Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nhận biết và cảm thụ biện pháp so sánh tu từ qua các bài văn, bài thơ trong sách tiếng việt lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.81 KB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự tìm tòi, nghiên cứu của bản
thân, còn có sự hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy giáo Lê Bá Miên. Tôi xin
gửi lời cám ơn chân thành đến thầy giáo cùng các em học sinh lớp 3A –
trường Tiểu học Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội.
Đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự
đóng góp của bạn đọc và thầy cô!

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2012
Sinh viên

Phạm Thị Hương

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan sự hướng dẫn của thầy giáo Lê Bá Miên, khóa luận
được hoàn thành không trùng với bất kì công trình khoa học nào khác.
Trong khi thực hiện khóa luận, tác giả đã sử dụng và tham khảo các
thành tựu của các nhà khoa học với lòng biết ơn trân trọng.
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
Sinh viên
Phạm Thị Hương

2


MỤC LỤC
Trang


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 6
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7
NỘI DUNG .....................................................................................................
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. ......................................... 8
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................... 8
1.1.1. Nhận thức đề tài ................................................................................... 8
1.1.2. Mục tiêu chương trình ......................................................................... 8
1.1.3. Nội dung chương trình ......................................................................... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 9
1.2.1. Thuận lợi ............................................................................................. 9
1.2.2. Thực trạng học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh trong luyện từ và
câu lớp 3....................................................................................................... 10
Chương 2: Hướng dẫn học sinh nhận biết và cảm thụ biện pháp so sánh
tu từ qua các bài thơ, bài văn trong sánh Tiếng Việt lớp 3. .................... 11
2.1. Giúp HS nhận biết được cấu trúc của phép so sánh với phương pháp dùng
câu hỏi gợi ý và giảng giải. ................................................................. 11
2.1.1. Giúp học sinh nhận biết các sự vật được so sánh với nhau. ................. 12
2.1.2. Giúp học sinh nhận diện được hình ảnh so sánh. ............................... 14
2.1.3. Giúp học sinh nhận diện các từ biểu thị quan hệ so sánh ................... 15

3


2.1.4. Giúp học sinh nhận diện được đặc điểm so sánh. ............................... 17
2.2. Giúp học sinh nhận biết được nội dung của phép so sánh thông qua các

câu hỏi gợi ý. ....................................................................................... 19
2.3. Giúp học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của hình ảnh so sánh thông
qua phương pháp thảo luận nhóm, dùng câu hỏi gợi ý. ........................ 20
2.4. Giúp học sinh phát triển nhận thức, liên tưởng, vận dụng thực hành, tạo
lập câu có hình ảnh so sánh. ................................................................. 22
2.4.1. Điền từ ngữ còn thiếu để hoàn thành các câu văn, câu thơ, câu tục ngữ.
..................................................................................................................... 22
2.4.2. Nối 2 vế cho trước để hoàn thành các câu văn, câu thơ. ...................... 24
2.4.3. Thực hành viết câu văn có hình ảnh so sánh ...................................... 24
2.5. Phương pháp trò chơi học tập vào phần củng cố của tiết học ................ 26
2.5.1. Trò chơi “thử tài so sánh” .................................................................. 26
2.5.2. Những sai sót của học sinh và cách tổ chức cho học sinh thực hành
một27 số dạng bài tập về so sánh .......................................................... 28
KẾT LUẬN ................................................................................................ 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 36

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nằm trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu ở
lớp 3 gồm có hai phần chính :
Một là ôn lại những kiến thức đã học ở lớp 2 :
- Về từ loại (từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm),.
- Về các kiểu câu (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)
- Về các thành phần trong câu (trả lời các câu hỏi “Ai”, “là gì?”, Làm
gì? Thế nào? Bao giờ? Bằng gì? Như thế nào? Để làm gì?).
Hai là trang bị những kiến thức đầu tiên về các biện pháp tu từ so sánh
và nhân hóa.

Hai mảng kiến thức này có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung
cho nhau, giúp cho việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lí
thuyết từ, câu và một số biện pháp tu từ. Qua việc ôn tập về từ loại, về các
kiểu câu, các thành phần trong câu, học sinh có vấn đề để làm quen với biện
pháp tu từ so sánh và nhân hóa, đặt câu có hình ảnh so sánh, nhân hóa đúng
và hay. Có thể nói mảng kiến thức thứ nhất là tiền đề rất quan trọng để học
sinh học tốt mảng kiến thức thứ hai. Mảng kiến thức thứ hai làm phong phú
thêm cho mảng kiến thức thứ nhất.
Trong phân môn Tập làm văn, học sinh lớp 3 bắt đầu phải viết đoạn
văn kể chuyện, miêu tả. Để viết được đoạn văn hay, sinh động, hấp dẫn, việc
sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh trong đoạn văn này là việc tất yếu. Thế
nhưng sử dụng như thế nào cho hay, cho hợp lý để tạo nên một đoạn văn sinh
động, hấp dẫn người đọc không dễ chút nào với các em. Có thể nói đây là

5


mảng kiến thức mới, hay, rất quan trọng nhưng tương đối khó. Bởi lẽ đây là
kiến thức so sánh vô cùng trừu tượng, đòi hỏi người học phải có vốn sống,
vốn từ ngữ phong phú, phải có khả năng liên tưởng. Thực tế, vốn sống, vốn từ
ngữ của học sinh lớp 3 còn hạn chế. Tư duy của các em còn là tư duy cụ thể,
trực quan, khả năng liên tưởng, cảm thụ những hình ảnh so sánh đẹp trong
câu văn, câu thơ còn rất hạn chế.
Nhận thức được tầm quan trọng của dạy các bài về so sánh trong phân
môn luyện từ và câu lớp 3 cũng như trong chương trình tiếng việt ở Tiểu hoc,
xuất phát từ tình hình thực tế. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài: “Một số
biện pháp hướng dẫn học sinh nhận biết và cảm thụ biện pháp so sánh tu
từ qua các bài văn, bài thơ trong sách Tiếng Việt 3”.
2. Lịch sử vấn đề
So sánh là nghệ thuật của cách diễn đạt bóng bẩy hình ảnh trong ngôn

ngữ con người. Cách đây 2.500 năm, Aistote (384-322 TCN) trong cuốn “Tu
từ học” nổi tiếng đã đề cập đến nó. Hesgel (1770-1831), triết gia vĩ đại người
Đức, trong cuốn “Mỹ học” cũng đã bàn về so sánh. Cho đến nay, trong phong
cách hiện đại, gần như mọi nhiệm vụ miêu tả và phân loại phép so sánh đã kết
thúc. Tuy vậy, vẫn còn có những điều lí thú đáng nói về phép so sánh từ
những phương diện khác.
Chúng tôi quyết định đi vào nghiên cứu về phép so sánh tu từ trong một
phạm vi nhỏ hơn đó là: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh nhận biết và
cảm thụ biện pháp so sánh tu từ qua các bài văn, bài thơ trong sách Tiếng
Việt lớp 3”.
3. Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra các biện pháp giúp học sinh lớp 3 nhận biết và cảm thụ được
biện pháp so sánh tu từ thông qua các bài văn bài thơ trong sách Tiếng Việt
lớp 3.

6


- Bồi dươngc lòng yêu thích môn Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng :
+ Biện pháp so sánh tu từ ở lớp 3.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo,
vốn thực tế.
+ Điều tra khảo sát học sinh.
+ Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu và tìm hiểu sách Tiếng Việt lớp 3 nói chung và dạy bài về

so sánh nói riêng.
- Nghiên cứu và phân hóa các dạng bài tập của bài so sánh và mục đích
của bài đó.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp điều tra.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Nhận thức đề tài
So sánh là một nghệ thuật tu từ trừu tượng đòi hỏi người học, người sử
dụng nó phải có một số kĩ năng về Tiếng Việt như kĩ năng về ngữ nghĩa. Tức
là phải nhận biết được đâu là câu văn có hình ảnh so sánh, tác dụng của nó
trong việc biểu đạt nội dung … Việc tìm ra một số biện pháp hữu hiệu để giúp
học sinh học tốt các bài về so sánh có một vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp
giáo viên chủ động trong việc truyền thụ kiến thức, có hệ thống bài tập, có
phương pháp giảng dạy hợp lý … Từ đó tạo nên một tiết học sinh động, hấp
dẫn, cuốn hút học sinh, giúp các em chủ động, tích cực, tự tìm ra kiến thức
mới một cách hào hứng. Các em thấy được tác dụng của so sánh, thấy được
cái hay, cái đẹp của câu văn có hình ảnh so sánh, thấy được sự vật được so
sánh trở nên gần gũi hơn, đẹp hơn, sinh động hơn. Từ đó các em có ý thức và
biết sử dụng nghệ thuật so sánh khi học văn.
1.1.2. Mục tiêu chương trình
Chương trình Luyện từ và Câu lớp 3 giúp học sinh bước đầu làm quen

với biện pháp tu từ so sánh. Sau khi học xong phần này, học sinh cần :
- Bước đầu có biểu tượng về so sánh. Biết được hai kiểu so sánh là so
sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Trong mỗi kiểu so sánh lại được chia
thành các tiều loại sau :
1. So sánh sự vật - sự vật
2. So sánh sự vật - con người
3. So sánh âm thanh - âm thanh
4. So sánh hoạt động - hoạt động

8


- Nhận diện, tìm được những sự vật so sánh, những hình ảnh so sánh,
các vế so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm so sánh…
- Nhận biết được tác dụng của so sánh.
- Biết vận dụng so sánh vào hoàn thành câu, đặt câu có hình ảnh so
sánh, bước đầu biết vận dụng so sánh vào viết đoạn văn.
1.1.3. Nội dung chương trình.
Đặc điểm về nội dung, cấu trúc phân môn Luyện từ và Câu lớp 3
Tuần

Lượng bài tập

Tên bài

về so sánh

1

Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh


2/3 bài tập

3

So sánh. Dấu chấm.

2/3 bài tập

5

So sánh

7

Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh

1/3 bài tập

10

So sánh. Dấu chấm

2/3 bài tập

12

Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh

1/3 bài tập


14

Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu “Ai thế nào?”

1/3 bài tập

15

Mở rộng vốn từ: Các dân tộc. Luyện đặt câu có hình

1/2 bài tập

bài tập

ảnh so sánh.
18

Ôn tập cuối học kỳ I (tiết 2)

1/3 bài tập

Như vậy, lượng bài tập về so sánh chỉ chiếm khoảng một nửa thời
lượng của tiết học.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Thuận lợi
- Học sinh trong lớp chăm chỉ, các em có năng khiếu và yêu thích môn
Luyện từ và Câu lớp 3, tìm tòi, sáng tạo.
- Cơ sở vật chất đầy đủ.


9


1.2.2. Thực trạng học sinh nhận thức về biện pháp so sánh tu từ trong
Luyện từ và Câu lớp 3
- So sánh là mảng kiến thức trừu tượng nên việc sử dụng các đồ dùng,
phương tiện dạy học hạn chế.
- Đặc điểm tư duy của học sinh là tư duy trực quan sinh động nên các
em khó tiếp thu kiến thức về so sánh.
- Vốn sống, vốn từ ngữ của học sinh còn kém.
- Một số học sinh còn lười học, ỷ lại, thụ động tiếp thu kiến thức.
- Thời lượng dạy các bài về so sánh ít, thời gian học sinh được luyện
tập ít nên nhiều em còn mơ hồ về biện pháp tu từ so sánh.
Qua khảo sát thực tế ở trường tiểu học Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội,
tôi thu được kết quả nhận thức về so sánh như sau :
Có biểu tượng Nhận diện, tìm được Đặt được câu có Ứng dụng viết
về so sánh

những sự vật so sánh, dùng biện pháp câu trong bài Tập
những hình ảnh so so sánh.

làm văn tốt.

sánh, các vế so sánh,
các từ so sánh, các
đặc điểm so sánh …
Không có học Không có học sinh 2 học sinh = 5,8% 1 học sinh = 2,9%
sinh nào

nào


10


CHƯƠNG 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN BIẾT VÀ CẢM THỤ
BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ QUA CÁC BÀI THƠ, BÀI VĂN
TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT LỚP 3

2.1. Giúp học sinh nhận biết được cấu trúc của phép so sánh với phương
pháp dùng câu hỏi gợi ý và giảng giải.
So sánh là mảng kiến thức khó đối với cả giáo viên và học sinh. Tự trau
dồi kiến thức và chuẩn bị chu đáo cho việc dạy các bài về so sánh là việc làm
rất quan trọng.
Để chuẩn bị tốt cho việc lên lớp dạy các bài về so sánh, giáo viên cần
có biểu tượng về so sánh, cần hiểu so sánh là gì? “So sánh” chính là biện pháp
tu từ trong đó người ta đối chiếu hai hay nhiều sự vật khác nhau nhưng giống
nhau ở một đặc điểm nào đó để hiểu rõ hơn về đối tượng được nói tới. Nhận
thức được rõ về biểu tượng so sánh, giáo viên mới có thể tìm hiểu những yếu
tố của so sánh, những kiến thức cơ bản liên quan đến so sánh. Giáo viên cần
nắm được cấu trúc cơ bản của so sánh. Cấu trúc cơ bản đầy đủ của so sánh
được thể hiện như sau:
Mặt

tươi

như

A

hoa

B

Trong đó:
A: Đối tượng được so sánh
B: Đối tượng được đưa ra làm chuẩn để so sánh.
“tươi”: Phương diện so sánh.

11


“như”: từ biểu thị quan hệ so sánh (như, như thể, như là, giống, giống
như, tựa, tựa như, không khác gì, bằng là …) từ biểu thị quan hệ so sánh qui
định kiểu so sánh (so sánh ngang bằng hay hơn kém).
Trong thực tế, có thể gặp một số cấu trúc so sánh không đầy đủ.
- Vắng A:

Đẹp như tiên

- Vắng phương diện so sánh: Trẻ em như búp trên cành.
- Vắng phương diện so sánh, từ biểu thị quan hệ so sánh.
“Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
Dựa vào cấu trúc trên, giáo viên cần cho học sinh phân biệt được những
kiến thức cơ bản của so sánh: sự vật so sánh, hình ảnh so sánh, câu có hình
ảnh so sánh. Sự vật so sánh bao gồm đối tượng được so sánh và đối tượng
được đưa ra làm chuẩn để so sánh. Hình ảnh so sánh chính là đối tượng được
đưa ra làm chuẩn để so sánh.
2.1.1. Giúp học sinh nhận biết được các sự vật được so sánh với nhau.
Trước hết, giáo viên cần cho học sinh đọc thành tiếng toàn bộ bài tập,
các học sinh khác vừa nghe vừa nhìn vào bài tập trong sách giáo khoa. Ấn

tượng thính giác phối hợp với ấn tượng thị giác các em dễ nhận ra hiện tượng
so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn. Sau bước nhận biết sơ bộ đó, giáo
viên hướng dẫn học sinh đi vào phân tích từng trường hợp, tìm các sự vật
được so sánh theo yêu cầu của bài tập.
Với kiểu bài này, giáo viên tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: “Thế nào là từ chỉ sự vật?
(Nếu học sinh lúng túng chưa biết tìm từ chỉ sự vật).
- Bước 2: Yêu cầu học sinh gạch dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong câu
văn, câu thơ.

12


- Bước 3: Yêu cầu học sinh tìm những sự vật có điểm giống nhau. Đó
chính là các sự vật được so sánh với nhau. Tìm từ so sánh.
- Bước 4: Giáo viên chốt lại bài tập trên thuộc kiểu so sánh nào.
- Bước 5: Giáo viên đưa ra mẹo tìm những sự vật được so sánh với
nhau trong các câu thơ, câu văn.
VD: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu
văn dưới đây:
“Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành”
(Tiếng Việt 3, tập 1 trang 8)
Đây là bài tập đầu tiên học sinh được làm để làm quen với biện pháp so
sánh. Dựa vào các bước trên, học sinh trả lời câu hỏi: Thế nào là từ chỉ sự
vật? (là những từ chỉ con người, con vật, đồ vật, cây cối…). Các em gạch
dưới các từ ngữ chỉ sự vật trong câu thơ:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
Từ đó các em tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu

thơ (“Hai bàn tay” được so sánh với “hoa đầu cành”, so sánh qua từ “như”).
Sau khi các em làm xong bài tập, giáo viên giới thiệu cho học sinh biết đây là
kiểu so sánh sự vật với sự vật. Dựa vào đặc điểm giống nhau của bàn tay và
bông hoa (bàn tay của bạn nhỏ có những ngón tay xinh xinh, mềm mại như
những cánh hoa), tác giả so sánh đôi bàn tay với bông hoa làm cho đôi bàn
tay ấy trở nê đẹp hơn, sinh động và đáng yêu hơn.
Giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh rằng trong câu, hai sự vật được
so sánh với nhau luôn đứng cách nhau bởi từ so sánh. Đó là mẹo để chúng ta
có thể tìm những sự vật được so sánh với nhau.

13


Như vậy với cách hướng dẫn trên, học sinh dễ dàng tìm được các sự vật
được so sánh với nhau ngay cả trong những trường hợp câu khuyết từ so sánh.
Sau khi giúp học sinh tìm các sự vật được so sánh, lí do các tác giả lại
so sánh chúng với nhau và tác dụng của phép so sánh đó, giáo viên cần khắc
sâu cho học sinh thấy rõ trong thực tế có những sự vật xa lạ, khó hình dung,
khó cảm nhận, khó mô tả trực tiếp. Để giúp người đọc hình dung rõ nét hơn,
cảm nhận dễ dàng hơn, các nhà văn, nhà thơ đã “lấy” các sự vật rất gần gũi,
dễ hình dung, dễ cảm nhận để so sánh với các sự vật đó. Qua so sánh, các sự
vật được nói đến rõ hơn, trở nên gần gũi hơn, sinh động hơn, hay hơn và
mang chất văn hơn. Đó chính là mục đích và cách thức so sánh.
2.1.2. Giúp học sinh nhận diện được hình ảnh so sánh.
Hình ảnh so sánh chính là sự vật (đối tượng) đem ra làm chuẩn để so
sánh. Với dạng này, giáo viên hướng dẫn học sinh theo ba bước:
- Bước 1: Xác định câu có sử dụng so sánh.
- Bước 2: Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu.
- Bước 3: Xác định hình ảnh so sánh ở cụm từ đứng sau từ so sánh.
VD: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ sau:

“Cây pơ – mu đầu dốc
Im như người lính canh
Ngựa tuần tra biên giới
Dừng đỉnh đèo hí vang.
(Tiếng Việt 3, tập 1 trang 58)
Dựa vào hai bước trên, học sinh xác định được câu có sử dụng so sánh
là :
“Cây pơ – mu đầu dốc
Im như người lính canh”

14


Các sự vật được so sánh với nhau trong câu là: “cây pơ-mu”, “ người
lính canh”; hình ảnh so sánh là “người lính canh”.
Với cách làm như trên, học sinh không còn khó khăn để tìm hình ảnh
so sánh trong câu văn, câu thơ. Qua đó, học sinh hiểu hình ảnh so sánh luôn là
những hình ảnh gần gũi, nó được dùng để miêu tả những sự vật xa lạ, người
đọc chưa biết đến hoặc biết đến vẫn chưa rõ ràng, làm cho sự vật được so
sánh trở nên gần gũi hơn, sinh động hơn, đẹp hơn.
VD: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây:
a) Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn biết ngủ học hành là ngoan.
b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh.
c) Bà như quả ngọt chìn rồi.
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng.
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 58)
2.1.3. Giúp học sinh nhận diện được các từ biểu thị quan hệ so sánh
Trong câu, từ biểu thị quan hệ so sánh thường đứng giữa các vế so

sánh. Dựa vào đó, giáo viên định hướng cho học sinh cách tìm. Giáo viên lưu
ý cho học sinh, từ so sánh tạo nên kiểu so sánh: so sánh ngang bằng hay so
sánh hơn kém.
VD: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn dưới đây, tác giả đã so sánh hai sự
vật nào với nhau? Dựa vào dấu hiệu chung nào để so sánh? So sánh bằng từ
gì?
“Khi mặt trời lên tỏ
Nước xanh chuyển màu hồng
Cờ trên tàu như lửa
Sáng bừng cả mặt sông”

15


(Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học, tr23)
Sau khi học sinh giải quyết hai yêu cầu đầu tiên của bài, học sinh xác
định được hai vế câu so sánh là: “Cờ trên tàu” và “lửa”, các em tìm được ngay
từ “như”. Vậy kiểu so sánh trên là kiểu so sánh ngang bằng.
Từ đó, giáo viên cũng lưu ý cho học sinh những trường hợp câu khuyết
từ so sánh đều thuộc kiểu so sánh ngang bằng.
VD1 : Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới
đây.
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 43)
Từ so sánh được thay bằng dấu gạch ngang.
VD2: Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang

Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa
Trường Sơn: Chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học, trang 27)
Từ so sánh được thay bằng dấu hai chấm.
Song giáo viên cũng giúp học sinh phân biệt cũng có những trường hợp
dấu gạch ngang hay dấu hai chấm nhưng lại không phải là câu có sử dụng
biện pháp tu từ so sánh.
Dấu gạch ngang trong câu văn dùng để ngăn cách hai bộ phận của câu.
Bộ phận câu đứng sau dấu gạch ngang có tác dụng giải thích cho bộ phận câu
đứng trước đó. Kiến thức này chúng ta sẽ được biết rõ hơn khi lên lớp 4.

16


VD: Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu
ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước.
(Theo Thụy Chương)
Bộ phận câu “con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu
nước”, nó nói rõ cho người đọc biết hơn về lịch sử của con sông Bến Hải.
Dấu hai chấm trong câu còn để liệt kê cho các thành phần cùng loại
trong câu.
VD: Học sinh trường em đã làm được nhiều việc tốt để hưởng ứng tuần
lễ vì môi trường: làm vệ sinh ở trường lớp, trồng cây ở vườn trường, diệt bọ
gậy ở bể nước chung.
Dấu hai chấm trong câu trên để liệt kê cho các thành phần cùng loại
trong câu đó là những việc học sinh đã làm để hưởng ứng tuần lễ vì môi
trường.
Dấu hai chấm để mở đầu cho một câu nói:
VD: Cô-rét-ti cười, đáp: “Mình không cố ý đâu”.

(Theo A-mi-xi)
Dấu hai chấm để mở đầu cho câu nói của Cô-rét-ti.
Giáo viên cũng nhấn mạnh cho học sinh sẽ hiểu hơn về kiến thức này
trong học kì II lớp 3.
2.1.4. Giúp học sinh nhận diện đặc điểm so sánh.
Với dạng bài tập này, giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành theo hai
bước:
- Bước 1: Gạch chân dưới những từ chỉ đặc điểm (về màu sắc, hình
dạng, tính chất …) đứng liền trước từ so sánh.
- Bước 2: Những từ gạch chân đó chính là những từ chỉ đặc điểm so
sánh hay chỉ đặc điểm giống nhau của hai sự vật được so sánh với nhau. Dựa

17


vào ý nghĩa các từ chỉ đặc điểm đó, xác định các sự vật giống nhau về điểm gì
(về màu sắc, hình dạng hay tính chất…).
VD: Trong những câu thơ sau, các sự vật được so sánh với nhau về đặc
điểm nào?
a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
b) Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông hiền như hạt gạo
Ông hiền như suối trong.
c) Cam xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong.
(Tiếng Việt 3, tập 1, tr117).
Với cách làm như trên, học sinh đã thực hiện như sau:
- Gạch chân từ chỉ đặc điểm:

a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
b) Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông hiền như hạt gạo
Ông hiền như suối trong.
c) Cam xã Đoài mọng nước
Giọt vàng như mật ong
- Hoàn thành được yêu cầu của bài tập vào bảng sau:
Cặp sự vật
a) Tiếng suối – tiếng hát xa

Điểm giống nhau
- Đều rất trong trẻo, ngân nga, không bị
pha lẫn các âm thanh khác.

18


- Đều hiền, mộc mạc, giải dị (chỉ tính

b) Ông – hạt gạo.

tình).

c) Giọt nước cam – giọt mật ong

- Đều vàng óng (chỉ màu sắc).

Sau khi giúp học sinh hoàn thành các bài tập như trên. Giáo viên khắc

sâu cho học sinh thấy đặc điểm so sánh các sự vật với nhau là đặc điểm về
màu sắc, hình dạng, tính chất … Hai bước làm bài đã nêu ở trên là phương
pháp để giải quyết các yêu cầu bài tập dạng nhận diện đặc điểm so sánh.
Qua đó, học sinh cũng hiểu rằng để miêu tả đặc điểm của một sự vật xa
lạ, các nhà văn, nhà thơ sử dụng từ chỉ đặc điểm của sự vật có đặc điểm tương
đồng để miêu tả sự vật xa lạ đó.
2.2. Giúp học sinh nhận biết được nội dung của phép so sánh thông qua
các câu hỏi gợi ý.
Để học sinh nhận biết được nội dung của phép so sánh, giáo viên đưa ra
các câu hỏi gợi ý.
VD: Bài tập chính tả tuần 16 - trang 137 SGK.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
(Ca dao)
Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý:
- Tìm hình ảnh so sánh trong câu ca dao? (Công cha như núi Thái Sơn;
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra).
- Qua cách so sánh trên, các con thấy công lao của cha mẹ với con cái
như thế nào? (Công lao của cha mẹ với con cái vô cùng to lớn).

19


- Câu ca dao muốn khuyên chúng ta điều gì? (Bổn phận làm con phải
một lòng kính yêu cha mẹ, chăm sóc cha mẹ hết lòng. Có như vậy mới là
người con hiếu thảo).
VD2: Trong mỗi khổ thơ, đoạn văn dưới đây hình ảnh so sánh góp
phần diễn ra nội dung như thế nào?

Mùa thu của em
Lá vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
(Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học, trang 25).
- Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi ý.
+ “Hoa cúc” được so sánh với gì? (“Hoa cúc” được so sánh với “nghìn
con mắt”).
+ Hình ảnh hàng “nghìn con mắt” mở nhìn bầu trời êm ả góp phần diễn
tả được điều gì? (diễn tả được vẻ đẹp tươi sáng, dịu dàng của hoa cúc; gợi
cảm xúc yêu mến mùa thu).
2.3. Giúp học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của hình ảnh so sánh
thông qua phương pháp thảo luận nhóm, dùng câu hỏi gợi ý.
Cảm nhận cái hay, cái đẹp của hình ảnh so sánh là bài tập khó với học
sinh. Giáo viên có thể yêu cầu thảo luận nhóm (nhóm đôi, nhóm ba …) cùng
nhau trao đổi, tìm ra tác dụng của so sánh trong câu.
VD: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

20


b) Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 79)
Sau khi học sinh trả lời được câu hỏi a). Giáo viên yêu cầu học sinh
thảo luận theo nhóm đôi để tìm đáp án của câu b). Qua trao đổi, thảo luận, học

sinh đã nhận ra tác dụng của so sánh trong khổ thơ trên, cách so sánh trên
giúp người đọc cảm nhận được tiếng mưa trong rừng cọ rất khác lạ, âm thanh
rất to và vang động, tưng bừng sức sống.
Với một số bài tập, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi gợi ý giúp học sinh
dễ dàng tìm ra cái đúng, cái hay của so sánh trong câu.
VD: Hãy chỉ ra cái đúng, cái hay của sự so sánh trong mỗi câu thơ câu:
Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Luyện tập cảm thụ văn học ở Tiểu học, trang 25)
Sau khi học sinh tìm được trong câu thơ trên, “trẻ em” được so sánh với
“búp trên cành”, giáo viên dùng câu hỏi gợi mở:
- Vì sao nhà thơ lại so sánh “trẻ em” với “búp trên cành”? (Vì trẻ em
giống búp trên cành - đều là những sự vật tươi non, đang phát triển).
- Cách so sánh trên giúp các em cảm nhận gì về trẻ em? (gợi sự liên
tưởng giàu đẹp về trẻ em đó là trẻ em đầy sức sống, non tơ chứa chan hi
vọng).
Qua trả lời các câu hỏi trên, học sinh đã nhận ra cái đúng, cái hay của
sự so sánh trên.
Qua việc luyện tập, thực hành cái hay, cái đẹp của hình ảnh so sánh,
bằng phương pháp thảo luận nhóm, với những câu hỏi gợi mở của giáo viên,
dần dần học sinh sẽ cảm nhận được tác dụng của so sánh làm cho sự vật trở
nên gần gũi hơn, sinh động hơn, đẹp hơn, các em có thể biểu thị suy nghĩ
bằng lời nói của bản thân.

21


2.4. Giúp học sinh phát triển nhận thức, liên tưởng, vận dụng thực hành,
tạo lập câu có hình ảnh so sánh.
2.4.1. Điền từ ngữ còn thiếu để hoàn thành các câu văn, câu thơ, câu tục

ngữ…
Với các bài tập cho các đáp án gợi ý, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa
vào các đáp án cho sẵn đó, dựa vào các từ ngữ cho trước, dùng phương pháp
thử chọn để hoàn thành bài.
VD: Điền từ so sánh ở trong ngoặc vào từng chỗ trống trong mỗi câu
sau cho phù hợp:
a) Đêm ấy, trời tối …… mực.
b) Trăm cô gái ………. tiên sa.
c) Mắt của trời đêm ……….. các vì sao.
(là, tựa, như)
(Luyện từ và Câu 3, trang 13)
Học sinh dùng phương pháp thử chọn. Ví dụ: Đêm ấy, trời tối “là” mực
(không có nghĩa) / Đêm ấy, trời tối “tựa” mực (không hợp lý). Đêm ấy, trời
tối “như” mực (hợp lý). Từ phương pháp thử chọn đó học sinh điền đúng theo
đáp án của bài:
a. như

b. tựa

c. là

Vậy với bài tập không cho các đáp án cho sẵn, giáo viên hướng dẫn học
sinh dựa vào yêu cầu của bài, cần liên tưởng trong thực tế những sự vật, âm
thanh, đặc điểm hay hoạt động gần giống với sự vật, âm thanh, đặc điểm hay
hoạt động cho trước. Dựa vào đó, ta có thể lựa chọn để điền vào chỗ trống từ
ngữ thích hợp vào chỗ trống. Nếu học sinh lúng túng, giáo viên có thể đưa ra
những câu hỏi gợi ý giúp các em làm bài.
VD: Tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chỗ trống ở mỗi
dòng sau:


22


a) Từ xa, tiếng thác dội về nghe như …
b) Tiếng trò chuyện của bầy trẻ rít rít như …
c) Tiếng sóng biển rì rầm như …
(Luyện từ và câu 3, trang 31)
Với định hướng như trên, học sinh suy nghĩ, liên tưởng trong thực tế
các sự vật, âm thanh gần giống với âm thanh của tiếng thác, tiếng trò chuyện
ríu rít của bầy trẻ, tiếng sóng biển rì rầm. Nếu học sinh lúng túng, giáo viên
hướng dẫn:
a) Âm thanh nào giống tiếng thác ? (Tiếng hát, tiếng hát xa, tiếng hát
trong trẻo của thiếu nữ).
b) Tiếng trò chuyện ríu rít của bầy trẻ giống tiếng gì? (Tiếng chim non
gọi mẹ, tiếng chim đùa nhau …).
c) Tiếng sóng biển rì rầm giống tiếng gì? (tiếng trò chuyện, tiếng cười
đùa …)
VD: Tìm từ chỉ đặc điểm phù hợp để điền vào chỗ trống tạo câu văn có
hình ảnh so sánh.
a) Nắng thu …. như mật ong.
b) Lũy tre xanh …. là bức tường thành vững chắc bảo vệ làng quê.
c) Trưa hè, tiếng ve …. như khúc nhạc vui.
Giáo viên có thể gợi ý bằng những câu hỏi sau:
a) Nắng thu và mật ong có đặc điểm gì giống nhau? (Có màu vàng,
vàng óng…)
b) Bức tường thành có đặc điểm gì? (Vững chãi).
Vậy lũy tre xanh phải như thế nào để giống bức tường thành vững chắc
bảo vệ làng quê? (Nhiều cây, dày đặc, ken sít bên nhau …).
c) Tiếng ve và khúc nhạc vui có đặc điểm gì giống nhau? (Rộn ràng,
sôi động …).


23


Giáo viên cần nhắc nhở học sinh cần phải biết quan sát thực tế, quan sát
bằng nhiều giác quan: mắt nhìn, mũi ngửi, tai nghe… Đây là việc làm rất
quan trọng và phải thường xuyên, nó giúp chúng ta có vốn thực tế để có được
sự liên tưởng phong phú, giúp chúng ta làm tốt các bài tập điền bộ phận
khuyết của câu vào chỗ trống. Từ đó các em có thể viết những câu văn có sử
dụng biện pháp tu tù so sánh hay và đúng. Đây là tiền đề giúp chúng ta viết
được đoạn văn, bài văn miêu tả, kể chuyện hay.
2.4.2. Nối bai vế câu cho trước để hoàn thành các câu văn, câu thơ.
Ngoài dạng bài “Điền từ ngữ còn thiếu để hoàn thành các câu văn, câu
thơ, câu tục ngữ …, giáo viên cho các em làm thêm bài tập “Nối hai vế câu
cho trước để hoàn thành các câu văn, câu thơ”.
Để giúp học sinh làm tốt bài tập dạng này, giáo viên hướng dẫn học sinh
dựa vào ý nghĩa của các vế câu cho trước để nối tạo thành câu cho phù hợp.
VD: Nối 2 vế câu để tạo câu có hình ảnh so sánh thích hợp.
Vế A

Vế B

1. Mặt trời

a. là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời con.

2. Tình thương yêu

b. như nụ cười rạng rỡ.


3. Bông hoa nở thắm tươi

c. như một bó hoa.

4. Chàng công đực có cái đuôi rực rỡ

d. như quả cầu lửa khổng lồ đang nhô
lên.

Dựa vào hướng dẫn của giáo viên, học sinh đã hoàn thành được bài làm
như sau:
(Nối 1-d; 2-a; 3-b; 4-c)
2.4.3. Thực hành viết câu văn có hình ảnh so sánh
Đối với kiểu bài này, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng các kiến
thức đã học, phát huy vốn từ, tăng cường khả năng quan sát, liên tưởng để

24


viết được các câu văn có hình ảnh so sánh đúng, hay, sinh động với nhiều
mức độ khác nhau.
Với những bài đặt câu dựa vào hình ảnh cho sẵn, giáo viên yêu cầu học
sinh quan sát tranh, ảnh, tìm ra đặc điểm giống nhau của các sự vật trong
tranh, ảnh đó. Rồi dựa vào đặc điểm đó để đặt câu văn có hình ảnh so sánh.
Nếu học sinh lúng túng, giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi mở giúp các em
làm bài.
VD: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết câu văn có hình
ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 126)
Ở bức tranh thứ hai (hình ảnh trăng sao và ngọn đèn điện sáng).

Học sinh quan sát tranh và đặt câu. Với những học sinh yếu, giáo viên
có thể gợi ý bằng những câu hỏi sau:
- Con thấy ngọn đèn điện như thế nào? (rất sáng).
- Ngọn đèn điện và trăng sao có gì giống nhau? (đều sáng lấp lánh).
Ngoài ra, để giúp học sinh vận dụng tốt so sánh khi viết văn, giáo viên
cho học sinh làm thêm bài tập viết câu văn có hình ảnh so sánh theo chủ đề
như: tả cảnh mùa hè, tả cảnh vật nông thôn, tả cảnh vật đô thị … Giáo viên
hướng dẫn học sinh quan sát, suy nghĩ, liên tưởng để tìm ra sự vật, hoạt động
có nét tương đồng, tạo ra câu văn so sánh. Giáo viên cũng có thể dùng từ chỉ
sự vật cho trước hoặc dùng câu hỏi gợi mở để giúp học sinh làm bài.
VD: Viết câu văn có hình ảnh so sánh tả cảnh mùa hè.
Giáo viên cho từ gợi ý: mặt trời, hoa phượng, tiếng ve để học sinh lựa
chọn sự vật miêu tả. Sau đó, nếu học sinh vẫn còn “bí”, giáo viên đưa ra câu
hỏi
Nếu học sinh chọn “tiếng ve” để miêu tả:
- Con thấy tiếng ve thế nào? (rộn ràng, ồn ào, sôi động, vui vẻ …)

25


×