Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Pháp luật hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.65 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. Mở dầu
1
B. Giải quyết vấn đề
1
I. Khái quát về rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
1
1. Khái niệm kinh doanh chứng khoán và rủi ro trong kinh doanh
1
chứng khoán
a. Khái niệm kinh doanh chứng khoán
1
b. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
1
c. Đặc điểm của rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
2
2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
3
3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
5
II. Pháp luật hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh chứng
8
khoán
1. Khái niệm pháp luật hạn chế rủi ro trong kinh doanh chứng
8
khoán
2. Các quy định của pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong
8
kinh doanh chứng khoán


III. Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt đông kinh doanh
14
chứng khoán
C. Kết thúc vấn đề
16

A. MỞ ĐẦU:
Kinh doanh chứng khoán là hoạt động trọng tâm, quyết định sự tồn tại, phát
triển của bất kì thị trường chứng khoán nào trên thế giới. Tuy nhiên cũng như nhiều
hoạt động đầu tư kinh doanh khác, kinh doanh chứng khoán cũng ẩn chứa nhiều rủi
ro. Vì vậy việc ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán có một ý

1


nghĩa quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh chứng
khoán trên thị trường, từ đó thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ:
I. Khái quát về rủi ro trong kinh doanh chứng khoán:
1. Khái niệm kinh doanh chứng khoán và rủi ro trong kinh doanh chứng khoán:
a. Khái niệm kinh doanh chứng khoán:
Theo quy định của Luật chứng khoán 2006: Kinh doanh chứng khoán được
hiểu là việc thực hiện các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán,
bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán,
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Kinh doanh chứng khoán là một hoạt động thương mại đặc biệt, diễn ra trên
một thị trường đặc biệt – thị trường mua bán, chuyển dịch quyền sở hữu các loại
chứng khoán và tác động trực tiếp đến lợi ích của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp,
từ đó có những tác động đến nền kinh tế. Đây là hoạt động trọng tâm và cơ bản nhất
của bất kì thị trường chứng khoán nào trên thế giới. Có nguồn gốc từ đối tượng kinh

doanh của mình, hoạt động kinh doanh chứng khoán luôn có tính nhạy cảm cao và
gắn liền với yếu tố rủi ro.
b. Khái niệm rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
Theo cách hiểu thông thường, rủi ro là khả năng xảy ra những tổn thất, mất mát
ngoài dự kiến. Khi xảy ra rủi ro, người chịu tác động có thể bị thiệt hại về mặt tài
chính, không thu được lợi nhuận như dự kiến hoặc không đạt được mục tiêu, kế hoạch
đề ra. Rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng
khoán là những bất trắc ngoài ý muốn, xảy ra trong quá trình công ty thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, gây hậu quả xấu làm thiệt hại lợi nhuận của nhà
đầu tư, công ty, các chủ thể khác có liên quan, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển ổn định của thị trường chứng khoán.
c. Đặc điểm của rủi ro trong kinh doanh chứng khoán:

2


Thứ nhất, khả năng phát sinh rủi ro cao. Điều này xuất phát từ chính đối tượng
kinh doanh của công ty là chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán.
Cũng như bất kì một hoạt động đầu tư vốn nào khác, kinh doanh chứng khoán luôn
tiềm ẩn nguy cơ rủi ro bởi quãng thời gian đầu tư luôn chứa đựng rất nhiều yếu tố có
nguy cơ gây tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành, làm
giá chứng khoán sụt giảm, khiến cho nhà đầu tư không thu được lợi nhuận như dự
kiến. Hơn nữa chứng khoán là loại tài sản đặc biệt bởi giá trị thực của chứng khoán
không đi liền với bản thân nó. Chính vì vậy, với bất cứ sự thay đổi nào của thị trường
như sự thay đổi chính sách pháp luật của nhà nước; việc tăng, hạ lãi suất của ngân
hàng trung ương, sự thay đổi nhân sự cấp cao trong tổ chức có chứng khoán phát
hành… đều có thể tạo tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư, khiến cho chỉ số chứng
khoán sụt giảm, hoạt động kinh doanh chứng khoán gặp phải nhiều trở ngại và có khả
năng phát sinh rủi ro ngoài dự kiến bất cứ lúc nào
Thứ hai, rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán có phạm vi

tác động lớn, ảnh hưởng tới nhiều chủ thể tham gia vào thị trường chứng
khoán. Tùy thuộc từng loại rủi ro cụ thể mà tác động của chúng tạo ra là khác nhau.
Tuy nhiên bản chất của rủi ro thì đều là những kết quả không mong muốn, làm thiệt
hại, mất mát lợi ích của các chủ thể, khiến cho họ không đạt được mục đích đã đề ra
khi giao kết hợp đồng, thực hiện hành vi kinh doanh. Khi phát sinh rủi ro trong hoạt
động kinh doanh chứng khoán, chủ thể chịu tác động trước tiên là nhà đầu tư. Những
thiệt hại mà họ có thể phải gánh chịu đó là: tổn thất về mặt tài chính (không thu được
khoản lãi mong đợi, có thể không thu hồi được vốn đầu tư) hoặc ảnh hưởng tiêu cực
đến hoạt động kinh doanh (không huy động được lượng vốn cần thiết cho nhu cầu
kinh doanh). Rủi ro cũng khiến cho công ty chứng khoán chịu tổn thất về tài
chính: đã bỏ ra chi phí thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nhưng lại không thu được
khoản lợi nhuận bù đắp, hoặc không đủ hay không có lãi..; làm ảnh hưởng đến
uy tín kinh doanh, mất niềm tin của khách hàng, nặng nề nhất là có thể ảnh hưởng
đến sự tồn tại của công ty. Rủi ro cũng có thể tác động đến các chủ thể khác là đối tác
3


hoặc có liên quan đến giao dịch của công ty chứng khoán. Nếu rủi ro có tính chất hệ
thống hoặc gây ra mức thiệt hại lớn thì có thể tác động đến hoạt động của cả thị
trường chứng khoán theo hướng tiêu cực, bởi hoạt động kinh doanh của công ty
chứng khoán đóng một vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của thị trường
chứng khoán; rộng hơn nữa là ảnh hưởng đến hoạt động của cả thị trường tài chính,
và hoạt động của nền kinh tế nói chung.
Thứ ba, rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán có thể dự báo trước
hoặc không thể dự báo trước. Hoạt động kinh doanh chứng khoán chịu sự chi phối
của rất nhiều yếu tố, khách quan và chủ quan. Có những yếu tố có thể dự báo trước là
sẽ đem lại khả năng rủi ro như: khả năng tài chính hiện tại của công ty chứng khoán
không đủ đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, hoặc tình hình hoạt động
của doanh nghiệp phát hành tăng trưởng bấp bênh, sự bất ổn của tình hình an ninh
chính trị…Tuy nhiên, cũng có những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của con

người. Do vậy, khi rủi ro bất ngờ xảy đến, công ty chứng khoán khó ứng phó kịp thời.
Chẳng hạn, sự khủng hoảng của thị trường chứng khoán Mỹ tác động đến thị trường
tài chính thế giới, ảnh hưởng của thiên tai làm giảm giá chứng khoán, việc nhà nước
ban hành chính sách mới không phù hợp với tình hình hoạt động của thị trường chứng
khoán,…Do vậy, công ty chứng khoán trong quá trình quản lý rủi ro cần đặc biệt lưu
ý và cân nhắc kĩ các yếu tố có khả năng dẫn đến rủi ro cho hoạt động kinh doanh
chứng khoán nhằm đề ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp.
2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh chứng khoán:
Có khá nhiều tiêu chí để phân biệt các loại rủi ro có khả năng phát sinh trong
hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán:
a. Căn cứ vào mức độ tác động của rủi ro, có những rủi ro mang
tính chất hệ thống và những rủi ro không mang tính hệ thống:
- Rủi ro hệ thống là những rủi ro liên quan đến cả hệ thống thị trường chứng
khoán, tác động đến tất cả các chủ thể tham gia vào thị trường, trong đó có công ty
chứng khoán. Chẳng hạn như: rủi ro thị trường (sự rút vốn đồng loạt của các nhà đầu
4


tư), rủi ro lãi suất (lãi suất thị trường dao động thất thường khiến giá chứng khoán
biến động), rủi ro sức mua (tác động của lạm phát tới các khoản
đầu tư làm giảm lợi tức thực tế),.. Với những loại rủi ro này, công ty chứng
khoán khó có thể tránh được, mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp làm giảm
mức độ tác động của rủi ro.
- Rủi ro không có tính chất hệ thống: là những rủi ro mà khi xảy ra, nó chỉ tác
động đến một hoặc một nhóm chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán. Ví dụ: rủi
ro về giá là loại rủi ro thường gặp khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành (là rủi
ro mà tổ chức bảo lãnh phát hành gặp phải khi giá chứng khoán mà họ bảo lãnh có
chiều hướng đi xuống ngay sau khi phát hành), rủi ro kinh doanh (phát sinh từ hoạt
động kinh doanh của công ty chứng khoán),…Tùy thuộc từng loại rủi ro mà công ty
chứng khoán có thể phòng tránh hoặc làm giảm mức độ tác động của rủi ro.

b. Căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro: có những rủi ro phát sinh từ
nguyên nhân khách quan, có những rủi ro xảy ra do nguyên nhân chủ quan:
- Rủi ro từ nguyên nhân khách quan: là những rủi ro xảy ra ngoài tầm kiểm soát
của công ty chứng khoán. Rủi ro từ nguyên nhân khách quan là yếu tố khó có thể hạn
chế được. Chẳng hạn như động đất, thiên tai, khủng hoảng kinh tế, chính trị,… khi
xảy ra thường ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- Rủi ro từ nguyên nhân chủ quan: là những rủi ro phát sinh do lỗi của
các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đó có thể là rủi ro về
pháp lý xuất hiện do việc soạn thảo hợp đồng không phù hợp với các văn bản
pháp luật hoặc tiến hành các hành vi kinh doanh vi phạm điều cấm của pháp
luật, rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán do các
chủ thể không thực hiện nghĩa vụ của mình…
c. Căn cứ vào tính chất của rủi ro, có thể phân loại rủi ro thành: rủi ro pháp
lý; rủi ro đối tác kinh doanh, rủi ro thị trường, rủi ro tự hoạt động:
- Rủi ro pháp lý: là những rủi ro xảy ra bởi các tranh chấp, kiện tụng
giữa công ty chứng khoán với các đối tác trong quá trình giao dịch do sử dụng các tài
5


liệu, văn bản không phù hợp với quy định của pháp luật và Sở giao dịch, do soạn thảo
hợp đồng không chặt chẽ, rõ ràng hoặc tiến hành các giao dịch vi phạm pháp
luật,…
- Rủi ro đối tác kinh doanh: là rủi ro phát sinh giữa công ty chứng khoán với
khách hàng, có thể do khách hàng không đủ tiền hoặc chứng khoán khi đến hạn thanh
toán, hoặc giữa công ty chứng khoán với các đối tác khác do việc lưu ký và thanh
toán giao dịch không hoàn thiện,…
- Rủi ro thị trường: là loại rủi ro phát sinh khi có biến động về giá và
tính thanh khoản của chứng khoán trong giao dịch khiến cho khách hàng không thể
bán hoặc mua một số lượng lớn chứng khoán trong thời gian nhất định; hoặc
công ty chứng khoán không thể thực hiện đợt bảo lãnh phát hành thành công nếu giá

chứng khoán giảm sút ngay sau khi phát hành….
- Rủi ro tự hoạt động: là những rủi ro xảy ra trong quá trình công ty chứng
khoán thực hiện giao dịch, có thể do lỗi của nhân viên hành nghề, hoặc sự hạn chế về
khả năng tài chính của công ty, hoặc do trục trặc của hệ thống máy tính,
hệ thống thanh toán ở Sở giao dịch,…
3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh chứng khoán:
3.1. Các nguyên nhân mang tính khách quan:
* Môi trường kinh tế không ổn định:
Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán luôn diễn ra trong một bối
cảnh kinh tế cụ thể, chịu sự chi phối từ nhiều yếu tố. Trong điều kiện nền kinh tế bất
ổn, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát khó kiểm soát, lãi suất ngân hàng tăng, mối
nguy hại từ khủng hoảng tài chính toàn cầu..., hoạt động kinh doanh chứng khoán khó
có điều kiện để phát triển ổn định. Đặc biệt với những thay đổi nằm ngoài tầm kiểm
soát ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, rủi ro là khó tránh và công ty chứng khoán
khó có sự chuẩn bị phòng ngừa kịp thời. Trong số các tác động từ môi trường kinh tế,
ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán là nguyên nhân có tác động trực tiếp và rõ
ràng hơn cả đến hoạt động kinh doanh chứng khoán. Nếu thị trường phát triển
6


bấp bênh, thiếu tính công khai, minh bạch, thiếu sự quản lý và giám sát, hệ thống
cơ sở vật chất phục vụ giao dịch lỗi thời,… thì khả năng xảy ra rủi ro trong
hoạt động của công ty chứng khoán là rất cao.
* Môi trường chính trị, hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước bất cập,
chưa hoàn thiện:
Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với các yếu tố chính trị, pháp
luật. Các yếu tố chính trị như thể chế chính trị, vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội,
quan điểm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế của Chính phủ với các quốc
gia… nếu không được đảm bảo an toàn và thuận lợi sẽ khiến cho thị trường
chứng khoán không thể phát triển một cách ổn định và bền vững, hoạt động kinh

doanh chứng khoán chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước là định hướng cho sự phát triển của
thị trường. Chỉ cần một thay đổi trong hệ thống các chính sách tài chính, tiền tệ, thu
nhập… của Nhà nước, cũng đều dẫn đến sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái, điều
kiện mở rộng hay thu hẹp tín dụng.. Đây là những yếu tố gây nên những bấp bênh
trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Hệ thống các quy định pháp luật điều
chỉnh các hoạt động trên thị trường chứng khoán nếu không phù hợp, xa rời thực tế,
chồng chéo, mâu thuẫn thì hoạt động kinh doanh chứng khoán khó mà phát triển một
cách thuận lợi, rủi ro luôn có nguy cơ phát sinh bất kì lúc nào.
Ngoài ra, rủi ro cũng có thể phát sinh do tác động từ các biện pháp cạnh tranh
không lành mạnh của các công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường; do sự quản
lý và giám sát thị trường lỏng lẻo tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực phát sinh.
3.2. Các nguyên nhân mang tính chủ quan:
- Nguyên nhân từ phía công ty chứng khoán: Khả năng tài chính, trình độ của
đội ngũ nhân viêc còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu
+ Về khả năng tài chính: Để tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán, công
ty chứng khoán phải có đủ lượng vốn cần thiết. Nếu công ty thực hiện kinh doanh
trong tình trạng tiềm lực tài chính hạn chế, lượng vốn sẵn có và khả năng khai thác sử
7


dụng các nguồn lực tài chính trong và ngoài công ty không đủ mạnh, không đáp ứng
nhu cầu các giao dịch mà công ty thực hiện thì công ty luôn gặp phải khó khăn, đối
mặt với mọi rủi ro có nguy cơ xảy ra mà khó có khả năng ngăn ngừa hay hạn chế
những tác động xấu.
+ Về trình độ của đội ngũ nhân viên: Chất lượng đội ngũ nhân viên hành nghề
chưa đáp ứng yêu cầu: Kinh doanh chứng khoán là một lĩnh vực đặc thù có sự
chi phối rất lớn của nhân tố con người. Trình độ kiến thức, kĩ năng hành nghề,
đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công ty chứng khoán là yếu tố quyết định trực tiếp
đến kết quả các hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu năng lực, phẩm chất,

kinh nghiệm…của người hành nghề còn hạn chế thì việc đảm bảo thực hiện các
nghiệp vụ một cách hiệu quả, không sai sót, đem lại kết quả tốt nhất có thể cho nhà
đầu tư là rất khó. Và trên thực tế, đây thường là nguyên nhân làm xảy ra các rủi ro,
gây thiệt hại đến lợi nhuận của nhà đầu tư.
Ngoài ra, năng lực quản trị kinh doanh, việc tổ chức hoạt động, ngăn ngừa
xung đột lợi ích giữa các bộ phận kinh doanh trong công ty chứng khoán nếu không
chặt chẽ, hiệu quả thì cũng có khả năng dẫn đến rủi ro phát sinh trong quá
trình hoạt động.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng: Rủi ro cũng có thể xảy ra do lỗi của khách
hàng. Đó có thể là trường hợp khách hàng bị mất khả năng thanh toán (không đủ
tiền hoặc chứng khoán khi đến hạn thanh toán), hoặc không đủ trình độ, thông
tin để đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có chứng khoán niêm
yết, từ đó đưa ra quyết định đầu tư chưa thực sự chính xác,…
II. Pháp luật hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
1. Khái niệm pháp luật hạn chế rủi ro trong kinh doanh chứng khoán:
Công ty chứng khoán đóng một vai trò rất quan trọng trên thị trường chứng
khoán. Để công ty chứng khoán có thể phát huy hết vai trò của mình, ngăn ngừa
những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư và
sự phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, các quốc gia đều ban hành bộ
8


phận pháp luật riêng quy định về vấn đề tổ chức và hoạt động của công ty chứng
khoán, nhằm đặt công ty chứng khoán trong một hành lang pháp lý chặt chẽ
với những đòi hỏi cao khác hẳn các doanh nghiệp thông thường. Ở Việt Nam, vấn đề
tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán trước đây được quy định trong Nghị định
số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán; sau
đó được quy định tại Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán
và thị trường chứng khoán và Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán
ban hành kèm theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/06/2004 của Bộ Tài

chính. Hiện nay, vấn đề tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán được điều
chỉnh bởi các quy định trong Luật chứng khoán năm 2006 (được sửa đổi, bổ
sung theo Luật số 62/2010/QH12), và các văn bản hướng dẫn thi hành.
 Pháp luật hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của công
ty chứng khoán là tập hợp các quy phạm điều chỉnh vấn đề thành lập và hoạt động
của công ty chứng khoán; những nghĩa vụ cụ thể của công ty trong quá trình thực
hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; các hạn chế, nghiêm cấm mà
công ty phải tuân thủ; cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước, nhằm
phòng ngừa những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong quá trình kinh doanh của công
ty chứng khoán, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và sự phát triển an toàn của
thị trường chứng khoán.
2. Các quy định của pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong kinh
doanh chứng khoán:
Pháp luật hạn chế rủi ro trong kinh doanh chứng khoán bao gồm những bộ phận
sau:
a. Nhóm quy phạm pháp luật về điều kiện thành lập và hoạt động của công
ty chứng khoán
Kinh doanh chứng khoán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Luật
chứng khoán của các quốc gia đều có quy định về điều kiện hay tiêu chuẩn để các tổ
chức tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo các chủ thể kinh doanh
9


chứng khoán có đủ khả năng hoạt động, ngăn ngừa rủi ro ngay từ khi các chủ thể
này tham gia thị trường. Theo pháp luật Việt Nam, để hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh chứng khoán, tổ chức, cá nhân phải thành lập công ty chứng khoán đáp
ứng các điều kiện sau:
* Điều kiện về hình thức pháp lý của công ty: Công ty chứng khoán phải được
tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (điều 59
Luật Chứng khoán 2006).

* Điều kiện về vốn: Nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động cũng như khả
năng gánh chịu rủi ro, pháp luật quy định công ty chứng khoán phải có đủ vốn pháp
định theo quy định của Chính phủ (Điều 62 Luật Chứng khoán). Số vốn pháp định
được quy định cụ thể cho từng nghiệp vụ kinh doanh căn cứ vào mức độ rủi ro tương
ứng với từng loại hoạt động. Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định
mức vốn pháp định cụ thể như sau: môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng; tự doanh
chứng khoán: 100 tỷ đồng; bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng; tư vấn đầu
tư chứng khoán: 10 tỷ đồng. Như vậy, nếu công ty chứng khoán đăng ký thực hiện tất
cả các loại nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán được phép theo quy định thì phải có số
vốn tối thiểu: 300 tỷ đồng.
* Điều kiện về cơ sở vật chất: Điều 62 Luật Chứng khoán quy định: công ty
chứng khoán phải có trụ sở, trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng
khoán. Riêng đối với hai nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư
chứng khoán thì do nội dung hoạt động nên không cần đáp ứng điều kiện về trang
thiết bị.
* Điều kiện về nguồn nhân lực: Kết quả của hoạt động kinh doanh chứng
khoán phụ thuộc rất lớn vào kĩ năng, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của người
điều hành và nhân viên thực hiện nghiệp vụ. Chính vì thế, để kinh doanh chứng
khoán, công ty chứng khoán phải có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu pháp luật:
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên hành nghề phải có Chứng chỉ hành

10


nghề chứng khoán, và có tối thiểu ba người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp
vụ kinh doanh.
b. Nhóm quy phạm quy định về các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của
công ty chứng khoán:
Bằng việc quy định về các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể của công ty chứng
khoán, pháp luật hướng đến việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý an toàn, hạn chế

rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán. Theo quy định pháp
luật công ty chứng khoán được quyền thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các
nghiệp vụ kinh doanh sau:
* Nghiệp vụ môi giới chứng khoán:
Theo quy định pháp luật hiện hành: “ Môi giới chứng khoán là việc làm
trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.”
Để thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, công ty chứng khoán
phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động môi giới chứng
khoán. Nhằm phòng tránh những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh
doanh, công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ môi giới phải tuân thủ
những nghĩa vụ sau: mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho từng khách hàng trên
cơ sở hợp đồng kí kết giữa công ty và khách hàng, yêu cầu khách hàng phải kí quỹ
tiền, chứng khoán để thực hiện giao dịch. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ thực hiện
các biện pháp minh bạch hóa trong quản lý tài sản kí quỹ của khách hàng, đảm bảo
nguyên tắc quản lý tách biệt tiền, chứng khoán của từng nhà đầu tư, của nhà đầu tư
với công ty. Khi tư vấn cho khách hàng, công ty chứng khoán phải thu thập đầy đủ
thông tin về khách hàng như khả năng tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro,…
* Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán:
Tự doanh chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty
chứng khoán tự mua, bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi từ chênh lệch giá.
Hoạt động tự doanh thường song hành với hoạt động môi giới. Vì vậy khi thực
hiện hai hoạt động này có thể dẫn đến xung đột về lợi ích giữa công ty
11


chứng khoán và khách hàng. Do đó, khi thực hiện tự doanh, công ty chứng
khoán phải tuân thủ những quy định sau:
- Tách biệt quản lý: Khi công ty chứng khoán đồng thời thực hiện hai nghiệp vụ
môi giới và tự doanh thì phải tách biệt để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động.
- Ưu tiên khách hàng: tức là thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng trước lệnh

giao dịch của công ty. Điều này đảm bảo tính công bằng trong giao dịch khi mà công
ty chứng khoán có nhiều lợi thế khách hàng về tìm kiếm thông tin, phân tích và tham
gia thị trường.
Ngoài ra công ty chứng khoán còn phải tuân thủ một số quy định khác như các
giới hạn về giá trị đầu tư, lĩnh vực đầu tư…nhằm tạo độ an toàn cho hoạt động của
công ty.
* Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán:
Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán có vai trò rất quan trọng đối với
thành công của đợt phát hành chứng khoán. Một khi xảy ra rủi ro thì tác động của nó
là rất lớn. Vì vậy, đòi hỏi của pháp luật đối với hoạt động này chặt chẽ hơn so với các
nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác (về vốn pháp định, đạo đức kinh doanh, an
toàn tài chính,...) .
Theo quy định pháp luật hiện hành, công ty chứng khoán có thể thực
hiện bảo lãnh theo cam kết chắc chắn hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành phân phối chứng
khoán ra công chúng. Khi thực hiện việc bảo lãnh, công ty chứng khoán phải
đảm bảo khả năng tài chính (vốn chủ sở hữu công ty không thấp hơn 50% tổng giá trị
đợt phát hành..); duy trì tỉ lệ vốn khả dụng ở mức an toàn; tuân thủ các hạn chế bảo
lãnh phát hành mà pháp luật đã quy định.
* Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán:
“Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích,
công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán”.
Kết quả của hoạt động tư vấn hầu như phụ thuộc vào kiến thức và kĩ năng chuyên
môn của người tư vấn. Vì vậy, khi tiến hành nghiệp vụ, công ty chứng khoán và các
12


nhân viên kinh doanh của công ty phải thu thập các thông tin về tình hình tài chính;
thu nhập, mục tiêu đầu tư; khả năng chấp nhận rủi ro, kinh nghiệm và hiểu biết về đầu
tư… của khách hàng. Công ty chứng khoán không
được đảm bảo cho khách hàng kết quả đầu tư trừ trường hợp đầu tư vào những

sản phẩm có thu nhập cố định; không được tư vấn khách hàng đầu tư vào loại chứng
khoán mà không cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng;…
* Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán:
Theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2006: “Lưu ký chứng khoán là việc
nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách
hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán”.
Công ty chứng khoán nếu được cấp Giấy chứng nhận hoạt động lưu ký, là
thành viên của Trung tâm lưu ký, thì được phép thực hiện các dịch vụ lưu ký, thanh
toán giao dịch chứng khoán cho khách hàng. Việc quản lý tài khoản lưu ký chứng
khoán của khách hàng phải tuân thủ những nguyên tắc sau nhằm tránh những rủi ro
xảy ra cho khách hàng: chỉ mở một tài khoản cho mỗi khách hàng; quản lý tách biệt
với tài khoản lưu ký chứng khoán của công ty; không được lợi dụng chứng khoán
trong tài khoản của khách hàng cho những giao dịch vì lợi ích của công ty hoặc chủ
thể khá
c. Nhóm quy phạm quy định về các hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt
động của công ty chứng khoán
Kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, được đặt
trong hành lang pháp lý chặt chẽ. Các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
này, trong đó có công ty chứng khoán phải tuân thủ những hạn chế hoạt động mà pháp
luật quy định nhằm đảm bảo sự an toàn, tránh những hiện tượng tiêu cực xảy ra. Do
đó, trong quá trình hoạt động, công ty chứng khoán luôn phải
đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính (vốn điều lệ, vốn khả dụng), tuân thủ
nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin, chấp hành các quy định về trách nhiệm của

13


người hành nghề chứng khoán, các hạn chế đầu tư trong quá trình kinh doanh, hạn chế
chuyển nhượng vốn đối với cổ đông hoặc thành viên sáng lập,…
d. Nhóm quy phạm quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động của

công ty Chứng khoán:
Nhằm thiết lập trật tự cho thị trường, phòng và chống các hành vi lừa đảo, gây
thiệt hại cho nhà đầu tư, bảo vệ tính công bằng, lành mạnh trong hoạt động của thị
trường chứng khoán, việc điều hành và giám sát các hoạt động trên thị trường chứng
khoán là cần thiết. Mặt khác để đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật chứng khoán thì
cơ chế kiểm soát từ các cơ quan mang quyền lực Nhà nước
đóng vai trò quan trọng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan chuyên
môn, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường
chứng khoán. Các quy định pháp luật về quản lý Nhà nước có tác dụng hạn chế rủi ro,
đảm bảo sự chấp hành pháp luật một cách nghiêm túc trong hoạt động kinh doanh
chứng khoán bao gồm:
* Quy định về cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của công
ty chứng khoán: Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và
hoạt động cho công ty chứng khoán khi đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định;
đồng thời có quyền đình chỉ hoạt động của công ty trong một thời hạn nhất định hoặc
thu hồi Giấy phép thành lập, hoạt động khi công ty chứng khoán rơi vào các trường
hợp theo quy định tại Điều 70 Luật Chứng khoán năm 2006.
* Quy định đối với vấn đề thanh tra , giám sát hoạt động của công ty chứng
khoán: Hoạt động quản lý, giám sát được tổ chức ở hai cấp là Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán,
thông qua hoạt động giao dịch hàng ngày, các báo cáo tình hình hoạt động, báo cáo
tài chính của công ty chứng khoán, hoạt động công bố thông tin và hoạt động
thanh tra của thanh tra chứng khoán.
* Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động của công ty chứng
khoán
14


Khi có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán,
công ty chứng khoán có thể bị xử lý theo hình thức xử phạt hành chính, xử lý hình sự,

nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý trong hoạt động
kinh doanh chứng khoán đã được quy định cụ thể trong Luật Chứng khoán (Điều 121,
Điều 125,..), Bộ Luật Hình sự, các văn bản pháp luật khác có liên quan. Việc quy định
về xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm pháp luật của công ty chứng khoán
nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể bị hành vi vi phạm xâm hại, khôi phục lại trật tự
bình thường của thị trường và có tác dụng răn đe những chủ thể đã vi phạm, phòng
tránh những hiện tượng tiêu cực tiếp tục xảy ra.
III. Một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt đông kinh doanh chứng
khoán:
1. Sửa đổi bổ sung một số quy định của pháp luật về mức phạt tiền đối với mỗi
hành vi vi phạm cụ thể:
Pháp luật chứng khoán đã quy định việc xử phạt hành chính đối với hành vi vi
phạm cụ thể trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cùng với việc đề
xuất nâng mức tiền phạt tối đa, yêu cầu đặt ra cũng cần phải nâng mức tiền phạt đối
với mỗi hành vi vi phạm. Điều này xuất phát từ những lí do sau đây:
+ Các chế tài và mức xử phạt như hiện nay là chưa đủ mạnh để răn đe và xử lí
các vi phạm.
+ Hoạt động trên thị trường chứng khoán chứng kiến nhiều hành vi vi phạm
ngày càng tinh vi, phức tạp, tính chất và mức độ ngày càng cao
+ Yêu cầu tăng cường quản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán
Tuy nhiên việc tăng mức xử phạt cũng cần tính đến khả năng chi trả và đảm bảo
hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, do đó đòi hỏi các nhà đầu
tư và các nhà soạn thảo luật cần cân nhắc, tính toán chính xác.
Thực tiễn diễn biến của thị trường chứng khoán trong thời gian qua cần đặc biệt
lưu ý tăng mức tiền phạt đối với 3 nhóm hành vi vi phạm. Đó là:

15


+ Các hành vi vi phạm về hồ sơ, điều kiện và thực hiện chào bán chứng khoán

ra công chúng.
+ Các vi phạm quy định về chế độ báo cáo
+ Các hành vi vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán: hành vi gian lận
trong giao dịch thao túng giá chứng khoán và sử dụng thông tin nội bộ để mua bán
chứng khoán.
2. Hoàn thiện một số quy định về xử lý vi phạm vốn còn nhiều bất cập, thiếu
sót:
Liên quan đến phát hành chứng khoán: Nghiên cứu các quy định về chào khoán
chứng khoán ra công chúng tại luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành
hiện nay cho thấy pháp luật mới chỉ hướng tới đặt ra quy định mà theo đó các tổ chức,
cá nhân phải thực hiện, phải đảm bảo để được chào bán chứng khoán ra công chúng…
mà chưa hướng tới việc đặt ra chế độ hậu kiểm các doanh nghiệp trong việc thực hiện
cháo bán chứng khoán ra công chúng. Chế độ hậu kiểm ở đây chính là các quy định
về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị
trường chứng khoán, cụ thể là UBCKNN trong việc kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm
bảo doanh nghiệp thực hiện chào bán theo đúng phương án phát hành, đảm bảo việc
sử dụng vốn thu được rừ đợt phát hành có hiệu quả và đúng mục đích…
1.3. Quy định về tổ chức kiểm toán và báo cáo kiểm toán:
Sự tồn tại của tổ chức kiểm toán trên thị trường chứng khoán có trách nhiệm
chủ yếu là đánh giá mức độ chính xác của báo cáo tài chính. Tuy nhiên pháp luật về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
chưa có những quy định roc ràng liên quan đến thực tế này. Vì thế cần thiết phải quy
định rõ xử phạt với hành vi vi phạm liên quan đến báo cáo kiểm toán. Các vi phạm
của tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên cần được xử lý nghiêm minh với các hình
thức xử phạt thích đáng.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

16



Từ những phân tích trên có thể thấy rằng kinh doanh chứng khoán là hoạt động
tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các rủi ro đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân cũng như
tồn tại dưới nhiều loại hình khác nhau. Trước bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới, với yêu cầu đưa thị trường chứng khoán Việt Nam ra khỏi khủng
hoảng, đạt được sự tăng trưởng nhanh và bền vững, từ đó thúc đẩy nền kinh tế
quốc dân phát triển thì pháp luật về hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty
chứng khoán cần phải được hoàn thiện hơn nữa vừa đảm bảo phù hợp với thực tiễn thị
trường, vừa phù hợp với thông lệ của thị trường chứng khoán quốc tế, với mục đích
hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là trọng tâm hàng đầu/./

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Luật chứng khoán năm 2006
2. Nghị định số 14/2007/NĐ- CP của Chính phủ ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi
hành một số điều của luật chứng khoán
3. Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết
định của Bộ trưởng Bộ tài chính số 27/2007/ QĐ-BTC ngày 24/04/2007
4. Giáo trình luật chứng khoán, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân
2008.
17


5. Học viện Tài chính, Kinh Doanh Chứng Khoán, Nhà xuất bản Tài chính, năm 2007.
6. Đoàn Quốc Hùng, Pháp luật về hoạt động kinh doanh chứng khoán của
công ty chứng khoán - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Trường đại học
Luật Hà Nội, năm 2002.
7. Đặng Quốc Bình, Pháp luật về công ty chứng khoán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Cộng hoà Pháp dưới góc độ luật học so sánh, Trường đại học Luật Hà
Nội, năm 2004.
8. Nguyễn Thị Hoa, Tìm hiểu pháp luật về hoạt động kinh doanh chứng khoán
của công ty chứng khoán, Trường đại học Luật Hà Nội, năm 2007.

9. Dương Quỳnh Nga, Hiệu ứng của Luật Chứng khoán trước yêu cầu bảo vệ
quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, Trường đại học Luật Hà Nội, năm
2007.

18



×