TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN THỊ THUÝ
NGHỆ THUẬT CHUYỆN HOA, CHUYỆN QUẢ
CỦA PHẠM HỔ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Hà Nội – 2010
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NGUYỄN THỊ THUÝ
NGHỆ THUẬT CHUYỆN HOA, CHUYỆN QUẢ
CỦA PHẠM HỔ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TH.S. NGUYỄN NGỌC THI
Hà Nội - 2010
LỜI CẢM ƠN
Khoá luận này được hoàn thành tại Trường ĐHSPHN2, dưới sự hướng
dẫn của TH.S. Nguyễn Ngọc Thi.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TH.S. Nguyễn Ngọc Thi, người đã
luôn quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện
khoá luận này.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa GDTH của Trường
ĐHSPHN2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực nghiên cứu có hạn, đề tài này không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô giáo và các bạn sinh viên.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả
Nguyễn Thị Thuý
năm
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là những nghiên cứu của bản thân tôi, chưa được
công bố bất cứ nơi nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả
Nguyễn Thị Thuý
năm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu đề tài .................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ................................................................. 5
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5
5.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 5
5.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6
NỘI DUNG................................................................................. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................... 7
1.1 Khái niệm truyện cổ tích hiện đại ...................................................... 7
1.2 Đặc điểm của truyện cổ tích hiện đại ................................................. 8
Chương 2: NGHỆ THUẬT CHUYỆN HOA, CHUYỆN QUẢ CỦA
PHẠM HỔ ............................................................................................... 10
2.1 Nghệ thuật đặt nhan đề ...................................................................... 10
2.2 Nghệ thuật quan sát, miêu tả .............................................................. 12
2.3 Nghệ thuật xây dựng tình huống........................................................ 19
2.3.1 Nghệ thuật xây dựng tình huống .................................................... 19
2.3.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống và tạo cảm giác bất ngờ, hồi
hộp ............................................................................................................ 20
2.4 Nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian ............................................... 27
2.5 Nét đặc sắc nghệ thuật của Chuyện hoa, chuyện quả ........................ 32
KẾT LUẬN…………………………………………………...34
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Đối với tôi, được sống và viết cho các em là cả một hạnh phúc. Tôi
thường lấy lòng yêu các em bé của tôi để làm cái thước đo lòng tôi yêu nhân dân,
yêu Đảng, yêu con người. Tôi say mê công việc của tôi” (1) . Đây là lời phát biểu
của Phạm Hổ - người mà suốt 50 năm qua đã không ngừng, không nghỉ, trăn trở,
tìm tòi và sáng tác cho các em.
Phạm Hổ có bút danh là Hồ Huy. Ông sinh ngày 28- 11- 1926, tại xã
Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Phạm Hổ sáng tác nhiều thể loại:
thơ, kịch, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết và phê bình văn học… cho cả
người lớn và trẻ em, nhưng nói đến Phạm Hổ trước hết phải nói đến sự đóng góp
của ông cho nền văn học thiếu nhi nước nhà. Ở lĩnh vực viết cho trẻ em, ông là
một cây bút viết nhiều, viết tốt. Những sáng tác của ông vừa là niềm say mê, vừa
là tâm huyết, trong đó có những tác phẩm tiêu biểu như: Chuyện hoa, chuyện
quả (6 tập truyện cổ tích mới); Chú bò tìm bạn (tuyển tập gồm 120 bài thơ);
Nàng tiên nhỏ thành ốc (bộ 3 vở kịch)… Tập truyện rất được các em yêu thích,
để lại nhiều ấn tượng cho các em phải kể đến Chuyện hoa, chuyện quả. Chuyện
hoa, chuyện quả gồm 6 tập, có 47 câu chuyện nhỏ và được viết theo lối cổ tích
hiện đại. Tác giả viết về cây, hoa, quả, lí giải nguồn gốc xuất hiện, lí do của mỗi
một cái tên mà chúng mang, cũng như đặc điểm, tác dụng của mỗi thứ cây, hoa,
quả đó trong cuộc sống. Điều đáng nói là từ mỗi giống cây, hoa, quả ấy, tác giả
đã nhìn ra số phận của con người. Theo quan niệm của ông, sự tích hoa, quả bao
giờ cũng được gắn với một phương diện nào đó trong đời sống lao động, trong
chiến đấu và tình cảm của con người. Qua đó tác giả khẳng định rằng hoa quả
(1): Vân Thanh, 1989, Phạm Hổ với tuổi thơ, Tạp chí Văn học số tháng 3, tr 36.
thường là kết tinh của những tình cảm cao quý như: tình mẹ con, tình anh em,
tình bạn bè, tình thầy trò, tình yêu đôi lứa hoặc tình cảm vợ chồng…, về những
gì đẹp đẽ và cao quý của những con người Việt Nam nói chung…, và vì vậy,
chúng luôn có ích cho con người, cần được nâng niu, trân trọng.
Ở Việt Nam, trước đây có một số nhà văn đã viết lại truyện cổ tích dân
gian, đó là: Tú Mỡ viết Tấm Cám, Nguyễn Huy Tưởng viết Chiếc bánh trưng,
Con cóc là cậu ông trời, Tìm mẹ… Xu hướng này sau năm 1975 được Tô Hoài
thể hiện rất thành công trong Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử. Đây là một
hướng đi cần thiết, bổ ích đối với bạn đọc, nhất là bạn đọc nhỏ tuổi đang khao
khát muốn vén tấm màn huyền thoại để biết sự thật cuộc sống và con người thuở
xa xưa.
Vấn đề sáng tác truyện cổ tích mới được nhiều nhà văn quan tâm hơn.
Trong đó, Phạm Hổ là người đầu tiên đã thể nghiệm sáng tác truyện cổ tích cho
các em. Trong những năm miệt mài, tâm huyết viết Chuyện hoa, chuyện quả, say
sưa kể về muôn loài cây lá quanh ta và có thể nói ông đã rất thành công ở mảng
đề tài này với gần 50 câu chuyện kể về sự tích của gần 50 loài cây, loài hoa, loài
quả.
Qua đề tài này, tôi mong muốn được hiểu hơn về nghệ thuật tác phẩm.
Đồng thời cũng thấy được nét đặc sắc trong phong cách của Phạm Hổ qua
Chuyện hoa, chuyện quả.
Truyện cổ tích có sức hút kì diệu và tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, tình
cảm, nhân cách trẻ thơ. Bởi lẽ, ở lứa tuổi nhỏ, các em rất giàu tình cảm, dễ yêu,
dễ gét, dễ khóc, dễ cười.
Truyện cổ tích là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ thơ của mỗi một
dân tộc. Đó cũng là một kho tàng vô tận cho đề tài, cho sự tưởng tượng và sáng
tạo của mỗi nhà văn. Từ kho tàng vô giá ấy, các nhà văn dựa vào để viết lại hoặc
đưa ra những sáng tác mới.
Trẻ nhỏ thường đến với truyện cổ tích một cách tự nhiên như đến với
chính mình vậy. Sớm cho trẻ tiếp xúc với truyện cổ tích là điều nên làm (như
truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích hiện đại). Bởi, truyện cổ tích là nguồn
dinh dưỡng tâm hồn trẻ thơ về nhiều mặt như: phát triển ngôn ngữ, giáo dục đạo
đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tư duy... và nó còn góp phần làm phong phú kho tàng tri
thức mà trẻ đang tích luỹ và kiếm tìm.
Trong gần 50 câu chuyện kể về sự tích của gần 50 loài cây, loài hoa, loài
quả, tác giả đã cố gắng tìm tòi những cách thể hiện khác nhau để không chuyện
nào giống chuyện nào, để mỗi chuyện là một mới lạ, một hấp dẫn. Thế giới tự
nhiên qua cái nhìn của ông bỗng nhiên bừng sáng, và cũng qua những câu
chuyện này, ông đã góp phần tích cực mở rộng trí tưởng tượng và sự hiểu biết
của các em.
Là một giáo viên mầm non tương lai, tôi mong muốn tìm hiểu rõ nét
không chỉ nội dung của tác phẩm mà cả giá trị nghệ thuật của tác phẩm, để có thể
truyền lại hết cái hay, cái đẹp trong mỗi câu chuyện. Từ đó, giúp các em có
những “bước yêu thương” trong hành trình “chinh phục thế giới”.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài Nghệ thuật Chuyện hoa, chuyện quả
của Phạm Hổ. Đồng thời cũng là tích lũy thêm kiến thức để phục vụ trong quá
trình chăm sóc, giáo dục các em sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Phạm Hổ là một trong số ít nhà văn viết cho các em. Ông có sáng tác cho
người lớn nhưng tài năng của ông được khẳng định nhờ những tác phẩm viết cho
thiếu nhi. Phạm Hổ cũng là người tâm huyết và rất thành công ở mảng truyện cổ
tích hiện đại. Kể từ khi sáng tác đến lúc qua đời, ông để lại 20 tập thơ, 9 tập
truyện và 4 vở kịch viết cho các em, tất cả đều dành tặng cho trẻ nhỏ.
Về tác phẩm Chuyện hoa, chuyện quả có một số ý kiến như sau:
Nhà văn Nguyên Ngọc có nhận xét: “Dường như tác giả Chuyện
hoa, chuyện quả đang muốn đưa ra một lí thuyết khác về nguồn gốc của muôn
loài: Tất cả thế giới quanh ta đều do con người làm ra cả. Nguồn gốc ở muôn
loài chính là ở tình yêu, tình thương và lòng tốt của con người... Ở cuộc đấu
tranh gian nan…, và mỗi lần con người chiến thắng, cái thiện thắng cái ác, lòng
trung hiếu thắng sự bạc nghĩa, vô ơn, tình thương thắng hận thù, sự quên mình
thắng thói ích kỉ, sự siêng năng thắng thói lười nhác… thì sẽ có một loài hoa
đẹp, một thứ quả lạ ra đời!”.
Trong cuộc hội thảo về các tác giả viết cho thiếu nhi: Nguyễn Huy
Tưởng, Tô Hoài, Phạm Hổ, khi nói đến Chuyện hoa, chuyện quả nhà văn
Nguyên Ngọc đã viết trong bản tham luận của mình: “Bạn (Phạm Hổ) vừa mở
thêm ra một cánh cửa nữa và theo chân anh, bước ra cánh cửa ấy, ta bỗng gặp
một chân trời hứa hẹn còn mênh mông hơn, vừa gần gũi, vừa mới lạ vừa quen,
vừa mỗi bước khiến ta lại ngạc nhiên. Có lẽ không chỉ ngạc nhiên, mỗi bước lại
khiến ta suy nghĩ về một cái gì đó nghe như rất nhẹ nhàng mà lại có thể rất sâu”
(1)
.
Lúc ấy, Phạm Hổ mới chỉ có hai tập Chuyện hoa, chuyện quả. Bây
giờ, ông đã có tập 3 và đang viết tập 4. Viết về 3 tập đã xuất bản, bạn Thu Thảo
cũng đã đánh giá rất đúng: “Với thể loại cổ tích mới này, Phạm Hổ đã đạt tới yêu
cầu khắt khe của sáng tác cho thiếu nhi, đó là việc bồi bổ xúc cảm, sự phát triển
của năng lực tưởng tượng, liên tưởng” (2) v.v…
(1), (2): Vân Thanh, Phạm Hổ với tuổi thơ, tr 35, sđd.
Phạm Hổ đã tạo nên một cái thế giới của riêng mình, và cái thế giới ấy đã
trở thành thế giới của các em, hàng triệu em từ Nam đến Bắc, cả ở một số nước
ngoài nữa. Cái thế giới ấy của Phạm Hổ mà tác giả tặng cho các em và đã trở
thành các em, phong phú, ngày càng phong phú hơn, rộng và sâu hơn, đẹp đẽ
hơn. Gần đây, nó lại càng mở rộng thêm ở một mặt độc đáo và thú vị. Đó là
Chuyện hoa, chuyện quả. Chính vì vậy, trên cơ sở của những công trình nghiên
cứu đó đã tạo cho tôi hứng thú cũng như hướng đi đến tìm hiểu vấn đề Nghệ
thuật Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài này, tôi mong muốn góp phần nhỏ vào việc khẳng định một lần
nữa những tài năng nghệ thuật trong Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ,
những đóng góp của ông làm giàu thêm kho tàng Văn học trẻ em Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khoá luận này, tôi sẽ tập trung làm rõ một số đặc điểm về nghệ
thuật Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của khoá luận này, tôi tập trung vào một số đặc
điểm của nghệ thuật Chuyện hoa, chuyện quả.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Để xem xét về tác giả Phạm Hổ thì có rất nhiều vấn đề cũng như rất nhiều
tác phẩm đáng chú ý chứ không phải chỉ dừng lại ở Chuyện hoa, chuyện quả.
Bởi sự nghiệp sáng tác của ông còn có nhiều tác phẩm xuất sắc khác. Song, trong
phạm vi của khoá luận này, tôi chỉ xin bàn đến Nghệ thuật Chuyện hoa, chuyện
quả. Nghệ thuật của tác phẩm thể hiện trên các phương diện của truyện cổ tích
hiện đại. Qua đó, chúng ta có thể hiểu về tài năng, phong cách cũng như ảnh
hưởng của tác phẩm đối với thế giới trẻ thơ.
Do vậy, trong phạm vi của một khoá luận tốt nghiệp, tôi không thể trình
bày hết được nghệ thuật các sáng tác của Phạm Hổ mà chỉ có thể tập trung vào
tác phẩm Chuyện hoa, chuyện quả. Đây được coi như là tác phẩm tiêu biểu cho
nghệ thuật truyện cổ tích hiện đại của Phạm Hổ, làm nên phong cách riêng biệt
của tác giả với các nhà văn khác.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đọc sách, nghiên cứu tìm tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái niệm truyện cổ tích hiện đại
Trước hết, muốn hiểu thế nào là truyện cổ tích hiện đại thì chúng ta cần
phải nắm được khái niệm truyện cổ tích nói chung. Bởi, truyện cổ tích hiện đại
trước hết vẫn là truyện cổ tích, nó ra đời trên cơ sở truyện cổ tích dân gian.
Trong sách Từ điển thuật ngữ văn học của PGS. Lê Bá Hán, GS.TS. Trần
Đình Sử, GS. Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên) có viết về truyện cổ tích là:
“Một thể loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên thuỷ nhưng chủ yếu
phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải
những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống
muôn màu muôn vẻ khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (chủ yếu là
gia đình phụ quyền), có mâu thuẫn và đấu tranh xã hội quyết liệt” [tr. 368].
Truyện cổ tích ra đời từ thời kì chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, hình
thành trong giai đoạn gia đình phụ quyền và văn hoá giai cấp trong xã hội, trải
qua nhiều biến cố của lịch sử xã hội nhưng truyện cổ tích vẫn không bị xoá nhoà
trong lòng các em nhỏ. Nó vẫn luôn luôn tồn tại và theo các em qua những câu
chuyện mà các bà, các mẹ, các cô, các chị kể cho các em nghe để đưa các em
vào giấc ngủ, trong dịp nghỉ hè, đi chơi, hay chính các em là người cảm nhận và
thể hiện lại câu chuyện đó trong cuộc thi kể chuyện, hay qua việc các em đóng
kịch mà tái hiện lại được cái cốt, cái thần của câu chuyện đó.
Những câu truyện cổ tích tồn tại ở ba loại chính, như: truyện cổ tích thần
kì, truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích loài vật. Tuy tồn tại ở nhiều loại khác
nhau nhưng mỗi loại đều được các tác giả dân gian sáng tác lên một cách tài tình,
mang đầy ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ sau.
Ngày nay, truyện cổ tích với trẻ thơ không chỉ đơn thuần là truyện cổ tích
dân gian nữa mà các nhà văn viết cho trẻ thơ đã có những sáng tác, hay viết lại
truyện cổ tích cho các em. Đây là một điều thú vị và có ý nghĩa đối với các em,
và đây cũng là một bước đột phá mới của các nhà văn viết cho thiếu nhi. Trong
Giáo trình Văn học trẻ em của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm do Tiến sĩ Lã Thị
Bắc Lý (Chủ biên) có viết: Truyện cổ tích hiện đại là một thể loại văn học có sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố dân gian và yếu tố hiện đại. Các tác giả đã
dùng hình thức dân gian để trình bày một vấn đề, một nội dung mới hiện đại. Cổ
tích hiện đại là tác phẩm của một cá nhân trong quá trình tìm tòi, sáng tạo, thể
hiện mối quan hệ truyền thống và hiện đại, sự kế thừa và cách tân” [tr. 121].
Nói về sáng tác truyện cổ tích, bản báo cáo bổ sung của Tiểu ban văn nghệ
thiếu nhi trong Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III đã đề ra phương hướng:
“Truyện cổ tích các địa phương, các dân tộc anh em trên đất nước ta còn nhiều
phần chưa khai thác. Truyện cổ tích các dân tộc khác cũng rất hay. Chúng ta có
thể sáng tác những truyện cổ tích mới thần thoại hoà những câu chuyện hiện đại
như đắp đập nước, đào sông máng, xây khu nhà mới… cũng như chúng ta có thể
phản ánh những truyện thật và hư cấu thêm để miêu tả các em thiếu nhi mới của
thời kì cách mạng, kháng chiến và của thời đại xã hội chủ nghĩa”.
1.2 Đặc điểm của truyện cổ tích hiện đại
Hiện đại được hiểu là những gì mới có phát sinh trên cơ sở của cái cũ vốn
có từ trước đó, mang lại những đặc điểm cách tân đổi mới. Cũng vậy, truyện cổ
tích hiện đại được xây dựng trên cơ sở của truyện cổ tích truyền thống. Truyện
cổ tích hiện đại tồn tại hai yếu tố là yếu tố dân gian và yếu tố hiện đại. Hai yếu tố
này được kết hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ với nhau.
Truyện cổ tích hiện đại được xây dựng lên từ một cá nhân trong quá trình
tìm tòi, sáng tạo, thể hiện mối quan hệ truyền thống và hiện đại, sự kế thừa và
cách tân. Các tác giả đã dựa vào những truyện cổ tích dân gian để viết lại hoặc
đưa ra những sáng tác mới nhưng vẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ
thơ.
Những đặc điểm của truyện cổ tích hiện đại được thể hiện rất rõ trong
những truyện cổ tích mới của các tác giả như Tú Mỡ, Nguyễn Huy Tưởng, Tô
Hoài, Phạm Hổ. Trong đó, Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ cũng thể hiện
rất rõ và có giá trị to lớn.
Chƣơng 2: NGHỆ THUẬT CHUYỆN HOA, CHUYỆN QUẢ
CỦA PHẠM HỔ
2.1 Nghệ thuật đặt nhan đề
Đối với một tác phẩm, việc đặt nhan đề là điều rất quan trọng. Nhan đề
của tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm, nó
ảnh hưởng đến thái độ cũng như sự phản ứng của người đọc, người nghe với tác
phẩm đó. Nếu một tác phẩm hay, có giá trị thì tác phẩm đó phải có nội dung và
nhan đề hay, ấn tượng. Như vậy, sẽ giúp cho tác phẩm đó dễ đi vào lòng người
và được độc giả đón nhận. Nhưng nếu một tác phẩm có nội dung rất hay mà có
nhan đề lại không hay, không tạo được sự tò mò ở người đọc thì tác phẩm đó
cũng ít có sự thành công. Và trái lại, một tác phẩm có nội dung không hay nhưng
tác giả lại đặt một cái tên rất hay, tạo được sự tò mò ở người đọc thì mới đầu tác
phẩm đó cũng được đón nhận, nhưng khi độc giả thực sự đi vào khám phá nội
dung tác phẩm đó thì nó không chỉ tồi tệ mà còn tồi tệ hơn nhiều với độc giả.
Như vậy, ta thấy được rằng việc đặt nhan đề cho một tác phẩm là một công việc
vô cùng quan trọng mà các nhà văn phải suy ngẫm, trăn trở rất nhiều mới làm
được. Bởi đối với độc giả, cái nhan đề đó như cái chìa khoá để mở cánh cửa kia
ra, để chúng ta có thể khám phá cái không gian bên trong của cánh cửa đó.
Đến với mảng truyện cổ tích hiện đại của Phạm Hổ, ta bắt gặp một tác
phẩm hay, đó là Chuyện hoa, chuyện quả. Chỉ mới đọc tên cuốn sách thôi nhưng
ai ai cũng thấy tò mò, háo hức muốn khám phá những câu chuyện trong Chuyện
hoa, chuyện quả. Nó như hứa hẹn với bạn đọc rất nhiều điều thú vị và nó cũng
như một lời cam đoan rằng “các bạn sẽ không thấy nhàm chán khi đọc tôi đâu”.
Chuyện hoa, chuyện quả như một khu vườn rộng đầy hương thơm và sắc màu
của các loài hoa, quả. Khu vườn tự nhiên được nhìn qua cặp mắt và tâm hồn đầy
nhạy cảm, thắm thiết của nhà thơ, nhà văn. Hứa hẹn với các em nhiều điều thú vị
mỗi khi các em “dạo chơi khu vườn” này.
Chuyện hoa, chuyện quả với gần 50 câu chuyện nhỏ, mỗi câu chuyện kể
về một loài cây, loài hoa, loài quả rất gần gũi, quen thuộc đối với trẻ thơ. Từ
những đặc điểm về cây, lá, hình thù, dáng dấp của quả, của hoa cùng với sắc
màu của chúng. Tác giả đã cố gắng quan sát thật kĩ lưỡng những đặc điểm của
chúng, cùng với sự hiểu biết sâu rộng và vốn từ phong phú, đa dạng, với cái tài
năng sử dụng vốn từ linh hoạt của mình. Phạm Hổ đã gọi đúng tên của mỗi loài
cây, loài hoa, loài quả đó bằng một hình ảnh thật cụ thể và ấn tượng nhưng cũng
hết sức lãng mạn. Gần 50 câu chuyện nhỏ kể về những loài cây, loài hoa, loài
quả khác nhau với gần 50 cái tên thật cụ thể và lãng mạn khiến người đọc, người
nghe ở các độ tuổi, đặc biệt là lứa tuổi trẻ thơ vô cùng thích thú, tò mò và ấn
tượng; nó kích thích tính tò mò, trí tưởng tượng, nó khơi gợi ở các em sự ham
hiểu biết, nhu cầu, mong muốn khám phá những điều mới lạ, tạo hứng thú, niềm
say mê cho bạn đọc, bạn nghe nhỏ tuổi với Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm
Hổ. Và Chuyện hoa, chuyện quả đã để lại ở các em rất nhiều ấn tượng tốt đẹp,
giúp các em thêm hiểu biết về đặc điểm của các loài cây, loài hoa, loài quả; giúp
các em có thêm hiểu biết về con người với những phẩm chất tốt đẹp vốn có ở họ.
Chúng ta thấy rằng khi đọc nhan đề của từng câu chuyện nhỏ, mỗi nhan đề là
một cái tên của mỗi một loài cây, loài hoa, loài quả mà Phạm Hổ đã xây dựng
lên tạo thành sự tích của nó. Tác giả đã cho các em hàng loạt cái lí của cỏ cây,
hoa lá như: câu chuyện Những bàn tay nhiều ngón (hay Sự tích cây Chuối), vì
sao cây Chuối lại mọc từ củ mà lại không mọc từ hạt?, vì sao nải Chuối lại như
hình bàn tay xoè ra?. Ngay từ cái tên “Chuối” cũng lại có cái lí của mình: “Cây
của Tiêu Ly xế ở cuối hàng nên được gọi là cây cuối. Sau này đọc chệch ra, tiếng
cuối biến dần thành tiếng chuối”. Như vậy có lí lắm chứ. Thiếu gì những từ của
chúng ta ngày nay có gốc gác từ một từ khác, sau này đọc chệch ra, lâu dần
thành quen. Hay, vì sao lại có cây Vú sữa và vì sao lại gọi tên là Vú sữa? (truyện
Dòng sữa của người chị hay Sự tích cây Vú sữa). Đó là do “ Ở cái gò người mẹ
trẻ bị lão nhà giàu chém ngã xuống, ngay cái chỗ đất quánh lại vì những tia sữa
của chị ứa ra, đọng lại, mấy tháng sau bỗng có một cái cây mọc lên… đến khi
quả chín, mọi người hái xuống ăn thử, ai cũng đều phải khen quả có vị thơm
ngon và trong ruột có một vùng trắng đục nhìn giống như là sữa” nên đặt tên là
Vú sữa thì “vừa hay hơn, vừa giống với cái hình dáng của quả này”. Vì sao trái
Loòng Boong lại có cái dấu như hình móng tay? (truyện Quả tim bằng ngọc hay
Sự tích quả Loòng Boong). Vì sao hoa Đào lại có năm cánh và có màu hồng
trong câu chuyện Cô gái thêu tài, chàng trai dệt giỏi. Vì sao lại có hoa Mai và vì
sao hoa Mai chỉ có vào những ngày Tết truyền thống của dân tộc ta (truyện Cô
bé và ông Táo); và vì sao lại có hoa Sen (truyện Những bông hoa mới ở hồ Thơm
hay là Sự tích hoa Sen). Vì sao lại có hoa Râm Bụt (truyện Cái ô đỏ hay là Sự
tích hoa Râm Bụt) v.v…
Có rất nhiều câu chuyện nhỏ trong Chuyện hoa, chuyện quả mà ở đây tôi
không thể kể hết được. Nhưng mỗi câu chuyện đều được tác giả đặt nhan đề rất
cụ thể và sinh động. Nhiều câu chuyện nhỏ trong truyện hay như “những đứa
con” làm cho “người mẹ lớn” là Chuyện hoa, chuyện quả thêm hấp dẫn và thu
hút được sự chú ý của bạn đọc.
2. 2 Nghệ thuật quan sát, miêu tả
Với nhiều năm Phạm Hổ băng rừng, lội suối chiến đấu, ông đã biết được
nhiều loại cây, loại hoa, loại quả. Cây rừng Trường Sơn đã làm Phạm Hổ ngơ
ngẩn. Có những cây to cao nhìn đến phát ngợp, như đang vươn ngọn cành lá của
mình lên để trực chiến đấu với kẻ thù… lại có những cây bé tí teo như cây rêu
mà cũng có đủ rễ, đủ ngọn… Cây đứng, cây bò, cây leo, cây cuộn… Và không
biết bao nhiêu hoa rừng, quả rừng, màu sắc lạ, hình dáng không ngờ… Ông rất
yêu, rất thích trước cảnh đẹp của rừng cây, rừng hoa, rừng quả đó. Chúng đã góp
phần làm cho sự hiểu biết của Phạm Hổ về đặc điểm, tên gọi của các loài cây,
loài hoa, loài quả. Từ đó, giúp tác giả đưa ra những lí giải và sự miêu tả về chúng
chính xác hơn.
Phạm Hổ rất tinh tế khi lựa chọn từ thiên nhiên phong phú những chất liệu
gợi hình, gợi cảm, giàu ý nghĩa xã hội khiến cho người đọc, người nghe dễ hình
dung và dễ cảm thụ hơn, đặc biệt nó rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ thơ.
Đây là cách đặc tả trái Loòng Boong của ông: “Chỉ lớn hơn quả hồng bì một tí.
Da nó vàng mát. Cùi nó nhìn trong như ngọc và đặc biệt quả nào cũng mang một
cái dấu như dấu móng tay của ai đó bấm vào” (truyện Quả tim bằng ngọc hay là
Sự tích quả Loòng Boong). Những chi tiết mà tác giả miêu tả là sự lựa chọn chất
liệu từ dấu hiệu đặc biệt trong cây quả của thiên nhiên “Quả nào cũng mang một
cái dấu… cùi của nó nhìn trong như ngọc”; tác giả đã tưởng tượng ra “cái dấu
móng tay” chính là dấu mũi mác của tên nhà giàu độc ác, đâm vào trái tim người
mẹ, nhưng đúng lúc người mẹ bị mũi mác đâm vào trúng tim thì cũng là lúc đứa
con thương yêu duy nhất của bà, đó là bé Mộc “ngực cũng bị mũi mác đâm vào
và máu cũng trào ra như suối”.
Trong Chuyện hoa, chuyện quả, ta cũng bắt gặp một câu chuyện về loài
quả Nhãn, đó là truyện Em bé và Rồng con (hay Sự tích quả Nhãn). Mặc dù quả
Nhãn có một số đặc điểm giống với trái Loòng Boong nhưng với tài năng quan
sát cùng với trí tưởng tượng phong phú, Phạm Hổ đã nói lên được đặc điểm nổi
bật của quả Nhãn. Tất nhiên, nó không giống với trái Loòng Boong là có dấu
như vết móng tay bấm vào mà nó “nhìn rất giống con mắt của Rồng con khi đã
lăn trên lớp đất mịn màu nâu”. Và ai một khi đã ăn thử thì không thể quên được
cái mùi vị “rất thơm và ngọt” của quả Nhãn. Cùng với mùi vị thơm ngon đó, tác
giả đã miêu tả đặc điểm quả Nhãn rất cụ thể và hay “sau lần vỏ màu đất, cái cùi
trong, bọc lấy cái hạt đen, nhìn cũng rất giống như mắt của Rồng”.
Khám phá câu chuyện Tép lên cây (hay là Sự tích cây Bưởi), chúng ta thấy
được tác giả đã bắt đầu quan sát, miêu tả từ cái gốc gác ban đầu của loài cây
Bưởi, đó là thứ cây có tên gọi là cây La. Thứ cây này có quả “hình tròn, cùi bọc
ngoài xốp như bông, ở trong có những cái túi chứa đầy một thứ nước hơi chua
chua, ngọt ngọt”. Nước quả La uống cho đỡ khát cũng thích, mà uống trong lúc
nhắm món ăn khô như cá, mực nướng, thịt nướng thì lại ngon vô cùng. Quả La
đã góp phần giúp nhân dân ta đánh đuổi những tên cướp tàn bạo, bảo vệ tính
mạng cũng như tài sản của nhân dân ta. Và khi tình cờ hái xuống bổ ra, ai cũng
ngạc nhiên thấy những con tép ở trong các múi nước của quả La đã không hỏng
đi mà lại tươi tắn, sáng trong. Ăn thử thì thấy giòn, thơm, chua chua, ngọt ngọt
đúng cái mùi vị của quả La ngày trước. Người trong vùng ai cũng phải công
nhận rằng ăn cái quả La có tép này ngon hơn hẳn quả cũ rất nhiều. Do đó, người
ta chỉ lấy giống quả này để gieo trồng và đã đổi tên thành quả Bưởi.
Đến với Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ, ta bắt gặp một thứ cây rất
quen thuộc trong các khu vườn chùa, đó chính là cây Chay. Phạm Hổ cũng rất
tinh tế khi quan sát, miêu tả và lí giải về “sự tích của quả Chay” trong câu
chuyện Những quả ổi biết kêu. Với trí tưởng tượng vô cùng phong phú của mình,
Phạm Hổ đã miêu tả quả Chay với hình dáng thật gần gũi, quen thuộc và rất ngộ
nghĩnh “cứ như cái túm túm lại, trong đó có vài ba quả ổi, hay quả trứng”. Giống
như cái túm mà chú tiểu đã giấu ba quả trứng gà trong đó và nói với sư cụ là túm
quả ổi. Quả chay được tác giả miêu tả rất chính xác: “quả nó cũng lạ lắm, ruột đỏ
như lòng đỏ trứng. Lúc chín ăn hơi chua chua, ngọt ngọt, chấm một tí muối thì
ăn khá ngon”. Ngoài việc miêu tả đặc điểm của quả chay thì tác giả lại cung cấp
cho các em một chi tiết cũng rất đặc biệt và thú vị: “vỏ cây nó thì hơi chát, các
bà vẫn lấy nhai với trầu cau thấy rất đậm miệng”. Ta thấy rằng từ quả tới cây đều
chứa đựng những điều thú vị mà nhà văn đã quan sát, tích lũy được.
Với câu chuyện Cây lạ quả ngon (hay là Sự tích cây Xoài) thì cây Xoài
được tác giả miêu tả rất đẹp, như “Cây lá to lúc non mỏng như lụa, ngắt ngửi có
mùi thơm thơm”. Đặc biệt, quả Xoài được tác giả miêu tả rất ngộ nghĩnh và đáng
yêu như những đứa trẻ con vậy: “Quả xanh thì ăn chua cũng ngon mà lúc chín
vàng ăn lại càng ngon, cứ bỏ vào mồm là ngọt lịm. Hình dáng quả rất lạ. Hơi
giống một trái tim nhưng hai bên lại phính phính như hai cái má nhìn rất vui.
Đến lúc to bằng nắm tay người lớn thì quả bắt đầu chín. Hai cái má chín trước,
cứ vàng như nắng rồi sau chín cả quả. Trái nó lại ra hết ở đầu cành, cuống trái
dài, trái cứ treo lủng lẳng như rủ rê lũ nhỏ “Này khoèo tao xuống đi!”. Với hình
ảnh cây Xoài, quả Xoài mà Phạm Hổ đã miêu tả làm cho người đọc hình dung ra
một thứ cây quả như những đứa trẻ bầu bĩnh, tinh nghịch nhưng cũng rất đáng
yêu đang đưa tay ra đón chào những gì tươi đẹp nhất.
Trong Cây lạ quả ngon, quả Xoài được tác giả quan sát và miêu tả giống
như những em bé bầu bĩnh; còn trong Những bàn tay nhiều ngón (hay là Sự tích
cây Chuối), cây Chuối được Phạm Hổ miêu tả rất đặc biệt. Đó là sự hội tụ các
đặc điểm của em bé, của con chim để tạo thành “Thân nó sẽ tròn trĩnh như tay
chân của con, mát mẻ như da thịt của con. Lá của nó sẽ không nhiều nhưng rất to
và nhìn giống như những cái lông chim khổng lồ buộc túm lại xoè ra bốn phía”.
Thân cây và lá cây Chuối đã rất đặc biệt rồi nhưng quả Chuối lại càng thú vị hơn
khi chúng được tác giả miêu tả như những ngón tay trong một bàn tay lớn.
Những quả Chuối được xếp “thành từng khóm, giống hệt hình các bàn tay xoè ra
như thể sẵn sàng vồ lấy con chim ác đêm đêm lại đến ăn trộm quả. Và những bàn
tay bằng quả ấy, cứ xếp xoay tròn, bàn tay này ở trên, bàn tay kia ở dưới, nối tiếp
nhau”.
Có một thứ cây trong Chuyện hoa, chuyện quả được tác giả miêu tả là mọc
từ trong đoạn mía bị kiến đục rỗng ruột và có bông lúa cắm trong đó. Các bạn có
biết đó là cây gì và nằm trong truyện gì không? Đó là câu chuyện Hai ông cháu
và túp lều dột nát (hay là Sự tích cây Tre) đấy. Và cái thứ cây mọc từ gốc mía
rỗng ruột kia là cây Tre. Cây Tre lớn lên và có đặc điểm rất đặc biệt, cây cũng có
“từng đốt, từng đốt” nhưng hoàn toàn không giống mía vì nó rỗng ruột và lá cứ
ra từng chùm, từng chùm nhìn rất đẹp. Càng lớn thì thân cây càng xanh và lá cây
càng rậm. Đây là loại cây giúp cho người dân có vật liệu dựng nhà, dựng bếp,
làm các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như: rổ, gùi, đũa, củi,… Nó cũng rất gần
gũi, thân thiết với bà con.
Cây Buông trong câu chuyện Hai vợ chồng và con voi quý (hay là Sự tích
cây Buông) được tác giả miêu tả rất đẹp nhưng cũng rất dũng mãnh “cây lá xoè
ra như những cái quạt lớn, giống như những cái quạt mà hai vợ chồng trẻ ngày
xưa thường lấy lông chim kết lại để che nắng, che mưa đi tìm những hòn đá
giống voi. Nhưng trước khi xoè ra thành lá, cái ngọn lại mang hình một cái búp
mác. Cái búp mác ấy ngày càng to và nặng. Nếu để yên thì cái búp mác ấy sẽ xoè
ra thành lá, nhưng nếu như tách ra từ lúc còn là búp thì sẽ thấy hé ra những lớp lá
màu trắng giống hệt ngà voi. Cứ thế, mỗi năm một cái búp ngà voi mới lại xuất
hiện. Cây cứ cao dần, cái ngà voi cũng vút cao lên mãi. Được một vài năm cây
không ra ngà voi nữa mà lại xuất hiện một buồng hoa lớn cũng đâm vút thẳng
lên trời. Rồi hoa kết thành quả, nhiều có đến hàng trăm, hàng nghìn quả giống
như những quả cau be bé”.
Ở câu chuyện Ba chiếc áo ba màu (hay là Sự tích hoa Bạch Hương), ta
cũng thấy được tài quan sát tinh tế và tài miêu tả rất thực của nhà văn Phạm Hổ.
Tác giả đã miêu tả hoa Bạch Hương rất hay, bắt đầu từ nụ cho đến khi nở thành
hoa: “Búp hoa to hình giông giống như một con thoi bé nhỏ. Búp hoa xanh biếc
như tầu lá rồi cứ chuyển trắng dần và khi nở xoè ra thì trắng muốt như bông.
Bông hoa nhìn hơi thô vì cánh hơi dày. Nhưng hương hoa thơm ngào ngạt, nồng
nàn. Đến khi nở hết ba lớp cánh hoa thì từ trắng muốt, hoa bỗng chuyển sang
màu vàng”.
Hay ở một câu chuyện khác, ta bắt gặp không chỉ là sự quan sát các loài
cây, loài hoa, loài quả rất tinh tế, cụ thể đến từng chi tiết như: đặc điểm, độ dày
mỏng của lá, hình dạng, kích thước của hoa; mà ta còn thấy được sự miêu tả chi
tiết và sử dụng lối so sánh giữa loài này với loài khác để làm nổi bật đối tượng,
làm rõ cái đối tượng mà mình đang và cần nói đến. Đó là câu chuyện Mùi hương
kì lạ (hay là Sự tích Cây hoa Mộc), Phạm Hổ đã miêu tả như sau: “Chẳng bao
lâu, nhánh cây ấy ra lá, lá hao hao giống lá chè xanh nhưng mỏng hơn, và khi ra
hoa thì hoa nhỏ li ti như những hạt tấm, hoặc đúng hơn là như những vì sao ngày
ngày đã xuống giúp đỡ cô Mộc chống lại con quỷ Bùn Đen. Những bông hoa
nhỏ xíu dung dị ấy lại kín đáo nấp vào trong nách lá như tính cô Mộc ngày xưa
vốn hay e thẹn. Mặc dù nhỏ bé nhưng những bông hoa này thơm vô cùng, thơm
ngào ngạt, thơm một cách đơn sơ mà cao quý”.
Những bông hoa Sen cũng được tác giả miêu tả rất tinh tế trong câu
chuyện Những bông hoa mới ở Hồ Thơm (hay là Sự tích hoa Sen), đó là: “hai
bông hoa rất to, rất đẹp đang tựa vào nhau, cùng với cái lá cứ rập rờn trên mặt
hồ, nước đang gợn lăn tăn. Một bông màu trắng, một bông màu hồng. Cánh hoa
như chiếc hài lụa xinh xắn xếp thành hình tròn. Nhuỵ hoa vàng rực giống hệt
màu chỉ thêu trên những chiếc hài. Còn lá thì xanh mát, tròn như cái nón quai
thao mà các cô gái trong vùng thường đội”.
Cây hoa Quỳnh và cành Dao được miêu tả gắn bó chặt chẽ với nhau
không thể tách rời trong câu chuyện Chiếc áo choàng lông cáo (hay là sự tích
hoa Quỳnh). Một lần có người lên hang đá, nơi mà trước kia cô Quỳnh đã đến
cứu anh Cao thì thấy ở bên ngoài cửa hang có hai loài cây mới xuất hiện, “Cây
này tựa vào cây kia. Một cây không có lá, có hoa còn một cây thì có lá, có hoa.
Hoa của cây này nở cứ trắng muốt, có mùi hương thơm rất đậm và chỉ nở trong
đêm, nhất là những đêm có trăng. Hoa chỉ nở được một canh rồi rũ xuống, héo
dần, ngắn ngủi như hạnh phúc của cô Quỳnh khi gặp lại được anh Cao trong
hang đá. Trước khi nở, hoa nhìn khoẻ khoắn như một chàng trai đang choàng
một cái áo lông màu giống như lông cáo, nhưng đến lúc nở ra thì bên trong là
những cánh hoa trắng muốt nhìn như gương mặt một cô gái vừa trắng, vừa
xinh”.
Có một loài hoa mà xưa kia các chị thường hay cài lên tóc, hay ngửi cho
thơm, cho đẹp; còn các bà, các mẹ thường hay hái để hãm thành trà để uống rất
ngon. Đấy chính là hoa Nhài. Nhìn hoa có lẽ không ai biết về sự tích của nó. Đó
là một câu chuyện tình buồn của một cô gái rất thích màu áo trắng với một chàng
trai, để rồi khi chết đi cô đã hoá thành cây hoa Nhài (truyện Màu áo, màu hoa
hay Sự tích hoa Nhài). Nhà văn Phạm Hổ đã miêu tả đặc điểm của hoa Nhài rất
chi tiết, cụ thể từ màu sắc “trắng muốt” đến hương hoa “thơm nồng nàn”. Chắc
hẳn ai đã từng ngắm, từng hái hoa Nhài để cài đầu hay để hãm trà uống thì
không thể quên được cái sắc màu và hương vị của nó.
Hoa đỏ như muốn nói với mọi người rằng: “tuy chết đi, nhưng năm người
con vẫn yêu thương người bố nuôi và hàng năm đến mùa giỗ bố, họ lại mặc áo
đỏ để tưởng nhớ tới người đã khuất”. Đây là một loài hoa đẹp và rực rỡ trong
bầu trời mùa hè chói chang. Đó chính là hoa Phượng trong câu chuyện Những
thanh gươm xanh (hay là sự tích hoa Phượng). Hoa Phượng là loài hoa có “năm
cánh đỏ rực và nhìn cả cây hoa nở rộ, người ta thấy giống như là một mâm xôi
gấc”. Cái mâm xôi ngày nào mà người bố đã giấu năm người con trong đó để đi
giết tên tướng giặc. Mỗi bông hoa là sự đoàn tụ của những đứa con mà chúng
cùng sống chung dưới một mái nhà lớn, mái nhà của tình thương yêu, đó là
người bố đã mất. Câu chuyện cũng cho ta thấy rằng loài hoa đẹp như chính tấm
lòng, tình cảm tốt đẹp của con người.
Phải nó rằng, Phạm Hổ là người rất am hiểu về thế giới tự nhiên. Mỗi loài
cây, loài hoa, loài quả được ông quan sát một cách kĩ lưỡng để nắm thật chắc
những đặc điểm của chúng. Từ đó, ông có cơ sở sát thực kết hợp với trí tưởng
tượng phong phú để miêu tả, khắc họa lên những loài cây, loài hoa, loài quả đẹp,
thơ mộng. Chúng đẹp từ cái dáng vẻ, kích thước đến sắc màu. Quả thực, nếu
không có sự quan sát tinh tế, sự am hiểu sâu sắc về thế giới tự nhiên thì nhà văn
không thể miêu tả về cây, về hoa, về quả hay và đẹp đến vậy. Qua đó, Phạm Hổ
giúp cho trẻ thơ có thêm vốn kiến thức về các loại cây, hoa, quả, giúp các em
biết yêu, biết quý trọng cái đẹp.
2.3 Nghệ thuật xây dựng tình huống
2.3.1 Nghệ thuật xây dựng tình huống
Truyện Bài thi nhập học (hay là Sự tích cây Nhân Sâm), tác giả đã đưa ra
một tình huống giải đố, khêu gợi trí tò mò và tác động tích cực vào trí não trẻ
em. Điều kiện mà người học sẽ được thầy nhận vào học đó là người đó phải tìm
ra chữ thích hợp để điền vào bốn bức tranh: bức tranh thứ nhất vẽ đôi đũa, bức
tranh thứ hai vẽ cái nhà, bức tranh thứ ba vẽ vườn rau và bức tranh thứ tư vẽ cây
nến đang cháy. Mỗi học trò đã tìm ra được một cách trả lời riêng tuỳ thuộc vào
sự nhận thức và tâm tính của mình… Trong đó, người học trò nghèo đã giải đáp
bằng chữ “Người”, vì theo cậu “ăn bằng đũa thì chỉ có con người; loài vật thì ở
hang, ở hốc, cất nhà mà ở thì chỉ có con người; cây cỏ không trồng cũng mọc,
nhưng trồng thành vườn rau, vườn quả chỉ có con người; loài vật ăn no rồi lo
ngủ, biết học hành cũng chỉ có con người. Vì vậy, bài thi cụ ra tóm lại chỉ có một
chữ: Người! Và ý cụ muốn dạy bảo chúng con phải nhớ mình là người, và học
trước hết là để làm người!” Sau này, cậu học trò nghèo đã trở thành người học
giỏi nhất và có hiếu nhất đối với người thầy của mình. Đây là một câu chuyện
cảm động về truyền thống tôn sư trọng đạo.
Phạm Hổ đã rất tài khi xây dựng tình huống giải đố, khêu gợi trí tò mò ở
người đọc, người nghe, đặc biệt là lứa tuổi trẻ thơ. Nó làm cho câu chuyện diễn
ra một cách tự nhiên và liên kết chặt chẽ với nhau mà ta không hề thấy có sự
miễn cưỡng, cứng nhắc.
2.3.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống và tạo cảm giác bất ngờ, hồi hộp
Câu chuyện Tiếng sáo và con rắn (hay là Sự tích hoa Thiên Lý) đem đến
cho người đọc, người nghe một cảm giác thật hồi hộp. Một con rắn vì mê tiếng
sáo của một chàng trai nên đã biến thành một người phụ nữ giống hệt vợ anh ta,
khiến anh chàng không thể nhận ra đâu là vợ mình. Chàng trai đã phải nhờ một
cụ già nổi tiếng trong vùng về sự phân biệt phải trái xử lí giúp mình. Qua nhiều
lần thử thách (mà cụ thể là ba lần) tinh tế của cụ già, cô vợ giả phải “hiện nguyên
hình là con rắn lục, bò nhanh vào bụi cây trốn mất”, vợ chồng chàng trai thổi sáo
tài giỏi được đoàn tụ. “Một buổi chiều, người vợ đang gội đầu, người chồng
đang thổi sáo thì bỗng có con chim gì thả rơi ở bên cạnh vợ một chùm hoa màu
xanh phớt vàng hình giống như ngôi sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt...”
Người ta đã lấy tên Thiên Lý để đặt cho hoa để kỉ niệm cô gái có tên là Lý, vì
tình yêu mà có thể cách xa “trăm dặm, nghìn dặm vẫn nhận ra được chồng
mình”.
Chuyện nàng Mây (hay là Sự tích quả Bông vải) đã khiến cho người đọc
cảm giác vừa hồi hộp, vừa lo lắng, vừa đáng thương cho cô gái trẻ con nhà
nghèo nhưng xinh đẹp, nết na, khi “cô đang ngồi bện tấm áo cho bà cô nghèo thì
quan quân ập đến bắt đi”. Thì ra, công chúa Thanh Hoa đã sai quân lính bắt nàng
về chỉ vì cái tội cô Mây được những người dân nghèo gọi là công chúa của