Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ví dụ về yếu tố tác động đến định giá doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.89 KB, 8 trang )

ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
I.

Yếu tố chính trị.
1. Khu công nghiệp kaesong đóng cửa.

Xuất phát từ tranh chấp giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên, vào tháng
4/2013, Triều Tiên rút toàn bộ 53.000 lao động và đưa ra lệnh cấm người Hàn
Quốc làm việc tại Khu công nghiệp Kaesong khiến các công ty Hàn Quốc làm
ăn ở đây thiệt hại tới 935 triệu USD. Theo Viện Nghiên cứu Peterson, về lâu dài,
thiệt hại sẽ lớn hơn, có thể lên đến 5,5 tỷ USD, vì các công ty Hàn Quốc đầu tư
vào khu công nghiệp này có thể bị phá sản.
2. Các doanh nghiệp internet mỹ thất bại ở trung quốc.
Mặc dù công ty cũng có những vấn đề khác ở Trung Quốc, song lý do cuối
cùng dẫn đến sự đi xuống của Google là bởi vì họ thất bại trong việc hòa hợp với
chính phủ Trung Quốc. Trong khi Google mong muốn tạo thuận lợi cho tự do
thông tin, thì chính phủ Trung Quốc lại muốn hạn chế thông tin phân phối qua
Internet. Một nguyên do khác cho quyết định chặn dịch vụ Google tại Trung
Quốc là việc chính phủ Trung Quốc muốn phát triển công cụ tìm kiếm mang
thương hiệu “made in China” để không chịu sự cạnh tranh của ông lớn Google.
Hậu quả là sau bao nhiêu năm cố gắng thị phần của GG giảm từ 30% xuống
10%, đến năm 2010, Google Trung Quốc phải đóng cửa, các dịch vụ của họ đã bị
khóa hoặc bị bóp nghẹt gần như vô dụng ở đây khiến Google thiệt hại khá lớn,
làm giá trị doanh nghiệp giảm sút.
3. Căng thẳng chính trị Nga- EU.
Về phía các doanh nghiệp châu âu đang hoạt động tại Nga có ngân hàng bị tổn
thương nhiều nhất trước những căng thẳng chính trị giữa Nga và phương Tây có
lẽ là ngân hàng Raiifeisen của Áo. Mặc dù ít được biết đến ở Anh, Raiffeisen là
một trong những ngân hàng ngoại lớn nhất ở Nga. Logo của ngân hàng này xuất
hiện dày đặc ở các thành phố của Nga kể từ khi bắt đầu triển khai hoạt động ngân


hàng bán lẻ ở đây vào năm 1996. Bán lẻ ở Nga là mảng mà các đối thủ cạnh
tranh như HSBC và Barclays đã bỏ qua vì quá khó khăn. 3/4 lợi nhuận trước thuế
năm 2013 của ngân hàng này đến từ Nga, đồng thời Raiffeisen cũng có 13 tỷ
euro nợ xấu ở Nga. Căng thẳng chính trị cùng với cấm vận của Phương Tây
khiến đồng rouble liên tục lao dốc, tỷ lệ vỡ nợ tăng lên và thị trường trái phiếu
Nga gặp nhiều khó khăn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngân hàng, ngoài việc sẽ khó khắn
trong thanh khoản thì giá trị thương hiệu của ngân hàng này xây dựng bao nhiêu
năm qua ở thị trường Nga sẽ giảm sút đáng kể.
4. Cục thuế thành phố HCM nêu tên sai doanh nghiệp nợ thuế.


Sau khi Bộ Tài Chính công bố bản danh sách “đen” gồm 600 doanh nghiệp nợ
thuế thuộc 63 cục thuế địa phương tính đến hết ngày 30/6/2015, với tổng số lên
tới 12.660 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp địa phương đã lên tiếng “kêu oan”. Trong
số đó có sự góp mặt của công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim, theo danh
sách này thì công ty đang nợ tới 83,9 tỷ đồng tiền thuế. Mặc dù sau đó một tháng
cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức lên tiếng xin lỗi ông lớn này và
xác nhận là Nguyễn Kim không nợ thuế, nhưng sự kiện này đã làm giảm sút uy
tín và giá trị thương hiệu của ông lớn này.
5. Chính quyền bất cập trong việc thu hồi đất.
Ngày 06/5/2015 UBND huyện Đông Anh đã ban hành quyết đinh số
849/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi 2.282 m2 do UBND xã Vân Hà quản
lý. Trong quyết định này có thu hồi 1.434m2 đất của công ty TNHH Tân Hồng
đang sử đụng dể thực hiện dự án “Xây dựng hạ tầng và tổ chức bán đấu giá
quyền sử dụng đất vào đích xây dựng nhà ở tại thông Thiết Bình ( xã Vân Hà,
huyện Đông Anh). Theo phản ánh của đơn vị mất đất thì quyết định thu hồi đất
trên được ban hành đường đột, khiến DN không kịp “ trở tay” để rồi công tác kê
khai, kiểm đếm cũng không được thực hiện đầy đủ theo Luật Đất đai. Trước
nguy cơ bị mất đất đai không được đền bù hỗ trợ thỏa đáng doanh nghiệp có thể
bị phá sản.

II.
Kinh tế.
1. Vàng miếng SJC độc quyền trên thị trường.

Bắt đầu từ năm 2012, NHNN quyết định chọn SJC là thương hiệu vàng miếng
quốc gia và chỉ SJC được phép sản xuất độc quyền. NHNN cho biết lý do chọn
SJC là do chất lượng vàng của công ty này có chất lượng cao so với mặt bằng
chung, có hệ thống máy móc trang bị hiện đại và đây cũng là nhãn hiệu được thị
trường trong và ngoài nước công nhận. Nhờ có những điều này mà thương hiệu
vàng SJC ngày càng được nâng cao hơn và được nhiều người biết đến, giá trị
doanh nghiệp cũng tăng.
2. Phá giá đồng nhân dân tệ.
Bắt đầu từ 11/8/2015, Trung Quốc bắt đầu phá giá nhân dân tệ, điều này gây
tác động rất lớn đến các công ty trong quốc gia này và công ty địa ốc Glorious
Property Holdings (GPH) có trụ sở ở Thượng Hải là một ví dụ. Công ty này sẽ
tới hạn phải thanh toán 300 triệu USD nợ trái phiếu vào tháng 10 năm nay. Mức
giảm 3% của tỷ giá Nhân dân tệ đồng nghĩa với công ty này phải mất thêm 57
triệu Nhân dân tệ, tương đương 8,9 triệu USD, để trả nợ. Khi Nhân dân tệ giảm
giá, GPH có tỷ lệ nợ ngoại tệ cao đối mặt nguy cơ bị đánh tụt điểm tín nhiệm.
Với điểm tín nhiệm sụt giảm, công ty này sẽ phải trả mức lãi suất cao hơn cho
những đợt huy động vốn tiếp theo, thậm chí lâm cảnh vỡ nợ vì không vay được


vốn mới để thanh toán nợ cũ không hề có sự phòng hộ nào về tỷ giá dẫn đến mất
niềm tin với khách hàng, khó tiếp cận với các nguồn vốn vay khác.
3. Thị trường chứng khoán Trung Quốc lâm vào khủng hoảng.
Theo số liệu của Bloomberg, cổ phiếu của “gã khổng lồ” thương mại điện tử
nổi tiếng Alibaba đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi IPO, trong khi cổ phiếu
của một hãng thương mại điện tử khác là JD.com cũng giảm tới 12%. Hiện cổ
phiếu Alibaba được giao dịch ở mức 78,40 USD, trong khi cổ phiếu JD.com ở

mức 30,18 USD. Nhà sáng lập trang bán hàng trực tuyến hàng đầu Trung Quốc
Alibaba, tỉ phú Mã Vân (Jack Ma) cũng không ngoại lệ khi tài sản của ông bốc
hơi khoảng 123 triệu USD sau khi giá trị cổ phiếu loại A của Alibaba tuột dốc
không phanh ngày 7-7 khiến cho giá trị của Alibaba giảm sút nghiêm trọng trong
thời điểm đó.
4. Giá dầu thế giới sụt giảm liên tục.
Tập đoàn Gazprom của Nga vừa công bố số liệu về sản lượng khí gas sản xuất
trong tháng 6/2015 tụt giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng
đầu năm, sản lượng gas giảm gần 13%. Doanh thu dự kiến của Gazprom năm nay
sẽ đạt khoảng 106 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với 146 tỷ USD của 2014. Lý do
dẫn tới sự sụt giảm về sản xuất, doanh thu của Gazprom không nằm ngoài ảnh
hưởng của cuộc xung đột về giá khí đốt cung cấp cho Ukraine và sự tụt giảm
mạnh giá dầu khí trên thị trường toàn cầu. Trong một đánh giá gần đây
trên Reuters, thỏa thuận cung cấp khí đốt trị giá 400 tỷ USD của Nga thông qua
gã khổng lồ Gazprom cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC)
không hẳn là món hời cho tập đoàn của Nga. Gazprom có thể chỉ hòa vốn, thậm
chí còn thua lỗ.
5. Khủng hoảng nợ công Châu Âu.
Năm 2012 là năm bùng nổ khủng hoảng nợ công Châu Âu khiến cho tình
trạng suy thoái kinh tế ngày càng nặng nề, sức mua ở thị trường này giảm sút khá
mạnh tác động rất lớn đến ngành dệt may vốn chủ yếu phát triển nhờ xuất khẩu.
Ông Phùng Ngô, giám đốc Công ty may BH (Q.Gò Vấp), cho biết từ đầu năm
đến nay đơn hàng xuất khẩu của công ty giảm tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không giống như mọi năm đơn hàng được ký cả năm, nay đơn hàng chỉ gói gọn
trong từng tháng, làm tới đâu biết tới đó. Theo ông Ngô, hiện công ty chỉ có đơn
hàng đến tháng 8, “còn sau đó chưa biết công nhân sẽ ra sao...” - ông Ngô nói.
Từ chỗ có 400-500 công nhân, hiện công ty còn không tới 120 công nhân và số
lượng này đang teo tóp dần từ nay đến cuối năm.
Tương tự, gần 3.000 công nhân của Công ty cổ phần công nghiệp Đông Hưng
(KCN Tân Đông Hiệp A, Dĩ An, Bình Dương) tạm thời chỉ biết có việc đến hết

tháng 9 tới. Ông Nguyễn Văn Lê, phó tổng giám đốc công ty, cho biết sáu tháng
đầu năm 2012 công ty chỉ xuất khẩu được 1,5 triệu đôi giày vải, tương ứng 15


triệu USD. “So với cùng kỳ năm ngoái, lượng đơn đặt hàng công ty chỉ bằng
70%, và mục tiêu xuất khẩu 40 triệu USD của năm 2012 chắc khó đạt” - ông Lê
lo lắng. Không phải đến bây giờ đơn hàng mới gặp khó, theo ông Lê, tín hiệu
đơn hàng khó khăn đã “phát” đi từ cuối năm 2011. Ông Lê cho biết khách hàng
của các thị trường trọng điểm ở châu Âu, Mỹ đều rút bớt lượng đặt hàng vì sức
mua của họ cũng kém khiến quy mô kinh doanh dần bị thu hẹp và việc tiếp cận
nguồn vốn cũng khó khăn hơn.
III.
Yếu tố văn hóa- xã hội.
1. Trang ebay thất bại tại thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc là thị trường mang đặc trưng khác so với nhiều nền kinh tế lớn
trên thế giới, vì vậy khi đầu tư vào thị trường này nếu doanh nghiệp không chú ý
đến lối sống, văn hóa tiêu dùng của người Trung Quốc sẽ dẫn đến thất bại. Điển
hình của vấn đề này chính là eBay, “người khổng lồ” thương mại điện tử C2C đã
sao chép mô hình Mỹ để áp dụng vào Trung Quốc, eBay thì mua lại
EachNet.com, trang web C2C lớn nhất khi đó, rồi dành hàng trăm triệu USD để
marketing và kết quả là bị đối thủ nội địa Taobao đè bẹp hoàn toàn. Tại sao
Taobao lại giành chiến thắng? Bởi lẽ Taobao hiểu rằng tại Trung Quốc, shopping
là một trải nghiệm xã hội và cá nhân. Mọi người thường trò chuyện, mặc cả với
những người bán hàng và xây dựng mối quan hệ với nhau. Vậy nên để làm cho
shopping online giống shopping ngoài đời hơn cho những người dùng internet,
đồng thời cho họ cảm giác an toàn không sợ bị lừa đảo, Taobao đã cung cấp tính
năng chat cho phép khách hàng dễ dàng nói chuyện với với các chủ shop. Trong
khi đó tuy Ebay có phần đánh giá của người dùng, song nó thiếu đi tính kết nối
cá nhân quen thuộc với người mua hàng Trung Quốc và phần mặc cả giá hàng

hóa- đây là văn hóa mua hàng của người Trung Quốc. Vì thế mà thị phần của
EachNet từ hơn 90% giảm xuống chỉ còn dưới 10%, và phải bán lại cho Tom
Online.
2. Thành công của KFC tại thị trường việt nam.
Trong số các hãng fastfood hoạt động tại Việt Nam, thì KFC lại là doanh
nghiệp có doanh thu và thị phần lớn nhất. Để có được thành tựu như thế thì ngoài
thương hiệu có uy tín lâu đời của mình thì KFC đã biết biến đổi mình cho phù
hợp với nhu cầu của người Việt. Điều này thể hiện rõ qua thực đơn da dạng, phù
hợp với từng địa phương: Bên cạnh Gà Rán truyền thống, KFC còn mang đến
những món ăn với kích thước, mẫu mã phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của người
dùng ở từng địa phương. Ngoài Bơ-gơ, Gà quay Flava Roast, Bánh Egg Tart,
Kem tươi…, người tiêu dùng Việt còn được thưởng thức những món ăn “rất
Việt” như Bánh mì mềm, Bắp cải trộn, Xà lách gà giòn, Cơm gà rán KFC, Cơm
cá KFC, Bơ-gơ hải sản, món cơm gà giòn không xương cùng với súp gà ngũ sắc


của KFC cũng là một món hàng được nhiều thực khách lựa chọn.Việc có cơm
trong thực đơn của KFC là điều chưa từng thấy ở các chi nhánh tại các quốc gia
khác, chứng tỏ sự kĩ lưỡng cho việc nghiên cứu thói quen ăn uống của người
Việt. Không những thế, khác với những quốc gia khác, khi xâm nhập vào thị
trường Việt Nam, trên bàn ăn của KFC có them chai tương ớt bên cạnh chai
tương cà Mỹ, điều này nhằm thích nghi với khẩu vị người Việt Nam. Nắm được
thị hiếu của giới trẻ Việt Nam nói riêng cũng như người Việt Na nói chung, KFC
thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mãi không chỉ trong ngày lễ mà
cả trong ngày thường. KFC cũng đang có hẳn một đội ngũ chuyên nghiên cứu để
phát triển các sản phẩm phù hợp với người Việt. Hãng thức ăn nhanh này cũng
đã tiến hành các cuộc thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng từ các vùng miền
khác nhau của Việt Nam đối với sản phẩm gà rán KFC để đưa ra sản phẩm có
khẩu vị thích hợp với tất cả các vùng miền. Sự thành công này giúp nâng cao giá
trị thương hiệu KFC ở Việt Nam.

3. Oppo thành công tại thị trường việt nam.

Khi tấn công vào thị trường Việt Nam, Oppo nhận thấy đối tượng chính cần
quan tâm đó là giới trẻ Việt Nam, những người sẵn sàng chi tiền để mua
smartphone với đầy đủ các chức năng giải trí. Vì thế mà ngoài việc tích cực
quảng cáo trên các phương tiện truyền thông thì hãng này còn tài trợ cho các
chương trình truyền hình thực tế có rating cao tại Việt Nam như: Giọng Hát Việt,
Bố ơi! Mình đi đâu thế?,... . Đồng thời Oppo còn mời một loạt những ngôi sao có
sức ảnh hưởng đến giới trẻ làm đại diện như: Sơn Tùng MTP, Chi Pu, Tóc Tiên
hay xuất hiện trong các liveshow của Mỹ Tâm, tài trợ truyền thông cho Hồ Ngọc
Hà, MV ca nhạc của ca sĩ Issac-365,... . Hầu như các quảng cáo của Oppo tràn
ngập tivi, họ sẵn sàng tiếp thị sản phẩm của mình đến các vùng nông thôn xa
thành thị để mức độ nhận diện sản phẩm được mở rộng, đó là bước đi khá tốt của
Oppo để nâng cao giá trị thương hiệu tại Việt Nam khi mà tỷ lệ dân số ở nông
thôn vẫn chiếm khá cao so với thành phố.
4. Thuận Kiều Plaza bị bỏ hoang.
Cách đây 15 năm, Thuận Kiều Plaza được đánh giá là khu cao ốc bậc nhất Sài
Gòn khi nằm ở vị trí đắc địa nối liền nhiều tỉnh, mặt bằng trung tâm thương mại
được lấp đầy đến 95%. Nhưng đến năm 2006, lượng người đến mua, thuê nhà
giảm dần đến bây giờ là bị bỏ hoang vì nhiều lý do khác nhau như: giá cao, chất
lượng tòa nhà thấp, ... nhưng nguyên nhân chủ yếu là do xuất hiện những lời đồn
ma mị về cao ốc này. Thuận Kiều Plaza bị bao phủ bởi những câu chuyện ma
quỷ xuất hiện trong tòa nhà, tin đồn việc tòa nhà có hình dáng ba cây nhang nên
thu hút ma quỷ tập trung về quấy phá, oan hồn của những công nhân chết thảm


khi xây dựng công trình khiến việc kinh doanh càng khó khăn bội phần... những
tiểu thương cuối cùng trụ không nổi cũng phải rời khỏi đây, những lời đồn đoán
phong thủy của khu cao ốc về cách thiết kế phòng ốc có xà ngang trong phòng
ngủ (điều cấm kị trong phong thủy của Việt Nam) thậm chí có cả tin là tòa nhà

đã bị yểm bùa Lỗ Ban (được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng,
người Trung Quốc). Nhiều lời đồn như vậy nhưng chủ đầu tư và ban quản lý tòa
nhà không lên tiếng giải thích cũng không có hoạt động quảng bá nào khiến cho
những đồn thổi đầy ma mị về sự thất bại của khu cao ốc liên hợp gia cư và
thương mại Thuận Kiều (Thuận Kiều Plaza) cứ chồng chất theo thời gian. Điều
này khiến cho khu cao ốc từng là niềm mơ ước của nhiều đại gia bất động sản trở
thành nơi bỏ hoang và được bán lại với giá thấp.
5. Thương hiệu bia Foster’s ra đi vì không hiểu “gu” của người Việt.
Thương hiệu bia Foster’s gắn với chiến lược marketing và câu slogan: “…kiểu
Úc” như “bia phong cách Úc”. Ban đầu slogan này đã tạo chú ý cho người tiêu
dùng nhưng sau 1 thời gian lại bị chính người tiêu dùng thấy khó chịu vì bán cho
người Việt nhưng nhà sản xuất luôn nêu cao tinh thần Úc. Bên cạnh đó thất bại
của bia Foster’s còn từ việc định vị phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng
và sự khập khiễng trong khâu phân phối. Trong khi Foster’s đến Việt Nam nhắm
đối tượng khách hàng cao cấp nhưng đối tác liên doanh của họ lại là Nhà máy
Bia Tiền Giang và nhà máy Bia Đà Nẵng, những đơn vị được biết đến với dòng
bia phổ thông. Mặt khác khi có mặt tại thị trường Việt Nam là năm 1998, khi đó
nền kinh tế Việt Nam còn khá non trẻ, người Việt Nam chưa quen với khái niệm
hàng tiêu dùng cao cấp. Vì thế sau gần 10 năm cố gắng đến năm 2007, Foster’s
chấp nhận thất bại ở thị trường Việt Nam và nhượng lại hệ thống cho công ty
khác.
IV.
Yếu tố công nghệ.
1. Apple thành công với dòng sản phẩm Iphone.

Khi mà thế giới vẫn chìm đắm trong những chiếc điện thoại với công nghệ bàn
phím vật lý với những dòng điện thoại có tiếng như BlackBerry, Nokia thì vào
năm 2007, Apple đã đi một bước mạo hiểm. Hãng này đã từ bỏ hoàn toàn bàn
phím vật lý thay vào đó là một màn mình cảm ứng với kích cỡ lớn không cần bút
stylus với dòng Iphone 2G đầu tiên và là tiền đề để phát triển thêm những những

dòng Iphone. Đến năm 2008, hãng này cho ra mắt kho ứng dụng Apple Store
giúp người dùng thuận tiện trong việc tải ứng dụng hỗ trỡ cho máy. Đây được
xem là bước mở đầu cho việc sản xuất các sản phẩm như ipad, laptop,... cũng
như cuộc chạy đua sản xuất dòng smartphone màn hình cảm ứng trên toàn thế
giới như hiện nay. Nhờ có sự cải tiến về công nghệ mà giá trị và thương hiệu của
Apple trên toàn cầu được biết đến nhiều hơn.
2. Thành công của thương hiệu Intel.


Năm 1971, Intel cho ra mắt công nghệ chip vi xử lý 4004 có kích thước chỉ
bằng một cái móng tay vào thời điểm đó nó đã giúp người dùng các sản phẩm có
gắn con chip gửi và nhận tin nhắn suốt ngày với tốc độ chóng mặt thay vì ngồi
lạch cạch đánh máy từng chữ. Con chip vi xử lý đầu tiên của Intel này đã châm
ngòi cho một cuộc cách mạng công nghệ lớn trên toàn cầu bởi đó là sản phẩm
đầu tiên có khả năng gói các bộ phận cơ bản một chiếc máy vi tính có thể lập
trình được vào một con chip đơn. Đến thời điểm này Intel đã phát triển nhiều loại
con chip với công nghệ cao có thể cho phép các nhà sản xuất thiết bị sản xuất ra
những chiếc PC, thang máy, máy ảnh số, máy quay số, điện thoại di động ...
thông minh hơn nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên sự ra đời của 4004 góp phần tạo nên giá
trị thương hiệu cho Intel và giúp hãng này khi đó còn là một hãng sản xuất vi xử
lý mới được thành lập có 3 năm, gia nhập vào các tập đoàn lớn trên thế giới.
3. Huawei
Khi nhìn vào Huawei- một công ty Trung Quốc, nhiều người không hiểu tại
sao tập đoàn này lại chỉ đứng sau Ericsson trên thị trường thiết bị viễn thông,
vượt mặt các đối thủ lừng lẫy một thời như Motorola, Alcatel, Siemen... . Thế
nhưng nếu nhìn vào ngân sách cho việc nghiên cứu phát triển và số lượng bằng
sáng chế mà tập đoàn này có được trong những năm gần đây, người ta có thể
hiểu được phần nào.
Năm 2012, tập đoàn này chi tới 4,8 tỷ USD cho R&D (Apple chi 3,4 tỷ USD
trong cùng năm) và có tới 45% nhân viên của Huawei trên toàn thế giới làm công

tác này. Thống kê cho thấy trong 10 năm, hãng này chi tới 19 tỷ USD cho R&D
và hiện có 16 trung tâm R&D khắp thế giới. Năm 2008 hãng này đăng kí số
lượng bằng sáng chế đứng đầu thế giới và trong những năm gần đây luôn đứng
top 5 các công ty hàng đầu về số lượng phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra công ty này còn nắm giữ trong tay 36.311 bằng sáng chế, rất nhiều
trong số đó liên quan đến công nghệ mạng 4G LTE tốc độ cao. Ngoài ra, công ty
này còn chi tiền cho các công trình nghiên cứu phát triển 5G tại Đại học Surrey,
Anh. Sự đầu tư mạnh mẽ về phát triển công nghệ đã giúp cho tên tuổi Huawei
được nhiều người biết đến và là đối tác chiến lược không chỉ ở lãnh thổ châu Á
và còn lan sang châu Âu thậm chí là Mỹ.
4. Vinamilk.
Sự thành công của Vinamilk luôn là niềm tự hào của người Việt Nam, khi
hàng Việt Nam có thể cạnh tranh mạnh mẽ với hàng ngoại nhập trong khi các
doanh nghiệp cùng ngành khác trong nước đang phải chật vật tìm lối ra. Điều này
xuất phát từ việc Vinamilk đã từ làm mới mình bằng việc đầu tư vào công nghệ,
xây dựng dây chuyền sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm. Năm 2011,
Vinamilk quyết định đầu tư nhà máy có công suất gấp 4 lần nhà máy Sữa bột
Dielac nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng rất nhanh của thị trường sữa bột trong


nước và xuất khẩu, nhất là các sản phẩm sữa bột có thành phần dinh dưỡng đặc
biệt.
Tất cả các nhà máy của Vinamilk đều hoạt động theo các hệ thống quản lý
chất lượng quốc tế của ISO, HACCP, được đánh giá chứng nhận bởi các tổ chức
chứng nhận hàng đầu thế giới. Điểm đặc biệt của nhà máy này là quy trình sản
xuất hoàn toàn tự động hóa. 19 robot tại nhà máy sẽ đảm nhận các hoạt động
gồm vận chuyển bao bì từ kho sang phòng rót, nhóm vận chuyển bao bì sang
phòng lắp máy (đóng gói sản phẩm) và cuối cùng là những robot mang thành
phẩm về kho thông minh. Tất cả robot đều sử dụng công nghệ điều khiển lazer,
hiệu quả hoạt động cao so với lao động chân tay.

Chứng kiến bên trong hai nhà máy siêu hiện đại này là một lực lượng robot tự
động hóa cao với dây chuyền khép kín đang vận động tự động, bên cạnh đó là 2
tháp sấy sữa lớn nhất châu Á, và đặc biệt là các bồn chứa dung tích sữa cao chót
vót. Chính nhờ đó mà VNM luôn nằm trong những top doanh nghiệp hàng đầu
Việt Nam, thậm chí còn được bình chọn là công ty có uy tín truyền thông 2015
(7/2014- 6/2015).
5. GM phá sản vào năm 2009.
Kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái sâu, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính
khiến GM sụp đổ, mà nó chỉ đẩy nhanh quá trình này. Vấn đề chủ yếu mà các
nhà sản xuất ô tô Mỹ đối mặt đó là sản phẩm tạo ra có chi phí quá cao và độ bền
không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng và có độ trễ về mặt công nghệ.
Từ lâu, các nhà sản xuất ô tô châu Á đã đoán trước được nhu cầu gia tăng về các
loại xe nhỏ hơn và tiết kiệm nhiên liệu, họ rất tích cực trong việc cải tiến các
dòng xe thân thiện với môi trường. Các công ty ô tô Mỹ thì vẫn kiên trì với các
loại xe thể thao cồng kềnh, cho đến khi họ bị người tiêu dùng quay lưng lại do
giá xăng dầu tăng quá mạnh. Mãi tới năm ngoái, GM mới có phản ứng bằng cách
đóng cửa 4 nhà máy sản xuất xe thể thao đa dụng, một hành động được coi là quá
chậm. Thông thường chu kỳ phát triển sản phẩm của nó khoảng 5 năm, trong khi
Honda, Toyota và Mazda chỉ hai hay ba năm, đối với Ford là ba đến bốn năm.
Bởi vì GM dựa trên các quan niệm thiết kế và công nghệ là 5 năm nên các xe ô tô
họ thường lạc hậu khi nó được đưa ra thị trường. Sự yếu kém này dẫn đến hậu
quả tất yếu là năm 2009, GM trình đơn phá sản lên tòa án Mỹ.



×