Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

“Lựa chọn mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 108 trang )



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với
sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong
luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.
Tác giả


Nguyễn Quang Ngọc



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ
của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy lợi, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Nguyễn
Bá Uân, cùng với sự nỗ lực của bản thân. Đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn thạc
sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học trong quá trình
nghiên cứu tìm ra một số mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các
dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước sạch nông
thôn nói riêng nhằm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực Quốc gia, góp phần
thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai đang là một yêu cầu
thực sự cấp thiết. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và
trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Uân
đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong
quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Khoa


Kinh tế và quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy lợi
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ của mình.
Tác giả chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh Lào Cai, Phòng nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố trong
tỉnh Lào Cai, … đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu liên quan và giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Hà Nội, tháng 8 năm 2014
Tác giả



Nguyễn Quang Ngọc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 8
CHƢƠNG 1 :CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH QUẢN
LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN6
1.1. Một số khái niệm 6
1.1.1. Mô hình quản lýkhai thác cấp nước sạch nông thôn 6
1.1.2. Hệ thống cấp nước 7
1.2. Tổng quan về hệ thống cấp nước nông thôn 8
1.2.1. Vai trò của hệ thống cấp nước nông thôn 8
1.2.2. Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống CNNT ở nước ta 10
1.2.3. Tình hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước nông thôn ở nước ta13
1.3. Mô hình quản lý hệ thống cấp nước nông thôn ở nước ta 14

1.3.1. Mô hình tư nhân quản lý, vận hành 14
1.3.2 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành 15
1.3.3. Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành 16
1.3.4. Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành 17
1.3.5. Mô hình hợp tác công- tư (PPP) 18
1.4. Yếu tố bền vững của các mô hình quản lý nước sạch nông thôn 24
1.5. Ảnh hưởng của mô hình quản lý đến vấn đề CNSH nông thôn 25
Kết luận chương 1 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ
THỐNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÀO CAI 28
2.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai 28
2.1.1. Các ngành kinh tế 29
2.1.2. Nhận xét về hiện trạng phát triển kinh tế 33


2.2. Tình hình đầu tư xây dựng các hệ thống công trình cấp nước nông thôn
ở Lào Cai trong thời gian vừa qua 34
2.2.1. Chính sách đầu tư hệ thống cấp nước nông thôn của Tỉnh 34
2.2.2. Tình hình đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước nông thôn 36
2.2.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư các hệ thống cấp nước nông thôn 38
2.3. Các mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa
bàn tỉnh Lào Cai hiện nay 42
2.3.1. Khái quát về các mô hình quản lý công trình cấp nước nông thôn
đang được áp dụng 42
2.3.2. Thực trạng các mô hình quản lý công trình cấp nước nông thôn
đang được áp dụng 46
2.4. Đánh giá chung 58
2.4.1. Những kết quả đạt được khi áp dụng các mô hình quản lý hiện nay59
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân khi áp dụng các mô hình

quản lý hiện nay 60
Kết luận chương 2 62
CHƢƠNG 3:ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ KHAI THÁC CÁC HỆ
THỐNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT PHÙ HỢP CHO KHU VỰC NÔNG
THÔN TỈNH LÀO CAI 63
3.1. Định hướng đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông
thôn của tỉnh Lào Cai đến năm 2020 63
3.1.1. Mục tiêu 63
3.1.2. Định hướng đầu tư 64
3.1.3. Giải pháp thực hiện 64
3.1.4. Dự kiến đầu tư cụ thể trong thời gian tới của tỉnh 66
3.2. Quan điểm và các cơ sở lựa chọn mô hình quản lý khai thác hệ thống
cấp nước sinh hoạt nông thôn 71


3.2.1. Quan điểm lựa chọn mô hình quản lý 71
3.2.2. Các cơ sở áp dụng lựa chọn mô hình quản lý 72
3.3. Đề xuất lựa chọn mô hình quản lý, khai thác hệ thống cấp nước sinh
hoạt phù hợp cho khu vực nông thôn tỉnh Lào Cai 74
3.3.1. Phân vùng cấp nước khu vực nông thôn 74
3.3.2. Đề xuất áp dụng mô hình quản lý cho từng vùng 77
3.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững của các mô hình
QLKT các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Lào Cai 88
Kết luận chương 3 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94





DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu
Nguyên nghĩa
TQL
Tổ quản lý
HTX
Hợp tác xã
BQL
Ban quản lý
CTMTQG
Chương trình mục tiêu Quốc gia
PPP
Mô hình hợp tác công tư
WB
Ngân hàng thế giới
NS&VSMTNT
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
BOO
Dự án đầu tư theo phương thức xây dựng, sở hữu,
vận hành
BOT
Dự án đầu tư theo phương thức xây dựng, kinh
doanh, chuyển giao
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Ủy ban nhân dân
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân





DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1-1: Sơ đồ hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn miền núi điển hình 8
Hình1-2. Mô hình tư nhân quản lý, vận hành 14
Hình 1-3. Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành 15
Hình 1-4. Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành 16
Hình 1-5. Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành 17
Hình 2-1: Thiết bị lọc áp lực và bể điều tiết trung tâm CTCN xã Võ Lao 40
Hình 2-2: Tổ quản lý vệ sinh đầu mối thu nước và thiết bị lọc nước 41
xã Khánh Yên Hạ 41
Hình 2-3: Bể lọc thô sử dụng công nghệ lọc ngược tại CT xã Võ Lao 45
Hình 2-4: Mô hình quản lý hệ thống cấp nước trung tâm xã Trịnh Tường 50
Hình 2-5: So sánh mô hình quản lý trước và sau khi giao cho doanh nghiệp tư
nhân: TRƯỚC mang tính “quản lý hành chính” dưới sự chỉ đạo của UBND xã,
SAU mang tính “quản lý kỹ thuật và kinh doanh” 52
Hình 2-6: Mô hình quản lý hệ thống cấp nước xã Yên Sơn 53
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức mô hình quản lý NSNT do HTX xã quản lý 80
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức mô hình cấp NSNT do doanh nghiệp tư nhân quản lý 83


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1: Tỷ lệ dân số nông thôn trong toàn quốc được CNSH 10
Bảng 1-2: Kết quả huy động các nguồn vốn đầu tư XD công trình CNSH 11
Bảng 1-3: Tổng hợp tình hình quản lý khai thác các công trình trên toàn quốc . 13
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản tỉnh Lào Cai 29

Bảng2-2. Tổng hợp nguồn vốn đầu tư cho cấp nước sinh hoạt nông thôn 37
Bảng2-3. Tỷ lệ về mục tiêu cấp nước đạt được qua các năm tỉnh Lào Cai 39
Bảng2-4.Tình trạng hoạt động của các công trình CNSH tỉnh Lào Cai 40
Bảng2-5. Tổng hợp số lượng và mô hình quản lý công trình CNSH nông thôn
tỉnh Lào Cai 45
Bảng 2-6: Thống kê các công trình cấp nước đã nghiên cứu 46
Bảng 2 -7: Tổng hợp đặc điểm của xã và mô hình quản lý của bốn xã nghiên cứu
(hệ thống chọn nghiên cứu được in chữ nghiêng) 47
Bảng 2-8: Đánh giá tính bền vững của các HT cấp nước của 04 xã 57
Bảng 3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình quản lý vận hành các công trình cấp nước 73
Bảng 3.2. Tổng hợp phân vùng cấp nước 75
Bảng3-3: Trình tự cần thực hiện khi áp dụng mô hình HTX trong quản lý khai
thác công trình cấp nước 81





1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lào Cai là tỉnh miền núi biên giới nghèo, dân số nông thôn chiếm gần
80%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 64%, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ đói
nghèo còn ở mức cao 43%, cận nghèo 14%. Do đặc điểm khí hậu, địa hình,
tập quán sinh sống và sản xuất, nên hầu hết khu vực sinh sống của dân cư đều
ở tình trạng hiếm và thiếu nguồn nước sinh hoạt. Do vậy, vấn đề cấp nước
sinh hoạt cho người dân nông thôn có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng
trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo ổn định an ninh biên giới
của Tỉnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, nên từ nhiều năm qua Đảng và
Nhà nước ta đã quan tâm đặc biệt đến việc ưu tiên thực hiện nhiều chương

trình, dự án đầu tư xây dựng các công cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
(VSMT) nông thôn.
Vấn đề xây dựng hệ thống các công trình cung cấp nước sạch và
VSMT đã được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo đầu tư xây dựng, với
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Đến hết năm 2013, trên toàn
tỉnh đã xây dựng được 825 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và hàng
chục nghìn công trình nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Trong những năm gần đây,
hệ thống các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn Lào Cai càng được
quan tâm tăng cường đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Chỉ riêng
chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) nước sạch và VSMT từ năm 2006 -
2011 toàn tỉnh đầu tư 153 tỷ đồng cho 71 danh mục công trình cấp nước sinh
hoạt tập trung, nâng tổng giá trị hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn toàn
tỉnh lên hàng nghìn tỷ đồng.
Tốc độ đầu tư xây dựng hệ thống các công trình cấp nước sạch của
Tỉnh là đáng ghi nhận, nhưng công tác quản lý khai thác các công trình này
sau đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến tính bền vững của công trình

2
kém, đa số các công trình không phát huy được công suất thiết kế, tuổi thọ
công trình rất ngắn, đầu tư sửa chữa lớn, kém hiệu quả. Công tác quản lý hệ
thống các công trình yếu kém do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên
nhân đó là, phương châm quản lý các hệ thống công trình này là dựa vào cộng
đồng, nhưng do kinh tế hộ nông dân của vùng miền núi rất thấp, khả năng
đóng góp của dân rất hạn chế, trình độ nhận thức của người dân còn nặng tư
tưởng trông chờ bao cấp của Nhà nước. Mặt khác, trình độ quản lý khai thác
công trình của đội ngũ cán bộ địa phương còn yếu,
Cho đến nay, tỉnh Lào Cai cũng đã xây dựng và triển khai áp dụng một
số mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn sau đầu tư, như:
Tổ hợp tác dùng nước, HTX có dịch vụ nước, cá nhân quản lý, doanh nghiệp
quản lý, mặc dù vậy, các mô hình quản lý này vẫn chưa thực sự tỏ ra phù

hợp và phát huy hiệu quả không cao.
Hiện nay, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia
nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 3 từ năm 2012-2015, giai đoạn này
sẽ chú trọng vào việc nâng cao chất lượng nước sinh hoạt, nâng cao tính bền
vững của quá trình quản lý vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt nông
thôn. Như vậy, cả về mặt thực tiễn và về lý luận đều đang đặt ra cho tỉnh Lào
Cai việc tìm ra được mô hình quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn phù hợp, hiệu quả. Đó cũng chính là lý do tác giả đã lựa chọn đề tài
luận văn“Lựa chọn mô hình quản lý khai thác các hệ thống cấp nước sinh
hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình quản lý khai thác các hệ
thống công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh miền núi biên
giới tỉnh Lào Cai.

3
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các mô hình quản lý khai thác hệ
thống cấp nước sinh hoạt nông thôn đang áp dụng tại Lào Cai, các yếu tố ảnh
hưởng đến tính bền vững, hiệu quả quản lý của các mô hình này;
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các mô hình quản lý khai thác hệ
thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu về các mô hình quản lý khai thác
các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ năm
2007 đến năm 2012.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các mô hình quản lý khai
thác hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Luận
văn đề xuất các mô hình quản lý khai thác phù hợp, hiệu quả và bền vững với

quy mô, loại hình công trình, điều kiện dân sinh kinh tế, tập quán của từng
khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu, Phương pháp chuyên
gia áp dụng khi thu thập thông tin tài liệu của các công trình thực tế;
- Phương pháp thống kê, Phân tích tổng hợp, phân tích so sánh: Nhằm
phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng việc áp dụng các mô hình quản lý hệ
thống công trình cấp nước sạch hiện đang áp dụng, từ đó rút ra những kết quả
cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục;
- Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng trong việc phân tích hệ
thống chọn đề xuất các mô hình quản lý khai thác công trình cấp nước nông
thôn hiệu quả và phù hợp.

4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Việc hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về các mô hình quản lý khai
thác hệ thống cấp nước nông thôn và những nhân tố ảnh hưởng đến tính phù
hợp, hiệu quả, bền vững của các mô hình này và nghiên cứu lựa chọn đề xuất
được các mô hình quản lý thích hợp thực sự có ý nghĩa khoa học quan trọng
và cấp thiết.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu tìm ra được các mô hình quản lý khai thác hệ thống
cấp nước nông thôn thực sự góp phần quan trọng vào việc hóa giải một số vấn
đề thách thức hóc búa trong quản lý kinh tế xã hội của Lào Cai nói riêng, của
các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.
6. Kết quả đạt đƣợc
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình quản lý khai thác các

hệ thống cấp nước nông thôn nói chung, các hệ thống thuộc khu vực miền núi
phía bắc nói riêng và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp, tính hiệu quả
và bền vững của các mô hình quản lý khai thác này;
- Phân tích đánh giá thực trạng các mô hình quản lý, khai thác các hệ
thống cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai qua đó rút ra những kết
quả đạt được cần nghiên cứu áp dụng và những mặt còn tồn tại, vướng mắc
cần khắc phục và tháo gỡ.
- Nghiên cứu đề xuất áp dụng mô hình quản lý phù hợp góp phần nâng
cao hiệu quả quá trình đầu tư, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng nông
thôn miền núi Lào Cai và bền vững trong quá trình khai thác phục vụ phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham

5
khảo, luận văn kết cấu theo kiểu truyền thống gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luậnvà thực tiễn về mô hình quản lý khai thác hệ
thống cấp nước sinh hoạt nông thôn
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý, khai thác hệ thống cấp nước
sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Chương 3: Đề xuất mô hình quản lý khai thác hệ thống cấp nước sinh hoạtphù
hợp cho khu vực nông thôn tỉnh Lào Cai

6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ
KHAI THÁC HỆ THỐNG CẤP NƢỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Mô hình quản lýkhai thác cấp nƣớc sạch nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm về quản lý

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
lên đối tượng và kháng thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn
lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường
luôn biến động. Quản lý là một phạm trù với tính chất là một loại lao động xã
hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh
từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại
hoạt động lao động, bất kỳ một hoạt động nào mà do một tổ chức thực hiện
đều cần có sự quản lý dù ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt
động cá nhân thực hiện những chức năng chung. Quản lý có thể được hiểu là
các hoạt động nhằm bảo đảm hoàn thành công việc qua nỗ lực của người
khác. Hoạt động quản lý phải trả lời các câu hỏi như phải đạt được mục tiêu
nào đã đề ra? phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào? phải đấu tranh
với ai và như thế nào? có rủi ro gì xảy ra và cách xử lý? Như vậy, quản lý
không phải là sản phẩm của sự phân chia quyền lực, mà là sản phẩm của sự
phân công lao động để liên kết và phối hợp hoạt động chung của một tập thể.
1.1.1.2. Mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
Hiện nay các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã có nhiều mô
hình về quản lý khai thác dịch vụ cấp nước sạch như: tổ hợp tác dùng nước,
HTX dịch vụ nước sạch, doanh nghiệp tư nhân, Trung tâm NS&VSMT tỉnh

7
trực tiếp quản lý khai thác công trình,… Các mô hình này đã và đang hoạt
động có hiệu quả và đang tiến dần đến các mô hình bền vững.
Có thể hiểu: Mô hình quản lý công trình cấp nước sinh hoạt là kiểu
mẫutổ chức được thành lập để giải quyết các nhu cầu về nước sạch, là đầu
mối liên kết với chính quyền cơ sở, đối tác của các chương trình dự án, là
khách hàng của các doanh nghiệp, nhà cung cấp hàng hoá, nơi thực hiện công
tác vận động nâng cao nhận thức về nước sạch – vệ sinh nông thôn.
1.1.2. Hệ thống cấp nƣớc
Trong luận văn, một số khái niệm được hiểu thống nhất như sau:

Nông thôn: Là khu vực có trên 50% dân cứ sống dựa vào nông
nghiệp, có hạ tầng cơ sở ở mức độ nhất định và có số dân từ 4.000-30.000
người. Ở miền núi là 2.000 dân. Bao gồm các làng xã và các đô thị nhỏ loại 5.
Nước hợp vệ sinh: Là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa
mãn các yêu cầu về chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không
chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người có thể dùng ăn
uống sau khi đun sôi.
Nước sạch: theo Tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT, là nước dùng cho mục
đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp.
Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sunh nước ăn
uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/QĐ số 1329/QĐ-BYT ngày 18-
04-2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Hệ thống cấp nước nông thôn: là tập hợp các hạng mục công trình:
đầu mối thu nước, bể lọc, bể áp lực, các loại hố van, vòi, bể chứa nước hộ gia
đình và được liên kết với nhau bằng hệ thống tuyến ống áp lực. (Hình 1-1)

8

Hình 1-1: Sơ đồ hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn miền núi điển hình
1.2. Tổng quan về hệ thống cấp nƣớc nông thôn
1.2.1. Vai trò của hệ thống cấp nƣớc nông thôn
Cấp nước sạch nông thôn gắn liền với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo
và xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn.
Nước sạch cho sinh hoạt là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Cung cấp
nước sạch là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo tại khu
vực nông thôn. Thiếu nước sạch và sự tồn tại dai dẳng của những thói quen
sống thiếu vệ sinh đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực nông
thôn và tạo thành “gánh nặng quá tải” đè lên hệ thống y tế. Tỷ lệ cấp nước
hợp vệ sinh ở nhóm 20% người nghèo nhất chỉ đạt 22% so với 78% ở nhóm
20% người giàu nhất. Các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có tỷ

lệ cấp nước và vệ sinh thấp nhất. Đối với những người dân và cộng đồng dân
cư không có đủ nước sạch và vẫn giữ thói quen sinh hoạt mất vệ sinh, cho dù
điều kiện kinh tế, thu nhập có tăng lên, thì chất lượng cuộc sống vẫn rất thấp.
Vì vậy, công trình cấp nước tập trung nông thôn có vai trò sau:
- Hệ thống cấp nước nông thôn là mô hình cấp nước sạch tiên tiến so
với các công trình cấp nước nhỏ lẻ phổ biến như nước mặt từ ao hồ sông suối,

9
giếng đào, giếng khoan, nước mưa. Chất lượng vệ sinh nước cấp qua hệ thống
cấp nước dễ quản lý hơn. Cấp nước tập trung tránh cho cộng đồng bị nhiễm
các bệnh do sử dụng nước không hợp vệ sinh gây ra (sốt rét, sốt phát ban, sốt
xuất huyết, giun chỉ, bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da, bệnh đường ruột,…).
Trong khi công trình cấp nước nông thôn là một giải pháp về mặt kinh tế thì
chi phí cho các công trình cấp nước nhỏ lẻ lại rất cao so với thu nhập của
người dân nông thôn. Bên cạnh đó công trình nước nông thôn còn có khả
năng đáp ứng về mặt kỹ thuật nhu cầu mở rộng số lượng đối tượng được cấp
nước, nâng cao chất lượng và các dịch vụ cấp nước khi điều kiện đời sống
người dân khu vực được cải thiện.
- Hệ thống cấp nước tập trung nông thôn là một kênh phù hợp nhất để
chính phủ hỗ trợ cộng đồng dân cư. Tại Việt Nam, người dân thành phố được sử
dụng nước máy cách đây hằng trăm năm, trong khi vùng nông thôn nước máy
mới đến được với người dân chưa lâu (khoảng 15 năm tùy từng khu vực) có
những nơi còn chưa có nước máy để sử dụng. Khi sử dụng công trình cấp nước
nhỏ lẻ thì tùy từng điều kiện kinh tế của mỗi hộ, các thiết bị được sử dụng khác
nhau. Vì lý do kinh tế hộ giàu dễ được sử dụng nước sạch còn các hộ nghèo
thường gặp khó khăn tuy nhiên với hệ thống cấp nước tập trung, các hộ sẽ bình
đẳng trong việc được cấp nước điều này làm xóa đi mặc cảm khoảng cách giàu
nghèo giữa các hộ dân sống trong cùng một cộng đồng.Nước sạch gắn liền với
vấn đề vệ sinh và sức khỏe, không có nước sạch sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe của mỗi cá nhân trong gia đình đặc biệt là thế hệ trẻ, các hộ nghèo thiếu

nước sạch sẽ khó thoát nghèo và dễ tái nghèo do thiếu sức khỏe.
- Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày của gia đình, công trình cấp nước tập trung nông thôn sẽ làm giảm đi gánh
nặng của phụ nữ, giải phóng sức lao động nông thôn đặc biệt là những vùng kinh
tế hộ chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Về mặt xã hội, cấp nước tại

10
vòi đến từng hộ gia đình sẽ làm giảm đáng kể khối lượng việc nhà của phụ nữ
(do không phải đi lấy nước, lọc nước,…) tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các
hoạt động xã hội, góp phần đem lại bình đẳng giới ở nông thôn.
1.2.2. Tình hình đầu tƣ xây dựng hệ thống CNNT ở nƣớc ta
Từ năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc
gia Nước sạch và Vệ sinh nông thôn với mục tiêu đến năm 2020: tất cả cư dân
nông thôn được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít
nhất 60lít/người/ngày, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hiện vệ sinh cá
nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã. Trong đó, Chương trình là công
cụ để thực hiện Chiến lược Quốc gia. Chương trình đã thực hiện qua 02 giai
đoạn: 2000 - 2005, 2006 - 2010.
Ngày 31/3/2012, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình MTQG Nước
sạch và VSMTNT giai đoạn 2012 - 2015 tại Quyết định số 366/QĐ-TTg với
các mục tiêu đến năm 2015 đảm bảo: 85% dân số nông thôn được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn
QCVN 02-BYT với số lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày.
Theo báo cáo của Trung tâm nước sạch và VSMT NT Quốc gia, kết
quả thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2013 thể
hiện tại Bảng 1.1.
Bảng 1-1: Tỷ lệ dân số nông thôn trong toàn quốc được CNSH
Mục tiêu
Đơn vị
tính

Mục
tiêu
theo
QĐ 366
Kết quả thực hiện
2012
2013
Ƣớc
2014
- Luỹ tích tỷ lệ dân nông thôn được
sử dụng nước hợp vệ sinh (HVS)
%
85
80.5
82,5
84,0
- Luỹ tích tỷ lệ dân nông thôn được
sử dụng nước đạt Qui chuẩn 02
%
45
35
38,7
42
(Nguồn: BC của Trung tâm NS và VSMT nông thôn Quốc gia, năm 2014)

11
Từ kết quả đạt được của các vùng miền cho thấy tỷ lệ đạt thấp tập
trung ở vùng miền núi phía Bắc (80%), Bắc Trung Bô
̣
(75%) và Tây Nguyên

(80%), đây là những vùng có tỷ lệ cao về người nghèo, dân tộc thiểu số.
Tình hình huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng công trình:
Tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình 2012 - 2014 ước đạt
75,6% so với Quyết định 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó,
cơ cấu nguồn vốn 2012 - 2014 như sau: ngân sách TW chiếm 11,5% thấp hơn
so với Quyết định 366 (14,9%); ngân sách ĐP chiếm 8,1% thấp hơn so với
Quyết định 366 (11,2%); Viện trợ quốc tế 18,5% thấp hơn so với Quyết định
366 (29,7%); Dân đóng góp 7,2% thấp hơn so với Quyết định 366 (11,2%) và
vốn vay tín dụng chiếm 53,5% cao hơn so với Quyết định 366 (33,0%).
Các loại hình cấp nước nông thôn: Số liệu báo cáo của Văn phòng
CTMTQG về CN&VSNT cho thấy, chỉ có 18% số hộ gia đình được cấp nước
từ các công trình cấp nước tập trung, 22% số hộ dùng nước từ giếng khoan,
23% từ giếng đào, 2% từ bể, lu chứa nước mưa và còn 9% từ các nguồn
nước kênh rạch, ao hồ chỉ qua sơ lắng.
Bảng 1-2: Kết quả huy động các nguồn vốn đầu tư XD công trình CNSH
TT
Nguồn vốn
Theo

366
Kết quả thực hiện
2012
2013
Ƣớc
2014
Tổng
số
Tỷ lệ
(%)
1

Ngân sách TW và 03 nhà
tài trợ hoà đồng ngân sách
5.882
1.402
1.368
1.210
3.980
19,1

- Ngân sách TW
4.100
803
791
794
2.388
11,5

- Vốn của 03 nhà tài trợ
1.782
599
577
416
1.592
7,6
2
Ngân sách ĐP và lồng ghép
3.100
490
600
600

1.690
8,1
3
Viện trợ quốc tế
6.418
595
880
1.050
2.275
10,9
4
Dân góp và tự làm
3.1009
306
600
600
1.506
7,2
5
Tín dụng ưu đãi
9.100
3.820
3.523
3.800
11.143
53,5

Tổng cộng:
27.600
6.613

6.971
7.260
20.844
100
(Nguồn Trung tâm nước sạch và VSMTNT Quốc gia, năm 2014)

12
Đối với cấp nước nông thôn Việt Nam, giếng đào truyền thống là
nguồn nước phổ biến nhất. Có đến 23% dân nông thôn có giếng đào lớn.
Vùng Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ có tỉ lệ sử dụng nước từ giếng đào
xây gạch cao nhất (70%), trong khi các tỉnh Tây Nguyên, đông Nam Bộ,
thường sử dụng giếng đất (54%). Mối quan hệ giữa thu nhậpvà giếng đào khá
rõ nét, các hộ có thu nhập thấp thường sử dụng mô hình này.
Giếng khoan là nguồn cấp nước phổ biến thứ hai hiện nay. Ước tính
khoảng 22% số hộ gia đình nông thôn sử dụng giếng khoan làm nguồn cấp
nước sinh hoạt chính. Gia tăng sử dụng giếng khoan trong 10 năm trở lại đây
đã phản ánh một thực tế là càng ngày càng ít gia đình sử dụng giếng đào và
nguồn nước mặt không đảm bảo. Giếng khoan đảm bảo cung cấp ổn định
nguồn nước vào mùa khô gấp 4 lần so với giếng đào và ngăn chặn ô nhiễm tốt
hơn. Các hộ gia đình dùng giếng khoan chủ yếu ở vùng đồng bằng chiêm
trũng, đồng bằng ven biển và thường là các gia đình thu nhập cao. Vùng đông
Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ giếng
khoan cao nhất (28 – 36%). Tuy nhiên, các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Tiền
Giang, Vĩnh Long và Bến Tre có tỷ lệ giếng khoan chưa đến 10% do không
có nước nguồn sạch ở tầng nông.
Nước máy là loại hình cấp nước hiện đại ở nông thôn, khoảng 18% hộ dân
nông thôn được sử dụng nước máy, bao gồm cả cấp nước tại vòi hộ gia đình và
qua vòi công cộng. Các tỉnh không có nguồn nước ngầm và nước mặt chất lượng
tốt, thì có tỉ lệ sử dụng nước máy cao hơn, ví dụ: vùng ô nhiễm sắt, mangan tại
đồng bằng sông Hồng và vùng ô nhiễm nước mặt ở vùng Đông Nam Bộ.

Nước sông và ao hồ: mặc dù số hộ sử dụng nước mặt không đảm bảo
để ăn uống là rất thấp, chỉ có 12% gia đình nông thôn, nhưng tỉ lệ lại rất
chênh lệch giữa các vùng. Tỉ lệ này cao nhất ở các tỉnh Đồng Tháp (88%), An
Giang (70%) và Vĩnh Long (81%).
Nước mưa: Nước mưa có thể là một nguồn nước an toàn, có chất

13
lượng cao nếu được hứng và trữ đúng cách. Chỉ có 11% dân số phụ thuộc
hoàn toàn vào nước mưa, khi họ không còn bất cứ nguồn nào khác. Tuy nhiên
những gia đình này thường bị thiếu nước về mùa khô. Nước mưa được sử
dụng chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng (31-52%), vùng Đồng bằng sông
Cửu Long và vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ. Dụng cụ chứa nước mưa là môi
trường tốt cho muỗi phát triển, dễ bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.
Mua nước sinh hoạt: Có khoảng 1% dân nông thôn phải mua nước
sinh hoạt. Vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ mua nước cao nhất (2 - 4%), tiếp đến
là Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi chịu nhiều hạn hán và các quận ven đô của
TP. Hồ Chí Minh, nơi bị xâm nhập mặn và ô nhiễm công nghiệp.
1.2.3. Tình hình quản lý khai thác hệ thống cấp nƣớc nông thôn ở nƣớc ta
Theo tổng hợp báo cáo, toàn quốc hiện có khoảng 15.093 công trình
cấp nước tập trung với các mô hình quản lý khác nhau: Cộng đồng 48%;
Trung tâm Nước sạch & VSMTNT tỉnh 19%; Tư nhân 11%; UBND xã 12%;
Doanh nghiệp 5%; Hợp tác xã 3% và Ban quản lý 2%. Kết quả về tính bền
vững của các công trình như sau:
Bảng 1-3: Tổng hợp tình hình quản lý khai thác các công trình trên toàn quốc
T
T
Vùng
Tổng
số
CT

Bền vững
Bình thƣờng
Hoạt động
kém
Không hoạt
động
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
1
Đông Bắc
3.435
642
19
1.748
51
792
23
253
7,0
2

Tây Bắc
2.892
720
24
1.235
43
564
20
373
13
3
ĐB. S.Hồng
770
412
54
220
28
89
11
49
7,0
4
Bắc Trung bộ
1.305
166
13,0
619
47
463
36

57
4,0
5
Nam Trung bộ
1.188
493
42
265
22
253
21
177
15
6
Tây Nguyên
1.173
390
33
304
26
159
14
320
27
7
Đông Nam bộ
303
199
66
55

18
36
12
13
4,0
8
ĐB. SCLong
4.027
2.264
56
1.314
33
355
9
94
2,0

Tổng cộng
15.093
5.286
35,0
5.760
38,0
2.711
18,0
1.336
9,0
(Nguồn Trung tâm nước sạch và VSMTNT Quốc gia, năm 2014)

14

Qua số liệu báo cáo cho thấy mức độ bền vững của các công trình của
các vùng miền khác nhau, tỷ lệ công trình hoạt động kém và không hoạt động
chủ yếu ở các tỉnh vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và
Tây Nguyên. Đồng thời, các công trình hoạt động kém hiệu quả chủ yếu
thuộc các công trình thuộc vùng miền núi, vùng sâu vùng xa từ nhiều nguồn
vốn đầu tư có quy mô nhỏ, từ 30 - 100 hộ do UBND xa
̃
va
̀
cộng đồng quản lý.
1.3. Mô hình quản lý hệ thống cấp nƣớc nông thôn ở nƣớc ta
Hiện nay, công tác quản lý các hệ thống cấp nước nông thôn ở nước ta
đang áp dụng rất nhiều mô hình quản lý khác nhau tùy điều kiện thực tế của
từng địa phương như: Tổ tự quản; nhóm sử dụng nước; tổ hợp tác, hợp tác xã,
doanh nghiệp,… cụ thể chia thành các nhóm như sau:
1.3.1. Mô hình tư nhân quản lý, vận hành
Mô hình này đơn giản, quy mô công trình rất nhỏ (công suất
<50m3/ngày đêm) và vừa (công suất từ 50-300 m3/ngày đêm), công nghệ cấp
nước đơn giản chủ yếu áp dụng cho một xóm, thôn. Khả năng quản lý, vận
hành công trình thấp hoặc trung bình. Mô hình này đã được áp dụng ở một số
tỉnh và đã đem lại hiệu quả đáng

Hình1-2. Mô hình tư nhân quản lý, vận hành
Mô hình tư nhân quản lý, vận hành là một mô hình đơn giản có thể áp
dụng cho diện tích nhỏ phù hợp với những nơi mà các hệ thống cấp nước

15
chưa đến được. Đồng thời nâng cao được ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn
nước sạch của người dân với công nghệ cấp nước đơn giản, có khả năng cơ
động cao đến được những nơi vùng sâu, vùng xa và những nơi lũ lụt kéo dài.

Tuy nhiên, mô hình này do tư nhân quản lý, vận hành không có sự
tham gia của Nhà nước nên Nhà nước khó quản lý, dễ gây ra tình trạng cạn
kiệt nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước, chất lượng nước không đảm bảo và
giá nước không có sự quản lý của Nhà nước nên có thể xảy ra tình trạng giá
nước quá cao vượt quá qui định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới an
ninh xã hội.
1.3.2 Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành

Hình 1-3. Mô hình hợp tác xã quản lý, vận hành
Quy mô công trình nhỏ (công suất từ 50 - 300 m3/ngày đêm), và trung
bình (công suất từ 300 – 500 m3/ngày đêm). Phạm vi cấp nước cho một thôn
hoặc liên thôn, xã. Khả năng quản lý vận hành công trình thuộc loại trung
bình hoặc cao.
Mô hình này hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương
trong cả nước,điển hình như tỉnh Nam Định, đó là cấp nước sạch theo mô

16
hình liên xã. Và ở tỉnh Quảng Trị, công trình nước sạch Hưng- An, một trong
số 4 công trình cấp nước hiện có ở xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, nhiều năm
liền được đánh giá là quản lý có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế ở địa
bàn nông thôn.
Mô hình này có sự phối hợp quản lý giữa Nhà nước và các hợp tác xã
nên giá nước khá ổn định và phù hợp với khả năng chi trả của người dân, có
sự gắn kết giữa Ban quản trị hợp tác xã với người dân cho nên chất lượng
nước được đảm bảo. Tuy nhiên, mô hình cần có nguồn vốn đầu tư lớn do hệ
thống cấp nước dàn trải và còn gặp khó khăn trong việc triển khai cấp nước
đến từng hộ dân khi mật độ dân cư phân bố không đều, việc quản lý còn lỏng
lẻo mà ý thức của người dân trong việc bảo vệ cơ sở vật chất còn hạn chế.
1.3.3. Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành


Hình 1-4. Mô hình đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, vận hành
Quy mô công trình trung bình (công suất từ 300 – 500 m3/ngày đêm)
và quy mô lớn (công suất >500 m3/ngày đêm). Phạm vi cấp nước cho liên
thôn, liên bản, liên xã. Trình độ, năng lực quản lý, vận hành công trình thuộc
loại trung bình hoặc cao.

17
Mỗi trạm cấp nước thành lập một tổ quản lý vận hành trực thuộc
phòng quản lý cấp nước và chịu trách nhiệm sự quản lý của các phòng chức
năng thuộc Trung tâm,trực tiếp quản lý, vận hành công trình. Thực hiện bảo
trì, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hư hỏng, đọc đồng hồ và ghi
chép số lượng nước sử dụng của các hộ dùng nước, thu tiền nước của người
sử dụng và nộp lên bộ phận kế toán.Tại tỉnh Đắk Nông, vận dụng mô hình
quản lý này và thu được những kết quả đáng khích lệ như Trung tâm Nước
sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Đắk Nông.
Mô hình này đảm bảo cung cấp nước có chất lượng mà giá thành phù
hợp với người dân. Mô hình cũng nhận được nhiều nguồn tài trợ từ các tổ
chức trong nước và ngoài nước, do đó cải thiện được kỹ thuật, áp dụng công
nghệ kỹ thuật tiên tiến trong quá trình xử lý nước đồng thời quan tâm tới vấn
đề bảo vệ môi trường và an ninh – xã hội.
Tuy nhiên, mô hình này cũng cần nguồn vốn đầu tư lớn, việc quản lý
và bảo dưỡng còn gặp nhiều khó khăn, ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của người
dân còn yếu kém.
1.3.4. Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành

Hình 1-5. Mô hình doanh nghiệp quản lý, vận hành

×