MỤC LỤC
I.Tính cấp thiết của đề tài.
II.
Nội Dung
1.
Hệ thống văn bản chính sách
1.1.
Khái niệm BHXH
1.2.
Hệ thống văn bản chính sách BHXH ở Việt Nam
2. Thực trạng thực hiện chính sách tại tỉnh Yên Bái.
2.1. Quy hoạch thực hiện chính sách BHXH tỉnh Yên Bái.
2.2. Lập kế hoạch.
2.3. Tổ chức thực hiện.
a. Phân cấp thu BHXH
b. Tổ chức triển khai
2.4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá.
a. Kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được.
b. Tồn tại, bất cập
c. Giải pháp
III. Kết luận.
I.
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta
nhằm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân
và người lao động. Ngay từ khi thành lập Đảng và Nhà nước ta đã thường
xuyên quan tâm đến việc thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội đối
với cán bộ, công chức, quân nhân và người lao động thuộc các thành phần
kinh tế. Ở nước ta, chính sách BHXH được Đảng và Nhà nước đứng đầu là
chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và thực hiện ngay từ những ngày đầu thành
lập nước và thường xuyên được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện
kinh tế của đất nước. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế và có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
Xã hội chủ nghĩa. Với những quan hệ lao động phong phú đa dạng và phức tạp
đã gây không ít khó khăn cho việc thực hiện chính sách BHXH.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự cố
gắng vượt bậc của ngành bảo hiểm xã hội nên các chế độ BHXH được thực
hiện ngày càng tốt hơn; công tác thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế độ
chính sách BHXH cho các đối tượng theo luật định đi vào nền nếp, tạo điều
kiện thuận lợi và niềm tin cho những người tham gia và hưởng các chế độ
BHXH.
Nhìn một cách tổng thể, việc đưa chính sách áp dụng BHXH cho các đối
tượng trên đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực, cũng như khắc phục được
nhiều tồn tại. Vậy để tìm hiểu cụ thể hơn về thực trạng thực hiện các chính
sách BHXH, tôi xin lựa chọn đề tài : " Thực Trạng thực hiện chính sách
BHXH ở tỉnh Yên Bái"
III.
NỘI DUNG
1. Hệ thống văn bản chính sách
1.1.
Khái niệm BHXH
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự
đảm bảo hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm
hoặc mát thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính
tập trug, nhằm đảm bảo ổn định đời cho họ và an toàn xã hội. Đây là hoạt
động không kinh doanh, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
1.2. Hệ thống văn bản chính sách BHXH ở Việt Nam
Trong công cuộc đổi mới đất nước, kinh tế không ngừng phát triển đời
sống nhân được cải thiện và nâng cao, tuy nhiên một bộ phận người lao động
còn bấp bênh không đảm bảo do gặp phải những rủi ro như thiếu việc làm, ốm
đau, tuổi già…để bù đắp một phần thiếu hụt đó, từ năm 1995 Đảng ta đã cụ
thể hoá đường lối bằng chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội và được bổ sung
hoàn thiện và đổi mới các chế độ, chính sách BHXH theo quy định tại chương
III bộ luật lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực
từ ngày 1/1/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP ngày
26/1/1995 . Để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta và nhu cầu của
người lao động, ngày 09/01/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số
01/2003/NĐ-CP, Luật BHXH số 71/2006/QH11 được Quốc hội nứơc cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006, đối tượng tham gia
BHXH không còn tập trung vào các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh
nghiệp nhà nước nữa mà được mở rộng tới các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, hộ
kinh doanh cá thể… Nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về
công tác BHXH sau khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều
của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
đã ban hành Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTB&XH ngày 30 tháng 01 năm
2007 để hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP
của Chính Phủ.
2. Thực trạng thực hiện chính sách tại tỉnh Yên Bái.
2.1. Quy hoạch thực hiện chính sách BHXH tỉnh Yên Bái.
Yên Bái là một tỉnh miền núi, xuất phát điểm nền kinh tế thấp, đầu tư nước
ngoài hầu như không có, đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động
thấp và không ổn định; các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, lao động ít,
doanh nghiệp có đông lao động nhất cũng chỉ dưới một ngàn người. Do vậy,
việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT hết sức khó khăn. Xác định
mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT vừa là mục tiêu lớn, vừa là nhiệm
vụ trọng tâm, từng bước thực hiện mục tiêu: BHXH cho mọi người lao động,
BHYT toàn dân theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và X của
Đảng.
Để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ
về hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về các chế độ BHXH bắt buộc,
đồng thời nhanh chóng đưa Luật BHXH vào cuộc sống, Uỷ ban nhân dân tỉnh
Yên Bái đã quy hoạch đối tượng và phạm vi áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng:
* Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng
lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người
làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an
nhân dân;
- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc.
* Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức
quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh
doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và
trả công cho người lao động.
Bên cạnh mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, trong những
năm gần đây, BHXH tỉnh Yên Bái đã tích cực mở rộng đối tượng tham gia
BHXH, BHYT tự nguyện
Phạm vi áp dụng: Chính sách BHXH được áp dụng với tất cả các cá nhân,
tập thể được quy định và áp dụng trong tất cả các ban, ngành, đoàn thể, cấp
ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh.
2.2. Lập kế hoạch.
Tổ chức cho mọi cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động học tập,
quán triệt sâu sắc các nội dung của Luật BHXH, từ đó để mọi người nhận rõ
trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH.
Đăng ký tham gia đầy đủ BHXH cho công chức, viên chức và công nhân lao
động, nộp BHXH đầy đủ, đúng kỳ cho cho người lao động theo quy định của
Luật BHXH.
Bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn để làm công tác
BHXH tại đơn vị. Thường xuyên có mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan BHXH
các cấp để giải quyết kịp thời các chế độ chính sách BHXH cho người lao
động.
BHXH tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm và quán triệt thực hiện
phương châm thu đúng, thu đủ; tăng cường kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn
thực hiện công tác thu BHXH tại các huyện, thành phố, thị xã. Khẩn trương cụ
thể hóa thành các kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện và hoàn thành đúng
tiến độ đề ra.
Việc chi trả tiền BHXH cho các đối tượng đảm bảo đầy đủ, kịp thời, ít có
trường hợp khiếu nại, khiếu kiện về tình hình thu-chi BHXH.
Duy trì chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, nâng cao trách nhiệm của đơn vị
chủ trì và tăng cường sự phối kết hợp của các đơn vị liên quan để các kế
hoạch, đề án được triển khai toàn diện, khả thi cao.
2.3.
Tổ chức thực hiện.
Tổ chức thực hiện chế độ BHXH, với 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất
a. Phân cấp thu BHXH.
Mục đích của phân cấp thu đóng góp BHXH từ người tham gia BHXH là
nhằm nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ làm công tác thu theo địa bàn hành
chính đồng thời phân bổ khối lượng công việc đồng đều cho các đơn vị, các
cấp (để tránh tình trạng nơi ùn tắc, ngược lại có nơi không có việc làm) và tạo
điều kiện thuận tiện cho đơn vị và đối tượng tham gia đăng kí đóng BHXH
phù hợp với điều kiện quản lý thủ công hiện nay.
* Cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là
BHXH huyện).
Có trách nhiệm trực tiếp thu BHXH các đơn vị:
- Các đơn vị trên địa bàn do BHXH huyện quản lý.
- Các đơn vị ngoài Quốc doanh, ngoài công lập.
- Các xã phường, thị trấn.
- Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiêm vụ thu.
- Thực hiện kiểm tra đối chiếu tổng hợp các đối tượng tham gia BHXH
để lập kế hoạch thu, hướng dẫn người sử dụng lao động đăng kí và nộp tiền
BHXH.
Định kì cơ quan BHXH cấp huyện sẽ chuyển khoản vào ngày 10, 25 hàng
tháng kết thúc thời gian làm việc vào ngày cuối cùng của năm thì phải chuyển
toàn bộ số thu lên BHXH tỉnh.
* Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH
tỉnh).
Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố có nhiệm vụ trực tiếp thu BHXH:
- Các đơn vị do Trung ương quản lý đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Các đơn vị trên địa bàn do tỉnh quản lý đồng thời tổ chức và chỉ đạo cơ quan
BHXH cấp cơ sở thu đóng góp theo phân cấp.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế.
- Lao động hợp đồng thuộc doanh nghiệp lực lượng vũ trang.
- Các đơn vị lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Những đơn vị BHXH huyện không đủ điều kiện thu thì BHXH tỉnh
trực tiếp tổ chức thu.
b. Tổ chức triển khai
- Tổ chức, Hướng dẫn, thực hiện thu nộp BHXH đồng thời cấp, hướng dẫn sử
dụng sổ BHXH, phiếu khám chữa bệnh đối với cơ quan, đơn vị quản lý đối
tượng trên địa bàn.
- Lập kế hoạch thu, giám sát thu, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu của cơ
quan BHXH cấp cơ sở định kì hành quỹ hàng năm thẩm định số thu BHXH
cấp cơ sở trên căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của
các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu. Lập kế hoạch thu BHXH năm sau.
- Cung cấp cơ sở dữ liệu về NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn cho phòng
công nghệ thông tin để cập nhật vào chương trình quản lý thu BHXH và in ấn
Thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh.
- Cung cấp cho phòng giám định chi những thông tin về đối tượng đã đăng kí
tại các cơ sở KCB theo phiếu KCB. Định kì cơ quan BHXH tỉnh phải chuyển
số thu BHXH lên BHXH Việt nam vào ngày 10, 20 và ngày cuối cùng của
tháng.
2.4. Kiểm tra, giám sát, đánh giá.
a. Kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được
Sau một thời gian thực hiện Luật BHXH, đại đa số các cơ quan, tổ chức trên
địa bàn tỉnh Yên Bái đã thực hiện tốt quy định về công tác BHXH nói chung
và BHXH bắt buộc nói riêng. 15 năm qua, việc mở rộng đối tượng tham gia
BHXH - BHYT được BHXH tỉnh thực hiện đạt kết quả khả quan và bền
vững.
Năm 1995, năm đầu thành lập, toàn tỉnh mới có 276 đơn vị tham gia, với
19 ngàn người, số thu dưới 15 tỷ đồng, đến nay đã có 1.895 đơn vị với trên 60
vạn người tham gia, chiếm gần 80% dân số toàn tỉnh. Số thu năm 2010 dự
kiến gần 400 tỷ đồng, so với năm đầu thành lập, số người tham gia tăng hơn
30 lần, số thu tăng gần 800 lần.
6 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn,
nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất đã ảnh hưởng rất lớn đến việc
làm, thu nhập của người lao động. Một số văn bản, một số nội dung trong Luật
Bảo hiểm xã hội (BHXH), Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) không phù hợp với
tình hình thực tiễn nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời dẫn đến khó
khăn trong thực hiện và giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHYT tại
địa phương.
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo tỉnh và của BHXH Việt Nam, sự phối hợp chặt
chẽ, có hiệu quả của các ngành, các cấp, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán
bộ, nhân viên BHXH tỉnh đã phấn đấu cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao
và đạt được các chỉ tiêu quan trọng như: số thu BHXH, BHYT, BHTN 6 tháng
đầu năm 2012 là 366,104 tỷ đồng, đạt 48,7% chỉ tiêu kế hoạch.
Tuyên truyền, vận động đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm tự nguyện tăng
mới 1.630 người. Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, việc tiếp nhận, giải
quyết, chi trả các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao
động được thực hiện tốt và đảm bảo đúng quy trình, quy định của BHXH Việt
Nam
Bên cạnh mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, trong những
năm gần đây, BHXH tỉnh Yên Bái đã tích cực mở rộng đối tượng tham gia
BHXH, BHYT tự nguyện (năm 2009, có gần 1.000 người tham gia BHXH tự
nguyện và hơn 6 vạn người tham gia BHYT tự nguyện). Cùng với đó, BHXH
tỉnh còn giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi cho người tham gia BHXH theo
pháp luật, đảm bảo công bằng, khách quan, thời gian thụ lý hồ sơ nhanh
chóng. Nhiều trường hợp được giải quyết xong trong ngày, thủ tục hồ sơ được
giảm dần đã tạo ra sự phấn khởi, tin tưởng của nhân dân, người lao động với
chủ trương, chính sách của Đảng, góp phần thu hút ngày càng nhiều người
tham gia BHXH, BHYT hơn.
Trong 15 năm hoạt động, BHXH tỉnh đã giải quyết cho 30 vạn người hưởng
các chế độ BHXH dài hạn và ngắn hạn, trong đó trên 1 vạn người hưởng chế
độ dài hạn hàng tháng, trên 25 vạn lượt người hưởng chế độ ốm đau, gần 2
vạn lượt người hưởng chế độ thai sản, gần 4 vạn lượt người hưởng chế độ
dưỡng sức phục hồi sức khỏe...
Công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng được tổ chức thực
hiện tốt, đảm bảo kịp thời, đầy đủ, thuận tiện, tận tay và an toàn quỹ, chấm dứt
tình trạng nợ lương hưu và trợ cấp BHXH như trước khi thành lập. Hiện nay,
số tiền chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng lên tới gần chục ngàn
tỷ đồng. Nếu năm 1995, số chi chỉ có 60 tỷ đồng thì, năm 2009 là gần 700 tỷ
đồng và năm 2010 dự kiến số chi 1.000 tỷ đồng. Số chi từ ngân sách Nhà nước
giảm dần và số chi từ quỹ BHXH tăng. Trong quá trình tổ chức chi đảm bảo
an toàn tuyệt đối, không có đối tượng nào khiếu nại, thắc mắc không nhận
được lương hưu và trợ cấp BHXH, không để xảy ra hiện tượng tham ô, tiêu
cực trong chi trả.
b. Tồn tại, bất cập.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai nhiệm vụ công
tác năm 2012 vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, đó là:
- Kết quả thu BHXH, BHYT một số BHXH huyện chưa cao, việc khai thác
mở rộng đối tượng tăng mới ở các doanh nghiệp chưa triệt để, số người tham
gia BHXH tự nguyện, BHYT học sinh, sinh viên, BHYT thuộc đối tượng hộ
cận nghèo, gia đình thuộc khu vực nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp.
- Tình trạng DN chậm nộp, nợ đọng BHXH còn khá nhiều.
- Một số doanh nghiệp né tránh không tham gia BHXH hoặc lợi dụng sơ hở
của các quy định về BHXH như: không đăng ký sử dụng lao động với cơ quan
LĐTBXH, không ký HĐLĐ, đóng BHXH tượng trưng cho một số ít lao động,
đóng với số lương rất thấp (chỉ bằng hoặc hơn lương tối thiểu chút ít) so với
thu nhập thực tế….
c. Giải pháp.
Trước những khó khăn, tồn tại trên, BHXH tỉnh đề ra các giải pháp đồng bộ
để làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc
triển khai thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT; duy trì tốt công tác phối hợp
với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển
khai nhiệm vụ chuyên môn; tăng cường các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra để
phát triển đối tượng tham gia, đẩy nhanh tiến độ thu và giảm nợ BHXH.
* Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh:
- Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, cấp uỷ, chính quyền các huyện,
thị, thành phố để tổ chức tuyên truyền tới tất cả các đối tượng tham gia
BHXH, nội dung tuyên truyền đảm bảo ngắn, gọn, dễ hiểu, bằng nhiều hình
thức để Luật BHXH nhanh chóng đi vào cuộc sống.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm các thủ tục giấy tờ không cần
thiết, giải quyết nhanh, chính xác, đúng pháp luật các chế độ, đảm bảo quyền
lợi cho người tham gia BHXH và người đang thụ hưởng các chế độ chính sách
BHXH theo quy định pháp luật.
- Tăng cường công tác quản lý, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức trong
ngành, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, ý thức,
tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho chủ sử dụng lao
động và cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động.
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các ngành chức năng liên quan của tỉnh
và cấp uỷ, chính quyền các cấp để tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
Luật BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động và các địa phương trong tỉnh.
- Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo kết quả thực hiện Luật BHXH với Uỷ
ban nhân dân tỉnh, đồng thời làm tốt công tác tham mưu cho Uỷ ban nhân dân
tỉnh về lĩnh vực công tác của ngành.
* Đối với các ngành liên quan:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra tỉnh, Liên Đoàn lao động
tỉnh và các ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh
để kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động, đồng
thời sử lý nghiêm minh đối với các đơn vị vi phạm Luật BHXH theo quy định.
* Đối với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố trong tỉnh:
Tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng lao động tại địa
phương tổ chức thực hiện tốt Luật BHXH.
Thực hiện Luật BHXH là quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan BHXH, chủ
sử dụng lao động và người lao động nhằm tiến tới mục tiêu thực hiện BHXH
cho mọi người lao động theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề
ra. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân
dân các huyện, thị, thành phố, các đơn vị sử dụng lao động khẩn trương tổ
chức thực hiện, trong quá trình triển khai thực hiện thường xuyên tổng hợp
báo cáo kết quả về Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh để có biện pháp chỉ đạo
kịp thời.
III. KẾT LUẬN
BHXH ở Việt nam từ lâu đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống
các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Với bản chất chăm lo cho một
vòng đời người, BHXH càng có ý nghĩa quan trọng và liên quan trực tiếp đến
việc ổn đinh đời sống của hàng triệu NLĐ và gia đình họ trong các trường hợp
ốm đau, thai sản, chế độ hưu, tai nạn lao động cũng như sự ổn định của sự
phát triển kinh tế đất nước. Kể từ khi BHXH được thành lập năm1945 đến nay
BHXH đã tạo được sự an tâm và niềm tin vững chắc cho mọi tầng lớp lao
động. Tuy nhiên trong thực tế chính sách BHXH chưa được nhất quán cao, sự
hiểu biết của người dân về BHXH cũng như công tác tuyên truyền về BHXH
chưa được rộng khắp nên đối tượng tham gia BHXH còn hạn chế nên đã gây
không ít khó khăn cho việc tạo lập quỹ BHXH. Qua việc nghiên cứu tình hình
thực hiện chính sách BHXH tỉnh Yên Bái chúng ta đã phần nào hiểu được
thực trạng thi hành chính sách của tỉnh Yên Bái nói chung và cả nước nói
riêng. Từ đó có biện pháp tăng cường, thúc đẩy việc thực hiện chính sách
đồng thời phát hiện ra các hạn chế còn tồn tại để có biện pháp hoàn thiện hệ
thống văn bản chính sách hiện hành.