Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ứng dụng phần mềm violet vào xây dựng bài giảng điện tử môn địa lý lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 87 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ chúng ta đang sống là thế kỉ của khoa học công nghệ và sự
bùng nổ của thông tin. Sự phát triển hết sức mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật
đã ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý,
một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu
thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục của các trường học ở
nước ta còn rất hạn chế .
Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng
dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những thành tựu mà lĩnh
vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công
cụ hiệu quả cho công việc, mục đích của mình. Hơn nữa, đối với giáo dục và
đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp
dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác giáo dục
và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của CNTT
thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo
cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các cấp
học, bậc học, ngành học theo hướng công nghệ thông tin như là một công cụ
hỗ trợ đắc lực nhất trong đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt đến việc đổi mới phương
pháp dạy học bằng nhiều hình thức, nhằm giúp cho HS phát triển năng lực, tư
duy, óc sáng tạo, có ý chí tự lực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Quá trình
lĩnh hội kiến thức của HS “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, tư
duy trừu tượng đến thực tiễn” và đặc biệt với phân môn Lịch sử và Địa lí,
môn học có chứa dung lượng kênh hình phong phú và đa dạng. Chính vì vậy,
việc ứng dụng CNTT vào làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án điện tử có vai
trò, tác dụng to lớn trong việc giảng dạy môn Địa lí lớp 4. Để tìm ra những
biện pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong môn Địa lí lớp
1



4 chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu vấn đề “Ứng dụng phần mềm Violet vào xây
dựng bài giảng điện tử môn Địa lí lớp 4”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Ứng dụng phần mềm Violet trong xây dựng bài giảng điện tử nhằm góp
phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa
lí lớp 4.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu việc ứng dụng phần mềm Violet vào
xây dựng bài giảng điện tử môn Địa lí lớp 4.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, ứng dụng phần mềm Violet và một
số liên kết với các phần mềm khác để xây dựng bài giảng điện tử phục vụ cho
việc giảng dạy Địa lí lớp 4 ở Tiểu học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Làm rõ cơ sở của việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung, ứng
dụng phần mềm Violet trong xây dựng bài giảng điện tử môn Địa lí lớp 4 nói
riêng.
- Tìm hiểu quy trình xây dựng bài giảng điện tử bằng một số phần mềm
thông dụng (trong đó có phần mềm Violet).
- Áp dụng quy trình xây dựng một số bài giảng điện tử trong môn Địa lí
lớp 4 bằng phần mềm Violet.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và vận dụng phần mền Violet khoa học, hợp lí sẽ nâng
cao chất lượng dạy học môn Địa lí lớp 4, góp phần đổi mới phương pháp dạy
học ở Tiểu học.
6. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, bản thân tôi
đã thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: đọc sách báo, tạp chí chuyên
ngành, các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học, thông tin tài

2


liệu trên mạng Internet đặc biệt là trang “ tư liệu bài giảng Bạch kim”, tài liệu
giáo dục (edu) và các tài liệu liên quan như sách giáo khoa, sách hỏi đáp, sách
giáo viên môn Địa lí lớp 4.
6.2. Phương pháp trò chuyện
Trong quá trình nghiên cứu, tôi trò chuyện với giáo viên, bạn bè để tìm
hiểu về khả năng và nhu cầu ứng dụng phần mềm Violet trong dạy học nói
chung và dạy học Địa lí lớp 4 nói riêng.
6.3. Phương pháp thống kê
Trong quá trình thực hiện, để nâng cao hiệu quả nghiên cứu, người thực
hiện cần vận dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu đã thu thập
được trong quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó để phân tích, so sánh các nội
dung cần tìm hiểu.
6.4. Phương pháp điều tra, tổng kết kinh nghiệm
Để việc sử dụng phần mềm Violet trong dạy học ở trường Tiểu học đạt
kết quả cao cần tìm hiểu kĩ về thái độ của GV và HS, tình hình thực tế ở
trường Tiểu học.
Do đó, quá trình nghiên cứu cần có sự kết hợp trao đổi, dự giờ, phỏng
vấn trực tiếp của GV để đánh giá chính xác thực tế vấn đề nghiên cứu.
7. Cấu trúc của đề tài
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng bài giảng điện tử
môn Địa lí lớp 4 bằng phần mềm Violet.
Chương 2. Ứng dụng phần mềm Violet trong xây dựng bài giảng điện tử môn
Địa lí lớp 4 ở Tiểu học.
Phần 3. Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo


3


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY
DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4 BẰNG
PHẦN MÊM VIOLET
I. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là cần thiết vì: giáo dục hiện
nay đang đứng trước yêu cầu và thách thức lớn lao của xã hội hiện đại. Mô
hình trường học theo kiểu xưởng máy của thế kỉ trước không còn phù hợp
nữa. Việc học tập của HS không thể là thụ động tiếp thu bài giảng của GV mà
phải là sự tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể, theo dự án, để có thể
tham gia vào các hoạt động sản xuất và xã hội sau này. Ngày nay, HS cần
nắm rõ trạng thái tri thức của mình, phải xây dựng nó, cải tiến nó, và ra quyết
định trong việc đối diện với sự không chắc chắn của môi trường. Hai khái
niệm về tri thức đã được John Dewey (1916) chỉ ra là việc nắm vững văn hoá
và sự tham dự vào các quá trình hoạt động thực tế, như vẫn được diễn tả bởi
từ "làm". Xã hội quan niệm HS tốt nghiệp là người có thể nhận diện và giải
quyết vấn đề và có đóng góp cho xã hội trong cuộc đời họ - những người thể
hiện phẩm chất của "chuyên gia thích ứng". Việc đạt tới tầm nhìn này đòi hỏi
phải tư duy lại điều đã được dạy, cách các GV giảng dạy và cách đánh giá HS
học thế nào. Chính vì sự phát triển của loài người mà đòi hỏi sự cần thiết phải
đổi mới phương pháp dạy học.
2. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Sau khi đã tìm hiểu về những định hướng đổi mới, tôi đã tìm ra kết luận
về khái niệm, một số định hướng đổi mới như sau:
Khái niệm phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào
một quá trình cụ thể - quá trình dạy học. Đây là quá trình được đặc trưng bởi
tính chất hai mặt, nghĩa là bao gồm hai hoạt động: hoạt động của thầy và hoạt
4


động của trò. Hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mối quan hệ
biện chứng. Hoạt động của thầy đóng vai trò chỉ đạo (tổ chức, điều khiển) và
hoạt động của trò đóng vai trò tích cực, chủ động (tự tổ chức, tự điều khiển).
Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy cao độ tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp một cách nhuần
nhuyễn các phương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao
cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện
thực tiễn ở cơ sở.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển khả năng tự học
của người học.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kết hợp hoạt động cá nhân
với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường kĩ năng thực
hành.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng phương tiện dạy
học hiện đại vào dạy học. Ứng dụng CNTT vào trong dạy học nhằm tạo ra
một môi trường mang tính tương tác cao giữa GV và HS, tích cực hóa hoạt
động nhận thức của HS, nâng cao chất lượng dạy và học.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cả phương pháp
kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người học.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đổi mới cách thiết kế bài
dạy, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học.

Trong các định hướng trên thì nội dung định hướng “Đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng sử dụng phương tiện hiện đại vào dạy học”. Ứng
dụng CNTT vào trong dạy học nhằm tạo ra một môi trường mang tính tương
tác cao giữa GV và HS, tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, nâng cao
chất lượng dạy và học” được các nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm nhiều
5


hơn cả vì nó có tính tương tác cao giữa GV, HS và mang tính chiến lược lâu
dài cho nền giáo dục hiện đại.
II. Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học
Để nghiên cứu việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học, trươc tiên
cần phải hiểu về bài giảng điện tử, giáo án điện tử và phân biệt được chúng.
“Bài giảng” là sự thực thi một giáo án (kế hoạch dạy học) nào đó trên
đối tượng HS. Nói cách khác, một giáo án chỉ có thể trở thành bài giảng khi
nó được thực thi.
“Bài giảng điện tử” là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn
bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do GV điều khiển
thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu
bài giảng điện tử là những tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo
dục đến HS, chẳng hạn tệp PowerPoint.
“Giáo án” có thể hiểu là bản thiết kế cho tiến trình một tiết dạy học, là
bản kế hoạch mà người GV dự định sẽ thực hiện giảng dạy trên lớp cho nhóm
đối tượng HS cụ thể.
“Giáo án điện tử” có thể hiểu là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch
hoạt động dạy học của GV trong giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã
được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic, được
quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt
động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được
tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì

vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi
khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử.
Trong quá trình giảng dạy của GV, nảy sinh một số vấn đề như sau:
Vấn đề thứ nhất hiện nay là: nhiều người dùng thuật ngữ "giáo án điện
tử" để chỉ các bài trình chiếu PowerPoint. Đó là sai lầm về thuật ngữ và cách
hiểu vì đây chỉ là tập hợp các slide để trình bày vấn đề GV muốn truyền đạt,
còn hệ thống câu hỏi, những gợi ý, dẫn dắt … thường không thể hiện ra ở các
6


slide. Thực tế, các bài giảng kiểu này có thể được soạn trên PowerPoint,
Violet, Flash, được giảng dạy qua máy vi tính và được coi như là một loại
thiết bị dạy học điện tử. Hơn nữa, trong tiếng Anh chúng ta chỉ tìm được từ
giáo án (lesson plan), không tìm được từ bài giảng điện tử mà chỉ có từ
“presentation”.
Vấn đề thứ hai là nhiều người lẫn lộn khái niệm giáo án (lesson plan)
với bài giảng điện tử hoặc coi bản trình chiếu PowerPoint, Violet, Flash là
giáo án. Cần thống nhất rằng khi dùng bài giảng điện tử, GV phải có giáo án
(kịch bản) chi tiết kèm theo, nêu rõ phần nội dung bài giảng nào cần dùng
thiết bị dạy học điện tử này, dùng như thế nào…
Vấn đề thứ ba là khi sử dụng bài giảng điện tử và trình chiếu trên lớp,
nhiều GV không viết bảng. Cần nhấn mạnh rằng bài giảng điện tử không phải
là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà là cái đóng vai trò định
hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp, minh họa cho bài giảng của mình.
Các loại bài giảng điện tử thường gặp
+ Các bài giảng bằng powerpoint
+ Các bài giảng bằng phần mềm Violet
+ Các bộ thí nghiệm ảo
+ Các video, tranh ảnh
Sau khi nghiên cứu, tôi đã thấy được vai trò của bài giảng điện tử, như

sau:
Trong quá trình dạy học ngày nay đặc biệt với sự hỗ trợ của bài giảng
điện tử đã giảm nhẹ công việc của GV và giúp cho HS tiếp thu kiến thức một
cách thuận lợi.
* Sự hỗ trợ của bài giảng điện tử có vai trò sau :
- Truyền thụ tri thức
- Hình thành kĩ năng
- Phát triển hứng thú học tập
- Tổ chức, điều khiển quá tình dạy học
7


Do đó, khi dạy các môn học, đặc biệt là môn học Địa lí, bài giảng điện tử có
các vai trò cụ thể sau:
- Bài giảng điện tử giúp HS tri giác trực tiếp các đối tượng. Con đường
nhận thức này được thể hiện dưới dạng HS quan sát các đối tượng nghiên cứu
là trong các giờ học hay đi tham quan thực tế.
- Dưới sự tác động của bài giảng điện tử, HS tri giác không phải bản
thân đối tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản
ảnh một bộ phận nào đó của đối tượng. Theo cơ sở phân tích trên ta thấy rằng
bài giảng điện tử có vai trò to lớn đối với quá trình dạy học.
- Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
- Bài giảng điện tử tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng
bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
- Bài giảng điện tử trong dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu
tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp
- Bài giảng điện tử giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng
thú học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học.
- Bài giảng điện tử còn giúp HS phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt
là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những

kết luận có độ tin cậy,...), giúp HS hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp
dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương
tiện.
- Bài giảng điện tử giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi
tiết học. Giúp GV điều khiển được hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra và
đánh giá kết quả học tập của HS được thuận lợi và có hiệu suất cao thông qua
hệ thống bài tập trắc nghiệm.
Tôi đã tìm hiểu được một số ưu và nhược điểm của bài giảng điện tử:
Về ưu điểm.
- HS hứng thú với bài học đặc biệt là thu hút bởi hình ảnh.

8


- Kênh hình kênh chữ phong phú, đa dạng về cả màu sắc và chất lượng,
không mất công trong chuẩn bị các vật mẫu hay vẽ tranh ảnh, in hình, phô tô,
ken ảnh...
- GV chủ động thời gian giảng dạy hơn là cách giảng dạy truyền thống,
bài giảng phong phú cho cả nội dung lẫn chương trình bài học, môn học, cách
tổ chức, phương pháp giảng dạy.
- Giúp HS dễ hình dung bài học có chứa nội dung lịch sử hay quá trình
diễn biến của sự vật hiện tượng trong thực tế hoặc trong tự nhiên một cách
khách quan bằng hình ảnh động hoặc bằng video clip chuẩn bị sẵn có liên
quan đến nội dung bài học.
- Giúp GV phát huy khả năng sáng tạo trong giảng dạy và trong tổ chức
các hoạt động như (bài tập trắc nghiệm, bài tập giải ô chữ....).
Tạo sự liên hoàn và đồng hiện nội dung bài học trên cùng một trang
dao diện trên màn hình (slide) giúp HS có thể dễ dàng hệ thống nội dung bài
học.
Về nhược điểm:

- Nếu cách tổ chức bài học của GV không tốt sẽ làm cho HS khó khăn
trong quá trình lình lĩnh hội khái niệm (đối tượng).
- HS chỉ chú ý tới màu sắc hình ảnh mà không ghi nhớ nội dung bài học
nếu các hình ảnh hay các hiệu ứng nhiều quá dễ gây sự chú ý bằng thị giác
của người học.
- Nội dung bài dạy không lưu trên cùng một bảng như bảng đen phấn
trắng.
III. Tổng quan về phần mềm Violet
1. Khái niệm về phần mềm dạy học
Phần mềm dạy học là phần mềm được tạo lập nhằm trợ giúp trong một
chừng mực nào đó có thể thay thế một phần hay toàn bộ các hoạt động của
thầy.
Nói đến dạy học người ta phải đề cập đến các khía cạnh chủ yếu sau:
9


- Nội dung kiến thức cần truyền đạt.
- Đối tượng cần truyền đạt.
- Phương pháp, phương tiện cần truyền đạt kiến thức.
Hiệu quả của việc dạy học được đánh giá bằng khối lượng, chất lượng kiến
thức được chuyển từ người thầy tới HS.
Trong giáo dục truyền thống, quá trình dạy học diễn ra giữa người với
người, việc đánh giá hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức cũng như khả
năng của người thầy. Khi có sự hỗ trợ của máy tính điện tử nói chung và sự
hỗ trợ của phần mềm dạy học nói riêng thì hiệu quả cho việc đánh giá là sự
tích hợp kiến thức đầy đủ của nhiều lĩnh vực.
2. Giới thiệu về phần mềm Violet
Violet được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Online Leson Editor
for Teachers ( công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho GV).
Violet là phần mềm công cụ giúp GV có thể xây dựng được các bài

giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ
khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình
ảnh, chuyển động và tương tác... rất phù hợp với học sinh Tiểu học.
3. Chức năng của phần mềm Violet
Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các tính năng dùng
để xây dựng nội dung bài giảng như:
- Cho phép nhập các dữ liệu văn bản công thức, hình vẽ, các dữ liệu
multimedia (hình ảnh âm thanh, phim hoạt hình, Flash...), sau đó lắp ghép với
nhau, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh và và thiết lập tham số.
- Tạo các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động, riêng với việc xử
lý các multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn các phần mềm khác.
- Cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash, cho phép sử dụng
được mọi định dạng file, video, thao tác được các quá trình chạy của các đoạn
video.

10


- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan, tạo bài tập ô chữ
cần thiết cho hoạt động củng cố kiến thức và nâng cao nhận thức của HS.
- Lập trình mô phỏng (cắt ghép hình cơ bản).
- Thiết kế mạch điện dưới dạng kí hiệu
- Đóng gói, lưu bài giảng xuất ra dạng HTLM (giao diện Web) hay xuất
ra file ( exe ), hoặc xuất ra gói SCORM (để đưa lên các hệ LMS).
- Violet có tính vượt trội hơn so với các phần mềm khác đó là khả năng
nhúng vào một phần mềm như Powerpoint
4. Sử dụng phần mềm Violet trong xây dựng bài giảng điện tử
Cài đặt phần mềm Violet
Trước tiên, ta sẽ tải phần mềmViolet từ trên mạng về hoặc có thể mua
bản quyền, việc tải phần mềm Violet thao tác như sau:

Vào địa chỉ website www.bachkim.vn
Click vào mục “Công cụ tạo bài giảng Violet” ở ngay đầu trang
Click vào mục “Download”
Click vào mục “Violet bản chính thức”, bảng download sẽ hiện ra, ta
click tiếp vào nút Save As để tải chương trình Violet về máy mình. Chọn thư
mục để lưu file Violet_Setup.exe rồi click vào nút Save.
Giới thiệu các bài mẫu
Sau khi cài đặt Violet, sẽ có kèm theo một số các bài giảng mẫu. Để mở
bài giảng mẫu, ta vào menu Start  Programs  Platin Violet  Violet
Samples, sau đó chọn một bài giảng cần xem.
Giao diện chương trình
- Phía trên cùng là hệ thống menu, phím tắt.
- Dưới menu là toolbar và nút chức năng.
- Phía bên trái Cấu trúc bài giảng.
- Phía bên phải là nội dung bài giảng được thu nhỏ.
- Phía dưới cùng là danh sách file dữ liệu được sử dụng trong bài giảng.

11


Tạo một đề mục cơ bản
Một bài giảng Violet là một tập hợp các đề mục, mỗi đề mục chứa một
nội dung kiến thức nhất định, giống như kiểu các trang slide của Powerpoint.
Vì vậy để tạo ra 1 bài giảng, ta sẽ lần lượt tạo ra các đề mục, thao tác tạo đề
mục như sau:
- Vào menu Nội dung  Thêm đề mục hoặc nhấn phím F5
- Nhập vào tên chủ đề và tên mục, nếu không nhập thì các tên này sẽ
được lấy mặc định là chủ đề 1, chủ đề 2, mục 1, mục 2, v.v...
- Nhấn nút Tiếp tục, màn hình soạn thảo đề mục sẽ hiện ra, đầu tiên sẽ
là một trang trắng hoàn toàn. Người soạn sẽ phải đưa các tư liệu văn bản, ảnh,

phim hoặc các bài tập vào đây.
- Đưa một bức ảnh vào bằng cách:
+ Click vào nút ảnh, phim, bảng nhập tên file sẽ hiện ra
+ Click vào nút ba chấm, chọn tên file dữ liệu (ví dụ file ảnh O du kích)
+ Chọn file ảnh cần đưa vào, rồi nhấn Open

12


+ Click vào nút “Đồng ý”
- Ta có thể đưa được đoạn văn bản để minh họa cho bức ảnh này, thao
tác như sau:
+ Click vào nút Văn bản
+ Gõ nội dung văn bản
- Ta có thể tạo ra các hiệu ứng chuyển động giống như Powerpoint, như
sau:
+ Chọn đối tượng ảnh cần tạo hiệu ứng, click vào nút Hiệu ứng là nút
thứ 2 ở phía trên bên phải đối tượng, bảng Hiệu ứng sẽ hiện ra
+ Để xem toàn màn hình, ta nhấn phím F9, để thu nhỏ lại, ta nhấn phím
F9 lần nữa.
+ Để sửa lại nội dung đề mục đã soạn thảo, ta vào menu Nội
dungSửa đổi thông tin hoặc nhấn phím F6, ở trang thứ nhất, ta có thể sửa
tên đề mục và tiêu đề. Nhấn tiếp tục, ta có thể sửa được nội dung của đề mục.
- Để xóa đề mục, ta vào menu Nội dungXóa đề mục, hoặc nhấn phím
Delete.
Sử dụng các tư liệu Flash và phim
- Click vào nút “Ảnh, phim”, click tiếp vào nút ba chấm
- Chọn file dữ liệu Flash, nhấn Open.
- Sau đó chúng ta có thể điều chỉnh kích thước và vị trí của đối tượng
Flash này, giống như đối với đối tượng ảnh thông thường .

- Tương tự như ảnh và Flash, ta có thể đưa các đoạn phim vào màn
hình soạn thảo.
- Click vào nút “Đồng ý” để kết thúc phần soạn thảo này
Điều khiển file Flash có sẵn
Chức năng điều khiển file Flash của Violet cho phép người dùng sử
dụng các nút chức năng cũng như phím tắt của phần khung bài giảng Violet
trong việc trình chiếu các đoạn trong một file Flash.
- Đầu tiên ta click đúp vào file Flash đó.
13


- Sau đó, tại ô “Vị trí dữ liệu trong file”, ta nhập “1;1(play)”.
- Cuối cùng, ta chọn “Đồng ý” rồi chọn tiếp “Đồng ý” để kiểm tra kết
quả. Như vậy, ban đầu file flash chỉ hiển thị hình ảnh ban đầu của đoạn mô
phỏng, khi click “Next” đoạn mô phỏng mới chạy.
Kéo thả tư liệu
Với việc sử dụng nút “Ảnh phim”, ta có thể đưa được mọi file tư liệu
vào trang soạn thảo đề mục. Tuy nhiên có cách đưa tư liệu vào nhanh hơn
bằng cách kéo thả từ từ ngoài vào.
- Thu nhỏ cửa sổ Violet, kéo thả các ảnh động vật vào cửa sổ soạn thảo.
- Nhấn “Đồng ý”
- Tương tự như vậy, ta có thể đưa các đoạn Flash, cũng như các đoạn
Video bằng cách này
Tạo hiệu ứng hình ảnh
Sau khi nhập một hình ảnh hoặc đoạn văn bản, ta có thể tạo cho chúng
các hiệu ứng hình ảnh, như tạo bóng đổ, làm nổi 3 chiều hoặc tạo hiệu ứng
rực cháy.
Việc tạo ra được những hiệu ứng hình ảnh là một thế mạnh của Violet
mà hầu hết các phần mềm khác đều không có.
Lưu, mở bài giảng

Cũng giống như các chương trình soạn thảo khác, Violet cho phép lưu
bài giảng vào đĩa cứng và mở lại khi cần. Để lưu bài giảng, ta vào menu Bài
giảngLưu hoặc nhấn Ctrl+S, để mở bài giảng, ta vào menu Bài giảng 
Mở… hoặc nhấn Ctrl+O. Ví dụ ta sẽ tắt Violet và mở lại bài giảng vừa soạn
thảo.
Tuy nhiên, lưu ý là file được gửi ra chỉ chứa kịch bản của bài giảng,
nên nếu chỉ copy file này sang máy khác thì sẽ bị mất hết dữ liệu ảnh, phim.
Để copy được đầy đủ, chúng ta phải sử dụng chức năng “Đóng gói bài giảng”
Đóng gói bài giảng Violet

14


Để đóng gói bài giảng, ta chọn Bài giảng  Đóng gói, hoặc có thể
nhấn phím tắt F4.
Bảng đóng gói hiện ra, ta có thể gõ click vào nút ba chấm để chọn thư
mục đóng gói.
Tiếp đến có 2 lựa chọn:
Xuất bài giảng ra file chạy EXE, dùng khi cần copy bài giảng sang máy
mới để chạy
Xuất bài giảng ra file HTML, dùng khi cần đưa bài giảng lên Internet
hoặc nhúng vào Powerpoint.
Thông thường ta sẽ đóng gói ra EXE, nên cứ để mặc định như vậy.
Cuối cùng nhấn nút “Đồng ý”, bài giảng sẽ được đóng gói.
Nhúng bài giảng Violet vào Powerpoint
Phần mềm Violet có khả năng tạo ra các bài tập trắc nghiệm, kéo thả, giải
ô chữ... trong khi đó phần hạn chế của Powerpoint không có khả năng đó. Do
vậy việc nhúng bài giảng Violet vào trong Powerpoint có vai trò quan trọng
trong dạy học.
Ta làm như sau:

Sau khi đã đóng gói, tiến hành chạy Microsoft Powerpoint. Có thể mở
một file Powerpoint có sẵn, hoặc tạo một file Powerpoint mới nhưng phải
save lại ngay. Để đơn giản, ta nên copy (hoặc save) file Powerpoint này vào
thư mục chứa thư mục đóng gói của bài giảng Violet. Ví dụ, Violet đóng gói
ra “D:\Bai giang\Bai1\Package-trac nghiem” thì file Powerpoint sẽ được đặt
vào “D:\BaiGiang\ Bai1”.
Trên giao diện Powerpoint, đưa chuột đến vùng thanh công cụ, nhấn
phải chuột, chọn Control Toolbox. Khi thanh công cụ Control Toolbox xuất
hiện click vào nút More Controls ở góc dưới bên phải. Lúc này, một menu thả
hiện ra, chọn dòng Shockwave Flash Object. Khi đó, con trỏ chuột có hình
chữ thập, kéo chuột để tạo một hình chữ nhật với hai đường chéo. Click phải

15


chuột vào vùng hình chữ nhật vừa tạo, chọn Properties. Bảng thuộc tính
(Properties) sẽ xuất hiện.
Lần lượt chọn và chỉnh 2 thuộc tính Base và Movie như sau:
Base là thư mục chứa gói sản phẩm, chú ý phải dùng đường dẫn tương
đối.
Movie: là tên đầy đủ (gồm cả đường dẫn) của file Player.swf được
Violet sinh ra trong gói sản phẩm, chính là bằng thuộc tính Base cộng thêm
\Player.swf. Khi đã hoàn tất, chạy trang Powerpoint đó để xem kết quả và
Save lại.
Tạo bài tập trắc nghiệm
Bài tập trắc nghiệm gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án
đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v...
Để tạo một bài tập trắc nghiệm, ta làm như sau:
- Vào menu nội dung


Thêm đề mục, nhấn tiếp tục để mở trang đề

mục mới.
- Chọn công cụ

bài tập trắc nghiệm

- Nhập câu hỏi
- Tiếp đó ta chọn kiểu bài tập trắc nghiệm
- Nhập các phương án trả lời
- Để thêm phương án, ta nhấn nút “+” ở góc dưới bên trái
- Để xóa phương án cuối cùng, ta nhấn nút “_”
- Sau khi nhập xong các phương án, ta đánh dấu vào các phương án
đúng.
- Kích “đồng ý”, trên màn hình soạn thảo một bài tập trắc nghiệm đã
được tạo ra, tuy nhiên ở đây ta chỉ mới dịch chuyển hoặc tạo hiệu ứng chưa
thể làm bài được
- Để làm bài ta click “Đồng ý tiếp”
- Ấn F9 phóng to màn hình, ta có thể làm bài tập này luôn
Để sửa kiểu bài tập trắc nghiệm ta làm như sau:
16


- Đầu tiên nhấn F6 để sửa đề mục, nhấn nút “ Tiếp tục”
- Để sửa bài tập trắc nghiệm, ta click đúp vào bài tập đó.
- Sau đó có thể sửa nội dung câu hỏi, các phương án,hoặc có thể chọn
lại kiểu ( chọn kiểu đúng sai)
Ví dụ 1. Bài tập trắc nghiệm có một đáp án đúng

Ta được trang bìa bài tập trắc nghiệm với một đáp án đúng


17


Ví dụ 2. Tạo bài tập trắc nghiệm chọn đúng/ sai

Ta được trang bìa của bài tập trắc nghiệm điền đúng/ sai

18


Ví dụ 3. Tạo kiểu bài tập trắc nghiệm “Ghép đôi”
Ta thực hiện các bước làm như bài tập đúng/ sai, song phải chọn kiểu bài tập
là: “Ghép đôi” Sau đó ấn nút “ Đồng ý” để có bài tập hiển thị lên màn hình.
Bài tập ô chữ
Để tạo ra bài tập ô chữ ta làm như sau:
- Vào menu nội dung, thêm đề mục, tiếp tục, nhấn nút “công cụ”, chọn
bài tập ô chữ.
- Nhập các câu hỏi hàng ngang thứ nhất (nhập)
- Nhập “Từ trả lời” là đáp án chính xác của câu hỏi này
- “Từ trên ô chữ” là từ sẽ được hiện lên ô chữ sau khi đã học sinh đã
nhập đúng đáp án chính xác. Thông thường “từ trên ô chữ” chính là từ trả lời
nhưng được viết hoa và không có dấu cách.
- Vị trí chữ là thứ tự của chữ cái sẽ được nằm trên cột ô chữ dọc. Ví dụ
ở trường hợp này, chữ “T” nằm trên ô chữ dọc. Thứ tự của nó trên chữ VIỆT
NAM là 5. Vậy ta điền Vị trí chữ là 5
- Tương tự như vậy, ta nhập câu thứ 2.

19



- Tạo một bài tập ô chữ người soạn phải biết trước về ô chữ cột dọc và
các câu trả lời hàng ngang
Ví dụ 4. Trò chơi giải ô chữ
Các câu hỏi như sau:
1. Đây là từ diễn tả sự nhiều lúa khi nói tới đồng bằng Nam Bộ.
2. Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển này.
3. Đây là một dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên mà chỉ có 3 chữ cái.
4. Tên của một quần đảo nổi tiếng thuộc tỉnh Khánh Hòa.
5. Đỉnh núi được mệnh danh là nóc nhà của Tổ quốc.
6. Tên đồng bằng lớn nhất nước ta.
7. Đây là một tài nguyên của biển có màu trắng và vị mặn.
Các câu trả lời hàng ngang lần lượt là:
1. Vựa lúa

2. Biển Đông

3. Ê-đê

5. Phan-xi-păng

6. Nam Bộ

7. Muối

4. Trường sa

Chữ ở cột dọc là: VIỆT NAM
Ta lần lượt các nhập câu hỏi và các câu trả lời vào hộp nhập liệu. Sau
khi hoàn tất các nội dung của việc điền thông tin vào các ô nhập ta click nút

“Đồng ý” ta sẽ thu được trang bài tập ô chữ.

20


Bài tập kéo thả chữ / kéo thả hình ảnh:
HS phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được quy định
trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này có thể thể hiện
dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn / hiện.
Ví dụ 5. Tạo bài tập kéo thả chữ vào chỗ chấm sau.
Vị trí địa lí của thành phố Đà Nẵng?
Thành phố Đà Nẵng nằm ở phía…….của đèo Hải Vân.
Thành

phố

Đà

Nẵng nằm bên

sông………..,vịnh…………và

đảo…………..
Các từ
Hương,

Tây,

Sơn Trà,


Nam,

Đà Nẵng ,
Hàn.

Nhập liệu cho bài tập trên như sau:

21

Hạ Long,

bán


Màn hình soạn thảo bài tập kéo thả chữ
Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản vào ô nhập
liệu. Sau đó chọn các từ định trước bôi đen rồi nhấn nút “Chọn chữ” ngoài ra
ta có thể nhập thêm phương án nhiễu bằng cách nhấn nút “Tiếp tục” sau đó
nhấn “Đồng ý” kết thúc quá trình nhập liệu.
Trang bài tập kéo thả chữ

22


Màn hình bài tập kéo thả chữ
Ta có thể sửa bài tập trên thành dạng bài tập “Điền khuyết” bằng cách
vào menu “Nội dung”

mục sửa đổi thông tin


Clik vào bài tập kéo thả

chọn kiểu “ Điền khuyết”

ý”
Ví dụ 6. Tạo bài tập điền khuyết

23

Nhấn “Tiếp tục”
Nhấn nút “ Đồng


Màn hình bài tập điền khuyết
Ngoài các module dùng chung mẫu bài tập như trên, Violet còn hỗ trợ
sử dụng rất nhiều các module chuyên dụng cho từng môn học, giúp người
dùng có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng
như ngôn ngữ lập trình mô phỏng sử dụng Violet Script trong Violet.
Violet Script khởi nguồn là một ngôn ngữ chạy độc lập, có thể dùng để
tự xây dựng được các bài giảng hoàn chỉnh. Khi được kết hợp với công cụ
Violet, ngôn ngữ này chỉ dùng để tạo một đoạn mô phỏng ngắn trên trang
màn hình, vì vậy nên nó đơn giản hơn và dễ quản lý hơn.
Để sử dụng Violet Script trong Violet, vào mục soạn thảo trang màn
hình, nhấn nút “Công cụ”, một menu hiện lên, ta chọn mục “Lập trình mô
phỏng”. Màn hình sau hiện ra và ta có thể soạn thảo trực tiếp chương trình
vào đây.

24



Màn hình ngôn ngữ lập trình mô phỏng

Để sử dụng hoàn toàn được thì Violet cung cấp sẵn một file mã nguồn
chuẩn chứa các thao tác dựng hình cơ bản như vẽ đường thẳng bằng thước kẻ,
vẽ đường tròn, cung tròn bằng compa, cắt ghép đa giác v.v...
Cùng với file mã nguồn chuẩn, chương trình này còn sử dụng các thao
tác dựng hình chuẩn ( trong file Mathtool.vs) và các đối tượng hình ảnh như
thước kẻ, bút chì, compa.
5. Ưu và nhược điểm của phần mềm Violet trong xây dựng bài giảng điện
tử.
Trong dạy học nói riêng thì không có phương pháp dạy học nào là tối
ưu nhất mà chỉ có sự phù hợp với từng môn từng bài học cụ thể. Đặc biệt là

25


×