Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ MRP ÁP DỤNG CHO CÔNG TYTNHH VINAPACKINK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.64 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP
---------------oOo--------------LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NHU
CẦU VẬT TƯ MRP ÁP DỤNG CHO CÔNG TY
TNHH VINAPACKINK

GVHD: ThS. Nguyễn Văn Chung
SVTH : Nguyễn Viết Thảo
MSSV:
20302583

Tp HCM, Tháng 01/2008

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM --------------- Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
-------------ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA: CƠ KHÍ
BỘ MÔN: KTHTCN

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Nguyễn Viết Thảo
MSSV: 20302583


Ngành: KTHTCN
Lớp:CK03LHT02
1. Đầu đề luận văn : “Xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư
áp dụng cho công tư TNHH Vinapackink”
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
- Tìm hiểu đối tượng- hệ thống hiện tại
- Thu thập số liệu, xây dựng hệ thống
- Phát triển phần mềm hỗ trợ
- Đánh giá nghiên cứu
3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn:..................................................................
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:......................................................................
5. Họ và tên người hướng dẫn:
Phần hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Văn Chung

100%

Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn
Ngày..........tháng.........năm...........
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ):.................
Đơn vị: ................................................
Ngày bảo vệ:........................................
Điểm tổng kết:.....................................

Nơi lưu trữ luận văn : .........................

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này sẽ không bao giờ được hoàn thành nếu không có sự
dạy bảo của cha mẹ, quí thầy cô.
Trước tiên con xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người luôn động viên và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong suốt thời gian học tập.
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Chung
người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình làm đề
tài
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quí thầy cô trong Bộ môn Kỹ Thuật Hệ
Thống Công Nghiệp, những người đã cung cấp cho chúng em kiến thức
thật bổ ích và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cám ơn đến công ty Vinapackink đã giúp đỡ em trong suốt
quá trình tìm hiểu hiện trạng để thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cám ơn dành cho những người bạn đã khích lệ và giúp đỡ trong
suốt quá trình làm luận văn
Một lần nữa, chúng em xin ngỏ lời biết ơn đến tất cả mọi người xung
quanh vì sự thương yêu, quan tâm và lo lắng mà mọi người đã dành cho
em.

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong quá trình nghiên cứu hoạt động sản xuất của Công ty TNHH
Bao bì & Mực in Vinapackink tác giả nhận thấy rằng hoạt động sản xuất

của công ty đang gặp phải một số khó khăn, đó là thường xuyên thiếu vật
tư cho sản xuất, dùng sai loại vật tư gây lãng phí. Điều đó đang là vấn đề
cấp thiết cần giải quyết của công ty. Với mục đích tìm kiếm giải pháp giải
quyết cho vấn đề trên và dựa trên một số công cụ hỗ trợ trong quản lý sản
xuất thì hệ thống Hoạch Định Nhu Cầu Vật Tư MRP là giải pháp khả thi.
Mục đích của luận văn là xây dựng hệ thống Hoạch Định Nhu Cầu
Vật Tư áp dụng vào thực tiễn cho Công Ty Vinapackink với nội dung bao
gồm 6 chương. Chương một giới thiệu nội dung tổng quát của luận văn,
chương 2 nêu lên những cơ sở lý thuyết liên quan trong đề tài, chương 3
tìm hiểu và phân tích hiện trạng hoạt động sản xuất của công ty, chương 4
xây dựng hệ thống MRP áp dụng vào thực tiễn cho công ty, chương 5 xây
dựng phần mềm hỗ trợ cho hệ thống, chương 6 nêu lên kết luận và kiến
nghị.

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...................................................................................ix
1.1 Đặt Vấn Đề..................................................................................................ix
1.2 Lý Do Hình Thành Đề Tài............................................................................x
1.3 Mục Tiêu Đề Tài...........................................................................................x
1.4 Phạm Vi Nghiên Cứu Và Giới Hạn..............................................................x
CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................xi
2.1 Phương Pháp Luận.......................................................................................xi
2.2 Cơ Sở Lý Thuyết..........................................................................................xi
2.2.1 Cơ sở lý thuyết về hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư.......................xi
2.2.2 Cơ sở lý thuyết về dự báo....................................................................xv
2.2.3 Cơ sở lý thuyết về MPS.....................................................................xix
2.2.4 Hoạch định năng lực sản xuất............................................................xxi

2.2.5 Quá trình tính toán MRP...................................................................xxii
Bảng 2.1: Bảng ma trận MRP........................................................................xxii
2.2.6 Hệ thống thông tin............................................................................xxiv
CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CỦA CÔNG TY
.............................................................................................................................xxv
3.1 Sản Phẩm Của công Ty.............................................................................xxv
3.2 Hệ Thống Sản Xuất Của Công Ty Vinapackink....................................xxvii
3.2.1 Mô hình sản xuất.............................................................................xxvii
3.2.2 Hoạt động sản xuất........................................................................xxviii
3.2.3 Qui trình sản xuất.............................................................................xxix
3.2.4 Tổ chức quản lý sản xuất..................................................................xxx
3.2.5 Phân tích hiện trạng sản xuất...........................................................xxxi
3.3 Những Vấn Đề Cần Giải Quyết............................................................xxxiii
3.3.1 Những khó khăn.............................................................................xxxiii
3.3.2 Hướng giải quyết...........................................................................xxxiii
CHƯƠNG 4 . XÂY DỰNG HỆ THỐNG MRP ÁP DỤNG CHO CÔNG TY
VINAPACKINK..............................................................................................xxxiv
4.1 Dự Báo...................................................................................................xxxiv
4.1.1 Mục đích dự báo............................................................................xxxiv
4.1.2 Xây dựng mô hình dự báo...............................................................xxxv
4.1.3 Kết quả dự báo.............................................................................xxxviii
4.2 Quản Lý Đơn Hàng................................................................................xxxix
4.2.1 Đơn hàng đến.................................................................................xxxix
4.2.2Tính qui cách sản phẩm.......................................................................xli
4.2.3 Tính số lượng thực tế sản xuất............................................................xli
4.3 Hoạch Định Năng Lực Máy.....................................................................xliii
4.3.1 Năng lực máy....................................................................................xliii
4.3.2 Nhân công.........................................................................................xliii
4.3.3 Tính toán năng lực sản xuất...............................................................xliii
4.4 Lập Lịch Sản Xuất MPS...........................................................................xliv

4.4.1 Mô hình tính MPS.............................................................................xliv
4.4.2 Tính thời gian gia công của các đơn hàng........................................xliv
4.4.3 Quá trình sắp xếp thứ tự sản xuất của các đơn hàng..........................xlv
4.4.4 Tính MPS..........................................................................................xlvii
4.5 Kiểm Tra Tính Khả Thi Của Lịch Sản Xuất...........................................xlviii
4.6 Tính MRP...............................................................................................xlviii
v


4.6.1 Cấu trúc sản phẩm..........................................................................xlviii
4.6.2 Tính Bom.............................................................................................lii
4.6.3 Tính MRP............................................................................................lii
CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ..........................................lxiii
5.1 Yêu Cầu....................................................................................................lxiii
5.1.1 Sự cần thiết của phần mềm...............................................................lxiii
5.1.2 Nội dung của phần mềm...................................................................lxiii
5.2 Hệ thống thông tin....................................................................................lxiv
5.3 Ứng dụng.................................................................................................lxxii
5.3.1 Giao diện..........................................................................................lxxii
5.2.2 Kết quả chạy chương trình...............................................................lxxvi
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................lxxvii
6.1 Đánh Giá................................................................................................lxxvii
6.2 Kết luận..................................................................................................lxxvii
6.3 Kiến nghị...............................................................................................lxxvii
6.4 Hướng phát triển tương lai....................................................................lxxviii

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi



DANH SÁCH HÌNH VẼ

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOM – Bill Of Material: phiếu vật tư
CRP – Capacity Requirement Planning: Hoạch định nhu cầu năng lực
MPS – Master Production Schedule: Lịch sản xuất
MRP – Material Requirements Planning: Hoạch định nhu cầu vật tư
RCCP – Rough-Cut Capacity Planning: Hoạch định năng lực thô
RRP – Resource Requirements Planning: Hoạch định nhu cầu nguồn lực
ATC – Apparent Tardiness Cost: Chi phí trễ rõ ràng
EDD – Earliest Due Date : Đến trước làm trước

viii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề
Trong xu thế hội nhập của kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có
đựơc cơ hội to lớn để phát triển, đồng thời cũng đứng trước những thách
thức mà chúng ta phải vựơt qua. Một trong những thách thức đó là sự cạnh
tranh của các công ty nước ngoài có nguồn tài chính dồi dào, công nghệ
hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến…, trong khi đó các các công ty trong
nước, mà nhất là các công ty vừa và nhỏ đang gặp khó khăn về nhiều mặt,

khả năng quản lý sản xuất còn yếu, việc áp dụng tin học vào quản lý sản
xuất còn hạn chế, việc trao đổi thông tin nội bộ giữa các phòng ban chưa
được chú trọng. Để một doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trong môi
trường kinh tế toàn cầu thì doanh nghiệp đó cần có một hệ thống sản xuất
hiệu quả, linh hoạt nhằm thích ứng kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng
của thị trường cũng như nền kinh tế hiện nay.
Một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như trong thời đại hội nhập cần
phải có sự tương tác ngày càng lớn của khách hàng và nhà sản xuất. Điều
này có ý nghĩa là để sản xuất ra theo yêu cầu của khách hàng và thời gian
giao hàng nhanh chóng, các nhà sản xuất phải duy trì được mối quan hệ
chặt chẽ với khách hàng cũng như với nhà cung cấp lẫn phân phối. Để đạt
được hiệu quả trong việc giao hàng đúng hạn đến khách hàng, giảm bớt
thời gian thực hiện công việc, cũng như chi phí tồn kho,… các nhà sản xuất
cần phải có một hệ thống lập kế hoạch và kiểm soát để tạo ra được sự đồng
bộ cũng như linh hoạt trong sản xuất để bảo đảm quản lí hiệu quả trong sản
xuất. Sẽ có nhiều công cụ và phương pháp kỹ thuật được áp dụng trong
thực tiễn sản xuất. Trong đó “ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ MRPI
(Material Requirement Planning) “ được phần lớn các công ty áp dụng
trong quá trình quản lí sản xuất, vì nó tích hợp các thông tin cần thiết như
nhu cầu của khách hàng, khả năng sản xuất, tồn kho…
Công ty bao bì và mực in Việt Nam Vinapackink là công ty chuyên sản
xuất bao bì nhựa theo đơn đặc hàng với công suất khoảng 2000 tấn/năm.
Trong đó thị trường xuất khẩu chiếm 40%. Với 14 loại sản phẩm chính,
trong đó có 6 loại sản phẩm thuộc về màng đơn và 8 loại sản phẩm về
màng ghép.
Tình hình hoạt động sản xuất hiện tại của công ty đang gặp phải một
số vấn đề như tình trạng trễ đơn hàng xãy ra thường xuyên mà nguyên
nhân chính là không cung cấp vật liệu kịp thời, việc phối hợp thông tin
giữa các phòng ban rất chậm nhất là thông tin cập nhật về nguyên vật liệu
hiện tại của nhà máy và tình hình đơn hàng đến làm cho các bộ phận lúng

túng trong việc lên kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư. Hơn nữa việc lên
kế hoạch sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nhiệm của nhân viên lâu năm,
thường xãy ra sai sót và chỉnh sửa lại, điều này phù hợp khi đơn hàng ít,

ix


khi đơn hàng nhiều thì việc lên kế hoạch như thế không còn phù hợp,
thường xuyên xãy ra xáo trộn những đơn hàng chưa đến ngày giao thì đã
làm xong, còn những đơn hàng đã tới ngày giao thì chưa hoàn thành, dẫn
tới tình trạng trễ đơn hàng, điều đó đòi hỏi phải có một hệ thống mà trong
đó có sự phối hợp giữa các bộ phận cung ứng vật tư, kinh doanh, sản xuất
để có thể tận dụng tối đa nguồn lực nhà máy, cung cấp vật tư kịp thời cho
sản xuất, tính toán thời gian giao hàng hợp lý, nâng cao khả năng phục vụ
khách hàng…Hệ thống đó chính là hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư
MRP ( Material Requirement Planning).
1.2 Lý Do Hình Thành Đề Tài
Đề tài “Xây Dựng Hệ Thống Hoạch Định Nhu Cầu Vật Tư MRP tại Công
Ty Vinapackink ” được hình thành nhằm mục đích ứng dụng các mô hình
lý thuyết vào giải quyết vấn đề thực tiễn của công ty.
1.3 Mục Tiêu Đề Tài
Xây dựng thành công hệ thống “ Hoạch Định Nhu Cầu Vật Tư MRP ” áp
dụng cho công ty VINAPACKINK, và phần mềm hỗ trợ cho hệ thống
nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
 Giúp hoạch định nhu cầu vật tư đúng thời gian, số lượng,
chủng loại, qui cách.
 Làm lịch sản xuất.
 Dự báo số lượng sản xuất cho tương lai
1.4 Phạm Vi Nghiên Cứu Và Giới Hạn
Phạm vi nghiên cứu:

Do có sự hạn chế về thời gian nên luận văn chỉ tiến hành xây dựng hệ
thống MRP trong phạm vi xưởng sản xuất màng ghép, tập trung ở một số
sản họ phẩm chính:
Tên sản phẩm
Loại màng sử dụng
Màng gia công
BOPP
Túi bột giặc
BOPP, PE
Túi thực phẩm sấy chân không
BOPP, VMCPP, PE
Màng gói(đóng) bánh kẹo, mì gói
BOPP, VMCPP
Màng đóng miếng chùi xoong
BOPP, PP
Màng đóng trà hòa tan
PET, AL, PE
Túi đựng khóa kéo, vé số
PET, MPET, PE
Túi đựng trà, vé số, cà phê
BOPP, VMCPP, PP
Giới hạn:
Luận văn tập trung xây dựng hệ thống MRP tới mức hoạch định đơn hàng
phát, không tính toán lượng đặc hàng kinh tế, chu kì đặc hàng.

x


CHƯƠNG 2:PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Phương Pháp Luận.

Mong muốn của công ty:
- Giải quyết những khó khăn đang gặp phải trong sản xuất

Hiện
trạng

Vấn đề
tồn tại

Các phương
pháp giải quyết

Mô hình

Phân tích kết
quả mô hình
– kết luận

Hình 2.1: Các bước thực hiện nghiên cứu
 Trước hết cần xác định nhu cầu cấp thiết của công ty.
 Tìm hiểu hiện trạng tổ chức sản xuất tại công ty: Các họ sản phẩm
chính; Quy trình sản xuất; Sơ đồ tổ chức sản xuất; Tồn kho; Cung
ứng vật tư…
 Phân tích hiện trạng, tìm ra vấn đề đang tồn tại, tìm ra nguyên nhân
của vấn đề, xác định nguyên nhân chính và chủ yếu nhất.
 Các phương pháp hỗ trợ giải quyết vấn đề.
 Đưa ra mô hình giải quỵết vấn đề.
 Chạy mô hình, phân tích kết quả.
 Kết luận.
2.2 Cơ Sở Lý Thuyết

2.2.1 Cơ sở lý thuyết về hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư
a. Định nghĩa.
Hoạch định nhu cầu vật tư MRP là một hệ thống có sự hỗ trợ tính toán của
máy tính kiểm soát tồn kho và hoạch định sản xuất. Nó có thể đáp ứng cho
việc hoạch định sản xuất của tất cả các hạng mục cho đến sản phẩm cuối
cùng. Nó đề nghị việc phát đơn hàng, mua đơn hàng, và đưa ra tái điều độ
khi cần thiết.
(Russell anh Taylor III, 1998).
Nhu cầu vật tư chia làm hai loại độc lập và phụ thuộc. Vật tư độc lập
khi có nhu cầu không có quan hệ với nhu cầu các vật tư khác. Vật tư độc
lập, như thành phẩm hay phụ tùng, thường có dạng nhu cầu liên tục, xác
định nhưng thay đổi do ảnh hưởng ngẫu nhiên của thị trường. Ngược lại
vật tư phụ thuộc có nhu cầu phụ thuộc vật tư cấp cao hơn trực tiếp của nó,
xi


không liên tục. Vật tư phụ thuộc thường gặp như nguyên liệu, chi tiết, bán
phẩm.
Nhu cầu vật tư phụ thuộc là nhu cầu vừa đúng lúc, được suy từ nhu cầu
vật tư độc lập và không cần dự báo. Nhu cầu vật tư phụ thuộc không ngẫu
nhiên, nhưng có dạng không liên tục và thay đổi.
Nhu cầu độc lập - tồn kho phân
phối
Mục đích là cung cấp nhanh theo
yêu cầu của khách hàng - chiến
lược định vị khách hàng
Nhu cầu bên ngoài dựa trên nhu
cầu thị
trường, nhu cầu này khó dự báo
và có sai

số
Ngẫu nhiên và liên tục

Nhu cầu phụ thuộc - tồn kho
sản xuất
Mục đích là thỏa mãn nhu cầu sản
xuất -chiến lược định vị sản phẩm

Phải được dự báo

Không cần dự báo, có thể tính
toán dựa
trên MPS
Những nhu cầu chỉ lưu trong kho
trước lúc
sản xuất, không cần tồn kho an
toàn

Tất cả nhu cầu phải ở trong kho
ảo ở mọi
thời điểm, mức phục vụ được xác
định và tồn kho an toàn được sử
dụng
Mức độ đầu tư tồn kho được xác
định
bằng việc thỏa hiệp giữa việc
giao nhận,
kho bãi và chi phí tiến hành
mức tồn kho cao hơn nhưng nó
cải tiến

được mức phục vụ khách hàng
Những hạng mục có liên quan :
- bán lẽ
- bán sỉ sản phẩm hoàn chỉnh
- sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh
-vận chuyển
- bảo trì, sữa chữa và vận hành

Nhu cầu bên trong dựa trên lịch
sản xuất
chính MPS.
Rời rạc và không liên tục

Mức độ đầu tư tồn kho được xác
định bằng thời gian và chi phí
chuẩn bị

Những hạng mục có liên quan :
- lắp ráp
- gia công
- chế tạo chi tiết
- mua linh kiện
- vật liệu thô

Hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư MRP là hệ thống hoạch định nhu
cầu cho các vật tư phụ thuộc. Hệ thống tạo đơn hàng hay đơn việc nhằm
điều chỉnh dòng nguyên liệu, bán phẩm thỏa mãn lịch sản xuất thành phẩm,
đảm bảo sẵn sàng nguyên vật liệu cho kế hoạch sản xuất và phân phối, duy

xii



trì mức thấp nhấtcác vật tư phụ thuộc, là hệ thống hoạch định nhu cầu theo
thời gian.
b. Quá trình phát triển.

Hình 2.2: Quá trình phát triển MRP
Mục tiêu và khả năng áp dụng của MRP I :
 Xác định nhu cầu để hỗ trợ cho lịch sản xuất chính.
 Duy trì tồn kho ở mức thấp nhất có thể.
 Điều độ lịch sản xuất.
 Cập nhật và tái điều độ.
 Đặc biệt hữu ích trong môi trường sản xuất không chắc chắn
và phức tạp.
c. Mô hình của hệ thống.
Một mô hình hệ thống MRP đầy đủ các thông tin được trình bày trong hình
2.3, trong đó đầu vào là các thông tin từ dự báo sản phẩm, kế hoạch sản
xuất, đơn đặc hàng từ khách hàng, và đầu ra là các đơn hàng mua hay các
đơn việc.

xiii


Hình 2.3: Mô hình hoạch định nhu cầu vật tư MRP
 Dự báo sản phẩm
Là các dự đoán số lượng sản phẩm sản xuất trong tương lai dựa trên các dữ
liệu quá khứ và kinh nghiệm của người quản lý. Dự báo thường không
chính xác tuyệt đối, một mô hình dự báo tốt là mô hình có sai số dự báo
thấp.
 Kế hoạch sản xuất

Là một bảng hoạch định các hạng mục sản xuất (chủng loại sản phẩm, số
lượng…) trong một khoảng thời gian nào đó có thể là 1 tháng, 6 tháng, hay
một năm tùy vào từng công ty. Thông tin từ kế hoạch giúp ta chủ động
chuẩn bị các nguồn lực về lao động, tài chính, vật tư…
 Đơn đặc hàng từ khách hàng
Là nhu cầu thực tế và trực tiếp, đơn hàng rất đa dạng với nhiều chủng loại,
nhiều qui cách, nhiều cấu trúc khác nhau, mục tiêu là phải đảm bảo thỏa
mãn nhu cầu của các đơn hàng này.
 Cấu trúc sản phẩm

xiv


Cấu trúc sản phẩm tương tác với đơn hàng của khách hàng thông qua quản
lý nhu cầu và chức năng chính của nó thì để biến đổi cấu trúc duy nhất từ
đơn hàng của khách hàng thành đơn vị chuẩn. Chính xác hơn, một số lượng
chi tiết truyền thống, cấu trúc đó đại diện cho một danh sách chọn lựa để
lựa chọn từ khách hàng. Hơn thế nữa nếu có những đơn vị nào đó không có
khả năng so sánh với đơn vị khác trong hệ thống cấu trúc sản phẩm, khi đó
bộ phận cấu trúc sản phẩm nên cung cấp những ràng buộc cho cấu hình
một sản phẩm. Cấu trúc sản phẩm cũng tạo ra một phiếu vất liệu BMO
riêng cho từng đơn hàng phù hợp ở bộ phận nhận đơn hàng.

Hình 2.4: Cấu trúc một sản phẩm
Trong đó:
• A: Là thành phẩm, mức 0.
• B, C là các thành phần cấu tạo nên sản phẩm A, mức 1.
• D, E là các thành phần cấu tạo nên thành phần C, mức 2
• (1), (2) là số lượng các thành phần.
 Trạng thái tồn kho

Là thông tin từ bộ phận quản lý kho cung cấp cho hệ thống lượng tồn kho
còn lại về số lượng, chủng loại của tất cả các vật tư phụ thuộc có liên quan.
Mục đích của việc ghi nhận trạng thái tồn kho này là để khi tính toàn nhu
cầu vật tư ta đã khấu trừ lượng sẵn có trong kho
2.2.2 Cơ sở lý thuyết về dự báo
a. Định Nghĩa.
Dự báo là khả năng nhận thức được sự vận động của các đối tượng nghiên
cứu trong tương lai dựa trên sự phân tích chuỗi thông tin trong quá khứ và
hiện tại.
Dựa trên chuổi thời gian dự báo bao gồm các yếu tố:
- Xu hướng
- Thời vụ
- Chu kỳ
- Ngẫu nhiên
b. Phân Loại Dự Báo
Có hai kiểu dự báo là: Dự báo định tính và dự báo định lượng.
 Dự báo định tính.

xv


-

Khi số liệu dự báo quá khứ không có hoặc không thể dùng để dự
báo
- Vận dụng khả năng chuyên môn, kinh nghiệm và các nhận định
đánh giá tình hình làm cơ sở cho một dự báo trong tương lai.
- Phương pháp này dựa vào cách nhìn, chuyên môn và quan điểm
quản lý.
- Sử dụng cho quản lý, tiếp thị, công nghệ…

Các phương pháp định tính thường dùng như:
• Lấy ý kiến ban điều hành.
• Lấy ý kiến của người bán hàng.
• Lấy ý kiến của người tiêu dùng.
• Phương pháp chuyên gia.
 Dự báo định lượng.
Là phương pháp dự báo mà trong đó số liệu quá khứ có sẵn và có giá
trị. Có hai phương pháp dự báo định lượng là
- Phương pháp chuổi thời gian: Dựa vào dữ liệu quá khứ được liệt kê
theo thời gian.
- Phương pháp nguyên nhân: Nhằm phát triển mối quan hệ toán học
(trong mô hình hồi qui) giữa các yếu tố “nhu cầu” và “nguyên
nhân”.
c. Thời gian dự báo
- Dự báo ngắn hạn: Thường không quá 3 tháng, dùng cho quản lý cấp
thấp trong các kế hoạch mua sắm, điều độ công vệc, phân giao
nhiệm vụ… Thường dùng phương pháp chuổi thời gian, hoặc đôi
khi dùng phương pháp nguyên nhân, định tính.
- Dự báo trung hạn: Từ 3 tháng đến 2 năm, dùng cho nhà quản lý cấp
trung trong kế hoạch sản xuất và phân phối hoặc đánh giá mức độ
tồn kho cần thiết. Sử dụng phương pháp chuổi thời gian, phương
pháp nguyên nhân và phương pháp định tính.
- Dự báo dài hạn: Thời gian lớn hơn 2 năm, dùng cho nhà quản lý cấp
cao trong các kế hoạch chiến lược lâu dài. Thường sử dụng phương
pháp nguyên nhân, phương pháp định tính.
d. Sai số trong dự báo
Sai số dự báo là một thước đo độ chính xác của phương pháp dự báo và
cũng là cơ sở để so sánh sự thích hợp của các phương pháp dự báo.
Sai số dự báo của chu kỳ thứ t là sự chênh lệch giữa nhu cầu thực ở chu
kỳ thứ t và dự báo ở chu kỳ tương ứng.

Các chỉ số đo lường :
• Sai số trung bình
n

AE =

∑ (D
t =1

t

− Ft )

n



Sai số tuyệt đối trung bình
xvi


n

MAD =

∑D
t =1

− Ft


t

n



Sai số bình phương trung bình
n

MSE =

∑ (D
t =1

t

− Ft ) 2

n



Sai số phần trăm tuyệt đối trung bình
n

MAPE =

100∑ Dt − Ft / Dt
t =1


n

Trong đó:
t = khoảng thời gian t
Dt = nhu cầu trong khoảng thời gian t
Ft = dự báo cho khoảng thời gian t
n = tổng số khoảng thời gian
Lựa chọn phương pháp dự báo :
ĐHONGể dự báo chính xác và có giá trị thì số liệu phải đầy đủ và tin cậy,
đồng thời phải xác định đặc tính của nhu cầu của nhà máy thuộc loại gì
trong các đặc điểm sau :
- Tính xu hướng.
- Tính mùa.
- Tính mùa và tính theo hướng kết hợp.
- Dự báo theo chu kỳ ngẫu nhiên.
Các phương pháp dự báo :
1. Nhu cầu chu kỳ trước (Last Period ) :
Công thức:
Ft = Dt -1
Ft: nhu cầu dự báo chu kỳ thứ t
Dt-1: nhu cầu thực tế chu kỳ trước
Kiểu dự báo này chỉ thích hợp cho mẫu nhu cầu ít thay đổi và có tính
định hướng, không thích hợp cho mẫu có yếu tố ngẫu nhiên và có ảnh
hưởng mùa.
2. Dịch chuyển trung bình ( Moving Avegare) :
Công thức:
n

Ft = Dt −1 + Dt −2 + .... + Dt −n
n


=

Ft : nhu cầu dự báo chu kỳ t

xvii

∑D

t −i

i =1

n


Dt-i: Nhu cầu thực tế của chu kỳ t-i
n: số chu kỳ sử dụng cho dịch chuyển trung bình
3. Phương pháp làm trơn bằng hàm số mũ ( Adjusted
Exponental Smoothing) :
Công thức tính :
Mức độ dự báo hiện tại = dự báo kế trước + a ( nhu cầu thực tế
trước – dự báo trước )
= a ( Nhu cầu thực tế trước) + ( 1-a) (Dự
báo kế trước)
Ft =Ft-1 + a ( Dt -1 - Ft-1 ) = a Dt -1 + ( 1- a) Ft-1
Với Dt -1 - Ft-1 : Sai số của dự báo kế trước.
a : Hàm số mũ làm trơn có giá trị trong khoảng 0 – 1.
4. Phương pháp dự báo theo hướng và mùa :


aD + (1-a)*(
F
I
T = b( F − F ) + (1 − b)T
D C + (1 − C )
I =
I
F
F

t

t −1

=

t −1

t −1

t

t −1

t

+

T


t −1

)

t −1

t

t +m

t

t

Dự báo cho n thời đoạn kế tiếp

F

t +n

= ( F t + (n + 1) T t ) I t + n

Với It: chỉ số mùa chu kỳ thứ t
C: hằng số làm trơn hàm mũ
m: số chu kỳ trong mẫu mùa
Ft: mức độ cho chu kỳ thứ t
Tt: xu hướng
5. Phân tích hồi quy :
Công thức:
Ft = α + β t

Với:
n

n

n

n

n

i =1

i =1

i =1

i =1

i =1

β = ( n∑ t i Di − (∑ t i )(∑ Di ) ) / ( n∑ t i2 − (∑ t i ) 2 )
α =





D− β t


xviii


α : là hệ số giao điểm của đường hồi quy và trục thẳng đứng
khi t = 0.
β : là hệ số góc của đường hồi quy.
Khi cần lập kế hoạch lâu dài ta có thể sử dụng phương pháp hồi quy,
dùng để tính cho nhiều chu kỳ.

Dựa vào cơ sở lý thuyết và thực tế vấn đề xảy ra tại công ty mà mỗi
công ty chọn ra một phương pháp dự báo tốt nhất cho mỗi loại sản
phẩm sao cho phù hợp với số liệu và phù hợp với đối tượng nghiên
cứu.

Nếu số liệu quá khứ là số chỉ thị của số liệu tương lai thì
chúng ta dùng phương pháp làm trơn, phương pháp phân tích chuỗi thời
gian và một trường hợp đặc biệt của hồi qui tuyến tính.

Nếu đại lượng cần dự báo là hàm số của các biến độc lập
khác thì chúng ta dùng phương pháp hồi qui và phương pháp toán kinh
tế nhưng phương pháp toán kinh tế rất phức tạp.

Nếu mô hình dài hạn ta dùng phương pháp định tính; mô
hình trung hạn ta dùng phương pháp hồi qui và mô hình ngắn hạn ta
dùng phương pháp làm trơn hay phân tích chuỗi thời gian.
Lập mô hình dự báo sao cho sai số dự báo là nhỏ nhất, sai số dự báo
được khẳng định bằng nhóm số liệu kiểm tra. Từ mô hình dự báo, xác
định giá trị dự báo, và phân tích kết quả nhận được. Sau đó xem xét các
giá trị sai số để chọn phương pháp dự báo thích hợp.
2.2.3 Cơ sở lý thuyết về MPS

a.
Định nghĩa
MPS phát triển những dữ liệu để chỉ ra rằng sản phẩm nào được sản xuất,
sản xuất bao nhiêu và khi nào thì sản xuất. Điều đó có nghĩa là MPS là một
lịch sản xuất trong đó có các hạng mục, ngày tháng, số lượng được sản
xuất.
Lịch sản xuất này bị ràng buộc bởi chiến lược kinh doanh và kế hoạch
sản xuất. MPS cũng dẫn đến việc xem xét về năng lực, vật liệu, và giới hạn
của nhà cung cấp đi kèm với quyết định của nhà quản lý để đảm bảo rằng
lịch sản xuất có giá trị và khả thi.
MPS cũng là một quá trình đầy thách thức bao gồm việc phân tích và
cố gắng để cân bằng giữa nhu cầu và nguồn lực của công ty. MPS được
cân bằng khi nhu cầu của thị trường được thỏa mãn và nguồn lực của công
ty được sử dụng một cách đầy đủ. Thêm vào đó là sự thỏa hiệp giữa trạng
thái ổn định và linh hoạt trong sản xuất. Ổn định để làm đúng theo kế
hoạch sản xuất đề ra và linh hoạt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng.
b. Mục tiêu của MPS.
• Phát triển dữ liệu để điều khiển hoạch định chi tiết.
• Cung cấp công cụ để dung hòa mong muốn của khách hàng
với nhà máy, vật liệu và khả năng cung cấp.
xix


• Giúp xác định ngày giao hàng đáng tin cậy và sự ảnh hưởng
của việc thay đổi lịch.
• Phối hợp và hoạt động của tất cả các phòng ban để đo tính
hiệu quả.
• Cung cấp cho nhà quản lý với những phương tiện để ủy
quyền và kiểm soát tất cả các nguồn lực cần thiết để đưa ra

một kế hoạch tổng hợp.
• Điều độ sản xuất đơn hàng và mua đơn hàng thành phẩm
c.
Chức năng của MPS.
Có hai chức năng chính:
1. Trong thời gian ngắn: được sử dụng cho đầu vào của việc
lập kế hoạch nhu cầu vật tư, các thành phần sản xuất, đơn
hàng ưu tiên và nhu cầu năng lực ngắn hạn. Chức năng này
liên quan đến giai đoạn “cứng” trong MPS điều đó tương
đương với tổng thời gian gia công (leadtime) từ khi phát lệnh
mua các thành phần cần thiết để thực hiện bảng MPS. Sau
đây là những chức năng được thực hiện bỡi MPS:
 Kiểm tra năng lực thô RCCP. Quá trình MPS giới hạn các
công việc thực tế có thể làm.
 Làm trơn sản xuất. Nó làm bộ đệm cho dự báo bằng cách làm
trơn nhu cầu qua thời gian, giảm những ràng buộc mũi nhọn
và bù vào giai đoạn nhu cầu thấp.
 Nó đã loại trừ tồn kho hiện tại của sản phẩm từ dự báo để
khỏi phải sản xuất những sản phẩm đã có trong kho.
 Cỡ lô của MPS tạo ra các nhóm nhu cầu theo thời gian tạo ra
những nhóm kinh tế và thuận tiện cho việc sản xuất để cơ sở
vật chất không bị lãng phí.
2. Trong thời gian dài: MPS đựơc sử dụng để ước lượng nhu
cầu dài
hạn trên nguồn lực của công ty như con
ngườn, máy móc, nhà xưởng, vốn.
d.
Thành phần của MPS.
 Sản phẩm.
 Những lắp ráp chính.

 Kế hoạch chuẩn.
 Nhóm những chi tiết được bao quát bỡi phiếu vật liệu ảo.
 Những chi tiết được sử dụng ở mức cao trong cấu trúc sản
phẩm họăc những bộ phận cho nhu cầu từ nguồn bên ngoài
tới nhà máy.
e.
Các bước để xây dựng MPS
Bước 1: Thiết kế MPS
-

Lựa chọn thành phần để lên lịch.

-

Tổ chức MPS theo nhóm sản phẩm.

-

Xác định các mốc thời gian bắt đầu sản xuất.

xx


Bước 2: Xây dựng MPS
-

Thu thập những đầu vào cần thiết khác: dự báo, backlog và tồn
kho

-


Phát triển bảng MPS thô đầu tiên

-

Tính toán RCCP

-

Điều chỉnh lại MPS

Bước 3: Kiểm soát MPS
-

Theo dõi thực tế sản xuất và so sánh với kế hoạch sản xuất để
xác định xem giữa kế hoạch và thực tế có khớp nhau không

2.2.4 Hoạch định năng lực sản xuất
Hoạch định năng lực sản xuất là xem xét kế hoạch đơn hàng, cùng với
những công việc còn lại trong quá trình sản xuất để đánh giá khả năng của
nguồn lực – thiết bị và nhân công (số lượng máy, loại máy nào, thời gian
bảo trì, số công nhân) một cách chính xác trong từng thời đoạn để thực
hiện kế hoạch chi tiết hơn hoạch định thô năng lực.
Tính khả thi của CRP dựa vào MRP hay MPS tức là xem xét CRP có
đáp ứng được yêu cầu của MRP hay MPS hay không. Nếu CRP không khả
thi chúng ta phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Trong trường hợp đã điều
chỉnh mà vẫn không khả thi thì phản hồi lên MRP hay MPS để hai bộ phận
này có những điều chỉnh hợp lý.
Đầu vào và đầu ra được trình bày như sau:


Hình 2.5: Đầu vào và đầu ra của hoạch định năng lực sản xuất.
Thông tin đầu vào bao gồm:
Đơn hàng phát, dữ liệu đơn hàng mở, thông tin quy trình, thông tin trạm
gia công, lịch phân xưởng. Đơn hàng phát ( order release) bao gồm các
thông tin: Ngày giải phóng đơn hàng, ngày sản xuất, số lượng sạn phẩm:
Dữ liệu đơn hàng mở ( open order file) gồm: Ngày tới hạn, số lượng sản

xxi


phẩm, nguyên công đã hoàn thành, nguyên công còn lại; Dữ liệu về quy
trình ( routing file) là trình tự thự hiện công việc khi sản phẩm hoàn tất. Dữ
liệu qui trình chứa các thông tin sau: Các công đoạn thực hiện ( mã, mô tả),
thứ tự công đoạn, trạm thực hiện công đoạn, công cụ cần cho mỗi công
đoạn, thời gian chuẩn cho từng công đoạn, thời gian chuẩn bị, thời gian
gia công, kỹ năng của công nhân, các hoạt động kiểm tra va yêu cầu kiểm
tra; Thông tin về trạm gia công: Chứa thông tin về máy móc và nhân công
tại trạm gia công
Thông tin đầu ra:
Gồm kế hoạch năng lực xưởng và kế hoạch khả thi. Kế hoạch năng lực
xưởng lả kế hoạch chưa xét thính khả thi dựa trên MRP hay MPS
2.2.5 Quá trình tính toán MRP
Bảng 2.1: Bảng ma trận MRP
Cỡ lô hàng Q :
Thời gian chờ L :
Chu kỳ
Tồn kho sẵn có OH :
Mã mức :
0
1

2
3 4 5 6 7
Tồn kho an toàn SS:
Thành Nhu cầu tổng G
phần Lượng đặt hàng đã đặt S
Lượng tồn kho còn lại H
Nhu cầu ròng N
Đơn hàng hoạch định P
Đơn hàng phát R
(Nguồn: Nguyễn Như Phong, 2002, Quản Lý Vật Tư Tồn Kho,
Thành Phố Hồ Chí Minh, NXB ĐH Quốc Gia Tp.HCM )[8]
a) Nhu cầu tổng G (Gross requirement): Tổng nhu cầu cho một
chi tiết hay một nguyên vật liệu trong một chu kỳ.
b)
Lượng hàng đã đặt S (Scheduled on hand): Kế hoạch
mở đơn hàng cho nhà cung cấp trong một chu kỳ.
c) Lượng tồn kho còn lại (Project on hand): Lượng tồn kho
mong muốn ở đầu chu kỳ.
d) Nhu cầu ròng (Net requirement): Lượng cần thiết để sản xuất
trong một chu kỳ.
e) Đơn đặt hàng hoạch định (Planned order receipts): Số lượng
nhận mong muốn tại đầu mỗi chu kỳ.
f) Đơn hàng phát (Planned order releases): Số lượng cần phải
đặt trong mỗi chu kỳ.

xxii

8



START
(n = 0)
G(t) & S(t), t = 1:T
t=1

N(t) = max[0, G(t) - S(t) - H(t-1)]

 N(t) khi N(t) ≥ Q

P(t) = Q khi 0 < N(t) < Q
 0 khi N(t) = 0


H(t) = S(t) + P(t) + H(t-1) - G(t)

t=T
R(t-L) = P(t)

Hình 2.6 :Thuật toán tính MRP
Các bước tính toán nhu cầu vật tư thành phần :
 Xác định nhu cầu tổng G(t).
Với thành phần nhu cầu tổng xác định từ lịch sản xuất chính MPS với
thành phẩm.
 Xác định nhu cầu ròng N(t).
N(t) = Max{ G(t) – S(t) – H(t-1),0 }
 Xác định đơn hàng hoạch định P(t).
+ P(t) = N(t) nếu N(t) > Q
+ P(t) = Q

nếu 0 < N(t) < Q


+ P(t) = 0

nếu N(t) = 0

 Xác định tồn kho còn lại H(t).
Chuyển sang bước 2 làm cho chu kỳ kế đến, cho đến hết mọi chu kỳ.
xxiii


 Xác định đơn hàng phát theo thời gian chờ :
R(t-L) = P(t)
2.2.6 Hệ thống thông tin
Các ký hiệu trong DFD
 Dòng dữ liệu: thể hiện dữ liệu vào hoặc ra khỏi một thành phần của
hệ thống. Dữ liệu này có thể là các thông tin trao đổi giữa các thành
phần, hay các lệnh điều khiển.
Dòng dữ liệu được ký hiệu:
 Thực thể
Các đối tượng trao đổi thông tin với hệ thống. Đối tượng này có thể là
các phòng ban trong công ty, một cá nhân, hay một hệ thống thông tin
khác.

 Quá trình (process)
Thể hiện nơi mà dữ liệu được xử lý để cho ra các kết quả mong muốn.
Quá trình này có thể là một quá trình tính toán, hay một quá trình xử lý
số liệu nào đó.

 Lưu trữ dữ liệu ( Data stored)
Là nơi mà dữ liệu được truy xuất và lưu trữ


Ký hiệu:

xxiv


CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
CỦA CÔNG TY
3.1 Sản Phẩm Của công Ty
 Sản phẩm màng đơn
Bảng 3.1a: Danh sách sách các sản phẩm màng đơn
Tên sản phẩm

sử
dụng

Túi xốp, túi xách
(đục lỗ, gắn quai)
túi đựng rác đủ màu kích cỡ

Túi lót bao đường, túi đựng
phân bón nông sản

Bao tay dùng một lần trong công
nghiệp, nông nghiệp, bệnh viện

Túi đựng khăn giấy đa năng, túi
đựng men bánh mì

Túi đựng bánh kẹo,

túi đựng nhangmuỗi,
túi đựng muối

Túi xốp

xxv

LD trong


×