Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

nghiên cứu các mô hình quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------------------------------

TỐNG VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ
TRẠM CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------------------------------

TỐNG VĂN DŨNG

NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ
TRẠM CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ

: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. TÔ DŨNG TIẾN

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Tống Văn Dũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngoài sự nỗ lực cố

gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân
và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo trong bộ môn Phân tích định lượng, khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn, Ban quản lý đào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Tô Dũng
Tiến đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ
công nhân viên Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập
tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành
luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của Thầy
cô, đồng nghiệp và bạn bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên
cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của
Thầy cô, đồng nghiệp và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả luận văn

Tống Văn Dũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan


i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục sơ đồ

viii

Danh mục hình

viii

1

ĐẶT VẤN ĐỀ


1

1.1

Tính cần thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4

2.1

Cơ sở lý luận


4

2.1.1

Một số khái niệm cơ bản

4

2.1.2

Vai trò của các trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn

2.1.3

Một số vấn đề liên quan đến các mô hình quản lý trạm cấp nước

10

sinh hoạt nông thôn

12

2.2

Cơ sở thực tiễn

16

2.2.1


Một số mô hình quản lý nước sinh hoạt ở một nước trên thế giới

16

2.1.2

Tình hình quản lý nước sinh hoạt ở Việt Nam

23

3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

25

3.1.1

Điều kiện tự nhiên

25

3.1.2


Đặc điểm kinh tế - xã hội

36

3.2

Phương pháp nghiên cứu

44

3.2.1

Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

44

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


3.2.2

Xử lý và phân tích số liệu, thông tin

45

3.2.3


Các chỉ tiêu nghiên cứu cơ bản

46

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

48

4.1

Khái quát về tình hình sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt nông
thôn tỉnh Ninh Bình.

4.2

48

Thực trạng các mô hình quản lý các trạm cấp nước sinh hoạt
nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

49

4.3

Đánh giá các mô hình quản lý các trạm cấp nước trên địa bàn tỉnh

50


4.3.1

Tình hình quản lý, vận hành

50

4.3.2

Chất lượng nước

55

4.3.3

Giá thành sản xuất và giá bán nước

57

4.3.4

Tỷ lệ thất thoát nước

59

4.3.5

Lợi nhuận

60


4.3.6

Hồ sơ về trạm cấp nước

60

4.4

Đánh giá của người sử dụng nước về các mô hình quản lý trạm
cấp nước

61

4.4.1

Tình hình chung của hộ sử dụng nước từ các mô hình

61

4.4.2

Khả năng của người dân

63

4.4.3

Đánh giá của người sử dụng nước về các mô hình cấp nước

65


4.5

Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn mô hình quản lý các trạm
cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.

69

4.5.1

Tác động từ kinh tế - xã hội

69

4.5.2

Tác động từ cơ chế, chính sách, chủ trương của nhà nước

71

4.5.3

Các tác động khác

72

4.6

Đánh giá chung về các mô hình quản lý các trạm cấp nước SHNT 72


4.6.1

Mô hình do UBND xã, chính quyền thôn quản lý.

72

4.6.2

Mô hình do doanh nghiệp quản lý

74

4.6.3

Mô hình do hợp tác xã quản lý:

74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv


4.6.4

Mô hình do tư nhân, hộ cá thể quản lý

76

4.6.5


Mô hình do Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn quản lý

77

4.7

Định hướng và các giải pháp

79

4.7.1

Định hướng

79

4.7.2

Các giải pháp

81

5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

88

5.1


Kết luận

88

5.2

Kiến nghị

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

91

PHỤ LỤC

93

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT

Cấp nước tập trung

MTQG


Mục tiêu Quốc gia

NS & VSMT

Nước sạch và Vệ sinh môi trường

NS & VSMTNT Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
SHNT

Sinh hoạt nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

HTX

Hợp tác xã

TW

Trung ương

PTNT

Phát triển nông thôn

VSMT


Vệ sinh môi trường

VSMTNT

Vệ sinh môi trường nông thôn

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance)

UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(United Nations Children’s Emergency Fund)

WB

Ngân hàng Thế giới (World Bank)

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vi


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

2.1

Tình trạng hoạt động của các trạm cấp nước SHNT

24

3.1

Diện tích các loại đất tỉnh Ninh Bình

29

3.2

Tài nguyên thực vật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

34

3.3

Diễn biến dân số tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2009 - 2013

36


3.4

Hệ thống đường tỉnh Ninh Bình

38

3.5

Tình hình điện khí hoá nông nghiệp nông thôn tỉnh Ninh Bình
năm 2013

3.6

41

Một số chỉ tiêu tổng hợp về phát triển kinh tế tỉnh Ninh Bình
thời kỳ 2009 - 2013

4.1

43

Tổng hợp số liệu cấp nước hộ gia đình vùng nông thôn tỉnh Ninh
Bình đến hết năm 2013

4.2

48

Phân loại các mô hình quản lý trạm cấp nước SHNT trên địa bàn

tỉnh (chia theo huyện, thị xã)

4.3

49

Trình độ của công nhân vận hành các trạm cấp nước SHNT phân
theo loại hình quản lý

4.4

53

Độ tuổi của công nhân vận hành các trạm cấp nước SHNT phân
theo loại hình quản lý

4.5

54

Kết quả xét nghiệm chất lượng nước tại các trạm cấp nước sinh
hoạt nông thôn tỉnh Ninh Bình (tháng 7/2014)

56

4.6

Phương pháp tính tổng chi phí sản xuất, kinh doanh nước sạch

57


4.7

Phân loại các trạm cấp nước của từng mô hình theo tỷ lệ thất
thoát nước

4.8

59

Phân loại các trạm cấp nước của từng mô hình theo hồ sơ quản
lý công trình

61

4.9

Hiểu biết của chủ hộ về nước sạch và nước hợp vệ sinh

62

4.10

Quan tâm của người dân đối với nước sạch và nước hợp vệ sinh

62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên sơ đồ

Trang

4.1

Mô hình tư nhân quản lý, vận hành

50

4.2

Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành

51

4.3

Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành

51

4.4

Mô hình Trung tâm Nước sạch & VSMT nông thôn quản lý, vận hành


52

4.5

Mô hình UBND xã, chính quyền thôn quản lý, vận hành

53

DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1.1

Các chức năng cơ bản của quản lý

6

1.2

Mô hình quản lý cấu trúc kết hợp

9

1.3


Mô hình bền vững

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

13

Page viii


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cần thiết của đề tài
Nước là thành phần quan trọng của tất cả sự sống trên trái đất, trong đó
có sự sống của loài người. Nước là thành phần chính của môi trường sống,
chúng ta sử dụng nước trong hầu hết các hoạt động hằng ngày, từ phục vụ
sinh hoạt gia đình như ăn, uống, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đến sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp. Tài nguyên nước có trữ
lượng dồi dào, tuy nhiên trên thực tế nguồn nước có thể sử dụng ngay là hữu
hạn. Nhiều vùng bị thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất,
hạn hán và các tác nhân khác. Chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng đã
hủy hoại môi trường sống và đẩy con người đến gần các rủi ro nguy hiểm, các
loại bệnh tật do dùng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh gây nên.
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến lĩnh vực
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Từ năm 1998, Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt Chương trinhg Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1999-2005, sau hơn 7 năm thực hiện
Chương trình đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Để tiếp tục phát
huy tốt hiệu quả của chương trình, năm 2006 Thủ tướng Chính phủ tiếp tục
phê duyệt Chương trinhg MTQG nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn
2006-2010. Đến năm 2012, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt Chương
trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2012-2015 để tiếp tục

thực hiện công cuộc cấp nước sinh hoạt cho người dân sống ở nông thôn đảm
bảo mục tiêu xóa đói giảm nghèo, góp phần cải thiện điều kiện sống cho
người dân khu vực nông thôn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã
hội của đất nước và đồng thời là một trong những tiêu chí quan trọng của
Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới đến năm 2020.
Tuy nhiên trong những năm qua, công tác quản lý các công trình cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


nước tập trung vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, thiếu đồng bộ, làm giảm hiệu
quả hoạt động của các công trình.
Tỉnh Ninh Bình cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản
lý các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình đã có một số mô hình quản lý các trạm cấp nước tập trung và có các ý
kiến khác nhau trong việc nên hay không nên phát triển loại mô hình quản lý.
Trên cơ sở tồn tại những vấn đề đã nêu ở trên, nhằm hệ thống hoá cơ sở
lý luận về các mô hình quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn, xây dựng
một góc nhìn tổng quan về công tác quản lý nước sinh hoạt và đề xuất một số
mô hình quản lý các trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các mô hình quản lý trạm
cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng các mô hình quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông
thôn tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các mô
hình quản lý nước sinh hoạt trên địa bàn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về các mô hình quản lý nước

sinh hoạt nông thôn;
- Đánh giá thực trạng các mô hình quản lý trạm cấp nước sinh hoạt
nông thôn tỉnh Ninh Bình, ưu nhược điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của các mô hình này trên địa bàn tỉnh;
- Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các
mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn nghiên cứu.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


quản lý nước sinh hoạt, các mô hình quản lý nước sinh hoạt có hiệu quả trên
địa bàn nông thôn.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung phản ánh hiện trạng tình hình quản lý, vận
hành các trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn và đề xuất các mô hình quản lý
các trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn phù hợp, hoạt động có hiệu quả.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các trạm cấp nước sinh hoạt nông
thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng tình hình quản lý và vận hành các
trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn trong thời gian qua, chủ yếu tập trung trong
giai đoạn 2010 – 2013. Đề xuất các mô hình quản lý các trạm cấp nước sinh
hoạt nông thôn phù hợp, hoạt động có hiệu quả được xác định tới năm 2020.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3



2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Nước sinh hoạt
- Nước sinh hoạt: là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.
- Nước hợp vệ sinh: Là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa
mãn các yêu cầu chất lượng: Không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa
thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn
uống sau khi đun sôi (Quyết định 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT Ban hành bộ chỉ số theo dõi - đánh giá Nước sạch và
VSMTNT, tiêu chí đánh giá nước hợp vệ sinh).
- Nước sạch: Là nước hợp vệ sinh và đạt giới hạn cho phép tất cả các chỉ
tiêu theo quy định tại QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt, ban hành kèm theo thông tư số 05/2009/TTBYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế.
2.1.1.2 Trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn
- Trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn: Là công trình hạ tầng cung cấp
nước, có hệ thống phân phối nước (mạng lưới đường ống, trạm xử lý nước, bể
chứa, trạm bơm,…) đến khách hàng dùng nước khu vực nông thôn nhằm phục
vụ nhu cầu nước để sinh hoạt.
- Trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động bền vững: là công trình
cung cấp nước sinh họat nông thôn phải thỏa mãn các tiêu chí: công trình cấp
nước cho ít nhất 70% số hộ dân trong cộng đồng; Chất lượng dịch vụ đáp ứng
nhu cầu của người dân về: số lượng, chất lượng và thời gian cấp nước; Những
vấn đề kỹ thuật của hệ thống phải được giải quyết kịp thời; Tài chính lành
mạnh; Không gây tác động xấu về mặt xã hội lên cộng đồng dân cư; Thường
xuyên được các cơ quan chức năng hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page 4


2.1.1.3 Quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn
- Quản lý (tiếng Anh là Management): Trên thực tế, thuật ngữ quản lý
được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận
khác nhau. Theo một số tác giả, tiếp cận trong quản lý là đường lối xem xét
hệ thống quản lý, là các thức thâm nhập vào hệ thống quản lý, là cơ sở để xử
lý các vấn đề nảy sinh trong quản lý.
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả
trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho
đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ
thế kỷ 21, do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh
tế, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các tác giả đã đưa ra nhiều
quan niệm khác nhau về quản lý, ví dụ như:
F.W.Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm
việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm”, “Quản lý là
một nghệ thuật, biết rõ chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào
bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất”.
Henrry Fayol: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
Peter F Druker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó
không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự
logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích”.
Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức ( cơ quan quản lý nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp,...) đều có thể được xem như một hệ thống
gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ
cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý). Từ đó có thể


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


đưa ra khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ
thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện
môi trường luôn biến động.
• Các chức năng cơ bản của quản lý:
Hoạt động quản lý là quá trình đạt mục tiêu của tổ chức bằng việc thực
hiện các chức năng quản lý. Những chức năng này hoạt động tương đối độc
lập và được phân chia từ hoạt động quản lý. Sự phân chia này có nhiều cách
nhưng các nhà quản lý đều thống nhất quản lý có bốn chức năng cơ bản là:
lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra (hình 1.1). Trong quá trình quản lý
thì Thông tin đóng vai trò trung tâm vận hành các chức năng quản lý.
Kế hoạch

Kiểm tra

Thông tin

Tổ chức

Chỉ đạo
Hình 1.1: Các chức năng cơ bản của quản lý
Trên lý thuyết nghiên cứu thì các chức năng của quản lý được phân
tách một cách rõ ràng. Nhưng trên thực tế nó là một thể thống nhất. Giữa
chúng có mối quan hệ qua lại, tác động và là tiền đề của nhau. Công đoạn

này, chức năng này là nền tảng, là điểm tựa của công đoạn kia, chức năng kia.
Chúng vận động và luân chuyển trong suốt quá trình tồn tại của các tổ chức,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


doanh nghiệp.
Chức năng kế hoạch có nhiệm vụ đề ra chiến lược và phương thức thực
hiện; chức năng tổ chức có nhiệm vụ tổ chức ra cơ cấu để thực hiện các chiến
lược đó; chức năng chỉ đạo có nhiệm vụ điều chỉnh, kết hợp các nhân tố liên
quan để thực hiện kế hoach còn chức năng kiểm tra có trách nhiệm đánh giá
mức độ hoàn thành của các tổ chức, doanh nghiệp, từ đó phát hiện ra để khắc
phục, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với chiến lược và kế hoạch.
Các chức năng này móc nối với nhau tạo ra sự vận động của các tổ
chức, doanh nghiệp, nó làm cho guồng máy đó vận động đúng quỹ đạo và
hướng tới mục tiêu đã định.
Nếu tách rời các chức năng này ra thì chúng không có ý nghĩa, không
có tác dụng và không có vai trò gì trong quản lý.
- Quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn: là công tác quản lý, vận
hành trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn đảm bảo chất lượng và số lượng
nước cung cấp cho người dân, đảm bảo thu chi tài chính.
2.1.1.4 Mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn:
Khái niệm về mô hình: Có nhiều quan niệm khác nhau về mô hình.
Theo Tiến sỹ Dương Văn Hiểu: "Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể
hiện đối tượng nghiên cứu, được diễn đạt hết sức ngắn gọn, phản ánh được
những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng
nghiên cứu". (Dương Văn Hiểu, 2001).
Mô hình quản lý là một kiểu mô hình nhận thức, nó đại diện cho một

thực thể phức tạp, bao gồm chủ thể quản lý với những triết lý, phương thức tư
duy trong quản lý, các đối tượng quản lý và mối quan hệ giữa họ. Chính vì
vậy, mô hình chỉ có thể chỉ ra một số hình tượng nhất định của quá trình quản
lý mà dấu đi những mặt vô hình của nó (triết lý, phương thức tư duy trong
quản lý,…). Trong lịch sử phát triển hàng trăm năm của mô hình quản lý, các
học giả đã tổng kết 4 mô hình chính sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


1. Mô hình mục tiêu hợp lý trong và mô hình quy trình bên trong: hai
mô hình quản lý này xuất hiện vào 2 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20. Mô hình
mục tiêu hợp lý và mô hình quản lý theo mục tiêu có triết lý cơ bản là hướng
tới một kết quả đầu ra cao nhất và vai trò của nguồn quản lý là bằng mọi biện
pháp để đạt được mục tiêu đó.
2. Mô hình quy trình bên trong tồn tại song song với mô hình mục tiêu
hợp lý, hướng tới sự ổn định và liên tục của các quy trình sản xuất, tính tầng
bậc trong cơ cấu tổ chức, tính bền vững của các quy tắc truyền thống. Vai trò
của nguồn quản lý trong mô hình này là một chuyên gia kỹ thuật và một điều
phối viên tin cậy.
3. Mô hình quan hệ con người (vào những năm 50 của thế kỷ 20 do
những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội mới xuất hiện) nhấn mạnh tới
những quan hệ không chính thức và tác động của việc quản lý các mối quan
hệ trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Những yếu tố quan
trọng nhất cần tập trung thực hiện trong mô hình này là sự cam kết, sự gắn kết
trong một tập thể. Bầu không khí hướng tới các tác động trong đó mọi quyết
định đều có sự tham gia của mọi người là mục tiêu tối cao của tổ chức. Vai
trò của người quản lý trong mô hình này là người cố vấn đồng cảm và hỗ trợ
cho người lao động.

4. Mô hình hệ thống mở xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ 20 do
đòi hỏi của một môi trường cạnh tranh đầy bất ổn. Tiêu chí quan trọng để xuất
hiện hiệu quả của một tổ chức là sự thích nghi và sự hỗ trợ từ bên ngoài. Bầu
không khí đổi mới, năng động với một tầm nhìn các giá trị được chia sẻ trong
tổ chức là mục tiêu tối cao để phấn đấu vươn tới. Nhà quản lý mong đợi là
nhà cải tiến sáng tạo và thương thuyết sắc sảo.
Thoạt nhìn bốn mô hình quản lý với những đặc điểm nêu trên dường
như hoàn toàn khác nhau về phương diện và lĩnh vực. Tuy nhiên, nếu xét mối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


quan hệ tương tác giữa các đặc điểm của từng mô hình với các đối tượng quản
lý trong một tổ chức thì lại thấy chúng có mối quan hệ tương tác và đan xen
lẫn nhau. Một tổ chức thường bao gồm nhiều lĩnh vực quản lý riêng. Phương
thức quản lý trong lĩnh vực này có thể không phù hợp với lĩnh vực khác. Do
vậy, sự kết hợp của bốn loại mô hình quản lý này trong khung lớn của một
cấu trúc lớn hơn và thấy mô hình lớn với những triết lý tưởng như ngược
nhau này lại tạo ra nhiều lựa chọn và hiệu quả tiềm tàng trong quản lý tổ chức
cũng lớn hơn.
Linh hoạt

Mô hình quan hệ con người
Sự tham gia, cam kết, cởi mở
Cơ chế, chính sách

Quy trình bên trong


Cải tiến thích nghi
Các nguồn lực phát triển

3

2

4

1

Ổn định quản lý thông
tin, các quy trình biến
đổi chất lượng

Quy trình bên ngoài

Sứ mạng, nội dung,
mục tiêu hợp lý

Kiểm soát
Hình 1.2: Mô hình quản lý cấu trúc kết hợp
Ở bốn ô trên hình hoàn toàn ứng với các lĩnh vực cần quản lý trong
công tác quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn, bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


+ Mục tiêu và sứ mạng

+ Các nguồn lực
+ Các cơ chế quản lý
+ Quy trình vận hành quản lý
- Mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn: Từ khái niệm về mô hình
như trên có thể coi mô hình quản lý nước sinh hoạt nông thôn là hình mẫu về
công tác quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn thể hiện đặc trưng cơ bản
về công tác quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn. Nội dung và các yếu
tố cấu thành quản lý trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn phụ thuộc chủ yếu
vào chủ thể quản lý, vì vậy chúng tôi chia mô hình quản lý trạm cấp nước
sinh hoạt nông thôn ra 5 loại theo chủ thể quản lý là:
+ Mô hình do UBND xã, chính quyền thôn quản lý;
+ Mô hình do doanh nghiệp quản lý;
+ Mô hình do hợp tác xã quản lý;
+ Mô hình do tư nhân quản lý;
+ Mô hình do Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn quản lý.
2.1.2 Vai trò của các trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn
Cấp nước sạch nông thôn gắn liền với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và
xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn.
Nước sạch cho sinh hoạt là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Cung cấp
nước sạch là một phần cốt yếu trong cuộc chiến chống đói nghèo tại khu vực
nông thôn. Thiếu nước sạch và sự tồn tại dai dẳng của những thói quen sống
thiếu vệ sinh đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực nông thôn và
tạo thành “gánh nặng quá tải” đè lên hệ thống y tế. Các công đồng dân tộc
thiểu số sinh sống ở vùng cao, vùng biên giới, hải đảo có tỷ lệ cấp nước và vệ
sinh thấp nhất. Đối với những người dân và cộng đồng dân cư không có đủ
nước sạch và vẫn giữ thói quen sinh hoạt mất vệ sinh, cho dù điều kiện kinh
tế, thu nhập có tăng lên, thì chất lượng cuộc sống vẫn rất thấp. Vì vậy, các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10



trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn có vai trò hết sức to lớn:
Một là, trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn là mô hình cấp nước sạch tiên
tiến so với các công trình cấp nước nhỏ lẻ phổ biến như: giếng đào, giếng
khoan, bể, lu chứa nước mưa, nước mặt từ ao hồ sông suối. Chất lượng nước
cấp qua hệ thống cấp nước dễ quản lý và kiểm soát hơn về mặt vệ sinh. Cấp
nước tập trung tránh cho công đồng bị nhiễm các loại bệnh: sốt rét, sốt xuất
huyết, giun chỉ, chân tay miệng và các loại bệnh ngoài da khác. Khi chi phí
cấp nước sạch theo công nghệ nhỏ lẻ còn rất cao so với thu nhập trung bình
của người dân, thì cấp nước tập trung là một giải pháp hợp lý về mặt kinh tế.
Trong tương lai, khi có nhu cầu đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng nước
cấp hay chất lượng dịch vụ nói chung, thì trạm cấp nước dễ đáp ứng về mặt
kỹ thuật hơn.
Hai là, trạm cấp nước là một “kênh” phù hợp nhất để Chính phủ và các tổ
chức Quốc tế hỗ trợ cộng đồng dân cư khu vực nông thôn, sao cho đảm bảo
các nguyên tắc “tất cả mọi người đều được bình đẳng tiếp cận đến dịch vụ
công chất lượng cao”. Tại Việt Nam, người dân thành phố đã sử dụng nước
máy cách đây hàng trăm năm, trong khi vùng nông thôn, nước máy mới đến
được với người dân khoảng trên chục năm. Lấy nước tại vòi hộ gia đình mang
lại cảm giác bình đẳng giữa người dân sống ở các khu vực khác nhau trên cả
nước, xóa đi mặc cảm và khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ dân sống trong
cùng một cộng đồng. Mặt khác, nước sạch gắn với vấn đề vệ sinh và sức
khỏe; không có nước sạch sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai trong gia
đình. Gia đình nghèo, thiếu nước sạch sẽ rất khó thoát nghèo và dễ tái nghèo
do thiếu nước sạch.
Ba là, trạm cấp nước sinh hoạt còn giảm gánh nặng cho phụ nữ, giải
phóng sức lao động nông thôn. Ở nông thôn, đặc biệt là những vùng kinh tế
hộ phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, phụ nữ là lao động chính
trong gia đình. Nhưng theo thiên chức, phụ nữ cũng là người chịu trách nhiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


chăm sóc gia đình và con cái, là người đi lấy nước, sử dụng nước nhiều nhất
trong sinh hoạt. Về mặt xã hội, cấp nước tại vòi từng hộ gia đình sẽ giảm
gánh nặng đáng kể khối lượng việc nhà của phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ
tham gia các hoạt động văn hóa xã hội, góp phần đem lại bình đẳng giới ở
nông thôn.
2.1.3 Một số vấn đề liên quan đến các mô hình quản lý trạm cấp nước sinh
hoạt nông thôn
2.1.3.1 Vai trò của công tác quản lý trạm cấp nước
Việc quản lý các trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn được xác định có
những vai trò, vị trí quan trọng sau:
- Đối với kinh tế: Phát triển và quản lý có hiệu quả các trạm cấp nước sinh
hoạt nông thôn sẽ góp phần nâng cao điều kiện sống, đảm bảo sức khoẻ, nâng
cao thể chất cho người dân nông thôn. Từ đó đảm bảo nguồn lao động dồi dào
cho phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Mặt khác, quản lý trạm cấp nước SHNT có hiệu quả sẽ mang lại
nguồn tài chính dự trữ để sửa chữa, nâng cấp quy mô và các chi phí thường
xuyên khác của trạm để duy trì hoạt động bền vững của trạm cấp nước.
- Đối với xã hội: Quản lý có hiệu quả các trạm cấp nước sinh hoạt sẽ
giúp người dân được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật của Bộ Y tế
trong sinh hoạt, góp phần tăng cường sức khoẻ cho người dân thông qua việc
giảm thiểu các loại bệnh do sử dụng nước nhiễm bẩn gây ra (như bệnh tiêu
chảy, đường ruột, sỏi thận, ung thư...). Qua đó góp phần nâng cao ý thức, cải
thiện hành vi của người dân theo hướng thực hiện vệ sinh trong mọi sinh hoạt
của cá nhân và cộng đồng.
- Đối với môi trường: Chống nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn nước,

bảo vệ chất lượng nguồn nước, chống ô nhiễm môi trường và các yếu tố tác
động từ biến đổi khí hậu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


2.1.3.2 Các yêu cầu của quản lý trạm cấp nước
Đảm bảo hoạt động có hiệu quả bền vững là nguyên tắc bao trùm và
quan trọng nhất của công tác quản lý trạm cấp nước. Để đảm bảo có được một
đánh giá khách quan về hiệu quả bền vững của các trạm cấp nước SHNT cần
thống nhất một số khái niệm sau:
Đối với các ngành dịch vụ công ích, hiệu quả được đánh giá trên các khía
cạnh xã hội, kinh tế và môi trường, trong đó hiệu quả xã hội được đặt lên
hàng đầu và là tiêu chuẩn đánh giá cao nhất. Hiệu quả xã hội được xem xét
trên khía cạnh sự ra đời công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn có đảm bảo
được sự hưởng ứng, đón nhận và sử dụng nước sạch ở mức có chất lượng
dịch vụ theo yêu cầu. Tránh việc đơn giản hóa đánh giá hiệu quả công trình
thành đánh giá hiệu quả kinh tế.
Bền vững của trạm cấp nước SHNT là phần giao thoa của bền vững về
mặt văn hóa – xã hội, bền vững về mặt kỹ thuật và bền vững về mặt kinh tế tài chính của Mariela Garcia Vargas.

Hình 1.3: Mô hình bền vững

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13



Bền vững về mặt văn hóa – xã hội đảm bảo sự hình thành và vận hành
trạm cấp nước có gây ra những vấn đề tiêu cực như mâu thuẫn nội bộ, bất
bình đẳng tiếp cận dịch vụ nước sạch… hay những tác động tích cực như:
nâng cao trình độ dân trí, nâng cao hiểu biết về sức khỏe, vệ sinh môi
trường… Đối với cấp nước nông thôn, bền vững về mặt kinh tế - tài chính đạt
được khi “thu đủ bù chi” cho các khoản quản lý hành chính, vận hành, sửa
chữa và nâng cấp. Sau khi chi trả chi phí thường xuyên và trích quỹ phát triển
sản xuất, nếu lợi nhuận bằng không thì đấy cũng là đã có hiệu quả kinh tế và
đảm bảo bền vững về tài chính. Bền vững về mặt công nghệ kỹ thuật được đo
bằng khả năng làm chủ công nghệ, thể hiện mối quan hệ tương quan giữa môi
trường và trình độ công nghệ áp dụng. Bền vững về mặt công nghệ đạt được
khi công nhân làm chủ được kỹ thuật vận hành trạm cấp nước, các sự cố kỹ
thuật được khắc phục kịp thời, tuổi thọ công trình đạt trung bình chuẩn. Bền
vững tài chính, xã hội và kỹ thuật có tác động qua lại với nhau.
2.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trạm cấp nước
Sự hình thành và tồn tại của mỗi mô hình quản lý được đặt trong một
môi trường bị tác động bởi các nhóm nhân tố: văn hóa – xã hội, kinh tế, môi
trường tự nhiên, đặc điểm kỹ thuật công nghệ và chính sách của Nhà nước.
Các nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hình thức quản lý thông qua
mối quan hệ tương tác với nhau và sự tác động của các bện hữu quan khác
như: cơ quan Chính phủ, nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ, cơ quan truyền
thông và doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể các nhân tố tác động bao gồm:
- Văn hóa – xã hội:
* Trình độ dân trí chung
* Hành vi vệ sinh sức khỏe
* Mức độ tham gia của cộng đồng
* Tính tự chủ, năng động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 14



* Bình đẳng giới
* Các nhân tố văn hóa xã hội
* Trình độ sử dụng kỹ thuật
* Thái độ sẵn sàng chi trả
* Khả năng chi trả thực tế
- Môi trường tự nhiên
* Trữ lượng nguồn nước
* Chất lượng nguồn nước
* Độ chênh theo mùa
* Công tác bảo vệ môi trường
* Công tác quản lý nguồn nước ngọt
* Công tác quản lý nước thải
* Giảm thiểu rủi ro do thiên tai, môi trường nước
- Đặc điểm kỹ thuật công nghệ
* Công nghệ chi phí thấp được lựa chọn
* Định mức đầu tư của Chính phủ và nhà tài trợ
* Yêu cầu trình độ vận hành
* Mức độ dịch vụ cung cấp
* Có sẵn phụ kiện
* Yêu cầu tính đồng bộ phức tạp của công nghệ
* Chi phí vận hành, bảo dưỡng
- Kinh tế
* Người sử dụng chi trả đủ
* Người sử dụng chấp nhận giá nước
* Thu đủ bù chi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 15



×