Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của tòa án nhân dân việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.5 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2008 - 2012

Đề Tài

ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG
HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN VIỆT NAM
HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Mạc Giáng Châu
Bộ môn Tư pháp

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Cẩm Ly
MSSV: 5086050
Lớp: Tư Pháp 1 - K34

Cần Thơ, 5/2012


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ, những người đã hết
sức lo cho tôi trong bốn năm đại học, chính nhờ sự hỗ trợ của cha mẹ mà tôi mới có


kết quả học tập như ngày hôm nay. Thứ hai, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy,
Cô Khoa Luật, các Thầy, Cô đã từng dạy tôi trên giảng đường đại học, chính các
Thầy, Cô đã truyền đạt, vun bồi những kiến thức và khơi dậy niềm đam mê học tập
của tôi. Thứ ba, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị, các bạn cùng khóa, đã giúp
đỡ tôi trong việc tìm kiếm, thu thập tài liệu, thảo luận với tôi những vấn đề còn thắc
mắc. Và cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Mạc Giáng
Châu - người đã hỗ trợ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi có
thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin chúc tất cả mọi người luôn tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, gặp nhiều
may mắn và thành công hơn nữa trong công việc của mình.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Cẩm Ly

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

i

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
............................................................... ./.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

ii

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

.................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
...................................................................................................................... ./.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

iii

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly



Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG
HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN ........... 4
1.1 Khái niệm chung ...................................................................................... 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 4
1.1.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật ....................................................... 4
1.1.1.2 Khái niệm áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử ................... 9
1.1.1.3 Khái niệm áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình
sự của Tòa án nhân dân Việt Nam.......................................................................... 10
1.1.2 Đặc điểm của việc áp dụng pháp luật................................................ 12
1.1.2.1 Đặc điểm chung ........................................................................ 12
1.1.2.2 Đặc điểm của việc áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động xét
xử .......................................................................................................................... 16
1.2 Cơ sở lý luận của việc áp dụng pháp luật hình sự ............................... 18
1.2.1 Nguyên tắc của hoạt động áp dụng pháp luật .................................... 18
1.2.1.1 Phân tích đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết hoàn cảnh, điều
kiện của vụ việc thực tế xảy ra ............................................................................... 18
1.2.1.2 Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng rõ
nội dung, ý nghĩa của vi phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng .............. 19
1.2.2 Những yêu cầu của việc áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động
xét xử..................................................................................................................... 20
1.2.2.1 Tính hợp hiến ............................................................................ 20
1.2.2.2 Tính chính xác, khách quan ....................................................... 21
1.2.2.3 Tính công bằng, bình đẳng ........................................................ 23
1.2.2.4 Tính độc lập .............................................................................. 23

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................. 26
2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự
của Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay ............................................................ 26
2.1.1 Tình hình việc áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động xét xử của
Tòa án hiện nay ..................................................................................................... 26
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

iv

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
2.1.2 Nguyên nhân chủ quan và khách quan .............................................. 36
2.1.2.1 Nguyên nhân chủ quan .............................................................. 36
2.1.2.2 Nguyên nhân khách quan .......................................................... 47
2.2 Hướng hoàn thiện .................................................................................. 54
KẾT LUẬN .................................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

v

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly



Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm vừa qua, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và các
tranh chấp diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp. Tội phạm không chỉ diễn ra trong
lĩnh vực xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản công dân, xâm phạm trật tự an toàn xã hội mà còn
diễn ra trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường, ma túy, tham nhũng...
Thủ đoạn thực hiện tội phạm, thủ đoạn gian dối trong giao dịch kinh tế, dân sự ngày
càng tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, tội phạm có tổ chức trong thời gian gần đây đã và
đang gây ra những tác hại khá nghiêm trọng cho trật tự trị an xã hội nói riêng và đời
sống xã hội nói chung.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế nước ta
phát triển mạnh với các thành phần kinh tế đa dạng, nhiều giao dịch mua bán có giá
trị lớn và rất lớn liên quan đến nhiều người, nhiều tổ chức trong và ngoài nước được
ký kết và thực hiện nhưng các điều kiện về pháp luật được ghi trong hợp đồng chưa
bảo đảm, thiếu tính cụ thể và chặt chẽ, rất dễ phát sinh tranh chấp gây những thiệt
hại cho các bên và gây ra các tiêu cực cho xã hội. Các tranh chấp trong lĩnh vực dân
sự, hành chính, thương mại, lao động… diễn ra ngày càng nhiều và rất đa dạng,
phức tạp. Nhất là tội phạm trong lĩnh vực hình sự mức độ nguy hiểm ngày càng cao,
với những hành vi vô cùng tinh vi và xảo quyệt. Trước tình hình đó, ngành Tòa án
trong cả nước cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan tư pháp, các cơ
quan bổ trợ tư pháp... đã phải tập trung giải quyết một số lượng rất lớn các vụ án
hình sự, các vụ án dân sự, hôn nhân - gia đình, kinh tế, lao động (sau đây gọi là các
vụ án dân sự), các vụ án hành chính, trong điều kiện Thẩm phán còn thiếu khá
nghiêm trọng. Nhưng mang lại những kết quả rất khả quan, hầu hết các bản án được
tuyên và những quyết định của Tòa án đều chính xác, khách quan, thấu tình, đạt lý,
áp dụng đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, góp phần rất quan trọng
vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà

nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân theo quy định của
pháp luật.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hoạt động xét xử của Tòa án cũng
còn có những hạn chế và sai sót như tình hình xét xử oan, sai vẫn còn. Tuy số bản
án oan, sai không nhiều nhưng tác hại gây ra cho xã hội là rất lớn, vừa vi phạm các
quyền tự do, dân chủ của công dân, vừa ảnh hưởng xấu đến uy tín của Thẩm phán,
của ngành Tòa án và lòng tin, sự tín nhiệm của nhân dân vào cơ quan thực thi công
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

1

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
lý. Trong một vụ án hình sự nếu để xảy ra tình trạng oan, sai thì hậu quả rất nghiêm
trọng, một người bị kết tội oan chiu hình phạt tù oan trong một thời gian dài thì
tương lai, sự nghiệp, danh dự của họ sẽ bị ảnh hưởng khi đó sẽ không có gì có thể
bù đắp được. Ngoài ra, số lượng án bị kháng cáo, kháng nghị và các bản án khi xét
xử phúc thẩm bị sửa và bị hủy vẫn còn nhiều do vi phạm nghiêm trọng hay có
những sai sót trong thủ tục tố tụng. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của
Tòa án vì Tòa án là ựs hiện diện của công lý, là nơi đem đến những phán quyết
công bằng cho xã hội. Chính vì điều đó chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt
động xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và trong hoạt động xét xử vụ án hình sự
nói riêng, là một vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm và nghiên cứu tìm hiểu.
Điều đó có tác dụng tích cực trong việc quyết định chất lượng hoạt động xét xử của
Tòa án nhân dân, vì áp dụng pháp luật đúng, phù hợp thì những bản án, quyết định
mà Tòa án đưa ra luôn có chất lượng, đúng người, đúng tội. Từ những điều đó nên
người viết quyết định chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ

án hình sự của Tóa án nhân dân Việt Nam hiện nay ” để nghiên cứu và làm luận
văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là để nghiên cứu về hoạt động áp dụng pháp luật của
Tòa án nhân dân trong hoạt động xét xử, cụ thể là trong vụ án hình sự, để tìm hiểu
xem trong quá trình giải quyết án hình sự Tòa án (Hội đồng xét xử) đã áp dụng
những quy định của pháp luật, quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như thế nào
trong quá trình làm vi
ệc giải quyết án. Để thấy được những thành tựu đạt được
trong hoạt động áp dụng pháp luật từ đó tiếp tục phát huy, giúp nâng cao chất lượng
trong việc xét xử của Tòa án nhân dân, hạn chế những án xử sai, xử oan, những bản
án bị kháng cáo, kháng nghị…. Bên cạnh đó phát hiện ra những hạn chế và sai sót
để khắc phục, tìm hiểu kĩ về những nguyên nhân dẫn đến những điều đó để có
những đề xuất tích cực góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp
luật trong quá trình xét xử án hình sự của Tòa án nhân dân.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn
của hoạt động áp dụng pháp luật, trong xét xử những vụ án hình sự của Tòa án nhân
dân ở giai đoạn hiện nay, tập trung nghiên cứu làm rõ việc áp dụng pháp luật trong
giai đoạn xét xử. Tìm hiểu về những nguyên nhân chủ quan và khách quan chủ yếu
dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp, việc định tội danh và
tuyên hình phạt chưa đúng người, đúng tội.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

2

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly



Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên ứu
c đề tài, người viết đã sử dụng những phương
pháp cơ bản. Đầu tiên, để có tư liệu cho việc nghiên cứu, người viết đã sử dụng biện
pháp sưu tầm, tìm kiếm tài liệu, phân loại tài liệu, tham khảo các thông tin qua báo
đài, tạp chí, để chọn lọc, sắp xếp, cơ cấu cho phù hợp vào nội dung từng chương.
Tiếp đó, trong quá trình viết cũng sử dụng các phương pháp phân tích, các biện
pháp liệt kê, so sánh. Đồng thời để tạo ra sự dễ dàng cho người đọc trong việc tiếp
cận luận văn, người viết cũng đã sử dụng các biện pháp tổng hợp, quy nạp, diễn
dịch để phân tích, chứng minh hay giải thích vấn đề. Tất cả các phương pháp trên
được trình bày đan xen trong luận văn, tùy từng nội dung mà áp dụng phương pháp
cho phù hợp để tạo ra sự hài hòa, cân đối mạch lạc trong từng vấn đề của luận văn.
5. Bố cục đề tài
Luận văn ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
lời cảm ơn, nội dung chính gồm có hai chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án
hình sự của Tòa án nhân dân.
Chương 2: Thực trạng và hướng hoàn thiện về áp dụng pháp luật trong hoạt
động xét xử hình sự của Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

3

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân

Việt Nam hiện nay
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG
HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1 Khái niệm chung
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật
Pháp luật có từ rất sớm, ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của nhà
nước, có nhà nước xuất hiện là pháp luật được ban hành. Pháp luật và nhà nước có
mối quan hệ khắng khít không thể tách rời nhau, vì khi có nhà nước xuất hiện thì
cần có pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, đảm bảo được trật tự an toàn
xã hội. Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực đó
chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu lực trên cơ sở pháp luật. Pháp luật do
nhà nước ban hành, mặc dù vậy nhưng khi được công bố thì nó lại trở thành hiện
tượng có sức mạnh đặc biệt bắt buộc đối với mọi chủ thể trong đó có nhà nước. Nhà
nước nói chung và mọi cơ quan của nó nói riêng đều phải tôn trọng và tuân theo
mọi quy định của pháp luật, mặc dù chủ thể ban hành ra pháp luật là nhà nước. Pháp
luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước, chỉ khi có
pháp luật thì nhà nước mới thể hiện được bản chất và quyền lực của mình. Vì mọi
quy định của pháp luật điều là những quy tắc xử sự chung buộc mọi người phải tuân
theo. Pháp luật còn là công cụ quản lý xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và
được ban hành ra nhằm mục đích giáo dục, răn đe, trừng phạt đối với những hành vi
vi phạm pháp luật, đảm bảo cho xã hội phát triển ổn định , hướng con người vào
cuộc sống tốt hơn, hướng tới xã hội không còn tội phạm, không có hành vi vi phạm
pháp luật xảy ra.
Ví dụ: Pháp luật hình sự cụ thể là Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 sửa
đổi bổ sung năm 2009, quy định rất chi tiết về từng loại tội phạm. Nếu người nào
phạm tội thuộc vào một trong những điều luật đó thì sẽ bị trừng phạt thật nghiêm
khắc. Điều 93 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội giết
người 1, trong Điều luật quy định rất cụ thể và rõ ràng mức hình phạt dành cho loại
tội này là tử hình. Điều luật quy định một hình phạt nghiêm khắc như vậy là nhằm

giáo dục, răn đe con người và cho họ biết đó là việc làm sai trái, xâm phạm đến tính
mạng của người khác và phải bị nghiêm trị thích đáng. Do đó, pháp luật có vai trò
to lớn trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Nhưng vai trò đó chỉ có thể trở
1

Xem điều 93 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

4

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
thành hiện thực khi tổ chức thực hiện tốt pháp luật và áp dụng pháp luật một cách
đúng đắn, phù hợp. Pháp luật không tự mình đi vào cuộc sống mà cần phải có sự
tuyên truyền, phổ biến của cơ quan nhà nước để đưa pháp luật vào cuộc sống, giúp
người dân hiểu rõ và nhận biết được tầm quan trọng của pháp luật. Vì thế việc tổ
chức thực hiện và áp dụng pháp luật là một đòi hỏi khách quan của cơ quan quản lý
nhà nước và là việc làm vô cùng quan trọng.
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, nhưng là hình thức
thực hiện pháp luật có những nét đặc thù. Vì thực hiện pháp luật có bốn hình thức
gồm: Tuân thủ pháp luật là tuân theo những quy định của pháp luật do pháp luật đặt
ra và không làm những gì mà pháp luật cắm, như những quy định trong BLHS đó là
những điều cắm không được làm buộc mọi người phải tuân theo. Chấp hành pháp
luật là việc mà chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình, bằng những
hành động tích cực, đây là một dạng thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể pháp luật
chấp hành đúng những quy định của pháp luật đặt ra, như pháp luật có quy định là

con cái có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ. Sử dụng pháp luật là
hình thức mà các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình, việc
thực hiên quyền, tự do pháp lý là những hành vi mà pháp luật cho phép họ thực hiện
nên họ có quyền thực hiện hoặc không thực hiện tùy theo ý chí của họ. Chẳng hạn
như những quy định trong hiến pháp về quyền bầu cử và ứng cử (Điều 54 hiến pháp
năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001). Trong ba hình thức của thực hiện pháp luật
vừa trình bày thì tất cả các chủ thể đều tham gia thực hiện được. Còn đối với áp
dụng pháp luật là hình thức cuối cùng của thực hiện pháp luật, thì đòi hỏi khi tham
gia thực hiện phải là những chủ thể có thẩm quyền của cơ quan nhà nước mới có
thể thực hiện được. Vì áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó
nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tổ
chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự
mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh,
thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Chính vì sự khác
biệt về chủ thể thực hiện giữa các hình thức của thực hiện pháp luật nên áp dụng
pháp luật được xem là một hình thức có những nét đặc thù. Và mục đích trực tiếp
của áp dụng pháp luật là đảm bảo cho những quy phạm pháp luật được thực hiện
triệt để trong đời sống thực tế. Nếu thiếu hình thức thực hiện này thì trong nhiều
trường hợp các quy phạm pháp luật không thể bảo đảm trở thành hiện thực trong
thực tế. Bởi vì có những trường hợp nếu không có sự tác động của nhà nước thì
nhiều quy phạm pháp luật sẽ không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

5

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân

Việt Nam hiện nay
Ví dụ: Quy định về vấn đề nộp thuế “nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của
công dân”, nguồn thu lớn nhất của ngân sách nhà nước là từ thuế. Mặc dù luật đã có
quy định rất cụ thể về nghĩa vụ nộp thuế của người dân và của các doanh nghiệp,
nếu vi phạm sẽ bị pháp luật nghiêm trị có trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhưng không vì pháp luật đã có quy định như vậy mà vấn đề này không gặp khó
khăn, thực tế hiện nay việc trốn thuế và kê khai thuế không đúng để trốn thuế vẫn
còn rất nhiều. Chính vì thế cần phải có sự tác động của nhà nước một cách tích cực
hơn nữa trong hoạt động áp dụng pháp luật, để pháp luật ban hành ra mang lại hiệu
quả cao xử lý kịp thời đối với những truòng hợp vi phạm pháp luật. Các cơ quan
thanh tra phải thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực
hiện những quy định về thuế của các doanh nghiệp xem họ có thực hiện đúng những
quy định của pháp luật về vấn đề kê khai thuế và có nộp thuế đúng quy định không.
Do hiện nay có nhiều trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng vào những “kẻ hở” của
luật để không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hay thực hiện không đúng để nhằm trốn
thuế gây thất thoát rất lớn cho ngân sách nhà nước. Trường hợp ông Trần Văn Sơn
giám đốc công ty cổ phần gạch ngói tuy -nen Thiện Tân đã bị truy tố về tội “trốn
thuế” và chịu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 3 Điều 161 BLHS năm 1999
sửa đổi bổ sung năm 2009 theo như đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Vĩnh
Cửu, nhưng còn nhiều vấn đề chưa rõ nên ngày 29/7/2011 Viện kiểm sát nhân dân
huyện Vĩnh Cửu đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung 2. Rõ
ràng trường hợp trên khi chưa có sự quan tâm, tác động tích cực của nhà nước thì sẽ
có sai phạm xảy ra, sẽ có tr ường hợp không chấp hành và chấp hành không đúng
quy định của pháp luật. Do đó vấn đề áp dụng pháp luật là một phần rất quan trọng.
Áp dụng pháp luật thường được thực hiện trong các trường hợp sau:
Thứ nhất: Áp dụng pháp luật trong các trường hợp cần sử dụng biện pháp
cưỡng chế bằng các chế tài thích hợp đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
Như trường hợp căn cứ vào các chế tài hình sự, Tòa án áp dụng pháp luật để ra một
bản án đối với người có hành vi phạm tội.
Vi dụ: Một người phạm tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 BLHS năm

1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, thì trong quá trình xét xử đối với loại tội phạm này
Tòa án sẽ căn cứ vào tất cả hành vi, dấu hiệu cấu thành tội phạm, để xem xét phân
tích và đánh giá sự việc một cách rõ ràng, chính xác. Sau đó đưa ra đánh giá đúng
và kết luận hợp lý để có được bản án kết tội đúng người, đúng quy định của pháp
Vụ lùm x ù mlò g ạch ở Viĩn Cửu, Đồng Nai: Tần Văn Sơn bị tru y tố về tội “trốn thếu .”
www.congly.com.vn/vu-lum-xum-lo-gach-o-vinh-cuu-dong-naitran-van-son-bi-truy-to-ve-toi-tron-thuec1052n20110802170009765p1036.htm, cập nhật thứ ba, ngày 2/8/2011 lúc 20:49, truy cập ngày 9/4/2012 lúc
11h.
2

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

6

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
luật. Khi đó việc áp dụng pháp luật trong tố tụng hình sự đã được thể hiện và áp
dụng để giải quyết vụ việc, có áp dụng pháp luật thì mới đưa ra được nhận xét đúng,
khách quan trong quá trình nhìn nhận vấn đ ề khi giải quyết. Thấy rằng khi áp dụng
như vậy thì đã cá biệt hóa một quy phạm pháp luật cụ thể, áp dụng đối với cá nhân
cụ thể đó là với người phạm tội trộm cắp tài sản. Điều luật được áp dụng để định tội
danh và hình phạt giành cho người phạm tội.
Nguyên nhân phải đặt ra nhiều quy phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống và buộc mọi người phải tuân theo, đặc biệt trong lĩnh vực hình sự là
nhằm quản lý xã hội, giáo dục con người. Do xã hội hội ngày càng phát triển, tình
hình tội phạm cũng ngày càng tăng nếu luật hình sự không quy định các tội danh cụ
thể thì xã hội sẽ mất đi sự ổn định, tội phạm ngày càng nhiều mà không có quy
phạm pháp luật điều chỉnh. Do đó BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 đã

quy định cụ thể nhiều loại tội danh và có sự phân biệt nhiều nhóm tội khác nhau và
nếu đối tượng nào phạm tội thì sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Có sự phân biệt rõ
ràng giúp cho quá trình áp dụng khi xét xử vụ việc được dễ dàng, đem lại hiệu quả
cao trong công tác xét ửx. Điều đó thể hiện được tính đặc tr ưng của pháp luật là
công cụ quản lý xã hội. Việc BLHS quy định những tội danh có ý nghĩa rất lớn, đối
với tội trộm cắp tài sản nói riêng và các tội danh khác nói chung đều nhằm mục
đích răn đe và giáo dục con người, góp phần hạn chế tình hình tội phạm xảy ra trên
thực tế, giúp con người sống tốt, có nguyên tắc và đặc biệt tuân thủ pháp luật hơn.
Thứ hai: Áp dụng pháp luật khi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không
mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chắm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.
Trong nhiều trường hợp các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong
Hiến pháp và các đạo luật phải thông qua các quyết định cụ thể của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền mới nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể đối với các
cá nhân cụ thể.
Ví dụ: Điều 55 Hiến pháp 1992 quy định “lao động là quyền và nghĩa vụ của
công dân”, nhưng quan hệ pháp luật lao động với những quyền và nghĩa vụ lao
động cụ thể giữa một công dân với một cơ quan, tổ chức nhà nước chỉ phát sinh khi
có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyển dụng người công dân đó
vào làm việc. Hay trong lĩnh vực hình sự trường hợp có tội phạm xảy ra thì cần phải
có sự vào cuộc của cơ quan điều tra, để điều tra chứng minh là có tội phạm xảy ra
và ai chính là người phạm tội và Tòa án sẽ làm nhiệm vụ xét xử để xác định tội
danh và khung hình phạt dành cho người phạm tội. Việc tuyên án áp dụng hình phạt
đối với người phạm tội của Tòa án là đã cụ thể những quy định trong BLHS, áp

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

7

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly



Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
dụng vào thực tế đối với một cá nhân cụ thể lúc này nghĩa vụ pháp lý sẽ phát sinh,
cá nhân đó sẽ chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật của bản thân.
Thứ ba: Áp dụng pháp luật khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp
lý giữa các bên khi các bên tham gia các quan hệ pháp luật mà họ không tự giải
quyết được. Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật đã phát sinh nhưng quyền và
nghĩa vụ của các bên không được thực hiện và có sự tranh chấp.
Ví dụ: tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân
sự.
Thứ tư: Áp dụng pháp luật trong trườ ng hợp nhà nước thấy cần thiết phải
tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên trong một số quan hệ pháp
luật, hoặc nhà nước phải xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự
kiện kinh tế.
Ví dụ: xác nhận di chúc, chứng nhận tài sản thế chấp hoặc trường hợp kiểm
tra, giám sát hoạt động xét xử của Tòa án xem là có xảy ra sai phạm gì trong quá
trình xét xử không, và hoạt động áp dụng pháp luật ở Tòa được thực hiện như thế
nào có phù với tình hình thực tế không...
Từ những vấn đề phân tích như trên thì áp dụng pháp luật được định nghĩa
như sau: “Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực
nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà
chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa
những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức
cụ thể 3”.
Tóm lại từ định nghĩa trên ta có thể hiểu áp dụng pháp luật một cách ngắn
gọn như sau: áp dụng pháp luật là đưa pháp luật vào cuộc sống, cá biệt hóa các quy
phạm pháp luật vào từng trường hợp cụ thể trong tất cả các lĩnh vực hình sự, dân sự,
hành chính, lao động... do những chủ thể có thẩm quyền tiến hành. Có quá trình áp
dụng pháp luật như vậy thì các quy phạm pháp luật được đặt ra, sẽ được đưa vào

cuộc sống một cách cụ thể, có hiệu quả và khả năng áp dụng cao trên thực tế. Đó là
trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội được trao
quyền.
Ví dụ: Khi ban hành BLHS cơ quan nhà nước có thẩm quyền không phổ
biến, đưa những quy định trong BLHS vào cuộc sống đến với người dân để họ có
thể hiểu, thì có thể họ sẽ không biết và không bao giờ nghĩ việc không cứu giúp

3

Giáo trình Lý lu ận nhà nước và Pháp luật Trường ĐH luật Hà Nội 2004 Trang 460.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

8

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, là phạm tội quy định tại
Điều 102 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị
phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến
hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm
đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có

nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Pháp luật có sự quy định như vậy là để giáo dục con người về mặt đạo đức,
phải biết giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn hoạn nạn, phải biết tương thân,
tương ái và làm những gì trong khả năng.Từ đó cho thấy việc áp dụng pháp luật là
vô cùng quan trọng vì đây là quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống đến với người
dân, giúp họ hiểu rõ và nắm vững. Có làm được điều đó thì pháp luật đặt ra mới có
hiệu quả và đảm bảo tính khả thi.
1.1.1.2 Khái niệm áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử
Xét xử là chức năng của Tòa án và chức năng này được quy định tại Điều
127 hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 cụ thể như sau: “Toà án nhân
dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án
khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam”. Vì thế ở nước ta Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử. Theo
quy định tại Điều 1 Luật tổ ch ức Tòa án nhân dân năm 2002 thì “Tòa án xét xử
những vụ án dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế…. Xét xử là
chức năng của Tòa án và Tòa án tiến hành hoạt động xét xử, để thực hiện chức năng
của mình. Về cơ bản hoạt động xét xử không thể tự phát sinh, chỉ phát sinh khi có
chủ thể bên ngoài Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án, vụ việc. Trong lĩnh vực
tố tụng dân sự, việc giải quyết vụ án, việc dân sự của Tòa án chỉ phát sinh khi có
yêu cầu của một bên đương sự. Còn trong tố tụng hình sự cũng vậy việc giải quyết
vụ án hình sự chỉ phát sinh khi bên buộc tội truy tố bị can ra trước Tòa án, yêu cầu
tòa xét xử. Hoạt động xét xử nói chung mục đích cuối cùng muốn đạt được là tìm ra
sự thật khách quan, đem đến kết quả như mong muốn đối với những người tham gia
vào hoạt động đó trong bất cứ lĩnh vực nào từ dân sự, hình sự, thương mại, lao
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

9


SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
động... Muốn làm được điều đó trong hoạt động xét xử Tòa án phải thực hiện đúng
trình tự thủ tục tố tụng do pháp luật quy định khi tiến hành giải quyết một vấn đề
nào đó. Trong quá trình xét xử việc áp dụng pháp luật, áp dụng những quy định của
thủ tục tố tụng phải luôn chính xác và thể hiện được sự khách quan khi đánh giá,
phân tích, nhận xét vụ việc mà Tòa án đang thụ lý giải quyết, tạo lòng tin cho mọi
người đối với hoạt động xét xử, mang lại hiểu quả cao, kết quả cuối cùng mà Tòa án
đem đến cho mọi người là đúng đắn, chính xác và hợp pháp.
Tóm lại: Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử là việc làm của Tòa án,
áp dụng những quy định của pháp luật, quy định về trình tự, thủ tục tố tụng vào
hoạt động xét xử để tìm ra sự thật khách quan, từ đó cụ thể hóa những quy phạm
pháp luật để áp dụng vào những hành vi vi phạm cụ thể.
1.1.1.3 Khái niệm áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình
sự của Tòa án nhân dân
Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(trích Điều 127 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001). Việc xét xử của Tòa án bao
gồm nhiều loại án khác nhau như: án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình…
ở mọi loại án khác nhau thì có cách áp dụng pháp luật để giải quyết không giống
nhau. Để giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án áp dụng luật hình thức là Bộ luật tố
tụng dân sự 2004, luật nội dung là Bộ luật dân sự 2005. Còn trong lĩnh vự hình sự
khi có vụ án xảy ra để làm sáng tỏ và định tội chính xác, tuyên hình phạt áp dụng
đối với đúng người thì Tòa án cụ thể là nói đến Tòa án nhân dân, sẽ áp dụng luật nội
dung là BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, và luật hình thức là Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003 để giải quyết vụ án. Tòa án (Hội đồng xét xử) sẽ đưa những
quy định về nội dung và hình thức của luật áp dụng vào quá trình giải quyết vụ án,
làm rõ mọi vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự mà Tòa án nhân dân đang thụ lý

và giải quyết.
Đối với vụ án hình sự khi đưa ra tòa xét xử thì cũng đã qua nhiều giai đoạn
mà Tòa án cần phải làm như là xem xét và thụ lý hồ sơ vụ án. Phải xem án đó có
thuộc thẩm quyền xét xử của tòa mình không, nếu thuộc thẩm quyền thì tiến hành
thụ lý vụ án đó, không thuộc thẩm quyền của Tòa án mình thì chuyển vụ án theo
quy định Điều 174 BLTTHS 2003, sau đó là đến giai đoạn chuẩn bị xét xử và xét
xử. Ở mỗi giai đoạn BLTTHS năm 2003 đều có quy định trình tự, thủ tục một cách
cụ thể. Tòa án phải áp dụng một cách đúng đắn những quy định đó của pháp luật
vào quá trình xét xử, để vụ án nhanh chóng được làm sáng tỏ đem lại công bằng cho
người bị hại. Đối với vụ án hình sự khi giải quyết phải vận dụng tất cả những quy
định của pháp luật có liên quan đến vụ án để đưa vào giải quyết, đó là việc làm linh
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

10

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
hoạt áp dụng pháp luật một cách triệt để. Trong quá trình xét xử vụ án hình sự của
Tòa án nhân dân những án nhỏ, ít nghiêm trọng thì không đáng kể có thể ít được sự
quan tâm của dư luận xã hội, nhưng đối với những án lớn đặc biệt nghiệm trọng thì
dư luận xã hội rất quan tâm, xem việc xét xử và kết tội có đúng và hợp lý không,
diễn biến trong suốt quá trình làm việc của hội đồng xét xử có đúng quy định của
pháp luật không, đó là vấn đề quan trọng. Chính vì thế khi giải quyết án hình sự Tòa
án cần làm đúng theo những qu y định của pháp luật và BLTTHS năm 2003, đưa
pháp luật áp dụng vào quá trình giải quyết, phân tích, đánh giá tình tiết sự việc một
cách rõ ràng để đi đến kết luận định tội chính xác, khách quan.
Ví dụ: Tai nan giao thông đường Láng- Hòa Lạc làm chết hai học sinh lớp 9

là Phạm Anh Thư và Phạm Phương Linh xả y ra vào cuối năm 2001 4. Khi phiên tòa
phúc thẩm lần ba đang diễn ra thì phải tạm dừng bất thường, vì lý do là bà Phạm
Phương Dung mẹ của Phạm Phương Linh không nhận đư ợc giấy triệu tập của Tòa
án gửi trong khi đó bà là người quan trọng, là người bị hại và chính là mẹ ruột của
nạn nhân sự có mặt của bà tại phiên tòa là hết sức quan trọng và cần thiết trong việc
giải quyết vụ án.
Trong ví dụ trên đã thấy được sự sơ xuất của Tòa án trong việc áp dụng
pháp luật, theo quy định tại Điều 183 BLTTHS 2003 “ Căn cứ vào quyết định đưa
vụ án ra xét xử, Thẩm phán triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa”. Điều
luật quy định là phải triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa trước ngày
diễn ra phiên tòa, nhưng ở đây đến ngày phiên tòa diễn ra mà bà Dung vẫn chưa
nhận được giấy triệu tập. Điều này chứng tỏ sự làm việc thiếu trách nhiệm của Tòa
án, của Thẩm phán, từ đó mới gây ra những sai sót không đáng có làm cho vụ án
kéo dài gây mất thời gian. Do đó việc áp d ụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ
án hình sự của Tòa án nhân dân là rất cần thiết và quan trọng, nếu làm tốt điều đó
mọi việc sẽ nhanh chóng sáng tỏ tuyên hình phạt và định tội đúng người, không gây
ra oan sai, không làm mất lòng tin của nhân dân đối với pháp luật nhất là lòng tin
đối với Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử ở nước ta.
Từ những vấn đề nói trên áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án
hình sự của Tòa án nhân dân được định nghĩa như sau: Áp dụng pháp luật trong
hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tòa án nhân dân là hoạt động của Tòa án nhân
dân diễn ra tại phiên tòa, nhằm áp dụng những quy định của pháp luật, quy định
của BLTTHS năm 2003 vào quá trình phân tích, xem xét, đánh giá những tình tiết
4

Tai nạn giao thông trên đường Láng Hòa Lạc - Việt Báo.
www.vietbao.vn/tp/Tai-nan-giao-thong...duong-Lang-Hoa-Lac/102886/, truy cập ngày 9/2/2012.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu


11

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
của vụ án để làm sáng tỏ sự thật khách quan, giúp cho vụ án được giải quyết nhanh
chóng, trên cơ sở đó áp dụng hình phạt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
1.1.2 Đặc điểm của việc áp dụng pháp luật
1.1.2.1 Đặc điểm chung
Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay tổ
chức xã hội được trao quyền, nên có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà
nước
Nếu chúng ta quan niệm thực hiện pháp luật có bốn hình thức là tuân thủ
pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật thì chỉ có
duy nhất áp dụng pháp luật là hình thức luôn luôn thể hiện tính tổ chức, quyền lực
nhà nước. Điều đó được thể hiện qua chủ thể tiến hành, trình tự, thủ tục tiến hành
hoạt động áp dụng pháp luật và kết quả của quá trình áp dụng pháp luật. Cụ thể:
Tính quyền lực: Hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ
thể đó cũng chỉ được phép áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy
định của pháp luật.
Ví dụ: Trong hệ thống các cơ quan, tổ chức nhà nước thì chỉ Toà án mới có
quyền xét xử để định tội và tuyên hình phạt đối với người phạm tội. Tòa án thụ lý
nhiều loại án khác nhau như: án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động…. Đối
với mỗi loại án khác nhau khi thụ lý giải quyết luật áp dụng lại không giống nhau,
như trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì luật hình thức được áp dụng là
BLTTHS, còn đối với vụ án dân sự thì lại áp dụng luật hình thức của Bộ luật tố tụng

dân sư.... Mặc dù cùng là hoạt động áp dụng pháp luật và cùng là những chủ thể có
thẩm quyền áp dụng pháp luật nhưng chỉ được thực hiện trong phạm vi nhất định do
pháp luật quy định
Trong quá trình áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng nhân
danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để ban hành những mệnh
lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ
chức và cá nhân có liên quan. Các mệnh lệnh, quyết định này luôn thể hiện ý chí
đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà không phụ thuộc vào ý chí của
chủ thể là đối tượng áp dụng. Tuy nhiên, ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm
quyền không thể là ý chí cá nhân, tùy tiện của người áp dụng mà phải là ý chí được
xây dựng trên cơ sở pháp luật, căn cứ vào pháp luật và phù hợp với pháp luật.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

12

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
Ví dụ: Khi xét xử vụ án “Lê Văn Luyện cướp tiệm vàng Ngọc Bích 5”. Mặc
dù khi tuyên án đối với Luyện là dựa vào ý chí đơn phương của Hội đồng xét xử để
đưa ra kết luận cuối cùng đối với luyện là 18 năm tù, n hưng ý chí đơn phương đó
cũng xuất phát từ những quy định của pháp luật, từ cái nhìn khách quan và toàn
diện trong quá trình đánh giá tình tiết của vụ án. Tất cả đều phải được xây dựng trên
cơ sở pháp luật thì Hội đồng xét xử mới có thể đưa ra bản án kết tội cuối cùng đối
với Luyện. Do Luyện là người chưa thành niên khi thực hiện hành vi chỉ mới 17
tuổi vài tháng, dù đã phạm tội đăc biệt nghiêm trọng và có tính nguy hiểm cao cho
xã hội nhưng hình phạt đối với Luyện vẫn là phạt tù có thời hạn, điều này căn cứ

vào Điều 34, 35 BLHS “không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đối với
người chưa thành niên phạm tội” và khoản 1 Điều 74 BLHS “ Đối với người từ đủ
16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình
phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không
quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp
dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”. Do đó khi áp dụng
pháp luật nói là dựa trên ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền nhưng đều
phải dựa trên quy định của pháp luật để thực hiện.
Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật được nhà nước bảo đảm
thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Sau khi ban hành ra
các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền sẽ công bố
cho đối tượng áp dụng để họ biết mà thực hiện. Đối với các quyết định cụ thể hoá
quyền pháp lý cho các chủ thể thì đương nhiên họ sẽ tự giác thực hiện. Còn đối các
quyết định cụ thể hoá nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể thì có thể có hai trường hợp
xảy ra, một là các chủ thể tự giác thực hiện mà không cần đến sự cưỡng chế của nhà
nước, hai là chủ thể không tự giác thực hiện các mệnh lệnh, quyết định đó và các
chủ thể có thẩm quyền phải cưỡng chế thi hành để bảo đảm cho các mệnh lệnh,
quyết định đó được thực hiện nghiêm chỉnh. Từ những vấn đề phân tích trên cho
thấy hoạt động áp dụng pháp luật mang tính quyền lực rõ nét, thể hiện ý chí của nhà
nước, ý chí của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong khi ra quyết định
hay tuyên bản án kết tội đối với người phạm tội, nhưng tất cả những điều đó phải
dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật.
Tính tổ chức: Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì
nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức nhà nước tổ chức cho các
chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật. Chính vì áp dụng pháp luật là hình
5

Vụ án Lê Văn Luyện giết người cướp tiệm vàng ở Bắc Giang.

www.24h.com.vn/xet-xu-vu-an-le-van-luyen-c51e2018.html, truy cập ngày 9/2/2012.


GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

13

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
thức đặc thù của thực hiện pháp luật nên đòi hỏi phải có tính tổ chức, để việc áp
dụng pháp luật trên thực tế mang lại hiệu quả, phải có tính tổ chức thì sự phân công,
phối hợp trong quá trình làm việc của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng của nhà
nước mới được rõ ràng không có sự nhập nhằng, phải có sự phân công và phối hợp
khi làm việc theo đúng trình tự pháp luật đã quy định . Vì thế, hoạt động này phải
được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy
định. Trình tự, thủ tục này thường khác nhau trong các trường hợp áp dụng pháp
luật khác nhau tùy theo quy định cụ thể của pháp luật, chẳng hạn như trình tự thủ
tục quy định về việc giải quyết vụ án hình sự khác với vụ án dân sự, hay những quy
định về thi hành án dân sự cũng khác với quy định về thi hành án hình sự.... Từ
những vấn đề phân tích trên cho thấy áp dụng pháp luật là một hoạt động có tính tổ
chức.
Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với
các quan hệ xã hội hay là hoạt động nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật hiện
hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
Các quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung nên không chỉ rõ
chủ thể cụ thể và trường hợp cụ thể cần áp dụng. Khi một quy phạm nào đó được áp
dụng vào việc giải quyết một vụ việc thực tế của một chủ thể cụ thể thì có nghĩa là
quy phạm đó đã được cá biệt hoá vào trường hợp của chủ thể đó. Tuy nhiên, các
quy phạm được áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc thực tế, cụ thể hay được cá

biệt hoá phải là các quy phạm pháp luật hiện hành hay các quy phạm đang còn hiệu
lực pháp lý. Vì vậy, khi tiến hành áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền không
thể lựa chọn và áp dụng các quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực.
Ví dụ: Hình phạt tử hình đã tuyên với Nguyễn Đức Nghĩa trong vụ án “Giết
người và Cướp tài sản 6”. Nghĩa đã phạm một lúc hai tội là giết người và cướp tài
sản quy định tại hai điều luật là Điều 93 và Điều 133 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ
sung năm 2009, hai điều luật trên đã được áp dụng để xét xử Nguyễn Đức Nghĩa đó
là đã cụ thể hóa quy phạm pháp luật vào áp dụng đói với cá nhân cụ thể.
Tóm lại các đặc điểm trên làm cho áp dụng pháp luật khác hoàn toàn với
các hình thức thực hiện pháp luật khác, bởi lẽ, chủ thể của các hình thức tuân theo,
thi hành, sử dụng pháp luật có thể là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào trong xã hội; trong
khi đó, chủ thể tiến hành áp dụng pháp luật chỉ có thể là chủ thể có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật. Khi tuân theo, thi hành hoặc sử dụng pháp luật, các chủ thể
6

Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa giết người yêu và cướp tài sản.
vtc.vn/7.../hom-nay-xet-xu-vu-nguyen-duc-nghia-cat-co-nguoi-yeu.htm, truy cập ngày 9/2/2012.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

14

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
này có thể không cần đưa ra một quyết định pháp lý nào và cũng có thể không bị bắt
buộc phải theo những trình tự, thủ tục nhất định. Còn khi áp dụng pháp luật, chủ thể
có thẩm quyền luôn bị bắt buộc phải tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ

tục chặt chẽ do pháp luật quy định và bao giờ cũng phải đưa ra một quyết định áp
dụng pháp luật để giải quyết vụ việc mà mình thụ lý. Có thể nói, áp dụng pháp luật
bao hàm cả ba hình thức trên bởi lẽ, trong quá trình áp dụng pháp luật, chủ thể có
thẩm quyền cũng có thể bị cấm thực hiện những hành vi nhất định và họ phải tuân
theo pháp luật, họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định, tức là phải
thi hành pháp luật, đồng thời có những quyền hạn nhất định tức là có thể sử dụng
pháp luật.
Ngoài các đặc điểm cơ bản trên, áp dụng pháp luật còn có một đặc điểm
nữa là: Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi có tính sáng tạo, bởi vì các quy định
của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát. Song các vụ việc xảy ra
trong thực tế lại rất đa dạng, phong phú nên muốn đưa ra được một quyết định đúng
đắn, chính xác, vừa thấu tình, vừa đạt lý để giải quyết vụ việc cần giải quyết thì đòi
hỏi phải có tính sáng tạo của người áp dụng. Song sự sáng tạo trong quá trình áp
dụng pháp luật không phải là sự tùy tiện của chủ thể áp dụng mà hoàn toàn dựa trên
cơ sở các quy định của pháp luật và nằm trong khuôn khổ của các quy định ấy. Sự
sáng tạo ở đây là sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật, nghĩa là sự vận dụng
kiến thức pháp luật một cách linh hoạt và sáng tạo của các chủ thể có thẩm quyền
áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc. Vì pháp luật là bất biến, mặc
dù pháp luật có thể sửa đổi bổ sung nhưng việc sửa đổi bổ sung để làm hoàn thiện
quy định của pháp luật không phải là việc làm đơn giản, và trong thời gian ngắn là
hoàn thiện được mà đó là cả một quá trình tìm hiểu nghiên cứu của các nhà làm
luật. Trong khi đó các quan hê xã hội luôn biến động từng ngày, nên có nhiều quan
hệ xã hội phát sinh mà chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh kịp thời, trường hợp
này nếu chờ sửa đổi bổ sung luật thì không biết khi nào vấn đề mới được giải quyết,
trong khi đó thực tế sự việc đang xảy ra và cần phải được giải quyết kịp thời. Do đó
trong quá trình làm việc, áp dụng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền cần có sự
linh hoạt và sáng tạo, để có thể vận dụng kiến thức pháp luật của bản thân vào xử lý
những sự việc xảy ra trên thực tế chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh, mà gần
giống hoặc có những tình tiết tương tự với sự việc đã xảy ra và pháp luật đã có quy
định về sự việc đó để giải quyết vấn đề, nhưng như đã nói ở trên là phải trong

khuôn khổ và quy định của pháp luật. Điều này cho thấy đó là việc làm không đơn
giản đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kiến thức về pháp luật, phải vô cùng sâu rộng thì
sự sáng tạo đó mới có hiệu quả và được ghi nhận.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

15

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
Ví dụ: Trường hợp áp dụng pháp luật tương tự cũng thể hiện được sự sáng
tạo của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng, vì trong trường hợp này để đưa ra quyết
định áp dụng pháp luật tương tự thì các chủ thể có thẩm quyền đã vận dụng khả
năng hiểu biết và vốn kiến thức của bản thân để phân tích, đánh giá tình tiết của sự
việc là xem xét sự việc đó có tính chất pháp lý hay không và phải chắc chắn là trong
hệ thống pháp luật không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vụ việc, và cũng
không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh vụ việc khác có nội dung tương tự như
vậy. Để làm được điều đó đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải có
vốn kiến thức pháp luật và có sự nhạy bén khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề một
cách hết sức linh hoạt. Hay một trường hợp khác đơn giản hơn nói về tính sáng tạo
của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật là trong quá trình xét xử vụ án hình
sự, khi tuyên án luật không quy định là mọi người trong phòng xử án phải ngồi hay
đứng để nghe đọc bản án. Do đó Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể cho mọi người
tròng phòng xử án ngồi xuống khi nghe đọc bản án kết tội đối với bị cáo, đó cũng là
việc làm thể hiện tính sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật. (áp dụng pháp luật
tương tự không áp dụng trong lĩnh vực hình sư ví dụ nhằm làm rõ về tính sáng tạo).
1.1.2.2 Đặc điểm của việc áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động
xét xử

Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án hình sự là để xác định tội
phạm và định khung hình phạt đối với từng loại tội phạm cụ thể. Việc xác định tội
phạm và định khung hình phạt là mục đích hướng tới của quá trình xét xử khi Tòa
án thụ lý giải quyết một vụ án hình sự nào đó. Khi có hành vi phạm tội xảy ra thì
không chỉ những người trong cuộc mà những người ngoài và cả Hội đồng xét xử,
đều mong muốn là sẽ xác định được đối tượng phạm tội và tuyên hình phạt thích
đáng với hành vi đó trong quá trình xét xử. Phải xác định được tội phạm và khung
hình phạt đối với người có hành vi phạm tội là để trừng phạt, răn đe, giáo dục họ
giúp cho họ hiểu và biết được đó là việc làm sai trái, nếu vi phạm sẽ bị sự trừng
phạt của pháp luật một cách nghiêm khắc. Hình phạt nghiêm khắc nhất là bị tử hình
hoặc tù chung thân như vậy là đã tước đi quyền sống hoặc cách ly hoàn toàn cuộc
sống của họ với thế giới bên ngoài, hình phạt trên chỉ áp dụng đối với tội phạm rất
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Việc làm đó cũng c ó tác dụng là cảnh báo
đối với tất cả mọi người, biết đâu là việc nên làm và không làm những điều phạm
pháp, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giảm bớt tình hình tội phạm, làm cho
xã hội phát triển ổn định .
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự việc xác định tội phạm và định
khung hình phạt là việc làm không đơn giản, phải tiến hành nhiều bước và qua
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

16

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
nhiều giai đoạn mới có thể đi đến kết luận đúng, vì thế cần phải có sự làm việc cực
lực của Tòa án (cụ thể là của Hội đồng xét xử), phải có kiến thức pháp luật và kinh
nghiệm làm việc để áp dụng phù hợp những quy định của pháp luật vào quá trình

xét xử, thì việc đưa ra bản án kết tội đối với tội phạm mới chính xác. Để đi được
đến giai đoạn xét xử thì vụ án hình sự đã qua các giai đoạn trước đó là khởi tố, điều
tra, truy tố. Nhưng khi đến xét xử lại còn các bước nhỏ nữa như là trước khi xét xử
hay còn gọi là chuẩn bị xét xử, trong và cả sau khi xét xử đó là cả một quá trình dài,
đều đòi hỏi sự hiểu biết và vận dụng kiến thức pháp luật về tố tụng hình sự một
cách linh hoạt, đúng theo quy định để áp dụng giải quyết vụ án như: khi xét xử thì
phải trực tiếp bằng lời nói và phải diễn ra liên tục theo quy định tại Điều 184
BLTTHS năm 2003:
“Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và
nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ,
người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát
viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bản án chỉ được căn
cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.
Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ”. Hay là Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra sự có mặt của đương sự cẩn thận để tránh xảy ra
trường hợp xét xử một người, nhưng khi thi hành án lại là một người khác. Đây là
việc làm quan trọng và cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án. Do đó để việc
định tội và hình phạt được chính xác thì phải tuân theo trình tự do luật định.
Quy trình áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hình sự của tòa
án được thực hiện theo quy định của luật hình thức là Bộ luật tố tụng hình sự
(BLTTHS), và luật nội dung giải quyết vụ án hình sự phải là Bộ luật hình sự
(BLHS). Luật quy định như thế là đối với các loại án khác nhau thì có quy định
trình tự, thủ tục giải quyết không giống nhau, như vụ án dân sự thì có luật hình thức
là Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Có quy định như vậy là do các loại án hình sự, dân
sự… có tính chất, tình tiết khác nhau, những vụ án dân sự mức độ nguy hiểm cho xã
hội không cao chỉ là những tranh chấp dân sự thông thường như tranh chấp về tài
sản, đòi bồi thường thiệt hại… sự việc xảy ra đơn giản việc giải quyết ít gặp khó
khăn đối với án dân sự. Còn án hình sự khi xảy ra các tình tiết rất phức tạp muốn
làm sáng ỏt là cả một vấn đề, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao , không còn là

những tranh chấp thông thường mà là sự thiệt hại về tính mạng, các tội phạm nguy
hiểm như xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của con người…. Ngoài những tội kể trên thì còn rất nhiều tội mà BLHS
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

17

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
có liệt kê rất đầy đủ. Do đó khi xét xử thì phải căn cứ vào hành vi, tình tiết của vụ
án sau đó dựa vào những điều quy định trong BLHS để làm cơ sở xác định tội
phạm. Phải có luật nội dung quy định cụ thể từng điều, khoản thì khi xét xử Hội
đồng xét xử mới có luật để áp dụng vào quá trình giải quyết án, biết được hành vi
đó của người phạm tội là phạm vào tội gì được quy định tại điều mấy, khoản mấy
của BLHS.
Do tính chất và tình tiết của một vụ án hình sự hoàn toàn khác với vụ án
dân sự nên phải được giải quyết theo một trình tự khác, vì thế luật hình thức áp
dụng cho việc giải quyết vụ án hình sự là BLTTHS năm 2003. Đối với vụ án hình
sự khi xét xử luôn có sự tham gia của Viện kiểm sát đó là điều bắt buộc hoặc bị cáo
nếu bị tạm giam đến ngày xét xử thì sẽ có công an áp giải đến tòa hoặc đối với bị
cáo nguy hiểm thì sẽ bị còng tay khi xử… đó là sự khác biệt giữa phiên tòa xét xử
hình sự và các phiên tòa khác. Trong các phiên tòa khác như phiên tòa xét xử vụ án
dân sự, không nhất thiết phải có sự tham gia của Viện kiểm sát điều này không bắt
buộc vì mọi yêu cầu về quyền và nghĩa vụ đều được nguyên đơn trình bày rất rõ
ràng, điểm khác biệt dễ nhận thấy nữa là hay trong phiên tòa dân sự không có bị cáo
hay người bị hại mà chỉ có bị đơn và nguyên đơn.... Chính vì trình tự, thủ tục khác
nhau nên luật áp dụng không thể giống nhau, do đó mà đối với vụ án hình sự khi xét

xử Tòa án phải áp dụng luật nội dung là BLHS và luật hình thức là BLTTHS.
1.2 Cơ sở lý luận của việc áp dụng pháp luật hình sự
1.2.1 Nguyên tắc của hoạt động áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là hoạt động rất quan trọng vì pháp luật tác động vào các
quan hệ xã hội, vào cuộc sống và những quy phạm pháp luật đặt ra là để điều chỉnh
những mối quan hệ trong xã hội. Để điều đó đạt được hiệu quả cao nhất thì chỉ khi
những quy định của pháp luật được áp dụng chính xác, triệt để. Nhưng nếu chỉ
thông qua các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật
thì sẽ có rất nhiều quy phạm pháp luật không được thực hiện hoặc thực hiện không
chính xác. Do đó cần phải có quá trình áp dụng pháp luật để đưa các quy định cụ
thể của pháp luật vào cuộc sống, giúp nhân dân hiểu rõ và nắm vững pháp luật. Để
áp dụng pháp luật được chính xác và đạt hiệu quả cao cần tuân theo một số nguyên
tắc sau:
1.2.1.1 Phân tích đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết hoàn cảnh, điều
kiện của vụ việc thực tế xảy ra
Đây là nguyên tắc cần thiết trong quá trình áp dụng pháp luật, vì chỉ khi có
hoạt động phân tích đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết của vấn đề thì vụ việc
mới được làm sáng tỏ. Tòa án (Hội đồng xét xử) khi áp dụng pháp luật cần xem xét
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

18

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử vụ án Hình sự của Tòa án nhân dân
Việt Nam hiện nay
tất cả những tình tiết của vụ việc, làm sáng tỏ những sự kiện có liên quan đến vụ án
dù là nhỏ để tránh trường hợp bỏ sót những tình tiết quan trọng. Trong những
trường hợp cần thiết, phải áp dụng những biện pháp chuyên môn đặc biệt như giám

định để xác định đúng tính chất của sự kiện như: giám định tỷ lệ thương tật đối với
vụ án cố ý gây thương tích, giám định vật chứng, giám định ADN trong vụ án hiếp
dâm… Khi tiến hành xét xử đối với bất cứ vụ án hình sự nào ngoài việc căn cứ vào
bản cáo trạng của Viện kiểm sát, Tòa án (Hội đồng xét xử) còn căn cứ vào những
tình tiết, diễn biến của vụ án diễn ra tại tòa trong phiên xử và cả những chứng cứ
thu thập được. Hội đồng xét xử phải tiến hành phân tích, đánh giá trên mọi phương
diện để kết quả của hoạt động xét xử đem lại là đúng đắn.
Ngoài việc xem xét các tình tiết thực tế cũng đòi hỏi phải ngh iên cứu xác
định vụ việc đó thật sự có ý nghĩa pháp lý hay không, vì pháp luật không thể được
áp dụng đối với những vụ việc không có đặc trưng pháp lý. Đặc trưng pháp lý ở đây
được hiểu là về chủ thể thực hiện hành vi phạm tội về độ tuổi, trạng thái tinh thần,
hành vi đã thực hiện… phải xem xét ở mọi góc độ thì mới có thể đưa ra sự đánh giá
đúng bản chất của vụ án. Do đó điều quan trọng không chỉ là xác định những tình
tiết, sự kiện của sự việc mà còn phải đánh giá tầm quan trọng về mặt pháp lý của
nó.
Đối với nguyên tắc này quá trình áp dụng pháp luật yêu cầu phải đạt được
một số vấn đề sau:
Nghiên cứu khách quan, toàn diện và đầy đủ những tình tiết của vụ việc
cần có sự nhìn nhận và đánh giá đúng vấn đề, để đem lại sự chính xác khi áp dụng
pháp luật vào sự việc cụ thể;
Xác định đặc trưng pháp lý của sự việc;
Tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc.
1.2.1.2 Lưa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm sáng
rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng
Sau khi phân tích, xem xét đánh giá ình
t tiết của vụ việc một cách rõ ràng,
xác định xong đặc trưng pháp lý thì cần phải lựa chọn quy phạm pháp luật để giải
quyết vấn đề. Muốn lựa chọn quy phạm pháp luật để giải quyết vụ việc, trước hết
cần xác định được ngành luật nào điều chỉnh vụ việc đó, sau mới đến lựa chọn quy
phạm pháp luật cụ thể thích ứng với vụ việc.

Ví dụ: một người phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 BLHS năm
1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 7. Trường hợp này xác định ngay được ngành luật
7

Xem điều 93 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ xung năm 2009.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu

19

SVTH:Nguyễn Thị Cẩm Ly


×