Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 101 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƢ PHÁP



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2008 – 2012
Đề tài:

XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN CHÍ HIẾU

HUỲNH QUỐC SANG
MSSV: 5085994
Lớp: Tƣ Pháp 1_K34

Cần Thơ, 04/2012


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


MỤC LỤC
Trang

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRẺ EM VÀ XÂM HẠI TÌNH
DỤC TRẺ EM
1.1 Khái quát chung về trẻ em .................................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm trẻ em .......................................................................................... 4
1.1.2 Các quyền cơ bản của trẻ em ........................................................................ 5
1.1.2.1 Một số quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên Hiệp Quốc . 6
1.1.2.2 Quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam ................................................ 8
1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em ................................................................. 11

1.1.3.1 Đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ em ở giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi .. 12
1.1.3.2 Đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ em ở giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi ....... 13
1.1.3.3 Đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ em ở giai đoạn từ 11 đến 15 tuổi ..... 14
1.2 Khái quát chung về xâm hại tình dục trẻ em................................................... 17
1.2.1 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em ............................................................. 17
1.2.2 Lịch sử phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề xâm hại
tình dục trẻ em ...................................................................................................... 18
1.2.3 Hành vi xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật Việt Nam hiện hành ........ 20
1.2.3.1 Hiếp dâm trẻ em .................................................................................. 22
1.2.3.2 Có hành vi giao cấu .............................................................................. 22
1.2.3.3 Không có hành vi giao cấu ................................................................... 23
1.2.4 Chủ thể thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em ..................................... 24
1.2.5 Xử lý pháp luật đối với tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ........................ 25
1.2.6 Hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em .......................................................... 26
1.2.6.1Hậu quả về mặt sức khỏe ..................................................................... 27
1.2.6.2 Hậu quả về mặt tâm lý ........................................................................ 27


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH
TRẠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Thực trạng về xâm hại tình dục trẻ em hiện nay ............................................. 30
2.1.1 Thực trạng về tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên phạm vi cả
nước ...................................................................................................................... 31
2.1.2 Thực trạng về tình hình tội phạm xâm hại tình dục trên địa bàn Thành phố
Cần Thơ ................................................................................................................ 33
2.2 Nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục trẻ em ............................................... 37
2.2.1 Nguyên nhân xuất phát từ mặt chủ quan của người phạm tội ..................... 37
2.2.1.1 Tác động tiêu cực từ sự phát triển ồ ạt của nền công nghệ thông tin 37
2.2.1.2 Nguyên nhân do người phạm tội sử dụng rượu bia hay các chất kích

thích................................................................................................................ 40
2.2.2 Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý, ý thức của nạn nhân .............................. 41
2.2.2.1 Xuất phát từ tình cảm trai gái ............................................................ 41
2.2.2.2 Ý thức trách nhiệm đối với bản thân ................................................. 44
2.2.3 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ gia đình và nhà trường ............................ 46
2.2.3.1 Sự thiếu quan tâm, chăm sóc và dạy bảo con cái từ gia đình ............ 46
2.2.3.1 Phương pháp giáo dục còn nhiều thiếu sót và không phù hợp từ phía
nhà trường ...................................................................................................... 48
2.3 Nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm ẩn .................................................. 52
2.3.1 Ý thức của những bậc làm cha mẹ trong cách tiếp cận vấn đề ................... 52
2.3.2 Tâm lý e dè khi đề cập đến những vần đề tình dục của người dân Việt Nam
.............................................................................................................................. 55
2.3.3 Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý lo sợ bị trả thù từ người thực hiện tội phạm
của nạn nhân và nhân chứng ................................................................................ 56

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ PHÒNG NGỪA XÂM
HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Giải pháp phòng chống xâm hại tình dục trẻ em từ phía nhà trường ............ 60


3.1.1 Tuyên truyền phổ biến giáo pháp luật nói chung và pháp luật về xâm hại
tình dục trẻ em nói riêng trong nhà trường........................................................... 60
3.1.2 Nhanh chóng thành lập và đưa vào hoạt động phòng tư vấn học đường ở các
trường học............................................................................................................. 62
3.1.3 Tăng cường cũng như đổi mới phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh
trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay ........................................................... 64
3.2 Giải pháp phòng chống và hạn chế xâm hại tình dục trẻ em từ phía
gia đình ..................................................................................................................... 67
3.3 Trẻ phải tự giác học tập và rèn luyện đạo đức, trách nhiệm đối với bản thân
và cộng đồng ............................................................................................................ 70

3.4 Giải pháp phòng chống và hạn chế xâm hại tình dục trẻ em từ phía cộng đồng
xã hội ........................................................................................................................ 72
3.4.1 Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà nước
trong lĩnh vực Internet .......................................................................................... 72
3.4.2 Giải pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong công tác phòng
chống xâm hại tình dục trẻ em ............................................................................. 75
3.5 Giải pháp nhằm hạn chế và phòng tránh tình trạng tội phạm ẩn về xâm hại
tình dục trẻ em ......................................................................................................... 80
3.5.1 Vai trò của các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền phổ biến
pháp luật, đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm ẩn về vấn đề xâm hại tình dục
trẻ em ........................................................................................................................ 80
3.5.2 Nên xây dựng một chế định pháp lý hoàn chỉnh và thống nhất về vấn đề
bảo vệ nạn nhân và nhân chứng trong các vụ án hình sự nói chung và xâm hại tình
dục trẻ em nói riêng .................................................................................................. 83
3.5.3 Cần nghiên cứu và đưa vào thành lập, hoạt động các trung tâm trợ giúp nạn
nhân nói chung và nạn nhân trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em nói riêng .......... 86

KẾT LUẬN .................................................................................................... 89


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là chủ nhân tương lại của đất nước, là hạnh phúc của mọi gia đình. Để
trẻ em trở thành một công dân tốt, thực sự là người kế tục xây dựng đất nước, mỗi
gia đình, xã hội phải thường xuyên đề cao trách nhiệm chăm lo và bảo vệ trẻ em. Đó
không những là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước mà còn là trách nhiệm của các
quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, sau khi phê chuẩn Công ước của Liên hiếp quốc về
quyền trẻ em, nhà nước ta có riêng một đạo luật quy định việc bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em. Điều 4 của luật này quy định: “mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em,
làm tổn thương đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị”. Thông
qua đạo luật này, chúng ta thấy Nhà nước ta xác định rất rõ ràng về vị trí và tầm
quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thu hút sự tham gia tích cực
của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức và đoàn thể xã hội. Chủ trương,
đường lối, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Đảng và Nhà
nước được cụ thể hóa thông qua nhiều cơ chế, chính sách, các văn bản pháp luật.
Nhờ những nỗ lực trên nên điều kiện về sức khỏe và thể chất của trẻ em nước ta
ngày càng được cải thiện và nâng cao; cân nặng và chiều cao trung bình tăng đều;
điều kiện vui chơi giải trí có những bước chuyển biến tích cực. Số lượng văn hóa
phẩm, sách báo, các chương trình phát thanh, truyền hình dành cho trẻ em đều có sự
gia tăng về chất lượng và số lượng. Chính sách ưu tiên giáo dục cho vùng sâu, vùng
xa, khó khăn đã tạo điều kiện cho các em được đến trường. Công tác chăm lo giáo
dục các đối tượng trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc ít người, trẻ em ở các vùng khó
khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm. Khoảng cách về tiếp cận các điều
kiện y tế, học tập của trẻ em giữa các khu vực, vùng miền được rút ngắn đáng kể.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì còn nhiều khó khăn thách thức trong
giai đoạn hiện nay. Theo đánh giá của UNICEF1, Việt Nam vẫn còn bị tụt hậu trong
một số lĩnh vực liên quan đến trẻ em so với các nước trên thế giới. Không chỉ như
vậy, mà trong thời gian qua thông tin liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em đã thu
hút nhiều sự quan tâm và lo ngại cho xã hội, những vụ việc được phát hiện ngày
càng nhiều với mức độ hành vi và hình thức ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đã
1

UNICEF: tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

1


SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của trẻ em. Những hậu quả
đáng tiếc từ các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em không chỉ là những tổn thương về
thể xác mà còn là những ảnh hưởng tâm lý nặng nề cần phải điều trị lâu dài, có
những vụ việc nguy kịch dẫn đến trẻ tự giải thoát cho mình bằng cách tìm đến cái
chết. Chính vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Xâm hại tình dục trẻ em trong giai
đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Qua đó người viết hy
vọng có thêm những hiểu biết đúng đắn về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, để góp
phần làm rõ, nâng cao vai trò và trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc hỗ trợ và phòng ngừa các vấn đề về xâm hại tình dục trẻ em đang diễn ra
hết sức phức tạp trong giai đoạn hiện nay, giúp các em có một sức khỏe tinh thần
vững mạnh, phát triển tốt về mọi mặt trở thành một người chủ tương lai của đất
nước. Đồng thời thông qua đề tài này, người viết mong muốn có thể phổ biến rộng
rãi, giúp mọi người nhận thức được tầm quan trọng của loại tội phạm này và có ý
thức phòng tránh tốt hơn, bảo vệ chính con em chúng ta, vì tương lai của mỗi chúng
ta và cũng là của nước nhà.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về xâm hại tình dục trẻ em, thực trạng
đã và đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay. Để từ đó có nhân thức đúng đắn và rõ
ràng hơn về những hành vi cũng như những nguyên nhân của xâm hại tình dục trẻ
em. Trên cơ sở đó, xem xét lại hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này,
đồng thời rút ra những nhận xét, đề xuất hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam.
Góp phần bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tốt hơn, xử lý mạnh và nghiêm
khắc với những người có hành vi xâm hại đến thân thể và nhân phẩm của trẻ em.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, hậu quả, cách xử lý, một số nguyên

nhân chủ yếu dẫn đến tình trang xâm hại tình dục trẻ em đáng báo động như hiện
nay. Đồng thời người viết đi sâu nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến việc các
hành vi xâm hại tình dục trẻ em bị ẩn đi. Đề từ đó, có cở sở vững chắc nhằm đưa ra
giải pháp cấp thiết, hạn chế tình hình xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện
nay. Trên thực tế tình trạng xâm hại tình dục trẻ em rất khó để thống kê số liệu cụ
thể và chính xác, nên người viết chủ yếu thu thập, đánh giá số liệu từ một số hội
thảo, các cuộc khảo sát về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Ngoài ra, người viết còn

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

2

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
sử dụng các số liệu thực tế xảy ra trên địa bàn Thành phố Cần Thơ để góp phần làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, và từ đó đưa ra một
số đề xuất của bản thân góp phần phòng chống loại tội phạm này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng phương
pháp phân tích luật viết, sử dụng phương pháp đối chiếu, chứng minh. Ngoài ra, còn
sử dụng một số phương pháp khoa học như: phương pháp so sánh, phương pháp thu
thập tài liệu, phân tích số liệu có liên quan, phương pháp liệt kê tổng hợp, phương
pháp thống kê...để thể hiện nội dung của đề tài. Đồng thời người viết có tham khảo
các công trình nghiên cứu và bình luận, sưu tầm tham khảo các tài liệu có liên quan
để làm rõ vấn đề hơn.
5. Bố cục đề tài
Bố cục của luận văn được người viết trình bày như sau: phần lời nói đầu,
phần nội dung và phần kết luận. Trong phần nội dung gồm có 3 chương

 Chƣơng 1: Khái quát chung về trẻ em và xâm hại tình dục trẻ em
 Chƣơng 2: Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại
tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
 Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa xâm hại tình dục
trẻ em trong giai đoạn hiện nay
6. Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiêp này, người viết đã nhận được sự hỗ trợ hết
sức quý báu từ quý thầy cô Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ đã cung cấp kiến
thức cũng như kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp. Người viết xin gửi lời cám ơn
chân thành nhất đến các thầy cô, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, cùng các bạn trong
lớp, trong khoa đã động viên tinh thần cho người viết trong suốt quá trình làm luận
văn. Mặc dù, đã hết sức cố gắng và nhận được sự dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận
tình của thầy Nguyễn Chí Hiếu, nhưng do thời gian thực hiện đề tài có hạn và kiến
thức bản thân còn nhiều hạn chế, nên việc nghiên cứu và trình bày đề tài khó tránh
khỏi những thiếu sót. Người viết kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý
kiến của quý thầy cô, cùng các bạn cho đề tài được hoàn thiện hơn.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

3

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRẺ EM VÀ
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
1.1 Khái quát chung về trẻ em

1.1.1 Khái niệm trẻ em
Trong mỗi người chúng ta, bất kỳ ai cũng phải trải qua các giai đoạn phát
triển lâu dài về mọi mặt để có thể trở thành một người trưởng thành. Trưởng thành
cả về hình thức lẫn nhận thức và được pháp luật thừa nhận là có năng lực hành vi
đầy đủ. Khi đó, chúng ta sẽ có đầy đủ khả năng để điều khiển hành vi của mình
trong việc xử sự khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Chính vì thế, từng giai đoạn
hình thành và phát triển con người đóng vai trò rất quan trọng; giai đoạn trước sẽ là
nền tảng cho sự phát triển của giai đoạn sau. Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một
nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển
con người. Trẻ em là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí
tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt, kể cả sự bảo
vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời.
Về mặt sinh học, trẻ em là một con người ở giữa giai đoạn sơ sinh và trưởng
thành, đó là bất kỳ ai trong tuổi thơ ấu, đôi khi bao gồm cả tuổi vị thành niên, và
cũng còn được gọi là người chưa thành niên.
Về mặt xã hội, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, thì: “Trẻ em là một
cấu trúc xã hội có giới hạn thay đổi theo thời gian và địa lý, sự thay đổi này tác động
lên những thay đổi về thể chất và tinh thần.”2
Về mặt pháp lý, theo Công ước về quyền trẻ em 1989 tại điều 1 có quy định:
“Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Theo quy định này, ta có thể thấy rõ hai điểm: thứ nhất, trẻ em cũng là người; thứ
hai, là quy định về độ tuổi của trẻ em. Trẻ em cũng là người, đó là một trong những
nguyên tắc khi nói về quyền trẻ em. Về độ tuổi, nếu quốc gia tham gia công ước
không có quy định nào khác về độ tuổi của trẻ em, thì trẻ em là những người dưới
2

Nguyên văn:“L’« enfance » est une construction sociale dont les contours varient selon les époques et la
géographie, et ces variations ont une incidence sur la vulnérabilité aux traumatismes.”, trích: Rapport mondial
surla prévention des traumatismes chez l’enfant 2008, p.1


GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

4

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
18 tuổi. Nhưng nếu pháp luật quốc gia áp dụng cho trẻ em đó có quy định khác hơn
về độ tuổi thành niên của trẻ em, thì tuổi này cũng không được lớn hơn 18 tuổi.
Ở Việt Nam, trong phần pháp lý quy định về trẻ em nằm rải rác ở một số
ngành luật và được quy định liên quan đến nhau, trẻ em được quy định như sau:
- Hiến pháp năm 1992 (đã sửa đổi bổ sung năm 2001) tại điều 65 có quy
định: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”.
- Bộ luật dân sự năm 2005, tại điều 18 quy định “Người đủ 18 tuổi trở lên là
người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”.
- Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi bổ sung năm 2009) không quy định
cụ thể về độ tuổi của trẻ em, tuy nhiên tại điều 68 có quy định “Người chưa thành
niên phải chịu trách nhiệm hình sự là người đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi”.
Cụ thể hơn, tại điều 1 của Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004
có quy định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Như vậy, trong pháp luật
Việt Nam khái niệm trẻ em và người chưa thành niên là 2 khái niệm khác nhau.
Theo đó, căn cứ vào độ tuổi thì trẻ em cũng là người chưa thành niên.
Dựa vào pháp luật quốc tế, và do đặc trưng của mỗi quốc gia khác nhau nên
việc xác định đổ tuổi của trẻ em cũng có sự chênh lệch. Tuy nhiên, theo pháp luật
Việt Nam hiện hành thì : “Trẻ em là những người dưới 16 tuổi” (Điều 1, luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). Đây là độ tuổi đang trong quá trình phát
triển về tâm sinh lý, và nhận thức còn chưa hoàn chỉnh cho nên cần được quan tâm
và chăm sóc đặc biệt về mọi mặt cả về vật chất lẫn tinh thần từ phía gia đình, nhà

trường và xã hội.
1.1.2 Các quyền cơ bản của trẻ em
Trẻ em là thành phần quan trọng của xã hội, bất kỳ ở chế độ nào, quốc gia
nào trẻ em cũng là nền tảng của xã hội, là thành phần kế thừa cho thế hệ sau này.
Trong quá trình phát triển của trẻ em cần phải có sự bảo vệ, chăm sóc của gia đình
và xã hội. Ở giai đoạn này, do chưa phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, và
việc tiếp thu các vấn đề trong cuộc sống theo cách thụ động, nên các em khó có thể
tự mình lựa chọn và quyết định cách cư xử cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Chính vì thế, để các em có thể phát triển một cách toàn diện, trở thành công dân tốt
cho xã hội sau này, là tương lai của đất nước thì đòi hỏi việc nuôi dưỡng, bảo vệ,

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

5

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
chăm sóc và giáo dục trẻ em phải được đặt lên hàng đầu. Đó không chỉ là trách
nhiệm của gia đình mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Và được đảm bảo
thực hiện bằng pháp luật, được cụ thể thành “Quyền trẻ em”…
Quyền trẻ em về cơ bản là một thuật ngữ pháp lý, được xem như một biện
pháp của pháp luật để bảo vệ trẻ em. Quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên, cơ
bản và chính đáng mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện
nhằm bảo đảm sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện. Quyền trẻ em chính là
biện pháp nhằm đảm bảo cho trẻ em không những là những người tiếp thu thụ động
tình thương hay lòng tốt của bất cứ ai, mà trở thành chủ thể của quyền.
Quyền trẻ em được quy định rất nhiều trong các văn bản pháp luật quốc tế và
các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của đề

tài, người viết chỉ đề cập tới một số quyền của trẻ em được quy định trong Công ước
Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em 1989 và trong luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em 2004 của Việt Nam.
1.1.2.1 Một số quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên Hiệp Quốc
Quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng đóng vai trò rất quan
trọng trong từng thời kỳ phát triển của xã hội. Đây là vấn đề cần phải đặc biệt quan
tâm, không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc gia mà còn là của cả cộng đồng quốc tế.
Trẻ em ở tất cả các nước trên thế giời vẫn còn sống trong những hoàn cảnh khó
khăn, cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ. Do đó, sự hợp tác quốc tế về vần đế
“làm thế nào để trẻ em có cuộc sống tốt hơn?” là hết sức cấp thiết; nhất là đối với
các nước đang phát triển và chậm phát triển, nơi điều kiện sống vẫn còn rất nhiều
hạn chế. Với vai trò là trung tâm của cộng đồng quốc tế, Liện Hiệp Quốc đã có
những nỗ lực trong việc xây dựng các văn bản pháp luật cho trẻ em, cũng như nghĩa
vụ, trách nhiệm của Quốc gia đối với trẻ em.
Trẻ em cần phải được sống trong hoà bình, trong xã hội thân ái; cần phải
được sự chăm sóc của nhà nước, xã hội, gia đình và cần có sự bảo vệ về mặt pháp lí.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa ở những quốc gia đang phát triển. Vì vậy, cần phải có
điều ước quốc tế đa phương ghi nhận và điều chỉnh lĩnh vực này. Với sự nỗ lực của
các quốc gia, Công ước quyền trẻ em đã được thông qua và kí ngày 20/11/1989
(Công ước quyền trẻ em năm 1989) và có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Nhận thấy tầm
quan trọng của Công ước về vấn đề trẻ em đối với quốc gia mình, vào ngày
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

6

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
26/1/1990 Việt Nam đã kí Công ước về quyền trẻ em và phê chuẩn ngày 20/2/1990.

Công ước về quyền trẻ em đã bao quát được tất cả các khía cạnh của quyền trẻ em.
Trong Công ước có thể chia thành bốn nhóm quyền cơ bản sau:
Quyền được sống còn: Đây là nhóm quyền được Công ước xem là quyền cố
hữu của trẻ em. Đó là quyền được sống và đảm bảo các nhu cầu tối thiểu để tồn tại.
Do trẻ em là những cá thể non nớt, chưa phát triển đầy đủ về cả thể chất lẫn
tinh thần, không thể tự nuôi sống được bản thân nên có thể nói đây là một khía cạnh
vô cùng quan trọng của Công ước. Vì đơn giản là, trẻ em có được sống, có tồn tại thì
chúng ta mới có cơ hội bàn về vấn đề quyền của trẻ em.
Như đã nói, sống còn là tiền đề cho sự phát triển, và mục tiêu chung của
Công ước là đem đến cho trẻ em một sự chăm sóc đặc biệt, sự bảo vệ và phát triển
hài hòa, cho nên tại điều 6 của Công ước đã yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo ở
mức độ cao nhất có thể sự sống còn và phát triển của các em. Khái niệm “bảo đảm
sự sống còn” của trẻ em ở đây được hiểu không chỉ là được bảo đảm không bị tước
đoạt tính mạng, mà còn là bảo đảm sự sống còn của các em thông qua nhu cầu dinh
dưỡng và sự chăm sóc y tế ở mức độ cao nhất có thể, điều này được hiểu là giảm tỉ
lệ chết ở trẻ sơ sinh và trẻ em, giảm tình trạng suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe
bà mẹ và trẻ em, cung cấp chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp nước sạch, các hoạt
động y tế dự phòng và kế hoạch hóa gia đình.
Quyền được phát triển: Quyền được phát triển là những nhu cầu cải thiện
cuộc sống, bao gồm tất cả các hình thức giáo dục và quyền có một mức sống đầy đủ
cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí tuệ, nhân cách, đạo đức và xã hội của trẻ
em.
Công ước đã định nghĩa sự phát triển của trẻ em theo khái niệm rộng nhất, đó
không chỉ là sự phát triển về thể lực, trí tuệ mà còn là sự phát triển về tinh thần, đạo
đức, nhân cách và xã hội. Cách tiếp cận này đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, từ
gia đình, nhà trường, nhà nước đến các tổ chức, cá nhân nhằm đáp ứng những tiêu
chuẩn tối thiểu cho sự sống của trẻ đến những tiêu chuẩn khác nhằm chăm lo cho sự
phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, tất cả những quyền của trẻ em có tác động
đến sự phát triển toàn diện của trẻ đều được xếp và nhóm quyền được phát triển.
Quyền được bảo vệ: Nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức bị bỏ rơi và lạm

dụng, Công ước cũng thừa nhận sự cần thiết phải bảo vệ trẻ em khỏi các tình huống
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

7

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
có thể ảnh hưởng tới sự sống còn và phát triển của trẻ em. Khái niệm “bảo vệ trẻ
em” không chỉ dừng lại ở việc ngăn chặn những sự xâm hại về thể chất hay tinh
thần, mà nó còn bao gồm cả việc ngăn ngừa và khắc phục những điều kiện bất lợi
đối với cuộc sống của trẻ em.
Quyền được tham gia: Trong mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn ở gia
đình và ngoài xã hội, vẫn còn phổ biến quan niệm cho rằng trẻ em (cả trai và gái)
cũng đều là "trẻ con", mà đã là trẻ con thì người lớn phải quan tâm chăm sóc bảo vệ.
Việc trẻ em tham gia vào công việc chung kể cả những việc có liên quan đến chính
các em còn xa lạ với nhiều người. Vì vậy dẫn đến việc người lớn coi thường, xem
nhẹ, bỏ qua ý kiến của trẻ em, áp đặt, bắt buộc trẻ em tuân theo suy nghĩ và cách
giải quyết của mình. Trẻ em thụ động trước những quyết định của người lớn. Cách
đối xử với trẻ em như vậy làm trẻ thiếu tự tin, không dám bộc lộ ý kiến, hạn chế sự
phát triển về mặt tâm lý, xã hội của các em.
Trẻ em có quyền được tham gia xuất phát từ quan niệm cho rằng trẻ em cũng
là con người, cũng là thành viên trong các gia đình và trong xã hội. Mỗi em là một
cá thể phát triển có nhận thức riêng về những điều mà các em tiếp nhận từ thế giới
xung quanh. Quá trình thu nhận thông tin của mỗi em nếu được chia sẻ, bộc lộ sẽ
giúp cho trẻ phát triển. Quyền được tham gia chính là yêu cầu của sự phát triển. Là
một chủ thể tích cực, có quyền với những tình cảm và suy nghĩ riêng, trẻ em có
quyền bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan tới các em. Và người lớn cần quan
tâm, lắng nghe ý kiến của trẻ em trước khi quyết định những vấn đề có liên quan đến

trẻ em.
Thực hiện quyền được tham gia giúp cho trẻ em hiểu biết hơn, nâng cao hơn
nhận thức, tích luỹ được kinh nghiệm, giúp người lớn đưa ra những quyết định đúng
đắn nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống có liên quan tới trẻ em.
1.1.2.2 Quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em 1989. Và kể từ đó cho đến
nay, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước để phù
hợp với Công ước. Cụ thể được thể hiện ở các ngành luật chuyên ngành hiện nay
như:

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

8

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
+ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Trẻ em: được sửa đổi bổ sung mới nhất
năm 2004 và các văn bản sửa đổi bổ sung, đã đề ra các nguyện tắc theo đúng tinh
thần của Công ước từ đó làm nền tảng Nhà nước thực thi áp dụng.
+ Luật lao động: được sửa đổi bổ sung năm 2005, 2006 và 2007 và các văn
bản hướng dẫn thi hành đã quy định cụ thể về độ tuổi lao động tối thiểu (15 tuổi),
các trường hợp về lao động trẻ em trong ngành nghề lĩnh vực đặc biệt. Các chế độ
phụ cấp, trợ cấp riêng dành cho người lao động là trẻ em quy định rất rõ ràng và
được áp dụng mang tính thực tiễn cao.
+ Luật tố tụng hình sự năm 2003: triệt để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em vi
phạm pháp luật, điển hình: khi người bị tạm giữ, tạm giam là người chưa thành niên
dưới 14 tuổi thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó

cho người thân thích chăm nom.
+ Luật hình sự: Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), đã
dành riêng một số điều khoản trong chương XII nhằm đảm bảo cho tính mạng, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm của trẻ em tránh bị xâm hại. Cụ thể tại điều 94 (tội giết
con mới đẻ), điều 112 (tội hiếp dâm trẻ em), điều 114 (tội cưỡng dâm trẻ em), điều
115 (tội giao cấu với trẻ em), điều 116 (tội dâm ô đối với trẻ em) và điều 120 (tội
mua bán đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em).
Trong đó, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là luật chuyên ngành
dành riêng cho trẻ em, quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách
nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Luật này được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia
đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá
nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam3. Luật đang có hiệu lực hiện nay là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2004, nhưng từ trước khi có sự ra đời của luật này, Việt Nam đã ban
hành rất nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề bảo vệ trẻ em, điển hình là
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991. Do hoàn cảnh đất nước có
nhiều thay đổi, luật năm 1991 chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết đặt ra, trong khi
3

Điều 2 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

9

SVTH: Huỳnh Quốc Sang



Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em không thể không được quan tâm.: Ở
luật 2004 này, cũng như luật 1991 chỉ quy định về những quyền cơ bản của trẻ em
gói gọn trong 10 điều từ điều 11 tới điều 20, bao gồm:
-

Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 11)

-

Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 12)

-

Quyền sống chung với cha mẹ(Điều 13)

-

Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự

(Điều 14)
-

Quyền được chăm sóc sức khoẻ (Điều 15)

-

Quyền được học tập (Điều 16)


- Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao,
du lịch (Điều 17)
-

Quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18)

-

Quyền có tài sản (Điều 19)

-

Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

(Điều 20)
Ngoài ra, phần trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của các cá
nhân, cơ quan, tổ chức lại được quy định cụ thể với 17 điều luật từ điều 23 tới điều
39 tại chương 3. Theo đó, các cơ quan, tổ chức nói chung phải có trách nhiệm bảo
đảm thực hiện các quyền của trẻ em được nêu ở chương 2 của luật này, cùng với đó
là nghĩa vụ bảo trợ các hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
việc thành lập và quản lý Quỹ bảo trợ trẻ em. Chính những quy định này đã giúp
ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể trong vấn đề bảo vệ quyền trẻ em, làm cho
vấn đề này mang tính pháp lý hơn.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 đã thực sự bám sát và phù
hợp hơn với những quy định của Công ước về quyền trẻ em 1989 mà Việt Nam đã
tham gia. Cùng với sự ra đời của luật này, Nghị định số 36/2005/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chi tiết việc thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
đã thật sự cụ thể hóa các quy định của luật. Nghị định dài 6 chương, 41 điều này quy
định cụ thể về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, trách nhiệm bảo đảm các quyền cơ


GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

10

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
bản của trẻ em, công tác bảo vệ quyền đối với các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,
trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em. Những quy định này đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo
vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay.
1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em
Phụ thuộc vào độ tuổi và ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh, trẻ sẽ
có những biểu hiện về tâm sinh lý khác nhau tùy vào từng giai đoạn trong quá trình
phát triển của mình. Sự phát triển của trẻ là một quá trình liên tục, mỗi thời kỳ có
những nét tâm lý đặc trưng nhất định mà trẻ em phải trải qua. Sự chuyển giao từ thời
kỳ này sang thời kỳ khác bao giờ cũng gắn với sự xuất hiện những cấu tạo tâm sinh
lý đặc thù.
Theo nhà tâm lý học người Đức Erik Erikson, hoàn cảnh xung quanh ảnh
hưởng rất mãnh liệt trong việc phát triển tính tình con người. Ông phân chia cuộc
sống con người theo 8 giai đoạn tâm lý căn bản, và nhấn mạnh rằng người ta chỉ có
thể phát triển đầy đủ ở một giai đoạn nào đó về phương diện tình cảm, tâm lý, xã
hội, nếu giai đoạn trước đó không bị gián đoạn. Các giai đoạn phát triển bao gồm:
Tuổi 0-1, Tuổi 2-3, Tuổi 3-5, Tuổi 6-12 (Thiếu niên), Tuổi 13-19 (Thanh thiếu
niên), Tuổi 20-35 (Thanh niên), Tuổi 35-60 (Trung niên), Tuổi 60- (Cao niên)4.
Và Theo các nhà Tâm lý học Mác xit đã căn cứ vào sự thay đổi căn bản trong
điều kiện sống và hoạt động của trẻ, vào sự phát triển về thể chất ở trẻ và sự thay đổi
trong cấu trúc chức năng tâm lý của trẻ. Người ta chia sự phát triển tâm lý của trẻ
như sau: Tuổi sơ sinh: 0 – 2 tháng, tuổi hài nhi: từ 2 – 12 tháng, tuổi nhà trẻ: từ 1 – 3

tuổi, tuổi mẫu giáo: từ 3 – 6 tuổi, tuổi nhi đồng: từ 6 – 11 tuổi (học sinh Tiểu học),
tuổi thiếu niên: từ 11 – 15 tuổi đầu thanh niên (học sinh trung học cơ sở)5.
Dựa vào các giai đoạn phát triển của con người và sự phát triển tâm lý của trẻ
đã phân tích ở trên cùng với tính đặc trưng của đề tài, người viết sẽ phân tích đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ em theo ba giai đoạn: Giai đoạn trẻ dưới 3 tuổi đến 6 tuổi,
giai đoạn trẻ từ 6 tuổi đến 11 tuổi và giai đoạn trẻ từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi.

4

/> />5

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

11

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
1.1.3.1 Đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ em ở giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ em tiếp tục phát triển về chiều cao và trọng lượng
của cơ thể. Tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ từ 4-6 tuổi chậm hơn so
với trẻ dưới 3 tuổi, nhưng tính trong cả đời người thì đây vẫn nằm trong giai đoạn
phát với tốc độ cao. Mỗi năm trẻ chỉ tăng trung bình khoảng 3kg thể trọng và 5-7 cm
chiều cao6. Nói chung con trai cao hơn và nặng hơn con gái, trẻ nhỏ ở thành phố cao
và nặng hơn ở nông thôn. Cơ quan sinh dục vẫn chưa có sự phát triển và thay đổi gì
lớn. Hệ thần kinh của trẻ vẫn tiếp tục tăng trưởng về hình thái và cấu trúc, trọng
lượng não tăng từ khoảng 1.100 – 1.300g, tức là 90% trọng lượng não người trưởng
thành7.
Ở giai đoạn này, trẻ nói chuyện tốt hơn, kiểu diễn đạt không liên tục, chen lẫn

những cử chỉ như lúc hai ba tuổi dần được thay đổi bằng ngôn ngữ liền lạc khi trò
chuyện với người lớn. Người khác chỉ dựa vào ngôn ngữ có thể hiểu được ý mà trẻ
muốn diễn tả. Lúc này, cha mẹ và người thân của trẻ phải hết sức hút ý tận dụng các
cơ hội nói chuyện với trẻ để phát huy năng lực ngôn ngữ của trẻ. Về tư duy và tưởng
tượng của trẻ phát triển phong phú, trẻ bắt đầu quan sát người khác để học hỏi và bắt
chước và cũng tìm cách hành động theo cách thế riêng của mình. Trẻ hay chơi các
trò chơi đóng vai các nhân vật khác nhau, đồng thời biểu diễn giống như các nhận
vật mà chúng tiếp xúc hằng ngày: học làm cha, mẹ cho con ăn; đóng vai cô giáo,
thấy giáo dạy học sinh; đóng vai bác sĩ khám cho người bệnh…
Trong độ tuổi này, các em thường được cha mẹ gửi đến các nhà trẻ để làm
quen với môi trường bên ngoài, tiếp xúc nơi đông người, tập quen dần cuộc sống tự
lập. Thời gian này trẻ rất hiếu động, thích quan hệ bạn bè, bắt đầu có những người
bạn thân, trẻ thường chỉ chơi với một số bạn nhất định mà trẻ cảm thấy thích. Quan
trọng hơn, với mội trường mới, xa gia đình, trẻ sẽ phải tập đương đầu với những khó
khăn do ngoại cảnh, tập tranh đấu và thi đua với bạn bè. Cha mẹ và người lớn cần
phải để cho trẻ có cơ hội thắc mắc và được hướng dẫn hơn là khiển trách hoặc coi
thường. Nếu cha mẹ cười hoặc giễu cợt, phê phán con trước những nỗ lực chưa thực
hiện được của nó thì trẻ sẽ luôn cảm thấy điều mình làm là có lỗi Hơn nữa, đôi khi
trẻ cũng cần có kinh nghiệm thất bại để học hỏi thêm, nhưng quá nhiều thất bại có
thể biến trẻ thành con người mất tự tin. Nếu làm gì cũng bị la, hay hơi sai lỗi một tí
6
7

Dương Thị Diệu Hoa, Giáo trình tâm lý học phát triển, Nxb Đại học sư phạm 2008, trang 107
Dương Thị Diệu Hoa, Giáo trình tâm lý học phát triển, Nxb Đại học sư phạm 2008, trang 108

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

12


SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
là bị khiển trách, trẻ sẽ dễ bị mặc cảm tội lỗi, trở thành đóng kín, dần dần đi đến bi
quan yếm thế và không dám tự ra tay làm lấy điều gì. Ngoài ra, cùng với việc nhà trẻ
thường xuyên tổ chức các hoạt động ở nhiều phương diện khác nhau, sẽ giúp ích cho
sự phát triển năng lực tư duy của trẻ.
Đây cũng là thời kỳ nhân cách bắt đầu được hình thành, những nếp sống, thói
quen, cách cư xử, tình cảm làm nền tảng cho nhân cách sau này rất khó thay đổi.
Các công trình nghiên cứu về tâm lý, cho thấy những nét tính cách cơ bạn trong
nhân phẩm của trẻ đường hình thành chính trong giai đoạn này và thường ảnh hưởng
đến đạo đức mai sau của trẻ. Theo bà Grupxakia “những cảm giác đầu tiên thời thơ
âu để lại dấu vết suốt đời, cho nên từ buổi đầu ta phải thận trọng trong việc dạy
trẻ”8. Tình cảm hồn nhiên, dễ yêu, dễ hờn giận, muốn được tự chủ là một trong
những nét tâm lý nổi bật của trẻ giai đoạn này. Tương ứng với giai đoạn này là sự
lựa chọn giữa mong muốn được chủ động, sáng tạo và cảm giác có lỗi, xấu hổ và
đang dần hình thành ý thức, tính cách.
1.1.3.2 Đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ em ở giai đoạn từ 6 tuổi đến 11 tuổi
Trong giai đoạn này trẻ tiếp tục phát triển về chiều cao và trọng lượng cơ thể.
Não phát triển chậm dần, đến 12 tuổi “trọng lượng não gần bằng người lớn khoảng
1400g”9. Cơ thể của trẻ bắt đầu có những thay đổi lớn về hệ xương, hệ cơ, hệ thần
kinh và chiều cao:
- Hệ xương: Còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương
tay đang trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập… Vì thế, mà trong các
hoạt động vui chơi của các em, cha mẹ và thầy cô cần phải chú ý quan tâm, hướng
các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn.
- Hệ cơ: Đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi
vận động như chạy, nhảy, nô đùa… Do đó, thầy cô và cha mẹ nên đưa các em vào
các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đển phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho

trẻ.
- Hệ thần kinh cấp cao: Đang hoàn thiện về mặt chức năng, tư duy của trẻ
chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng. Do đóm các em rất

8

Nguyễn Thị Bích Hạnh - Trần Thị Thu Mai, Tâm lý học tiểu học và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục
Việt Nam, Tr. 10
9
Dương Thị Diệu Hoa, Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB Đại học sư phạm 2008, Trang 139.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

13

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
hứng thú với các trò chơi trí tuệ như: đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ… Dựa vào
đặc điểm này thầy cô và cha mẹ nên đặt ra nhiều câu hỏi cuốn hút các em nhằm phát
triễn tư duy của các em.
Độ tuổi này trẻ rất háo hức và sẵn sàng học nhiều điều mới. Tất cả các nước
trên thế giới đều qui định đây là độ tuổi cho trẻ đến trường phổ thông. Song song đó,
việc trẻ em bắt đầu bước vào môi trường giáo dục được coi là một bước ngoặt quan
trọng đầu tiên của cuộc đời. Đó là việc chuyển qua một vị trí xã hội mới với những
điều kiện hoạt động và các mối quan hệ mới. Trẻ em bắt đầu làm quen với những
khái niệm khoa học ở trường tiểu học. Các em học tuân theo những yêu cầu lao
động, học tập. Hoạt động học tập mang tính bắt buộc, nghiêm túc và được tổ chức
chặt chẻ theo một hệ thống xuyên suốt chính vì thế trẻ phải tập quen dần với cuộc

sống có quy tắc, kỷ luật so với cuộc sống tự do được chiều chuộng như trước kia.
Cần quan tâm giáo dục tính chăm chỉ, cần cù cho trẻ để sau này trẻ có được phẩm
chất chăm chỉ, cần cù. Phẩm chất cần cù là điều kiện thiết yếu nuôi dưỡng ham
muốn học hỏi, lao động của người lớn, những kỹ xảo hành động đặc trưng cho
người lớn và chuẩn bị để nắm bắt vai trò của người lớn. Nhiều thí nghiệm tâm lý
cho thấy, các em tuổi nhi đồng - thiếu nhi được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng
phong phú ở môi trường xung quanh giúp các em có khả năng nhận thức thế giới sâu
sắc thêm… Nếu trẻ không được khen về những kỹ năng đã đạt được của mình thì
các em sẽ có cảm giác kém cỏi, tự ti. Thái độ của người lớn, của môi trường giáo
dục sẽ đặt trẻ trước sự lựa chọn: cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi hay tự ti. Nét tính
cách của trẻ đang dần được hình thành, đạc biệt trong môi trường giáo dục còn mới
lạ, nhiều trẻ còn nhút nhát, e dè, không mạnh dạn để tham gia hoạt động phong trào,
ngược lại có những em hoạt bát, nghịch ngơm đã dần tạo nên tính cách của trẻ.
1.1.3.3 Đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ em ở giai đoạn từ 11 tuổi đến 15
tuổi
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của mỗi đời người, giai đoạn chuyển tiếp từ
tuổi thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành, cơ chế sinh lý thay đổi một cách rõ rệt, sự
chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, nảy sinh
nhiều rối nhiễu tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.
Ở lứa tuổi này, trẻ phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể.
Sự hoạt động của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng,

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

14

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay

tuyến thượng thân) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ. Nổi bất là sự nhảy vọt về
chiều cao, trung bình 1 năm cao từ 5-6m, các em nữ 12, 13 tuổi cao nhanh hơn các
em trai cùng độ tuổi, nhưng đến 18, 20 tuổi sự phát triển chiều cao dừng lại. Các em
nam ở tuổi 15, 16 thì cao đột biến đến 24, 25 tuổi mới dừng lại.. Trọng lượng cơ thể
mỗi năm tăng từ 2,4 -6 kg10. Trẻ em bước vào tuổi dậy thì có sự biến đổi nhanh về
vóc dáng cơ thể, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính như: long râu,
ngực trở nên rõ rệt hơn. Ở nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, ở nam giới có hiện tượng
xuất tinh. Tuổi dậy thì đối với nữ khoảng 13 đến 14 tuổi, nam khoảng 14 đến 15
tuổi, trường hợp cá biệt có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Tuy nhiên, không đồng đều
ở các cá thể, không có một sự giới hạn cứng nhắc nào cho giai đoạn này mà chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố như: vị trí địa lý, khí hậu, dân tộc, các điều kiện kinh tế - xã
hội (nơi sống, mức sống, điều kiện giáo dục).
Đây là giai đoạn các em bước vào bậc trung học cơ sở, hoạt động chủ đạo của
các em là giao tiếp. Có thể nói đây là lứa tuổi quá độ trong quá trình phát triển từ trẻ
em thành người lớn. Sự phát triển cơ thể và sự chín muồi giới tính nhanh chóng tạo
ra cuộc "cách mạng tâm lý" trong các em. Điều đó gây ra nỗi sợ hãi và sự căng
thẳng, nhân cách lúc này bị giằng co giữa những xu thế trái ngược nhau, khi hăng
hái, lúc chán nản bi quan và có thể dẫn đến trầm lặng.
Trẻ em ở tuổi thanh thiếu niên rất tò mò, ham hiểu biết, rất thích cái mới và
khám phá cái mới của mình. Hoạt động trí tuệ của các em phát triển nhiều hơn nhiều
so với lứa tuổi trước nhờ sự phát triển tư duy trừu tượng, ghi nhớ và chú ý có chủ
định, trí tưởng tượng phong phú. Mặt khác, ở lứa tuổi này, hứng thú học tập và hứng
thú nghề nghiệp trong tương lai của các em được hình thành rõ nét. Trẻ em ở tuổi
thanh thiếu niên đã bộc lộ không chỉ những năng khiếu, mà còn cả những tài năng.
Sự giao tiếp của thanh thiếu niên đã vượt ra khỏi phạm vi học tập, phạm vi
nhà trường. Trong quá trình mở rộng quan hệ giao tiếp, trẻ em ở tuổi thanh thiếu
niên có nhiều hoạt động tập thể phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức, nhờ
đó kiến tạo nên những quan hệ mới trong cuộc sống hàng ngày. Thanh thiếu niên có
những nhu cầu cần được người lớn tôn trọng, sự can thiệp thô bạo, áp đặt đối với
các em có thể dẫn đến sự phản kháng mạnh mẽ. Trẻ em ở tuổi thanh thiếu niên bắt

đầu có sự ý thức, tự nhìn nhận về bản thân mình, nếu có sự định hướng đúng thì các
10

Bài giảng tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Khoa sự phạm-ĐHCT 2000, trang 9

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

15

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
em có thể có sự tự giáo dục. Ở độ tuổi này đã chủ ý đánh giá hành vi, thái độ của
người lớn và có thái độ phê phán, xem xét, bình luận về các hành vi, thái độ của
người lớn.
Trong khi cần sự giúp đỡ của cha mẹ hơn bao giờ hết, các em lại muốn tỏ ra
độc lập hoàn toàn. Điều này đôi khi gây lúng túng cho người lớn. Để củng cố lòng
tự trọng cho các em, người lớn cần tôn trọng ước muốn không phụ thuộc của trẻ
đồng thời cần cho các em biết giới hạn của mọi hành vi nhằm giữ an toàn cho
chúng. Sự trung thực và bao dung của cha mẹ ở giai đoạn này là vô cùng cần thiết để
giúp cho trẻ độc lập trong suy nghĩ, có quan hệ tốt với người khác, hình thành trong
con người trẻ một con người có cá tính, một người lao động thực thụ, một người bố
hay người mẹ trong tương lai.
Nếu trẻ không được dạy dỗ đúng mực, thiếu tự chủ, trẻ dễ có những hành
động lệch lạc với chính mình hay với người khác và đó thường là nguy cơ đưa trẻ
tới những hành vi sai trái như: trộm cắp, quấy phá, chán học, bỏ học, uống rượu,
đánh bạc, sử dụng ma tuý...
Đây cũng là giai đoạn trẻ đang phải tách ra độc lập khỏi gia đình, những
người thân một cách tự nhiên để chuẩn bị bước vào cuộc sống độc lập của một

người trưởng thành, thiết lập những quan hệ xã hội mới như quan hệ bạn bè khác
giới. Đây là giai đoạn rất khó khăn trong tâm lý của trẻ và để làm được điều này, trẻ
thường hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình. Những trẻ em có giai đoạn đầu đời thuận
lợi, có niềm tin vào các mối quan hệ xã hội thường giải quyết khó khăn của mình
bằng những cách tích cực như tìm đến thơ ca, văn nghệ, thể thao, thậm chí cả chính
trị và thường tìm thấy những người bạn cùng giới hoặc khác giới có cùng sở thích để
chia sẻ. Ngược lại, các em có khó khăn trong quan hệ xã hội thường khó khăn trong
tìm bạn để thay thế các mối quan hệ gia đình và thường có cách giải quyết khó khăn
của mình theo hướng tiêu cực.
Dựa vào những phân tích về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở trên, có thể thấy
trẻ em vào những độ tuổi này luôn có khuynh hướng hiếu động, thích khám phá và
nhu cầu ham mún về vật chất rất cao. Do đó, một mặt lợi dung sự non nớt trong
nhận thức của trẻ, mặt khác đánh vào tâm lý phát triển chưa hoàn chỉnh, nhiều kẻ
xấu đã dụ dỗ trẻ và thực hiện những hành vi suy đồi đạo đức nhằm thỏa mãn những
nhu cầu sinh lý thấp hèn của mình.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

16

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
1.2 Khái quát chung về xâm hại tình dục trẻ em
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tác động
trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của trẻ
em, làm tổn hại nghiêm trọng đến tâm lý, tinh thần, sức khoẻ và sự phát triển bình
thường của trẻ, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tương lai của trẻ em và của dân tộc. Vì
vậy, việc am hiểu khái niệm cũng như các quy định của pháp luật về vấn đề xâm hại

tình dục trẻ em là hết sức quan trọng và cần thiết, từ đó có cơ sở pháp lý vững chắc
trong việc bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục đang diễn ra ngày một phức tạp
và đáng báo động như hiện nay.
1.2.1 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Xâm hại tình dục trẻ em
là sự tham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó không có ý
thức đầy đủ, không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình
dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể
chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật
hoặc các thuần phong mỹ tục của xã hội.”11
Mặc dù từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời cho đến Bộ luật hình sư năm
1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) tuy đã giành riêng một chương quy định về các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự trong đó có các tội về xâm hại
tình dục, nhưng vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào dành cho vấn đề xâm hại tình
dục nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng. Nhưng dựa vào các quy định
của pháp luật hình sự của Việt Nam và định nghĩa từ tổ chức WHO, ta có thể hiểu sơ
lược khái niệm xâm hại tình dục trẻ em như sau:
Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi có chủ ý để làm hài lòng, thỏa mãn nhu
cầu tình dục của một người đối với trẻ em. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, vi
phạm đạo đức xã hội. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em bao gồm các hành vi phạm
tội (hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô đối với trẻ em).
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em là hành vi sử dụng quyền lực và sức mạnh,
có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để
ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục, xâm hại đến quyền bất khả xâm
11

Theo báo cáo xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam : đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ
em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam –Unicef và BLĐTBVXH-Hà Nội 2009

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu


17

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
phạm về tình dục và sự phát triển lành mạnh, bình thường về thể chất, về tâm lý và
tinh thần của trẻ em.
1.2.2 Lịch sử phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về vần đề
xâm hại tình dục trẻ em
Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội. Người Việt Nam vốn
có truyền thống yêu thương gắn bó với con cháu, con cháu không chỉ là nguồn hạnh
phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước mơ, niềm tin và sự hãnh
diện. Chính vì thế, việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em tránh xa các hành vi xâm hại tình
dục để trẻ có thể phát triển một cách bình thường và toàn diện là hết sức quan trọng.
Ngay từ thời xa xưa, các Nhà nước phong kiến đã đề ra những quy định pháp luật để
bảo vệ trẻ em trước vấn đề này. Và cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn
quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và đã có nhiều chủ
trương, chính sách nhằm đẩy mạnh công tác này trong từng thời kỳ hướng tới mục
tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo
đức của trẻ.
Triều đại phong kiến, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc phong kiến phương
Bắc bởi tư tưởng nho giáo trong việc xây dựng các chế định pháp luật.
Vào thời Lê (1428 – 1527), vua Lê Thánh Tông đã ban hành Bộ Quốc Triều
hình luật còn gọi là luật Hồng Đức. Đây là một bộ luật điển hình và, hoàn thiện nhất
trong lịch sử nhà nước quân chủ Việt Nam. Khi nghiên cứu Quốc triều hình luật, các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều thống nhất với nhau ở một nhận xét
rằng: mặc dù chịu sự chi phối của triết lý Nho giáo – hệ tư tưởng thống trị trong xã
hội thời Lê và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các bộ luật Trung Quốc đã tồn tại trước

đó và cùng thời nhưng Quốc triều hình luật vẫn có những nét riêng biệt của nền cổ
luật Việt Nam qua những quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Cụ thể tại
chương “Thông gian” có quy định về việc gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở
xuống thì dù cho là người con gái đó có thuận tình thì kẻ thực hiện hành vi gian dâm
đó cũng bị xử lý bằng các chế tài ngang với tội cưỡng dâm tại điều 403 của Bộ luật
Hồng Đức. “Gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, dù người con gái thuận
tình, cũng xử tội như tội cưỡng dâm” (điều 404) . Xâm hại tình dục đối với nữ giới
là hành vi đáng lên án, nếu đối tượng bị xâm hại tình dục là trẻ em thì hành vi đó
thực sự đáng ghê tởm, đáng lên án và cần phải xử lý thật nghiêm minh. Trẻ em ở độ

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

18

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


Luận văn tốt nghiệp: Xâm hại tình dục trẻ em trong giai đoạn hiện nay
tuổi 12 thì về mặt thể chất cũng như nhận thức xã hội chưa có sự hoàn thiện nên dù
có thuận tình cho quan hệ về mặt thể xác thì nhà nước vẫn xử lý những đối tượng có
hành vi chủ động quan hệ tình dục với những đối tượng ở độ tuổi này. Hình phạt mà
nhà nước đưa ra đối với tội phạm này gồm có hình phạt chính là lưu (đày đi xứ
khác) hoặc tử (giết chết), và hình phạt bổ sung là phạt tiền tạ.
Bảo vệ quyền lợi và sự phát triển bình thường về thể chất của trẻ em trong Bộ
luật Hồng Đức đã thể hiện tư tưởng pháp lý tiến bộ và tinh thần nhân văn cao cả của
các nhà lập pháp triều Lê. Điều này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà còn có giá
trị đương đại trong việc xây dựng mô hình gia đình truyền thống, giáo dục tình
thương yêu, trách nhiệm giữa các thành viên gia đình. Đây là điều kiện quan trọng
để xây dựng lối sống phù hợp đạo đức, tuân thủ pháp luật, xây dựng nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc và hiện đại.

Ở thời Nguyễn, sau khi lên ngôi kế thừa và phát huy Bộ Quốc Triều hình
luật. Năm 1818 nhà Nguyễn ban hành Bộ Hoàng Triều luật lệ còn gọi là Luật Gia
Long. Bộ luật cũng có các quy định nhằm bảo vệ sự xâm hại sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em. Đặc biệt đối với trẻ em quy định cụ thể tại Điều
330 Luật Gia Long: “cưỡng gian bé gái dưới 10 tuổi thì bị chém ngay, còn cưỡng
dâm bé trên 10 tuổi dưới 12 tuổi, nếu việc cưỡng gian đã thành thì treo cổ, nếu việc
cưỡng gian không thành thì phạt trăm trượng, lưu ba năm ngàn dăm”. Tuy là kế thừa
từ Bộ Quốc Triều hình luật, nhưng có thể thấy sự khác nhau trong các quy định về
độ tuổi nạn nhân. Ở Hoàng Triều luật lệ, các nhà làm luật đã quy định từng hình
phạt theo từng độ tuổi của nạn nhân trong vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Nhưng
nhìn chung, tuy vào từng thời kỳ khác nhau, các nhà làm luật của mỗi triều đại đều
cùng một quan điểm đối với vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Với độ tuổi chuẩn mực
là 12 tuổi theo quy định, các nhà làm luật cho rằng vào độ tuổi này, trẻ em chưa có
khả năng hoạt động tình dục, lại không có lòng dâm, dễ bị lừa, không chế, cho dù bé
gái có đồng ý thì người thực hiện hành vi giao cấu đã làm ảnh hưởng đến sự phát
triển bình thường của trẻ. Cho nên, hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em trong độ
tuổi này đều phải chịu hình phạt nặng nề và nghiêm khắc.
Trải qua các giai đoạn trong lịch sử, đến ngày 27-6-1985, tại kỳ họp thứ 9,
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa VII, đã thông qua Bộ luật
hình sự, có hiệu lực từ ngày 1-1-11986. Đây là Bộ luật hình sự đầu tiên của Nhà
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nếu pháp luật hình sự thời kỳ trước đó là hệ thống
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

19

SVTH: Huỳnh Quốc Sang


×