giá về bệnh cầu trùng gà.
Sau những năm 1990 các nhà khoa học như J.Eckert (Insitute of Parasitology
Universty of Rurick), R.Braw(Insitute of General Microbilogy, Universty of
Berne), M.W Shirley(Insitute of Animal heath, Compton Laboratory, Neebury) và
P. Couder (Inra stasion de Pathologie Aviaire et de parasittologie Cetre de Tours,
Nouzilly, 1995) gồm những hướng dẫn nghiên cứu về cầu trùng và bệnh cầu trùng.
Có thể nói đây là những hướng dẫn bổ ích nhất cho những người nghiên cứu về

bệnh cầu trùng.
Mới đây nhất là tác giả Archie Hunter(2000), sang công tác tại Việt Nam
theo chương trình dự án “Tăng cường công tác Thú y ở Việt Nam”. Trong cuốn sổ
tay dịch bệnh động vật tác giả cho biết: Để phòng chống bệnh cầu trùng gà tốt nhất
là gà con không được tiếp xúc với số lượng noãn nang lớn trong môi trường nuôi.
Điều này có thể thực hiện được nhờ vệ sinh tốt, ngăn ngừa sự tích tụ phân trong
chuồng, giữ cho chuồng nuôi luôn luôn khô thoáng.
Ngày nay, tuy công nghiệp hóa dược và vacxin đang có những biến đổi rất
lớn, những thành tụy về khoa học về các mặt này đang được ứng dụng vào sản
xuất, những loại thuốc cầu trùng đã ra đời và đã góp phần hạn chế đáng kể tác
hại của bệnh cầu trùng gà. Singh.U.M(1996-1997) đã nghiên cứu và chế tạo
vacxin cầu trùng mới bao gồm E. Maxima, E. Acervulina, E. Necatrix, E.
Tenella và đã sử dụng thử nghiệm tại Trung Quốc. Lee (Canada) đang nghiên
cứu các loại vacxin cầu trùng mới với các loài Eimeria.spp tại chỗ có hiệu quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


hơn. Những ứng dụng của các thành tựu khoa học phân tử cũng đang được
nghiên cứu để hi vọng tìm kiếm các loại vacxin tổ hợp trong tương lai. Ngay cả
những nghiên cứu cơ bản người ta cũng đang trở lại nhiều vấn đề để trả lời
những câu hỏi mà khoa học đến nay vẫn chưa làm được trọn vẹn như xác định
đặc điểm cơ bản nhất của E. Necatrix(Bhurtel.R, 1996),... Có rất nhiều những
tác giả trên khắp thế giới đang quan tâm đến bênh cầu trùng hiện tại và mầm
bệnh Eimeria trong công nghệ chăn nuôi hiện nay.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các dự đoán của các nhà nghiên cứu nói rằng bệnh cầu trùng đã có từ lâu
trong các chăn nuôi gà gia đình. Theo Đỗ Cao Huệ(1995): “ Từ thời Pháp thuộc
người ta đã thấy những triệu chứng gà bệnh đi ỉa ra máu và gà con chết, khi mổ

ra thì thấy hai manh tràng sưng to tương tự triệu chứng và bệnh tích của bệnh
cầu trùng của gà công nghiệp hiện nay”.
- Theo Dương Công Thuận (1974-1976) với việc phân tích từ hàng ngàn
mẫu phân gà đã kết luận: Ở phía bắc Việt nam gà công nghiệp nhiễm 5 loại cầu
trùng đó là E. Tenella, E. Necatrix, E. Maxima, E. Mitis và E. Brunetti.
- Lê Văn Năm(1999), cho biết nguyên tắc phòng bệnh cầu trùng bằng
thuốc phải dùng từ 5 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi đối với gà thịt, sau đó cứ một
tháng phải tiếp tục dùng thuốc 3-4 ngày, kể cả thời gian gà đẻ.
- Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Quang Tuyên(1997) và nhiều tác giả
khẳng định: Bệnh cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường
mang căn bệnh và là nguồn gieo truyền căn bệnh làm ô nhiễm môi trường nuôi.
Vì vậy biện pháp quan trọng là phòng bệnh cho gà con không bị nhiễm cầu
trùng.
- Phan Lục, Bạch Mạch Điều (1999), tiến hành nghiên cứu cầu trùng gia
cầm bằng phương pháp xét nghiệm phân tìm noãn nang ở gà Tam Hoàng, gà Ai
Cập, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu, chim bồ câu Pháp từ 1-8 tuần tuổi được
nuôi tập trung ở Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương(Viện chăn nuôi).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Ở mỗi loại tuổi, gia cầm đều được xét nghiệm trên 240 con(phân phối đều ở mỗi
lứa tuổi là 30 con), kết quả thu được như sau:
+ Các loại gia cầm trên đều bị nhiễm cầu trùng từ 8-56 ngày tuổi. Mức độ
nhiễm bệnh tăng dần từ 8 đến 28 ngày tuổi; ở tuần thứ 4(22-28 ngày tuổi) gà
Tam Hoàng nhiễm 100%; gà Ai Cập nhiễm 93,3% và gà AA nhiễm 90%; chim
bồ câu nhiễm 100%.
- Hoàng Thạch và cộng sự(1999) cho thấy: Gà các lứa tuổi đều có thể bị

nhiễm cầu trùng, tuy tác hại của bệnh có khác nhau tuỳ theo chủng loại cầu
trùng và lứa tuổi gà mắc bệnh. Thường gà con bị nhiễm nặng hơn gà lớn.
1.2. Bệnh cầu trùng gà
1.2.1. Khái niệm bệnh cầu trùng gà
Theo Lê Văn Năm(2006), bệnh cầu trùng là do một loại bệnh ký sinh
trùng truyền nhiễm rất nguy hiểm thường gặp ở gà đặc biệt là gà nuôi tập trung
theo lối sản xuất hàng hóa.
Bệnh cầu trùng do một nhóm nguyên sinh đơn bào ngành Protozoa, lớp
Sporozoa, bộ Coccidae, 2 giống Eimeria và Isospora. Bệnh có thể gây chết
nhiều gà, tỷ lệ chết cao, đặc biệt là ở gà con. Khi cầu trùng mới theo phân ra
ngoài gọi là kén hay noãn nang (Oocyst) là những bào tử trùng hình bầu dục,
hình trứng hay hình cầu. Có 3 lớp vỏ: Lớp ngoài cùng rất mỏng, bên trong có
chứa nguyên sinh chất lổn nhổn thành hạt, giữa nguyên sinh chất có chứa một
nhân tương đối to. Khi gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì nhân và
nguyên sinh chất bắt đầu phân chia.
Cầu trùng thuộc giống Eimeria thì nhân và nguyên sinh chất sẽ hình
thành 4 bào tử, mỗi bào tử hình thành 2 bào tử con. Bào tử con có hình lê,
chính bào tử con này sẽ xâm nhập vào niêm mạc ruột, tổ chức gan và gây ra
tổn thương bệnh lý.
Cầu trùng giống Isospora thì nhân và nguyên sinh chất phân chia thành 2
bào tử, mỗi bào tử phân chia thành 4 bào tử con và cũng xâm nhập vào niêm
mạc ruột.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Gà mọi lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng, nhưng ở mỗi lứa tuổi mức độ
nhiễm khác nhau. Gà con bị nhiễm nặng và chết nhiều hơn ở gà lớn, gà trưởng
thành chủ yếu là vật mang trùng.

1.2.2. Tác nhân gây bệnh cầu trùng gà
Theo Phan Lục 1996, cho biết các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã
chỉ ra 9 tác nhân gây bệnh cầu trùng gia cầm với những đặc điểm sinh học của
chúng.
+ Eimeria tenella thường ký sinh ở manh tràng. Đây là loài gây bệnh mạnh nhất
ở gà con.
+ Eimeria maxima chủ yếu ký sinh ở đoạn giữa ruột non.
+ Eimeria mitis thường ký sinh ở đầu ruột non.
+ Eimeria acervulina có hình dạng Oocyst gần giống E. maxima nhưng kích
thước nhỏ hơn thường ký sinh ở phần trước ruột non.
+ Eimeria necatric là loài có độc lực cao song mức độ phổ biến và khả năng gây
bệnh thấp hơn loài E. tenella, vị trí gây bệnh ở ruột non và manh tràng.
+ Eimeria brunette ký sinh ở ruột già.
+ Eimeria hagani thường ký sinh ở phần đầu ruột non.
+ Eimeria paraecox ký sinh ở đầu ruột non.
+ Eimeria mivatia thường gây bệnh ở bề mặt niêm mạc ruột.
Theo Hoàng Thạch(1999), đã tìm thấy sự có mặt của 8 loài cầu trùng gây
bệnh trên gà nuôi tại Miền Nam nước ta. So với 9 loài cầu trùng tìm thấy của các
tác giả trên thế giới thì ở Việt Nam chưa thấy nói tới Eimeria paraecox. Việc
phân loại cầu trùng gà cũng được các tác giả: Dương Công Thuận(1995), Phan
Lục, Bạch Mạch Điều(1999) nghiên cứu và cho biết có 6 loài cầu trùng gà đã
được phát hiện là: Eimeria tenella, Eimeria necatric, Eimeria maxima, Eimeria
mitis, Eimeria brunette, Eimeria acervulina.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


1.2.3. Vòng đời của cầu trùng(chu kỳ sinh học)

Vòng đời phát triển của cầu trùng được tính từ khi gia cầm ăn phải noãn
nang gây bệnh, qua quá trình sinh trưởng, phát triển trong và ngoài cơ thể cho
đến khi chúng tạo ra các noãn nang có sức gây bệnh
Vòng đời của cầu trùng gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Sinh sản vô tính
Noãn nang sau khi cùng thức ăn vào vật chủ, xâm nhập vào tế bào biểu
mô(lúc này được gọi là Trophozoit) làm tế bào bị phình ra, nhân bị kéo dài ra.
Chỉ sau vài giờ nhân của Trophozoit phân chia và trở thành Schizont thế hệ I(thể
phân lập).
Schizont thế hệ I trưởng thành rất nhanh, bắt đầu hình thành và chứa đầy
các phân đoạn(Merozoit) thế hệ I. Lúc này chúng làm tế bào bị ký sinh trương to
rồi vỡ(số lượng Merozoit trong một Schizont thay đổi rất lớn tuỳ loài cầu trùng:
Từ 8 đến 16, có khi tới 120.000).
Khi đã thành thục, các Merozoit thoát khỏi Schizont, một số xâm nhập trở
lại tế bào biểu mô thích hợp để tiếp tục sinh sản vô tính, một số khác chuyển
sang kiểu sinh sản hữu tính.
+ Giai đoạn 2: Sinh sản hữu tính
Giao tử đực được gọi là Microgamet, có kích thước nhỏ hơn giao tử cái.
Giao tử cái được gọi là Macrogamet có nhân rất to, có lỗ noãn. Giao tử đực và
giao tử cái kết hợp với nhau tạo thành hợp tử(Zygota). Giai đoạn này cũng thực
hiện trong tế bào biểu mô của vật chủ.
+ Giai đoạn 3: Sinh sản bào tử
Sau khi hợp tử Zygota hình thành tiếp tục phát triển thành noãn nang
Oocyst. Oocyst sau khi được thải ra ngoài nếu gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm
thích hợp sẽ sinh bào tử gọi là Oocyst gây nhiễm. Quá trình này diễn ra như sau:
Khi Oocyst theo phân ra ngoài thì đã chiếm đầy Zygota trong lớp vỏ bọc bên
ngoài. Khi gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì nguyên sinh chất cũng bắt
đầu phân chia cho ra Sporozoit.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 9


Một số Sporoplast hơi dài ra và quanh nó có một lớp vỏ khúc xạ tạo thành
một Sporocyst có một khoảng ở phía đầu nhọn hơn gọi là thể Stieda, nguyên
sinh chất trong Sporocyst phân chia ra và kéo dài thành 2 Sporozoit.
1.2.4. Sự nhiễm bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng là một bệnh phổ biến, do sức đề kháng cao đối với tác
động điều kiện khí hậu không thuận lợi, các loại thuốc sát trùng, khả năng tái
sinh sản lại nhanh.
Đường nhiễm bệnh là do gà nuốt phải noãn nang có sức gây nhiễm. Noãn
nang cầu trùng lẫn vào thức ăn, nước uống, đất, nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi
trở thành nguồn lây nhiễm bệnh. Các loài chim, gà, gia súc, động vật gặm nhấm,
côn trùng, người… đều có thể là nguồn gieo rắc căn bệnh.
Thời gian nhiễm bệnh cầu trùng được phân chia thành 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ tiền phát: Kéo dài từ khi gà nhiễm phải noãn nang cầu trùng cho đến
khi xuất hiện nang trứng trong phân.
+ Thời kỳ phát bệnh: Từ khi xuất hiện nang trứng trong phân đến khi nang trứng
biến mất hoàn toàn khỏi cơ thể.
Bệnh cầu trùng gà thường tiến triển âm ỉ làm con vật còi cọc chậm lớn,
sức đề kháng giảm, dễ kế phát các bệnh khác. Khi gặp điều kiện thuận lợi cầu
trùng phát triển thành ổ dịch lớn, tỷ lệ chết cao, đặc biệt ở gà con tỷ lệ chết có
thể lên tới 100%. Ngoài ra bệnh còn làm giảm tốc độ sinh trưởng 12%-30%, gà
đẻ giảm 20%-40% sản lượng trứng.
1.2.5. Quá trình sinh bệnh
Quá trình sinh bệnh được hình thành từ những tác động trực tiếp của mầm
bệnh, các giai đoạn phát triển nội sinh của cầu trùng trong cơ thể gà và các yếu
tố thứ phát nhờ khả năng tái sinh sản nhanh ở tất cả các loài, đặc biệt các loài có
độc lực cao, gây tổn thương lan tràn niêm mạc ruột. Từ đó một số lượng lớn các
tế bào biểu bì, lớp dưới niêm mạc, các mạch quản, thần kinh bị huỷ hoại.

Do niêm mạc bị tổn thương nên nhiều đoạn ruột không tham gia vào quá
trình tiêu hoá làm cho con vật bị thiếu dinh dưỡng gây rối loạn tiêu hoá, dẫn tới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


ngưng đọng các độc tố, phù nề các cơ quan và mô bào. Sự phá huỷ các tế bào
ruột làm cho viêm ruột gây rối loạn chức năng hấp thu và vận động của ruột gây
ra ỉa chảy, quá trình viêm tăng sinh làm dịch rỉ tiết ra nhiều gây khó khăn hấp
thu chất dinh dưỡng làm mất sự cân bằng nước tiểu trong cơ thể gà.
Cầu trùng sinh ra độc tố làm gà bị trúng độc, thể hiện ở những rối loạn về
thần kinh: Sã cánh, lờ đờ, kém nhanh nhẹn. Cầu trùng chiếm đoạt dinh dưỡng là
dịch tổ chức tế bào biểu mô ruột làm cho gà thiếu dinh dưỡng. Nếu tình trạng
này kéo dài làm cho gà ốm và chết.
1.2.6. Sự miễn dịch của gà đối với bệnh cầu trùng
Tất cả các giống gà đều mắc bệnh cầu trùng. Gà từ 20 ngày tuổi tới 2
tháng tuổi bị bệnh nặng nhất. Sau khi khỏi bệnh gà sẽ có miễn dịch với loài cầu
trùng chúng đã nhiễm phải.
Thời gian miễn dịch trong bệnh cầu trùng là tương đối dài và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, đặc biệt là phương pháp gây miễn dịch. Nếu tiêm cho gà con
một liều lớn nang trứng cầu trùng thì tới ngày thứ 14 chúng có sức đề kháng với
bệnh và tới ngày thứ 42 thì sức đề kháng đó giảm đi một ít. Sau khi tiêm cho gà
con liều 3 nang trứng, mỗi liều cách nhau một tuần thì chúng có đủ sức đề kháng
và có thể tự bảo vệ khi tiêm cho chúng một liều trên liều chết. Hơn nữa, gà còn
được bảo vệ không bị tái nhiễm.
1.2.7. Triệu chứng
Theo Phan Lục 1996, Lê văn Năm 2004. Bệnh cầu trùng ở gà biểu hiện
bằng triệu chứng đặc trưng nhất là ỉa chảy, có máu, có dịch nhầy, ủ rũ, mệt mỏi,
lông xơ xác, thần kinh không vững, gà thường tụ lại thành nhóm. Mức độ

nghiêm trọng của triệu chứng phụ thuộc vào mức độ nhiễm từ môi trường và
loài Eimeria nhiễm, trạng thái sức khoẻ cơ thể gà.
Thời kỳ mang bệnh 4-5 ngày. Bệnh tiến triển có thể cấp tính, mãn tính
hay không có triệu chứng điển hình.
* Thể cấp tính: Thường thấy ở gà con. Lúc đầu gà có biểu hiện lờ đờ, kém
nhanh nhẹn, lông dựng đứng, ít ăn. Do hàng loạt tế bào biểu mô ruột bị phá huỷ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


cơ thể bị trúng độc nặng thêm, mất cân bằng, cánh gà bị tê liệt, uống nhiều nước,
diều có nhiều dịch thể, bỏ ăn hoàn toàn. Thiếu máu, niêm mạc và mào nhợt nhạt,
gà gầy dần, phân loãng như nước có lẫn máu. Giai đoạn cuối gà bị tê liệt sau đó
bị chết. Tỷ lệ gà chết nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc quản lý,
thức ăn, sức đề kháng của con vật đối với cầu trùng, cường độ nhiễm cầu
trùng…
* Thể mãn tính: Thường thấy ở gà từ 4-6 tháng tuổi hoặc gà trưởng thành. Triệu
chứng lâm sàng về cơ bản giống thể cấp tính nhưng không rõ và không điển
hình như trên. Bệnh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Gà gầy còi dần, chân và
cánh bị tê liệt nhẹ, tỷ lệ đẻ giảm, nhưng rất ít gà bị chết.
* Thể không có triệu chứng lâm sàng: Đây là những thể mang trùng. Những gà
bị bệnh bề ngoài không có biểu hiện bệnh vì gà ăn uống đi lại bình thường, thỉnh
thoảng mới thấy gà bị ỉa chảy và tỷ lệ đẻ trứng bị giảm sút.
1.2.8. Bệnh tích
Theo Nguyễn Kim Lan và Nguyễn Quang Tuyên 1997, khi gà bị bệnh cầu
trùng thì xác chết gầy xơ xác, niêm mạc và mào nhợt nhạt, xung quanh lỗ huyệt
dính phân. Bệnh tích cơ bản là ở ruột, các cơ quan khác bệnh tích không rõ.
Diều và dạ dày tuyến trống rỗng, màng niêm mạc phủ niêm dịch. Trong dạ dày
cơ có một ít thức ăn, tá tràng viêm chứa đầy chất niêm dịch hơi vàng, vách ruột

dày lên rõ rệt, lớp nhung mao nằm bẹp, một số nơi thấy rõ những điểm xuất
huyết.
- E.tenella gây bệnh tích chủ yếu ở manh tràng. Manh tràng viêm xuất huyết
phình to, trong đó có những cục máu nhỏ, xốp, vách manh tràng mỏng đi. Màng
niêm mạc bị huỷ hoại, phủ đầy những vết loét từ ngoài có thể nhìn thấy rõ.
Trong các giai đoạn cuối của bệnh, niêm mạc ruột hơi trắng, dày và có các cục
máu.
- E.necatric: Trên màng niêm mạc phần giữa ruột non thấy những cục nhỏ màu
trắng xám nằm sâu trong vách ruột nên có thể nhìn thấy rõ từ phía ngoài. Ruột

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


sưng to, thành ruột dày lên, chất chứa ở ruột màu hồng nhạt hoặc màu xám,
thỉnh thoảng có lẫn cục máu.
- E.maxima: Gây viêm phần giữa ruột non, màng niêm mạc bị huỷ hoại xuất
huyết. Viêm ruột xuất huyết với thành ruột dày, và xuất huyết lấm tấm. Ruột
non chứa đầy chất nhầy màu nâu hoặc hồng nhạt.
- E.acervulina: Tá tràng dày, sưng phù, sung huyết đỏ. Trên bề mặt tá tràng hay
phần đầu ruột non, có những tổn thương lớn màu trắng xám.
- E.hagani: Bệnh tích thấy ở tá tràng và phần trước ruột non. Trên thành ruột có
những điểm xuất huyết to bằng đầu kim hoặc có những mảng xuất huyết tròn
màu đỏ.
1.2.9. Chẩn đoán
Để có kết luận chính xác đàn gà bị nhiễm bệnh cầu trùng có 4 phương
pháp chẩn đoán:
+ Quan sát triệu chứng lâm sàng đàn gà: như mô tả phần triệu chứng.
+ Dịch tễ: Trước hết phải phân tích, tìm hiểu trạng thái dịch tễ của Trại

như là: thời gian mắc bệnh, độ tuổi và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng…
+Mổ khám bệnh tích: Với những gà chết ta tiến hành mổ khám, tuỳ vào
chủng của căn nguyên và vị trí ký sinh của chúng mà khi mổ khám chúng ta
thấy rõ những biến đổi ở niêm mạc và thành ruột ở những vùng đường ruột khác
nhau. Quan sát thấy ruột phù phình to chứa nhiều hơi, viêm xuất huyết. Phân lẫn
máu, các tế bào niêm mạc bị hoại tử, thành ruột sưng dày lên, có rất nhiều nốt
xuất huyết hoặc từng dải xuất huyết dọc theo đường ruột. Đôi khi thấy trong ruột
có dịch nhày fibrin màu vàng nâu.
+ Xét nghiệm phân: Phương pháp này nhằm mục đích khẳng định bệnh và
phân loại cầu trùng gà đã bị nhiễm. Phương pháp phổ biến nhất để xét nghiệm
phân là phương pháp của Fulleborn và Darling.
1.2.10. Phòng, trị bệnh cầu trùng
a, Một số thuốc phòng trị cầu trùng cơ bản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Theo Lê văn Năm(2003), cho đến nay có nhiều loại thuốc có tác dụng ức
chế và tiêu diệt cầu trùng, nhưng tập trung chủ yếu vẫn nằm trong 6 nhóm thuốc
dưới đây:
Nhóm Sulfanilamit: Bao gồm Sulfaguanidin, Sulfathiazon, Sulfarazin,
Sulfaquynoxalin, Sulfapyrasol và Sulfachlorpyrazin…
Nhóm Nitrofuran gồm có: Furazolidon, Furaltadon, Nitrovinla,…
Nhóm Pyrimidin: Amprolium, Trimethoprin, Diaveridin…
Nhóm Antibiotis: Monezin, Salinomycin, Lymycin…
Nhóm Pyridin: Clopydol(Rigecoccin)
Toltrazuril là hoạt dược mới, tác dụng trị cầu trùng rất hiệu quả.
b. Phòng bệnh

* Vệ sinh chăn nuôi thú y
Theo Lê Hồng Mận và Xuân Giao(2000)
- Có điều kiện nên nuôi gà trên sàn để gà không ăn phải phân có chứa
mầm bệnh.
- Giữ nền chuồng khô ráo, năng dọn phân tránh để cầu trùng có điều kiện
phát triển và lây nhiễm.
Theo Lê Văn Năm 2006, khi thấy trong đàn xuất hiện các bãi phân tiêu
chảy có máu màu socola cần tiến hành các biện pháp sau:
- Phải cách ly những gà bệnh và gà khoẻ. Nuôi riêng gà con với gà lớn.
- Tiến hành ủ phân, làm vệ sinh tiêu độc dụng cụ, chuồng trại để tiêu diệt
noãn nang.
Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2003)
- Đảm bảo thức ăn và nước uống sạch sẽ cho gà, không ô nhiễm cầu
trùng.
- Chuồng trại và nơi chăn thả phải giữ sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát mùa
hè, kín ấm mùa đông, có định kỳ sử dụng hoá chất diệt mầm bệnh (Axit Phenic
2%, Hydroxyt Natrium 2%).
* Phòng bệnh bằng vacxin
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×