Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Kiến tập sư phạm là một học phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo của các trường sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.92 KB, 13 trang )

Lời cảm
ơn

Kiến tập sư phạm là một học phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo
của các trường sư phạm. Đây là dịp để sinh viên sư phạm có điều kiện tiếp cận với
môi trường làm việc tại các trường trung học, có cơ hội quan sát, tiếp xúc hiểu
được những yêu cầu của nghề nghiệp và tự đánh giá những ưu khuyết của bản thân
để có kế hoạch phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm trước khi thực sự
bước vào vai trò của người thầy trong tương lai.
Được sự phân công của Ban chỉ đạo trường Đại Học Sư Phạm Huế và sự
đồng ý của Ban lãnh đạo trường THPT Phú Bài, em được phân công kiến tập tại
trường trong thời gian ba tuần, từ ngày 26/10/2015 – 14/11/2015.
Trong quá trình kiến tập, nhờ sự giúp đỡ của quý thầy cô giáo trong nhà
trường, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm cô
Tôn Nữ Thùy Vân và sự yêu quý, ủng hộ tích cực trong mọi công việc của tập thể
11B7, em đã có điều kiện tiếp xúc và làm việc với môi trường giáo dục ở trường
THPT. Nhờ đó, em đã rèn luyện cho mình những kiến thức cũng như các kỹ năng
để hoàn thiện bồi dưỡng những năng lực, phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo chuẩn bị
cho công tác chủ nhiệm sau này.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, Ban chỉ
đạo kiến tập sư phạm trường THPT Phú Bài, cô Tôn Nữ Thùy Vân cùng tập thể lớp
11B7 đã giúp em hoàn thành đợt kiến tập vừa qua.
Cuối cùng em xin quý chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công
trong công việc. Chúc các em học sinh sức khỏe và một năm học gặt hái được
nhiều thành công.
Sinh viên kiến tập
ĐOÀN THỊ NGỌC TRIỀU

SỞ GD&ĐT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT PHÚ BÀI


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc


BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN VỀ KIẾN TẬP CHỦ NHIỆM
Sinh viên kiến tập: Đoàn Thị Ngọc Triều
Ngành: Vật lý

Được sự phân công của trường ĐHSP Huế và sự cho phép của ban giám hiệu nhà
trường THPT Phú Bài, em đã được tham dự đợt kiến tập sư phạm tại trường từ
ngày 26/10/2015 đến ngày 14/11/2015. Kết thúc đợt kiến tập chủ nhiệm, em đã thu
hoạch được những nội dung về công tác chủ nhiệm như sau:
I.

Tìm hiểu về nội dung công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp; nội dung,
kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm lớp thông qua giáo viên hướng dẫn.
1. Vị trí và chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài chức năng cơ bản là giảng dạy và giáo dục còn
có vị trí và chức năng là:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện học sinh
một lớp.
- Giáo viên chủ hiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, các tổ chức
trong và ngoài nhà trường với học sinh và tập thể hoạc sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn các hoạt động tự quản của tập thể học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho nhà trường trong công tác phối hợp với
cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.
2. Nội dung công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp.
2.1. Công việc của người giáo viên chủ nhiệm với lớp chủ nhiệm.
Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, quản lý học sinh lớp chủ nhiệm: nắm được
các thông tin về quản lý hành chính, hoạt động học tập và các hoạt động khác của

lớp học; tổ chức lớp chủ nhiệm (xây dựng mạng lưới ban cán sự lớp, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự…); lập kế hoạch chủ nhiệm.
2.2. Công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên chủ nhiệm các lớp
khác cùng khối:


Trong tổ chức nhân sự của nhà trường, những giáo viên chủ nhiệm thuộc cùng
một khối lớp được thiết lập thành một tổ, có tổ trưởng phụ trách và sinh hoạt theo
định kỳ hàng tháng, học kỳ và năm học, là thành viên thuộc tổ, mỗi giáo viên chủ
nhiệm cần thực hiện những công việc sau:
- Bàn bạc, thống nhất với những thành viên thuộc tổ về nội dung, kế hoạch, cách
thức, tiến bộ các hoạt động chủ nhiệm tương ứng với những thời điểm cụ thể của
kế hoạch năm học, trao đổi kế hoạch phối hợp với các khối chủ nhiệm khác trong
trường.
- Báo cáo hoạt động của lớp chủ nhiệm về các mặt giáo dục, đề xuất thỉnh cầu sự
giúp đỡ, phối hợp của các lớp cùng khối đối với một số công việc nhằm tạo phong
trào, phát huy sức mạnh của cộng đồng khối lớp.
2.3. Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp với các giáo viên bộ môn giảng dạy tại
lớp chủ nhiệm:
- Nắm bắt số lượng cụ thể giáo viên bộ môn dạy lớp chủ nhiệm, lịch trình giảng dạy
của mỗi người trong năm học.
- Có hiểu biết cơ bản về tính cách năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, vai trò và vị thế
của mỗi người giáo viên trong trường, hoàn cảnh sống của họ.
- Liên hệ mật thiết với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tình hình học tập của mỗi
học sinh đối với bộ môn họ giảng dạy về thái độ, trình độ nhận thức, kết quả học
tập. Nhờ những thông tin do giáo viên bộ môn cung cấp, GVCN có thể có được
một cá nhìn cụ thể, rõ nét hơn về mỗi học sinh, từ đó có được cách thức tác động,
điều chỉnh, bổ sung phù hợp với đặc điểm phát triển nhân cách của đối tượng giáo
dục.
- Thông báo cho giáo viên bộ môn tình hình phấn đấu rèn luyện, những mặt mạnh và

mặt yếu của tập thể lớp, những học sinh có năng lực học tập tốt, những học sinh có
năng lực học tập yếu kém, những học sinh có phẩm chất đạo đức cần phải lưu tâm,
uốn nắn.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động ngoại khoá phục vụ hoạt
động dạy học, đồng thời tạo cơ hội để tập thể lớp có được môi trường giao lưu và
tăng thêm khả năng nắm bắt tình hình thực tế xã hội cho mỗi học sinh.
2.4. Công

-

-

việc của giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh.
Để có mối liên hệ gắn bó, mật thiết với phụ huynh học sinh, người giáo viên
chủ nhiệm cần phải:
Liên lạc với phụ huynh ngay khi năm học bắt đầu, có nghĩa là khi tiếp nhận danh
sách học sinh của lớp là tiếp nhận luôn danh sách cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng
học sinh.
Lập một danh sách số điện thoại chung của các gia đình HS gửi cho tất cả các GV
của lớp.


Gửi thông báo cho cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng biết về kế hoạch Đại hội Phụ
huynh học sinh, kể cả nội dung và ngày giờ cụ thể. Có thể gợi ý những vấn đề cần
thảo luận cũng như những mối quan tâm đặc biệt về việc học tập của con em mình.
2.5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
- Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản tốt các
bài kiểm tra của học sinh
- Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảo thiết
thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy

- Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao
- Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật để
báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh.
3. Nội dung, kế hoạch thực hiện công tác chủ nhiệm lớp.
Khi đảm nhiệm công tác chủ nhiệm của một lớp người giáo viên chủ nhiệm cần
thực hiện những nội dung sau:
3.1. Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm phải nghiên cứu, tìm hiểu về học sinh lớp chủ
nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm cơ bản về tâm sinh
lý, tính cách, năng lực, sức khỏe, trí tuệ, sở thích, nguyện vọng, xu hướng, năng
khiếu, tư tưởng, phẩm chất đạo đức của học sinh…; về hoàn cảnh sống, về mối
quan hệ với tập thể, bạn bè và những người xung quanh,.
- Giáo viên chủ nhiệm phải thấy được mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh và tập
thể lớp chủ nhiệm để phát huy và khắc phục.
- Việc tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm phải được thực hiện thường xuyên, ngay từ
những ngày đầu mới nhận lớp. Để tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ
nhiệm có thể vận dụng những cách thức sau đây:
+ Tìm hiểu thông qua hồ sơ học sinh (học bà, sơ yếu lí lịch…)
+ Tìm hiểu qua giấy tờ, sổ sách lớp.
+ Qua quan sát hằng ngày về hoạt động, thái độ, hành vi của học sinh
trong và ngoài nhà trường.
+ Thông qua việc thăm gia đình học sinh và trò chuyện với cha mẹ học
sinh.
3.2. Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm lớp phải xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm trở
thành tập thể đoàn kết, thân ái, có sức mạnh giáo dục.
- Công việc cần thiết vào đầu năm học là tổ chức đại hội lớp để triển khai kế hoạch,
hoàn thiện cơ cấu tổ chức lớp học, lựaa chon cán bộ lớp. Giáo viên chủ nhiệm cần
hướng dẫn cụ thể cho tập thể lớp thực hiện tốt công việc đại hội lớp, bầu ra đội ngũ
ban cán sự có năng lực quan lý lớp, năng nổ, nhiệt tình.
- Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, chỉ đạo cán bộ lớp

tổ chức tốt các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao…
-


Giáo viên chủ nhiệm cần phát hiện kịp thời những phần tử tiêu cực, tìm hiểu
nguyên nhân để có những tác động kịp thời, phù hợp.
3.3.
Thứ ba, giáo viên chủ nhiệm lớp phải lập kế hoạch chủ nhiệm lớp.
- Để thực hiện công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao, có hiệu quả, người giáo viên chủ
nhiệm cần phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và chỉ đạo học sinh xây dựng kế
hoạch hoạt động của tập thể lớp chủ nhiệm. Kế hoạch chủ nhiệm là cụ thể hóa mục
tiêu, nội dung giáo dục vào việc tổ chức hoạt động giáo dục cho tập thể lớp.
- Khi xây dựng kế hoạch kế hoạch năm, từng học kỳ, giáo viên chủ nhiệm lớp cần
chú ý các nội dung sau:
+ Mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch của nhà trường.
+ Khái quát đặc điểm, tình hình chung của lớp chủ nhiệm: số lượng học sinh, nam,
nữ, những thận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và yếu của lớp và học sinh, con
thươnng binh, liệt sĩ.
+ Xác định phương hướng chung của lớp. Dựa trên phương hướng chung của nhà
trường và dặc điểm tình hình lớp để đưa ra phương hướng hoạt động của tập thể.
+ Nội dung các mặt giáo dục, các hoạt động, trong mỗi nội dung phải nêu rõ các ý:
nội dung công việc, yêu cầu cần đạt, thời gian, biện pháp thực hiện, người phụ
trách, phương tiện, ghi chú.
- Từ kế hoạch chủ nhiệm cả năm, giáo viên chủ nhiệm lần lượt xây dựng kế hoach
cho từng học kỳ, từng tháng, tuần. Kế hoạch chủ nhiệm từng tuần được xem là
giáo án chủ nhiệm lớp.
3.4. Thứ tư, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho
hoạc sinh lớp chủ nhiệm.
- Tổ chức hoạt động giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật.

- Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hịc tập văn hóa cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và hương nghiệp.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục thẩm mỹ.
3.5. Thứ năm, giáo viên chủ nhiệm phải nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh.
Nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ, cuối năm học; đề nghị khen
thưởng, kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm
tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn
chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh. Cần đánh giá khách quan, toàn diện,
công khai để động viên học sinh và điều chỉnh quá trình giáo dục tốt hơn.
Tìm hiểu về hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp của một giáo viên, cách phân loại
học lực, thể lực, hạnh kiểm của học sinh thông qua lớp dự giờ kiến tập chủ
nhiệm.
1. Hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp của một giáo viên.
Hồ sơ công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên bao gồm:
-

II.


-

-

-

2.

Sổ chủ nhiệm lớp: ghi đầy đủ thông tin theo quy định, bao gồm kế hoạch côn tác
chủ nhiệm năm học, kế hoạch theo từng tháng, tổng kết trong từng học kỳ; danh

sách ban cán sự lớp, sơ đồ lớp học, họ tên hội cha mẹ học sinh của lớp, đặc điểm
tình hình của từng học sinh trong lớp (nhất là những học sinh cá biệt), phần thu chi
của quỹ lớp.
Học bạ: Ghi tóm lược tiểu sử và tình hình cụ thể về học tập, rèn luyện của học
sinh trong suốt quá trình học tập tại trường.
Giấy khai sinh: Ghi lý lịch, hoàn cảnh gia đình và một số trường hợp đặc biệt để
giáo viên chủ nhiệm theo dõi học sinh.
Sổ gọi tên, ghi điểm: ghi đầy đủ phần lý lịch theo giấy khai sinh, cập nhật phần
điểm danh học sinh vắng theo từng tuần học. Về phần ghi điểm phải ghi đúng, do
giáo viên bộ môn vào điể. Nếu có sửa phải đúng theo quy định, gạch bằng bút đỏ
và có chữ ký xác nhận của giáo viên chủ nhiệm ở cuối mỗi trang trong sổ gọi tên,
ghi điểm.
Sổ thi đua của lớp: theo dõi tình hình lớp về mặt kỷ luật, tác phong, lao động...
Sổ đầu bài: theo dõi tình hình lớp về mặt học tập, nề nếp của lớp trong từng tiết
học, từng môn học.
Sổ liên lạc với gia đình học sinh: giáo viên chủ nhiệm cần thông báo định kỳ
hàng tháng về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cho gia đình các em. Cuối
một học kỳ hay một năm học giáo viên phải thông báo kết quả học tập, rèn luyện
của học sinh bằng phiếu kết quả học tập.
Các văn bản liên quan đến công tác chủ nhiệm: biên bản xử lý kỉ luật học sinh,
biên bản họp phụ huynh học sinh…
Qua tìm hiểu các hồ sơ công tác chủ nhiệm của giáo viên hướng dẫn kiến tập
chủ nhiệm, em đã nắm được hồ sơ của học sinh lớp11B7 như sau:


Về đặc điểm tình hình lớp:
- Tổng số học sinh: 40. Nữ 23.
Thuận lợi:
+
Đa số học sinh chăm ngoan, ý thức tốt.

+
Địa bàn sinh sống của học sinh tương đối đồng đều: Thủy Châu: 3
học sinh, Phú Bài: 10 học sinh; Thủy Lương: 5 học sinh; Thủy Phù:
15 học sinh; Thủy Tân: 3 học sinh; Phú Sơn: 1 học sinh; ở nơi khác:
3 học sinh.
+
Sự quan tâm của phụ huynh học sinh.
+
Ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình.
Khó khăn:


Một số bộ phận học sinh còn chây lười, vi phạm an toàn giao thông.
Sức học của học sinh không đồng đều, gây khó khăn trong việc dạy
học.
+
Một số học sinh chia bè kết phái.
 Về hệ thống tổ chức của lớp:
Ban cán sự lớp:
+
+

-

Họ và Tên
Phạm Văn Đạt
Lê Thị Ngọc Ánh
Hồ Thị Phương Thảo
Nguyễn Đình Hưng
Phan Thị Ry

Hoàng Ý Nhi
Nguyễn Thị Băng Tâm
-

Chức vụ
Lớp trưởng
Lớp phó học tập
Lớp phó văn thể mỹ
Tổ trưởng tổ 1
Tổ trưởng tổ 2
Tổ trưởng tổ 3
Tổ trưởng tổ 4

Danh sách học sinh chia theo tổ:
Tổ

Họ tên
Nguyễn Đình Hưng
Đỗ T. Tú
Lê Hoàng Ngọc
Nguyễn Tấn Dũng
Ngô Viết Lịch
Tổ 1
Lê Thị Thanh Lý
Phạm Tuyết Nhi
Võ Đức Phước
Nguyễn Tuấn Anh
Lê Thị Ngọc Lệ
Tổ 2 Lê Thị Huyền Anh
Nguyễn Hoàng Anh

Phạm Phước Đức
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Phan Thị Ry
Trương Minh Quân
Hà Văn Lộc
Phan Thị Huệ
Nguyễn Thị Thùy Dương

Địa chỉ
Tổ 5, Thủy Châu
Thủy Tân,Hương Thủy
Tổ 1, phường Phú Bài
Thôn 4, Thủy Phù
Thôn 5, Thủy Phù
Lương Lộc, Phú Lương
03, Nguyễn Duy Lộc, Phú Bài
Tổ 1, phường Phú Bài
Tổ 15, Thủy Phương
Phú Lương
Tổ 5, Thủy Châu
Tổ 4, Thủy Châu
Tổ 3, Thủy Lương
Tổ 1, Thỉu Lương
Tổ 1, Thủy Lương
Thôn5, Thủy Phù
Tổ 18, phường Phú Bài
Thôn 2, Thủy Phù
Thôn 10, Thủy Phù



Huỳnh Kim Tính
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Phan Thọ Thúy Hằng
Trần Thị Thúy Hiếu
Hoàng Ý Nhi
Ngô Thị Quỳnh Ni
Tổ 3
Nguyễn Thị Đào
Lê Thị Ngọc Ánh
Lê Quang Trường
Nguyễn Thị Băng Tâm
Ngô Đ.V.H. Sang
Phạm Văn Đạt
Võ Thị Bích Ngọc
Ngô Viết Luýt
Lê Minh Minh
Lê Thị Minh Trâm
Tổ 4
Lê Thị Thủy Tiên
Lê Thị THanh Phượng
Lê Quân
Hồ Thị Phương Thảo
Ngô Đức Thành

-

Thủy Phù
Thôn 2, Phú Sơn
Thôn 7, Thủy Phù
Thôn 3, Thủy Phù

Tổ 12, Nguyễn Khoa Văn
Thôn 7, Thủy Phù
Tổ 3, Thủy Lương
Thôn 5, Thủy Phù
Thôn 8A, Thủy Phù
Tổ6, Thủy Châu
Thôn 7, Thủy Phù
107, đường 2/9, Phú Bài
Tổ 6, phường Phú Bài
Thôn 5, Thủy Phù
Tổ 8, Thủy Lương
Thôn 3, Thủy Phù
Đinh Lễ, Phú Bài
Thủy Tân, Hương Thủy
Kiệt 155, Sóng Hồng
Số 7, Mỹ Thủy, Phú Bài
Thôn 7, Thủy Phù

Sơ đồ lớp học:
Bàn giáo viên


H. Ngọc

Dũng

P.Thảo




Lịch

T.Nhi

Phước

T.Anh

Huyền Anh

Hoàng Anh

Đức

Ry

M. Quân

Lộc

Huệ

Dương

Tính

Hưng

Ng. Huyền



Thành

Tâm



Hiếu

Hằng

Ng.Ánh

Nhi

Ý Nhi

Đào

Sang

Lệ

Lê Ánh

Tường L.Quân

Phương

Tiên


Trâm

Minh

Luýt

B. Ngọc Đạt

Danh sách giáo viên bộ môn:

Bộ môn
Toán

Hóa
Văn
Anh văn
Sinh
Sử
Địa
GDCD
Công nghệ
Thể dục – Quốc phòng



Phú Đa – Phú Vang
Thủy Dương
Huế
Thủy Phương

Phú Bài
Huế
Phú Bài
Huế
Phú Bài
Phú Bài
Phú Bài

Danh sách ban đại diện cha mẹ học sinh:

Họ tên
Lê Phước Hiếu
Trần Thị Hường
Lương.T.Kim Anh


Họ tên – Địa chỉ
Tôn Nữ Thùy Vân
Hoàng Ngọc Diệu
Lê Trinh Minh Phương
Đỗ Diều
Nguyễn Thị Thảo Trang
Huỳnh V. Trang
Nguyễn Thị Hằng
Vinh
Hà Thị Hải
Nguyễn Lam
Trần Tề

Nghề nghiệp

Giáo viên
Buôn bán
Giáo viên

Chỉ tiêu toàn diện cuối năm:
- Lớp: xếp loại giỏi

Địa chỉ
Thôn 5, Thủy Phù
Phường Phú Bài
Thôn 5, Thủy Phù

Trách nhiệm
Trưởng ban
Phó ban
ủy viên


Chi đoàn: vững mạnh
Duy trì 100% số lượng
Hạnh kiểm: Tốt: 85%; Khá: 15%
Văn hóa: Giỏi: 1-2,5%; Khá: 15-37,5%;
Trung bình: 19-47,5%; Yếu: 5-12,5%
- Biện pháp thực hiện:
+ Động viên, khuyến khích học sinh chăm chỉ, vươn lên trong
học tập.
+ Khen thưởng kịp thời học sinh tiến bộ.
+ Có biện pháp bồi dưỡng kịp thời học sinh yếu kém.
+ Tổ chức phong trào: “đôi bạn cùng tiến”.
Cách phân loại học lực, thể lực, hạnh kiểm của học sinh.

-

3.

Dựa vào quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung
học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12
tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) mà học lực, hạnh kiểm
của học sinh được phân loại như sau:
3.1. Phân

loại hạnh kiểm: theo Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng
12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-

Điều 3: Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
- Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành
vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân
viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong
học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của
xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung
dạy học môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông
cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 4: Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm.
Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y)
sau mỗi học kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ
vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.
1. Loại tốt:



a) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy
định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với
các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
b) Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ
các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
c) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị,
khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
d) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong
cuộc sống, trong học tập;
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
e) Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ
chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
g) Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống
theo nội dung môn Giáo dục công dân.Tiêu chẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh.
2. Loại khá: Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng
chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi
thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý.
3. Loại trung bình: Có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy
định tại Khoản 1 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc
nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ còn chậm.

4. Loại yếu: Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các
khuyết điểm sau đây:
a.

b.

c.

d.

Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc
thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa
chữa;
Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên,
nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của
người khác;
Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;
Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi
phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.


Phân loại học lực.
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1
trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của
trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở
lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1
trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của
trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở
lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1

trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của
trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở
lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3.2.

-

4. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học
nào điểm trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.
III. Những bài học kinh nghiệm thu được trong công tác chủ nhiệm lớp thông
qua đợt KTSP tại trường:
Qua thời gian kiến tập tại trường, nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Tôn
Nữ Thùy Vân, em đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác chủ
nhiệm lớp:
Phải thể hiện được vai trò quản lý, luôn là một người công tâm trong việc phê bình,
nhận xét, đánh giá. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm phải thể hiện được sự “luôn
lắng nghe, luôn thấu hiểu” với tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của học sinh, tin vào
học sinh, kích thích những gì các em muốn được, giống như một sự khích lệ, động
viên.


-

-

Quan tâm, gần gũi, yêu thương học sinh, tìm hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh
để có biện pháp giáo dục phù hợp, có hình thức xử phạt phù hợp. Kết hợp giữa

tuyên dương, khen thưởng với phê bình, trách phạt, kết hợp giữa biện pháp mềm
mỏng ( nhắc nhở, động viên) và biện pháp cứng rắn (phê bình, kỉ luật,...) tùy theo
tính chất và mức độ vi phạm.
Thường xuyên đôn đốc, động viên các em để các em cảm thấy sự yêu thương, gần
gũi của học sinh khi đến trường. Tạo điều kiện cho các em học sinh phát huy tinh
thần dân chủ, tham gia nhiệt tình vào các phong trào của lớp.
Đánh giá và cho điểm của giáo viên hướng dẫn Huế, ngày 9 tháng 11 năm 2015
Sinh viên kiến tập
………………………………………………….
……………………………………………….....
………………………………………………….
Đoàn Thị Ngọc Triều



×