Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đồng dao và vai trò của nó đối với sự hình thành các tập tính ban đầu của trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.41 KB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học ThS.
GVC: Nguyễn Văn Mỳ
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô bộ môn khoa GD
Tiểu học, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập cũng như hoàn thiện khoá luận.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình thực hiện khoá luận.
Hà nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hằng

1


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Hội đồng bảo vệ khoá luận tốt nghiệp Đại học năm 2010 2011 khoa tiểu học Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Tên tôi là: Nguyễn Thị Hằng
Sinh viên lớp: K32 - mầm non - Khoa GD Tiểu học - Trường Đại học
sư phạm Hà Nội 2.
Tôi cam đoan tất cả những nội dung, số liệu ……. Đã trình bày trong khoá
luận của riêng tôi, tự tôi tìm tòi, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo
ThS. GVC: Nguyễn Văn Mỳ và chưa từng được công bố trong bất cứ mọt
khoá luận nào khác.
Hà nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hằng

2




PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lý do khách quan
Trong vườn hoa văn chương dân gian của nước ta, ngoài những bài ca
dao chan chứa tình quê, những câu tục ngữ thắm đượm tình người, những câu
hò điệu lý trữ tình, xao xuyến chúng ta còn có những bài vè và những bài
đồng dao mang đậm hơi ấm của làng quê và con người Việt Nam.
Cũng như các thể loại văn học dân gian khác vè và đồng dao được
truyền tụng trong dân gian và không biết tác giả. Nhưng những bài vè, đồng
dao vẫn mãi mãi trong tâm hồn của những người Việt Nam từ khi thơ bé cho
tới lúc trưởng thành. Đó là những kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với những cây
chuyền nhỏ, là những viên sỏi nhỏ trong trò chơi ô ăn quan, hay những tiếng
hò, tiếng la hét vang dậy cả một khoảng sân, trong trò rồng rắn lên mây hay
những tiếng hò, tiếng la hét vang dËy cả một khoảng sân, trong trò rồng rắn
lên mây hay thả đỉa ba ba…
Chẳng những cung cấp kiến thức tự nhiên, đồng dao còn là một kho
kiến thức xã hội về đình đám hội hè, trong họ ngoài làng, về đồ ăn thức uống
… với hình thức trình bày liệt kê, dừng lại ở những nét bề ngoài dễ nhớ, dễ
phân biệt kích thích trí tò mò của trẻ, dạy các em về công dụng các đồ vật,
giống vật, dạy các em học chữ …
Đồng dao được các em hát trong lúc tổ chức trò chơi hay hát để chơi,
hát để ru bé ngủ … Nhiều khi lời đồng dao được hát, tổ chức chơi dường như
rời rạc, câu nọ xọ câu kia, chuyện này sang chuyện khác. Tuy nhiên đây chính
là kho báu cung cấp kiến thức, nội dung và phương pháp để giáo dục toàn
diện cho trẻ mầm non.

3



1.2. Lý do sư phạm
Bản thân là một người giáo viên mầm non tương lai tôi được nghiên
cứu, tìm hiểu về tâm sinh lý cũng như đặc điểm phát triển của trẻ mầm non
cùng với những trải nghiệm của tuổi thơ, lớn lên bên bầu sữa mẹ, bên cánh
võng tiếng ru của bà, bên những cây chuyền, hòn sỏi, hòn bi, hay cả những
tiếng hò reo la hét vui đùa trong những buổi chiều chăn trâu , cắt cỏ cùng
chúng bạn trên cánh đồng quê thanh bình êm ả hơn ai hết tôi hiểu được ý
nghĩa của những khúc đồng dao đối với đời sống tâm hồn của một con người.
Những khúc đồng dao chứa đùng những bài học giáo dục vô cùng quý
báu và hữu hiệu, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, khi được tiếp cận
những khúc đồng dao trẻ không chỉ được học đọc mà trẻ còn được hát, được
múa, được chơi, được cười và được thoả mãn sự hiếu động của tuổi thơ. Vậy
là chưa cần tới trường, lớp, phấn bảng, mà trẻ vẫn tiếp thu kiến thức đơn giản
của cuộc sống hay đúng hơn là trẻ có thể học làm người.
Hiểu được điều đó, tôi đã quyết định nghiên cứu tìm hiểu về những
khúc đồng dao để thªm một lần nữa khẳng định lại giá trị quý báu của đồng
dao và góp một tiếng nói bé nhỏ vào việc hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn
diện cho trẻ mầm non.
2. Lịch sử vấn đề
Đồng dao là một bộ phận quan trọng của văn học dân gian nói riêng và
văn học Việt Nam nói chung, nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với người Việt
Nam, đặc biệt là đối với trẻ thơ. Các bài đồng dao không chỉ phong phú về
nội dung mà còn đa dạng về hình thức, nó tuy mộc mạc, giản dị về ngôn ngữ,
hình ảnh nhưng lại lưu giữ, chất chứa một giá trị tinh thần rất lớn, thấp thoáng
trong nó là hình ảnh của thiên nhiên tươi đẹp, của xã hội nông nghiệp gần gũi
thân thương, nó là nơi khơi nguồn tình mẫu tử, lòng thương người và hơn hết

4



là môi trường văn hoá văn nghệ Chơi mà học, học mà chơi của trẻ thơ. Đã có
không ít những nhà nghiên cứu , phê bình tìm cảm hứng và bỏ công sức, thời
gian ra tìm hiểu về các giá trị, các khía cạnh của những khúc đồng dao như:
Đồng dao và trò chơi trẻ em, những hình thức giáo dục trẻ bị lãng quên
của Trần Xuân Toàn.
Trong báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên khoa Ngữ văn Trường
đại học sư phạm Hà Nội 2009.
+ Tìm hiểu về nội dung hình thức nghệ thuật của đồng dao
+ Đồng dao trong thế giới âm nhạc của trẻ
+ Đồng dao trong thế giới trò chơi của trẻ
+ Đồng dao đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ
Đồng dao Việt Nam (Tuyển tập bình chọn) của Nguyễn Nghĩa Dân
Đồng dao cho con.
Có rất nhiều, rất nhiều các bài viết về đồng dao có những bài thiên về
nội dung, có những bài lại tập trung đi khai thác hình thức, mỗi bài viết mang
một phong cách viết khác nhau nhưng đều nhằm một mục đích là tìm ra đánh
giá, tôn vinh giá trị, cái hay, cái đẹp của những khúc đồng dao đối với cuộc
sống.
Tuy nhiên đề tài Đồng dao và vai trò của nó đối với sự hình thành các
tập tính ban đầu của trẻ mầm non thì chưa có ai nghiên cứu, cùng với lòng
yêu trẻ và mong muốn được tìm hiểu về vai trò của những bài đồng dao đối
với sự phát triển của trẻ vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Đồng dao và hệ thống đồng dao

5


3.2. Đồng dao và vai trò của nó đối với sự hình thành các tập tính

ban đầu của trẻ mầm non
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Đồng dao và hệ thống đồng dao
- Đồng dao và vai trò của nó đối với sự hình thành các tập tính ban đầu
của trẻ mầm non.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ dừng lại ở việc
tìm hiểu Đồng dao và vai trò của nó đối với sự hình các tập tính ban đầu của
trẻ mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Tìm hiểu về đồng dao và hệ thống đồng dao
5.2. Đồng dao và vai trò của nó đối với sự hình thành các tập tính
ban đầu của trẻ mầm non.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
6.2. Phương pháp thống kê so sánh
6.3. Phương pháp đọc sách và tài liệu

6


NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1. Đồng dao và hệ thống đồng dao
1.1. Khái niệm
Cho tới nay các nhà nghiên cứu về thơ ca dân gian chú ý tới mặt
này, mặt kia của đồng dao nhưng đều nhất trí rằng Đồng dao là lời hát của
nhi đồng căn cứ vào từ điển Từ Hải và Từ Nguyên của Trung Quốc, Dương
Quảng Hàm cho biết Đồng dao là hát không có chương có khúc: có người cho
rằng Đồng dao là ca dao nhi đồng như Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Tấn Long,

Phan Canh… Từ những ý kiến nêu trên có thể khẳng định:
Đồng dao là những lời mộc mạc, hồn nhiên, có vần được trẻ em truyền
miệng cho nhau hoặc hát đồng thanh theo nhịp điệu đơn giản trong lúc vui
chơi hoặc tiến hành các trò chơi dân gian của tuổi thiếu nhi.
1.2. Hệ thống đồng dao
Đồng dao thường được các em hát dựa theo vần, nhịp của thể thơ dân
tộc, diễn biến từ hai âm tiết trở lên, nhất là vè bốn âm tiết và lục bát. Xét về
nội dung đồng dao phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi và về nghệ thuật diễn xướng
(hát, hoạt động vui chơi) những lời hát gắn với trò chơi trẻ em, những lời hát
ru, những câu đố vui của trẻ em và cuối cùng là những lời ca dao cho trẻ.
Hệ thống đồng dao gồm năm bộ phận:
Đồng dao trẻ em hát
Đồng dao trẻ em hát, trẻ em chơi
Đồng dao hát ru
Đồng dao trẻ em đố vui
Ca dao cho trẻ em

7


Các bộ phận nói trên của đồng dao có mối quan hệ mật thiết với nhau
về nội dung, do đó ranh giới giữa đồng dao trẻ em hát với hát ru và ca dao cho
trẻ em chỉ là tương đối với các đồng dao theo thể thơ lục bát. Điều có thể
phân biệt rõ ràng giữa đồng dao trẻ em hát với đồng dao trẻ em hát, trẻ em
chơi là bộ phận đồng dao này phải có trò chơi dân gian đi kèm, hay khi phân
biệt đồng dao trẻ em đố vui với các bộ phận đồng dao khác ta có thể căn cứ
vào đặc thù của câu đố cho trẻ vì câu đố nó cũng có thi pháp riêng. Ca dao
cho trẻ em cũng được xem như một loại đồng dao có thể được các em cảm
nhận từ tuổi nhi đồng và theo các em cho đến hết đời. Đó là những lời ca dao
dễ hiểu đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với truyền thống tốt đẹp của

dân tộc với hoạt động yêu nước thương nòi, đạo đức trong sáng của nhân dân
hoặc những lời ca dao về cảnh trí thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, phong
tục, lễ hội … Tồn tại gần các em, nó góp phần quan trọng trong việc hình
thành phát triển nhân cách người Việt Nam ở các em.
1.2. 1. Đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát, trẻ em chơi
1.2.1.1. Ngôn ngữ đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát, trẻ em
chơi
Các nhà tâm lý học cho rằng, từ 3 tuổi trở đi trẻ em đạt được ba thành
tựu cơ bản có tác dụng quyết định phát triển tâm lý là: Trẻ làm chủ lối đi
thẳng người, trẻ phát triển các hoạt động trong quan hệ với đồ vật, trẻ làm chủ
ngôn ngữ. trẻ em Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó, tục ngữ có câu: Trẻ
lên ba cả nhà học nói như vậy lấy trẻ 3 tuổi làm mốc, có thể thấy từ tuổi này
trở đi trẻ tiếp nhận những lời đồng dao trẻ em hát tiếp theo là những lời đồng
dao trẻ hát, trẻ em chơi, có thể nêu đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ bộ phận
đồng dao này là: Giản dị, mộc mạc, vô tư, hồn nhiên, ngộ nghĩnh, vui tươi…
Đó là ngôn ngữ gồm từ vựng cụ thể về tự nhiên và xã hội gần gũi với
đời sống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ em, nó hoàn toàn phù hợp với tâm lý trẻ

8


thơ. Có thể đó là những người gần gũi với trẻ như mẹ, bà… là những bộ phận
trên cơ thể như chân tay, tai, mắt, mũi … là những con vật nuôi trong nhà như
chó, mèo, lợn, gà … xa hơn là chim, cá, hoa, trái … rồi đến thời gian buổi
sáng, buổi chiều… đến không gian như: trăng, sao, mưa, nắng… có những bài
vè được trẻ kết lại theo một đề tài như bài vè chim: Chim ri là dì sáo sậu/Sáo
sậu là cậu bồ nông/Bồ nông là ông chim chích… có những từ được hiểu biết
trong trò chơi, trong sinh hoạt như các lời đồng dao gọi nghé, khi tư duy, trí
khôn phát triển, ngôn ngữ phát triển cụ thể được liên kết đơn giản dễ nhận
biết thường là những hoạt động như là: Con mèo mà trèo cây cau/Hỏi thăm

chú chuột đi đâu vắng nhà...’
Ngôn ngữ đến với trẻ qua đồng trước hết là từ vựng cụ thể, qua đồng
dao phần nào trẻ cũng nhận biết được cấu trúc ngữ pháp đơn giản, đặc biệt là
trẻ tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời Bông chi ?/ Bông bác/Bác chi?/Bác
hùm/Hùm chi?/Hùm beo… trong đồng dao còn bắt gặp cấu trúc cú pháp hỏi trả lời Rồng rắn lên mây
Trên cơ sở học hỏi từ vựng cụ thể với năng lực quan sát của bé được
phát triển. Ngôn ngữ đồng dao miêu tả chi tiết sinh động hoặc kết hợp miêu tả
với tự sự linh hoạt, các em thường thích các loài vật và cả những đồ vật gần
mình trong trạng thái hoạt động Con cua mà có hai càng/ Đầu tai không có bò
ngang cả ngày hay Con vỏi con voi/ Cái vòi đi trước/Hai chân trước đi
trước/Hai chân sau đi sau/Còn cái đuôi đi sau rốt là những bức tranh rất sinh
động theo phương thức miêu tả tự sự của các em.
Ngôn ngữ đồng dao tuy mộc mạc, giản dị nhưng cũng giàu âm thanh
đặc biệt trong khả năng bắt chước, mô phỏng âm thanh phát ra từ đồ vật hoặc
loài vật. Theo tâm lý học trẻ em thì thính giác và thị giác của trẻ em phát triển
rất sớm trong đó thính giác phát triển mạnh hơn còn thị giác phát triển có tính
định hướng. Có không ít đồng dao mô phỏng âm thanh của gà, lợn, trâu, bò,

9


ếch, nhái Con gà cục tác lá chanh/Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi … Có lời
đồng dao kèm theo trò chơi như Dệt vải, kéo cưa lừa xẻ những lời này được
trẻ em chú ý về mặt âm hơn về mặt ngữ nghĩa. Nhiều khi đó như là lệnh bắt
đầu hoặc kết thúc trò chơi của trẻ Dung dăng,dung dẻ hay Nu na nu nống.
Đặc biệt nhất là ngôn ngữ đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát, trẻ
em chơi, bao giờ cũng vui tuơi, ngộ nghĩnh mang đậm đặc trưng ngôn ngữ trẻ
em. Đó có thể là ngôn ngữ nói ngược Con lợn thì kêu meo meo/Con mèo ủn ỉn
mà theo vô chuồng … Đó có thể là ngôn ngữ nói lái Hai bai, hai bát không
no/ Còn một miếng cháy kéo co vỡ nồi. Có thể là cách nói lặp Con kiến mà leo

cành đa/ Leo phải cành cụt leo ra leo vào/ Con kiến mà leo cành đào/ Leo
phải cành cụt leo vào leo ra… Có thể là lời nói vòng tròn dựa theo cách gieo
vần Lúa ngô là cô đậu nành/ đậu nành là anh dưa chuột … Có thể là cách nói
ngoa dụ gây cười Ngồi buồn nói chuyện láo thiên/ Hồi tôi còn nhỏ rủ đi
khiêng ông trời/ Ra đường thấy muỗi đớp rơi/Bọ hung đám giỗ đi mời ông voi
Trong đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát, trẻ em chơi còn có ngôn ngữ
chỉ có lời mà không có nghĩa Chè la chè lít , Chi chi vít vít Những từ này có
thể gây hứng thú cho trẻ về mặt âm thanh, nhịp điệu cũng có thể do phát âm
của trẻ ở thời kỳ tiền ngôn ngữ.
Tóm lại ngôn ngữ đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát trẻ em chơi
thực sự là ngôn ngữ của trẻ. Trong khi chơi trẻ hát cùng thế giới tự nhiên, xã
hội xung quanh mình, qua đó làm cho tiếng nói của trẻ phát triển đặc biệt về
từ vựng, dù ở hình thức nói xuôi, nói ngược, nói lái … xét đến cùng đều để
các em được vui chơi, được giao tiếp với nhau và cùng để các em nắm bắt
ngày càng tốt hơn tiếng mẹ đẻ.

10


1.2.1.2. Kết cấu của đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát trẻ
em chơi.
Nhìn chung đồng dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em hát, trẻ em chơi có
kết cấu phong phú đa dạng, đơn giản, tự nhiên, vần vè nhằm mục đích vui
chơi là chính và phần nào cảm nhận theo tư tưởng của trẻ.
Kết cấu Dắt dây từ vật này chuyển sang vật khác, từ chuyện này
chuyển sang chuyện khác, liên kết với nhau bằng vần của ngôn ngữ Cốc cốc
keng keng/ Mụ sên đi chợ/ Mụ rổ ở nhà/ Bắt gà làm thịt… rồi nói chuyện Con
ruồi có cánh, đòn gánh có mấu/ Con sấu có tai … tiếp theo là Chuyện bánh
trưng, rá mót, hàng trầu, hàng cau … cuối cùng là Hàng hương, hàng hoa/ Là
hàng ông Bẩn…

Kết cấu Xâu chuỗi kết các sự vật, hay sự kiện cùng loại với nhau, có
liên kết nhưng lỏng lẻo, tiện đâu xâu đấy ta thường bắt gặp vè hoa trái, cá,
bánh, chim … Thấy nắng hay phơi là con diệc mốc/ Lăn theo mấy gốc là
chim thằng chài/ Lông lá thật dài là con chim phướn/ Rảnh cả bốn huớng là
con bồ câu …
Kết cấu đối đáp mà nôm na là hỏi và trả lời thường gặp trong đồng dao
trẻ em hát trong lúc chơi trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây, Xỉa cá mè …
Kết cấu xuôi ngược có hai chiều nói xuôi và nói ngược được liên kết
bằng một nguyên nhân để chuyển nội dung xuôi thành nội dung ngược Buổi
sáng ngủ dậy/ Bắt một con còng/ Đem biếu ông/ ông cho quả thị/ Đem biếu
chị / Chị cho bánh khô/ Đem biếu cô/ Cô cho bánh ú/ Đem biếu chú/ Chú cho
buồng cau… Thế rồi Nay chú thím giận nhau do đó Trả buồng cau cho chú/
Trả bánh ú cho cô/ Trả bánh khô cho chị/Trả quả thị cho ông và bắt con công
về nhà… như vậy kết cấu xuôi và ngược ở đây là cho và nhận cho gì trả nấy
theo trình tự, đúng vật đúng người.

11


Kết cấu vòng tròn, kết cấu nói ngược ta cũng thường gặp trong đồng
dao trẻ em hát, đồng dao trẻ em chơi tạo hứng thú cho trẻ vừa chơi, vừa hát,
trẻ có thể chơi thường xuyên, liên tục phù hợp với tâm lý của trẻ.
Kết cấu đơn giản tự nhiên là điển hình nổi bật của chùm đồng dao Gọi
nghé đơn giản và tự nhiên như công việc mà trẻ em thôn quê nước ta thường
chia sẻ với cha mẹ, đơn giản và tự nhiên như tình cảm của các em đối với con
bê, con nghé vui tươi, hóm hỉnh chạy theo bò mẹ, trâu mẹ … kết cấu đơn giản
của lời gọi nghé thể hiện nhiều quan hệ giữa nghé với trâu mẹ như phải biết
nghe lời mẹ, không đi chơi xa … từ đó giúp trẻ lĩnh hội.
1.2.2. Đồng dao hát ru và ca dao cho trẻ em
1.2.2.1. Ngôn ngữ đồng dao hát ru và ca dao cho trẻ em

Điều đầu tiên cần khẳng định lời hát ru, lời ca dao là sáng tác của
người lớn sáng tạo. Như đã nói ở trên, nội dung và nghệ thuật lời của hát ru
và ca dao cho trẻ em không có ranh giới rõ ràng, có chăng chỉ có ở một số lời
hát ru được bắt đầu bằng Ru hỡi hời ru hoặc Ru con con ngủ… được xem như
tín hiệu của hát ru mà thôi, còn khi ru em, ru con, người chị, người mẹ có thể
hát những bài ca dao với giai điệu uyển chuyển để ru con, ru em. Đối với trẻ
em, ngôn ngữ hát ru và ngôn ngữ ca dao cho trẻ em có thể tìm hiểu trong hai
thời kỳ phát triển tâm sinh lý cho trẻ em: Thời kỳ tuổi thơ và thời kỳ tuổi nhỏ.
Ngôn ngữ lời hát ru ca dao cho trẻ em thời kỳ tuổi thơ : Theo kết quả
nghiên cứu của ngành tâm lý học trẻ thơ thì giai đoạn này chính là hình thái
khởi đầu của việc trẻ tìm hiểu ngôn ngữ. Như vậy ta có thể khẳng định lời hát
ru rất ích lợi đối với trẻ trước hết là phần nhạc điệu và ngữ âm của lời hát ru.
Cùng với tình cảm thân thương của mẹ vừa bế vừa ru, vừa hát tuy trẻ không
biết gì về ngữ nghĩa của lời ru nhưng đó là những lời vô nghĩa êm dịu gây ấn
tượng sâu sắc đối với thính giác và thần kinh của trẻ. Những âm thanh nhịp

12


điệu cùng với tình cảm của mẹ, hình ảnh ngôn ngữ của lời ru tác động tích
cực tới trẻ làm cho trẻ phát triển nhiều mặt về tâm lý, chuẩn bị tốt cho trẻ
cùng năm tháng, tiếp cận thời kỳ tuổi thơ với dấu mốc quan trọng là làm chủ
được ngôn ngữ, như vậy ở thời kỳ này giá trị thực tiễn của hát ru trước hết là
ngữ âm, là âm nhạc đi cùng lời hát ru hơn là ngữ nghĩa của ngôn ngữ lời hát
ru.
Ngôn ngữ lời hát ru, ca dao cho trẻ em thời kì tuổi thơ hay tuổi thiếu
nhi bắt đầu từ giai đoạn trẻ từ 3 tuổi đến 15 tuổi. Thời kỳ này trẻ em tiếp xúc
với đồng dao nhiệt tình hơn là tiếp xúc với hát ru và ca dao cho trẻ em vì đồng
dao cho trẻ em và đồng dao trẻ em hát trẻ em chơi là sáng tác của chính các
em, nó phù hợp với nhu cầu ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này.

Ngôn ngữ lời hát ru và ca dao cho trẻ em giản dị nhưng không mộc
mạc, kết hợp ngôn ngữ đời thường với ngôn ngữ thi ca, có thể là ngôn ngữ
gần gũi với trẻ: Em tôi buồn ngủ buồn nghê/ Buồn ăn cơm nếp, cháo khê, thịt
gà/… Cũng có thể là ngôn ngữ giầu chất thơ Trong đầm gì đẹp bằng sen/ Lá
xanh bông trắng lại chen nhị vàng…
Ngôn ngữ lời hát ru và ca dao cho trẻ em sinh động, gợi cảm, miêu tả
bằng nhiều biện pháp tu từ của tiếng việt. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
/Người trong một nước thì thương nhau cùng…
Lời hát ru ca dao cho trẻ thường mang sắc thái địa phương. Tên các địa
phương, danh lam thắng cảnh, sản vật địa phương Gió đưa cành trúc la
đà/Tiếng chuông chấn vũ canh gà thọ xương…ai về Tuy Phước ăn nem ghé
qua Hưng Thịnh mà xem Tháp Chàm.
Như vậy ngôn ngữ lời hát ru và ca dao cho trẻ em bằng tiếng nói của
dân tộc có thể là nhân tố quan trọng nhất, có tác động trực tiếp đến việc hình
thành nhân cách trẻ.

13


1.2.2.2. Kết cấu của đồng dao hát ru và ca dao cho trẻ em
Hát ru và ca dao cho trẻ là ca dao có màu sắc trữ tình, tình cảm mà
người chị người mẹ, người lớn truyền sang cho trẻ là tình mẫu tử về lòng yêu
nuớc thương nòi, về quan hệ đạo đức truyền thống.
Trong hát ru và ca dao cho trẻ ít thấy lối kết đối đáp, kết cấu phổ biến
là Kết cấu kể chuyện
Cái ngủ mày ngủ cho lâu/ Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về/ Bắt được
con trắm con trê/ Lôi cổ nó về cho cái ngủ ăn.
Trong ca dao cho trẻ em kết cấu kể chuyện gắn liền với miêu tả, vừa có
tình vừa có cảnh Ai ơi đứng lại mà trông/Kìa vạc nấu gió, kìa sông đãi
bìa/Kìa giếng yên thái như kia/ Giếng sâu chín trượng nước thời trong xanh…

Phổ biến nhất trong hát ru và ca dao cho trẻ em là kết cấu một vế đơn
giản: Ai đem chim sáo sang sông/ Để cho chim sáo sổ lồng nó bay.
Khác với kết cấu của đồng dao trẻ em hát, trẻ em hát trẻ em chơi, kết
cấu của hát ru của ca dao cho trẻ em khá chặt chẽ có lời lẽ về một câu truyện
vui Bà còng đi chợ trời mưa/ Cái tôm cái tép đi đưa bà còng/ Đưa bà đến
quãng đường cong/ Đưa bà đến tận ngõ trong nhà bà … Có lời kể địa danh
phong phú Rủ nhau đi khắp long thành/ Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Tóm lại, kết cấu kể chuyện trong hát ru hoặc ca dao cho trẻ em phần
nhiều kết hợp sự việc với cảm nghĩ của con người, kể chuyện không tách dời
tả cảnh, tả tình.

14


1.2.3. Đồng dao trẻ em đố vui
1.2.3.1. Ngôn ngữ đồng dao trẻ em đố vui
Như ta đã biết đồng dao trẻ em đố vui là một bộ phận của đồng dao, nó
cũng khá phù hợp với tâm sinh lý của trẻ em, như vậy ngôn ngữ của đồng dao
trẻ em đố vui ngoài những đặc điểm chung còn mang nhũng dặc điểm riêng.
Ngôn ngữ của đố vui là ngôn ngữ súc tích, đa nghĩa nhiều ẩn dụ nặng
về lý trí, khêu gợi trí thông minh óc tìm tòi của trẻ. Khác với bộ phận đồng
dao khác ngôn ngữ đồng dao trẻ em đố vui không chỉ giúp trẻ vui chơi, phát
triển ngôn ngữ, tình cảm thẩm mĩ tình cảm đạo đức mà đồng dao trẻ em đố
vui còn giúp trẻ em phát triển trí tuệ, khi tham gia giải các câu đố, tìm đáp án,
tìm các câu trả lời cho câu đố, trẻ không thể dùng cảm giác mà trẻ phải tư
duy, phải tìm tòi khám phá. Từ đó góp phần làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ, trẻ
nắm được các quy luật vận động, biến đổi của tự nhiên, xã hội.
1.2.3.2. Kết cấu của đồng dao trẻ em đố vui
Khác hẳn với kết cấu đồng dao, kết cấu đố vui do tính chất kỳ dị của
những hình ảnh tạo nên, vì vậy các nhân tố của kết cấu có thể gồm một hình

ảnh hoặc nhiều hình ảnh, được gọi là kết cấu đơn hoặc kết cấu kép. Câu đố có
kết cấu đơn có vật đố là một hình ảnh với một hoặc nhiều đặc điểm Trong nhà
có bà ăn cơm Trắng là cái bình vôi, một đặc điểm là Cơm trắng ẩn dụ là Cái
bình vôi. Câu đố có kết cấu kép với vật đố gồm nhiều bộ phận cho nên có
nhiều ẩn dụ phức hợp: Bốn bề có thành luỹ/Có sông nước, có ngựa xe qua lại,
có voi đến sông thì dừng lại, có tướng, có quân … là cái bàn cờ.
Câu đố có thể có kết cấu hỏi đáp gồm hai vế một vế hỏi và một vế trả
lời.

15


Hỏi

Đáp

Mày ơi tao đố hỏi mày

Mày ơi tao giảng mày hay

Cái gì thì cay

Trầu nào không cay

Cái gì thì nồng

Vôi này thì nồng

Cái gì dưới sông


Thuyền bè dưới sông

Cái gì trên đồng

Thóc lúa trên đồng

Cái gì trên non

Hươu vượn trên non

Cái gì nhiều con

Gà mái nhiều con

Cái gì thì son

Cái chỉ thì son

Cái gì thì tròn

Cái gương thì tròn

1.3. Tính chất, chức năng, tác dụng cuả đồng dao
1.3.1. Tính chất
Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian, gần gũi với ca dao nên
nó có dầy đủ tính chất truyền miệng, nhiều dị bản và tập thể vì đồng dao là
của trẻ em nên đồng dao còn có tính chất vui chơi phù hợp với tâm lý trẻ em.
Phần lớn đồng dao do tự trẻ em sáng tạo trong lúc vui chơi, cùng hát đồng
thanh, truyền miệng cho nhau từ xóm thôn này, vùng này qua xóm thôn khác,
vùng khác. Do truyền miệng nên đồng dao tất nhiên có tính dị bản. Ví dụ như

đồng dao về chim, cá, hoa có tới 5 - 6 dị bản khác nhau. Tính tập thể của đồng
dao thể hiện quan hệ giữa trẻ em và người lớn. Ngoài ra đồng dao còn có tính
chất gắn liền với trò chơi, tính chất này là đặc trưng của đồng dao trẻ em hát
trẻ em chơi.

16


1.3.2. Chức năng và tác dụng của đồng dao
Đồng dao có 3 chức năng: Nhận thức, thẩm mỹ và giáo dục ở mức độ
phù hợp với tâm lý của trẻ em, nhận thức của trẻ qua đồng dao thường là nhận
thức cảm tính quan sát tiếp cận môi trường tự nhiên xã hội gần gũi với mình,
có thể thấy được, nghe được nhưng chưa phân tích, chưa suy luận được. Bằng
phương thức Chơi mà học, học mà chơi đồng dao có chức năng giáo dục trẻ
một cách nhẹ nhàng sinh động qua hát vui, qua trò chơi kèm theo lời hát. Nói
chức năng giáo dục của đồng dao tức nói đến tác dụng chung của đồng dao
trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Xét tác dụng cụ thể,
những bài hát đồng dao giáo dục cảm xúc cho các em quan hệ với thiên nhiên,
xã hội, với sinh hoạt cộng đồng trước hết là môi trường hoạt động vui chơi
của trẻ, qua đó rèn óc quan sát, rèn luyện ngôn ngữ.
Nếu các lời hát ru có tác dụng giáo dục tình cảm cho trẻ em không phải
bằng lời mà chủ yếu bằng âm nhạc qua điệu hát thì đồng dao trẻ em hát - trẻ
em chơi, những câu đố vui lại có tác dụng rèn trí tưởng tượng, trí thông minh
kỹ năng suy đoán, liên tưởng, rèn luyện sức khoẻ, nhanh tay nhanh mắt.
Ngoài ra các em còn được giáo dục về lòng kiên trì, tính trung thực, lòng
dũng cảm.
Tuỳ theo lứa tuổi theo phương châm Chơi mà học, học mà chơi theo
thang bậc từ thấp đến cao, từ gần đến xa, từ dễ đến khó , tác dụng giáo dục
của hệ thống đồng dao đối với trẻ em có khác nhau. ở tuổi tiền học đường, tác
dụng rõ rệt của đồng dao với các em là hát ru, những lời hát đồng dao mộc

mạc trong sáng. ở tuổi mẫu giáo lớn, tiểu học những đồng dao trẻ em hát - trẻ
em chơi, những đồng dao đố vui tác động mạnh mẽ tới nhân cách các em.
Sống trong nguồn nước trong lành của hát ru, của đồng dao vừa hát vừa chơi,
tình cảm và lý trí phát triển, trong tuổi thiếu niên, các em có thể hiểu được ý
nghĩa của đồng dao sống lại thời thơ ấu với bao kỉ niệm tốt đẹp. Tuổi thiếu

17


niên rất cần tiếp xúc với văn học dân gian đặc biệt với ca dao trẻ em, đó là
một kênh thông tin không thể thiếu góp phần hình thành nhân cách chuẩn bị
cho các em bước vào tuổi cao hơn.
1.4. Nội dung của đồng dao
Nhìn một cách tổng quát, hệ thống đồng dao Việt Nam dựng lên một
cuốn phim hiện thực của thiên nhiên và xã hội Việt Nam với nền kinh tế nông
nghiệp lâu đời mà tác giả và đạo diễn , người diễn xướng là Xã hội trẻ em với
cảm nghĩ vô tư, trong sáng, tư duy ngộ nghĩnh nhưng giầu tưởng tượng, thông
minh và sáng tạo. biết bao màu sắc tươi sáng của đất trời, cỏ cây hoa lá, biết
bao âm thanh vui nhộn của muôn loài hoà lẫn với tiếng ru êm dịu tha thiết của
mẹ hiền … Qua cảm nhận ấu thơ đồng dao đã đi vào lời hát, trò chơi của trẻ
như những dòng suối trong lành bắt nguồn từ truyền thống lao động, truyền
thống nhân đạo lâu đời của dân tộc góp phần hình thành và phát triển nhân
cách con người Việt Nam từ tấm bé. hệ thống đồng dao Việt Nam tuy có
nhiều bộ phận cấu thành nhưng thống nhất về nội dung, biểu hiện ở một số
chủ đề lớn.
1.4.1. Một thiên nhiên tươi đẹp sinh động dưới đôi mắt trẻ thơ
Từ ngàn đời xưa và có lẽ đến hôm nay, trẻ em Việt Nam, nhất là trẻ em
nông thôn rất gần gũi với thiên nhiên. Điều kiện khí hậu nhiệt đới làm cho
thiên nhiên nước ta tươi đẹp, phong phú, khi biết cảm nhận môi truờng thì
trong đầu các em xuất hiện hàng chục thắc mắc và hàng trăm câu hỏi: cây gì

đây? quả gì đây? Con gì đây? Có ăn được không?... thế rồi có sự quan sát, với
trí tưởng tượng thiên nhiên trở thành bạn bè gần gũi với các em, cùng hát,
cùng vui chơi với các em ví dụ như về hoa, có chục loài hoa, loài nào cũng có
mầu sắc có đặc điểm riêng Hoa bay hay liệng/ Là hoa chim chim/ Xuống nước
mà chìm/Là hoa bông đá/Làm bạn với cá/Là hoa san hô. Hay về trái: Nào là
đu đủ, dứa, bưởi, chanh, cam, ổi, quýt…

18


Cùng với cỏ cây hoa lá sinh vật trên rừng dưới biển trẻ em vùng này
gần gũi với chim chóc, muôn thú, trẻ em vùng kia biết các sinh vật của ao hồ,
sông suối, dẫn dắt chúng vào đồng dao hát cùng với chúng, truyền miệng cho
nhau nghe qua không gian và thời gian để ngày nay đâu đâu trên đất nước ta,
dù miền ngược hay miền xuôi, các em đều có cả bộ sưu tập sinh động chim
trời, cá nước, mà đôi khi các nhà nghiên cứu chưa chắc biết đến. Đồng dao
hiện ra trước mắt các em như một vườn bách thú với nào voi, hổ, cáo, chim,
cá…
Với các em thiên nhiên còn có trời cao, có mặt trời nóng gắt, có sấm sét
đùng đùng, có mây, có gió, khi nhẹ nhàng khi hung tợn. Các em cũng có thể
thuộc lòng các bài hát theo kinh nghiệm người lớn như: Chuồn chuồn bay
thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng/Bay vừa thì râm. Với các em đẹp nhất là ông
trăng với cây đa, chú cuội quen biết và như các em có nhiều lần thả trâu ăn
lúa bị la mắng, thậm trí bị bắt vạ và ngay ông trăng cũng vậy Ông lười đi
trâu/ Mẹ ông đánh đau/ Ông ngồi ông khóc trăng đã từng là cảm hứng sáng
tác của nhiều nhà thơ nhà văn như Tố Hữu, Hồ Chí Minh, Tản Đà… Nhưng
tất cả đều không thắm thiết bằng các em Ông giẳng ông giăng/Xuống chơi với
tôi/ Có bầu có bạn/ Có ván cơm xôi/ Có nồi cơm nếp/ Có tệp bánh chưng/Có
lưng hũ rượu có lẽ trẻ em yêu thiên nhiên, chan hoà với đất trời trăng sao tha
thiết vô tư, giàu cảm xúc hơn bất cứ một nhà thơ nào.

1.4.2. Một xã hội nông nghiệp gần gũi thân thương với trẻ em
Có thể nói môi trường nông nghiệp, địa bàn nông thôn là nơi sản sinh,
nơi ca hát vui chơi diễn xướng của đồng dao. Trẻ em nông thôn từ miền xuôi
đến miền ngược cứ sáu bảy tuổi trở lên đã tham gia lao động với cha mẹ: chăn
trâu, cắt cỏ, mò cua, bắt ốc, bế em, cho gà ăn … vừa lao động trực tiếp các em
vừa vui chơi, vừa quan sát Chiều ni em đi câu cá/ Về cho má nấu canh chua/
Ô kìa con cua/ Có hai cái càng / Có tám cái ngoe/ Nó nâng cái bụng/ Nó đi

19


xàng xê/ Em bắt nó về …/ Làm quen với nông nghiệp các em cùng hát ca dao
với cha mẹ, đó là Công việc nhà nông quanh năm cầu cho mưa thuận gió hoà,
lúa tốt được mùa Ơn trời mưa nắng phải thì/ Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu/
Công lênh chẳng quản bao lâu/ Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng …/
Nông lâm, ngư nghiệp là ba hoạt động cơ bản của kinh tế nước ta, thông qua
đó các em tiếp cận nhẹ nhàng nhưng sâu sắc thông qua đồng dao Cha chài,
mẹ lưới, con câu/ Thằng rể đi úp con dâu đi mò đồng dao đi liền với trò chơi
đã mô phỏng các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
gián tiếp tập cho các em thành người lao động. Trò chơi dân gian kèm theo
đồng dao gắn bó chặt với hoạt động nông nghiệp, thủ công nghiệp như chơi
Trồng đậu, trồng cà, câu ếch, kéo cưa lừa xẻ, dệt vải … Cũng như các trò
chơi khác trò chơi dân gian vẫn có chức năng cơ bản là thoả mãn và phát triển
nhu cầu chơi và năng lực sáng tạo của trẻ em. Tính chất các trò chơi của trẻ
chỉ mang tính mô phỏng tượng trưng, tuy nhiên nhờ đó mà trẻ tích lũy kinh
nghiệm hoạt động trong tương lai. Hiện nay với nền kinh tế ngày càng phát
triển, ngoài việc giữ gìn và phát huy đồng dao gắn với trò chơi mang tính
nông nghiệp cần hướng dẫn cho các em nông thôn hiểu biết về đời sống công
nghiệp hoá trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá hiện nay Hay chăng
dây điện/ Là con nhện con/Không cần cỏ non/ Là con trâu sắt/ Rồng phun

nước bạc/ Là chiếc máy bơm… Việc sáng tác đồng dao cần phù hợp với tâm
sinh lí trẻ em lời đồng dao phải trong sáng , mộc mạc, hồn nhiên.
1.4.3. Đồng dao - Môi trường văn hoá văn nghệ Học mà chơi, chơi
mà học của trẻ em
Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 nhân dân ta đã quen dần với
phương châm Chơi mà học, học mà chơi trong lý luận giáo dục trẻ em,
nhưng trên thực tế trẻ em hát, trẻ em chơi đã tồn tại từ lâu đời trong truyền
thống văn hoá của dân tộc ta cùng hệ thống đồng dao với nhiều hình thức,

20


nhiều thể loại, đã được trẻ em sáng tạo, truyền miệng, kế thừa và phát triển
phong phú từ thế hệ này sang thế hệ khác với sự hướng dẫn của người lớn
theo tinh thần chơi mà học, học mà chơi nhằm phát triển tình cảm tư duy từ
thấp đến cao phù hợp với tâm sinh lý trẻ, chơi đối với trẻ mang đậm tính chất
tự nhiên, trẻ không chơi thì không phát triển được, các nhà tâm lý học cho
rằng chơi là cuộc sống thực của trẻ. Trẻ có thể chơi với mọi đồ vật trong nhà
và cũng có thể chơi nhiều trò chơi phong phú theo lứa tuổi của các em khi
chơi trẻ thường hoạt động, thường chơi hết mình và thường rất chủ động, khi
chơi các em cũng suy nghĩ, tưởng tượng, ước mơ mong muốn làm được theo
tưởng tượng theo ước mơ của mình. Trẻ cần chơi cũng như trẻ cần ăn để nuôi
dưỡng tâm hồn, hình thành và phát triển nhân cách . Đối với trẻ em trò chơi
dân gian kích thích trẻ vừa chơi vừa rèn luyện toàn diện từ cơ thể đến trí
thông minh, sáng tạo phát triển trí tuệ. Khi chơi các em vui đâu hát đó, nhớ
đâu hát đó có thể là cỏ cây hoa lá, có thể là chim muông, là muôn thú, cũng có
thể là chú cuội ông trăng. Trò chơi dân gian của trẻ khá phong phú về hình
thức có loại trò chơi không hát và có loại có kèm theo hát đồng dao. Những
trò chơi của trẻ như Nhảy dây, nhảy vào nhảy ra, chim bay, bịt mắt bắt dê …
là những trò chơi trẻ không có hát kèm theo. Trò chơi có hát hoặc không có

hát kèm theo đại bộ phận do trẻ em sáng tác, giao lưu lan truyền từ nơi này
sang nơi khác, trẻ em nơi nào thấy hợp thì tiếp thu, phát triển và cải tiến cách
chơi cho phù hợp. Do đó trò chơi dân gian trẻ em có tính tập thể rất rõ. Trong
số các trò chơi dân gian thì số lượng trò chơi không kèm theo lời hát chiếm tỉ
lệ nhỏ còn đại đa số các trò chơi có kèm theo lời đồng dao. Sau khi nghiên
cứu tính chất của lời đồng dao trong các trò chơi đó là lời có vần, tính nhạc
rất ít giúp trẻ rèn luyện bồi dưỡng tiếng nói, ngữ nghĩa không phải là yếu tố
được các em quan tâm duy nhất mà các em chú ý nhiều đến nhữ âm nhịp và
vần, thao tác trò chơi phải đều đặn và đồng loạt. Người ta kết luận lời đồng
dao có những đóng góp quan trọng để thực hiện nội dung giáo dục và chức

21


năng vui chơi với nhiệm vụ rất đa dạng: luyện phát âm, cung cấp từ ngữ, giáo
dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, giữ nhịp cho thao tác chơi, thay cho hiệu
lệnh kết thúc và hiệu lệnh xuất phát. Chọn người đóng vai chính. Bên cạnh
những lời đồng dao khớp với trò chơi thì có những lời đồng dao không quan
hệ hoặc quan hệ rất ít đến trò chơi như trò chơi Nu na nu nống/…/ Chân ai
sạch sẽ/ Gót đỏ hồng hào/ Được vào đánh trống còn các lời khác có các câu
cuối là Tè he chân rạt cho nên có một số trò chơi có kèm theo lời đồng dao
chỉ mượn trò chơi để vừa chơi trò chơi này nhưng lại học nội dung khác như
trong trò chơi chuyền thẻ các em không chỉ được học cách đếm Chuyền
chuyền đôi/ Đôi chúng tôi/ Đôi chúng nó/ Đôi chúng chó/ Đôi chúng mèo/
Đôi lên 3/ mà còn được dùng để phát triển từ vựng mình hát bạn chơi, chúng
mình cùng hát cùng thuộc trò chơi chuyền thẻ còn rèn luyện trí nhớ, rèn bàn
tay khéo léo, tính trung thực trong khi chơi.
Trong hệ thống đồng dao còn có chơi đố vui, câu đố có lời vần vè ám
chỉ vật đố, người giải đố phải đoán để trả lời. Câu đố cũng là một loại đồng
dao chơi mà học, học mà chơi manh tính rèn luyện suy nghĩ của trẻ em. Để

giải một câu đố trẻ phải vận dụng trí thông minh, óc liên tưởng, liên hệ, so
sánh, suy đoán để giải đố ví dụ đố về cái bánh chưng Một thửa đất vuông/Bốn
phía xây thành/ Xung quanh trồng chuối/ Giữa tỉa đậu xanh/ Ngoài thành
trồng giang câu đố vui cho trẻ thường đơn giản gần gũi. Nó không trực tiếp
truyền dạy tri thức cho trẻ mà chỉ đem đến cho trẻ một cách nhìn mới lạ đối
với sự vật hiện tượng xung quanh do đó câu đố vui cho trẻ cũng là một
phương tiện giáo dục rất có hiệu quả cho trẻ
1.4.4. Nơi khơi nguồn của tình mẫu tử, lòng thương người, môi
trường hình thành, bồi dưỡng nhân cách cho trẻ
Nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian cho rằng ranh giới giữa hát ru
và ca dao cho trẻ em về mặt nội dung thật khó phân biệt, do vậy người ta đã

22


xếp ca dao cho trẻ em vào hệ thống đồng dao. Mà hát vui chơi của trẻ em gần
với hát ru , hát ru lại gần với ca dao cho trẻ em có chăng khi hát ru ta thường
thêm À ơi ru hỡi hời ru bồng bồng, bống bống ở đằng trước câu hát do đó
chúng rất gần gũi với nhau. Hát ru như nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân
gian khẳng định đó là văn hoá mẹ truyền tình mẫu tử cho trẻ em rồi bằng lời
ca truyền vào tiềm thức của trẻ văn hóa truyền thống của dân tộc về tình
thương, về nhân ái, về đạo đức trong sáng … Cứ như thế thấm dần vào tâm
hồn trẻ thơ mà nếu thiếu nó tâm hồn trẻ phải chịu nhiều thiệt thòi không gì bù
đắp được. Có thể nói hát ru có sức mạnh của âm nhạc và thi ca đối với tâm
hồn trẻ thơ, truyền cảm xúc cho các em và đi theo các em từ thủa ấu thơ tới
lúc trưởng thành.
Hát ru là tình thương, là mong ước của mẹ, của chị, của bà về các em
và hát ru cũng là hồi ức về thời thơ ấu, là hồi âm, là khúc tâm tình của mẹ,
của bà từ thủa nào … nhân vật trữ tình trong các khúc hát ru có thể là hình
ảnh của các phụ nữ trong một xã hội thấp thoáng ẩn hiện trong hình ảnh con

cò, cái kiến, cái bống.
Hát ru và ca dao cho trẻ em thường thống nhất trên nhiều chủ đề. Rất
nhiều phong cảnh đất nước ẩn mình trong ca dao Gió đưa cành trúc la đà/
Tiếng chuông Chấn Vũ canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói toả ngàn sương/
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ trong kháng chiến nó cũng có thể là
lời dặn dò Con ơi con ngủ cho say/ Mẹ đi phục kích canh hai mẹ về… đó là
lòng mẹ, là tình mẹ và đó cũng là truyền thống dân tộc qua lời ru mẹ truyền
lại cho con đó là tình thương yêu đồng bào, đồng chí, là tinh thần đoàn kết
dân tộc Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Ngươì trong một nước phải thương
nhau cùng truyền thống yêu quý lao động Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ
hôi thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Rẻo thơm một hạt
đắng cay muôn phần… Còn bao lĩnh vực khác như hội hè, đình đám, thuần

23


phong mỹ tục, quan hệ trong gia đình, làng xóm, thầy bạn … còn sống mãi
trong ca dao mà khi bước chân tới nhà trường các em tiếp nhận như những
dòng nước trong lành từ nguồn dân tộc.
Trong mục Hát ru em Vũ Ngọc Phan viết Nội dung những bài hát ru
em rất phong phú, có thể là những cảnh vật xinh xinh, những ý nghĩa thơ
ngây phù hợp với tuổi nhỏ, nó cũng có thể là những tình cảm thắm thiết của
những người phụ nữ biểu lộ trong bài ca, phù hợp với tâm tình người hát, nó
cũng có thể là tư tưởng đả kích giai cấp phong kiến
Trên đây là nội dung của hệ thống đồng dao Việt Nam được nhìn nhận
và đánh giá không theo nội dung từng bộ phận cấu thành của hệ thống đồng
dao mà nhìn tổng hợp theo nội dung của bốn chủ đề nêu trên.
1.5. Nghệ thuật của đồng dao
* Thi pháp với tư cách là tổ hợp những đặc điểm hình thức nghệ thuật
của tác phẩm ngôn từ.

* Cũng như các thể loại văn học khác thì đồng dao không chỉ phong
phú về nội dung mà cũng khá phong phú về các hình thức nghệ thuật. Ta có
thể tìm hiểu về một số nghệ thuật cơ bản của đồng dao như sau:
1.5.1. Thể hai chữ
Thể thơ hai chữ thường gặp trong đồng dao với kết cấu hỏi đáp như
Chú gì/ Chú chuột/ Chốt gì/ Chốt tre/ Bè gì/ Bè muống … Thể hai chữ này
giúp phát triển ngôn ngữ cho các em rèn cho các em cả về ngữ âm và ngữ
nghĩa. Một số bài đồng dao được viết theo thể hai chữ: Nanh ngô sữa, cỏ me,
thôi nôi, quên nhớ, dung dằng, thưa gửi, sao khế, đãi đậu đãi cà, tập tập tàng
tang, lạt gió, kể sao, đo quần áo lá, một bong …

24


1.5.2. Thể ba chữ
Thể ba chữ thường gặp trong đồng dao trẻ em hát, trẻ em hát trẻ em
chơi, các em kể nhanh theo cách chơi như một vài chặng trong trò chơi
Chuyền thẻ, giã chày một về thăm cội, cô mọt, cầu vông trắng làm cao, chiều
khoanh chân, chiều hoa cúc ,mây chín vía, rễ cây, giọt mưa thiêng, nhảy lò cò
, tóc rối đổi kẹo. Nhằm giúp chúng ta tìm hiểu thế giới xung quanh mình,
đồng dao thể hiện cái đẹp, cái bí ẩn của tự nhiên được trẻ em khám phá.
Chính cái đẹp đã kích thích các em tăng trí tưởng tượng. Thế giới thiên nhiên
này đã gợi sự phong phú của thế giới vật chất và tinh thần để từ đó trẻ rút ra
những bài học sinh học, bài học tự nhiên phù hợp với lứa tuổi.
1.5.3. Thể thơ bốn chữ
Thể thơ bốn chữ còn gọi là văn bốn chiếm đại đa số trong hệ thống
đồng dao. Thể văn bốn chữ với nhịp 2/2 rất phù hợp với cách hát của trẻ em,
có thể nói cũng được mà hát theo sáng tạo của từng em cũng được. Văn bốn
phù hợp với nhịp thơ vừa phải của trẻ, hát không cần ngân nga kéo dài, luyến
láy. Nói chung nhịp 2/2 vui tươi nhẹ nhàng dễ hát đồng thanh khi trẻ cùng

hát, cùng chơi các trò chơi. Thể văn bốn gieo vần dễ dàng, vần cuối dòng thứ
nhất vần với tiếng thứ hai của dòng thứ hai … Đó là cách gieo vần đơn giản
nhất trong các thể thơ của đồng dao Tu hú là chú bồ câu/ Bồ câu là bác chim
di/ Chim di là dì sáo sậu/ Sáo sậu là cậu sáo đen … đặc điểm nổi bật trong
thể văn bốn là vè, vè là thể loại tự sự. Với người lớn vè là kể chuyện thế sự,
chuyện lịch sử. Còn đối với trẻ em, vè là kể chuyện nhưng là kể chuyện cỏ
cây, hoa lá, chim muông hoặc chuyện hài hước như vè nói ngược, vè thằng
bờm, vè thằng nhác. Lời của vè rất dài nhưng trẻ mau nhớ, mau thuộc vì có
vần và là bài học về từ vựng hấp dẫn. Trong đồng dao hát ru, số bài theo kiểu
văn bốn rất ít, vì nó không phù hợp với tính chất, giai điệu của thể loại này.

25


×