Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nông thôn việt nam qua tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma nguyễn khắc trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.36 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
--------***--------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

NÔNG THÔN VIỆT NAM QUA TIỂU THUYẾT
MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MANGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
ThS. DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI - 2011


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu khoa học vừa là niềm say mê, vừa là nhiệm vụ của người
sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt với sinh viên cuối khóa thì
đây là một cơ hội tốt để vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội
trong quá trình học tập và thực tế nghiên cứu, nhằm mở rộng kiến thức của
bản thân.
Nhận thấy tầm quan trọng đó, người viết đã tiến hành nghiên cứu với
đề tài: Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma Nguyễn Khắc Trường. Để hoàn thành khóa luận này, người thực hiện đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học Việt


Nam cũng như các thầy cô trong khoa Ngữ văn. Đặc biệt là sự dẫn dắt, chỉ
bảo tận tình của cô giáo: Thạc sĩ Dương Thị Thúy Hằng - giáo viên hướng
dẫn. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thầy cô - những
người đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2011
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Phương Hoa

ii

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi,
không trùng với tác giả khác. Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực
và chưa có trong một đề tài nào.

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2011
Tác giả khóa luận


Nguyễn Thị Phương Hoa

iii

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 3
3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu .................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 7
6. Đóng góp của khóa luận ........................................................................... 7
7. Bố cục của khóa luận................................................................................ 8
NỘI DUNG…………………………………………………….................. 10
Chương 1: Tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn sau 1986 - Nguyễn
Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma
1.1. Tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn sau 1986..................................... 10
1.2. Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma .................... 16
1.2.1. Nguyễn Khắc Trường...................................................................... 16
1.2.2. Vị trí của Mảnh đất lắm người nhiều ma ......................................... 19

Chương 2: Hiện thực nông thôn và thế giới nhân vật trong Mảnh
đất lắm người nhiều ma
2.1. Bức tranh hiện thực cuộc sống nông thôn ............................................ 23
2.1.1. Vùng quê nghèo khó......................................................................... 23
2.1.2. Vùng quê “đất lề quê thói” ............................................................... 26
2.1.3. Vùng quê đang “trải qua khoảnh khắc cuối của đêm dài trước
bình minh” ................................................................................................ 32
2.2. Thế giới nhân vật................................................................................. 36
iv

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2.1. Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng .............................................. 36
2.2.2. Thế giới nhân vật tiêu biểu cho những tư tưởng đối lập .................... 43
Chương 3: Phương thức nghệ thuật thể hiện hình ảnh nông thôn
qua Mảnh đất lắm người nhiều ma
3.1. Không gian - thời gian nghệ thuật........................................................ 48
3.1.1. Không gian nghệ thuật...................................................................... 48
3.1.2. Thời gian nghệ thuật......................................................................... 53
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................. 57
3.2.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình .................................................... 58
3.2.2. Khắc họa nhân vật qua hành động và thế giới nội tâm ...................... 63
KẾT LUẬN............................................................................................... 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 72

v

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong văn học Việt Nam, nông thôn vẫn là đề tài lớn mang tính
truyền thống, là mảng hiện thực ghi danh nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao...
là những bậc thầy của văn học về thiên nhiên, phong tục ở làng quê Việt
Nam. Đối với một nước đi lên từ nông nghiệp, hiện nay phần đông dân số
nước ta sống trong khu vực nông thôn, gắn bó với công việc đồng ruộng thì
đề tài nông thôn và hình tượng người nông dân vẫn tiếp tục là mảng đề tài
“trù phú” cho giới văn nghệ sĩ.
1.2. Từ sau năm 1986, tinh thần đổi mới chung của cả đất nước đã thổi
vào văn chương một luồng sinh khí mạnh mẽ, cuốn hút chưa từng có trong
lịch sử văn học nước nhà. Cuộc đời và con người được soi chiếu dưới những
góc nhìn đa dạng, với những cảm hứng mới mẻ; chứa đựng sự tìm tòi sáng tạo
về mặt nghệ thuật. Trong không khí chung đó, việc khai thác hình ảnh nông
thôn Việt Nam trong văn chương đã đạt được những “bước tiến” mới, trên cơ
sở nền tảng mà các tác giả tiền bối để lại. Nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc

Tiến - người có nhiều say mê và thành công ở mảng đề tài này, cho rằng:
“Đất nước ta là một nước nông nghiệp, phong tục tập quán dù là người thành
thị vẫn mang nặng dấu ấn nông thôn. Bên cạnh đó, chất dân dã của người
nông dân tạo nên diện mạo cho nhân vật có những tính cách riêng biệt, điển
hình, sinh sắc. Hình thái sinh hoạt của nông thôn dễ đưa vào tác phẩm. Nếu
làm nhuần nhuyễn sẽ có tính thuyết phục về sự chân thực. Đề tài nông thôn
cũng chứa nhiều vấn đề trong đó như nhân sinh, đổi đời, băng hoại đạo
đức...”. Việc khai thác đề tài này dưới nhiều góc soi chiếu, đã góp phần vào
sự phong phú của văn chương thời kì đổi mới.
1

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.3. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin truyền hình của
Việt Nam công chiếu hàng loạt những bộ phim dài tập về đề tài nông thôn.
Đó là những bộ phim được các nhà biên kịch chuyển thể từ tiểu thuyết có đề
tài nông thôn. Những Chuyện làng Nhô, Đất và người, Ma làng, Gió làng
Kình… đã trở nên quen thuộc và hấp dẫn với người xem. Đóng góp chủ yếu
vào sự thành công cho các bộ phim ấy là những trang văn viết về nông thôn
đầy tâm huyết của các nhà văn.
1.4. Nguyễn Khắc Trường là nhà văn quân đội, bước vào làng văn từ
những năm ở tuổi 20, khi đó người đọc biết đến ông với bút danh Thao
Trường - một cái tên rất quân đội. Đó là đầu những năm 70 từ người lính kĩ

thuật của binh chủng Phòng không - Không quân, Thao Trường trở thành
phóng viên mặt trận viết cho tờ in của báo binh chủng này, rồi ông viết đều
đều cho tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông thuộc số những nhà văn trưởng thành
từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhiều năm Thao Trường là tác giả
bút kí, truyện ngắn viết về chiến tranh, hậu phương quân đội và nông thôn.
Năm 1986, ông được trao giải nhất cuộc thi bút kí của tuần báo Văn nghệ và
Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức. Sau này cũng tạp chí Văn nghệ giới
thiệu ông đi học trường Viết văn Nguyễn Du (khóa 1) cho đến năm 1983.
Ở độ tuổi 44, cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma được
hoàn thành khi tác giả có độ chín nhất định về cảm nhận đời sống và nghề
văn. Đề tài và những vấn đề cuốn sách đặt ra không thật mới, vẫn là cuộc
tranh chấp quyền lực và ruộng đất ở nông thôn, vẫn là cuộc đấu tranh giữa cái
thiện và cái ác, nhưng điều tác giả quan tâm ở đây là cuộc sống ở nông thôn
thời kì đổi mới, ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây
dựng xã hội mới - xã hội dân chủ, cần đấu tranh một cách kiên định và quyết
liệt hơn. Tiểu thuyết này được trao giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm
1991 (cùng với hai cuốn tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng và
2

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh). Mảnh đất lắm người nhiều ma từ khi
mới xuất hiện đã được giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc quan tâm chú ý,

được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, và đặc biệt được chuyển thể thành
kịch bản phim Đất và người năm 2001.
Mảnh đất lắm người nhiều ma để lại dư âm trong lòng bạn đọc ấn
tượng về một tác phẩm hay, giàu giá trị không chỉ bởi ý nghĩa nội dung tư
tưởng mà còn đặc sắc về nghệ thuật. Một mảnh đất nhỏ mà không phân biệt
rõ đâu là ma, đâu là người, cái đống hỗn tạp ấy là biểu hiện cụ thể của một xã
hội đang chuyển mình trong thời khắc giao thời giữa cái cũ và cái mới. Khi
mới xuất hiện trên văn đàn những năm đổi mới, có nhiều ý kiến đặt ra từ giới
nghiên cứu và công chúng bạn đọc về vấn đề: có nên đổi tên nhan đề cuốn
sách cho phù hợp với nội dung hay không, đâu là con người, đâu là ma, đâu là
nhân vật tích cực, tiêu cực, đây là một vấn đề hết sức phức tạp, chưa có sự
thống nhất.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài khóa luận mang tên:
Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn
Khắc Trường với mong muốn góp phần lí giải được thành công của tác phẩm
trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
2. Lịch sử vấn đề
Là một tác phẩm xuất sắc đạt giải cao của Hội nhà văn Việt Nam, tiểu
thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma nhận được sự quan tâm, đánh giá của
các nhà nghiên cứu, phê bình. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu, các
bài viết sau:
Trong cuộc thảo luận tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, giáo
sư Trần Đình Sử có sự đánh giá khách quan trên phương diện nội dung và
nghệ thuật cuốn sách như sau: “Cuốn sách có sức lôi cuốn từ đầu đến cuối,
nhà văn đã đề xuất một hiện tượng xã hội nghiêm trọng đáng quan tâm trong
3

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc đang gây trở ngại cho sự
nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông thôn (…) Đọc Nguyễn
Khắc Trường thấy anh rất sung sức, rất giàu các vốn sống, đặc biệt ngôn ngữ
rất phong phú, sinh động, các thành ngữ, tục ngữ, các ngôn ngữ “bộ đội”
được sử dụng linh hoạt làm cho lời trần thuật tươi tắn và có duyên”. Đồng
thời giáo sư cũng chỉ ra mặt hạn chế còn tồn tại của cuốn sách: “Xung đột
mâu thuẫn chưa quyết liệt, cách xử lí, lối trần thuật quá thiên về hài, cái bi
chưa được khám phá tận đáy”. (Thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người
nhiều ma do báo Văn nghệ tổ chức ngày 25/01/1991).
Cũng trong cuộc thảo luận này, nhận xét về nghệ thuật Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Đây là một cuốn truyện hấp
dẫn nhờ nghệ thuật kể chuyện. Sự dẫn dắt tình tiết, sự tổ chức các tình huống
đã tạo được nhiều bất ngờ. Các nút chuyện thắt vào, cởi ra, lại thắt vào, cởi
ra, người đọc khó đoán trước được (...) Nhiều đoạn rất có không khí nông
thôn với những phong tục tưởng rất cổ xưa mà té ra là của hôm nay. Tác giả
cũng tạo ra được nhiều nhân vật tuy không thật sâu sắc, nhưng có những nét
cá tính gây được ấn tượng đậm nét đối với người đọc, đặc biệt là những nhân
vật ma quái, dị dạng hoặc những con người bị ma chê, quỉ ám như anh em
lão Hàm, chị Bé, Son, Đào, Quềnh…” (Thảo luận về tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma do báo Văn nghệ tổ chức ngày 25/01/1991).
Trên báo Giáo dục và thời đại, ngày 27/05/1991, tác giả Ngọc Anh đưa
ra lời nhận định cho cuốn tiểu thuyết: “Nguyễn Khắc Trường tỏ ra vững vàng,
từ việc xây dựng truyện, xây dựng nhân vật, đến sử dụng ngôn ngữ. Trong tác
phẩm của anh, sự việc nọ nối tiếp sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch

khác, nhiều sự kiện rối rắm phức tạp, nhưng tác giả đã nhìn vào bản chất của
sự việc, giải quyết thấu đáo cứ như sự việc đúng như nó đã xảy ra như thế
(…) phải công nhận rằng tác giả Nguyễn Khắc Trường am hiểu sâu về nông
thôn và có vốn ngôn ngữ rất phong phú”.
4

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Những ý kiến thảo luận đánh giá của nhà nghiên cứu, phê bình như Hà
Minh Đức, Phong Lê, Trung Trung Đỉnh… trên báo Văn nghệ ra ngày
25/01/1991 cho rằng đây là một tác phẩm hay về đề tài nông thôn trong thời
kì đổi mới, để lại dấu ấn đậm nét trên văn đàn của một nhà văn quân đội.
Bài Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma (Chân
dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, 1999) Trần Đăng Khoa đã rất sáng tạo
khi dựng nên một cuộc đối thoại giữa người và ma, khéo léo chỉ ra những ưu
điểm và hạn chế của cuốn tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Theo
Trần Đăng Khoa, điều đáng ghi nhận ở cuốn tiểu thuyết này là nhà văn đã có
vốn sống, sự am hiểu sâu sắc về đời sống nông thôn ở nghệ thuật miêu tả tâm
lí nhân vật và ngôn ngữ của nó. Nhược điểm dễ nhận thấy là kết cấu truyện
lỏng lẻo, bố trí sự xuất hiện của nhân vật có phần gượng ép.
Trong bài viết Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từ
cái nhìn văn hóa (Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và
giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2006) Lê Nguyên Cẩn đưa ra lời nhận định:

“Cái tạo ra giá trị của tác phẩm ngoài nội dung hiện thực gắn với một thời kì
khó khăn của đất nước mà còn là thế giới kì ảo mà Nguyễn Khắc Trường đã
dụng công xây dựng với các yếu tố kì ảo rất đặc trưng, đó là mô típ cái chết
đi liền với mô típ ma hiện hồn”. Đặc biệt ở bài viết này tác giả còn chỉ rõ thế
giới kì ảo được nhìn nhận dưới ba góc độ: mối tình kì ảo, những nhân vật kì
ảo, những nhân vật ma quái dị dạng tạo ra sự lôi cuốn từ phía người đọc. Tuy
chỉ đề cập tới một khía cạnh của tác phẩm từ góc nhìn văn hóa nhưng bài viết
là những chỉ dẫn, gợi ý quan trọng để chúng tôi triển khai đề tài khóa luận
này.
Ngoài ra còn có các bài viết của Lê Thanh Nghị trên tạp chí Tác phẩm
mới tháng 8/1991, Nguyễn Hữu Sơn - báo Người Hà Nội, Hồng Diệu - tạp chí
Văn nghệ quân đội,… đều ghi nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
5

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

phẩm, bên cạnh đó là một số quan điểm non tay về kết cấu.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đều khẳng định
việc xây dựng thế giới nhân vật đa dạng, phức tạp là phương diện thành công
của tác phẩm. Tuy nhiên các tác giả mới đưa ra những nhận định khái quát mà
chưa dành sự quan tâm thỏa đáng cho sự tìm hiểu về hiện thực cuộc sống
nông thôn cũng như ảnh hưởng của nó đến chiều sâu tâm lí nhân vật trong
cuốn tiểu thuyết. Chính khoảng trống ấy đã gợi ý cho chúng tôi lựa chọn đề

tài này để tìm hiểu.
3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường nhằm mục đích sau:
Khẳng định Nguyễn Khắc Trường với tư cách là một tác giả tiêu biểu
của văn học thời kì đổi mới, nhất là từ những năm đầu thập niên 90 và những
đóng góp của nhà văn cho tiểu thuyết Việt Nam thời kì này.
Cảm thụ toàn diện hơn về hiện thực cuộc sống nông thôn Việt Nam
thời kì đổi mới, đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc trong phương thức nghệ
thuật thể hiện hình ảnh nông thôn của tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều
ma so với những cuốn tiểu thuyết cùng thời cũng như trước đó.
3.2. Ý nghĩa nghiên cứu
Triển khai đề tài này chúng tôi hướng tới những ý nghĩa sau:
Giúp người viết có kinh nghiệm, phương pháp, có thói quen nghiên cứu
khoa học; tiếp cận khám phá giá trị tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma
nói riêng cũng như các tác phẩm văn chương nói chung dưới góc độ một
phương diện nghệ thuật.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là những hành trang thiết thực, bổ ích
trong bước đường nghề nghiệp tương lai của tác giả khóa luận.
6

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặt vấn đề tìm hiểu: Nông thôn Việt Nam qua tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường, khóa luận sẽ khảo sát toàn bộ cuốn
tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma và trong một chừng mực nhất định
sẽ có sự so sánh đối chiếu với tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn của một số
nhà văn cùng thời.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Người viết đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma,
trên phương diện “nông thôn Việt Nam”.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở về đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên chúng tôi sẽ
kết hợp vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh văn học
- Phương pháp hệ thống
6. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lí luận, với khóa luận này người viết sẽ làm nổi bật nét đặc sắc
về phương thức thể hiện hình ảnh nông thôn Việt Nam trong tiểu thuyết Mảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường.
Về mặt thực tiễn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những
đóng góp mới của Nguyễn Khắc Trường về nghệ thuật tự sự trong văn học
Việt Nam. Thông qua đó góp phần khẳng định tài năng và vị trí của Nguyễn
Khắc Trường trong văn học thời kì đổi mới, đồng thời sẽ giúp người đọc có
những kiến giải sâu sắc về nhà văn này.
7. Bố cục của khóa luận
7


Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và phần Tài liệu tham khảo, khóa
luận được triển khai thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn sau 1986 - Nguyễn
Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma
Chương 2: Hiện thực nông thôn và thế giới nhân vật trong Mảnh đất
lắm người nhiều ma
Chương 3: Phương thức nghệ thuật thể hiện hình ảnh nông thôn qua
Mảnh đất lắm người nhiều ma

8

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN SAU 1986 - NGUYỄN
KHẮC TRƯỜNG VÀ MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA

Luồng sinh khí thông thoáng của thời kì đổi mới đã mở ra hướng đi
mới cho sự phát triển và sáng tạo của văn học nghệ thuật. Yêu cầu đổi mới tư
duy tiểu thuyết trong thời đại mới là nhu cầu có tính cấp thiết và tất yếu. Vậy
đổi mới tư duy tiểu thuyết là đổi mới gì? Khi xã hội bước sang một thời đại
mới, với những thay đổi toàn diện về cả chính sách và quan niệm, thì văn
chương cần có một cách viết mới, hướng tới một đối tượng rộng hơn so với
trước. “Văn học là nhân học”, đối tượng muôn đời của văn học là con người,
nhưng tư duy của con người hiện đại đã thay đổi. Vậy nhà văn cũng phải đổi
mới tư duy cho phù hợp, làm sao để thấu hiểu sâu sắc và tái hiện sinh động,
chân thực con người hiện thực trong bối cảnh xã hội mới. Hoàng Quốc Hải
trong bài Lại bàn về đổi mới tư duy (Bài viết tham dự Hội thảo về Đổi mới tư
duy tiểu thuyết - họp ngày 07/11/2002 tại Đại Lải) cho rằng: Đổi mới tư duy
tiểu thuyết trước hết là “đổi mới nhận thức của nhà văn trước những biến thái
xã hội của thế giới...”, nghĩa là “Nhà văn cứ viết, viết không phụ thuộc vào
hình thức biểu hiện, không phụ thuộc vào sự cho phép hay không cho phép
của bất cứ ai...”. Đó là quan niệm hướng tới phản ánh sự thật theo chính sách
đổi mới toàn diện của Đảng, Nhà nước. Nhưng dù đổi mới bằng cách nào, thì
văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng vẫn phải đạt tới chuẩn mực về sự
hấp dẫn, nhân văn và nhân đạo.
Hòa chung vào đời sống văn nghệ ấy, tiểu thuyết viết về nông thôn sau
năm 1986 cũng có những biến chuyển rõ rệt.

9

Nguyễn Thị Phương Hoa


K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

1.1. Tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1986
Nông thôn và nông dân là một đề tài lớn, phức tạp và hấp dẫn, được
nhiều những thế hệ nhà văn quan tâm khai thác. Nhà văn Nguyễn Khải từng
viết: “Hãy lật lưng áo của bất cứ một ông tiến sĩ nào, ta đều thấy dấu vết của
những ngày chăn trâu cắt cỏ”. Cho đến bây giờ, nông dân ở nước ta vẫn
chiếm 80% dân số. Cái gốc của người Việt Nam vẫn là nông dân. Do đó, sinh
hoạt, cách ứng xử của người dân ít nhiều bị ảnh hưởng của nền kinh tế và tư
duy nông nghiệp. Đặc điểm này in đậm trong sáng tác văn học ở các thời kì;
góp phần làm nên sự phong phú, sôi động của văn đàn thời kì đổi mới là hàng
loạt tiểu thuyết viết về nông thôn.
Ngay trong Văn học 1930 - 1945, đề tài nông thôn đã được các nhà văn
chú ý nhiều. Song ở các tiểu thuyết lãng mạn giai đoạn này, hình ảnh nông
thôn được nhìn nhận một cách phiến diện, thi vị hóa. Các tác phẩm của Nhất
Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo… thường chỉ tập trung vào những gia đình
thuộc tầng lớp trên ở nông thôn (Con đường sáng, Hồn bướm mơ tiên, Nửa
chừng xuân…). Hình ảnh nông thôn mà các tác giả này miêu tả chưa phải là
chủ đích của bút pháp nghệ thuật lãng mạn. Đó chỉ là những quan điểm cải
lương, chưa được truy tìm tới nguyên nhân của sự kiện, hoàn cảnh. Cuộc sống
nghèo khổ, nheo nhóc, cơ cực của người nông dân cũng chỉ là do mê tín, do
thói quen, tập tục hủ lậu… chứ không được nhìn nhận như là hậu quả của sự
chèn ép, áp bức của giai cấp thống trị trong xã hội.
Đến Văn học hiện thực phê phán, đề tài nông thôn đã xuất hiện và được
khai thác có chiều sâu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố); Bước đường cùng

(Nguyễn Công Hoan)… Hình tượng chị Dậu, anh Pha là điển hình xuất sắc
của văn học viết về người nông dân bần cùng bởi sưu cao, thuế nặng, chịu ách
áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn địa chủ, cường hào. Nông thôn Việt Nam hiện
lên với bao hủ tục nhiêu khê, hà khắc cùng bầu không khí oi nồng, ngột ngạt
10

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

vây bủa, dồn đẩy người nông dân tới chân tường của sự sống.
Từ sau Cách mạng tháng 8 - 1945, diện mạo nông thôn thay đổi và tiếp
tục được phản ánh trong văn học. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp,
tiểu thuyết viết về đề tài này khá nhiều, thành công hơn cả là Con trâu của
Nguyễn Văn Bổng. Tác phẩm phản ánh vấn đề xây dựng hợp tác hóa nông
nghiệp, cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa tư bản. Tiểu thuyết Xung đột (Nguyễn Khải) là sự mở đầu cho
các sáng tác viết về nông thôn thời kì hòa bình ở miền Bắc. Đến 1961, với hai
tiểu thuyết Cái sân gạch và Vụ mùa chiêm của Đào Vũ, một nông thôn mới
trong hoàn cảnh mới, con người phải tự đấu tranh để điều chỉnh lại mình cho
phù hợp với sự vận động và sự phát triển của xã hội đang trên đường tiến lên
chủ nghĩa xã hội.
Tiểu thuyết viết về nông thôn trong chiến tranh chống Mĩ 1964 - 1975
mang âm hưởng sử thi anh hùng ca. Tác phẩm tiêu biểu: Bão biển, Đất mặn
(Chu Văn) thu hút độc giả nhiều hơn cả; ngoài ra còn có Vùng quê yên tĩnh

(Nguyễn Kiên), Chủ tịch huyện (Nguyễn Khải), Vợ chồng ông lão chăn vịt
(Vũ Thị Thường)… Ở giai đoạn này hầu hết các tác phẩm tập trung phản ánh
vấn đề xây dựng nông thôn mới ở miền Bắc, hợp tác hóa, xây dựng nền kinh
tế mới khẳng định sự thắng lợi của phương thức sản xuất tập thể; ca ngợi cuộc
sống mới ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Sau năm 1975, đất nước thoát khỏi chiến tranh, cùng với thành thị,
nông thôn đang từng ngày thay da đổi thịt. Văn xuôi viết về nông thôn đã có
sự chuyển mình. Các tác phẩm là lời tuyên cáo đối với cung cách làm ăn và
quản lí nông thôn kiểu cũ, đồng thời đề cập đến lối làm ăn và quản lí nông
thôn kiểu mới.
Từ sau năm 1986, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, không khí dân
chủ của xã hội đã khơi thông tư tưởng cho con người. Đây là thời kì đất nước
11

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

đang chuyển mình từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nông thôn Việt Nam đang có
những thay đổi to lớn: nông thôn đang dần bị đô thị hóa, văn hóa nông thôn
chuyển dần sang văn hóa đô thị. Văn xuôi viết về đề tài nông thôn thời kì này
cũng chuyển mình, đổi mới trong không khí đổi mới chung của đất nước.
Các nhà văn tự do thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình, không còn bị ràng
buộc bởi bất cứ yếu tố khách quan nào. Văn xuôi có sự đổi mới về nội dung

và hình thức biểu hiện. Đề tài nông thôn một lần nữa được khắc họa rõ nét và
chân thực ở tất cả mọi phương diện, trong sự đa dạng, phức tạp, xấu tốt lẫn
lộn, đan xen. Ở thời kì này tất cả các tác phẩm đều được nâng lên một bước
trong sự nhìn nhận về con người và xã hội. Đáng chú ý với một loạt các tác
phẩm, bước đầu mang tính “thành tựu”, như: Lê Lựu với Thời xa vắng (1986),
Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1994); Nguyễn Khắc Trường với
Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990); Dương Hướng với Bến không chồng
(1990), Dưới chín tầng trời (2007); Ngô Ngọc Bội với Ác mộng (1990); Tạ
Duy Anh với Lão Khổ (1992); Đào Thắng với Dòng sông mía (2004); Trịnh
Thanh Phong với Ma làng (2002); Hoàng Minh Tường với bộ tiểu thuyết Gia
phả của đất, gồm: Thuỷ hoả đạo tặc, Đồng sau bão, Ngư phủ, và tiểu thuyết
Thời của Thánh Thần; Phạm Ngọc Tiến với Những trận gió người (sau đổi
thành Gió làng Kình)...
Sự nổi trội của đề tài nông thôn không chỉ được đánh giá bằng tiêu chí
số lượng mà còn khẳng định bằng chất lượng nghệ thuật. Giá trị thực tế đã
được khẳng định với khá nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng, đặc biệt với năm
tác phẩm đoạt giải thưởng của Hội nhà văn. Thời xa vắng với anh nông dân
Sài đã làm rạng danh Lê Lựu từ những năm đầu đổi mới. Năm 1991 có ba tiểu
thuyết đoạt giải thì có hai tiểu thuyết viết về nông thôn là Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Bến không chồng; sau nhiều năm không có tiểu thuyết đoạt giải thì
12

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


năm 1997 Thuỷ hoả đạo tặc lại giành được Giải thưởng lớn đó. Tiểu thuyết
Dòng sông mía (Đào Thắng) là hiện tượng văn học đáng chú ý nhất năm
2004.
Nhìn vào sự thống kê tuy còn tương đối ở trên, trong sự đối sánh với
văn học ở những thời kì trước, có thể thấy đề tài nông thôn là đề tài có sức
hấp dẫn đối với nhiều cây bút và thu được nhiều thành tựu hơn cả trong giai
đoạn sau 1986.
Sự đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tạo tiểu thuyết nói chung và
trong tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết từ sau 1986 thể hiện trên nhiều
phương diện: đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Đề tài chiến tranh, lịch
sử, dân tộc của giai đoạn trước giải phóng được thay thế bằng đề tài thế sự,
đời tư. Tiểu thuyết về đề tài nông thôn viết trong thời kì đổi mới đã tập trung
tái hiện một bức tranh hiện thực đời sống xã hội nơi thôn quê đầy biến động
trong việc thực thi những chính sách của Nhà nước: cải cách ruộng đất, công
cuộc sửa sai, chủ trương đưa nông dân vào hợp tác xã, thời kì bao cấp...
Trong mỗi biến động chính trị lớn ấy, làng quê Việt Nam không còn không
gian bình yên từ ngàn đời xưa, mà náo động, rối ren. Cái mới chưa được xây
dựng tạo nên nền tảng vững chắc mặc dù đó là cái cần của cuộc sống nông
thôn ngày hôm nay thì cái cũ - những dấu vết của thể chế phong kiến như
xung đột dòng họ vì hôn nhân, quyền lực; xung đột giữa những tư tưởng cũ và
mới trong tình yêu hạnh phúc, trong quản lí xã hội... vẫn chưa thể xoá bỏ.
Tiểu thuyết thời kì này không tập trung vào mâu thuẫn giai cấp như giai đoạn
văn học trước 1945 mà đã chỉ ra rất nhiều mâu thuẫn khác nảy sinh trong xã
hội nông thôn: mâu thuẫn giữa các dòng họ, mâu thuẫn giữa các thế hệ và
thậm chí mâu thuẫn xảy ra trong bản thân mỗi con người. Và trong mỗi trang
tiểu thuyết, người đọc không chỉ thấy niềm tin yêu và quá đỗi lạc quan của
nhà văn như giai đoạn trước đó mà còn đầy ắp sự trăn trở, suy nghĩ về hiện
13


Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thực đời sống nhiều phức tạp. Xã hội nông thôn phản ánh những bước đi
chính trị của dân tộc có mạnh, có yếu, có ưu, có khuyết.
Trên cái nền hiện thực cuộc sống hàng ngày ấy, các nhà văn thời đổi
mới còn quan tâm đến vấn đề về thân phận và cuộc đời con người; chỉ ra
những “bi kịch” mang tính chất nhân sinh. Nguyễn Khải viết Mùa lạc vào
năm 1960 - tác phẩm nằm trong cảm hứng lạc quan chung của văn học đương
thời vốn tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống và con người mới. Nhân vật trung
tâm tác phẩm là cô Đào được xây dựng bằng chính niềm lạc quan và có phần
lí tưởng về cuộc đời của tác giả. Trước khi đến với “miền đất mới”, cuộc đời
của người phụ nữ 28 tuổi này đầy bất hạnh khi bị cơn lốc cuộc đời càn quét
mất hết chồng con, nhà cửa, nhan sắc... Cánh cửa cuộc đời tưởng như đã đóng
chặt với con người ấy. Vậy mà nông trường Điện Biên với cuộc sống tươi vui,
nhân ái và tình yêu thương của con người nơi đây đã gọi thức niềm vui và
cảm xúc trong chị. Như vậy, việc nhà văn tái hiện cuộc đời số phận nhân vật
Đào là một cách để ca ngợi cuộc sống mới, tương lai mới tốt đẹp của dân tộc,
đất nước. Các nhà văn thời đổi mới không có được niềm lạc quan toàn vẹn ấy.
Họ nhìn thấy và phản ánh về con người và cuộc sống trong cái nhìn chân
thực, từ đó phát hiện không ít những bi kịch xót xa. Thân phận của Giang
Minh Sài trong Thời xa vắng (Lê Lựu) là thân phận mang tính bi kịch khi cả
cuộc đời phải sống vì người khác, không dám vượt thoát những qui định
truyền thống để nắm giữ lấy tình yêu - hạnh phúc thực sự cho cuộc đời mình.

Sự đổi mới tư duy tiểu thuyết, trong đó có tiểu thuyết viết về nông thôn
còn thể hiện rõ qua phương diện cốt truyện. Một số tiểu thuyết (như các tiểu
thuyết hồi ức về chiến tranh) lựa chọn cốt truyện giàu tâm trạng, thì các nhà
văn viết về nông thôn về cơ bản vẫn lựa chọn cốt truyện mang tính kế thừa
truyền thống: cốt truyện sự kiện giàu kịch tính. Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh
đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương
14

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hướng), Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Dòng sông mía (Đào Thắng), Thủy hỏa đạo
tặc (Hoàng Minh Tường)... đều là những tiểu thuyết mà cốt truyện khá rõ
ràng với mở đầu, phát triển, kịch tính, kết thúc. Người đọc có thể dựa vào
những sự kiện ấy mà kể lại cho người nghe về nội dung câu chuyện. Tuy
nhiên trong một số tiểu thuyết có sử dụng kết hợp thủ pháp đồng hiện: từ hiện
tại hồi nhớ về quá khứ đã qua. Bằng con đường ấy, người đọc có điều kiện
hiểu rõ hơn về cuộc đời nhân vật trong tác phẩm.
Nếu như quan niệm con người trong văn học trước năm 1975 là quan
niệm con người cá nhân hòa nhập trong tập thể, con người quần chúng thì sau
1975, đặc biệt từ sau đổi mới là quan niệm con người cá nhân được thể hiện
trong mối quan hệ với cộng đồng trên cơ sở phát huy cá tính, tôn trọng đời tư
nhân vật. Đồng thời với việc tái hiện bức tranh đời sống nông thôn đầy phức
tạp, các nhà văn đặc biệt quan tâm đến cuộc sống, thân phận con người.

Trong mỗi tiểu thuyết, người đọc đều tìm thấy một hoặc một số nhân vật có
thân phận, có tính cách rất đặc biệt. Tính cách và thân phận ấy có mối quan hệ
tương tác từ hoàn cảnh xã hội. Sự lầm lì, cam chịu của Sài trong Thời xa vắng
của Lê Lựu chẳng phải có căn nguyên từ những qui định, những áp đặt từ gia
đình, cơ quan hay sao? Song ẩn sâu bên trong bề ngoài ấy, người ta nhận thấy
có một cõi lòng muốn vượt thoát đi tìm hạnh phúc thực sự, nhưng chưa đủ
quyết tâm và mạnh mẽ để vượt qua và vứt bỏ tất cả những cái được coi là
danh dự, là sự nghiệp. Cuộc đời Hạnh (Bến không chồng - Dương Hướng)
phải chịu bao xô đẩy, áp lực từ những “lề thói, hủ tục” để rồi hạnh phúc tan
vỡ trong đau khổ... Có thể thấy rất rõ, số đông nhân vật trong các tiểu thuyết
về đề tài nông thôn mang đầy đủ cái mộc mạc, cùng sự toan tính thực dụng rất
nông dân. Nhưng ở họ ta cũng bắt gặp vẻ đẹp những tâm hồn thuần phác,
trong lành, vẫn còn nguyên vẹn nền tảng đạo đức từ ngàn xưa. Một thế giới
phong phú con người sinh sống và làm việc ở nông thôn được tái hiện sinh
15

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

động trên từng trang viết.
Ngôn ngữ là đặc điểm khác biệt quan trọng giữa con người ở làng quê
và thành thị. Trình độ văn hóa, suy nghĩ, lối sinh hoạt tạo cho người dân sống
nơi thôn dã có lời ăn tiếng nói rất đặc biệt. Để xây dựng thành công thế giới
phong phú và sinh động đó, các nhà văn phải dung nạp vào trang văn của

mình tất cả ngôn ngữ của người dân nông thôn: từ địa phương, khẩu ngữ,...
Bằng con đường đó, ngôn ngữ nhân vật được cá thể hóa rõ rệt.
Tiếp thu tư tưởng các bậc đàn anh và tiếp nối đúng nguồn mạch của
dòng chảy văn học thời kì đổi mới sau 1986, nhà văn Nguyễn Khắc Trường
đã đặt ra và giải quyết các vấn đề bức bối ở nông thôn trong Mảnh đất lắm
người nhiều ma theo cách riêng của mình. Mảnh đất lắm người nhiều ma là
cuốn tiểu thuyết thu hút được sự quan tâm của đông đảo độc giả và giới phê
bình. Nhiều nhà phê bình đánh giá nó là một trong những quyển tiểu thuyết
viết về nông thôn hay nhất thời kì đổi mới.
1.2. Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất lắm người nhiều ma
1.2.1. Nguyễn Khắc Trường
Nguyễn Khắc Trường sinh ngày 06/07/1946 tại huyện Đồng Hỉ, một
vùng quê thuần nông của tỉnh Thái Nguyên. Năm 1965, ông nhập ngũ vào
quân chủng Phòng không - Không quân, làm kĩ thuật vô tuyến điện ở sân bay
phản lực Vĩnh Phúc (sân bay Nội Bài). Rồi từ đấy tham gia chiến dịch Đường
9 - Nam Lào năm 1971 và chiến dịch Quảng Trị năm 1972 ở đơn vị pháo cao
xạ. Tác giả vào làng văn từ những năm mới 20 tuổi với bút danh Thao Trường
gần gũi. Đó là đầu những năm 70 từ người lính kĩ thuật của Quân chủng
Phòng không - Không quân, Thao Trường trở thành phóng viên mặt trận, viết
cho tờ tin của báo binh chủng này, sau này tham gia tạp chí Văn nghệ quân
đội. Thuộc số những nhà văn quân đội trưởng thành từ cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước, nhiều năm Thao Trường là tác giả của bút kí, truyện
16

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

ngắn viết về chiến tranh, hậu phương quân đội và nông thôn. Năm 1986, nhà
văn được trao giải nhất cho cuộc thi bút kí do tuần báo Văn nghệ và Đài tiếng
nói Việt Nam phối hợp tổ chức.
Lần đầu viết về nông thôn, cũng là lần đầu hoàn thành một cuốn tiểu
thuyết, Nguyễn Khắc Trường đạt được thành công lớn (trước kia nhà văn đã
bỏ dở một cuốn tiểu thuyết về Quảng Trị). Nhiều bạn đọc, bạn viết ngạc nhiên
về vốn hiểu biết nông thôn của tác giả - một người mà nhiều năm nay ít bộc lộ
ưu điểm này. Nhưng nếu biết rõ về Nguyễn Khắc Trường thì không bất ngờ.
Sinh ra và lớn lên ở huyện Đồng Hỉ tỉnh Thái Nguyên, Nguyễn Khắc Trường
vốn là nông dân hoàn toàn từ nếp cảm đến lối sống. Vào bộ đội rồi thành cán
bộ ở cơ quan, viết văn nhưng tác giả luôn nhớ về thôn quê, nơi chôn rau cắt
rốn và nhiều nơi khác ông đã từng gửi gắm một phần đời mình. Từ lâu,
Nguyễn Khắc Trường đã nung nấu ý định viết về một cái gì đấy sâu sắc và
tầm vóc về nông thôn - cái mảng hiện thực mà những năm đó chứa chất bao
ngổn ngang, vui ít buồn nhiều. Năm 1988, hết phiên trực biên tập văn xuôi ở
tạp chí Văn nghệ quân đội, nhà văn nhận nhiệm vụ đi làm phóng viên.
Nguyễn Khắc Trường đi liền ba tháng ở các tỉnh Bắc Thái, Thanh Hóa, Hải
Hưng. Quê hương Thanh Hóa cuốn hút hơn cả, khiến tác giả sử dụng phần
lớn quỹ thời gian đã định trước đó vào việc đi lang thang khắp ba huyện Triệu
Sơn, Thọ Xuân, Nga Sơn của tỉnh này. Đó là những nơi làm ăn rất tốt hoặc
trái lại, có “vụ việc” từng gây xôn xao dư luận. Nhà văn đã nhiều lần thổ lộ
với bạn bè rằng mình say mê Thanh Hóa từ lâu và cho đến tận bây giờ, vì đó
là vùng không phẳng lặng, vùng đất của tiểu thuyết. Sau khi hoàn thành xong
cho tạp chí Văn nghệ quân đội bút kí Ghi chép về một vùng quê, Nguyễn
Khắc Trường bắt đầu đưa ngòi bút chạy những dòng đầu tiên của cuốn tiểu
thuyết. Nguyễn Khắc Trường chỉ lấy tư tưởng, vấn đề, cốt truyện, sự việc, con
người… ở xứ Thanh, còn lời ăn tiếng nói, địa danh… thì lấy ở quê hương

17

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

mình để rồi tất cả nhào nhuyễn, hòa quyện thành tác phẩm.
Là một chiến sĩ, rồi trở thành nhà văn, lại xuất thân từ nông dân,
Nguyễn Khắc Trường rất thông thuộc hai đối tượng, hai đề tài, đó là nông
thôn và người lính. Khi trả lời một cuộc phỏng vấn, tác giả cuốn tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma đã tâm sự rằng: “Tôi tự thấy mình thông thuộc
hai đối tượng, hai đề tài, đó là nông thôn và người lính. Tôi nhập ngũ từ đầu
cuộc chiến tranh chống Mĩ và ở liên tục 26 năm đến khi chuyển ngành ra báo
Văn nghệ. Trước khi nhập ngũ, tôi đi học phổ thông và là xã viên hợp tác xã
nông nghiệp, thông thạo chuyện cày bừa, gánh phân, nhổ mạ (…) Tôi yêu
mến những tác giả viết về nông thôn từ bé. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ cảm giác
bâng khuâng, bần thần khi đọc những trang văn viết về cảnh “nhà quê” của
Nam Cao, Kim Lân và trong tôi bỗng có một mơ ước rằng có lẽ mình cũng
nên thử sức”. Dám nghĩ, dám thử sức và Nguyễn Khắc Trường đã thành công
khi viết về nông thôn “như tìm lại chính con người mình”.
Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Nguyễn Khắc Trường đã vinh dự
nhận được những giải thưởng như: Giải nhất cuộc thi bút kí của báo Văn nghệ
và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1986 với bút kí Gặp lại anh
hùng Núp, giải thưởng Văn học Hội nhà văn Việt Nam năm 1991 với tiểu
thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Giải thưởng Nhà nước về văn học và

nghệ thuật năm 2007.
Các tác phẩm chính: Cửa khẩu (Tập truyện vừa, 1972), Thác rừng (Tập
truyện ngắn, 1976), Mảnh đất lắm người nhiều ma (tiểu thuyết, 1990), Miền
đất Mặt trời (tập truyện, 1982)…
Hiện tại, Nguyễn Khắc Trường đang công tác ở tuần báo Văn nghệ và
là biên tập viên Nhà xuất bản Hội nhà văn.
1.2.2. Vị trí của Mảnh đất lắm người nhiều ma
Mảnh đất lắm người nhiều ma được nhà văn Nguyễn Khắc Trường
18

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

sáng tác vào năm 1990. Mảnh đất lắm người nhiều ma được coi là một trong
những tác phẩm xuất sắc viết về nông thôn Việt Nam. Tiểu thuyết này từng
được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dựng thành phim truyền hình dài 20 tập với
tiêu đề Đất và người ra mắt bạn xem truyền hình vào giữa năm 2002. Hãng
phim truyền hình Việt Nam đã mời nhà văn Khuất Quang Ngụy là người có
nhiều vốn sống về nông thôn miền Bắc và hiểu biết khá kĩ lưỡng về nhà văn
Nguyễn Khắc Trường để làm người biên kịch với sự trợ giúp của một biên tập
viên có kinh nghiệm của hãng là nhà văn Phạm Ngọc Tiến. Đạo diễn Nguyễn
Hữu Phần trong một bài trả lời phỏng vấn đã nói: “Chúng tôi thay đổi một
phần kết cấu truyện, thêm bớt các tình tiết và nhân vật để phù hợp với ngôn
ngữ điện ảnh và tính chất của phim truyền hình. Tác giả tiểu thuyết cũng như

kịch bản là những người rất am hiểu về nông thôn, tạo thuận lợi cho đoàn
làm phim. Nội dung phim cũng có nhiều biến tấu. Điều quan trọng là những
thay đổi đó không làm mất đi sự hấp dẫn, ngược lại phần nào làm phong phú,
đa dạng hơn về cuộc sống, tính cách người nông dân và thể hiện cách nhìn
nhân hậu, đầm ấm hơn về nông thôn…”. Bộ phim đã tạo một tiếng vang lớn
khi trình chiếu trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.
Đề tài nông thôn là niềm trăn trở, ấp ủ từ lâu của nhà văn Nguyễn Khắc
Trường. Như ở trên đã nói, sau thời gian nhà văn chịu khó đi thực tế tìm hiểu
về đời sống nông thôn, tác phẩm ra đời và được sự đón nhận nồng nhiệt của
độc giả. Không gian của câu chuyện là địa bàn nông thôn ven sông Công
(Thái Nguyên) trong thời gian năm 1988, khi mà Việt Nam đang bắt đầu thời
kì đổi mới. Nội dung chính của tiểu thuyết là sự đấu đá cá nhân của hai dòng
họ, họ Vũ và họ Trịnh ở làng Giếng Chùa, mà đại diện là Vũ Đình Phúc
(trưởng họ Vũ) và anh em Trịnh Bá Hàm (trưởng họ Trịnh), Trịnh Bá Thủ
(em của Hàm, bí thư Đảng ủy của xã). Đây là hai họ lớn nhất và có máu mặt
nhất trong làng: nhiều người giàu có, nhiều người có quyền chức là đi thoát li.
19

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Mối hiềm khích giữa hai họ này qua lời kể lại trong tác phẩm thực ra đã kéo
dài từ nhiều đời trước và đến đời Phúc - Hàm thì trực tiếp liên quan đến mối
tình thù. Trước kia, khi còn trẻ, Phúc có quan hệ yêu đương với bà Son (lúc

đó Phúc đã có vợ), sau đó vì nhát gan mà bỏ bà Son. Bà Son sau đó bị bố mẹ
ép gả cho Hàm (có biệt danh Hàm thọt), sau khi cưới nhau, Hàm phát hiện ra
vợ mình đã bị mất trinh khiến cho bà Son vì cớ đó sợ hãi phải sống như một
cái bóng, tự coi mình là con tôi đòi trong nhà để đổi lấy việc Hàm để cho
mình sống yên ổn trong nhà. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến
Hàm rất thù Phúc.
Câu chuyện cứ xoay quanh những ân oán hai họ, và những đấu đá trong
làng quê, được nâng cao lên quan điểm thành ra sự đấu đá trong chi bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam của xã mà ở đó Thủ làm bí thư xã, Phúc là chủ nhiệm hợp
tác xã. Đỉnh cao của ân oán là việc ông Hàm âm mưu đào mộ bố Phúc (mới
mất) để yểm bùa nhằm ám hại dòng họ Phúc nhưng bị phát hiện, sau đó bị bắt
giam. Thủ dùng chị dâu mình là bà Son lừa cho ông Phúc rơi vào bẫy, vu oan
cho hai người có tình ý, viết biên bản và bắt ép Phúc phải hòa giải để cứu ông
Hàm. Sau đó lại dùng biên bản này để ép bà Son phải giả mạo đơn tố cáo
Phúc có ý định cưỡng hiếp mình. Mâu thuẫn được đẩy cao lên đỉnh điểm khi
bà Son bị cưỡng bách cao độ, xấu hổ và không còn lối thoát đã nhảy xuống
sông tự vẫn và Phúc là người đầu tiên vớt xác bà.
Mảnh đất lắm người nhiều ma cũng gắn liền với một mối tình oan trái
là con gái của ông Hàm. Đào yêu Tùng, cháu gọi ông Phúc bằng cậu (mẹ
Tùng là chị gái ông Phúc, người họ Vũ). Tùng là Đảng viên tốt, cựu quân
nhân, có chí vươn lên và muốn vượt qua những định kiến dòng họ, đồng thời
cùng những Đảng viên tốt khác muốn xóa bỏ những bóng đen hắc ám trong
chi bộ Đảng, làm trong sạch đội ngũ để xây dựng quê hương. Cùng sát cánh
với Tùng còn có trung tá Chỉnh, bạn chiến đấu của bố Tùng, cả hai thành một
20

Nguyễn Thị Phương Hoa

K33B Khoa Ngữ văn



×