Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
98
CHƢƠNG 7
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TỔ
CHỨC, QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH VẬN CHUYỂN XE
BUÝT CỦA TPHCM
7.1 Giới thiệu về sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của hệ thống xe buýt
Hình 7.1 Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống xe buýt hiện nay.
HTX (1): Các HTX không nằm trong Liên Hiệp HTX.
HTX (2): Các HTX trong các Liên Hiệp HTX.
a- UBND ban hành, bổ sung và sửa đổi quy định quản lý hoạt động xe buýt. Sở
GTVT là cơ quan giúp UBND TP về quản lý xe buýt.
b-TTQLĐH VTHKCC là cơ quan trực thuộc sở GTVT
c-Sở GTVT quản lý các đơn vị kinh doanh VTHKCC:
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
99
Quyết định và điều chỉnh về lộ trình mỗi tuyến xe buýt; về số lƣợng xe kể cả
số xe dự phòng cần cho mỗi tuyến xe buýt, về quy cách và chủng loại xe
chạy trên từng tuyến.
Quyết định giao doanh nghiệp khai thác tuyến xe buýt bằng cách chỉ định,
khoán tuyến và đấu thầu.
Quản lý và cấp phát các loại vé xe buýt cho doanh nghiệp.
Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ có thời hạn hoặc tƣớc quyền khai thác của
doanh nghiệp xe buýt khi có vi phạm trong hoạt động xe buýt theo quy định
hiện hành.
Phê duyệt và ban hành kế hoạch giảng dạy, các giáo trình học tập, bồi dƣỡng
nghiệp vụ chuyên về hoạt động xe buýt cho lái xe, nhân viên bán vé xe buýt.
d-TTQLĐH VTHKCC quản lý các đơn vị kinh doanh VTHKCC:
Quyết định biểu đồ chạy xe từng tuyến xe buýt theo định hƣớng của Sở
GTVT.
Tổ chức đấu thầu chọn doanh nghiệp khai thác tuyến theo kế hoạch của Sở
GTVT.
Ký hợp đồng khai thác vận chuyển hành khách bằng xe buýt với các doanh
nghiệp khai thác tuyến xe buýt (ký trực tiếp với các HTX không thông qua
Liên Hiệp HTX). Xử lý vi phạm hợp đồng thông qua Tổ xử lý vi phạm hợp
đồng khai thác VTHKCC.
Kiểm tra điều kiện hoạt động của doanh nghiệp khi tham gia VTHKCC bằng
xe buýt (110/2006/NĐ-CP, Chƣơng II, Điều 7); kiểm tra tiêu chuẩn phƣơng
tiện (TCVN 4461-87; 22 TCN 302-02; 321/2003/QĐ-UB Chƣơng III Điều
10).
Quản lý, điều phối, hƣớng dẫn và kiểm tra hoạt động khai thác các tuyến xe
buýt để đảm bảo mạng lƣới xe buýt hoạt động theo đúng biểu đồ. Có quyền
điều động đột xuất các xe buýt để giải toả các ách tắc, thiếu xe đột biến trong
mạng lƣới xe buýt. Là đầu mối tổ chức các tuyến xe buýt thử nghiệm.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
100
In, cấp và kiểm tra sổ nhật trình chạy xe của các doanh nghiệp tham gia khai
thác tuyến xe buýt. Việc thực hiện thông qua tổ kiểm tra VTHKCC.
Lập và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho lái xe, nhân
viên bán vé.
e-TTQLĐH VTHKCC thực hiện kiểm tra tài xế và nhân viên bán vé.
Theo dõi quá trình hành nghề của nhân viên phục vụ trên xe buýt trên địa
bàn thành phố. Xử lý và ra thông báo rộng rãi đến các doanh nghiệp danh
sách các nhân viên phục vụ trên xe buýt vi phạm quy định về hoạt động xe
buýt trên cơ sở hợp đồng khai thác tuyến xe buýt
Lập kế hoạch hàng năm, tổ chức đào tạo lần đầu tiên, bồi dƣỡng ngắn hạn và
đào tạo lại các nhân viên phục vụ trên xe buýt.
Việc kiểm tra tài xế, nhân viên bán vé, giám sát số chuyến thực hiện đƣợc
đảm nhận bởi các nhân viên điều hành đầu cuối tuyến và các nhân viên Đội
kiểm tra trật tự VTHKCC. Các nội dung kiểm tra gồm có.
-Kiểm tra trật tự, điều hành tại các đầu – cuối bến về quy trình, thực
hiện biểu đồ chạy xe, lệnh vận chuyển đúng giờ, xe chạy đúng tuyến,
đậu đỗ đúng vị trí, xác nhận việc thực hiện đủ các chuyến theo kế
hoạch, kiểm tra phƣơng tiện phục vụ .
-Kiểm tra thái độ phục vụ hành khách của lái - phụ xe, tiếp viên.
-Kiểm tra việc mua vé của hành khách, bán vé của tiếp viên trên xe.
f-Liên hiệp HTX với các HTX thành viên.
Liên hiệp sẽ là đầu mối tập trung công tác điều hành sản xuất (phân bổ luồng
tuyến và phƣơng tiện hợp lý cho các đơn vị thành viên) xóa bỏ tƣ tƣởng độc
quyền luồng tuyến của các đơn vị.
g-Đơn vị KD VTHKCC quản lý nhân viên của mình.
Các đơn vị sau khi tuyển dụng phải ký hợp đồng lao động theo đúng quy
định của Luật Lao Động. Tự trang bị một số kiến thức cơ bản về quan hệ
giao tiếp và nghiệp vụ cho nhân viên phục vụ trên xe buýt mới tuyển dụng.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
101
Các Liên Hiệp HTX không quản lý trực tiếp xã viên mà thông qua các HTX
thành viên.
Từng đơn vị có thể có đội kiểm tra trên tuyến nhằm giám sát hoạt động của
tài xế: chạy đúng biểu đồ giờ, chạy đúng lộ trình, không rà rút khách, bỏ
khách hoặc dừng đỗ không đúng trạm; đối với tiếp viên là kiểm tra có xé vé
hay không.
7 ả
.
7.2.1 Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động buýt
Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh đã có 29 đơn vị vận tải với 4 loại hình
doanh nghiệp. Trong đó:
- Công ty quốc doanh: Công ty TNHH xe khách Sài Gòn (Saigon Bus).
- Công ty TNHH: Công ty TNHH Vận tải TP.HCM (Citranco).
- Công ty liên doanh: Công ty Liên Doanh Ngôi Sao Sài Gòn (Saigon Star).
- Số còn lại là 26 HTX trong đó có hai Liên hiệp HTX.
Liên hiệp HTX VTTP: có 6 đơn vị (HTX Quyết Thắng, HTX Quyết
Tiến, HTX Quyết Tâm, HTX Bình Minh, HTX Rạng Đông, HTX
19/5)
Liên hiệp HTX VTSG: có 4 đơn vị (HTX số 5, HTX số 22, HTX số
15, HTX Hiệp Yến)
16 Hợp tác xã nằm ngoài Liên hiệp.
Lực lƣợng quốc doanh chiếm khoảng 20-25% thị phần, 75-80% còn lại là do
lực lƣợng ngoài quốc doanh mà chủ yếu là khối HTX. Điều này cho thấy khối HTX
chi phối chủ yếu chất lƣợng phục vụ và sản lƣợng VTHKCC
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
102
Hình 7.2 Thị phần khai thác hoạt động buýt năm 2008
675 xe
21%
80 xe
2%
116 xe
4%
2.354 xe
73%
Biểu đồ: Xe buýt, năm 2008
Quốc doanh
Liên doanh
TNHH
Khối HTX
Hình 7.3 Biểu đồ đảm nhận xe buýt của các thành phần kinh tế năm 2008
Tuy nhiên, mặt trái của việc xã hội hóa này là có một số HTX qui mô nhỏ,
năng lực hoạt động yếu kém, bộ máy quản lý không hiệu quả, gây “sức ỳ” cản trở
việc phát triển vận tải bằng xe buýt. Trong thời gian tới, Sở Giao thông vận tải tiếp
tục phối hợp với Liên minh HTX thành phố và các Quận Huyện liên quan để sát
nhập các hợp tác xã yếu kém theo hƣớng hình thành các đầu mối vận tải có năng
lực quản lý điều hành tốt hơn, xây dựng bộ máy tổ chức bài bản hơn.
7
.
1) Các qui định về năng lực, trình độ quản lý đối với hoạt động xe buýt :
- Chính phủ đã có Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28/09/2006 về điều
kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
103
Ban Tổng giám đốc
Công ty
Các Phòng ban: Phòng
KH ĐT, Phòng ĐH,
Phòng KT, phòng
TCHC,..
Các xí nghiệp vận tải:
Xí nghiệp
Các xí nghiệp khác:
sửa chữa, trung tâm
đào tạo lái xe, trạm
xăng,..
- Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT ngày
16/10/2006 qui định về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 321/2003/QĐ-UB ngày
30/12/2003 về việc ban hành Quy định tổ chức quản lý hoạt động vận tải hành
khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số
49/2005/QĐ-UB ngày 28/03/2005 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
321/2003/QĐ-UB ;
- Đối với việc quản lý lái xe và nhân viên bán vé trên xe buýt, Sở Giao thông
vận tải đã có Quyết định số 660/QĐ-GT ngày 02/03/2005 và Quyết định số
2406/QĐ-SGTCC ngày 07/8/2006.
2) Đánh giá:
A. Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn
i) Bộ máy tổ chức, công tác quản lý điều hành
Cơ cấu tổ chức của Công ty Xe khách Sài Gòn đƣợc tổ chức nhƣ sau:
Hình 7.4 Cơ cấu tổ chức công ty XKSG
Công ty Xe khách Sài Gòn có khoảng 20 kỹ sƣ vận tải có trình độ và năng lực
cao hiện đang làm việc tại các phòng ban. Đây là một thế mạnh của công ty so với
các thành phần kinh tế khác.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
104
Phân chia rõ trong việc quản lý và điều hành hoạt động xe buýt. Phòng điều
hành đang trực tiếp giữ vai trò chính trong công tác điều hành mọi hoạt động
phƣơng tiện trên tuyến.
ii) Quy mô vốn, tài sản, cơ sở vật chất, quy mô hoạt động
+ Về bến bãi và bãi hậu cần, Công ty đang quản lý và khai thác các bến bãi
nhƣ sau:
Bảng 7.1 Các bến bãi thuộc quản lý của công ty XKSG.
STT Tên bãi Vị trí bãi đậu xe Diện tích Chức năng
1 Bãi Bắc Việt Q. Tân Bình 27.000 m
2
Bãi đậu xe ban đêm +
bảo dƣỡng sửa chữa
2 Bãi Lạc Long Quân Q. Tân Phú 30.000 m
2
Bãi đậu xe ban đêm +
bảo dƣỡng sửa chữa
3 Bãi Cộng Hòa Q. Tân Bình 7.000 m
2
Bãi đậu xe ban đêm
4 Bãi Phan Văn Trị Q. Gò Vấp 7.000 m
2
Bãi đậu xe ban đêm
Tại các bãi Bắc Việt và bãi Lạc Long Quân ngoài việc phƣơng tiện đậu xe vào
ban đêm còn có các dịch vụ bảo dƣỡng sửa chữa cho phƣơng tiện nhằm đảm bảo
điều kiện về an toàn kỹ thuật trong quá trình hoạt động. Các xƣởng bảo dƣỡng sửa
chữa đảm nhận nhiệm vụ này, xét về mặt kinh tế và kỹ thuật thì đây là một điểm
mạnh của công ty: có thể tiết kiệm chi phí nhân công và nguyên nhiên vật liệu.
+ Về số lƣợng xe
Biến động phƣơng tiện từ năm 2006 đến năm 2008 của công ty nhƣ sau:
Bảng 7.2 Số lượng phương tiện của công ty XKSG qua các năm.
STT Năm
Số lƣợng phƣơng
tiện
Sức chứa trung
bình/1 xe
Tổng sức chứa
(số chỗ)
1 2006 646 64 41344
2 2007 667 64 42688
3 2008 675 67 45225
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
105
Về quy mô và cơ cấu đoàn xe của Công ty có sức chứa khá lớn (ngoài xe buýt
2 tầng thì hiện nay loại xe có sức chứa lớn là 80 chỗ - B80).
+ Về sản lƣợng vận tải
221,0
256,1
303,3
77,0
53,1
35,7
0
50
100
150
200
250
300
350
2006 2007 2008
0
20
40
60
80
100
Hình 7.5 Sản lượng HK của công ty XKSG qua các năm so với tổng sản lượng 113
tuyến buýt có trợ giá (không kể 2 tuyến sinh viên).
Sản lƣợng hành khách do công ty vận chuyển đƣợc chiếm khoảng 20% trong
toàn hệ thống. Tốc độ tăng bình quân một năm khoảng 40% phản ánh tính chuyên
nghiệp trong việc nâng cao chất lƣợng phục vụ.
B. Công ty liên doanh vận tải Ngôi Sao Sài Gòn
i) Bộ máy tổ chức, công tác quản lý điều hành
Công ty Liên doanh vận tải Ngôi Sao Sài Gòn (công ty Saigon Star) là liên
doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản dƣới hình thức góp vốn 50/50. Theo đó đại diện
phía Việt Nam là Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
106
Hình 7.6 Cơ cấu tổ chức công ty Ngôi Sao Sài Gòn.
Hiện nay trong Công ty chƣa có kỹ sƣ vận tải mà chỉ có một lao động với trình
độ trung học vận tải đang làm việc.
ii) Quy mô vốn, tài sản, cơ sở vật chất, quy mô hoạt động
Với chức năng chính của Công ty là vận tải hành khách bằng xe buýt công
cộng, xe khách liên tỉnh và kinh doanh dịch vụ cho thuê xe từ nguồn xe của Công
ty.
+ Về bến bãi, Công ty đang quản lý và khai thác bãi An Tôn với diện tích
9.376 m
2
. Địa chỉ của bãi An Tôn là 151A, đƣờng Lý Thƣờng Kiệt, quận Tân Bình
TP.HCM
+ Về số lƣợng xe
Biến động phƣơng tiện từ năm 2006 đến năm 2008 của công ty nhƣ sau:
Bảng 7.3 Số lượng phương tiện qua các năm.
STT Năm Số lƣợng
phƣơng tiện
Sức chứa trung
bình/1 xe
Tổng sức chứa
(số chỗ)
1 2006 84 46 3864
2 2007 80 46 3680
3 2008 80 46 3680
Bộ phận nhân sự
Bộ phận Kế toán
Bộ phận Kế hoạch
Bộ phận Quản lý buýt
Bộ phận xƣởng
Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
107
Hầu hết các xe của Công ty là loại xe có sức chứa trung bình, không có xe nhỏ
12 chỗ.
+ Về sản lƣợng vận chuyển.
Bảng 7.4 Sản lượng VTHKCC qua các năm
STT Năm ĐVT Sản lƣợng HK
1 2006 Triệu HK 7,9
2 2007 Triệu HK 7,2
3 2008 Triệu HK 7,7
Sản lƣợng hành khách do công ty vận chuyển đƣợc chiếm khoảng 4% trong
toàn hệ thống.
C. Công ty TNHH Vận tải thành phố Hồ Chí Minh:
i) Bộ máy tổ chức, công tác quản lý điều hành:
Cơ cấu tổ chức của Công ty đƣợc tổ chức tinh giản, gọn nhẹ.
Hình 7.7 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH VTTP.
Hội đồng thành viên Ban tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Trung tâm dịch vụ tổng hợp
Các đội xe buýt
Phòng Kế hoạch Điều hành
Phòng Hành chính – Nhân sự
Ban kiểm tra
Phòng Kế toán – Tài vụ
Phòng Kỹ thuật – Vật tƣ
Xƣởng bảo dƣỡng sửa chữa
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
108
Hiện nay Công ty có 4 kỹ sƣ chuyên ngành vận tải đang làm việc.
ii) Quy mô vốn, tài sản, cơ sở vật chất, quy mô hoạt động
+Về bến bãi và bãi hậu cần, Công ty đang thuê một phần diện tích của bãi Lạc
Long Quân của Công ty Xe khách Sài Gòn để làm bãi hậu cần và bảo dƣỡng sửa
chữa
+Về số lƣợng xe
Biến động phƣơng tiện từ năm 2006 đến năm 2008 của công ty nhƣ sau:
Bảng 7.5 Số lượng phương tiện do công ty VTTP quản lý.
STT Năm Số lƣợng phƣơng
tiện
Sức chứa trung bình/1
xe
Tổng sức chứa
(số chỗ)
1 2006 138 59,2 8170
2 2007 116 61,5 7134
3 2008 116 61,5 7134
Về thu nhập và các chế độ, chính sách đối với ngƣời lao động:
Công ty thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho
ngƣời lao động theo đúng quy định của nhà nƣớc.
+ Về sản lƣợng vận chuyển.
Bảng 7.6 Sản lượng HK của công ty VTTP qua các năm.
STT Năm ĐVT Sản lƣợng HK
1 2006 Triệu HK 7,8
2 2007 Triệu HK 8,3
3 2008 Triệu HK 9,3
Sản lƣợng hành khách do công ty vận chuyển đƣợc chiếm khoảng 4% trong
toàn hệ thống và có sức tăng bình quân 7-12%.
D. Khối hợp tác xã
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
109
i) Bộ máy tổ chức, công tác quản lý điều hành
Công tác quản lý và điều hành tại các HTX hiện nay đƣợc phân chia rõ thành
hai bộ phận: bộ phận quản lý và bộ phận điều hành.
Đội ngũ quản lý điều hành trực tiếp công tác vận tải của các hợp tác xã hầu
hết là những ngƣời có kinh nghiệm, chƣa đƣợc đào tạo một các bài bản qua trƣờng
lớp.
ii) Quy mô vốn, tài sản, cơ sở vật chất, quy mô hoạt động
Theo Luật Hợp tác xã, quy mô vốn của các HTX là do các xã viên góp vốn
vào. Hầu hết hiện nay vốn góp là vốn của các xe buýt.
Hiện tại chƣa có HTX nào có bãi hậu cần phục vụ cho xe buýt trong quá
trình bảo dƣỡng sửa chữa. Một số HTX có bãi đậu xe ban đêm. Còn lại hầu hết các
xe khác là các xã viên tự thuê mƣớn hoặc tìm chỗ đậu tạm.
Bảng 7.7 Các bến bãi do các HTX thuê mướn làm bãi đậu xe.
STT Hợp tác xã Tên bãi Vị trí bãi đậu
xe
Diện tích
1 HTX Quyết Thắng Lạc Long Quân Quận Tân Bình 8.000m
2
2 HTX Quyết Thắng Ký Thủ Ôn Quận Thủ Đức 1.600 m
2
3 HTX 19/5 Hóc Môn Huyện Hóc Môn 10.000m
2
+ Về số lƣợng xe:
Biến động phƣơng tiện từ năm 2006 đến năm 2008 của khối HTX nhƣ sau:
Bảng 7.8 Số lượng phương tiện của các HTX.
STT Năm Số lƣợng phƣơng
tiện
Sức chứa trung
bình/1 xe
Tổng sức chứa
(số chỗ)
1 2006 2.424 42,5 103020
2 2007 2.345 45,4 106463
3 2008 2.337 45,8 107035
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
110
Qua các năm mặc dù số lƣợng phƣơng tiện của các HTX giảm nhƣng sức
chứa trung bình của một xe ngày càng tăng. Điều này là do trong quá trình hoạt
động các xe 12 chỗ đƣợc thay thế bằng các xe buýt có sức chứa lớn hơn để phù hợp
hơn với lƣu lƣợng hành khách, đảm bảo phục vụ tốt hơn.
+ Về sản lƣợng vận chuyển.
221,0
256,1
303,3
209,4
169,5
187,6
0
100
200
300
2006 2007 2008
Hình 7.8 Sản lượng HK qua các năm so với tổng sản lượng 113 tuyến.
Sản lƣợng hành khách mà khối HTX đã vận chuyển chiếm khoảng 2/3 so với
toàn hệ thống. Điều này chứng tỏ vai trò của khối HTX rất quan trọng và cũng
cũng phù hợp với lƣợng xe mà khối HTX đang sở hữu (lƣợng xe cũng chiếm
khoảng 2/3 so với toàn hệ thống)
Kết luận: Trong khối công ty hiện công ty XKSG có tổ chức bài bản, có đội
ngũ quản lý đƣợc đào tạo chuyên nghành (20 kỹ sƣ) phân chia giữa quản lý và điều
hành nên hoạt động hiệu quả. Trình độ năng lực quản lý ở khối HTX còn hạn chế,
ảnh hƣởng nhất định đến công tác tổ chức điều hành quản lý. Chủ yếu là nhân viên
điều hành lâu năm có kinh nghiện chứ không qua đào tạo chuyên nghành. Các
doanh nghiệp vận tải có qui mô đoàn xe nhỏ hoặc chỉ có 1 hoặc 2 nhóm xe buýt sẽ
không linh động trong công tác điều hành chuyển đổi phƣơng tiện cho phù hợp với
nhu cầu đi lại giữa các tuyến xe buýt, giữa giờ cao điểm và thấp điểm,… để nâng
cao hiệu quả hoạt động.
7 ả
7.3.1 Hiện trạng khung pháp lý của ngành
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
111
Đến tháng 01 năm 2002, trƣớc tình hình họat động vận chuyển hành khách
công cộng bằng xe buýt có chiều hƣớng sút giảm về chất lƣợng kỹ thuật và chất
lƣợng phục vụ đồng thời để thực hiện các điều kiện kinh doanh của Nghị định số
92/2001/NĐ-CP ngày 11/12/2001 về Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, Giám
đốc Sở Giao thông Công chánh đã thực hiện nhiệm vụ ủy quyền của Ủy ban nhân
dân thành phố, ban hành Quyết định số 76/QĐ-GT ngày 18/01/2002 về Quy định
tạm thời về tổ chức quản lý hoạt động các tuyến xe buýt thể nghiệm (gọi tắt là tuyến
điểm) với mục tiêu nâng cấp chất lƣợng phục vụ để thu hút ngƣời đi lại, góp phần
giải quyết ùn tắc giao thông thành phố; đồng thời đến ngày 19/9/2002, Sở Giao
thông Công chánh ban hành Thông báo số 623/GT-VTCN về quản lý trạm dừng,
nhà chờ xe buýt trên địa bàn thành phố.
Trong thời gian thực hiện quy định tạm thời nói trên từ ngày 21/01/2002, Sở
Giao thông vận tải đã theo dõi, tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp xe buýt
đƣợc đầu tƣ phát triển xe buýt mới theo dự án đầu tƣ 1.318 xe buýt, đã tham mƣu
trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số
321/2003/QĐ-UB ngày 30/12/2003 về Quy định tổ chức quản lý hoạt động vận tải
khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đến ngày
28/3/2005 ban hành Quyết định số 49/2005/QĐ-UB về sửa đổi, bổ sung các điều
khoản của bản “Quy định tổ chức quản lý hoạt động vận tải khách công cộng bằng
xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” ban hành kèm theo Quyết định số
321/2003/QĐ-UB nhằm điều chỉnh trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nƣớc, tăng
chất lƣợng phục vụ một số đối tƣợng, trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên
xe buýt, của doanh nghiệp, của hành khách; song song với công tác quản lý, công
tác đầu tƣ phƣơng tiện cũng đƣợc chú trọng qua việc ban hành Quyết định số
330/2003/QĐ-UBND ngày 31/12/2003 về Quy chế hỗ trợ một phần lãi vay cho các
tổ chức và cá nhân tự đầu tƣ đổi mới xe buýt hoạt động vận tải hành khách công
cộng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời để hoạt động xe buýt đƣợc
thuận lợi, Liên Sở Giao thông vận tải-Công an thành phố đã tham mƣu Ủy ban nhân
dân thành phố ban hành Quyết định số 3653/QĐ-UBND ngày 25/7/2005 về quy
định một số quyền ƣu tiên lƣu thông của xe buýt khi tham gia vận chuyển khách
công cộng trên các tuyến xe buýt thử nghiệm thuộc địa bàn thành phố.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
112
Trong thời gian này, theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở
Giao thông vận tải đã ban hành một số quy định tạm thời liên quan đến các đối
tƣợng phục vụ trong lĩnh vực xe buýt, nhƣ:
- Quyết định số 660/QĐ-GT ngày 02/3/2005 quy định tạm thời về quản lý lái
xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 4128/QĐ-SGTCC ngày 26/9/2005 quy định tạm thời về đầu
tƣ và quản lý trạm dừng, nhà chờ xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 2406/QĐ-SGTCC ngày 07/8/2006 quy định tạm thời về quản
lý nhân viên phục vụ trên xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Liên quan đến đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông tĩnh, Ủy ban nhân dân thành
phố đã ban hành Quyết định số 135/2004/QĐ-UB ngày 17 tháng 5 năm 2004 của
Ủy ban nhân dân thành phố về khuyến khích đầu tƣ, khai thác bến bãi vận tải đƣờng
bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và sau 2 năm thực hiện, Quyết định số
135/2004/QĐ-UB đã đƣợc nâng cấp bằng Quyết định số 83/2006/QĐ-UB ngày 08
tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về khuyến khích đầu tƣ, khai
thác bến bãi vận tải đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
7.3.2 Đánh giá tính phù hợp và những bất cập của hiện trạng khung pháp lý
của ngành.
Ngành Giao thông vận tải đã chủ động trong việc xây dựng khung pháp lý
cho địa phƣơng của mình trong khi các văn bản pháp quy của Bộ Giao thông vận tải
chƣa sửa đổi kịp. Nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ hành khách, các quy định đã
ban hành cần đƣợc nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung cho kịp đà phát triển và góp ý
của hành khách.
1. Những thuận lợi và bất cập trong văn bản pháp quy về tổ chức quản
lý và họat động xe buýt:
a) Những thuận lợi:
- Sự chủ động của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc ban hành những cơ sở
pháp lý liên quan đến họat động xe buýt đã thực sự góp phần vào việc tổ chức quản
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
113
lý, điều hành công việc có tính khoa học và hiệu quả trong khi Bộ chuyên ngành
chƣa có kịp các cơ sở pháp lý này.
- Cơ bản đã có những cơ sở pháp lý khi tiến hành các họat động xe buýt thể
nghiệm, thử nghiệm (tuyến điểm) và khai thác tuyến xe buýt có trợ giá, không có
trợ giá; kể cả các quy định liên quan về lái xe, nhân viên phục vụ, cơ sở hạ tầng cho
xe buýt và một số quyền ƣu tiên lƣu thông của xe buýt.
- Phần lớn những quy định này đã đƣợc Bộ chuyên ngành tiếp nhận đƣa vào
quy định chung nên có nhiều điểm tƣơng đồng giữa Bộ chuyên ngành và của Ủy
ban nhân dân thành phố về công tác quản lý và tổ chức điều hành họat động xe
buýt.
- Các cơ sở pháp lý này đƣợc tổng hợp thông qua thực tiễn, thông qua góp ý
của các đối tƣợng liên quan và bao hàm nhiều lĩnh vực liên quan nhƣ quản lý,
khuyến khích đầu tƣ.
b) Những bất cập:
- Do đi đầu trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nên tính
phù hợp chỉ đƣợc hòan thiện qua thời gian thực hiện.
- Quy định của Bộ chuyên ngành đƣợc ban hành sau, có tính định hƣớng
chung để phù hợp cho cả nƣớc, chƣa dự trù sự phù hợp với định hƣớng phát triển và
thực tế họat động của từng địa phƣơng.
- Sự khác biệt khá lớn về chủng lọai phƣơng tiện tham gia nhƣ việc tham gia
của loại xe từ 12-16 chỗ, về mầu sơn đặc trƣng cho xe buýt, về tập huấn cho nhân
viên phục vụ xe buýt mà không tập huấn lái xe, về miễn vé cho trẻ em, về phát hành
và quản lý vé xe buýt tuyến không có trợ giá, về chức năng-nhiệm vụ của Trung
tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng.
- Quan điểm về trợ giá cho họat động xe buýt chƣa nhất quán mặc dù đã có
Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31/7/2008 của Chính phủ về từng bƣớc khắc
phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó
Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục duy trì chính sách trợ giá
cho hoạt động vận tải khách công cộng bằng xe buýt.
Chương 7 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
114
2. Những thuận lợi và bất cập trong văn bản pháp quy về khuyến khích
đầu tƣ trong hoạt động xe buýt:
a) Những thuận lợi:
- Có cơ sở pháp lý rõ ràng để khuyến khích xã hội hóa đầu tƣ nhất là trong
lĩnh vực đầu tƣ phƣơng tiện.
- Đạt đƣợc mục tiêu khuyến khích đầu tƣ trong từng giai đọan.
b) Những bất cập:
- Công tác khuyến khích đầu tƣ chỉ có thời hạn ngắn, không phù hợp với yêu
cầu phát triển ngành vận tải hành khách công cộng theo từng chu kỳ, 10 đến 20
năm.
- Việc hỗ trợ của Nhà nƣớc chỉ có tính tƣơng đối, không theo kịp lãi suất cho
vay của thị trƣờng và việc hỗ trợ chỉ giải quyết một lần trong năm nên tính huy
động xã hội tham gia đầu tƣ không cao.
7
điều hành VTHKCC
7.4.1 Trung tâm quản lý điều hành VTHKCC.
1. Phòng Kế hoạch - Điều hành
- Đề xuất về công tác quản lý và điều hành hoạt động VTHKCC .
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành VTHKCC do Giám đốc giao.
2. Các Ga hành khách xe buýt Sài Gòn, Chợ Lớn, Văn Thánh, Quận 8
- Thực hiện công tác điều hành và kiểm tra hoạt động của các tuyến xe buýt
có đầu bến hoặc đi ngang qua khu vực đƣợc phân công quản lý.
- Thông tin tuyên truyền về hoạt động của các loại hình vận tải trong hệ
thống VTHKCC và cung cấp các dịch vụ phục vụ việc đi lại của hành khách .
- Đảm bảo an ninh – trật tự –vệ sinh tại ga.