Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.14 KB, 46 trang )

Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

LỜI MỞ ĐẦU
Trước xu thế toàn cầu hóa đang phát triển hết sức mạnh mẽ, Việt Nam đã
và đang tích cực đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương nổi lên như là chiếc cầu
nối giữa kinh tế trong nước với nền kinh tế toàn cầu. Để thực hiện được chức
năng cầu nối này, nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại đóng vai trò như là một
công cụ thiết yếu. Trong các nội dung của nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại của
NHTM, TTQT là một nội dung quan trọng nhất, nó có tác dụng bôi trơn và
thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và đối với ngoại thương
nói riêng. Đồng thời, TTQT còn là một mắt xích quan trọng thúc đẩy các hoạt
động kinh doanh khác giúp NHTM phát triển và thúc đẩy sự phát triển của
các hoạt động kinh doanh XNK.
Chính vì lẽ đó, trong thời gian gần đây, hoạt động TTQT tại các NHTM
Việt Nam được quan tâm đầu tư và phát triển hơn bao giờ hết. Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam- Vietinbank cũng không nằm ngoài guồng
quay đó. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, Vietinbank đã từng bước tiếp cận
và chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực TTQT. Hiện nay, trong bối cảnh mở cửa
hội nhập kinh tế, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng sẽ ngày càng
khốc liệt, Vietinbank không những phải cạnh tranh với các NH trong nước mà
còn các NH nước ngoài sẽ vào Việt Nam theo tiến trình hội nhập. Nhiệm vụ
đặt ra đối với Vietinbank khi muốn phát triển dịch vụ này là vừa phải đáp ứng
tốt nhất yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, vừa tăng thu nhập cho ngân
hàng, vừa cạnh tranh có hiệu quả với các ngân hàng khác.

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151




Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

Xuất phát từ thực tiễn trên, trải qua quá trình học tập, nghiên cứu tại
Trường Đại Học Quốc Tế Bắc Hà, thực tập tại ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình và với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô
giáo Lê Thị Hồng Phượng, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình” làm bài thu hoạch thực tập
tốt nghiệp.
Báo cáo của em được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thanh toán quốc tế của ngân hàng thương
mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCPCT Việt
Nam-Chi nhánh Ba Đình.
Chương 3: Định hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCPCT Việt NamChi nhánh Ba Đình.

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

SV : Ngô Trường Giang


GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm
* Thanh toán:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thanh toán, nhưng một cách chung
nhất, thì “Thanh toán là việc chi trả của một người cho một người khác đã cho
người đó việc sử dụng, sở hữu một hàng hoá, dịch vụ hay một quyền cụ thể
nào đó”.
* Thanh toán quốc tế:
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền
tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức,
cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với
tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các NH của các nước liên quan.
TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế. Tuy
nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này có sự giao thoa với nhau,
không có một ranh giới rõ rệt. Hơn nữa, do hoạt động TTQT được hình thành
trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại
thương, chính vì vậy, trong các quy chế về thanh toán và thực tế tại các

NHTM, người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng là:
Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi
ngoại thương (Thanh toán phi mậu dịch).
1.1.2. Vai trò
1.1.2.1. Thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia
đang ra sức phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập; trong
bối cảnh đó, TTQT nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với
phần kinh tế thế giới bên ngoài, có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động
XNK hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ
tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt động TTQT ngày càng được khẳng
định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối
ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, mỗi quốc gia đều đặt hoạt
động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con
đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước.
1.1.2.2. Thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng thương mại
Ngày nay, hoạt động TTQT là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các
NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng tuyệt đối và
cả về tỷ trọng. TTQT còn là một yếu tố quan trọng trong việc chắp nối và thúc
đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của NH như kinh doanh ngoại

tệ, tài trợ XNK, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường nguồn
vốn huy động, đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ…
Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan
trọng đối với hoạt động NH, nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán thuần tuý
mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh
doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của NH.
1.1.3. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT
a) Luật và công ước quốc tế:
- Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United nations
convention on contracts for the international sale of goods – Wien Convention
1980)
- Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law
for Bill of Exchange- ULB 1930).

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

- Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế
(International Bill of Exchange and International Promissiory Note- UN
convetion 1980)
- Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế (Geneve conventions for Check
1931)
Các nguồn luật và Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm
Các hiệp định song phương và đa phương…

b) Các nguồn luật quốc gia:
- Bộ luật dân sự
- Luật thương mại
- Luật ngoại hối
- Luật các công cụ chuyển nhượng
- Luật TTQT
c) Thông lệ và tập quán quốc tế:
- Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform
Customs and Pratice for Documentary Credit- gọi tắt là UCP)
Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Uniform Rules for Collection- gọi tắt là
URC)
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên NH “The Uniform Rules for
Bank-to-Bank Reimbursement under Documentary credit- gọi tắt là URR.
Điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial TermsINCOTERMS).
1.1.4. Phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng
Trong TTQT các nhà XNK không sử dụng tiền mặt mà sử dụng các
phương tiện thanh toán thay cho tiền mặt. Tùy theo hoàn cảnh và tập quán
buôn bán người ta có thể sử dụng các phương tiện thanh toán khác nhau
nhưng nhìn chung các loại phương tiện TTQT thường được sử dụng bao gồm:
hối phiếu, lệnh phiếu, cheque và các loại thẻ thanh toán.
1.1.4.1. Hối phiếu (Bill of exchange hay Draft)

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng


Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện, do một
người ký phát cho người khác, yêu cầu người này: Hoặc khi nhìn thấy hối
phiếu; hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai; hoặc tại một ngày có thể xác
định được trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào
đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm
hối phiếu.
1.1.4.2. Kỳ phiếu (Promissory note)
Kỳ phiếu (còn gọi là lệnh phiếu) là một cam kết trả tiền vô điều kiện do
người lập phiếu ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho một người khác,
hoặc trả theo kỳ của người này hoặc trả cho người cầm phiếu.
1.1.4.3. Séc (Cheque, Check):
Nếu như hối phiếu được hình thành trên cơ sở lưu thông hàng hoá thì
séc được hình thành trên cơ sở lưu thông tín dụng NH.
Séc là một tờ lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản), ra lệnh
cho NH trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người
được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người
cầm séc.
1.1.4.4. Thẻ ngân hàng:
Thẻ NH là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ
phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắn liền với việc
cung ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thẻ NH
là công cụ thanh toán do NHPH cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán
tiền mua hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của
mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp.

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151



Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

Trong thương mại và tài chính quốc tế, hối phiếu và séc là hai phương
tiện được sử dụng phổ biến hơn và rộng rãi hơn cả. Mỗi phương tiện thanh
toán đều có công dụng riêng, thích hợp cho từng đối tượng và phương thức
thanh toán mà các bên áp dụng, song về bản chất, chúng đều là những dấu
hiệu hay đại biểu của tiền tệ. Cũng giống như tiền giấy, bản thân chúng không
có hoặc có rất ít giá trị và chỉ chấp hành được hai chức năng của tiền tệ là
phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Tuy nhiên, khác với tiền
giấy do Nhà nước phát hành và đưa vào lưu thông có hiệu lực pháp lý thanh
khoản vô hạn, các phương tiện TTQT không có hiệu lực pháp lý thanh khoản
vô hạn nên việc sử dụng chúng phải được sự thỏa thuận của các bên.
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU
Trong ngoại thương việc thanh toán giữa các nhà XK và NK thuộc hai
quốc gia khác nhau phải được tiến hành thông qua NH bằng những phương
thức thanh toán nhất định. Phương thức TTQT là cách thức thực hiện chi trả
một hợp đồng XNK thông qua trung gian NH bằng cách trích tiền từ tài khoản
của người NK chuyển vào tài khoản của người XK căn cứ vào hợp đồng
thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho NH. Việc lựa chọn phương
thức TTQT nào tùy thuộc vào sự thương lượng giữa hai bên và phù hợp với
tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế. Nhìn chung
trong ngoại thương hiện nay người ta thường sử dụng các phương thức thanh
toán như phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu,
với hai phương thức nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ và phương thức
tín dụng chứng từ.
1.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
* Khái niệm: Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng

(người chuyển tiền) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định
cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong
một thời gian nhất định.
* Các bên tham gia:

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

- Người chuyển tiền hay người trả tiền (Remitter): thường là nhà NK,
người mua, người mắc nợ.
- Người thụ hưởng (Beneficiary): Là nhà XK, người bán hay chủ nợ.
- NH chuyển tiền (Remitting Bank): Là NH phục vụ người chuyển tiền.
- NH trả tiền (Paying Bank): Là NH trả tiền cho người thụ hưởng và
thường là NHĐL của NH chuyển tiền.
• Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền:

Sơ đồ 1: Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền
Ngân hàng trả tiền

Ngân hàng chuyển tiền

Paying Bank

Remitting Bank


Người thụ hưởng

Người chuyển tiền

Beneficiary

Remitter

(1) Nhà XK thực hiện việc giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hoá cho nhà
NK.
(2) Nhà NK lập Lệnh chuyển tiền yêu cầu NH phục vụ mình chuyển tiền cho
người thụ hưởng.
(3) NH thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà
NK.
(4) NH chuyển tiền ra lệnh cho NHĐL để chuyển trả cho người thụ hưởng.
(5) NH trả tiền ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng đồng thời gửi giấy
báo Có cho người hưởng lợi.
1.2.2. Phương thức nhờ thu (Collection)
* Khái niệm:

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng


Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà XK) sau khi
giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho NH phục vụ mình xuất trình bộ
chứng từ thông qua NH cho bên mua (nhà NK) để được thanh toán, chấp nhận
hối phiếu hay chấp nhập các điều kiện và điều khoản khác.
Văn bản pháp lý điều chỉnh nhờ thu là “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng
từ thương mại” của phòng thương mại quốc tế (ICC).
* Các bên liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu:
- Người ủy thác (Principal): Là bên ủy quyền cho NH xử lý nghiệp vụ
nhờ thu. Người ủy thác thường là người XK, hoặc người ký phát hối phiếu
(drawer).
- NHNT (Remitting Bank, Sending Bank): Là NH phục vụ người ủy
thác/người XK/người bán; và trong quá trình xử lý nhờ thu, NHNT chịu trách
nhiệm với Người ủy thác.
- NHTH (Collecting Bank): Thông thường, đây là NHĐL hay chi
nhánh của NHNT và thực hiện thu tiền từ Người trả tiền theo các điều kiện
ghi trong Lệnh nhờ thu. Sau khi thu được tiền, NHTH phải chuyển trả cho
NHNT. NHTH có thể đồng thời là NHXT chứng từ.
- Người trả tiền hay người thụ trái (Drawee): Là người mà Nhờ thu
được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Người trả tiền trong
ngoại thương là nhà NK.
* Các loại nhờ thu chủ yếu:
 Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): Là phương thức thanh toán, trong
đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương
mại được gửi trực tiếp cho người NK không thông qua NH.
Quy trình nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn:
Sơ đồ 2: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151



Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

NHNT
Remitting Bank

NHTH
Collecting Bank

Người ủy thác
Principal

Người trả tiền
Drawee

(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp
dụng là phương thức “Nhờ thu phiếu trơn”.
(1) Người ủy thác (nhà XK) gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp
cho Người trả tiền (Nhà NK).
(2) Nhà XK gửi Đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho NHNT để
thu tiền từ nhà NK.
(3) NHNT lập và gửi Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NHTH để thu
tiền từ nhà NK.
(4) NHTH thông báo Lệnh nhờ thu để nhà NK:
-Trả tiền ngay (séc, kỳ phiếu hay hối phiếu trả ngay); hoặc
- Ký chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn); hoặc
- Chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.

(5) Nhà NK trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền.
(6) NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho
NHNT
(7) NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho nhà
XK.

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

Phương thức này chỉ áp dụng khi người bán và người mua tin cậy nhau
hoặc có quan hệ liên doanh với nhau dưới dạng công ty mẹ và công ty nhánh,
giữa các chi nhanh thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới XNK hàng hoá.
Nhìn chung, phương thức này ít được sử dụng do việc nhận hàng và thanh
toán hoàn toàn tách rời nhau.
 Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection): Là phương thức
thanh toán, trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm: (i) hoặc chứng từ thương
mại cùng chứng từ tài chính; hoặc (ii) chỉ chứng từ thương mại (không có
chứng từ tài chính gửi cùng). NHTH chỉ trao bộ chứng từ cho Người trả tiền
khi người này đã trả tiền, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện
khác quy định trong Lệnh nhờ thu.
 Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ:

SV : Ngô Trường Giang


MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

Sơ đồ 3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ
NHNT
Remitting Bank

NHTH
Collecting Bank

Người ủy thác
Exporter

Người trả tiền
Importer

(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp
dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”.
(1) Nhà XK gửi hàng cho nhà NK.
(2) Nhà XK lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng
từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới NHNT.
(3) NHNT lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới NHTH.
(4) NHTH thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà NK.
(5) Nhà NK chấp hành Lệnh nhờ thu bằng cách;
- Thanh toán ngay (hối phiếu trả ngay, séc hoặc ký phiếu); hoặc
- Chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn); hoặc

- Ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ
(6) NHTH trao bộ chứng từ thương mại cho nhà NK.
(7) NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay
giấy nhận nợ cho NHNT.
(8) NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay
giấy nhận nợ cho nhà XK.
Tùy theo cách thức trả tiền của người mua mà nhờ thu kèm chứng từ chia
làm 2 loại: Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against payment- D/P)
và Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documents against acceptance- D/A).

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

So với nhờ thu phiếu trơn, phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo
hơn, vì NH đã thay mặt cho người bán khống chế chứng từ. Tuy nhiên,
phương thức này có những bất lợi cho người bán như: Người mua có thể từ
chối không nhận chứng từ vì lý do như giá hàng hoá đã hạ xuống, tuy quyền
sở hữu vẫn thuộc về người bán song hàng hoá đã gửi đi rồi giải quyết tiêu thụ
như thế nào? Thời gian thu tiền quá chậm nên vốn của người bán bị ứ đọng.
1.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C- Letter of Credit)
* Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó,
theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở L/C), một ngân hàng (ngân
hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit),
theo đó, NHPH cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba

(người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho NHPH bộ chứng từ thanh
toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.
Bằng ngôn ngữ luật, định nghĩa về Tín dụng chứng từ đã được nêu tại
Điều 2 của UCP 600 như sau: “Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất
kỳ, cho dù được mô tả hay gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc
chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù
hợp”.
* Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ:
- Người yêu cầu/Người mở (Applicant): Là bên mà L/C được phát hành
theo yêu cầu của họ. Thông thường là người mua hay nhà NK.
- Người thụ hưởng, Người hưởng, Người hưởng lợi (Beneficiary): Là
bên hưởng lợi L/C được phát hành. Tùy hoàn cảnh cụ thể mà người thụ hưởng
có thể có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), nhà XK (exporter),
người ký phát hối phiếu (drawer), người thắng thầu (contractor).
- NHPH (Issuing Bank): Là NH thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu
của Người mở, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho Người mở.

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

- NHTB (Advising Bank- AB): Là NH thực hiện việc thông báo L/C
cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. NHTB thường là NHĐL hay
một chi nhánh của NHPH ở nước nhà XK.
NHXN (Confirming Bank- CB): Là NH bổ sung sự xác nhận của mình đối

với L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH.
NHCĐ (Nominated Bank- NB): Là NH mà tại đó L/C có giá trị thanh toán
hoặc chiết khấu, hoặc là bất cứ NH nào nếu L/C có giá trị tự do.
NH hoàn trả (Reimbursing Bank): Là NH được NHPH ủy nhiệm thực hiện
thanh toán L/C cho NHCĐ thanh toán hoặc chiết khấu.
* Quy trình thanh toán Tín dụng chứng từ:
Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán Tín dụng chứng từ
Issuing Bank
NHPH

Applicant
Người làm đơn

AB, CB, NB

Beneficiary
Người thụ hưởng

(0) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh
toán theo phương thức L/C.
(1) Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà
NK làm đơn (theo mẫu) gửi đến NH phục vụ mình yêu cầu phát hành
một L/C cho nhà XK hưởng.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C và các điều kiện khác, nếu đồng ý, NHPH lập
L/C và thông qua NHĐL hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà XK để
thông báo L/C cho nhà XK.
(3) Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà XK.
SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151



Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

(4) Bên giao hàng theo L/C.
(5) Nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình (thông qua
NHTB hoặc một NH khác) cho NHPH, hoặc xuất trình cho NHđCĐ để
được thanh toán.
(6) NH nhận được bộ chứng từ, kiểm tra kỹ các nội dung của chứng từ đó, nếu
thấy phù hợp thì thanh toán hoặc chiết khấu theo L/C.
(7) Chuyển chứng từ sang NHPH.
(8) NHPH kiểm tra chứng từ và thanh toán.
(9) Người làm đơn làm thủ thục thanh toán cho NH.
(10) NHPH chuyển giao chứng từ cho người làm đơn.
Ngày nay, người ta chấp nhận phương thức thanh toán L/C như cách
thức hỗ trợ việc quản lý tiền (qua hợp đồng ký quỹ, quản lý mua bán, dự trữ
ngoại tệ của doanh nghiệp để thanh toán), nó đáp ứng được nhu cầu thu chi và
bản chất đa phương của mậu dịch. Với sự tham gia của các NH, phương thức
L/C đã trở thành phương tiện tài trợ cho các giao dịch trung hạn, đảm bảo cho
việc thanh toán các kỳ khi giao hàng và việc giao các hối phiếu đại diện cho
phần được thanh toán.
* Một số loại L/C chủ yếu:
- L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là L/C mà người mở (nhà
NK) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào
mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà
XK).
- L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là L/C mà sau khi đã
mở, thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu

lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và NHXN (nếu
có). Như vậy, việc đơn phương tuyên bố hủy hay sửa đổi L/C của bất cứ bên
nào tham gia quan hệ L/C là không có giá trị pháp lý.

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

- L/C không hủy ngang có giá trị trực tiếp (Irrevocable Straight L/C):
Là loại L/C có giá trị thanh toán tại NHPH, loại này ít gặp vì tính bất tiện của
nó là không chiết khấu tại NH khác được, không được thanh toán tại NHĐL.
L/C không hủy ngang có giá trị chiết khấu (Irrevocable Negotiable L/C): Có 2
loại: (1) Chiết khấu tại NHđCĐ và (2) Chiết khấu tại bất cứ NH nào. Nếu là
loại L/C có giá trị chiết khấu tại NHđCĐ, thì trên L/C phải nói rõ tên của
NHCK. Nếu là L/C chiết khấu không hạn chế, thì trên L/C phải ghi “Free
Negotiating” hoặc một câu có ý nghĩa tương tự.
- L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Là L/C không thể hủy ngang mà sau
khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự
động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong
một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.
L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C): Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng
trước cho người thụ hưởng để mua hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất
hàng hoá theo L/C đã mở. Tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người
mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHPH hay
NHTB.

- L/C dự phòng (Standby L/C): L/C này đảm bảo việc thực hiện hợp
đồng của người mua hàng, còn việc thanh toán và nhận hợp đồng vẫn theo tín
dụng đã mở. Thường các L/C loại này có tính chất dự phòng cao.

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NGÂN HÀNG TMCPCT
VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHTMCPCTVN-CHI NHÁNH BA ĐÌNH
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ba Đình
Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình ra đời từ năm 1959.
Tên gọi lúc được thành lập : Chi điểm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân
hàng Hà Nội, được đặt tại trụ sở: 124 - Đội Cấn – Hà Nội.
Nhiệm vụ ban đầu: Vừa xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và
hoạt động Ngân hàng (Hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ
tiêu – kế hoạch được giao).
Ngày 1-7-1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng ngành
Ngân hàng chuyển từ cơ chế quản lý hành chính, kế hoạch hóa sang hạch toán
kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp lấy lợi nhuận làm
mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các NHTMQD lần lượt ra đời. Trong
bối cảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành
một chi nhánh NHTM quốc doanh với tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Công

thương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội.
Ngày 03/07/2009 Ngân hàng nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN
thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam . Do đó Ngân hàng Công thương Ba Đình được đổi thành
NHTMCPCTVN- Chi nhánh Ba Đình.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTPCPCTVN-Chi nhánh Ba Đình
Bộ máy hoạt động của Chi nhánh Ba Đình có trên 300 cán bộ - nhân
viên (Trong đó trên 85% có trình độ Đại học và trên Đại học, 10% có trình độ
Trung cấp và đang đào tạo Đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 11
phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch, 13 quỹ tiết kiệm, hoạt động trên một địa
bàn bao rộng bao gồm các quận : Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ .

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

Biểu đồ: Bộ máy hoạt động của Chi nhánh Ba Đình

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng


SV : Ngô Trường Giang

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của NHTMCPCTVN-Chi nhánh Ba Đình
Theo Pháp lệnh Ngân hàng và điều lệ hoạt động của Chi nhánh Ba
Đình có những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

1- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức:
mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kì phiếu, trái
phiếu…
2- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các
thành phần kinh tế.
3- Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức Tài chính, Tín dụng và

cá nhân trong và ngoài nước như tiếp nhận và triển khai các dự án, dịch
vụ giải ngân cho các dự án, thanh toán thẻ Tín dụng, séc du lịch…
4- Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển
tiền điện tử trong nước, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT…
5- Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, chiết khấu, cho vay cầm cố chứng
từ có giá.
6- Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác
nhau trong và ngoài nước.
7- Thực hiện các dịch vụ khác.
2.2.Kết quả HĐKD của NHTMCPCT Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình qua
các năm 2008-2010
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế Thế giới, năm 2008 là năm có nhiều diễn biến bất lợi, giá dầu mỏ
và giá vàng liên tục tăng cao đạt mức kỷ lục. Nền kinh tế Việt Nam cũng phải
đối mặt với những khó khăn thách thức mới, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã
ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và
đời sống nhân dân.
Bước sang năm 2009 nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân
hàng nói riêng phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn nhất trong
hơn một thập kỷ qua do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
toàn cầu. Song với sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế
hoạch kinh doanh của NHCTVN giao, và với các biện pháp thực hiện quyết

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng


GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

liệt đến nay tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Chi nhánh Ba Đình
đã có nhiều chuyển biến, nhiều chỉ tiêu đạt kết quả cao.
2.2.1. Công tác huy động vốn
Huy động vốn của Chi nhánh Ba Đình rất đa dạng như hoạt động mở tài
khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức và dân cư trong và
ngoài nước:
• Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.
• Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn.
• Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu
NH
• Các hình thức huy động vốn khác như tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác
đầu tư từ NHNN và các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và cá
nhân.
Theo như bảng dưới ta thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ba
Đình biến động qua các năm. Năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu cùng với cuộc đua tăng lãi suất của các NHTM đã
khiến cho hoạt động huy động vốn của Chi nhánh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mức huy động của Chi nhánh không tăng mà ngược lại còn giảm 12,6% so
với năm 2008. Trong đó:
+ Tiền gửi VNĐ: 3410 tỷ giảm 15,6%
+Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ đạt 1082 giảm 1,7%.
Bước sang năm 2010 do sự phục hồi của nền kinh tế kéo theo sự phục
hồi của các ngành kinh tế . Tổng nguồn vốn huy động được năm 2010 đạt
5578 tỷ đồng so với cùng kì năm 2009 tăng 24,1%. Trong đó:
+ Tiền gửi VNĐ: 4190 tỷ tăng 780 tỷ tương đương 22%.
+ Tiền gửi ngoại tệ qui VNĐ: 1388 tỷ tăng 306 tỷ tương đương
28,3%.


SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

Xét về cơ cấu:
+ Tiền gửi của TCKT đạt 3047 tỷ đồng chiếm 54% tổng nguồn huy
động vốn và tăng 15% so với năm 2009.
+ Tiền gửi dân cư đạt 2481 tỷ đồng tăng 3% so với cùng kì năm 2009.
Chủ yếu vốn huy động theo dạng tiền gửi trung và dài hạn sau đó đến tiền gửi
ngắn hạn và cuối cùng là không kỳ hạn. Điển hình năm 2010 tiền gửi trung và
dài hạn là 71,33%, tiền gửi ngắn hạn 17,67% và tiền gửi không kỳ hạn 11%
so với tồng nguồn vốn.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động huy động vốn qua các năm 2008-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Giá
trị

Tỷ
trọng
%


Giá trị

Tỷ
trọng
%

Tổng
5.141
4.493
NVHĐ
Phân lại theo tính chất nguồn vốn

Tăng
trưởng
%

Giá trị

-12,6

5.578

Tỷ
trọng
%

Tăng
trưởng
%
+24,1


Tiền gửi 2.817
54,8%
tổ chức
kinh tế
Tiền gửi 2.324
45,2%
dân cư
Phân loại theo kỳ hạn

2.188

48,7%

-22,3%

3.047

54%

+15%

2.305

51,3%

-0,8%

2.481


44%

+3%

Tiền gửi
598
11,63%
không kỳ
hạn
Tiền gửi 1.124 21,86%
ngắn hạn
Tiền gửi 3.419 66,51%
trung và
dài hạn
Phân loại theo loại tiền

722

19,07%

+20,7%

614

11%

-14,96%

846


18,83%

986

17,67%

+16,55%

2.925

62,1%

24,73%
14,45%

3.978

71,33%

+36%

Tiền gửi
VNĐ
Tiền gửi
ngoại tệ

4.040

78,6%


3.410

75,9%

-15,6%

4.190

75,1%

+22%

1.101

21,4%

1.082

24,1%

-1,7%

1.388

24,9%

+28,3%

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHTMCPCTVN-Chi nhánh Ba Đình)


SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151


Khoa Tài Chính – Ngân Hàng

GVHD : ThS. Lê Thị Hồng Phượng

2.2.2. Công tác cho vay
Hoạt động cho vay của Chi nhánh Ba Đình rất đa dạng và phong phú cụ
thể bao gồm các loại hình cho vay sau:
• Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ
chức kinh tế, các cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
• Cho vay đồng tài trợ, cho vay vốn đối với những dự án có quy mô lớn
và thời hạn hoàn vốn dài. Các chương trình vay vốn ưu đãi: cho vay
bằng Quỹ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF), các hiệp
định tín dụng khung và đặc biệt là chương trình cho vay sinh viên với
lãi suất ưu đãi.

Chỉ tiêu

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động cho vay qua các năm 2008-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Giá
trị


Tỷ
trọng
%

Tăng
trưởng
%

Giá trị

Tỷ
trọng
%

Tăng
trưởng
%

Tổng dư
2.643
100%
3.201
nợ cho vay
Phân lại theo tính chất nguồn vốn

100%

+21,1%

3.734


100%

+16,65%

Dư nợ cáC 1.540 58,3%
tổ chức
kinh tế
Dư nợ dân 1.103 41,7%

Phân loại theo kỳ hạn

2.274

71%

+47,66%

2.862

74%

+70%

927

29%

-15,9%


1.005

26%

+8,4%

Dư nợ
2195
83%
ngắn hạn
Dư nợ
448
17%
trung, dài
hạn
Phân loại theo loại tiền

2087

65,2%

-4,9%

2.426

65%

+16,24%

1114


34,8%

+148,6%

1.308

35%

+17,4%

Dư nợ
VNĐ
Dư nợ
ngoại tệ

Tỷ
trọng
%

Giá trị

1.844

69,8%

2.213

68,9%


+20%

2.782

74,5%

+25,7%

799

30,2%

988

31,1%

+23,6%

952

25,5%

-3,78%

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHTMCPCTVN- Chi nhánh Ba Đình)

SV : Ngô Trường Giang

MSSV: 0854030151



×