Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng tại huyện thanh miện phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.89 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------

-------

PHẠM THỊ BÔNG

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG
TẠI HUYỆN THANH MIỆN PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------

-------


PHẠM THỊ BÔNG

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG
TẠI HUYỆN THANH MIỆN PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM CHÍ THÀNH

HÀ NỘI, 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm
việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn).

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Phạm Thị Bông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page i


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Phương pháp
thí nghiệm và Thống kê sinh học, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Chí Thành đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Huyện ủy -UBND huyện, Chi cục thống
kê, Phòng Nông nghiệp huyện Thanh Miện; Lãnh đạo Đảng ủy- UBND,
nhân dân các xã: Phạm Kha, Ngũ Hùng, Tiền Phong đã tạo điều kiện, cung
cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bạn bè, đồng
nghiệp và người thân trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Phạm Thị Bông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN


i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC BẢNG

v

DANH MỤC HÌNH

vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

viii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4


1.1.

Cơ sở lý luận của đề tài

4

1.1.1.

Một số khái niệm

4

1.1.2.

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

4

1.1.3.

Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến
hệ thống cây trồng

5

1.2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống cây trồng


13

1.2.1.

Ngoài nước

13

1.2.2.

Trong nước

18

1.3.

Nhận thức và các nhiệm vụ phải giải quyết trong xây dựng nông thôn mới

24

1.3.1.

Nhận thức về xây dựng nông thôn mới

24

1.3.2.

Nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới


25

1.3.3.

Hệ thống cây trồng phục vụ xây dựng nông thôn mới

26

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1.

Địa điểm nghiên cứu: huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. trong đó,

28
28

chọn 3 xã đại diện: Phạm Kha, Ngũ Hùng, Tiền Phong.

28

2.1.2.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03/2013 – tháng 3/2014.

28


2.2.

Nội dung nghiên cứu

28

2.3.

Phương pháp nghiên cứu

28

2.3.1.

Thu thập thông tin thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

28

2.3.2.

Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) về
hiện trạng hệ thống cây trồng gồm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

28
Page iii


2.3.3.


Phân tích kết quả điều tra ( Thu thập thông tin từ nhóm KIP)

2.3.4.

Thí nghiệm: so sánh các giống khoai lang có triển vọng của Viện

29

Cây lương thực và Cây thực phẩm là KLC3, KLC5, VC0424,
VC9711, VC682 và Hoàng Long (Đối chứng).

30

2.4.

Phương pháp phân tích số liệu

33

2.4.1.

Phân tích hiệu quả kinh tế

33

2.4.2.

Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm


33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

3.1.

Những yếu tố chi phối sự hình thành hệ thống cây trồng

34

3.1.1.

Vị trí địa lý và khả năng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa

34

3.1.2.

Môi trường tự nhiên

36

3.1.3.

Các yếu tố kinh tế xã hội

42


3.1.4.

Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp

44

3.1.5.

Xây dựng nông thôn mới ở Thanh Miện

46

3.1.6.

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện
Thanh Miện

47

3.2.

Hiện trạng hệ thống cây trồng hàng năm

48

3.2.1.

Xu hướng biến đổi cây trồng hàng năm theo thời gian

48


3.2.2.

Hệ thống cây trồng nông nghiệp ngắn ngày phân theo mùa vụ

52

3.3.

Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng phục vụ chương trình xây
dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Miện

59

3.3.1.

Chọn loại cây trồng

59

3.3.2.

Chọn giống cây trồng

62

3.3.3.

Lựa chọn hệ thống sử dụng đất


62

3.3.4

Nghiên cứu mở rộng diện tích trồng khoai lang vụ đông

69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

83

1.

Kết luận

83

2.

Đề nghị

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

PHỤ LỤC


88

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1.

Một số yếu tố khí hậu tại tỉnh Hải Dương

36

3.2.

Mùa vụ trồng trọt một số cây trồng chính ở Thanh Miện

38

3.3.

Các loại đất chính có ở Thanh Miện


40

3.4.

Phân loại đất theo địa hình và loại hình sử dụng đất nông nghiệp ở Thanh
Miện.

41

3.5.

Hiện trạng sử dụng đất ở Thanh Miện (2012)

41

3.6.

Tình hình phát triển dân số ở Thanh Miện

42

3.7.

Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thanh Miện

43

3.8.

Giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất nông nghiệp


44

3.9.

Diện tích, năng suất một số cây trồng hàng năm chính

49

3.10. Diện tích, sản lượng một số cây trồng lâu năm

50

3.11. Bộ giống một số cây trồng chính

51

3.12. Hiện trạng sản xuất cây trồng vụ xuân 2013

52

3.13. Hiện trạng sản xuất cây trồng vụ mùa 2013

52

3.14. Hiện trạng sản xuất cây trồng vụ đông 2013

53

3.15. Cơ cấu cây trồng trên đất bãi phù sa ngoài đê sông Luộc


56

3.16. Cơ cấu cây trồng trên đất cao trong đồng

57

3.17. Cơ cấu cây trồng trên đất vàn trong đồng

57

3.18. Hệ thống sử dụng đất trũng trong đê

58

3.19. Loại cây trồng vụ xuân và hiệu quả kinh tế

59

3.20. Loại cây trồng vụ mùa và hiệu quả kinh tế

60

3.21. Loại cây trồng vụ đông và hiệu quả kinh tế

61

3.22. Hiệu quả kinh tế của sản xuất các giống lúa ở Thanh Miện.

62


3.23. Hiệu quả kinh tế của cơ cấy cây trồng trên đất bãi ngoài đê

62

3.24.

Hiệu quả xã hội của cơ cấu cây trồng trên đất bãi ngoài đê

63

3.25.

Hiệu quả môi trường của cơ cấu cây trồng trên đất bãi ngoài đê

63

3.26.

Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng số trên đất cao trong đồng

64

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.27.


Hiệu quả xã hội của cơ cấu cây trồng trên cao trong đồng

64

3.28.

Hiệu quả môi trường của cơ cấu cây trồng trên đất cao trong đồng

65

3.29. Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng trên đất vàn trong đồng

65

3.30.

Hiệu quả xã hội của cơ cấu cây trồng trên vàn trong đồng

66

3.31.

Hiệu quả môi trường của cơ cấu cây trồng trên đất vàn trong đồng

67

3.32.

Hiệu quả kinh tế của hệ thống sử dụng đất trũng trong đồng


67

3.33.

Hiệu quả xã hội của hệ thống sử dụng trũng trong đồng

68

3.34.

Hiệu quả môi trường của hệ thống sử dụng đất trũng trong đồng

68

3.35.

Hệ thống sử dụng đất lựa chọn phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới
ở Thanh Miện

69

3.36. Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của các giống khoai lang
thí nghiệm.

73

3.37. Động thái tăng trưởng số nhánh cấp 1 của các giống khoai lang
thí nghiệm

74


3.38. Động thái tăng trưởng số lá/thân chính của các giống khoai lang
thí nghiệm.

75

3.39. Chỉ số diện tích lá và hàm lượng chất khô thân lá của các giống khoai
lang thí nghiệm

75

3.40. Đánh giá độ che phủ của các giống khoai lang thí nghiệm qua các thời
kì theo dõi
3.41.

76

Khả năng thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh của các giống các giống
khoai lang

76

3.42. Thành phần sâu bệnh hại khoai lang qua các thời kì

77

3.43. Năng suất cá thể các giống khoai lang

77


3.44. Năng suất củ, năng suất thân lá, năng suất sinh khối

79

3.45. Năng suất chất khô thân lá, năng suất chất khô củ, năng suất củ thương
phẩm, tỷ lệ củ thương phẩm

80

3.46. Hàm lượng tinh bột, hàm lượng gluxit và chất lượng ăn nếm của giống
khoai lang
3.47. Một số đặc điểm thực vật học của các giống thí nghiệm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

82
82
Page vi


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1.1

Vị trí của HTCT trong hệ thống canh tác


12

3.1.

Đặc điểm nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại tỉnh Hải Dương
(2007-2012)

3.2.

37

Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại tỉnh Hải Dương
(2007-2012)

37

3.3.

Hiện trạng sử dụng đất tại Thanh Miện

41

3.4.

Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2012 tại huyện Thanh Miện

43

3.5.


Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng vụ xuân

59

3.6.

Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng vụ mùa

60

3.7.

Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng vụ đông

61

3.8.

So sánh số củ/dây giữa các giống khoai lang

78

3.9.

So sánh khối lượng trung bình củ giữa các giống khoai lang

78

3.10.


Năng suất củ tươi, năng suất thân lá tươi các giống khoai lang (Tấn/ha) 79

3.11.

So sánh năng suất chất khô thân lá và năng suất chất khô củ của các

3.12.

giống khoai lang

81

Năng suất củ thương phẩm ở các giống khoai lang (Tấn/ha)

81

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT

: Công thức

ĐC

: Đối chứng


HLTB

: Hàm lượng tinh bột

HSKT

: Hệ số kinh tế

HST

: Hệ sinh thái

HT

: Hệ thống

HTCT

: Hệ thống cây trồng

HTNN

: Hệ thống nông nghiệp

HTTT

: Hệ thống trồng trọt

HTX


: Hợp tác xã

NS

: Năng suất

NST

: Ngày sau trồng

NTM

: Nông thôn mới

SL

: Sản lượng

HLProtein

: Hàm lượng protein

HLCKC

: Hàm lượng chất khô củ

HLCKTL

: Hàm lượng chất khô thân lá


NSC

: Năng suất củ

NSTL

: Năng suất thân lá

NSCKC

: Năng suất chất khô củ

NSCKTL

: Năng suất chất khô thân lá

NSSK

: Năng suất sinh khối

NSTBC

: Năng suất tinh bột củ

KLTBC

: Khối lượng trung bình củ

KLC/C


: Khối lượng củ/cây

KLTL

: Khối lượng thân lá

KLTBC

: Khối lượng trung bình củ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới có nội hàm là xây dựng hệ thống khoa học công
nghệ mới, xây dựng hệ thống tổ chức sản xuất mới, xây dựng hệ thống sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên nhằm tạo ra môi trường sống trong lành, tạo ra nền kinh
tế phát triển bền vững.
Nông thôn huyện Thanh Miện nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung
hiện đang sử dụng hệ thống khoa học công nghệ phục vụ cho kinh tế hộ nông
dân. Người nông dân trồng trọt loại cây gì, áp dụng hệ thống công nghệ ra sao là
tùy thuộc vào môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng và điều kiện kinh tế
cụ thể của nông hộ như đất đai, lao động, tiền vốn và kỹ năng nghề nghiệp của
hộ. Hệ thống sản xuất dựa vào hộ nông dân có ưu điểm kích thích sự phát triển
kinh tế đã giúp cho Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu
lương thực vào hạng nhất nhì thế giới nhưng chất lượng hàng hóa thấp nên giá trị
hàng hóa không có khả năng cạnh tranh với nông sản của thế giới và cuối cùng là

thu nhập của nông dân thấp.
Để nâng cao đời sống cho nông dân, Nhà nước chủ trương xây dựng nông
thôn mới, trong đó có nhiệm vụ xây dựng hệ thống cây trồng mới với mục đích
gia tăng giá trị sản xuất và phát triển bền vững. Vì lẽ trên trong thời gian làm
luận văn thạc sĩ, tôi chọn đề tài nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng tại huyện
Thanh Miện phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng, hệ thống trồng trọt, sản xuất nông
nghiệp của huyện nhằm đề xuất hệ thống cây trồng theo hướng sản xuất phù hợp
với điều kiện địa phương nâng cao hiệu quả kinh tế bền vững.
Yêu cầu của đề tài
+ Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hệ
thống cây trồng tại địa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


+ Đánh giá đúng được thực trạng về hệ thống cây trồng của huyện, tìm ra
các lợi thế để kế thừa, các tồn tại để nghiên cứu biện pháp khắc phục.
+ Đề xuất được hệ thống cây trồng mới đáp ứng được yêu cầu của chương
trình xây dựng nông thôn mới.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa hệ
thống cây trồng, hệ thống sản xuất cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, trên cơ
sở đó bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
vùng nghiên cứu.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở chọn được hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội của vùng: phát triển giống mới, phát triển kỹ thuật trồng trọt thích
hợp nâng cao thu nhập cho người nông dân, hướng tới phát triển nông nghiệp
phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố tự nhiên bao gồm: đất, nước, khí hậu, các yếu tố sinh vật,
trong đó có cây trồng, vật nuôi,…
- Các yếu tố về kinh tế – xã hội bao gồm: các cơ chế chính sách thị trường,
giá cả dịch vụ, điều kiện cơ sở hạ tầng và nông hộ… có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao và bền vững phục vụ xây
dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Miện.
- Các hệ thống canh tác và cây trồng hiện đang được sử dụng chuyển đổi
cơ cấu cây trồng phục vụ xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Miện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về hệ thống cây trồng của huyện Thanh Miện, từ đó đề
ra một số công thức luân canh, mô hình sản xuất bền vững.
- Đề tài được thực hiện tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Các xã
Phạm Kha, Ngũ Hùng, Tiền Phong đại diện để điều tra và làm thử nghiệm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


- Thời gian: từ tháng 3/2013 đến tháng 3/2014
- Hệ thống sử dụng đất ở Thanh Miện khá đa dạng (cây trồng nông nghiệp
ngắn ngày, cây trồng nông nghiệp dài ngày, nuôi cá… Trong phạm vi đề tài này
và giới hạn thời gian thực hiện một luận văn thạc sỹ, chúng tôi xin được giới hạn
đề tại nghiên cứu dừng lại ở cây trồng nông nghiệp ngắn ngày. Trong cây trồng

nông nghiệp ngắn ngày, đề tài được giới hạn trong phạm vi chọn loại cây trồng,
giống cây trồng và công thức luân canh để phục vụ cho chương trình xây dựng
nông thôn mới, còn các biện pháp kỹ thuật khác sẽ được giải quyết ở các công
trình nghiên cứu tiếp theo. Do có quá nhiều loại cây, đề tài nghiên cứu xin được
giới hạn phạm vi giống cây trồng ở hai loại là giống lúa vì lúa là cây trồng chủ
lực của Thanh Miện và giống khoai lang – đây là loại cây trồng dự kiến mở rộng
vào vụ đông.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm
Theo Phạm Chí Thành (1988), thì hệ thống cây trồng có nội hàm gồm loại
cây trồng, giống cây trồng và công thức luân canh cây trồng trong năm trên một
mảnh đất cụ thể.
Theo Phạm Chí Thành (2012), xây dựng nông thôn mới có nội hàm gồm
xây dựng hệ hống biện pháp kỹ thuật, xây dựng hệ thống tổ chức sản xuất và xây
dựng hệ thống sử dụng nguồn tài nguyên.
Trong những năm trước đây, hệ thống cây trồng được xây dựng phục vụ
cho nền nông nghiệp lấy hộ nông dân làm đơn vị sản xuất cơ sở. Người nông dân
trồng trọt loại cây trồng gì, giống gì và công thức luân canh nào trên mảnh ruộng
của họ là tùy thuộc vào các yếu tố bên ngoài gồm các yếu tố tự nhiên, các yếu tố
kinh tế xã hội của vùng, các yếu tố bên trong như đất đai, lao động, tiền vốn và
kỹ năng nghề nghiệp của nông hộ.
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nông thôn mới theo hướng sản xuất

hàng hóa tập trung. Người nông dân trồng trọt như thế nào là tùy thuộc vào các
yếu tố bên ngoài như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, còn các yếu tố
bên trong không còn phụ thuộc nhiều vào nông hộ nữa. Người quyết định hệ
thống cây trồng là hiệp hội sản xuất.
Hiệp hội sản xuất là sự liên kết giữa các hộ nông dân với nhau, liên kết
giữa người nông dân với các nhà khoa học, liên kết giữa nông dân với ngân hàng
và những người làm thương mại dịch vụ.
1.1.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu trong thực hiện đề tài nghiên cứu cải
tiến hệ thống cây trồng phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới là tiếp cận
hệ thống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Tiếp cận hệ thống có nội hàm:
1- Khi nghiên cứu một hệ thống không thể nghiên cứu riêng lẻ các phần tử
mà phải nghiên cứu trong mối quan hệ với các phần tử khác và phải đặc biệt chú
ý đến các thuộc tính mới xuất hiện.
2- Khi nghiên cứu một hệ thống trong môi trường của nó xem xét sự
tương quan giữa hệ thống và môi trường mới có thể xác định rõ hơn hành vi và
mục tiêu hoạt động của hệ thống cũng như các ràng buộc mà ngoại cảnh áp dụng
đặt lên hệ thống.
3- Các hệ thống thực tế thường là các hệ thống có cấu trúc phân cấp, do đó
phải xác định rõ mức cấu trúc.
4- Các hệ thống thường là các hệ thống hữu ích tức là sự hoạt động của hệ
thống có thể điều khiển được nhằm đạt được những mục tiêu đã định. Từ đó nảy
sinh vấn đề phải cần kết hợp các mục tiêu.

5- Với mỗi hệ thống điều quan tâm chủ yếu là hành vi của nó, song hành
vi lại phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống một cách tái định hoặc ngẫu nhiên. Do
đó phải kết hợp cấu trúc với hành vi.
6- Các hệ thống thực tế thường là đa cấu trúc (chồng chất các cấu trúc). Vì
vậy phải nghiên cứu theo nhiều góc độ rồi kết hợp lại. Người ta đi từ việc nghiên
cứu cấu trúc hiện sang nghiên cứu cấu trúc mờ.
1.1.3. Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội
đến hệ thống cây trồng
1.1.3.1. Quan hệ giữa khí hậu và hệ thống cây trồng
Theo Trần Đức Hạnh và cs (1997) khí hậu là một thành phần rất quan
trọng của các hệ sinh thái, là tổng hợp các yếu tố thời tiết, là một trong những
yếu tố quyết định hệ thống trồng trọt của mỗi vùng. Vì vậy xác định hệ thống cây
trồng, điều quan tâm đầu tiên là các yếu tố cấu thành khí hậu.
Khí hậu tạo năng lượng chủ yếu cho quá trình hình thành chất hữu cơ, tạo
năng suất cây trồng. Hệ thống cây trồng tận dụng cao nhất điều kiện khí hậu sẽ có
tổng giá trị sản phẩm và giá trị kinh tế cao nhất. Hệ thống cây trồng hợp lý là phải
tránh được tác hại của các điều kiện bất lợi của khí hậu. Bố trí hệ thống cây trồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


hợp lý cho một vùng là phải tận dụng được sản phẩm có giá trị cao nhất trên cơ sở
nắm bắt cụ thể các chế độ mưa, nắng trong năm, trong mùa vụ ở từng khu vực.
Hệ thống cây trồng và khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ. Khi mà yếu tố khí
hậu ổn định thì có một hệ thống cây trồng thích ứng và ổn định. Yếu tố khí hậu
thay đổi phụ thuộc nhiều vào hoàn lưu khí quyển của vùng. Những yếu tố khí
hậu quyết định đến hệ thống cây trồng là: Nhiệt độ (trung bình, tối cao, tối thấp,
biên độ nhiệt độ), ánh sáng (bức xạ quang hợp, độ dài ngày) và nguồn nước
(nước mặt, nước ngầm, lượng mưa/năm, thoát hơi nước). Các yếu tố này ảnh

hưởng rất lớn đến sản xuất, chất lượng cây trồng, khi chúng ta tác động theo
chiều hướng có lợi thì năng suất cây trồng cao.
* Tài nguyên ánh sáng và bức xạ quang hợp
- Độ dài ngày: ánh sáng bức xạ mặt trời nói chung và độ dài ngày nói
riêng rất có ý nghĩa trong việc lựa chọn giống cây trồng để đưa vào vùng cần
thiết, đặc biệt với cây trồng có độ phản ứng dài ngày. Độ dài ngày ở một vĩ độ
không đổi nhưng thay đổi theo thời gian và theo mùa. Mùa sinh trưởng của cây
trồng thay đổi theo mùa nhiệt và mùa mưa, ẩm. Do vậy khi xem xét vai trò của ánh
sáng đối với cây trồng phải xem xét độ dài ngày theo mùa sinh trưởng của cây trồng.
- Bức xạ quang hợp: bức xạ mặt trời đặc biệt quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Thứ nhất ánh sáng là nguồn năng lượng mà cây xanh chuyển thành
năng lượng hóa học qua quá trình quang hợp; thứ hai, bức xạ là nguồn năng
lượng chính trong quá trình bốc hơi, quyết định nhu cầu nước của cây trồng.
Những sóng bức xạ tham gia vào quá trình quang hợp gọi là bức xạ hoạt động
quang hợp. Tổng hợp bức xạ cao hay thấp gián tiếp cho ta biết năng suất tiềm
năng của cây trồng cao hay thấp.
- Số giờ nắng: Số giờ nắng cũng là cơ sở để tính ra bức xạ quang hợp. Số
giờ nắng liên quan đến sinh trưởng của cây trồng. Số giờ nắng tác động trực tiếp
đến quá trình quang hợp, tổng hợp chất khô của cây trồng, số giờ nắng quyết
định độ dài ngày và cường độ ánh sáng. Theo Đào Thế Tuấn (1987): số giờ
nắng/ngày và cường độ ánh sáng ở giai đoạn cuối vụ liên quan chặt chẽ đến năng
suất cây trồng (đối với cây lúa là 45 ngày cuối vụ). Số giờ nắng/ngày và số giờ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


nắng/vụ có ý nghĩa quan trọng đối với cây lúa: Nếu số giờ nắng/ngày dưới 3 giờ
thì cây thiếu nắng, từ 3,1-6,0 giờ thì cây đủ nắng, trên 6 giờ là điều kiện tối ưu.
* Tài nguyên nhiệt

- Tích nhiệt: là đơn vị biểu hiện thời gian cần thiết để thực hiện hoàn thành
một giai đoạn hay cả một vòng sinh trưởng, phát triển. Thông qua tích nhiệt cả năm
của một vùng nào đó có thể nắm bắt khả năng gieo trồng số vụ trong năm.
- Biên độ ngày, đêm của nhiệt độ (chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và
thấp nhất) được xem như là một chỉ tiêu phân loại khí hậu. Đối với sản xuất nông
nghiệp, biên độ ngày, đêm có tác dụng lớn đối với quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây trồng, đặc biệt trong quá trình quang hợp tích lũy vật chất và quá trình hô
hấp vào ban đêm. Do đó, đối với từng vùng thời gian có nhiệt độ ngày càng lớn
chính là thời gian thích hợp và thuận lợi với quá trình ra hoa, tạo quả và làm hạt (củ)
của nhiều loại cây trồng. Biên độ nhiệt độ chênh lệch càng cao thì năng suất càng
cao do cường độ quang hợp ban ngày vẫn ổn định mà hô hấp lại giảm vào ban đêm,
tạo nên năng suất cao, đặc biệt sẽ làm tăng chất lượng nông sản.
* Lượng mưa, chế độ mưa
Mưa là một trong những yếu tố rất quan trọng của khí hậu nói chung và
khí hậu nông nghiệp nói riêng. Lượng mưa trung bình hàng tháng hay hàng năm
chỉ thể hiện đặc trưng chung của một vùng khí hậu nhất định. Nước mưa cung
cấp phần lớn lượng nước mà cây yêu cầu, nhất là các vùng đất không có khả
năng tưới tiêu theo hệ thống thủy lợi. Nước mưa ảnh hưởng đến quá trình canh
tác và quy hoạch. Do vậy khi xác định hệ thống cây trồng cũng cần chú ý đến
lượng mưa hàng năm, hàng vụ ở các tiểu vùng sinh thái ( Lê Duy Thước, 1991);
(Bùi Quang Toản, 1992). Lượng mưa hay độ ẩm tác động rất rõ đến quá trình
sinh trưởng, phát triển của hầu hết các loại cây trồng, đặc biệt là giai đoạn ra hoa.
Thiếu nước trước hoặc sau khi ra hoa cây sẽ giảm năng suất rất nghiêm trọng,
nhưng ngược lại vào thời kỳ này nếu mưa nhiều cũng gây tác hại rất lớn, cây khó
có khả năng hấp thụ hoàn toàn, đất ngập úng bị thiếu không khí ảnh hưởng đến
hoạt động của bộ rễ và sự sinh trưởng của cây.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7



* Chế độ gió: Chế độ gió ảnh hưởng đến chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ
theo mùa.
- Gió mùa Đông Bắc: về mùa đông do vùng ôn đới lạnh giá tạo nên các áp
lực cao lục địa và di chuyển xuống phía Nam hoặc Đông Nam địa phận Trung
Quốc, rìa phía Nam của nó lấn xuống miền Bắc nước ta gây nên gió mùa Đông
Bắc. Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khí hậu các tỉnh
miền Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đột
ngột làm giảm nhiệt độ 7-10oC so với bình quân nên thường gây hiệu quả xấu
đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với sản xuất lúa xuân.
- Gió Tây Nam khô nóng xuất phát từ áp thấp kho nóng Ấn Độ - Miến
Điện hoặc từ vịnh Bengan, khi qua dải núi cao Trường Sơn phần nhiều hơi nước
giữ lại ở phía Tây Nam, khi vào đến nước ta thì trở lên khô và nóng, nhưng chỉ
xuất hiện từng đợt. Ở khu vực các tỉnh miền Bắc, gió Tây Nam khô nóng thường
bắt đầu vào tháng 6 kết thúc vào tháng 8 và gây hậu quả xấu như: đất thiếu nước,
cây cối khô héo, giảm năng suất, tăng tích lũy sắt, nhôm, pH giảm gây thoái hóa
đất, Gió Tây Nam nóng xuất hiện làm tăng cường độ bốc hơi nước, nếu xuất hiện
vào thời kỳ lúa xuân trỗ bông, thụ phấn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Khả năng bảo đảm nhiệt độ và độ ẩm cho các loại cây trồng ngắn là hai
yếu tố chính để xem xét, bố trí hệ thống cây trồng. Từ đó các nhà nông học đã
đưa ra các khái niệm về cây ưa nóng, cây ưa lạnh và cây trung gian với nhiệt độ
ở ranh giới 20oC. Cây ưa nóng là các loại cây có thể sinh trưởng tốt, ra hoa, kết
quả tốt ở nhiệt độ trên 20oC như cây lúa, mía, lạc… Cây ưa lạnh là những loại
cây sinh trưởng tốt, ra hoa, kết quả tốt ở nhiệt độ dưới 20oC.
Bố trí hệ thống cây trồng hợp lý là cần nắm cụ thể các chế độ mưa, nắng
trong năm, trong từng mùa vụ ở khu vực. Có thế mới tận dụng được tối ưu các
điều kiện thời tiết vùng đó để nhằm tạo ra được một khối lượng sản phẩm có giá
trị cao nhất. Việc bố trí hệ thống cây trồng, đặc biệt với cây hàng năm phụ thuộc
rất nhiều vào tổng tích ôn hàng năm ở từng vùng, tiểu vùng sinh thái và nhiệt

lượng cây cần để hoàn thành chu trình sinh trưởng và phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


1.1.3.2. Quan hệ giữa đất đai và hệ thống cây trồng
Đất là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái, là nguồn cung cấp
nước và dinh dưỡng cho cây trồng. Điều kiện đất đai là một trong những căn cứ
quan trọng sau điều kiện khí hậu để bố trí hệ thống cây trồng. Tùy thuộc vào điều
kiện địa hình, độ dốc, chế độ nước ngầm, thành phần cơ giới của đất… để bố trí
hệ thống cây trồng phù hợp (Phạm Văn Chiêu, 1964; Ngô Thế Dân và cs, 1993;
Bùi Thị Xô, 1994).
Quá trình sản xuất nông nghiệp trên đất bằng ít chịu sự tác động của các
nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội so với các vùng đất dốc; tình trạng xói mòn đất
và khô hạn cũng sẽ ít hơn nên tính bền vững của hệ canh tác trên đất bằng cao
hơn; năng suất, sản lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế thu được cũng cao và ổn
định hơn. Một số nhà khoa học nông nghiệp cho rằng quá trình phát triển của hệ
thống cây trồng là sự phát triển đồng ruộng đi từ cao đến thấp. Có nghĩa là hệ
thống cây trồng đã phát triển trên hệ thống đất cao trước sau đó mới đến đất thấp.
Đây là quá trình hình thành của hệ sinh thái đồng ruộng.
1.1.3.3. Quan hệ giữa loại cây trồng và hệ thống cây trồng
Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp. Bố trí hệ
thống cây trồng là lựa chọn loại cây trồng nào lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí
hậu, đất đai ở vùng đó, hoặc tạo cho cây trồng phát huy nhiều nhất khả năng
thích ứng của chúng với điều kiện của vùng (Nguyễn Vy, 1982). Khác với điều
kiện khí hậu, đất đai là yếu tố mà con người ít có khả năng thay đổi bản chất theo
hướng mà con người mong muốn.
Các nhà sinh lý học thực vật năm 1960 cho thấy các vùng có khí hậu nhiệt

đới thì ánh sáng, nguồn nước, chất dinh dưỡng chưa được sử dụng đúng mức, còn
có thể khai thác tăng vụ sản xuất lên hơn nữa. Điển hình nhất là cuộc cách mạng
xanh ở các nước nhiệt đới đã du nhập và sản xuất thành công nhiều giống lúa nước
ngắn ngày, năng suất cao có thể gieo trồng từ 2-3 vụ/năm. Các chế độ trồng xen,
trồng gối liên tiếp nhau với các loại cây trồng khác nhau đã được chú ý nhiều ở hầu
hết các nước có nền nông nghiệp phát triển nhất là ở những nước ít có diện tích canh
tác nhưng dân số đông.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học, sự phân
công trong nội bộ ngành nông nghiệp ngày càng có sự thay đổi về tỷ lệ và phát triển
thêm nhiều nghề mới, xuất hiện nhiều phân hệ mang tính liên tục và không ngừng
hoàn thiện, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội về các nông sản phẩm.
Quá trình sản xuất và tiêu dùng là 2 quá trình đan xen mang tính lịch sử và
xã hội, có tác động qua lại lẫn nhau. Sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển,
phong phú và đa dạng thì càng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày
càng cao. Sự xuất hiện nhu cầu tiêu dùng mới là động lực thúc đẩy quá trình cải
tiến cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm mới. Quan hệ này tuân
theo nguyên lý phát triển, được chuyển đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp và ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.3.4. Quan hệ giữa phương thức canh tác, quần thể sinh vật với hệ
thống cây trồng
Các biện pháp kỹ thuật như làm đất, tưới nước, bón phân, chăm sóc, cải
tạo đất, trừ cỏ dại, sâu bệnh, chọn tạo giống cây trồng năng suất cao, chất lượng
tốt, luân canh cây trồng theo thời vụ… đều được coi là liên quan chặt chẽ đến hệ
thống cây trồng. Trong các hệ thống sinh vật nhân tạo, các thành phần cỏ dại,
thực vật bậc thấp, động vật nhỏ, côn trùng, vi sinh vật là những quần thể sinh vật

sống. Do đó khi bố trí hệ thống cây trồng cần chú ý các mối quan hệ này để hệ
thống cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, (Nguyễn Vy, 1991).
Các tiêu chuẩn cần có của hệ thống nông nghiệp là sự phối hợp giữa cây trồng
và gia súc, phương pháp trồng trọt và chăn nuôi gia súc, cường độ lao động, vốn đầu
tư, kiểu tổ chức sản xuất và tính chất hàng hóa, khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Luân canh là biện pháp kỹ thuật nông nghiệp hoàn chỉnh có tổ chức để
hoàn thành mục tiêu sản xuất nông nghiệp ở một vùng, tiểu vùng khu vực nhất
định dựa trên cơ sở lợi dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng
đó. Các chế độ canh tác khác nhau như thủy lợi, phân bón, nước, đất, bảo vệ thực
vật… đều căn cứ vào loại cây trồng, giống cây trồng và trình tự luân canh trong
hệ thống luân canh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Mối quan hệ giữa các loại cây trồng trong hệ thống luân canh là quan hệ
giữa cây trồng trước với cây trồng sau và ảnh hưởng của chúng trong một cơ cấu
cây trồng ở một vùng hay tiểu sinh thái. Điều đó cho thấy trong bố trí cơ cấu cây
trồng, việc xác định cây trồng trước và sau rất quan trọng, vừa đáp ứng được mục
đích sản xuất, vừa lợi dụng được các điều kiện tốt nhất của tự nhiên giúp cây
trồng hoàn chỉnh hơn trong hệ thống luân canh.
Cây trồng ở mỗi vùng có khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh và
thường xuyên bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên. Điều kiện tự nhiên của từng
tiểu vùng sinh thái đều có những nét đặc thù, do đó khi đưa cây trồng mới vào để
thay đổi cơ cấu cây trồng và cải tiến hệ thống cây trồng cần phải chú ý đến tính
chất này. Bố trí cây trồng hoặc giống mới vào một địa bàn cụ thể nhằm đạt được
lợi ích kinh tế cao hơn chú ý đáp ứng thỏa mãn nhu cầu sinh thái của nó.
Theo quan điểm sinh thái cây trồng không có loại cây trồng nào có khả

năng sử dụng hết nguồn tài nguyên thiên nhiên ở một vùng nông nghiệp. Một
trong những biện pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm tận dụng tối đa nguồn lợi tự nhiên
và kinh tế, xã hội và bố trí hệ thống cây trồng hợp lý cho một vùng hay một đơn
vị sản xuất nông nghiệp. Hệ thống cây trồng này là một trong những nội dung
của hệ thống biện pháp kỹ thuật gọi là chế độ canh tác. Hệ thống cây trồng là yếu
tố cơ bản nhất của chế độ canh tác vì chính cây trồng quyết định nội dung của
biện pháp kỹ thuật khác. Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa cây trồng và môi
trường qua sơ đồ sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


Hệ thống canh tác

Hệ thống trồng

Hệ thống chăn

Hệ thống chế

trọt

nuôi

biến

Hệ thống cây trồng


Môi trường:
Điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã
hội

Đầu vào

Cây trồng và giống
cây trồng

Đầu ra

Năng suất, chất
lượng, giá cả

Hình 1.1 Vị trí của HTCT trong hệ thống canh tác
Trên cơ sở lý luận về hệ thống cây trồng và thực tế sản xuất nông nghiệp ở
nước ta trong thời gian qua, viện sĩ Đào Thế Tuấn (1987) đã nhận định: Việc
phát triển trồng trọt trong thời gian tới cần phải dựa vào “Hiệu ứng hệ thống”
bằng cách bố trí lại hệ thống cây trồng thích hợp với các điều kiện đất đai, khí
hậu và các chế độ khác. Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khai
thác, sử dụng cao nhất các nguồn lợi tự nhiên, lao động. Đa dạng hóa cây trồng
về chủng loại, giống… là một biện pháp nâng cao tính hiệu quả của hệ thống.
1.1.3.5. Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế xã hội và hệ thống cây trồng
Theo Phạm Chí Thành (1988), người nông dân trồng cây gì phải xuất phát
từ điều kiện kinh tế như có vốn để đầu tư hay không, có thị trường tiêu thụ hay
không, cơ sở hạ tầng như hệ thống tưới tiêu nước, hệ thống giao thông có thuận
lợi hay không, lực lượng lao động có hay không… Như đã nói ở trên, hệ thống
cây trồng muốn phát huy được tác dụng phải phù hợp với tổ chức sản xuất, với
các chính sách của nhà nước. Hệ thống cây trồng muốn phát huy được tác dụng

phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của vùng và của người nông dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ thống cây trồng
1.2.1. Ngoài nước
Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp lâu dài, ở những điều kiện sinh thái
và xã hội khác nhau, ở nhiều nơi trên trái đất vào những thời điểm nhất định của
lịch sử đã hình thành những trung tâm cây trồng chủ yếu của nhân loại, bao gồm
cây dại và cây trồng. Lịch sử nông nghiệp thế giới cũng chỉ rõ việc chuyển đổi
sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn liền với biến đổi sâu sắc hệ thống cây trồng.
- Từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, cuộc cách mạng hệ thống cây
trồng được bắt đầu ở một số nước Tây Âu, chế độ độc canh trong nông nghiệp
được thay thế bằng các chế độ luân canh cây ngũ cốc và đồng cỏ, đồng thời sử
dụng các loại cây họ đậu làm thức ăn gia súc kết hợp với công cụ cải tiến là phân
bón đã thực sự nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Các chế độ luân canh
này đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển nông nghiệp của châu
Âu. Theo chế độ luân canh này, hệ thống cây trồng gồm một số cây chăm sóc
giữa hàng như khoai tây, cây lấy củ, ngũ cốc, cỏ ba lá và ngũ cốc mùa hè. Chế độ
luân canh này cũng đồng thời tăng cường các biện pháp kỹ thuật như làm đất,
bón phân… Chính vì lẽ đó, năng suất ngũ cốc được tăng lên gấp 2 lần so với chế
độ luân canh cũ và sản phẩm lương thực, thực phẩm được tăng lên gấp 4 lần trên
cùng 1ha đất canh tác ( như các loại cây có củ, quả được đưa thêm vào hệ thống
cây trồng và năng suất của chính cây ngũ cốc được tăng lên). Chế độ luân canh
mới này đã tạo ra những điểm đột phá thắng lợi như Anh, Bỉ, Hà Lan, Pháp và
tiếp theo các nước châu Âu khác (Bùi Huy Đáp và cs, 1996).
Từ những thập niên 60, các nhà sinh lý thực vật đã nhận ra rằng không

một loại cây trồng nào có thể sử dụng hoàn toàn triệt để tài nguyên thiên nhiên
của mỗi vùng. Lấy căn cứ vào các mối liên hệ giữa cây trồng với môi trường và
công tác quản lý nông nghiệp, để tìm ra phương pháp nghiên cứu hệ thống công
thức luân canh cây trồng mới, với hệ canh tác đơn giản để thay thế hệ thống canh
tác cũ, khắc phục tình trạng mất cân bằng sinh học, có hiệu quả kinh tế cao hơn
và có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không
gây ô nhiễm môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


- Các viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới hàng năm đã lai tạo,
tuyển chọn ra nhiều loại cây trồng mới, đưa ra nhiều công thức luân canh, quy
trình kỹ thuật tiến bộ, đề xuất cơ cấu cây trồng thích hợp cho từng vùng sinh thái
nhằm tăng năng suất, sản lượng và giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích
canh tác. Đặc biệt là Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã góp nhiều thành tựu
về cơ cấu giống lúa (Vũ Tuyên Hoàng, 1995).
- Ở châu Á, chế độ xen canh, gối vụ truyền thống cũng đã được nghiên
cứu và phát triển. Năm 1960, Hàn Quốc, Đài Loan đã đạt chỉ số thâm canh tăng
vụ 1,5 và 1,8 lần. Cùng thời kỳ này các nhà nghiên cứu của IRRI đã nhận thức
rằng các giống lúa mới thấp cây, cứng lá tiềm năng năng suất cao cũng chỉ có thể
giải quyết vấn đề lương thực phạm vi hạn chế. Do đó từ những năm đầu của thập
kỷ 70 họ đã đi sâu nghiên cứu toàn bộ hệ thống cây trồng trên đất lúa theo hướng
lấy lúa làm cây chủ đạo và tăng cường phát triển các loại cây hoa màu trồng cạn.
Các chế độ trồng xen, trồng gối, trồng nối tiếp ngày càng được chú ý nghiên cứu.
Ở châu Á đã hình thành một “mạng lưới hệ canh tác” đó là một tổ chức hợp tác
nghiên cứu giữa Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và nhiều quốc gia trong
vùng. Hệ thống cây trồng trong mạng lưới này rất đa dạng và phong phú với
nhiều mục tiêu cụ thể như: thử nghiệm tăng vụ bằng các cây trồng mới ngắn

ngày để thu hoạch trước mùa mưa lũ hoặc xen canh, luân canh tăng vụ, xác định
hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh hoặc khắc phục những yếu tố hạn
chế để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
- Chương trình nghiên cứu nông nghiệp phối hợp toàn Ấn Độ từ năm 1960
-1972 lấy hệ thâm canh tăng vụ chu kỳ 1 năm làm chiến lược phát triển sản xuất
nông nghiệp đã kết luận: “Hệ canh tác dành ưu tiên cho cây lương thực, chu kỳ 1
năm 2 vụ ngũ cốc (2 vụ lúa nước, hoặc 1 vụ lúa nước 1 vụ lúa mỳ) đưa thêm vào
1 vụ trồng cây họ đậu”. Điều này đã giải quyết được các vấn đề chính là khai
thác tối ưu tài nguyên của đất đai, góp phần ảnh hưởng tích cực đến chế độ phì
của đất trồng trọt và đảm bảo lợi ích của người nông dân. Việc phát triển nhiều
giống cây trồng cùng với việc bố trí lại cơ cấu cây trồng hợp lý đã đưa Ấn Độ từ
một nước thường xuyên thiếu lương thực trở thành một nước đủ ăn và có dư thừa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


để xuất khẩu. Cũng ở Ấn Độ các nhà khoa học đã đề cập đến cơ cấu luân canh
cây trồng hợp lý phụ thuộc vào điều kiện canh tác, các chính sách và giá cả nông
sản hàng hóa. Do đó đã hình thành hàng loạt các công thức luân canh cho các
vùng, tiểu vùng sinh thái.
- Nhật Bản là một nước có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp. Do đó các nhà khoa học Nhật Bản đã tập trung nghiên cứu và đề ra
các chính sách quan trọng, xây dựng những chương trình có mục tiêu như an toàn
lương thực, cải cách ruộng đất, ổn định thị trường nông sản và đẩy mạnh công
tác khuyến nông nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và thực hiện một số biện pháp về
kỹ thuật cải cách nông thôn… Nhờ vậy cho đến nay, Nhật Bản trở thành một quốc gia
có nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ
thống hóa 4 tiêu chuẩn của hệ thống cây trồng là sự phối hợp giữa cây trồng và vật
nuôi, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi gia súc, cường độ lao động, tổ chức sản

xuất ra sản phẩm, tính chất hàng hóa của sản phẩm ( Nguyễn Duy Tính, 1995).
- Đài Loan là một nước có diện tích sản xuất nông nghiệp rất thấp, nhưng
do cải tiến các biện pháp kỹ thuật, thực hiện các chính sách khuyến khích nên đã
tạo cho nông nghiệp có những phát triển vượt bậc, không những cung cấp dồi
dào lương thực mà còn chuyển vốn cho những ngành khác, đóng góp rất lớn cho
công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa và thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát
triển. Đài Loan thực hiện áp dụng rộng rãi kỹ thuật vi sinh để nâng cao sản xuất,
sản lượng cây trồng, nâng cao khả năng canh tác của đất đai, nhập thêm nhiều
giống cây mới có giá trị kinhh tế cao… Những biện pháp đó đã giúp Đài Loan
chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa và xuất khẩu nhiều nông sản, đồng thời
có điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ở một số nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Đài Loan đã thành công trong việc nghiên cứu cây
màu chịu hạn để trồng xen trong mía. Các giống cây trồng màu chịu hạn trồng
vào mùa khô để tăng vụ sau khi thu hoạch lúa mùa. Để phát triển nông nghiệp
nông thôn, Đài Loan đã tiến hành cải cách ruộng đất, cải tiến kỹ thuật, phát triển
nông nghiệp, thúc đẩy kiến thiết nông thôn. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng
dịch chuyển theo hướng phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hóa, giảm tỷ trọng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×