Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xé buýt ở Tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.06 KB, 11 trang )

Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
22
CHƢƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TP HCM

Giới thiệu tổng quan [40].
Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) có vị trí và vai trò quan trọng trong vùng
Nam bộ và cả nước. Với diện tích 2095 km
2
, dân số 6,8 triệu đến 8,725 triệu (nếu
tính cả khách vãng lai, dân nhập cư), mức tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,05%,
thành phố là một trung tâm kinh tế - thương mại, công nghiệp, văn hóa - khoa học
lớn nhất ở khu vực cả nước.
TP.HCM là thành phố cảng, là đầu mối giao thông lớn, nối liền các địa
phương trong nước và quốc tế với hệ thống thương cảng quốc tế Sài Gòn, hệ thống
các quốc lộ, đường xuyên Á, tuyến đường sắt Bắc Nam, sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất. Trong các năm qua, TP HCM có mức tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển
toàn diện và đang giữ vai trò là một trung tâm nhiều chức năng đối với vùng khu
vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước

Hình 2.1 Dân số TP qua các năm (không tính khách vãng lai và dân nhập cư).
Mức tăng trưởng GDP hàng năm luôn ở mức cao, chiếm hơn 20% GDP cả
nước.
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
23
Bảng 2.1 Giá trị GDP hàng năm [40]
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nghìn tỷ đồng 75.853 84.852 96.403 113.326 137.087 165.297 190.561 228.795 289.550


Hình 2.2 Tổng GDP hàng năm của thành phố (nghìn tỷ đồng).
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000 ÷ 2009, với sự phát triển rất mạnh của đô thị
hóa cùng sự phát triển kinh tế xã hội, hệ thống giao thông thành phố đã bị quá tải,
nhất là việc giải quyết nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố gặp rất nhiều
khó khăn. Thời điểm năm 2008, thành phố có trên 3200 xe bus lớn nhỏ và trên 7000
xe taxi thì chỉ đáp ứng được 7,2% nhu cầu đi lại hàng ngày của 8,725 triệu dân (kể
cả khách vãng lai, dân nhập cư) với trên 600 tỷ đồng bù lỗ. Đa số phương tiện đi lại
hiện nay chủ yếu là giao thông cá nhân (xe gắn máy, xe ô tô cá nhân, xe đạp) trong
khi theo tiêu chuẩn nước ngoài, cơ cấu phương tiện giao thông công cộng của một
thành phố văn minh và hiện đại phải đáp ứng trên 50% nhu cầu đi lại. Điều này dẫn
đến sự ách tắc giao thông, chi phí đi lại tăng cao, tiêu hao nhiên liệu lớn và ô nhiễm
môi trường trầm trọng.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là do thành phố chưa có một cơ cấu
phương tiện giao thông thích hợp, tổ chức cơ cấu giao thông chưa hoàn thiện cho
từng loại hình phương tiện … nên không kiểm soát được giao thông và từ đó nảy
sinh ách tắc giao thông cũng như các ảnh hưởng khác về ô nhiễm môi trường, chi
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
24
phí đi lại, lãng phí nhiên liệu và mất an toàn giao thông. Lãng phí do bất hợp lý về
GTCC khoảng 14.307 tỉ đồng hàng năm.
Theo dự kiến, đến năm 2015 thì tuyến Metro đầu tiên Bến Thành – Suối Tiên
mới được đưa vào khai thác VTHKCC. Vì thế, việc phát triển hệ thống GTCC trên
bộ (xe bus các loại) là không thể thiếu trong giai đọan từ nay đến năm 2015 và sau
đó có thể nối mạng vào hệ thống GTCC hàng khối (Metro, Monorail, RER…) nhất
là đƣa vào nghiên cứu sử dụng nhiên liệu thay thế sạch càng có ý nghĩa và đi
theo xu hƣớng hội nhập “đi tắt đón đầu” trong sử dụng năng lƣợng, bảo vệ
môi trƣờng và tiết kiệm nhiên liệu cho tƣơng lai.

2.1 Dân số và lực lƣợng lao động [22] [40]

TP.HCM được chia thành 19 quận (gồm 13 quận cũ và 6 quận mới) có diện
tích 494 km
2
và 05 huyện có diện tích 1601km
2
. Dân số TPHCM năm 2008 là 8,725
triệu người (nếu tính cả khách vãng lai và dân nhập cư). Theo dự đoán, dân số
TP.HCM năm 2008÷2020 sẽ tăng lên gấp 1,37 lần trong hơn 10 năm tới, và đây sẽ
là một áp lực rất lớn đối với nền kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng giao thông.
Cơ cấu dân số năm 2007:
- Học sinh mẫu giáo: 193.976
- Học sinh phổ thông: 927.751
- Sinh viên: 328.475
- Giáo viên: 86.046
- Y tế: 24.827
- Công nhân viên chức: 426.020
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
25
Hình 2.3 Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (khu vực nghiên cứu).
- Doanh nghiệp nhà nước, ngoài nhà nước, đầu tư nước ngoài: 1.547.350
Tổng cộng: 3.534.445 chiếm 45,3% dân số.
Đây là nhóm dân cư có địa điểm học tập, làm việc cố định, hành trình và thời
gian đi lại hàng ngày trong tuần ổn định là nhóm khách tiềm năng của VTHKCC.
Bảng 2.2 Ước tính dân số TPHCM (dân TP.HCM + khách vãng lai) giai đoạn 2008
– 2020 (triệu người) [22] [40]
Năm 2008 Năm 2010 Năm 2020
Dân số ước tính 8,72 9,66 12,00
-19 quận: 7,38 8,19 8,88
- 05 huyện: 1,34 1,47 3,12


TÂY NINH
BÌNH DƯƠNG
ĐỒNG NAI
BA RỊA VŨNG TAU

LONG AN


LONG AN

TIỀN GIANG

G
TP.HỒ CHÍ MINH
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
26
Hiện ở sáu quận: Phú Nhuận, 11, 10, 5, 4, 3 mật độ dân số từ 70 ngàn đến 52
ngàn người/km
2
đất đô thị (bao gồm đất ở, đất giao thông, công viên…). Bình quân
cho một đầu người chỉ vào khoảng 14,3 ÷ 19,2 (m
2
/người).

Hình 2.4 Bản đồ mật độ dân số các quận.

×