Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại Trường Quốc tế Koala House

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

VŨ THỊ TỐ UYÊN

PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON
TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG QUỐC TẾ KOALA HOUSE

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

VŨ THỊ TỐ UYÊN

PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON
TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG QUỐC TẾ KOALA HOUSE

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thị Linh

Hà Nội – 2015




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cao đẳng



Đại học

ĐH

Sau đại học

SĐH

Trung học phổ thông

THPT

Phong cách giáo dục

PCGD

Số lượng

SL


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu mà tôi đã thực

hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trịnh Thị Linh. Các trích dẫn và tài liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ tin cậy cao về mặt khoa
học. Số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn hoàn toàn trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Hà Nội Ngày 12 tháng 7 năm 2015
Người cam đoan

Vũ Thị Tố Uyên


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã
nhiệt tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo Trịnh Thị Linh, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và cổ vũ cho em trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn tập thể thầy cô giáo và phụ huynh các em học sinh
trường Quốc tế Koala – House đã hợp tác với tôi trong quá trình điều tra
thực tiễn.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều
kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2015
Tác giả

Vũ Thị Tố Uyên



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA
CHA MẸ ĐỐI VỚI CON TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG MẦM NON
QUỐC TẾ KOALA HOUSE .......................................................................... 5
1.1. Tổng quan một vài công trình nghiên cứu về phong cách giáo dục của
cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi. .............................................................. 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài. ...................................... 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước......................................... 10
1.2. Một số vấn đề lý luận về phong cách giáo dục của cha mẹ đối với trẻ
mẫu giáo ..................................................................................................... 14
1.2.1. Lý luận về phong cách giáo dục của cha mẹ ............................... 14
1.2.2. Lý luận về trẻ mẫu giáo................................................................ 22
1.2.3. Phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi tại
trường mầm non Quốc tế Koala House.................................................. 26
1.2.4. Phong cách giáo dục của cha mẹ và sự phát triển tâm lý của trẻ 29
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách giáo dục của cha mẹ ...... 33
Tiểu kết chương1............................................................................................. 35
Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 36
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu........................................ 36
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu...................................................... 36
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu .................................................. 37
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................. 39
2.2.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý luận ............................................. 39
2.2.2. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn....................................................... 39
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 41


2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................. 41
2.3.2. Phương pháp chuyên gia .............................................................. 42

2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................... 42
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................ 43
2.3.5. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý .................................... 43
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học ..................... 44
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 46
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 47
3.1. Thực trạng phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6
tuổi tại trường Quốc tế Koala House.......................................................... 47
3.1.1. Phong cách giáo dục của cha mẹ nói chung ................................ 47
3.1.2. Phong cách giáo dục của cha mẹ trong từng lĩnh vực giáo dục
gia đình .................................................................................................. 52
3.1.3. Mối liên hệ giữa PCGD của cha mẹ và tự đánh giá của cha mẹ về
vai trò của họ trong giáo dục trẻ. ........................................................... 57
3.2. Mối liên hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và sự phát triển tâm
lý của trẻ ..................................................................................................... 60
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phong cách giáo dục của cha mẹ .............. 70
3.3.1. Yếu tố nghề nghiệp của cha mẹ ................................................... 70
3.3.2. Yếu tố thu nhập của cha mẹ ......................................................... 72
3.3.3. Yếu tố giới tính của trẻ................................................................. 73
3.4. Phân tích chân dung tâm lý ................................................................. 75
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... i
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con .................................... 9
Bảng 2.1. Mẫu khách thể nghiên cứu theo nghề nghiệp và trình độ học vấn .. 38
Bảng 2.2. Mẫu khách thể nghiên cứu theo giới tính, độ tuổi và số con trong

gia đình. ........................................................................................................... 38
Bảng 2.3. Độ tin cậy của bảng hỏi về phong cách giáo dục của cha mẹ ......... 40
Bảng 3.1. Sự tương đồng trong PCGD của từng cặp bố mẹ ............................ 51
Bảng 3.2. PCGD của cha mẹ trong từng lĩnh vực giáo dục gia đình ............... 53
Bảng 3.3. Phong cách giáo dục của cha mẹ và nhận định về vai trò của họ
trong giáo dục trẻ.............................................................................................. 57
Bảng 3.4. PCGD và nhận định của cha mẹ về trách nhiệm của các bên liên
quan khi trẻ có lỗi ............................................................................................. 59
Bảng 3.5. PCGD của cha mẹ và thái độ nhận lỗi của trẻ khi mắc sai phạm.... 61
Bảng 3.6. PCGD của cha mẹ và việc chia sẻ khó khăn của trẻ với họ ............ 62
Bảng 3.7. PCGD của cha mẹ và sự tự tin ở trẻ ................................................ 65
Bảng 3.8. Phong cách giáo dục của cha mẹ và khả năng tự lập của trẻ .......... 67
Bảng 3.9. Dự báo tác động của PCGD mà cha mẹ sử dụng với sự phát triển
của con.............................................................................................................. 69
Bảng 3.10. Phong cách giáo dục của cha mẹ với nghề nghiệp của họ ............ 70
Bảng 3.11. PCGD và thu nhập của cha mẹ trong gia đình .............................. 72
Bảng 3.12. PCGD của cha mẹ và giới tính của con ......................................... 73
Biểu đồ 3.1. Phong cách giáo dục của cha mẹ nói chung ................................ 47
Biểu đồ 3.2. Phong cách giáo dục của bố và phong cách giáo dục của mẹ ..... 50
Biểu đồ 3.3. Phong cách giáo dục của bố và phong cách giáo dục của mẹ
trong từng lĩnh vực giáo dục gia đình. ............................................................. 56


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
"Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục” [2]. Điều
đó đã được đúc kết trong suốt lịch sử phát triển của nhân loại. Thực tế đã cho
thấy nếu trẻ không được sống, không được giáo dục trong môi trường gia
đình và xã hội thì khi lớn lên họ chẳng khác mấy các loài động vật. Kinh
nghiệm giáo dục truyền thống của cha ông ta cũng khẳng định:

Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn trẻ thơ.
Có thể nói, quá trình nuôi dưỡng, giáo dục trẻ bắt đầu ngay từ khi trẻ
vẫn còn trong bào thai của mẹ. Khi trẻ cất tiếng khóc chào đời, thì chính môi
trường gia đình, đặc biệt bố mẹ là người đầu tiên thực hiện vai trò, trách
nhiệm cao cả đó. Có thể khẳng định rằng, gia đình là “trường học” đầu tiên và
cha mẹ là những nhà giáo dục đặt nền móng quan trọng đối với cuộc đời mỗi
người. Đúng như những gì mà nhà giáo dục A.X. Macarencô đã nhận định:
“Những gì mà bố mẹ đã làm cho con trước 5 tuổi, đó là 90% kết quả của quá
trình giáo dục. Nói cách khác là những phẩm chất đạo đức, tính cách, cũng
như những năng lực chuyên biệt của bố mẹ thường ảnh hưởng rất lớn đối với
con cái trong gia đình” [2]. Giáo dục gia đình, như vậy không những có tác
dụng mạnh mẽ, có ý nghĩa sâu sắc đối với tuổi trẻ thơ, mà còn có ý nghĩa đối
với cả cuộc đời của mỗi người. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã
cho thấy tác động to lớn từ các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ đối với
sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Các tác giả cũng khẳng định rằng, những gì
mà trẻ trải qua thời thơ ấu sẽ để lại dấu ấn không nhỏ cho chính họ trong việc
gia nhập vào các mối quan hệ sau này.
Ở Việt Nam, thực tế những năm gần đây, cho phép chúng tôi ghi nhận
rằng tình trạng bạo lực học đường cũng như vi phạm pháp luật của trẻ thành
niên có xu hướng gia tăng. Bên cạnh những vấn đề về giáo dục học đường,

1


giáo dục gia đình cũng được nhìn nhận như là một trong những yếu tố có tác
động không nhỏ đến thực trạng này. Không ít các bậc phụ huynh vì mải chăm
lo cho “công cuộc mưu sinh” mà “quên” đi trách nhiệm làm cha, làm mẹ của
mình. Khi trẻ còn nhỏ, họ tin tưởng người giúp việc và các cô giáo mầm non,
rồi phó thác con em mình cho họ. Khi lớn lên, với lý do rằng mình không có

kiến thức để dạy con học, họ lại tìm đến các giáo viên bộ môn cũng như các
lớp học thêm để các thầy cô kèm cặp và bảo ban con em họ. Thời gian mà các
ông bố, bà mẹ này dành cho con theo đó cũng giảm đi đáng kể.
Ngược lại, không ít các ông bố, bà mẹ do thiếu kiến thức về sự phát
triển tâm- sinh lý của trẻ, thiếu hiểu biết về các phương pháp giáo dục con nên
lại rất khắt khe, cứng nhắc, thậm chí còn đánh đập con trẻ một cách tàn bạo,
làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển tâm lý của trẻ. Từng có thời gian
làm việc ở trường mầm non Quốc tế Koala House, khi gặp gỡ các bậc phụ
huynh có con ở độ tuổi này, chúng tôi nhận thấy rằng, không ít trong số họ
đang rất băn khoăn, về việc “dạy dỗ” con em mình, thậm chí có người còn tỏ
ra vô cùng hoang mang, lo lắng. Vì vậy, họ tìm đến các lớp học “làm bạn với
con”, “dạy con không trừng phạt”, “kỷ luật không nước mắt”… với mong
muốn tìm được cách thức giáo dục con hiệu quả nhất. Điều này khiến chúng
tôi rất trăn trở. Bởi lẽ, theo ghi nhận chủ quan của chúng tôi cũng như của các
cô giáo ở đây thì trẻ ở trường Quốc tế Koala House nhìn chung khá nhanh
nhẹn và thông minh so với trẻ cùng lứa tuổi. Trong khi đó, các bậc phụ huynh
vẫn còn nhiều băn khoăn, lo lắng về cách thức dạy con của họ. Vậy thì, họ
hiện đang sử dụng các phong cách giáo dục gì đối với trẻ? Phong cách đó có
thể chịu sự chi phối của những yếu tố nào? Và liệu có sự khác biệt hay không
giữa phong cách giáo dục của cha và mẹ đối với trẻ? Tất cả những điều này
đã thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phong cách giáo dục của cha mẹ đối
với con từ 3 đến 6 tuổi tại trường Quốc tế Koala House” để thực hiện trong
khuôn khổ của luận văn Thạc sĩ Tâm lý học.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Xác định các phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi
đang học các lớp mẫu giáo tại trường Quốc tế Koala House .Trên cơ sở đó, đưa

ra những kiến nghị cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, giáo
dục trẻ trong gia đình.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Các kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi
đang học các lớp mẫu giáo tại trường Quốc tế Koala House và yếu tố ảnh
hưởng tới các kiểu phong cách giáo dục này.
4. Khách thể nghiên cứu
96 cặp cha mẹ có con từ 3 đến 6 tuổi đang học các lớp mẫu giáo tại
trường Quốc tế Koala House
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu phong cách giáo dục của cha mẹ
đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi, cụ thể: làm rõ các khái niệm công cụ như phong
cách giáo dục, trẻ mẫu giáo, phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3
đến 6 tuổi; xác định biểu hiện của các kiểu phong cách giáo dục cũng như các
yếu tố tác động đến phong cách giáo dục được nghiên cứu.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
Làm rõ thực trạng các phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3
đến 6 tuổi đang học các lớp mẫu giáo tại trường Quốc tế Koala House và các yếu
tố ảnh hưởng tới thực trạng này. Trên cơ sở đó, đề xuất kiến nghị góp phần tạo
dựng phong cách giáo dục phù hợp của cha mẹ với trẻ mẫu giáo hiện nay.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Các bậc cha mẹ có con từ 3 đến 6 tuổi đang học mẫu giáo tại trường
Quốc tế Koala House sử dụng 3 kiểu phong cách giáo dục cơ bản trong quá

3


trình giáo dục con là: phong cách giáo dục dân chủ, độc đoán và tự do. Trong
đó, phong cách giáo dục dân chủ được cha mẹ sử dụng nhiều nhất.

Có sự khác biệt giữa cha và mẹ trong việc sử dụng các kiểu phong cách
giáo dục.
Giới tính của trẻ, nghề nghiệp của cha mẹ và thu nhập của họ là những
yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới việc sử dụng các kiểu PCGD của
cha mẹ.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 3 kiểu phong cách
giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi đang học tại các lớp mẫu giáo
như: phong cách giáo dục dân chủ, độc đoán và tự do.
Về những yếu tố ảnh hưởng đến các kiểu phong cách giáo dục của cha
mẹ, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
từ phía trẻ cũng như từ phía cha mẹ trẻ. Các yếu tố chủ quan không được
chúng tôi đề cập trong nghiên cứu này.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
8.3. Phương pháp chuyên gia
8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
8.5. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý
8.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA CHA MẸ
ĐỐI VỚI CON TỪ 3 ĐẾN 6 TUỔI TẠI TRƢỜNG
QUỐC TẾ KOALA HOUSE
1.1. Tổng quan một vài công trình nghiên cứu về phong cách giáo dục của
cha mẹ đối với con từ 3 đến 6 tuổi.

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài.
Có thể nói, phong cách giáo dục của cha mẹ từ lâu đã nhận được sự
quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học xã hội, đặc biệt là các nhà
nghiên cứu trong lĩnh vực Tâm lý học và Giáo dục học. Cụ thể:
Ở phương Tây:
Người đầu tiên phải kể đến là A. X. Macarenco (1988-1939), nhà giáo
dục Xô Viết vĩ đại. Theo ông “Con đường giáo dục của trẻ em có tác dụng
mạnh mẽ là giáo dục bằng tấm gương sáng và các phẩm chất riêng của những
người xung quanh – đặc biệt là cha mẹ” [dẫn theo 13]. Macarenco luôn đề cao
vai trò và tầm quan trọng trong giáo dục gia đình đối với trẻ lứa tuổi mầm
non. Ông khẳng định việc giáo dục trẻ mẫu giáo phải thông qua hoạt động trò
chơi và lao động. Cha mẹ chính là người đầu tiên xây dựng cho trẻ tình yêu
thương gia đình và những người xung quanh. Trong giáo dục con cái, nếu trẻ
mắc lỗi các bậc cha mẹ không nên trách phạt con mà phải làm sao cho trẻ
nhận thấy những việc làm chưa đúng để chúng có ý thức sửa sai. Và ông cũng
kịch liệt lên án việc giáo dục con bằng cách áp đặt, trừng phạt, ngăn cản và
tạo ra các loại “uy quyền” của cha mẹ. Những vấn đề nói trên được
Macarenco gói gọn trong tác phẩm: Bài ca sư phạm và Cuốn sách của những
người làm cha mẹ.

5


Đồng quan điểm với Macarenco, Schaefer (1959) cũng khẳng định rằng
mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển và nhận thức xã hội của trẻ. Và “chìa khóa” để các
bậc cha mẹ mở cánh cửa tương lai con em mình chính là mối quan hệ gắn bó,
thân thiện của cha mẹ với con cái trong gia đình. Ông đã đưa ra mô hình lý
thuyết về các kiểu giáo dục dựa trên 2 bình diện chính, độc lập và đối cực với
nhau là: Sự yêu thương / ghét bỏ và sự kiểm soát / tự chủ. Theo đó, các kiểu

phong cách giáo dục dân chủ, độc đoán, thờ ơ hay nuông chiều được thiết lập
(dẫn theo 22) cụ thể như sau:
Tự chủ
Dân chủ
Thờ ơ

Yêu thương

Ghét bỏ
Độc đoán

Nuông chiều
Kiểm soát

Đặc biệt, vào những năm 60 của thế kỷ trước, Diana Baumrind chính là
người đặt dấu ấn quan trọng cho các nghiên cứu đương đại về phong cách
giáo dục của cha mẹ. Theo bà hai yếu tố tạo nên phong cách giáo dục của cha
mẹ chính là sự đáp ứng của cha mẹ và sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con. Ở
đây, sự đáp ứng của cha mẹ được hiểu là sự trợ giúp của cha mẹ đối với con
cái nhằm thỏa mãn những nhu cầu của trẻ. Sự kỳ vọng của cha mẹ được thể
hiện thông qua sự kiểm soát của họ đối với con cái của mình làm sao chúng
trưởng thành, cư xử có trách nhiệm hơn. Sự kết hợp của hai yếu tố này làm
nên phong cách giáo dục của các bậc cha mẹ. Căn cứ vào tính chất, cường độ
của từng yếu tố mà D. Baumrind phân chia phong cách giáo dục của cha mẹ
thành 3 kiểu: phong cách giáo dục dân chủ, độc đoán và tự do [49].

6


Dựa trên công trình nghiên cứu của Baumrind , Maccoby và Martin

(1983) đã bổ sung thêm 1 phong cách giáo d ục của cha me ̣ v ới con. Theo đó,
các tác giả này đưa ra 4 kiểu phong cách giáo dục của cha mẹ là: dân chủ, độc
đoán, dễ dãi và bỏ mặc. Các tác giả này cho rằng cha mẹ bỏ mặc rất ít đáp
ứng yêu cầu của trẻ và cũng rất ít kiểm soát trẻ [55]. Như vậy, có thể nói
những nghiên cứu trên đây về các phong cách giáo dục của cha mẹ đã đặt nền
tảng quan trọng cho các nghiên cứu lý thuyết đương đại về vấn đề này.
Quá trình tìm hiểu về phong cách giáo dục của cha mẹ trong những năm
gần đây, chúng tôi ghi nhận công trình nghiên cứu của Kellerhals và Montandon
(1991). Hai ông đã phân ra 3 kiểu giáo dục chính: kiểu giáo dục mang tính “hợp
đồng” đặc trưng bởi sự ít kiểm soát, nhấn mạnh tới động cơ, tới chiến thuật quan
hệ; kiểu giáo dục theo “thể chế” cần nhiều đến sự kiểm soát hơn là đến động cơ
và quan hệ; kiểu giáo dục “gia trưởng của mẹ” đặc trưng bởi việc nhấn mạnh
đến sự điều ứng cho thích hợp hơn là tính tự chủ, tự điều chỉnh. Tương ứng với
đó là 3 phong cách giáo dục: Dân chủ, độc đoán và bao bọc [57].
Trên cơ sở nền tảng đó, năm 1993, 1999, Darling và Steinberg đã có rất
nhiều đóng góp trong quá trình nghiên cứu phong cách giáo dục của cha mẹ
đối với trẻ. Các tác giả này khẳng định rằng: Trách nhiệm của cha mẹ và yêu
cầu, đòi hỏi của cha mẹ là hai thành tố tạo nên những cha mẹ tốt. Cha mẹ có
trách nhiệm là người biết cân bằng rõ ràng giữa nhu cầu cao của cha mẹ với
sự đáp ứng tình cảm và công nhận quyền tự chủ của con cái. Đây được xem
như là một trong những yếu tố dự báo gia đình phù hợp nhất cho sự phát triển
từ thời thơ ấu tới tuổi trưởng thành của con trẻ [48].
Đồng tình với quan điểm này, Ulla Bjornberg, cũng cho rằng cha mẹ
thường sử dụng 3 kiểu phong cách giáo dục sau đây trong quá trình nuôi
dưỡng trẻ: phong cách theo luật định; phong cách gia trưởng; phong cách theo
thỏa thuận. Tác giả cho rằng không thể lơ là trong việc giáo dục con cái ở tuổi

7



mầm non. Mặc dù trẻ có đi lớp nhưng phần lớn thời gian trẻ vẫn ở nhà (thời
gian ngủ, ăn sáng, ăn tối, hai ngày cuối tuần…). Vì vậy, cha mẹ cần thu xếp
thời gian để “chơi” với trẻ một cách khoa học [56].
Cũng trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu của
D. Baumrind, nhóm tác giả Jessica M. Miller, Colleen Dilorio và William
Dudley (2002) đã chỉ ra mối liên hệ giữa phong cách giáo dục của các bà mẹ
với tính xung đột và bạo lực ở thiếu niên Mỹ. Kết quả cho thấy, ở những gia
đình cha mẹ có phong cách giáo dục dễ dãi thì con cái họ thường có phản ứng
dữ dội và tiêu cực trong những tình huống có xung đột, ít làm chủ được bản
thân khi chịu sự kích động. Trong khi đó, ở những gia đình cha mẹ có phong
cách giáo dục dân chủ hoặc độc đoán thì tính chất xung đột của trẻ thấp hơn.
Nói một cách khác, nhóm tác giả nhận thấy rằng phong cách giáo dục của mẹ
có liên quan tới các phản ứng của thanh thiếu niên trong các tình huống gây ra
xung đột [54].
Tuy nhiên, khi tìm hiểu về phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con
ở độ tuổi này, tác giả Winsler (2005) nhận thấy chỉ có một số ít bố mẹ sử
dụng phong cách giáo dục tương đồng trong quá trình giáo dục con. Đây là cơ
sở để tác giả khẳng định rằng việc thống nhất trong cách giáo dục con của
mỗi gia đình là vô cùng quan trọng và cần tìm ra những yếu tố tối ưu để có
phương pháp nuôi dạy con cho phù hợp [42].
Gần đây nhất, tại một hội thảo giáo dục của Romania năm 2010 có đề
cập đến phong cách giáo dục của cha mẹ gồm: “Phong cách lôi cuốn; phong
cách kỉ luật; phong cách gắn bó quan hệ, phong cách tự do. Ngoài ra, tại hội
thảo còn đề cập tới kỹ thuật giáo dục và 4 yếu tố tác động tới giáo dục: Sự
kiểm soát, động lực, luân lý, kỹ thuật trong các mối quan hệ. Để thực hiện tốt
vai trò giáo dục đòi hỏi cần có kỹ thuật giáo dục phù hợp với từng giai đoạn
lứa tuổi” [53].

8



Như vậy, nhìn chung các công trình nghiên cứu về phong cách giáo dục
của cha mẹ đều đề xuất 3 đến 4 kiểu phong cách giáo dục khác nhau. Tựu
chung lại, chúng tôi có thể tổng hợp trong bảng số liệu như sau:
Bảng 1.1 Phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con

Tác

Schaefer

Baumrind

giả

(1959)

(1971)

Dân chủ

Dân chủ

Kiểu
PCGD

Độc đoán Độc đoán
Tự do
Nuông
Chiều


Tự do

Maccoby

Kellerhal & Darling &

&Martin

Montandon

Steinberg

Bjornberg

(1983)

(1991)

(1993)

(2001)

Dân chủ

Dân chủ

Dân chủ

Lôi cuốn


Độc đoán

Độc đoán

Độc đoán

Kỉ luật

Bỏ mặc

Bao bọc

Tự do

Tự do

Nuông

Gắn bó

chiều

quan hệ

Dễ dãi

Ulla

Ở châu Á: Nếu như các công trình nghiên cứu ở phương Tây, phần lớn
tập trung tìm hiểu về các phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con và ảnh

hưởng từ các phong cách giáo dục đó đến sự phát triển của trẻ thì
ở châu Á, các công trình chủ yếu lại mang tính so sánh giữa phong cách giáo
dục của bố mẹ châu Á với phong cách giáo dục của bố mẹ châu Âu, châu Mỹ.
Năm 1994, nghiên cứu của Chao [43], Chen và cộng sự (1997) cho
thấy các bậc cha mẹ châu Á vẫn duy trì quan điểm dạy dỗ truyền thống bằng
việc sử dụng uy quyền và các phương pháp độc đoán như đánh đòn đứa trẻ,
luôn dùng mệnh lệnh để áp đặt đối với trẻ, trừng phạt trẻ nghiêm khắc... Chen
cũng khẳng định, kiểu nuôi dạy con cái theo cách chuyên quyền của các bậc
cha mẹ Trung Quốc vẫn tồn tại ở Đài Loan [47].

9


Cũng trong giai đoạn này, nghiên cứu của Chao cho biết các mô hình
của Baumrind có thể không phù hợp và có ý nghĩa đối với người châu Á do
có sự khác nhau trong quan niệm về sự kiểm soát và sự chăm sóc của cha mẹ.
Khi nghiên cứu các bà mẹ Mỹ gốc Trung Quốc về cách nuôi dạy con theo
kiểu “nghiêm khắc” hay “chuyên quyền” và thành tích của chúng tại trường
trung học, ông khẳng định người Trung Quốc nuôi dạy con theo kiểu “giáo
dục” và “quản lý” khác với phương pháp “dân chủ” và “độc đoán” của
Baumrind, lại đạt được kết quả tích cực ở trẻ [44].
Mới đây nhất, nghiên cứu của Mimi Chang (2007), cũng nhận thấy sự
khác biệt rất lớn về văn hóa trong cách sử dụng phong cách giáo dục của cha
mẹ người Mỹ gốc Trung Quốc với người Mỹ chính thống. Kết quả nghiên
cứu cho biết những cha mẹ gốc Trung Quốc hay sử dụng uy quyền của mình
để “quản lý” con cái và điều đó dẫn đến một kết quả là có sự xung đột về văn
hóa giữa bố mẹ, con cái trong gia đình người Mỹ gốc Trung quốc [46].
Có thể nói rằng, hệ thống các công trình nghiên cứu trên thế giới tương
đối đồ sộ với nhiều nội dung phong phú về phong cách giáo dục cũng như ảnh
hưởng của các phong cách đó đến sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi thanh

thiếu niên. Tuy nhiên, các nghiên công trình nghiên cứu về phong cách giáo
dục của cha mẹ đối với trẻ em lứa tuổi mầm non chưa nhắc đến nhiều và chưa
thật sự nổi trội trong lĩnh vực nghiên cứu này. Đó cũng là một trong số những
lý do gây sức hút cho các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu sau này
đóng góp thêm thành tựu mới cho nhân loại.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Trước hết phải kể đến tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục
của cha mẹ đối với trẻ mầm non. Bác nói : “Điều thứ năm trong phong trào
thi đua “năm tốt” là xây dựng gia đình, nuôi con, dạy con cái tốt”, “...Không
chỉ làm cho con cháu mình khỏe và ngoan mà phải cố gắng giúp đỡ cho tất cả

10


các cháu đều ngoan và khỏe”. Ngoan và khỏe là các giá trị xã hội đi liền nhau,
không thể có một giá trị đạo đức chung chung, trừu tượng mà giá trị đạo đức
phải gắn với một con người cụ thể, một đứa trẻ khỏe mạnh. Chỉ có trên nền
tảng tự nhiên, một cơ sở vật chất phát triển chín muồi thì mới xây dựng được
các giá trị xã hội khác. Bác khẳng định thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, vì
thế phải ra sức chăm lo và giáo dục cho các cháu. Và chính cha mẹ phải là
người gương mẫu thực hiện các hành vi trong mọi lĩnh vực của đời sống để
cho trẻ noi theo [24].
Trên tinh thần coi trọng giáo dục gia đình, năm 1975, các tác giả Vũ
Hạnh, Trần Truyền, Đỗ Quảng đã viết cuốn “Bàn tay người mẹ - Kinh
nghiệm giáo dục gia đình”. Tác phẩm bao gồm những câu chuyện nhỏ kể về
những kinh nghiệm giáo dục con trong gia đình. Thông qua những câu
chuyện này, các tác giả khẳng định, những người mẹ xuất thân từ những hoàn
cảnh khác nhau, làm những công việc khác nhau, song họ đều có được cách
thức giáo dục con khoa học. Đó là dùng tình yêu thương, sự cảm nhận, chia sẻ
và sống với thế giới của con để hiểu con. Thông điệp mà các tác giả của cuốn

sách muốn gửi đến người đọc là để có thể giáo dục con hiệu quả thì điều quan
trọng là cần phải hiểu đặc điểm riêng của con mình, luôn luôn lắng nghe để có
thể chia sẻ với trẻ, có như vậy mới có thể đề ra những biện pháp, phương
pháp và xây dựng cho chính mình một phong cách giáo dục phù hợp [10].
Cũng theo hướng nghiên cứu về phong cách giáo dục, năm 1993, Lê
Tiến Hùng có nghiên cứu về chủ đề “Quyền uy và việc sử dụng quyền uy của
cha mẹ trong giáo dục gia đình”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chất lượng
giáo dục gia đình có thể được nâng cao nếu mỗi bậc cha mẹ có được định
hướng đúng đắn trong sử dụng uy quyền của mình. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ
đề cập đến khía cạnh uy quyền của cha mẹ trong gia đình mà chưa đi sâu
nghiên cứu đến ảnh hưởng của cách giáo dục đó đối với sự phát triển tâm sinh
lí của các con trong gia đình [15].

11


Đồng thuận với các quan điểm nêu trên, tác giả Ngô Công Hoàn (1993)
trong “Tâm lý học gia đình” đã đề cập tới sự tác động qua lại giữa phong cách
giáo dục con của cha mẹ với sự phát triển của trẻ. Theo ông, mối quan hệ
tốt đẹp của cha mẹ và con cái được thiết lập, có khả năng hình thành tính
độc lập, tự chủ, tính năng động, tích cực xã hội cao cho con cái. Khi cha
mẹ có phong cách giáo dục độc đoán, quyền uy quá mức, áp đặt, khắt khe
thì con cái sẽ có sự phát triển lệch lạc như dễ duy kỷ và bất lực, tách ra
khỏi bản thân, tránh tiếp xúc với thực tế, khuynh hướng muốn trốn vào mơ
mộng, mộng tưởng, khó khăn khi tiếp xúc với xã hội và những trẻ cùng
tuổi, thụ động, thiếu sáng kiến, bất lực trong tự vệ, mặc cảm tự ti, phụ
thuộc, có khuynh hướng thoái lui [11].
Kết quả nghiên cứu này đã được khẳng định thông qua tác phẩm “Gia
đình và vấn đề giáo dục gia đình” (1994) của Trung tâm nghiên cứu gia đình
và phụ nữ. Công trình nghiên cứu này khẳng định có nhiều gia đình quá

nuông chiều, thả mặc nên trẻ dễ hư hỏng, hỗn láo; ngược lại có những gia
đình cha mẹ quá thiên về việc sử dụng quyền uy, bạo lực, roi vọt cũng gặp
những thất bại do hậu quả tiêu cực của cách giáo dục đó đối với con em mình.
Từ đó, nhóm nghiên cứu thấy được tầm quan trọng trong việc sử dụng phong
cách giáo dục của cha mẹ đối với con. Tuy nhiên, việc kết hợp sử dụng
phương pháp nào cho hợp lý với con mình còn tùy thuộc vào nhận thức của
cha mẹ về con cái họ một cách chính xác [31].
Cùng bàn về vấn đề này, tác giả Phạm Khắc Chương (1998) đã đi sâu
nghiên cứu về “Uy quyền của bố mẹ trong giáo dục gia đình”. Ông nhận thấy
có những bậc cha mẹ khi sai bảo, yêu cầu con cái thực hiện một vấn đề nào đó
được chúng vâng lời, chấp hành, hoàn thành một cách tốt đẹp, nghiêm túc.
Nhưng cũng có những bậc cha mẹ khi sai bảo, yêu cầu hay ngăn cản con cái
về một hành động nào đó, chúng lại ương bướng, chỉ trích lại bố mẹ ở những

12


mặt thiếu sót. Điều đó phản ánh một phần vị trí uy quyền của bố mẹ trong
giáo dục gia đình. Đây chính là cơ sở để nghiên cứu vấn đề giáo dục gia đình
đối với trẻ [2].
Bên cạnh đó, nghiên cứu mới đây của Trương Thị Khánh Hà (2011)
đã góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu về phong cách giáo dục
của cha mẹ đối với con lứa tuổi thanh niên hiện nay. Kết quả điều tra thực
tiễn 180 sinh viên, tác giả đi đến kết luận: sinh viên có cha mẹ độc đoán
(khoảng 35% trong tổng số) có thể đạt kết quả học tập khá tốt, nhưng các
kỹ năng xã hội kém hơn và tự đánh giá thấp hơn so với những sinh viên có
cha mẹ uy tín. Theo đó, tác giả cho rằng phong cách uy tín có ảnh hưởng
tốt nhất đến sự phát triển của con trẻ về trí tuệ, tình cảm cũng như sự phát
triển các kỹ năng xã hội [8].
Khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về phong cách giáo dục của cha

mẹ ở trong nước, chúng tôi cũng ghi nhận các công trình nghiên cứu của tác
giả Vũ Thị Khánh Linh với một số công bố trên nhiều tạp chí khác nhau như:
“Phong cách giáo dục của cha mẹ trong lĩnh vực giáo dục gia đình” (tạp chí
Khoa học Giáo dục, 2011), “Một số vấn đề lý luận về phong cách giáo dục
của cha mẹ” (tạp chí Giáo Dục, 2011), “Phong cách giáo dục của người mẹ
trong các lĩnh vực giáo dục gia đình” (tạp chí Tâm lý học, 2012). Qua đó, tác
giả khẳng định rằng: Trong thực tiễn giáo dục, các bậc cha mẹ được nghiên
cứu sử dụng cả 3 loại phong cách giáo dục: dân chủ, độc đoán và tự do. Có sự
khác biệt về kiểu phong cách giáo dục giữa các bậc cha mẹ trong những gia
đình khác nhau, giữa cha mẹ trong cùng một gia đình. Các gia đình cha mẹ có
phong cách giáo dục trùng nhau chiếm tỉ lệ thấp. Phong cách giáo dục chiếm
ưu thế nhất là phong cách giáo dục dân chủ, kế đến là phong cách giáo dục
độc đoán và chiếm tỉ lệ thấp nhất là phong cách giáo dục tự do. Các yếu tố
nghề nghiệp, trình độ học vấn, độ tuổi cũng có ảnh hưởng đến phong cách

13


giáo dục của cha mẹ. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó không thật rõ rệt. Không có
phong cách nào hoàn toàn chiếm ưu thế trong một nhóm nghề nghiệp, độ tuổi
hay trình độ học vấn của cha mẹ [20].
Cũng trong thời gian này, tác giả Trần Thị Bích Trà (2012) đã thực hiện
công trình nghiên cứu với tiêu đề “Thực trạng giáo dục gia đình đối với trẻ
mầm non” [30]. Tác giả đã đề cập tới những vấn đề nổi bật là nhiều phụ
huynh chưa nhận thức hết được vai trò giáo dục của cha mẹ đối với trẻ mầm
non và những khó khăn của cha mẹ trong giáo dục trẻ tại gia đình. Tuy nhiên,
công trình nghiên cứu này chỉ tìm hiểu thực trạng giáo dục nên chưa đi sâu
xem xét phong cách giáo dục của cha mẹ đối với trẻ mầm non cũng như ảnh
hưởng của nó tới sự phát triển tâm lí của trẻ.
Tóm lại, việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

cho phép chúng tôi ghi nhận sự đa dạng, phong phú của các nghiên cứu về
giáo dục gia đình nói chung cũng như phong cách giáo dục của cha mẹ nói
riêng. Hầu hết, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc nhấn mạnh thực
trạng cũng như tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của
trẻ. Trong phạm vi hiểu biết của chúng tôi, khía cạnh các phong cách giáo dục
của cha mẹ đối với trẻ mầm non dường như vẫn chưa thu hút được nhiều sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đây chính là một trong những lý do thúc
đẩy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
1.2. Một số vấn đề lý luận về phong cách giáo dục của cha mẹ đối với trẻ
từ 3 đến 6 tuổi
1.2.1. Lý luận về phong cách giáo dục của cha mẹ
1.2.1.1. Khái niệm phong cách
a. Định nghĩa
Trong "Từ điể n tiế ng Viê ̣t " của Hoàng Phê (2000) phong cách đư ợc
hiểu như sau:

14


- Là vẻ riêng trong lối sống , cách làm việc của 1 người hay 1 kiể u
loại người nào đó : chẳ ng ha ̣n như phong cách số ng

, phong cách

lãnh đạo ...
- Phiên da ̣ng của ngôn ngữ có những đă ̣c điể m trong viê ̣c lựa cho ̣n , kế t
hơ ̣p và tổ chức các phương tiê ̣n ngôn ngữ liên quan đế n nhiê ̣m vu ̣
giao tiế p:
- Toàn bộ các thủ pháp sử dụng ngôn ngữ đặc trưng cho từng nhà văn ,
tác phẩm, thể loa ̣i.

- Viê ̣c lựa cho ̣n các phương tiê ̣n ngôn ngữ theo nguyên tắ c , sắ c thái tu
từ, biể u cảm: chẳ ng ha ̣n như phong cách trang tro ̣ng...[28].
Theo Vũ Dũng phong cách là toàn bô ̣ những nét riêng biê ̣t ta ̣o nên đ

ặc

trưng của mỗi cá nhân , mỗi dân tô ̣c trong hành vi , ứng xử và ngôn ngữ của
họ [3].
Bên cạnh cách hiểu về phong cách của Hoàng Phê, Vũ Dũng thì các Nhà
Tâm lí học Liên Xô cũ (E.A.Klimov, A.Cubanova …) cho rằng: “Phong cách
là hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận phản ứng, hành động,
tương đối bền vững, ổn định của mỗi cá nhân. Chúng quy định sự khác biệt
giữa các cá nhân, giúp cá nhân thích nghi với môi trường sống (đặc biệt môi
trường xã hội) thay đổi để tồn tại và phát triển [dẫn theo 21].
Đồng thuận với quan điểm này, tác giả Nguyễn Quang Uẩn cũng cho
rằng: phong cách là hệ thống những nguyên tắc, phương pháp, cách thức biểu
hiện và đặc thù của một người hay một nhóm người được thể hiện trong hoạt
động cơ bản của họ [35].
Như vậy, nhìn chung, phong cách có thể được hiểu là:
- Hệ thống các phương pháp, thủ thuật…quy định những đặc điểm
riêng biệt giữa cá nhân với cá nhân.

15


- Hệ thống những phương tiện có hiệu quả, giúp cá nhân thích nghi với
những thay đổi môi trường (nhất là môi trường xã hội), là sự linh hoạt, cơ động,
mềm dẻo của các phương pháp, thủ thuật ứng xử mà mỗi cá nhân sử dụng.
- Hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng, hành
động tương đối ổn định, bền vững của cá nhân.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi quan niệm rằng: phong cách là hệ
thống những nguyên tắc, phương pháp, cách thức biểu hiện tương đối ổn định
của mỗi cá nhân tạo thành sắc thái riêng trong hoạt động cơ bản của họ.
b. Đặc điểm của phong cách
Theo tác giả Ngô Công Hoàn [14], phong cách có 2 đặc điểm như sau:
Một là, tính tương đối ổn định được biểu hiện ở hai nội dung dưới đây:
Thứ nhất là cấu tạo cơ thể, hình thể, bao gồm: cấu tạo và chức năng
hoạt động của các bộ phận cơ thể, các bộ vị trên nét mặt và chức năng hoạt
động của chúng...Ví dụ cá nhân có dáng, người cao, thanh mảnh, đi đứng nhẹ
nhàng, phản ứng hành vi nhẹ nhàng, nhanh chóng...Ngược lại, cá nhân có cấu
tạo béo mập, đi đứng chậm chạp, phản ứng chậm, nói năng ấp úng...
Thứ hai là phần ổn định một số chức năng hoạt động cá nhân có thể
không liên quan gì đến cấu tạo cơ thể. Ví dụ, hành vi ngôn ngữ cá nhân
được thể hiện lưu loát, khúc chiết, rõ ràng hoặc ngược lại, không chịu sự
chi phối bởi cấu tạo cơ thể. Hoặc cách đi, đứng tiếp nhận thông tin và phản
ứng, nhanh, chậm các cá nhân ít chịu sự chi phối của cấu tạo cơ thể. Phần
ổn định này có thể kiểu hình thần kinh hoặc do thói quen tạo ra...Phần ổn
định này ở các cá nhân khác nhau, không giống nhau, từ đó làm nền tảng
vững chắc cho phong cách.
Hai là tính linh hoạt, cơ động: Phần này được biểu hiện ra bên ngoài rất
sống động, linh hoạt, tạo ra các sắc thái khác biệt hấp dẫn ở mỗi cá nhân.
Phần linh hoạt cũng có hai phần:

16


Thứ nhất là, sự linh hoạt, cơ động phụ thuộc vào lứa tuổi, nghề nghiệp,
giới tính, tình trạng sức khỏe...Ví dụ: Sự đi lại của mỗi cá nhân chịu sự chi
phối của lứa tuổi, tuổi trẻ nhanh nhẹn hơn tuổi già vẫn con người đó. Vẫn con
người đó nếu từ nghề lái xe chuyển sang kinh doanh, các phản ứng sẽ khác

nhau. Tình trạng sức khỏe tốt, trong lúc đang hưng phấn người ta có thể quyết
định hành động nhanh, chính xác, khi vẫn con người đó đang buồn chán, bệnh
tật người ta sẽ do dự, thậm chí từ chối hành động.
Thứ hai là, các thao tác, hành vi cá nhân chịu sự chi phối bởi các đối
tượng, phương tiện và điều kiện hoạt động...Chúng ta đều nhận biết rằng đối
tượng hoạt động của cá nhân thường xuyên thay đổi. Ví dụ: thầy giáo đi dạy
học bài dạy hôm nay khác bài hôm qua...Phương tiện phục vụ cho hoạt động
cũng khác (hôm nay thầy dạy có Micro hỗ trợ, hôm qua có máy chiếu...).
Điều kiện hoạt động cũng thay đổi liên tục... Từ những yếu tố, đối tượng,
phương tiện và điều kiện phân tích trên làm thay đổi các cách thể hiện thao
tác hành vi cá nhân, cách biểu đạt cảm xúc, tình cảm cá nhân.
Như vậy, phần linh hoạt, cơ động của phong cách mà các cá nhân thể
hiện trong hoạt động của mình chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, có những
yếu tố chậm thay đổi như lứa tuổi, nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe. Nhưng
có nhiều yếu tố tác động rất nhanh, thay đổi nhanh, đôi khi làm cho hành
động cá nhân mang tính bột phát, ngẫu hứng...Tuy nhiên, ngay cả trong
trường hợp thiếu các thông tin, dữ liệu để hành động thì các cá nhân hành
động bột phát và ngẫu hứng cũng khác nhau. Ví dụ: có người thận trọng, có
người kèm theo các lời nói hoặc cử chỉ hài hước... Vì vậy, chỉ riêng phong
cách ngôn ngữ nói chúng ta cũng nhận thấy có các phong cách: phong cách
ngôn ngữ nói giàu chất trí tuệ; phong cách ngôn ngữ khoa học; phong cách
ngôn ngữ nói giàu hình tượng...
Sự phối hợp hai thành phần của phong cách rất cơ động, tùy thuộc
vào đối tượng, điều kiện và phương tiện hoạt động. Tuy nhiên, nhìn toàn

17


×