Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

truyền thống yêu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.32 KB, 47 trang )

MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA GIÁ TRỊ YÊU NƯỚC
VIỆT NAM
1.1. Giá trị yêu nước Việt Nam
Giá trị yêu nước là sợi chỉ đỏ, xuyên suốt trong quá trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta, từ cổ đại đến hiện đại. Yêu nước là sản phẩm của lịch sử Việt
Nam, bắt đầu từ những tình cảm tự nhiên của mỗi người đối với quê hương, đất nước
của mình. Yêu nước luôn là giá trị đứng đầu trong những giá trị truyền thống của dân
tộc Việt Nam, nó được hình thành từ rất sớm và gắn bó chặt chẽ với đặc điểm, hoàn
cảnh của đất nước ta đó là: dựng nước đi đôi với giữ nước. Anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm
lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn,
nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước”1.
Yêu nước đối với dân tộc ta không chỉ là một tình cảm thiên liêng, mà nó đã
được nâng tầm thành tư tưởng, hệ tư tưởng riêng của dân tộc Việt Nam. Để hiểu rõ
hơn thế nào là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam tôi xin giới thiệu một
số định nghĩa và quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu để đánh giá một cách khách
quan.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Chủ nghĩa yêu nước, nguyên tắc đạo đức về
chính trị mà nội dung là tình yêu, lòng trung thành, ý thức phục vụ tổ quốc”.
Ban tư tưởng văn hóa Trung ương cho rằng: “Chủ nghĩa yêu nước là một phạm
trù thuộc lĩnh vực tư tưởng và tình cảm của nhân dân tất cả các quốc gia, các dân tộc
trên toàn thế giới”. Theo định nghĩa trên thì có thể thấy chủ nghĩa yêu nước được nhìn
nhận dưới góc độ đạo đức, là một tình cảm, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con
người có tư tưởng lý luận. Chủ nghĩa yêu nước mang tính phổ biến ở mỗi dân tộc.
1 Vũ Như Khôi (2011), Văn hóa giữ nước Việt Nam những giá trị đắc trưng, Nxb chính trị quốc gia – sự thật Hà
Nội, Tr 14




Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Chủ nghĩa yêu nước là một trong
những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm, hàng nghìn năm tồn tại
của các tổ quốc biệt lập”. Quan điểm này nhấn mạnh về mặt tình cảm, chủ nghĩa yêu
nước là tình cảm đặc biệt sâu sắc nhất của con người, mỗi người đối với quê hương,
đất nước; là tình cảm, tư tưởng phổ biến, được hình thành và phát triển qua các thế
hệ của nhân dân tất cả các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới. Tình cảm yêu nước
hình thành và phát triển sâu sắc, hình thành nên chủ nghĩa yêu nước.
Theo từ điển triết học định nghĩa thì: “Chủ nghĩa yêu nước, nguyên tắc đạo đức
và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành với Tổ
quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của
Tổ quốc”. Đây có thể xem là định nghĩa một cách đầy đủ nhất về chủ nghĩa yêu nước.
Với định nghĩa này chủ nghĩa yêu nước được xét ở cả ba góc độ: đạo đức, chính trị,
tình cảm. Yêu nước không chỉ là trung thành với tổ quốc mà phải biết tự hào, kế thừa
và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó tạo động lực cho mọi cá
nhân trong công cuộc xây dụng, bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước không chỉ thể
hiện ở quan điểm mà còn phải được vận dụng vào thực tế của quốc gia, dân tộc. Ý chí
quyết tâm chịu đựng gian khổ, lòng dũng cảm, chí hy sinh, tinh thần lao động sáng tạo,
cống hiến sức lực, trí tuệ cho mục tiêu bảo vệ, xaya dựng, phát triển tổ quốc.
Ở Việt Nam, nước luôn được đặt ở vị trí cao nhất, trên dòng họ, gia đình, nhất là
khi có giặc ngoại xâm tinh thần đó lại càng được biểu rõ nét. Tiêu biểu là việc Hưng
Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã quên đi mối thù nhà với vua Trần Thái Tông, để
lãnh đạo nhân dân hai lần chiến thắng quân Nguyên xâm lược. Do hoàn cảnh của
nước ta thường xuyên phải đối phó với thiên tai, chống ngoại xâm, giúp đỡ nhau trong
cuộc sống đời thường mà ý thức cộng đồng hình thành sớm. Hay cũng có thể do dân
tộc ta có chung nguồn gốc “con rồng cháu tiên” với sự tích “bọc trăm trứng” nên ý
thức cố kết cộng đồng, tình cảm yêu thương, đùm bọc nhau lại càng sâu nặng.
Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên cả dân tộc có ngày quốc tổ Hùng Vương, thể hiện
sự biết ơn và tưởng nhớ người khai quốc: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ



mồng mười tháng ba”. Nếu như mỗi gia đình chúng ta có cha mẹ, cội nguồn thì cả dân
tộc cũng có cha sinh mẹ dưỡng: Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ trăm trứng
rồi nở thành trăm con nói lên nguồn cội của dân tộc. Việc thờ phụng các vị hoàng
thành trong các ngôi đình làng, các vị thánh được thờ trong các ngôi đền, miếu thì
phần lớn họ đều là các nhân vật lịch sử, những người đã có công với đất nước. Điều đó
thể hiện ý thức cao độ sự tự hào về lịch sử, về văn hóa dân tộc thể hiện truyền thống
“uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Ý thức cộng đồng sâu đậm trong tâm hồn con
người Việt Nam, trở thành tinh thần dân tộc. Yêu nước ở con người Việt Nam cũng
đồng nghĩa với yêu non sông đất nước, yêu truyền thống văn hóa, lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Yêu nước cũng gắn liền với yêu thương
giống nòi, thương nhà, thương người, thương chính bản thân mình. Yêu nước không
chỉ dừng lại ở tình cảm mà còn là lý trí, không chỉ ở lời nói, ý thức mà được biểu hiện
bằng hành động, để bảo vệ, xâu dựng, phát tiển đất nước đi lên một tầm cao mới. Tinh
thần yêu nước Việt Nam phát triển thành giá trị yêu nước, chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam.
Theo Phó giáo sư Phùng Khắc Đăng: “Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sự phát
triển đến trình độ cao của tinh thần yêu nước, là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí và tình
cảm cách mạng, là tinh thần yêu nước đạt đến trình độ tự giác và độ bền vững cao qua
thăng trầm lịch sử”. Phó giáo sư Phùng Khắc Đăng đã nhấn mạnh mặt lý trí và tình
cảm, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tinh thần yêu nước bền vững theo lịch sử.
Giáo sư Trần Xuân Trường thì nêu lên định nghĩa: “Chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam là sự tổng hòa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước mới thành chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam”. Ông nhìn nhận chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sự kết hợp một cách
hài hòa giữa lý trí và tình cảm yêu nước.
Từ quan niệm chủ nghĩa yêu nước – nguyên tắc đạo đức và chính trị một tình
cảm xã hội mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành với tổ quốc, là lòng tự hào về
quá khứ và hiện tại của tổ quốc, và xét về chủ nghãi yêu nước biểu hiện trong lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có thể hiểu: “Chủ nghĩa yêu nước Việt



Nam là một phạm trù thuộc lĩnh vực chính trị và đạo đức, dùng để chỉ tư tưởng, tình
cảm, ý chí cùng hành động sẵn sàng hy sinh để bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam”.

1.2.

Cơ sở hình thành giá trị yêu nước Việt Nam

“Tình cảm và tư tưởng yêu nước Việt Nam sinh nở và phát triển trong những
điều kiện cụ thể riêng của mình, mang đường nét, thực chất và tác dụng đậm sắc mà
người Việt Nam cần tìm hiểu thấu đáo để biết được chính mình” 2.
Dựa trên những đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của lịch sử Việt Nam, có thể thấy
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành từ ba yếu tố.
Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có cội nguồn từ quá trình lao động
dựng nước và đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Nhìn vào lịch sử Việt Nam có thể
thấy một đặc điểm nổi bật và xuyên suốt đó là dựng nước gắn liền với giữ nước.
Ngay từ thời cổ đại trên đất nước ta đã có sự xuất hiện của nhà nước, nhà nước
Văn Lang ra đời vào thế kỉ thứ VII trước công nguyên là sự thống nhất một cách tự
nguyện của 15 bộ lạc. Với nền văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ nhà nước Văn Lang
của các Vua Hùng đã tồn tại lâu dài, ổn định trên cương vực lãnh thổ Đại Việt sau này.
Nhưng vừa mới dựng nước thì ngay lập tức nước ta phải đối đầu với đế chế hùng
mạnh nhất thời đó, đế chế Đại Tần. Với sức mạnh quân sự vượt trội của mình nước
Tần đã phái 50 vạn quân xuống vùng phía nam nhằm đánh chiếm và đặt ách thống trị
lên những dân tộc không phải người Hán. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Thục
Phán, đã kiên trì đấu tranh, và sau 10 năm đã đánh bại được cuộc xâm lược của quân
Tần. Nước ta bước sang một giai đoạn mới với sự ra đời nhà nước Âu Lạc của Thục
Phán An Dương Vương. Đây cũng là thời kì gắn liền với nhiều những câu chuyện thần
2 Trần Văn Giàu (2011), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật,
Hà Nội, Tr 170



thoại của dân tộc ta, mà nổi bật là xoay quanh thất bại của nhà nước Âu Lạc trước
cuộc xâm lược của người Nam Việt, mở đầu thời kì ngàn năm Bắc thuộc vô cùng bi
hùng của dân tộc Việt Nam.
Sau khi rơi vào ách đô hộ của nước Nam Việt, nước ta lại phải chịu sự thống trị
hàng nghìn năm của phong kiến phương Bắc, từ tiều đại nhà Hán đến khi họ Khúc
giành lại quyền tự chủ cho nước ta, rồi đến chiến thắng Bạch Đằng lẫy lừng năm 938
của Ngô Vương, đã hoàn toàn đập tan ách thống trị và quét sạch phong kiến phương
Bắc ra khỏi lãnh thổ nước Việt Nam. Tuy rơi vào ách đô hộ của thế lực phong kiến
phương Bắc nhưng tinh thần yêu nước của nhân dân ta không hề bị mai một, suy giảm
mà trái lại nó càng bùng cháy một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Hàng trăm cuộc khởi
nghĩa khác nhau, với mục đích khôi phục lại nền độc lập dân tộc đã nổ ra. Sau khi Ngô
Quyền đánh bại quân Nam Hán, xưng vương, khẳng định chủ quyền của nước ta cho
đến các triều đại phong kiến tiếp theo trong lịch sử nước ta luôn phải chiến đấu chống
lại những kẻ thù hùng mạnh nhất, thâm độc nhất. Hay đến thời kì hiện đại, dân tộc ta
cũng tiếp tục phải đương đầu với những nước tư bản hùng mạnh, giàu có về kinh tế,
hiện đại về quân sự, nhưng với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ, nhân dân Việt Nam đã đánh bại tất cả mọi
kẻ thù xâm lược từ Á, Âu, Mỹ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng
nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày một phát triển.
Thứ hai, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành bởi nền văn hóa đa
dạng nhưng thống nhất trong cộng đồng các dân tộc. Nước ta nằm ở một vị trí địa
chiến lược quan trọng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, là đầu mối giao thông
quan trọng nằm trên đường hàng hải quốc tế, nơi giao lưu tiếp xúc của nhiều luồng
văn hóa Á – Âu. Đặc biệt, nước ta lại gần hai cái nôi của văn minh thế giới là Trung
Quốc và Ấn Độ, chính vì thế mà nền văn hóa của nước ta từ lâu đời đã vô cùng phong
phú, đa dạng.
Các trung tâm văn hóa lớn của nước ta sớm được hình thành cùng với đó là sự
ra đời của những nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam ta. Dù các trung tâm văn



hóa đó có trải qua thăng trầm của lịch sự, có lúc huy hoàng rực rỡ, có lúc lu mờ, lụi
tang, nhưng tất cả đã kết tinh và tụ hội trên mảnh đất hình chữ S, làm cơ sở cho sự ra
đời của nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam – nhà nước Văn Lang. Văn hóa Đông
Sơn có thể xem là nền văn hó phát triển rực rỡ đạt đến dỉnh cao của cả khu vực trong
giai đoạn đó, với sảm phẩm tiêu biểu là chiếc trống đồng vô cùng độc đáo, tinh tế, thể
hiện tài năng sáng tạo của con người Việt Nam.
Không chỉ là điểm hội tụ của các nền văn hóa trong khu vực và thế giới mà trên
đất nước ta còn có sự đa dạng về cộng đồng các dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng
chung nhau sinh sống, làm ăn trên mảnh đất hình chữ S. Cộng đồng các dân tộc Việt
với sự đa dạng về ngôn ngữ, những nét riêng, độc đáo về phong tục tập quán. Các dân
tộc Việt không những chung nhau sinh sống hòa thuận mà còn tạo nên sự giao thoa,
tiếp biến văn hóa độc đáo, rất riêng, rất Việt Nam. Chính vì thế dù nước ta có trải qua
ngàn năm Bắc thuộc, phong kiến phương Bắc luôn tìm mọi cách để đồng hóa nhân dân
ta, nhưng chẳng những ta không bị họ đồng hóa mà còn có tác động ảnh hưởng ngược
trở lại họ. Trong những thế kỉ tiếp từ các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần nhân dân ta
luôn phải chống lại những cuộc xâm lược của những đế chế hùng mạnh nhất thời đại.
Những cuộc kháng chiến của nhân dân ta không chỉ là để bảo vệ non sông đất nước,
mà còn để bảo vệ những giá trị văn hóa riêng của dân tộc. Cũng như người Vua Quang
Trung đã từng nói: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng” chính là để giữ những
nét văn hóa từ xa xưa của dân tộc, tục nhuộm răng, để tóc dài.
Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành cùng với quá trình thống nhất
quốc gia dân tộc, quá trình hoàn thiện cương vực lãnh thổ Việt Nam. Từ thời Hùng
Vương với sự xuất hiện của nhà nước Văn Lang, nước ta đã bước sang thời kì phân
hóa giai cấp với một phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất châu Á. Sau khi
Ngô Quyền giành lại độc lập nước ta đã từng bước cải cách, xác lập chế độ phong kiến.
Đặc điểm của nước ta là không có giai đoạn phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ đặc
trưng như ở phương Tây, mà chỉ có chế độ nô lệ gia trưởng, những nô tỳ làm việc
trong các điền trang, thái ấp, họ không phải là lực lượng sản xuất chính của xã hội.



Chế độ phong kiến phương Đông có những nét riêng khác với chế độ phong kiến
phương Tây. Nhà nước Văn Lang ra đời với sự hội tụ của nền văn hóa Đông Sơn phát
triển rực rỡ. Ngay từ khi mới được hình thành nhà nước Văn Lang đã phải đương đầu
với cuộc xâm lược của nhà Tần, đó cũng là sự mở đầu cho quá trình dựng nước, giữ
nước gắn liền nhau, với hàng loạt cuộc đấu tranh giành độc lập, chống xâm lược trong
suốt ngàn năm lịch sử.
Cùng với sự xác lập chủ quyền, xây dựng đất nước là quá trình thống nhất quốc
gia, dân tộc, các cộng đồng cư dân gắn bó nhau trên một cơ sở tình cảm chung trong
một nền văn hóa chung. Nếu như các dân tộc trên thế giới lấy chiến tranh xâm lược để
thôn tính, mở rộng lãnh thổ thì dân tộc ta dựa nhiều vào những hoạt động chính trị,
hay công cuộc khai phá các vùng đất còn hoang sơ của tổ quốc. Nếu ở bên kia bán cầu,
nước Mỹ có công cuộc tây tiến để mở rộng lãnh thổ thì Việt Nam chúng ta lại thực hiện
cuộc Nam tiến để hoàn thành việc khai phá, thống nhất quốc gia một cách hoàn thiện,
làm cho non sông, đất nước liền một dãy Bắc – Nam theo như mong ước xây dựng
quốc gia Đại Việt hùng cường, to lớn như bao bậc tiền bối đã mong ước.
1.3.

Những nội dung cơ bản của giá trị yêu nước


CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁ TRỊ YÊU NƯỚC
.1.

Giai đoạn buổi đầu dựng nước (khoảng từ nửa đầu thiên niên kỷ II
TCN đến năm 179 TCN)

Nội dung chủ yếu của lòng yêu nước thời kỳ này là lòng tự hào về giống nòi,
tinh thần gắn bó cộng đồng, biết ơn tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện khát vọng của dân

tộc ta quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của mình được khắc họa đậm nét trong kho tàng văn
học dân gian, điển hình là các thần thoại, cổ tích, truyền thuyết.
Hiện nay, có thể nói rằng, chúng ta vẫn chưa tìm ra được một tài liệu chữ viết
nào ghi chép cụ thể về buổi đầu dựng nước của dân tộc. Nhưng thông qua những phát
hiện quan trọng của khảo cổ học, sự tồn tại của nước Văn Lang, Âu Lạc trong lịch sử
đã được khẳng định một cách dứt khoát và đây chính là những nhà nước sơ khai của
dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa, những thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết được
lưu truyền trong dân gian, mặc dù không phải là tư liệu lịch sử, nhưng cũng góp phần
giải thích về nguồn gốc, về sự hình thành quốc gia dân tộc của người Việt từ xa xưa.
Gắn liền với quá trình dựng nước chính là quá trình giữ nước, trong đó tình yêu nước
sớm được đặt nền móng vững chắc và được lưu truyền qua nhiều thế hệ để trở thành
một truyền thống quý báu, đáng tự hào của dân tộc.
Lòng yêu nước trong giai đoạn buổi đầu dựng nước chủ yếu được thể hiện một
cách sinh động qua các thần thoại cổ, và có một điểm đặc biệt là “các truyện đứng đầu
trong kho tàng thần thoại Việt Nam đều là truyện yêu nước” 3 và mang trong mình một
chiều sâu về tư tưởng. Theo tác giả Doãn Thị Thanh Tú “thần thoại cổ Việt Nam rất
nhanh chóng chuyển từ giai đoạn suy nguyên luận tìm hiểu và giải thích tự nhiên sang
lĩnh vực lịch sử, sang cuộc sống của khối cộng đồng dân tộc. Trong thần thoại nước ta,
những truyền đứng đầu toàn là những truyện yêu nước, yêu dân, yêu giống nòi” 4. Như
3 Trần Văn Giàu (2011), Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia –
Sự thật, Hà Nội, Tr. 186.
4 Doãn Thị Thanh Tú (2010), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên
hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, Tr.19


vậy yêu nước bắt đầu trở thành một giá trị nổi bật và được tụ lại trong hầu hết các
truyện thần thoại dân gian.
Theo một số nhà nghiên cứu, các truyện đứng đầu trong kho tàng thần thoại,
truyền thuyết của Việt Nam bao gồm: truyện Họ Hồng Bàng, truyện Sơn Tinh-Thủy

Tinh, truyện Thánh Gióng và truyện Thần Rùa Vàng. Mỗi truyện có một nội dung khác
nhau, giải thích những khía cạnh khác nhau của lịch sử, của cuộc sống, nhưng tựu
chung nội dung yêu nước, yêu dân tộc chính là điểm hội tụ lớn của những câu truyện
này. Trong đó “truyện họ Hồng Bàng nói cái nghĩa đồng bào, toàn dân trong nước đều
có cùng một bọc trứng sinh ra, đều là con cháu của Lạc Long Quân và Âu Cơ, đều là
“con Rồng cháu Tiên”. Truyện Sơn Tinh là truyện nhân dân ta đoàn kết chống thủy tai
để mưu cầu sản xuất, no ấm, đây là mặt xây dựng của vấn đề lập quốc. Truyện Thánh
Ghóng là truyện nhân dân cả nước vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ đánh giặc xâm
lăng, truyện nhân dẫn lĩnh trách nhiệm bảo vệ nước nhà mình mà không đặt bất kỳ
một điều kiện nào. Truyện Thần Rùa Vàng nói khoa xây thành đắp lũy, đúc vũ khí để
bảo vệ cũng là truyện nói đến thái độ chính trị, cứu nước phải dứt khoát, kiên quyết,
dù là đối với người ruột thịt của mình” 5. Chính quá trình dựng nước và giữ nước đã
tạo một cơ sở thực tiễn cho các câu truyện mang tính thần thoại, truyền thuyết này.
Trong bốn truyện nêu trên, theo cố giáo sư Trần Văn Giàu truyện Thánh Gióng
chính là một câu truyện “chứng minh sáng lạn cái luồng tư tưởng thương nòi, yêu
nước đã sớm sinh nở và phát triển từ thời nguyên thủy của tổ tiên chúng ta. Truyện
Thánh Gióng – tức là truyện Phù Đổng Thiên Vương – tượng trưng một cách tuyệt vời
lòng yêu quê hương và sức mạnh nhân dận chống xâm lược” 6. Ngay khi lập nước, dân
tộc ta phải mang trong mình một số phận khá “éo le” khi phải liên tục chống trả lại
những thế lực từ phương Bắc để tránh khỏi nguy cơ mất nước. Và truyện Thánh Gióng
chính là sự tổng kết tinh thần kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm, mà khởi điểm
5 Trần Văn Giàu (2011), Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia –
Sự thật, Hà Nội, Tr. 187.
6 Trần Văn Giàu (2006), Đạo làm người từ Lý Thường Kiệt đến Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, Tr.
19.


của nó chính là lòng yêu nước. Chỉ có tình yêu quê hương, yêu đất nước mới có thể tác
động một cách mạnh mẽ đến sức mạnh của mỗi người dân như vậy. Từ một đứa trẻ có
vẻ “bất thường”, Gióng đã dõng dạc cất tiếng nói sẵn sàng ra trận để cứu nước, đó

cũng chính là tiếng nói chung của toàn dân tộc. Từ những hạt gạo, hạt muối, những
trái cà của cộng đồng, của lối xóm, Gióng đã lớn nhanh như thổi và có đủ sức mạnh để
nghênh chiến với quân thù. Sự lớn lên của Gióng đồng nghĩa với sự lớn lên của lòng
yêu nước. Sau khi đã dẹp xong bọn xâm lược, Gióng không quay lại yết kiến vua để
lãnh phần thưởng, nhưng lại bay về trời và hứa sẽ trở về giúp dân, giúp nước khi có
ngoại xâm. Như vậy, yêu nước ở đây không hề bị công danh, tiền bạc làm hoen ố, đó
chính là một tình yêu chân thành, xuất phát từ ý thức phải bảo vệ cho bằng được lãnh
thổ, cho độc lập, cho tự do của dân tộc. Tình yêu nước ở đây mang một tầm vóc lớn lao
và kỳ vĩ. Và đối với người dân, lòng biết ơn đối với người anh hùng đó được thể hiện
qua việc lập đề thờ và việc truyền lại cho con cháu đời sau câu truyện về một người
anh hùng đã cứu dân, cứu nước – Thánh Gióng.
Đó là truyền thuyết những cũng đã phản ánh một phần của lịch sử. Theo sử
sách ghi lại, “vào năm 221 (trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng thống nhất được
Trung Quốc sau đó đã đưa 50 vạn quân đánh xuống phương Nam. Khi đến vùng nước
Âu Lạc quân Tần đã bị dân Âu Lạc và các tộc Việt khác anh dũng chống lại. Họ tránh
vào rừng, cử người tuấn kiệt lên làm tướng, tổ chức lực lượng kháng chiến, đánh tập
kích, phục kích quân Tần trong cuộc kháng chiến lâu dài hàng chục năm khiến cho chủ
tưởng quân Tần là Đỗ Thư cùng hàng chục vạn quân bị tiêu diệt. Nhà nước Âu Lạc giữ
được nền độc lập”7. Có thể nói rằng, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở buổi
đầu này đã thể hiện rõ nét nhất lòng yêu nước của cha ông ta từ ngàn đời trước.
Yêu nước không chỉ được thể hiện ở công cuộc chống ngoại xâm, mà nó còn
được bộc lộc qua nét văn hóa độc đáo khác được nhân dân ta sáng tạo và lưu truyền.
Chính lòng tự tôn, tự hào về dân tộc đã tạo nên một sức sống lâu bền cho những giá trị
7 Vũ Như Khôi (2011), Văn hóa giữ nước Việt Nam những giá trị đặc trưng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tr.
32.


văn hóa đó. Tục xăm mình, tục nhuộm răng đen, ăn trầu, tục ma chay, cưới hỏi,…, nhìn
chung đều được nhân dân ta bảo vệ và kết thừa, một số tập tục vẫn được duy trì cho
đến ngày nay.

Tổng kết về tình yêu nước trong giai đoạn này, chúng ta có thể thấy rằng, trong
buổi đầu dựng nước, yêu nước xuất phát từ những tình cảm, tâm lý tự nhiên khi mà
quá trình hình thành quốc gia dân tộc đang được đặt nền móng và bắt đầu được xúc
tiến. Có thể gọi đó là tình cảm yêu nước, được thể hiện bằng thần thoại, truyền thuyết
và mang tính chất anh hùng ca mộc mạc nhưng vẫn mang một chiều sâu tư tưởng
nhất định.
2.2.

Giai đoạn thiên niên kỉ đầu công nguyên (từ năm 179 TCN đến năm
938)

Đây là giai đoạn lịch sử dân tộc chống ách đô hộ hơn 1000 năm của phong kiến
phương Bắc, tinh thần yêu nước được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa cứu nước,
giành chính quyền và qua cuộc đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ năm 179 TCN, ách đô hộ từ phương Bắc đã chính thức đặt lên nước ta với
sự xâm lược và thống trị của Triệu Đà, vua nước Nam Việt, Triệu Đà chia Âu Lạc thành
hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm được nước Nam Việt,
đổi vùng đất của Âu Lạc thành châu Giao Chỉ, dưới đó là bảy quận với chức quan đầu
châu là thứ sử, đầu quận là thái thú. Từ đây “lịch sử người Âu Lạc sang trang, từ độc
lập, tự do trở thành nô lên và phụ thuộc, từ cộng đồng người có quốc gia riêng biệt,
trở thành những người phụ thuộc các châu quận của đế quốc Hán. Thời kỳ nô lệ dài
đằng đẵng, từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938, khi Ngô Quyền chiến thắng
quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu kỷ nguyên độc lập của nước Đại Việt.
Tổng cộng 1117 năm. Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu
hiện sức quật cường cũng như sự vươn lên kỳ diệu của một tộc người” 8. Chính trong
giai đoạn Bắc thuộc này, tình yêu nước đã được phát triển lên một bậc mới và trở
thành tinh thần chủ yếu của người Việt – tinh thần yêu nước. Yêu nước được thể hiện
8 Nguyễn Tài Thư (1993) (chủ biên), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 71.



qua các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, qua cuộc chiến “khốc liệt” chống lại âm
mưu Hán hóa để bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc. Nhìn chung tất cả đều thể hiện
được ý thức tự tôn, tự chủ của nhân dân trong điều kiện bị gông cùm bởi thế lực ngoại
bang.
Đế quốc Hán vào đã làm xuất hiện một mâu thuẫn lớn ở nước ta. Một bên của
mâu thuẫn là đế quốc Hán cùng bè lũ tay sai, một bên là nhân dân Việt Nam yêu nước
căm thù giặc. Chính mâu thuẫn này đã trở thành động lực phát triển cho lòng yêu
nước của nhân dân ta, khiến nó trở thành một làng sóng với những nhịp cao thấp
khác nhau, “làn sóng yêu nước trong giai đoạn này liên tiếp nổi lên, có lúc ngấm ngầm
và lắm lúc dâng trào”9. Đất nước Việt Nam tuy giàu lòng yêu nước và ý chí chống giặc,
nhưng có thể thấy rằng, nước nhỏ dân ít, không dễ gì có thể nhanh chóng tạo ra được
sự chuyển hóa “lớn lao” để thay đổi tình hình. Sự tồn tại kéo dài của mâu thuẫn giữa
ta và phương Bắc cũng góp phần vun đắp thêm tinh thần yêu nước của nhân dân, để
sau khi khi gặp điều kiện thuận lợi, tinh thần ấy có đủ sức trỗi dậy và đập tan thế lực
phong kiến ngoại xâm.
Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống chính quyền phương Bắc là khởi nghĩa của
Hai Bà Trưng vào mùa xuân năm 40 nhằm chống lại sự cai trị hà khắc của thái thú Tô
Định. “…Trưng Vương là dòng dõi Hùng Vương, chị em đều có tiếng dũng lược, căm
giận Tô Định chính lệnh hà khắc tàn ngược, tụ họp người các bộ, hăng hái dấy đội
quân hùng mạnh, lừng lẫy uy danh, quận huyện hưởng ứng, cho nên lấy được 65
thành ở Lĩnh Ngoại, thu lại hết đất cũ Nam Việt, cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu”10.
Chính quyền mới do Hai Bà Trưng thiết lập đã không thể chống chọi lại đoàn quân
“bình định” của Mã Viện, đến năm 43 “vương quốc Hai Bà Trưng” bị sụp đổ. Tuy vậy,
đây chính là “cuộc nổi dậy mở đầu cho cuộc đấy tranh giành độc lập, một cuộc đấu
tranh lâu dài và qua vô vàn thử thách, nhưng đã kết thúc trong toàn thắng vào thế kỷ
9 Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Luận văn Thạc sĩ Triết
học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 26.
10 Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 119.



X”11. Và đây cũng chính là hồi chuông cảnh báo cho chính quyền Trung Quốc về sự trỗi
dậy của tinh thần yêu nước Việt Nam trong những năm tháng sắp tới.
Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, ngọn lửa của tinh thần yêu nước vẫn
tiếp tục được nung nấu và sẵn sàng bùng cháy vào những thời điểm thuận lợi. Chúng
ta có thể điểm qua một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu sau, làm bằng chứng cho tinh thần
yêu nước, ý chí giành độc lập chủ quyền cho dân tộc.
Năm 248, Bà Triệu, “người con gái quê ở quận Cửu Chân”12, dấy quân khởi
nghĩa với tuyên ngôn “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá
kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không
khom lưng làm tỳ thiếp cho người” 13. Mặc dù thất bại, nhưng ý chí của Bà Triệu chính
là sự tiếp nối ý chí giành độc lập dân tộc từ thời Hai Bà Trưng, và một lần nữa những
nữ tướng tài ba đã làm cho quân phương Bắc phải khiếp sợ, qua đó lại càng làm nổi
bật lên tinh thần yêu nước của một nước Việt Nam nhỏ bé nhưng chẳng khiếp nhược
bao giờ.
Cuộc khởi nghĩa năm 542 của Lý Bí chống lại nhà Lương một lần nữa làm ngắt
quãng sự thống trị của chính quyền phương Bắc. Ông tự xưng mình là “Nam Việt đế,
đặt niên hiệu là Thiên Đức, tên nước là Vạn Xuân” 14. Lý Bí đã xưng đế và tự mình thiết
lập một nhà nước “chính thức” của người Việt, tên nước ấy là Vạn Xuân với khát vọng
muốn duy trì nền hòa bình, độc lập cho đất nước đến muôn đời. Có thể nói rằng, ý thức
tự chủ, tự cường đã được chứng minh rõ nhất và cuộc khởi nghĩa này, và tinh thần yêu
nước sẽ không thể nào đổi đời được.
Tiếp nối cuộc khởi nghĩa của Lý Bí năm 542 là các cuộc khởi nghĩa của Mai
Thúc Loan (Mai Hắc Đế) năm 722 chống lại sự thống trị của nhà Đường, khởi nghĩa
11 Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX, Nxb. Thế giới, Hà Nội, Tr. 103
12 Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1998), sđd, Tr. 119.
13 Vũ Như Khôi (2011), sđd, Tr. 16.
14 Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, Nxb. Giáo dục Việt Nam,
Tr. 160.



của Phùng Hưng chống ách đô hộ của nhà Đường từ năm 766 đến năm 789. Cho đến
khởi nghĩa của thắng lợi của họ Khúc (Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ) và
Dương Diên Nghệ (từ năm 906 đến năm 938) lật đổ nền đô hộ của đế chế Đường và
cuối cùng là cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Ngô Quyền lãnh đạo (năm
938) đã hoàn toàn giành lại độc lập, tự chủ của nhân dân ta, chấm dứt hơn một ngàn
năm đô hộ của phương Bắc.
Trong các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền vừa nói ở đoạn trên, chúng tôi xin
được phép “tập trung” vào hai cột mốc mang tính quyết định đối với vận mệnh dân tộc.
Một là sự nắm quyền của họ Khúc từ năm 905 và hai là cuộc khởi nghĩa của Ngô
Quyền năm 938. Tình trạng hỗn loạn của nhà Đường đã tạo điều kiện cho các tỉnh “trở
nên gần như độc lập”, từ năm 902, bảy vương quốc đã chia nhau miền Nam Trung
Hoa. Ở nước ta vào năm 905, sự nổi dậy của quần chúng nhân dân đã làm cho viên
Tiết độ sứ người Trung Quốc phải rút lui và người dân đã “đặt một hào phú người Hải
Dương là Khúc Thừa Dụ, được mọi người kính trọng vì đức độ và nhân ái lên thay” 15.
Từ năm 905, người Việt đã chính thức nắm giữ được quyền cai trị đất nước tuy vẫn
còn mang danh nghĩa là “Tiết độ sứ”. Không những giành lại quyền độc lập cho dân
tộc, chính quyền họ Khúc còn thực hiện một loạt các cải cách trên tất cả các lĩnh vực,
tạo ra sự ổn định, vững vàng cho đất nước trong buổi đầu khôi phục quyền tự chủ,
bước đầu gắn kết độc lập dân tộc với thống nhất quốc gia. Bên cạnh đó, góp phần củng
cố được sức mạnh toàn dân để đứng vững trước những cuộc xâm lăng tiếp theo của
phương Bắc. Tuy không xưng vương, nhưng chính quyền của họ Khúc đã mở ra một kỷ
nguyên mới cho xã hội Việt Nam, tạo cơ sở quan trọng để các triều đại sau này kế thừa
và phát triển. Trong đó, quan trọng hơn cả là triều đại nhà Ngô do Ngô Quyền thiết lập
sau cuộc kháng chiến thắng lợi năm 938. Thắng lợi của Ngô Quyền đã chính thức dứt
điểm thời kỳ Bắc thuộc “đen tối” của dân tộc Việt Nam, kể từ đó trở đi, nước ta trở
thành một nước “hoàn toàn” độc lập, với một chính quyền riêng, một lãnh thổ riêng và
một nền văn hóa riêng. Ngô Quyền đã đưa tinh thần yêu nước, được tích tụ và dung
15 Lê Thành Khôi (2014), sđd, Tr. 138.



dưỡng từ trước đó, vươn lên một tầm cao hơn, trở thành một làn sóng mạnh mẽ hơn
xóa bỏ mọi dấu vết của sự thống trị từ phương Bắc trên lãnh thổ nước ta.
Song song với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, cuộc chiến trên lĩnh vực
văn hóa để chống lại chính sách đồng hóa của của nhà Hán, nhà Đường luôn được duy
trì và thúc đẩy, cuộc chiến này cũng dai dẳng và khắc nghiệt không kém. Trong tác
phẩm Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, cố giáo sư Trần
Văn Giàu có nhận định như sau: “Phong tục tập quán là những yếu tố quan trọng của
tâm lý và văn hóa dân tộc. Mất hết những cái ấy thì mất dân tộc rất mau thôi. Cho nên
ông bà ta ra sức bảo vệ phong tục tập quán là vì vậy. Không phải không có bỏ phần
này, sửa phần khác trong quá trình lịch sử, nhưng văn hóa dân tộc tất phải được bảo
vệ”16. Khi xâm lược các quốc gia lận cận, chính quyền phương Bắc luôn đặt mục tiêu
“đồng hóa” người dân ở nơi đó để có thể dễ bề cai trị, nếu dân tộc nào mất đi những
giá trị văn hóa của mình, tiếp thu một cách bị động và dần trở thành người Trung Hoa
thì khả năng giành lại độc lập cũng trở thành con số không. Nhưng điều đó hiển nhiên
đã không thể nào xảy ra đối với dân tộc Việt Nam ta. “Từ đầu công nguyên trở đi, nền
văn minh Đông Sơn mà sợi dây liên kết là nhà nước Âu Lạc với thiết chế xã hội là chế
độ Lạc tướng đã bị giải thế cấu trúc. Những “mảnh vụn” của nền văn minh ày cùng với
cái “thần thái Đông Sơn” của nó tuy không bị mất đi nhưng một mặt đã hòa tan và nền
văn hóa dân gian của các làng Việt cổ và các thành phần tộc người khác của Đông
Dương và Đông Nam Á và mặt khác đã và sẽ gá lắp với những thể chế văn minh ngoại
sinh tới từ phía Trung Hoa, Ấn Độ,…, để dần dần tạo nên một sắc thái văn hóa văn
minh mới”17. Như vậy, nền văn hóa Trung Hoa đã không thể nào áp đặt lên và thay thế
nền văn hóa của Việt Nam, mặt khác sự tác động ngược lại của văn hóa Việt Nam đã
làm cho một số đông người Trung Hoa dần trở thành những người dân Việt Nam thực
thụ. Sức mạnh của văn hóa dân tộc đã được phát huy cao độ và tạo nên một chiến
16 Trần Văn Giàu (2011), Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia –
Sự thật, Hà Nội, Tr. 195.
17 Trần Quốc Vượng (2003) (chủ biên), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Tr. 137.



thắng thuyết phục. Bất chấp những chính sách đồng hóa từ phía chính quyền phương
Bắc, người Việt vẫn tiếp tục duy trì những truyền thống văn hóa của mình, và làng xã
chính là bức tường thành vững chắc chống lại âm mưu biến người Việt thành người
Hán. “Sau mỗi lũy tre làng của người Việt vẫn là một cộng đồng biệt lập mà ở đó
người dân vẫn sống và sinh hoạt theo phong tục, tập quán, tín ngưỡng cổ truyền của
dân tộc bất chấp mọi sự đàn áp và áp đặt văn hóa từ bên ngoài” 18. Một khâu quan
trọng vào bậc nhất của cuộc đấu tranh bảo vệ văn hóa dân tộc trong thời kỳ này là
việc bảo vệ tiếng nói của dân tộc. Tiếng nói của người Hán vẫn không thể nào thay đổi
được tiếng nói của người Việt, để từ đó người Việt tiếp dục duy trì và phát triển tiếng
nói của mình trong những giai đoạn sau này.
Trong giai đoạn này không những chúng ta không bị mất đi những giá trị văn
hóa từ xa xưa, mà chúng ta còn tiếp thu một cách chủ động các giá trị văn hóa từ bên
ngoài vào, biến đổi nó theo những hướng tích cực, phù hợp với truyền thống của tổ
tiên, qua đó làm đặc sắc thêm nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Cụ thể đó là việc tiếp
thu và biến đổi các yếu tố của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo trên cơ sở tư tưởng và
tín ngưỡng bản địa của nhân dân Việt Nam.
Mười thế kỉ Bắc thuộc là một chặng đường đặc biệt trong lịch sử của dân tộc ta,
nó là một thử thách hiểm nghèo cho tinh thần yêu nước của dân tộc.Trong khoảng
thời gian này, tình yêu nước của dân tộc đã tiếp tục được hun đúc và phát huy sức
mạnh của nó một cách tuyệt vời nhất. Tinh thần đó đã thúc đẩy các cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền, thúc đẩy cuộc đấu tranh bảo vệ văn hóa và thúc đẩy quá trình tiếp
thu các giá trị văn hóa từ bên ngoài. Kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, người Việt đã
giành lại được đất nước của người Việt với những nét văn hóa Việt, ta vẫn cứ là ta và
tinh thần yêu nước của ta lại tiếp tục được củng cố và đặt nền móng vững chắc cho
thời kỳ độc lập tự chủ.
2.3.

Giai đoạn nhà nước phong kiến độc lập (từ năm 938 đến năm 1858)

18 Nguyễn Thị Thu Hà (2011), sđd, Tr. 27



Tinh thần yêu nước được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước với hệ thống các
tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc khá hoàn chỉnh; đồng thời tinh thần đó được thể
hiện rực rỡ qua công cuộc xây dựng đất nước và đặc biệt là các cuộc kháng chiến
chống xâm lược từ phương Bắc.
Kể từ sau chiến thắng của Ngô Quyền trước sự xâm lược của quân Nam Hán,
lịch sử Việt chính chính thức bước vào thời kì độc lập hoàn toàn với cương vị là một
“quốc gia” tự chủ. Lần lượt các vương triều được thành lập và ngày càng được củng
cố qua sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thật vậy, “chín thế kỷ quốc gia dân tộc
phong kiến là chín thế kỷ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam biểu hiện ở việc khẳng định
độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ (…) thể hiện rõ nét tư tưởng yêu nước là thương
dân, lấy dân làm gốc, cả trong tập hợp lực lượng để chống ngoại xâm, cả trong hòa
bình xây dựng”19. Cũng trong giai đoạn này, tuy có nhiều lần tình hình nước ta trở nên
rối loạn do sự suy yếu của các vương triều, hoặc do sự tranh chấp giữa các tập đoàn
phong kiến khác nhau, nhưng nhìn chung, tinh thần yêu nước vẫn luôn luôn phủ đầy
trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, chính tinh thần này đã đóng góp rất lớn cho
sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm và phát triển đất nước.
Có một điểm đáng lưu ý trong sự phát triển của yêu nước trong giai đoạn này,
đó chính là sự phát triển từ tinh thần yêu nước lên thành chủ nghĩa yêu nước thực sự
(bắt đầu từ thời Lý – Trần) “có nội dung phong phú với cả một hệ thống những tư
tưởng, quan điểm, quan niệm về độc lập chủ quyền dân tộc, về sự ngang hàng của
nước ta đối với phương Bắc, việc đặt niên hiệu, quốc hiệu, về việc hình thành những hệ
tư tưởng mới phù hợp với yêu cầu của thời đại, về ý thức tự tôn tự hào dân tộc, về lấy
ý dân, lòng dân làm cơ sở cho đường lối trị nước, về tinh thần nhân đạo, nhân văn cao
cả,…”20.
Cố giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn này
chính là “bí quyết thắng lợi của Việt Nam trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm
19 Doãn Thị Thanh Tú (2010), sđd, Tr. 22-23.
20 Nguyễn Thị Thu Hà (2011), sđd, Tr. 28.



lược từ thế kỉ thứ X đến thể kỉ thứ XVIII” 21. Tiếp nối những thắng lợi trong cuộc kháng
chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền, năm 980, trong lúc
vận mệnh đất nước bị đe dọa, Lê Hoàn đã lên ngội hoàng đế, thiết lập nên nhà Tiền Lê,
tổ chức kháng chiến và giành thắng lợi trong việc chống quân Tống xâm lược. Chiến
thắng này góp phần củng cố thêm độc lập, tự chủ của dân tộc trong điều kiện còn
nhiều nhân tố gây chia rẽ. “Triều Tiền Lê đã thay thế triều Đinh đúng lúc. Lê Hoàn (Lê
Đại Hành) đã sáng suốt dẹp mối mâu thuẫn, tập hợp lực lượng, củng cố triều đình
thống nhất để lãnh đạo quân dân chống quân Tống xâm lược…” 22
Sang thời Lý, tinh thần đó tiếp tục được phát huy trong cuộc kháng chiến chống
quân Tống xâm lược (1075 – 1077). Trong lần kháng chiến này, sự sáng tạo của ta đã
thể hiện rõ hơn lòng yêu nước, thương dân với kế “tiên phát chế nhân” và sau đó là
việc xây dựng một phòng tuyến vững chắc chạy dọc theo sông Như Nguyên, là nơi
ngăn cản và đập tan bước hành quân của quân thù. Điều này chứng tỏ “tinh thần dân
tộc dâng cao tại một đất nước mới được độc lập tạo nên ý chí chống trả mọi cuộc xâm
lược”23.
Với một hào khí “Đông A” sôi nổi và giàu tinh thần yêu nước, vua, quan cùng
nhân dân thời Trần đã ba lần chiến thắng vó ngựa xâm lược của quân Mông – Nguyên
(1258, 1285, 1288), lập nên một kỳ công hào hùng trong lịch sử của dân tộc và vang
danh khắp cả “năm châu bốn bể”. Trong những lần đó, khi giặc tràn vào, “cả đô thành
Thăng Long nghi ngút cháy, nhiều bản làng biên cương máy đổ, những thôn xóm bị
thiêu hủy,…thì cả nước sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu một mất một còn. Thái
thượng hoàng ra trận, nhà vua trực tiếp cầm quân, người nông dân cày ruộng, anh
ngư dân làng chài ven biển, người đàn bà lam lũ, những em bé tuổi còn cắp sách đến

21 Trần Văn Giàu (2001), Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia –
Sự thật, Hà Nội, Tr. 202.
22 Vũ Như Khôi (2011), sđd, Tr. 51.
23 Lê Thành Khôi (2014), sđd, Tr. 188.



trường, cho đến những ông lão lưng còng đều ra trận” 24, cả nước đồng lòng, cùng phát
huy sức mạnh của tinh thần yêu nước. Bên cạnh đó, những câu khẳng định sự quyết
tâm của các nhân vật thời này cũng trở thành những tấm gương sáng cho người đời
sau về tinh thần yêu nước, góp phần tô đậm thêm giá trị của chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam, chẳng hạn, “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác (Trần Thủ Độ),
hay “Đầu của thần của còn trên cổ, xã tắc hãy còn, xin Bệ hạ đừng lo, thần đã có kế
hoạch phá được giặc” (Trần Quốc Tuấn), hay câu nói của Trần Bình Trọng: “Ta thà
làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
đã chiến thắng một cách thuyết phục sự ngang tàng, hung bạo của đội quân Mông –
Nguyên vang danh một thời.
Những chiến công của thời Trần ở thế kỷ XIII đã làm sáng lên chủ nghĩa yêu
nước của dân tộc Việt Nam, để rồi trong những giai đoạn sau, chúng ta tiếp tục làm
nên những chiến thắng vang dội, đẩy lùi những thế lực ngoại bang, muốn xâm lấn bờ
cõi và lấy đi quyền độc lập, tự chủ của Tổ quốc. Cụ thể, đó là cuộc chiến thắng quân
Minh của nghĩa quân Lam Sơn (năm 1427) với những vị lãnh đạo tài ba, yêu nước,
thương dân như Lê Lợi, Nguyễn Trãi,…Là cuộc hành quân thần tốc, mạnh mẽ của
người anh hùng “áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ - Quang Trung đã giáng một đòn dứt
khoát vào ý chí của quân Xiêm, làm nên chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), của
quân Thanh, làm nên chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789).
Trong giai đoạn này nội dung của chủ nghĩa yêu nước không chỉ thể hiện trong
công cuộc chống ngoại xâm mà nó còn được thể hiện và sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước. Mặc dù từ thế kỉ XVI trở đi (đến năm 1802), đất nước ta rơi vào tình
trạng chia cắt, phân quyền nhưng xét trong sự vận động của xã hội, các giá trị văn hóa
tinh thần, trong đó có yêu nước vẫn tiếp tục được phát triển dưới nhiều hình thức
khác nhau và vẫn đóng vai trò hàng đầu trong các giá trị tinh thần truyền thống của
dân tộc.
24 Trần Thuận (2014), Tư tưởng Việt Nam thời Trần, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh, Tr. 66.



“Không phải là chỉ khi nào đánh giặc cứu nước thì chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam mới có tác dụng. Chủ nghĩa yêu nước cũng có tác dụng trong việc xây dựng hòa
bình”25, đó là nhận định của cố giáo sư Trần Văn Giàu trong tác phẩm Giá trị văn hóa
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước không chỉ phát huy
sức mạnh trong thời chiến, mà nó còn tác động một cách tích cực trong thời bình.
Trong các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, mà đặc việt là các vị vua cai trị ở giai đoạn đầu của
vương triều, sử sách còn gọi là những bậc minh quân, xuất phát từ lòng yêu nước,
thương dân, những vị vua này đã ban hành những chính sách cai trị phù hợp, góp
phần cải thiện đời sống nhân dân, củng cố và bảo vệ nền hòa bình của dân tộc.
Nước ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế những chính sách nhằm khuyến
khích sản xuất trong lĩnh vực này luôn được các vị vua quan tâm. Bắt nguồn từ thời
Tiền Lê, được tiếp nối ở thời Lý và Trần, “lễ tịch điền” chính là một biểu hiện cụ thể của
sự quan tâm này, “hằng năm nhà vua thường cử hành lễ cày ruộng vào đầu tháng
giêng để cổ vũ ý thức trọng nông trong nhân dân” 26. Ngay cả việc dời đô từ Hoa Lư ra
Đại La, Lý Công Uẩn cũng xuất phát vận mệnh của đất nước, của nhân dân, “chỉ vì
muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu;
trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi” 27. Có thể nói
rằng, những vị minh quân thời Lý – Trần đều có tấm lòng yêu dân, yêu nước sâu sắc,
chính vì vậy những chính sách đưa ra đều xuất phát từ chính thực tiễn cuộc sống của
nhân dân, của đất nước. Bởi lẽ giai cấp lãnh đạo đã nhận thức được rằng “nhân dân
chính là lực lượng quyết định sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”. Việc xây dựng những bộ luật
để quản lí xã hội; hạn chế xây dựng những công trình gây phiền hà cho dân chúng; hay
việc đại xá thuế cho nhân dân sau các cuộc kháng chiến, sau khi khánh thành chùa
chiền, sau khi mất mùa, đói kém,…; hay việc xây dựng các cơ sở, tổ chức các lễ hội tôn
25 Trần Văn Giàu (2011), Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia –
Sự thật, Hà Nội, Tr. 203
26 Nguyễn Tài Thư (1993), sđd, Tr.152.
27 Nguyễn Tài Thư (1993), sđd, Tr. 164



giáo để phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân,…đều đã thể hiện một cách đầy đủ
nhất nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ này. Những tác động tích cực từ
phía triều đình góp phần làm cho đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Ngược
lại nhân dân trở thành một lực lượng hùng hậu để bảo vệ tổ quốc, cùng phát huy sức
mạnh của chủ nghĩa yêu nước.
Đời Lê sơ, những cải cách của vua Lê Thánh Tông đã làm thay đổi toàn bộ đời
sống về kinh tế, chính trị, xã hội của Đại Việt. Chính sự thông minh, nhạy bén và kế
thừa những tác dụng của chủ nghĩa yêu nước, Lê Thánh Tông đã tiến hành kịp lúc
những chính sách đổi mới để đưa đất nước thoát khỏi những khủng hoảng và chia cắt.
Đưa nước ta trở thành một trong những nước có sức mạnh bậc nhất trong khu vực
thời bấy giờ. Đến thời Tây Sơn, vị vua trẻ tài ba Quang Trung cũng tổ chức việc cải
cách đất nước bằng những chính sách khá tiến bộ. Những cải cách này thể hiện khá rõ
nét tinh thần tự tôn dân tộc, củng cố hòa bình, độc lập của quốc gia, xây dựng một
cuộc sống thanh bình cho dân chúng. Nhưng tiếc thay công cuộc cải cách này của vua
Quang Trung phải dừng lại do vua qua đời quá sớm. Cho dù thế nào đi nữa, chúng ta
cũng có thể nhận định rằng: những cuộc cải cách đó đều nhằm mục đích xây dựng và
phát triển đất nước, khát vọng đó xuất phát và chịu tác động từ lòng yêu nước cả.
Khi tìm hiểu giá trị yêu nước trong giai đoạn này chúng ta không thể nào bỏ
qua những “đại biểu về tư tưởng của giai cấp phong kiến”, họ có thể được coi là những
nhân tố nổi trội, chứng minh cho tinh thần yêu nước, thương dân, được sử sách ghi
nhớ đến muôn đời. Ở đây chúng tôi xin tìm hiểu về tinh thần yêu nước của ba nhân vật
ở ba vương triều khác nhau: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Trãi. Họ là
đại diện cho tấm lòng yêu nước của cả một dân tộc gắn liền với các giai đoạn tương
ứng.
Trước hết là Lý Thường Kiệt gắn liền với cuộc kháng chiến chống Tống (1075 –
1077). Trong lần đưa quân sang đất Tống để thực hiện kế sách “tiên phát chế nhân”, Lý
Thường Kiệt đã cho phân phát những bản Lộ bố có nội dung như sau:



“Trời sinh ra dân, vua hiền ắt hòa mục. Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân. Nay
nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân khuôn phép thánh nhân, lại tin kế tham ta của
Vương An Thạch, bày những phép thanh miêu, trợ dịch khiến trăm họ mệt nhọc lầm
than, mà riêng thỏa các mưu nuôi mình béo mập.
“Bởi tính mệnh muôn dân đều phú bẩm tự trời, thế mà bỗng sa vào cảnh éo le
độc hại, lượng bề trên cố nhiên phải xét. Những việc từ trước thôi nói làm gì!
“Bản chức vâng mệnh quốc vương, mở đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên
làn sóng yêu nghiệt, chí có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân. Phải quét
sạch nhơ bẩn hôi tanh để đến thuở ca ngày Nghiêu hưởng tháng Thuấn. Ta nay ra
quân cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người
cùng nghe. Ai nấy hãy suy xét, chớ có mang lòng sợ hãi” 28.
Bản Lộ bố đã phần nào thể hiện tư tưởng yêu nước thương dân của Lý Thường
Kiệt. Xuất phát từ tình yêu đối với chúng dân nên ông cho rằng “đạo làm chủ cốt ở yêu
dân”, đã là bậc cai trị thì phải thương yêu nhân dân, chăm lo cho cuộc sống của nhân
dân. Hơn thế nữa tinh thần tự tôn dân tộc cũng được biểu hiện qua việc ông tiến sang
đất Bắc mục đích chủ yếu là “muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chí có ý phân biệt
quốc thổ, không phân biệt chúng dân”, Lý Thường Kiệt chỉ muốn “phân biệt quốc thổ”
vì trong thời gian đó, vua tôi nhà Tống đang có ý định xâm lược Đại Việt, tức là xâm
lấn “quốc thổ”. Hành động của ông thể hiện sự nhạy bén, góp phần ngăn chặn âm mưu
của giặc. Tựu chung, đều do yêu nước mà ra cả.
Được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, bài thơ “Nam Quốc
sơn hà” được Lý Thường Kiệt sử dụng khi quân Tống tiến sang xâm lược nước ta vào
năm 1077 càng khẳng định hơn nữa tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lại xâm phạm
28 Trần Văn Giàu (1983), Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam: Tư tưởng yêu nước, Nxb. Văn nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 77-78.



Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư”
Bài thơ chính là một lời tuyên bố đanh thép về nền độc lập của nước ta, khẳng
định một cách dứt khoát về quyền tự chủ của một dân tộc có vua cai trị, có lãnh thổ
rạch ròi. Do vậy, mọi sự xâm phạm từ bên ngoài đều có thể bị đánh bại, bị đánh bại bởi
sức mạnh của đất nước có tinh thần yêu nước kiên cường, được hun đúc từ bao đời
nay. “Nam quốc sơn hà” thể hiện “sự nhận thức về nền độc lập, chủ quyền và lãnh thổ
của nhân dân được công bố một cách rõ ràng. Nhận thức đó chứng tỏ bước trưởng
thành về mặt ý thức dân tộc của nhân dân ta từ thế kỷ XI. Nó khẳng định ý chí của
nhân dân ta quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước đã giành được
từ thời Ngô Quyền và sau đó được củng cố trong hơn một thế kỷ” 29. Để nhận định về
tinh thần yêu nước, thương dân của Lý Kiệt, chúng ta có thể mượn lời của bài minh
bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn như sau: “làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì
ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ trăm họ, nhân từ yêu mến mọi
người, cho nên nhân dân kính trọng. Thái úy biết dân lấy lấy sự no ấm làm đầu, nước
lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang,
nuôi dưỡng đến người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ đó mà được yên thân.
Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự đẹp tốt đầu ở đấy
cả”30.
Trần Quốc Tuấn với tư tưởng “vua tội đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước
góp sức” và “khoan thư sức dân để làm kết bền gốc sâu rễ, đó là thượng sách để giữ
nước” đã trở thành đạo trị nước của vua tôi nhà Trần và còn là bài học quý giá cho
các thế hệ sau nữa. Thêm một lần nữa tinh thần yêu nước của dân tộc đã được vun
đắp thêm về mặt lý luận để có thể trở thành một chủ nghĩa với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Với Trần Quốc Tuấn, yêu nước chính là yêu dân, tin vào nhân dân và nhận ra sức mạnh
to lớn từ quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, trong khi tiến hành cuộc chiến tranh cứu
quốc, Trần Quốc Tuấn đã nhìn thấy vai trò quyết định của nhân dân đối với sự nghiệp
29 Nguyễn Tài Thư (1993) (chủ biên), sđd, Tr. 168.
30 Dẫn theo Nguyễn Tài Thư (1993), sđd, Tr. 331.



bảo vệ đất nước và đặc biệt là đối với sự phát triển tài năng của những vị anh hùng
xuất chúng.
“Hịch tướng sĩ” do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn ra như một lời của
núi sông, hồn thiêng dân tộc dội về cùng nhân dân, kêu gọi tinh thần yêu nước, cùng
đứng lên cản bước quân thù. Ông muốn “nhắc nhở mọi người đừng quá thờ ơ, chỉ lo
hưởng lạc, tối ngày ru rú trong xó bếp, chỉ biết vinh thân phì gia, mà không biết thẹn,
biết nhục trước cái nguy nước mất nhà sắp mất. Bài hịch đã vạch trần, phê phán tư
tưởng sợ địch trong ba quân, có tác dụng xây dựng tư tưởng quyết chiến quyết thắng,
kêu gọi mọi người đồng lòng hợp sức để đánh bại giặc Nguyên, giữ gìn tôn miếu, xã
tắc, giữ gìn cuộc sống cho muôn dân” 31. “Hịch tướng sĩ” đã thổi bùng lên ngọn lửa căm
hờn trong lòng binh sĩ và mọi tầng lớp nhân dân, Trần Quốc Tuấn đã đạt đến đỉnh cao
của nghệ thuật kích động lòng yêu nước trong nhân dân. Tình yêu nước của một bậc
hiền tài đã hòa chung vào tình yêu nước của cả dân tộc, ông sẵn sàng hy sinh tất cả vì
non sông, vì gấm vóc, nó được thể hiện qua lời ông tự bộc bạch: “Ta thường tới bữa
quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đâu như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xẻ
thịt lột da, ăn gan uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn
xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng” 32.
Nếu như ở thời Lý có Lý Thường Kiệt, thời Trần có Trần Hưng Đạo thì thời Lê có
Nguyễn Trãi – đại diện tiêu biểu cho tư tưởng yêu nước Việt Nam. Theo cố Giáo sư
Trần Văn Giàu: “tư tưởng của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo là đỉnh cao của tư
tưởng yêu nước thời quốc gia phong kiến” 33. Trong Nguyễn Trãi, yêu nước là thương
dân, để cứu nước thì phải dựa vào dân, cứu nước trước hết là để cứu dân, để đem lại
thái bình cho mọi người. Thời phong kiến, từ cửa miệng của quân đại thần, thật không

31 Trần Thuận (2014) , sđd, Tr. 68.
32 Trần Văn Giàu (1983), Trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam: Tư tưởng yêu nước, Nxb. Văn nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr. 95.
33 Trần Văn Giàu (2011), Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia –
Sự thật, Hà Nội, Tr. 206.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×