Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nhữngyếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên Ngoại Thương cơ sở 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 61 trang )

-1-

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................4
Chương I – CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................5
1.1 Một số khái niệm ...............................................................................................................5
1.1.1 Thu nhập (Income)......................................................................................................5
1.1.2 Chi tiêu........................................................................................................................5
1.2 Các học thuyết kinh tế .......................................................................................................6
1.2.1 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng .........................................................................6
1.2.2 Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập của M. Friedman .......8
1.2.3 Các lý thuyết của Keynes............................................................................................8
Chương II – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU
HÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 .............................................9
2.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của
sinh viên Ngoại Thương cơ sở 2..............................................................................................9
2.1.1 Biến phụ thuộc (EXPENSE).......................................................................................9
2.1.2 Biến độc lập ..............................................................................................................10
2.2 Mô tả các biến và giả thiết nghiên cứu ............................................................................12
2.2.1 Mô tả các biến...........................................................................................................12
2.2.2 Thiết lập dạng hàm nghiên cứu.................................................................................14
2.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................16
2.4 Thu thập và xử lý dữ liệu .................................................................................................17
Chương III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHI TIÊU HÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 .........................18
3.1 Thống kê mô tả các biến ..................................................................................................18
3.2 Ước lượng tham số- Mô hình hồi quy gốc.......................................................................19
3.3 Kiểm định các bệnh của mô hình hồi quy .......................................................................19
3.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến ..........................................................................................19
3.3.2 Kiểm định tự tương quan ..........................................................................................20
3.3.3 Kiểm định phương sai thay đổi.................................................................................22


3.4 Mô hình hồi quy cuối cùng ..............................................................................................26
3.4.1 Mô hình hồi quy sau khi bỏ biến không có ý nghĩa..................................................26


-2-

3.5 Kiểm định hệ số hồi quy ..................................................................................................27
3.6 Kiểm định sự phù hợp của mô hình.................................................................................28
3.7 Kiểm định lại các khiếm khuyết của mô hình mới ..........................................................29
3.7.1 Đa cộng tuyến ...........................................................................................................29
3.7.2 Tự tương quan...........................................................................................................30
3.7.3 Kiểm định phương sai thay đổi.................................................................................31
3.8 Ý nghĩa hệ số hồi quy ......................................................................................................32
Chương IV – ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀN CHI TIÊU CỦA SINH
VIÊN NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2 ..........................................................................................33
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................................35
PHỤ LỤC 1. Tổng hợp số liệu sử dụng trong mô hình .............................................................39
PHỤ LỤC 2. Bảng hỏi dùng trong cuộc khảo sát “Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng
tháng của sinh viên Ngoại Thương” ..........................................................................................45
PHỤ LỤC 3. Kết quả cuộc khảo sát “Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của
sinh viên Ngoại Thương”...........................................................................................................50
PHỤ LỤC 4. BÀI TÓM TẮT VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.............54
1. Modelling Real Private Consumption Expenditure – An Empirical Study on Fiji (Bimal
Singh).....................................................................................................................................54
2. Analysis of the factors influencing household expenditure in a South African township .56
3. A Econometric Study of Private Consumption Expenditure in Sweden............................59


-3-


DANHMỤCHÌNHẢNH
Hình I. 1: Đường ngân sách .............................................................................................7
Hình I. 2: Đường tiêu dùng - thu nhập.............................................................................7

DANHMỤCBẢNG
Bảng II.I: Mô tả các biến................................................................................................13

Bảng III. 1: Miêu tả thống kê các biến...........................................................................18
Bảng III. 2: Mô hình hồi quy gốc...................................................................................19
Bảng III. 3: Ma trận hệ số tương quan ...........................................................................20
Bảng III. 4: Kết quả chạy kiểm định Breusch-Godfrey .................................................21
Bảng III. 5: Kết quả kiểm định White............................................................................22
Bảng III. 6: Mô hình hồi quy với trọng số 1/abs_residf.................................................24
Bảng III. 7: Kết quả kiểm định White với mô hình sau khi khắc phục .........................25
Bảng III. 8: Mô hình hồi quy mới ..................................................................................27
Bảng III. 9: Ma trận hệ số tương quan mô hình mới .....................................................29
Bảng III. 10: Kết quả chạy kiểm định Breusch-Godfrey mô hình mới .........................30
Bảng III. 11: Kết quả kiểm định White mô hình mới ....................................................31


-4-

LỜIMỞĐẦU
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, xã hội ngày càng hiện đại. Quá trình cơ
khí hóa, đô thị hóa, tự động hóa trong sản xuất và sinh hoạt...đã làm thay đổi cơ bản
điều kiện sống của con người. Mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng
cao dẫn đến kết quả tất yếu cho việc chi tiêu ngày một thoải mái hơn.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn còn là một nước đang phát triển và trong quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ở các quốc gia phát triển, đã có rất nhiều các
chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về việc quản lí tài chính, chi tiêu như tác giả bộ sách

"Cha giàu, cha nghèo" hay tại đất nước Israel người ta đã lấy tiếng leng keng của
những đồng tiền chạm vào nhau để chào mừng đứa trẻ ra đời như muốn truyền đạt ý
nghĩa của đồng tiền. Bác Hồ đã từng nói: "Làm ra nhiều, chi dùng nhiều. Không cần
thì không chi dùng. Đó là tất cả chính sách nước ta." Việc chi tiêu hợp lí của người dân
là một trong những yếu tố quan trọng giúp tích lũy nhà nước tăng thêm, tạo nguồn vốn
cho nền kinh tế. Đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên - tầng lớp tri thức trẻ của đất
nước cần có những quan điểm về chi tiêu phù hợp, xây dựng một nếp sống lành mạnh
làm tiền đề cho sự phát triển vững bền của đất nước sau này.
Theo tình hình thực trạng hiện nay, một bộ phận trong tầng lớp sinh viên vẫn đang
có những thói quen chi tiêu không tốt, không hợp lí. Với mong muốn nghiên cứu để
xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của đối tượng sinh viên nhằm tìm
ra những giải pháp giúp các bạn có cách quản lí chi tiêu tốt hơn, hình thành thói quen
tốt cho sau này, đồng thời phần nào giải quyết vấn đề quốc gia trong quá trình thực
hiện theo khẩu hiệu: "Tiết kiệm là quốc sách". Do đó nhóm đã chọn đề tài: "Những
yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên Ngoại Thương cơ sở 2"
làm đề tài nghiên cứu.


-5-

ChươngI–CƠSỞLÝLUẬN
1.1Mộtsốkháiniệm
Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu chọn ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hàng
tháng của sinh viên Ngoại thương bao gồm: Tiền hỗ trợ từ gia đình (SUP), Thu nhập
làm thêm (INC), Nơi ở (HOME), Giới tính (GEN), Tính cách (CHA), Mối quan hệ
(REL). Trong đó các biến HOME, GEN, CHA, REL là các biến định tính, các biến
SUP, INC là biến định lượng. Ta có thể xem 2 biến thu nhập từ làm thêm và số tiền gia
đình hỗ trợ chính là đầu vào (Income) và vấn đề chúng ta cần nghiên cứu chính là chi
tiêu (Expense). Hai yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó chúng ta dùng
các lí thuyết trong Kinh tế vi mô và vĩ mô để tìm hiểu.

1.1.1Thunhập(Income)

- Dưới góc độ kế toán: (1) Sự vượt quá doanh thu hơn chi phí cho một kỳ kế toán.
Còn được gọi là thu nhập hoặc lợi nhuận gộp. (2) Một số tiền mà tổng tài sản tăng
trong kỳ kế toán.
- Kinh tế: Tiêu thụ mà vào cuối một thời kì, sẽ để lại mỗi cá nhân với cùng một
lượng hàng hóa (và sự mong đợi của hàng hóa tương lai) như khi bắt đầu của thời kỳ
đó. Do đó, thu nhập có nghĩa là số tiền tối đa một cá nhân có thể chi tiêu trong một thời
gian mà không bị bất kỳ trở ngại nào. Thu nhập (và không phải GDP) là động cơ thúc
đẩy một nền kinh tế bởi vì chỉ có nó có thể tạo ra nhu cầu.
- Dưới góc độ pháp luật: tiền hoặc các hình thức thanh toán khác (nhận định kỳ
hoặc thường xuyên) từ thương mại, việc làm, cung cấp vốn, đầu tư, tiền bản quyền, vv
Tóm lại thu nhập là dòng chảy của tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt nhận được
từ công việc (tiền lương hoặc tiền thưởng), vốn (lãi suất hoặc lợi nhuận), hoặc đất
(thuê).
1.1.2Chitiêu

Thanh toán tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ, hoặc


-6-

một khoản phí đối với nguồn kinh phí giải quyết các nghĩa vụ được minh chứng bằng
một hóa đơn, biên lai, chứng từ, tài liệu, vv… Nó chính là hành động nhằm thỏa mãn
những nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một
cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm các sản phẩn và việc sử dụng
các sản phẩm đó.
1.2Cáchọcthuyếtkinhtế
1.2.1Lýthuyếtvềhànhvingườitiêudùng


Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng
1.2.1.1Ngânsáchcủangườitiêudùng

- Khái niệm: Đường ngân sách là đường biểu thị tất cả các cách kết hợp khác nhau
của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng mua thỏa mãn cùng một mức thu nhập của
người tiêu dùng.
- Với mức thu nhập I1 người tiêu dùng phân phối thu nhập của mình để mua hai
hàng hóa X, Y với các phương án chi tiêu A, B… khác nhau. Những phương án này
cùng có điểm chung là phải cùng mức thu nhập như nhau là I1.


-7-

Hình I. 1: Đường ngân sách

1.2.1.2Kếthợptiêudùnghànghóatốiưu

Hình I. 2: Đường tiêu dùng - thu nhập

Đường tiêu dùng – thu nhập ICC (Income-Consumption Curve): Đường tiêu dùng
– thu nhập đối với hàng hóa X cho biết lượng hàng hóa X được mua tương ứng với
từng mức thu nhập khi giá cả các loại hàng hóa là không đổi.


-8-

1.2.2LýthuyếtvềtháiđộứngxửcủangườitiêudùngvàthunhậpcủaM.Friedman

Trước hết, về thái độ ứng xử của người tiêu dùng, theo M.Friedman trong điều kiện
ổn định sẽ có hai nguyên nhân làm cho tiêu dùng cao hơn thu nhập là: Sự ổn định chi

và các khoản thu nhập tăng lên. Sự tiêu dùng thông thường phụ thuộc vào thu nhập, lãi
suất và thu nhập từ tài sản vật chất.
Thứ hai, về thu nhập, theo M.Friedman , thu nhập (Y) trong một thời kỳ nhất định
bao gồm: thu nhập thường xuyên Yp và thu nhập tức thời (Yt). Giữa tiêu dùng thường
xuyên và thu nhập thường xuyên có mối quan hệ với nhau. M.Friedman cho rằng tiêu
dùng thường xuyên phụ thuộc vào lãi suất, tương quan giữa tài sản vật chất với thu
nhập thường xuyên và sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm là chính chứ
không phải là thu nhập thường xuyên.
1.2.3CáclýthuyếtcủaKeynes

- Khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết kiệm
Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập mà mối tương
quan giữa thu nhập và số chi cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố
ảnh hưởng: thu nhập của dân cư; những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới thu nhập
(thuế suất, giá cả, thay đổi của mức tiền công danh nghĩa); nhân tố chủ quan ảnh hưởng
tới tiêu dùng (hầu hết là các nhân tố chi phối hành vi tiết kiệm)
- Khuynh hướng tiết kiệm: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập và tiết kiệm
+ Tiết kiệm cá nhân (phụ thuộc 8 nhân tố): thận trọng, nhìn xa, tính toán, kinh
doanh, tự lập, tham vọng, kiêu hãnh, hà tiện.
Khi việc làm tăng thì tổng thu nhập thực tế tăng. Tâm lý chung của dân chúng là khi
thu nhập tăng, tiêu dùng sẽ tăng, nhưng mức tăng của tiêu dùng chậm hơn mức tăng
của thu nhập và khuynh hướng gia tăng tiết kiệm một phần thu nhập.


-9-

ChươngII–MÔHÌNHNGHIÊNCỨUNHỮNGYẾUTỐẢNHHƯỞNGĐẾN
CHITIÊUHÀNGTHÁNGCỦASINHVIÊNNGOẠITHƯƠNGCƠSỞ2
2.1Xây dựng mô hìnhnghiên cứunhữngyếutốảnhhưởngđếnchitiêu
hàngthángcủasinhviênNgoạiThươngcơsở2

Để định lượng các nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên FTU
cơ sở 2 nhóm thực hiện đã dựa vào các nghiên cứu liên quan trước đây để lựa chọn ra
các nhân tố đại diện biến phụ thuộc và biến độc lập cùng dạng mô hình nghiên cứu phù
hợp. Các nghiên cứu đó bao gồm: Modelling Real Private Consumption Expenditure –
An Empirical Study on Fiji của Bimal Signh (2004), Factors Affecting Maejo
University Students’ Expense – Behavior của Wiyada Tanvatanagul và Vichai
Tanvatanagul (2007), An Econometric Study of Private Consumption Expenditure in
Sweden của Helena Johnsson và Peter Kaplan (2013) cùng nhiều nghiên cứu khác sẽ
được nhắc đến trong bài.
2.1.1Biếnphụthuộc(EXPENSE)

Biến phụ thuộc sử dụng trong mô hình là số tiền trung bình mà một sinh viên
FTU cơ sở 2 chi tiêu hàng tháng. Trong hầu hết các mô hình nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến tiêu dùng của cá nhân hay của một công ty thậm chí của một đất nước
thì nhân tố được chọn để làm đại diện cho biến phụ thuộc phổ biến nhất là số tiền chi
tiêu hàng tháng, tiêu biểu trong đó là các mô hình của Bimal Signh (2004), Wiyada
Tanvatanagul và Vichai Tanvatanagul (2007), Helena Johnsson và Peter Kaplan
(2013) như đã trình bày ở trên, ngoài ra nhân tố này còn được chọn làm đại diện cho
biến phụ thuộc trong các mô hình Determinants of Malaysian Household Expenditures
of Food-Away-From-Home của Helen Lee và Andrew Tan (2006) hay Analysis Of The
Factors Influencing Household Expenditure In A South African Township của
T.J.Sekhampu và F.Niyimbanira (2003)… Ngoài chỉ tiêu đại diện này ra trong các


-10-

nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng mà các công ty thực hiện để khảo
sát thị trường cũng hay dùng số sản phẩm tiêu thụ để làm chỉ tiêu đại diện cho biến phụ
thuộc. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu nhóm thực hiện đã chọn chỉ tiêu số tiền chi tiêu
hàng tháng làm đại diện vì nhận ra rằng đây là đại lượng phải ánh rõ nhất sự tiêu dùng

hàng tháng của cá nhân. Mọi nhân tố làm tăng hay giảm lượng chi tiêu hàng tháng của
đối tượng nghiên cứu chính là các nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của sinh
viên FTU cơ sở 2.
2.1.2Biếnđộclập

Với mục đích của nghiên cứu là định lượng các nhân tố tác động đến chi tiêu
hàng tháng của sinh viên nên một số chỉ tiêu đại diện cho các nhân tố này sẽ được
nhóm nghiên cứu đưa vào mô hình một số nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của
sinh viên, đây là các nhân tố quen thuộc gần gũi và mang tính chất đại diện phù hợp
cho mục đích nghiên cứu. Việc lựa chọn các nhân tố này dựa vào các lý thuyết kinh tế
và các nghiên cứu trước đây của Bimal Signh (2004), Wiyada Tanvatanagul và Vichai
Tanvatanagul (2007), T.J.Sekhampu và F.Niyimbanira (2003)… Theo đó, các nhân tố
được lựa chọn là: gia đình hỗ trợ, thu nhập làm thêm, giới tính, nơi ở. Trong đó:
 Gia đình hỗ trợ được đại diện bằng số tiền mà gia đình hỗ trợ cho sinh viên đi
học đại học hàng tháng tính bằng Việt Nam đồng, đơn vị dùng trong bài là nghìn
VNĐ. Trong các nghiên cứu của Bimal Signh (2004) và Richar Sutherland và
Roland Cralgwell (2012) thì đây là chỉ tiêu đại diện cho sự giàu có.
 Thu nhập làm thêm đại diện bằng số tiền mà sinh viện kiếm được trong tháng
nhờ vào việc làm thêm tính bằng Việt Nam đồng, đơn vị dùng trong bài là nghìn
VNĐ. Chỉ tiêu thu nhập được sử dụng trong nhiều nghiên cứu, tiêu biểu như
Richar Sutherland và Roland Cralgwell (2012), Bimal Signh (2004), Wiyada
Tanvatanagul và Vichai Tanvatanagul (2007)…
 Giới tính nhận hai giá trị 1 và 0 đại diện cho nam và nữ. Chỉ tiêu này cũng được
sử dụng trong nhiều nghiên cứu như Wiyada Tanvatanagul và Vichai


-11-

Tanvatanagul (2007), Helen Lee và Andrew Tan (2006)…
 Nơi ở là biến nhận hai giá trị 1 và 0 đại diện cho sinh viên sống cùng gia đình

hay người thân không phải trả tiền thuê nhà và sinh viên thuê nhà trọ để ở.
Nghiên cứu của Wiyada Tanvatanagul và Vichai Tanvatanagul (2007) đã đề cập
đến nơi ở như là một nhân tố tác động đến thói quen chi tiêu của sinh viên.
Ngoài ra nhóm nghiên cứu xin đề nghị bổ sung các biến sau vào mô hình:
 Tính cách là biến giả nhận hai giá trị 1 và 0 đại diện cho tính cách rộng rãi và
tiết kiệm. Trong nghiên cứu Factors that influence household and individual
clothing expenditure: A review of research and related literature của Laetitia
Viljoen (2000) đã cho thấy tính cách có tác động đến chi tiêu.
 Mối quan hệ là biến giả nhận hai giá trị 1 và 0 đại diện cho tình trạng đã có
người yêu và chưa có người yêu. Đây là biến chưa được đưa vào các mô hình kể
trên. Nhóm nghiên cứu đưa biến mối quan hệ vào mô hình định lượng nhằm tìm
hiểu liệu việc có người yêu có thực sự tác động đến chi tiêu của sinh viên hay
không để từ đó đưa ra các dự báo cần thiết.
Trên cơ sở của các nghiên cứu có liên quan, mô hình nghiên cứu được xây dựng
trong tiểu luận này như sau:


-12-

Hình I.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị
Gia đình
hỗ trợ
(SUP)
Mối quan
hệ (REL)

Tính
cách
(CHA)


Chi tiêu
hàng tháng
của sinh viên
FTU2
(EXPENSE)

Thu nhập
làm thêm
(INC)

Nơi ở
(HOME)

Giới tính
(GEN)

Ngoài các nhân tố kể trên các mô hình nghiên cứu trước đây của các tác giả
nước ngoài cũng đề cập đến một số nhân tố khác như: khóa, lớp, nơi mua thức ăn
(Wiyada Tanvatanagul và Vichai Tanvatanagul, 2007), tuổi (Helen Lee và Andrew Tan,
2006), trình độ học vấn (Emir.J, 2007), thời tiết và địa vị xã hội (Laetitia Viljoen,
2000), lạm phát (Richar Sutherland và Roland Cralgwell, 2012)… không được đưa
vào mô hình một phần do sự hạn chế trong thu thập số liệu thống kê và một phần khác
do nhóm nghiên cứu nhận thấy các nhân tố này không phù hợp với đối tượng nghiên
cứu hiện tại. Ví dụ: đối tượng nghiên cứu là các sinh viên đang theo học chương trình
chính quy ở đại học FTU cơ sở 2 nên xét về trình độ học vấn và tuổi tác có thêm xem
là tương đương nhau.
2.2Môtảcácbiếnvàgiảthiếtnghiêncứu
2.2.1Môtảcácbiến

Các biến được sử dụng trong mô hình được mô tả chi tiết theo bảng sau:



-13-

Bảng II.I: Mô tả các biến
Loại biến

Biến phụ
thuộc

Biến độc lập



Tên

hiệu

nhân tố

EXPE
NSE

SUP

INC

Kỳ vọng
dấu


Tổng chi tiêu trung bình hàng tháng của
Chi tiêu

sinh viên đo bằng Việt Nam đồng (đơn
vị nghìn VNĐ).

Tiền hỗ

Số tiền gia đình hỗ trợ hàng tháng đo

trợ từ gia

bằng Việt Nam đồng (đơn vị nghìn

đình

Biến độc lập

Mô tả, cách đo

Thu nhập
thêm

+

VNĐ).
Thu nhập của sinh viên có đi làm thêm
đo bằng Việt Nam đồng (đơn vị nghìn

+


VNĐ).
Nơi ở hiện tại của sinh viên khi theo học
đại học. Sinh viên ở cùng gia đình hoặc

Biến độc lập

HOME

Nơi ở

ở với người quen không phải trả tiền nhà

+

nhận giá trị 0, sinh viên thuê nhà ở nhận
giá trị 1.
Giới tính của sinh viên. Sinh viên nam
Biến độc lập

GEN

Giới tính

nhận giá trị 1, sinh viên nữ nhận giá trị

-

0.
Tính cách của sinh viên. Tính cách rộng

Biến độc lập

CHA

Tính cách rãi nhận giá trị 1, tính tiết kiệm nhận giá

+

trị 0.

Biến độc lập

REL

Mối quan
hệ

Mối quan hệ về mặt tình cảm của sinh
viên. Có người yêu nhận giá trị 1, chưa
có người yêu nhận giá trị 0.

+


-14-

2.2.2Thiếtlậpdạnghàmnghiêncứu

Các nghiên cứu liên quan trước đây về các nhân tố tác động đến chi tiêu, tiêu
dùng, múc tiêu thụ hàng tháng của sinh viên, cá nhân hộ gia đình, các khách hàng hay

của một quốc gia được giới thiệu trong tiểu luận này phần lớn sử dụng mô hình hồi
quy tuyến tính bội có dạng:
n

Yi      j X ij   i
j 1

Trong đó:
Yi : Biến phụ thuộc của quan sát i
X ij : Biến độc lập

 : Hệ số tự do
 j : Hệ số hồi quy

 i : Sai số hồi quy

Dựa vào các nhân tố đã lựa chọn, mô hình xem xét các nhân tố tác động đến chi
tiêu hàng tháng của sinh viên FTU cơ sở 2 được mô tả như sau:
EXPENSEt  f (SUPt , INCt , HOMEt , GENt , CHAt , RELt )

Một cách cụ thể hơn ta có:
Mô hình hồi quy tổng thể (PRF):
EXPENSEi  1   2 SUPi  3 INCi   4 HOMEi  5GENi   6CHAi   7 RELi  U i

Mô hình hồi quy mẫu (SRF):















EXPENSEi   1   2 SUPi   3 INCi   4 HOMEi   5 GENi   6 CHAi   7 RELi  ei

Trong đó:
β1: hệ số tự do của mô hình
β2, β3, β4, β5, β6, β7: các hệ số hồi quy của mô hình
Ui: sai số
EXPENSE: tổng lượng chi tiêu trong tháng của sinh viên


-15-

SUP: số tiền gia đình hỗ trợ hàng tháng
INC: tổng thu nhập làm thêm
HOME: nơi ở
-

HOME = 0: sinh viên sống cùng gia đình và người thân không phải trả tiền
thuê nhà

-


HOME =1: sinh viên phải thuê nhà

GEN: Giới tính
-

GEN =0: nữ

-

GEN =1: nam

CHA: Tính cách
-

CHA=0: tiết kiệm

-

CHA=1: rộng rãi

REL: Mối quan hệ
-

REL=0: chưa có người yêu

-

REL=1: có người yêu

Ngoài ra trong nghiên cứu Modelling Real Private Consumption Expenditure –

An Empirical Study on Fiji của Bimal Signh (2004) và Determination of Factors
Affecting Expenditures on Three Major Food Group in Al-Ain, the United Arab
Emirates (UAE) của Emir.J (2007) đã sử dụng mô hình lô-ga-rít và bán lô-ga-rít khi
nghiên cứu về tác động của nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu. Về nguyên nhân sử dụng
mô hình lô-ga-rít thì trong nghiên cứu của Bimal Signh (2004) có nói rõ: Theo
Davidson và Hendry (1981), Blinder và Deaton (1985), Macklem (1994), Tan và Voss
(2000), Goh và Downing (2002), cùng một số nhà nghiên cứu khác, trong dài hạn
(trạng thái ổn định), giữa tiêu dùng, sự giàu có và thu nhập được ước lượng hàm tiêu
thụ dài hạn như sau:
logCt   o  1logYt + 2logWt  ect

Trong đó Ct là tiêu dùng cá nhân, Yt là thu nhập khả dụng, Wt là biến sự giàu có


-16-

và ect là phần dư xét trong dài hạn.
Tuy vậy trong bài nghiên cứu này nhóm chúng tôi vẫn quyết định sử dụng mô
hình hồi quy tuyến tính như hầu hết các tác giả được giới thiệu đã sử dụng một mặt vì
đây là mô hình quen thuộc, dễ hiểu đối với các bạn sinh viên vừa nhập môn kinh tế
lượng mặt khác mô hình này có đầy đủ khả năng để phản ánh sự tác động của các biến
độc lập đối với biến chi tiêu.
2.3Phươngphápnghiêncứu
Phương pháp hồi quy được sử dụng để ước lượng tham số của mô hình là
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS). Phương pháp được dùng để lựa chọn ra mô
hình hồi quy cuối cùng là phương pháp đi từ tổng quát đến cụ thể. Theo phương pháp
OLS, một trong những cách để kiểm định ý nghĩa thống kê của biến độc lập chính là
xem xét giá trị p (p_value) của nó. Giá trị p được định nghĩa là mức ý nhĩa thấp nhất
mà giả thiết H0 (giả thiết biến độc lập đang xét không có ý nghĩa đối với biến phụ
thuộc) có thể bị bác bỏ. Như vậy, giá trị p càng thấp thì khả năng chấp nhập giả thiết H0

càng khó có khả năng xảy ra và kết quả càng có ý nghĩa thống kê. Với mức ý nghĩa
5%, một biến độc lập có ý nghĩa thống kê khi giá trị p của nó nhỏ hơn 0,05.
Giả thiết quan trọng của phương pháp OLS chính là không có sự tương quan
giữa các sai số ngẫu nhiên do đó sau khi sử dụng phần mềm eview 6.0 tìm ra hàm hồi
quy ban đầu, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành các kiểm định để phát hiện các bệnh của
mô hình bao gồm đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan. Khi mô hình bị
phát hiện có bệnh, nhóm sẽ tiến hành khắc phục các bệnh cho mô hình. Biến độc lập có
giá trị p lớn hơn 0,05 - (với mức ý nghĩa là 5%) sẽ bị loại bỏ khỏi mô hình. Mô hình
mới sẽ tiếp tục được hồi quy và loại bỏ dần biến giải thích có giá trị p lớn hơn 0,05 cho
đến khi mọi biến độc lập đều có giá trị p nhỏ hơn 0,05. Đó là khi mọi biến độc lập
trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa 5%). Cuối cùng nhóm tiến
hành kiểm định tính phù hợp của mô hình và kiểm định lại các khiếm khuyết để rút ra


-17-

được mô hình hồi quy tối ưu.
2.4Thuthậpvàxửlýdữliệu
Dữ liệu dùng cho việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng
của sinh viên FTU cơ sở 2 được thu thập thông qua việc khảo sát các sinh viên đang
học chương trình đại học chính quy tại cơ sở 2 FTU. Việc chọn đối tượng khảo sát là
hoàn toàn ngẩu nhiên. Nhóm đã thực hiện khảo sát 132 sinh viên thuộc các khóa K50,
K51, K52 trong số hơn 3600 sinh viên toàn trường.
Số quan sát được xác định dựa vào công thức chọn mẫu không hoàn lại:
n

t 2 x2 N
 x2 N  t 2 x2

Trong đó:

N là số đơn vị chung của tổng thể; N=3600
t=1,96; độ tin cậy 95%
 x là sai số cho phép;  x =50 (nghìn đồng)
 x là độ lệch chuẩn về chi tiêu;  x =300 được xác định từ cuộc điều tra trước

trong tiểu luận The factors affecting monthly expenditure of FTU’s students.
Thay vào ta được:
n

1,962.3002.3600
 133.18
502.3600  1,962.3002

Để nghiên cứu đề tài cứu các nhân tố tác động đến chi tiêu hàng tháng của sinh
viên FTU cơ sở 2 nhóm đã sử dụng một bảng câu hỏi gồm 2 phần. Phần 1: dữ liệu cá
nhân, phần 2: dữ liệu về chi tiêu. Kết quả của cuộc điều tra sẽ được trình bày trong
phần phụ lục.


-18-

Chương III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU HÀNG THÁNG CỦA SINH VIÊN NGOẠI THƯƠNG
CƠSỞ2
3.1Thốngkêmôtảcácbiến
Bảng III. 1: Miêu tả thống kê các biến
EXPENSE CHA
Trung bình 2371.674

GEN


HOME

INC

REL

SUP

0.416667 0.257576 0.659091 1723.485

0.333333 2765.152

Trung vị
GTLN

2080

0

0

1

1500

0

2500


8260

1

1

1

6500

1

6500

GTNN

700

0

0

0

0

0

500


1290.302

0.494885 0.438965 0.475821 1553.517

0.4732

1341.412

1.671303

0.338062 1.108734 -0.67125

0.707107 0.517576

7.263202

1.114286 2.229292 1.450575 4.378995

1.5

2.869778

161.4135

22.07184 30.31137 23.1166

39.63129

23.375


5.986734

0

0.000016 0

0.00001

0

0.000008 0.050118

55

87

227500

44

Độ lệch
chuẩn
Chỉ số
Skewness
Chỉ số
Kurtosis
JarqueBera
Xác suất

313061

Tổng
Phương sai
2.18E+08
của tổng

34

1.151527

365000

32.08333 25.24242 29.65909 3.16E+08 29.33333 2.36E+08

Số quan
sát

132

132

132

132

132

132

132



-19-

3.2Ướclượngthamsố-Môhìnhhồiquygốc
Bảng III. 2: Mô hình hồi quy gốc

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0
Người viết sử dụng phần mềm eviews để ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính
bội với các biến đã trình bày ở chương 2 cho kết quả như bảng trên. Ta thu được mô
hình hồi quy tổng thể như sau:
= 107.8470 + 0.230853
+ 870.9277

+ 0326803

+ 950.1834

3.3Kiểmđịnhcácbệnhcủamôhìnhhồiquy

− 25.7199

+ 296.8167

3.3.1Kiểmđịnhđacộngtuyến

Sử dụng phần mềm Eviews 6.0 ta xây dựng được ma trận hệ số tương quan giữa
các biến như sau:


-20-


Bảng III. 3: Ma trận hệ số tương quan

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0
Nhận xét: Các hệ số tương quan giữa các biến đều trị tuyệt đối nhỏ hơn 0.8 nên
giữa các biến không có sự tương quan nên mô hình không bị đa cộng tuyến.
3.3.2Kiểmđịnhtựtươngquan

Hiện tương tự tương quan có thể kiểm định bằng phương pháp dùng hệ số DurbinWatson. Quay lại với Bảng III.2, ta có hệ số Durbin – Watson = 1,953967 ∈ (1; 3) nên
ban đầu kết luận mô hình không có tự tương quan.

Nhưng để có kết luận chính xác, người viết dùng phương pháp Breusch – Godfrey.
Sử dụng phần mềm Eviews 6.0 tiến hành kiểm định Breusch-Godfrey với bậc tương
quan là 1.


-21-

Bảng III. 4: Kết quả chạy kiểm định Breusch-Godfrey

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0
Đặt giả thiết

:

ô ℎì ℎ ℎô
ó ℎ ệ ượ
ự ươ
: ô ℎì ℎ ó ℎ ệ ượ
ự ươ


Theo kết quả có được từ bảng trên ta có giá trị p-value = 0.8170 >
chấp nhận giả thiết

, tức là mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Kết luận: mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

= 0.05 nên


-22-

3.3.3Kiểmđịnhphươngsaithayđổi
3.3.3.1Kiểmđịnhphươngsaithayđổi

Ta sử dụng kiểm định White để xem xét liệu mô hình có bị phương sai thay đổi
không. Sử dụng phần mềm Eviews 6.0 kiểm định White ta thu được kết quả.
Bảng III. 5: Kết quả kiểm định White


-23-

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0
Đặt giả thiết

:

ô ℎì ℎ ℎô
ó ℎươ

: ô ℎì ℎ ó ℎươ

ℎ đổ
ℎ đổ

Theo kết quả có được từ bảng trên ta có giá trị p-value ≈ 0.0000 <

bác bỏ giả thiết

, tức là mô hình có phương sai thay đổi.

= 0.05 nên

3.3.3.2Khắcphụcphươngsaithayđổi

Bước 1: Tạo biến abs_resid=abs(resid) ( trị tuyệt đối phần dư)
Bước 2: Xây dựng hàm hồi quy abs_resid theo các biến định lượng SUP và INC như
sau:

_

=

+

+

+

+


+

Bước 3: Xây dựng lại mô hồi quy mới với trọng số 1/abs_residf


-24-

Bảng III. 6: Mô hình hồi quy với trọng số 1/abs_residf

Nguồn: Tính toán từ phần mềm Eviews 6.0
Tiếp tục dùng kiểm định White để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi của mô
hình mới:


-25-

Bảng III. 7: Kết quả kiểm định White với mô hình sau khi khắc phục


×