Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đảng lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết việt nam lào campuchia trong thời kỳ 1945 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.65 KB, 94 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện làm khoá luận tốt nghiệp đại học của mình
em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Văn Dũng – giảng viên Khoa
Lịch sử đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Viện nghiên cứu lịch sử Đảng,Thư viện
quốc gia Hà Nội, Thư viện quân đội, Thư viện trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2.
Đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ em thực hiện khóa luận tốt nghiệp
đại học của mình.
Hà Nội, tháng 4 năm 2013

SV Đinh Thị Hồng Luyến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do tự mình thực hiện với
sự hướng dẫn của thầy giáo – ThS Nguyễn Văn Dũng giảng viên Khoa Lịch
sử Trường ĐHSP Hà Nội 2. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2013

SV Đinh Thị Hồng Luyến


MỤC LỤC
Mở đầu ..................................................................................................... 1
Chương 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT
VIỆT NAM - LÀO - CAMPHUCHIA TRONG THỜI
KỲ 1945 - 1954 .................................................................... 8


1.1.

Cơ sở hình thành khối đoàn kết Việt Nam - Lào –
Campuchia ........................................................................... 8

1.1.1.

Cơ sở lý luận.......................................................................... 8

1.1.2.

Cơ sở thực tiễn....................................................................... 15

1.2.

Đường lối của Đảng về xây dựng khối đoàn kết Việt Nam
- Lào - Campuchia trong thời kỳ 1945 – 1954 .................... 17

1.2.1.

Bối cảnh lịch sử ..................................................................... 17

1.2.2.

Đường lối của Đảng về xây dựng khối đoàn kết Việt Nam Lào - Campuchia trong thời kỳ 1945 – 1954 .......................... 21

1.2.3.

Sự vận dụng đường lối của Đảng trong việc xây dựng khối
đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia trong thời kỳ 1945 –

1954 ................................................................................................ 28

Chương 2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT
VIỆT NAM – LÀO – CAMPUCHIA TRONG THỜI KỲ
1954 – 1975 ........................................................................... 37
2.1.

Bối cảnh lịch sử ................................................................... 37

2.2.

Đường lối của Đảng về xây dựng khối đoàn kết Việt Nam
– Lào – Campuchia trong thời kỳ 1954 – 1975 .................. 40

2.3.

Sự vận dụng đường lối của Đảng trong việc xây dựng
khối đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia trong thời kỳ
1954 – 1975 .................................................................................... 48


Chương 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .... 74

3.1.

Nhận xét ............................................................................... 74

3.2.


Bài học kinh nghiệm ............................................................ 78

Kết Luận..................................................................................................

85

Danh mục tài liệu tham khảo..........................................................

88


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đoàn kết quốc tế là một vấn đề quan trọng trong quá trình đấu tranh
cách mạng của các đảng mácxít vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức,
vì hoà bình, tiến bộ xã hội.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo công cuộc giải
phóng dân tộc đã sớm nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc đoàn kết
giữa ba nước trên bán đảo Đông Dương để tạo nên sức mạnh tổng hợp chống
kẻ thù chung.
Trong giai đoạn 1945 - 1975, Đảng ta đã cùng với hai đảng bạn lãnh
đạo nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia tiến hành hai cuộc kháng
chiến chống lại hai nước đế quốc hùng mạnh lúc bấy giờ lần lượt là Pháp và
Mỹ. Trong giai đoạn này, Đảng đã lãnh đạo xây dựng đoàn kết Việt Nam với
Lào và Campuchia tạo nên khối liên minh chiến đấu đặc biệt vững chắc, phát
huy sức mạnh tổng hợp tập trung mũi nhọn tổng lực vào kẻ thù chung là đế
quốc Pháp và Mỹ xâm lược. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản đưa

đến thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước
của dân tộc ta. Đúng như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976) của
Đảng đánh giá: thắng lợi của chúng ta cũng là thắng lợi của tình đoàn kết
chiến đấu không gì lay chuyển nổi của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào Campuchia của mối quan hệ đặc biệt đã có từ lâu trong lịch sử và được thử
thách trong ngọn lửa cách mạng chống kẻ thù chung của ba dân tộc. Và đây
cũng là bài học kinh nghiệm quý báu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Ngày nay, tình hình thế giới có nhiều thay đổi so với thời kỳ nhân dân
ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như là cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Thế giới hiện nay, vận động trong những mối quan hệ


2
phức tạp, đầy mâu thuẫn và tác động qua lại lẫn nhau. Sự phát triển của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ và xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá kinh tế
đang ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển của cách mạng nước ta. Nhiều
vấn đề trong nước và khu vực đang diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp.
Trước tình hình đó, đòi hỏi Đảng ta phải biết vận dụng những bài học kinh
nghiệm trong lịch sử về phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc tế nói
chung đoàn kết ba nước Việt Nam với Lào và Campuchia nói riêng, và công
cuộc đổi mới để đưa cách mạng đi đến thắng lợi.
Do vậy, nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đoàn kết, liên
minh chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từ năm
1945 đến năm 1975 là hết sức cần thiết. Nghiên cứu vấn đề đoàn kết, liên
minh Việt Nam với Lào và Campuchia giai đoạn 1945-1975 không chỉ có giá
trị lịch sử mà còn có giá trị hiện thực to lớn, đặc biệt trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Thông qua đó,
chúng ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của
Đảng trong quá trình tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù. Với lý
do đó, tôi chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết Việt Nam Lào - Campuchia trong thời kỳ 1945 - 1975” làm khóa luận tốt nghiệp đại

học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa Việt Nam với Lào và
Campuchia trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước
đã được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng, các bài nói bài viết của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh trực
tiếp chỉ đạo chiến tranh thời kỳ này cũng như các công trình nghiên cứu khoa
học trong và ngoài nước được công bố ở nhiều thể loại khác nhau.


3
- Nhóm các công trình mang tính chất tổng kết gồm có: Ban Chỉ đạo
tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng
chiến chống Pháp thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Ban
Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội; Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực thuộc Bộ Chính trị (2000),
Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 thắng lợi và bài học, Nxb Chính
trị quốc gia Hà Nội… Các công trình trên đã dựng lại bức tranh khá hoàn
chỉnh về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làm rõ vai trò lãnh
đạo của Đảng và rút ra những bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học về
đoàn kết liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào và Campuchia. Đây là cơ sở là
nguồn tư liệu quý giúp tôi định hướng nội dung, tư tưởng trong quá trình nghiên
cứu đề tài.
- Nhóm tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân
đội, cơ quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tiêu biểu như: Đại tướng Võ
Nguyên Giáp (1978), Sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam, Nxb Sự
thật, Hà Nội; Đại tướng Hoàng Văn Thái (1983), Liên minh đoàn kết chiến
đấu Việt Nam - Lào- Campuchia, Nxb Sự thật, Hà Nội; Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam (2003), Lịch sử kháng chiến chống Pháp (1945-1954), tập VI, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội; Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2003), Lịch sử
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), tập VI, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội… Những công trình là nguồn tham khảo bổ ích định hướng tư tưởng
cho khóa luận.
- Nhóm luận án, luận văn, tiêu biểu có: Luận án tiến sĩ khoa học lịch sử
của Hoàng Trang (1995), Chiến lược đại đoàn kết của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).


4
- Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Phạm Đức Thắng (1995), Quan hệ
Việt Nam - Campuchia, lịch sử và xu hướng vận động; Luận văn thạc sĩ lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Bạo (2001), Đảng lãnh đạo kết
hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao giành thắng lợi quyết định trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1969 đến năm 1973. Luận văn
thạc sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Mậu Dũng (2007), Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam với
Lào và Campuchia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965
đến năm 1975. Đó là những đề tài đã phần nào trình bày một cách có hệ thống
chính sách đại đoàn kết của Đảng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, là những công trình để tôi tham khảo.
- Nhóm các bài nghiên cứu, tiêu biểu như: Tạp chí Lịch sử quân sự, số
1 (1988), Phạm Xanh, Đông Dương “Lọt vào mắt xanh của đế quốc Mỹ từ
bao giờ”; Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 (2002), Phạm Đức Dương,
Hồ Chí Minh với các nước láng giềng; Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số
4 (2002), Lê Đình Chỉnh, Vài nét về quan hệ Việt Nam – Lào trong thời kỳ
1954 – 1975; Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5 (2007) PGS.TS Nguyên Thanh Tâm,
Liên minh chiến đấu Việt – Lào – Campuchia trong kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954); Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 (2007),
Nguyễn Viết Bình và Lê Văn Phong, Liên minh chiến đấu Lào – Việt trong 30

năm chiến tranh giải phóng (1945-1975). Đó là những công trình khoa học
tiêu biểu, phản ánh nhiều góc độ khác nhau của tình đoàn kết, liên minh chiến
đấu Việt Nam với Lào và Campuchia.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu được công bố đã đề cập ở
những mức độ, góc độ khác nhau về đoàn kết liên minh chiến đấu giữa Việt
Nam với Lào và Campuchia trong giai đoạn 1945 - 1975. Nhưng chưa có
công trình khoa học nào đi sâu trình bày một cách có hệ thống những vấn đề


5
lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đoàn kết,
liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào và Campuchia từ năm 1945 đến năm
1975 dưới góc độ lịch sử Đảng. Tuy nhiên những công trình trên là những tư
liệu lịch sử quý giá, mà tôi đã tham khảo, kế thừa, để thực hiện đề tài khóa
luận của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo xây dựng đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào
và Campuchia. Qua đó rút ra kinh nghiệm vận dụng vào việc củng cố, phát
triển mối quan hệ, hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với Lào và Campuchia
trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ chủ trương của Đảng trong đoàn kết, liên minh chiến đấu
giữa Việt Nam với Lào và Campuchia trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ.
- Trình bày có hệ thống Đảng chỉ đạo thực hiện đoàn kết, liên minh
chiến đấu Việt Nam với Lào và Campuchia trong hai cuộc kháng chiến cứu
nước từ năm 1945 đến năm 1975.
- Khẳng định những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong đoàn kết,

liên minh chiến đấu Việt Nam với Lào và Campuchia. Rút kinh nghiệm từ
quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng đoàn kết, liên minh chiến đấu ba nước
Đông Dương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từ năm
1945 đến năm 1975.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng
khối đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia trong thời kỳ 1945 - 1975.


6
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, khóa luận sử dụng các nguồn tư liệu
sau đây: Trước hết là các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị,…của Đảng. Khóa
luận còn sử dụng nguồn thông tin từ các cuốn sách và những công trình có
liên quan bao gồm sách chuyên khảo, lý luận, luận văn hay báo chí, tập kỷ
yếu khoa học, các luận văn, luận án…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Khóa luận sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết
hợp giữa hai phương pháp đó. Đồng thời, sử dụng các phương pháp khác như:
phân tích, quy nạp, so sánh… để làm rõ nội dung nghiên cứu.
5. Đóng góp của khóa luận
Thông qua nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng đoàn kết, liên
minh chiến đấu giữa Việt Nam với Lào và Campuchia trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, khóa luận đã góp một phần vào việc tổng kết
một nội dung quan trọng trong thời kỳ đặc biệt của cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ từ năm 1945 đến 1975 của nhân dân ba nước Đông Dương.

Qua nghiên cứu những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa Việt
Nam với Lào và Campuchia từ năm 1945 đến năm 1975, có thể vận dụng vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Đảng lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết Việt Nam - Lào Campuchia trong thời kỳ 1945 – 1954.


7
Chương 2: Đảng lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết Việt Nam - Lào Campuchia trong thời kỳ 1954 – 1975.
Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm.


8
Chương 1

ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT
VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA TRONG THỜI KỲ 1945 - 1954
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH KHỐI ĐOÀN KẾT VIỆT NAM – LÀO –
CAMPUCHIA
1.1.1. Cơ sở lý luận
Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời là một thành tựu vĩ đại của loài người
tiến bộ, là vũ khí lý luận khoa học và cách mạng soi đường để giai cấp vô sản
và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đứng lên tự giải phóng mình.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: giai cấp vô sản mỗi nước trước hết
phải tự giành lấy sự thống trị chính trị. Nhưng sức mạnh đấu tranh ấy không
bao giờ được tự giới hạn trong phạm vi dân tộc, mà phải đặt trong mối quan
hệ quốc tế. Mặt khác, giai cấp vô sản mang bản chất quốc tế, đây là cơ sở
khách quan của sự đoàn kết, liên minh giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao

động ở các dân tộc bị áp bức, bóc lột nhằm tạo sức mạnh vô địch chiến thắng
chủ nghĩa tư bản.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, khi
mà hệ thống thuộc địa của chúng bao chùm khắp thế giới thì vấn đề dân tộc
càng trở nên cực kỳ quan trọng trong cuộc cách mạng vô sản.
Trong điều kiện mới, V.I.Lênin chỉ rõ: vô sản tất cả các nước và các
dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Khẩu hiệu đó là lời hiệu triệu đoàn kết quốc tế
của giai cấp công nhân tất cả các nước, động viên hàng triệu quần chúng bị áp
bức bóc lột trên thế giới đấu tranh chống sự xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa
đế quốc.
V.I.Lênin đã chỉ ra cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn liền với cách
mạng vô sản. Người còn khẳng định động lực của cách mạng vô sản trong


9
thời kỳ mới là sự liên minh giữa giai cấp vô sản các nước và các dân tộc bị áp
bức trên toàn thế giới. Người đánh giá cao yếu tố dân tộc và vai trò của nó
trong sự thắng lợi của cách mạng vô sản. Đồng thời vẫn khẳng định vấn đề
dân tộc chỉ có thể giải quyết thắng lợi nếu đem gắn với cuộc cách mạng
vô sản.
Nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin,
hiểu sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
đã sớm nhận thức được sức mạnh to lớn của dân tộc. Đó là truyền thống tốt
đẹp, những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, những thành tựu cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là sức mạnh của lòng yêu nước, ý chí tự
lực tự cường và sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh của con người,
của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Người cũng khẳng định sức mạnh đó
sẽ được nhân lên nhiều lần khi biết đoàn kết với các nước láng giềng, đoàn
kết quốc tế, để tạo thành sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù.
Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc với bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận

cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người nhận thấy: “Muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản”.
Nếu như Nghị quyết Đại hội VI Quốc tế Cộng sản chủ trương: chỉ có
thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa và nửa thuộc địa
khi giai cấp vô sản giành thắng lợi ở các nước tiên tiến, thì Nguyễn Ái Quốc
đã nhận thấy rằng: ngày mà hàng trăm triệu người dân châu Á bị đọa đầy và
áp bức sẽ thức tỉnh và vứt bỏ sự bóc lột đê tiện của những tên thực dân tham
lam vô độ, họ đã hình thành một lực lượng khổng lồ và có thể xóa bỏ một
trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, giúp
cho những người anh em họ ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn
toàn. Điều đó có nghĩa là Nguyễn Ái Quốc đã đưa cách mạng giải phóng dân


10
tộc phương Đông trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới và có
vị trí xứng đáng của nó, chứ không phụ thuộc vào cách mạng chính quốc. Bởi
như Người đã khẳng định tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản: “Vận mệnh
của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản các
nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức các
nước thuộc địa” [22, tr.273]. Theo Nguyễn Ái Quốc muốn đánh bại các nước
đế quốc, trước hết phải tước hết thuộc địa của chúng. Như vậy, Nguyễn Ái
Quốc đã gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản và xác định
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hai dòng thác cách mạng. Với Người,
chủ nghĩa yêu nước gắn kết với chủ nghĩa quốc tế vô sản một cách đương
nhiên. Đó là điều cốt lõi của tư duy và hoạt động cách mạng nói chung và
đường lối cách mạng nói riêng.
Quá trình hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra: khi chủ
nghĩa đế quốc đã cấu kết với nhau trên thế giới để áp bức bóc lột giai cấp vô
sản và các dân tộc thuộc địa, muốn giải phóng dân tộc, thì các lực lượng cách

mạng và quần chúng bị áp bức đoàn kết lại. Người khẳng định: vì hòa bình
thế giới, vì tự do, những người bị bóc lột mọi chủng tộc đoàn kết lại và chống
áp bức. Để tăng cường đoàn kết các dân tộc áp bức ở châu Á, từ kinh nghiệm
thành lập tổ chức “Hội liên hiệp thuộc địa” ở Pháp trước đây, Nguyễn Ái
Quốc tiến hành thành lập “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông”.
Ngày 9-7-1925, tại Quảng Châu – Trung Quốc, “Hội liên hiệp các dân
tộc bị áp bức Á Đông” được thành lập. Tôn chỉ của hội ghi rõ: “Liên lạc với
các dân tộc bị áp bức cùng làm cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc”. Tuyên
ngôn của Hội nhấn mạnh: con đường duy nhất để xóa bỏ áp bức chỉ có thể là
liên hiệp các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới, áp
dụng những phương pháp cách mạng để lật đổ về căn bản chủ nghĩa đế quốc
cực kỳ hung ác. Đến đây cho thấy việc đoàn kết các dân tộc thuộc địa thành
một mặt trận, là tư tưởng nhất quán của Nguyễn Ái Quốc.


11
Với vị trí của bán đảo Đông Dương, chủ nghĩa đế quốc luôn coi đây là
một địa bàn chiến lược, thống nhất về chính trị, quân sự và đặt trong một
chiến lược chung. Chính vì vậy, khi hoạch định đường lối cách mạng giải
phóng dân tộc, Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt
của tình đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.
Trong những năm từ 1921 đến 1926, các bài viết về Đông Dương của
Người đã vạch trần tội ác của kẻ thù và chỉ rõ: nguyên nhân đầu tiên gây ra sự
suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là sự biệt lập… Họ hoàn toàn
không biết đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi nhất của họ,
do đó họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn
nhau. Từ năm 1926 đến 1928, Người mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ chính
trị ở Quảng Châu và Uđon (Xiêm), nhiều cán bộ đã được Người phái về Việt
Nam, Lào, Campuchia hoạt động xây dựng cơ sở nhờ đó chủ nghĩa Mác Lênin được truyền bá vào Việt Nam, Lào, Campuchia. Cùng với sự chuẩn bị
về chính trị tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng ở Việt Nam, Nguyễn

Ái Quốc hết sức giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia.
Tháng 6 - 1928 tại Xiêm, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Người, các chi
bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Phì chit, Uđon và Noọng Khai được
củng cố vững chắc. Mùa thu năm 1928, Người rời Xiêm sang Pắcsxế, lên
Xavanakhét, đến Thà Khẹt trực tiếp tìm hiểu tình hình đấu tranh cách mạng ở
Lào. Những hoạt động ấy đã góp phần phát triển cách mạng ở Lào. Từ một
chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Viêng Chăn đã hình thành 06
chi bộ cộng sản: Viêng Chăn, Pắcxế, Xavanakhét, Thà Khẹt, Phông tiu và
Bôneng, lúc đầu gồm các đảng viên là Việt kiều sau đó kết nạp đảng viên là
người Lào. Các chi bộ trên là cơ sở để thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản
Đông Dương ở Lào (tháng 9-1934). Ở Campuchia, chi bộ cộng sản đầu tiên
được xây dựng ở Trường Trung học Xixôvát.


12
Trong khi đề cao tinh thần ủng hộ, tương trợ lẫn nhau trong đấu tranh,
Hồ Chí Minh luôn coi trọng quyền dân tộc tự quyết cũng như tính độc lập và
chủ động của cách mạng mỗi nước. Tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 51941), Người khẳng định: sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật, ta phải thi hành
đúng chính sách “dân tộc tự quyết” cho dân tộc Đông Dương.
Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện
chứng giữa yếu tố chủ quan và khách quan, Hồ Chí Minh khẳng định đoàn kết
liên minh phải dựa vào sức mình là chính. Người khẳng định: trước mắt phải
làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và yêu cầu không nói chung cho cả
Đông Dương mà phải nêu vấn đề từng nước, cách mạng là của nhân dân từng
nước, nhân dân mỗi nước phải tự làm lấy, phải hỗ trợ lẫn nhau, phải thành lập
mặt trận dân tộc mỗi nước, trên cơ sở đó thành lập mặt trận Đông Dương. Tại
Hội nghị chiến tranh du kích, Người nói: một dân tộc không tự lực cánh sinh
mà cứ chờ các dân tộc khác giúp đỡ thì dân tộc đó không xứng đáng được độc
lập. Theo Người, muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp mình đã.
Là lãnh tụ thiên tài nhìn xa trông rộng, Hồ Chí Minh hiểu rõ, các nước

Đông Dương đều là những quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc dù lớn hay bé đều
có lòng tự tôn dân tộc một cách chính đáng và dễ bị mặc cảm. Hơn nữa, bọn
thực dân xâm lược bao giờ cũng dùng chính sách chia để trị. Chúng dùng mọi
thủ đoạn để chia rẽ nhân dân ba nước, và chia rẽ các dân tộc. Cho nên hòn đá
tảng trong quan hệ dân tộc trong tư tưởng và hành động của Người là đoàn
kết giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau để tránh kẻ thù xâm lược.
Tại Hội nghị cán bộ Mặt trận Liên minh nhân dân Việt Nam - Lào Campuchia, Hồ Chí Minh nói: “Việt Nam đoàn kết chặt chẽ, cả ba nước đoàn
kết nhất định sẽ đánh bại bọn thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, giành
độc lập tự do thực sự. Đoàn kết ở đây, là đoàn kết trong lòng, đoàn kết
trong hành động, đoàn kết trong đấu tranh, chứ không đoàn kết miệng”
[26, tr.53-54].


13
Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Việt Nam có kháng chiến thành công
thì Lào, Miên mới thắng lợi và Lào, Miên có thắng lợi thì Việt Nam mới hoàn
toàn thắng lợi” [20, tr.85].
Để đảm bảo thống nhất bền vững trong liên minh Việt Nam - Lào Campuchia, Hồ Chí Minh sớm xây dựng những quan điểm, nguyên tắc liên
minh đúng đắn sáng tạo. Người khẳng định tình đoàn kết trong sáng giữa ba
dân tộc Việt - Lào - Campuchia là trên tinh thần quốc tế vô sản: “Việt Nam,
Lào, Campuchia như anh em một nhà, cả ba dân tộc đoàn kết chặt chẽ thì nhất
định sẽ đánh bại thực dân Pháp. Nhân dân Việt Nam hết lòng giúp đỡ nhân
dân Lào, nhân dân Miên một cách vô điều kiện. Sự thật thì chưa tìm ra chữ gì
để thay thế chữ “giúp”, chứ thực ra không phải là giúp, mà là làm nghĩa vụ
quốc tế” [20, tr.118].
Theo Hồ Chí Minh, khi giúp bạn phải nắm vững nguyên tắc dân tộc tự
quyết, việc gì cũng phải được bạn đồng ý rồi mới làm. Người giải thích, “giúp
bạn là tự giúp mình”, điều cốt lõi giúp bạn để bạn trưởng thành, tự làm lấy
mọi việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh với bản lĩnh và trí tuệ uyên bác, luôn vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa quốc tế trong sáng, kết hợp nhuần nhuyễn, đúng đắn

lợi ích dân tộc với nghĩa vụ quốc tế trong quan hệ ba nước Đông Dương. Trên
cơ sở phân tích một cách khoa học và sâu sắc tính tất yếu khách quan của tình
hình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương, Người chỉ rõ: vì mối quan hệ khăng
khít về địa lý, quân sự, chính trị,...mà ta với Miên, Lào cũng như môi với
răng. Hai dân tộc Miên, Lào hoàn toàn giải phóng, thì cuộc giải phóng của
chúng ta mới chắc chắn hoàn toàn. Cho nên nhiệm vụ của ta phải ra sức giúp
đỡ kháng chiến Miên, Lào một cách tích cực, thiết thực hơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn, nhắc nhở quân tình
nguyện Việt Nam ở Lào, Campuchia nội dung thực chất của việc giúp đỡ
cách mạng Lào, Campuchia “là một nhiệm vụ quốc tế”. Đó là quan điểm, tư


14
tưởng chỉ đạo liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia trên tinh
thần quốc tế vô sản trong sáng. Tư tưởng này xuyên suốt trong toàn bộ hoạt
động của quân tình nguyện là cội nguồn sức mạnh của liên minh chiến đấu
giữa ba đảng, quân đội, nhân dân ba nước. Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ,
chiến sĩ, nhân dân Việt Nam phải kiên trì bồi dưỡng giúp bạn nâng cao khả
năng tự lực, với mục tiêu cơ bản là giúp bạn để bạn tự vươn lên làm chủ vận
mệnh của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đánh giá cao sức mạnh của
khối đoàn kết ba nước Đông Dương, mà còn tin tưởng vào tương lai tươi sáng
của khối đoàn kết. Người cũng luôn giáo dục cán bộ chiến sĩ, nhân dân Việt
Nam rằng đoàn kết phải thật thà, phải được thực hiện bằng những hành động
cách mạng cụ thể, thiết thực, đoàn kết phải gắn liền với việc giúp đỡ lẫn nhau
một cách có hiệu quả. Người cũng thường xuyên nhắc nhở rằng, càng đoàn
kết giúp đỡ lẫn nhau hết lòng thì càng phải tôn trọng độc lập, chủ quyền của
nhau, kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng, tác phong bao biện làm thay,
thiếu kiên trì giúp bạn. Với hai nước bạn, phải ra sức giúp bạn vươn lên làm
chủ, tránh tự tin đồng thời tránh ỷ lại.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt

Nam – Lào – Campuchia là đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nhưng luôn
luôn đề cao tính độc lập, chủ động của mỗi nước, coi đó là nguyên tắc đảm
bảo sự bền vững của liên minh. Đoàn kết quốc tế nói chung, đoàn kết ba nước
Đông Dương nói riêng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa, vận dụng
sáng tạo và phát triển học thuyết Mác – Lênin trong điều kiện mới của cuộc
đấu tranh cho độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn
kết quốc tế, đoàn kết ba nước Đông Dương có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to
lớn, là nguyên tắc cơ bản, quan trọng cho Đảng, Nhà nước ta xác định đường
lối, chính sách đối nội đối ngoại đúng đắn. Đồng thời là phương hướng lớn
của cách mạng Việt Nam được thể hiện sâu sắc trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ.


15
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Đoàn kết giữa ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia là truyền thống
của ba dân tộc.
Việt Nam, Lào và Campuchia là ba nước nằm trên bán đảo Đông
Dương, là những quốc gia độc lập có chủ quyền nhưng có mối quan hệ mật
thiết với nhau một cách tự nhiên. Mối quan hệ đó là do những điều kiện khách
quan về địa lý, lịch sử, văn hóa của các quốc gia quy định, nó trở thành nhu
cầu tất yếu của ba nước trên bán đảo Đông Dương.
Mỗi quốc gia trên bán đảo Đông Dương đều có điểm khác nhau, song
có điểm chung nhất đều là những quốc gia nằm kề bên nhau trong vùng khí
hậu nhiệt đới, ở vị trí chiến lược quan trọng của vùng Đông Nam Á, cùng
chung dãy Trường Sơn và dòng sông Mê Công trải dài nối liền ba nước. Do
quá trình hình thành lịch sử một cách tự nhiên của bán đảo Đông Dương nên
đã tạo cho ba dân tộc có những nét tương đồng về kinh tế, văn hóa xã hội. Về
kinh tế đều là những quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, cả ba dân
tộc đều bị sự thống trị của các triều đại phong kiến kéo dài hàng thế kỷ, nếu

như đạo Phật ở Campuchia trở thành quốc giáo thì đạo Phật ở Việt Nam và
Lào cũng trở thành phổ biến. Trong lịch sử, mỗi dân tộc đều phải liên tục
đương đầu với giặc ngoại xâm. Chính từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và văn hóa của ba nước Đông Dương đã buộc ba nước phải đoàn kết, liên
minh lại và nó đã trở thành một quy luật trong quá trình dựng nước và giữ
nước của nhân dân ba nước Đông Dương.
Có thể nói, riêng yếu tố về địa lý là điều kiện rất thuận lợi cho mối quan
hệ giữa Việt Nam với Lào và Campuchia. Nhưng một vấn đề đặt ra phải
chăng bất cứ ở nơi nào “núi liền núi, sông liền sông” và chỉ có nó là yếu tố
duy nhất tạo nên sự gần gũi giữa các quốc gia dân tộc. Thực ra đây chỉ là một
trong những yếu tố góp phần hình thành mối quan hệ giữa ba nước Đông
Dương nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất.


16
Sau khi thực dân Pháp chiếm toàn cõi Đông Dương, chúng sáp nhập ba
nước thành liên bang Đông Dương và chia Đông Dương thành năm kỳ Bắc
kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ (Việt Nam) và hai xứ Ai Lao và Cao Miên. Rõ ràng âm
mưu của thực dân Pháp là “chia để trị” đối với ba nước trên bán đảo Đông
Dương và trong sự phân chia ấy đã cho ta thấy Pháp coi Việt Nam là địa bàn
trọng yếu.
Cùng một cảnh ngộ, cùng chung một kẻ thù, nên ngay từ cuối thế kỷ
XIX, nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia đã thường liên hệ với
nhau trong cuộc đấu tranh chung chống thực dân Pháp. Sự liên hệ đó đã mở
đầu cho truyền thống đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc suốt hơn
một thế kỷ qua.
Có một điều thực tế là từ khi thực dân Pháp đặt ách cai trị trên toàn cõi
Đông Dương, đặt ba dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất về chính trị,
kinh tế thì nó lại là điều kiện làm cho nhân dân ba nước ngày càng tăng cường
đoàn kết chiến đấu bên nhau. Tuy nhiên, sự giúp đỡ, liên minh chiến đấu của

ba nước lúc đó chỉ mang tính chất tự phát, không có một chiến lược và sách
lược cụ thể nào.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917), Hồ Chí
Minh là người cộng sản đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Đông
Dương, đã đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930
mà sau này đổi tên là Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10 - 1930).
Đây là sự kiện lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng với phong trào cách
mạng ba nước Đông Dương bởi ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã
chỉ rõ: giai cấp vô sản và tất cả quần chúng bị áp bức trong ba xứ đó muốn
đánh đổ bọn chủ nghĩa đế quốc, lấy lại độc lập, đánh đổ vua quan địa chủ để
giải phóng cho mình, thì không thể nào đấu tranh riêng lẻ được. Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời đã đặt cách mạng ba nước trong một chỉnh thể thống nhất


17
gắn bó với nhau vì mục tiêu chung là chống ách thống trị của thực dân Pháp.
Từ đó, cuộc đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương bước vào một quá
trình mới có tổ chức hơn.
Từ tháng 10-1930, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo đã mở ra
bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác, đoàn kết giữa các lực lượng yêu nước
và cách mạng ba nước Đông Dương. Sự hợp tác đó có cương lĩnh, mục tiêu
chiến lược và sách lược chung rõ ràng. Ngay từ đầu, Đảng Cộng sản Đông
Dương đã xác định tính thống nhất gắn bó của cách mạng ba nước Đông
Dương và nghĩa vụ quốc tế của cách mạng Việt Nam với cách mạng Lào và
Campuchia. Thực tế, mỗi bước trưởng thành của cách mạng Lào và
Campuchia đều không tách rời cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Đông Dương, cách mạng ba nước Đông Dương đã phát triển
mạnh mẽ và giành được những thắng lợi to lớn trong năm 1945.
Ngày 30-10-1945, Hiệp định liên minh quân sự giữa chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Ítxala và Hiệp định thành lập liên quân

Việt - Lào đã được kí kết. Cuối năm 1945, đại diện chính phủ Việt Nam và
Uỷ ban Cao Miên độc lập ra tuyên bố chung về “đoàn kết Việt - Miên - Lào
chống Pháp”. Đây là cơ sở pháp lý đặt nền móng cho đoàn kết, liên minh
chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mỹ xâm lược.
1.2. ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN KẾT
VIỆT NAM – LÀO – CAMPUCHIA TRONG THỜI KỲ 1945 – 1954
1.2.1. Bối cảnh lịch sử
Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình bán đảo
Đông Dương có nhiều biến đổi sâu sắc. Ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp,
độc quyền thống trị Đông Dương, lập ra chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim ở
Việt Nam, Sơn Ngọc Thành ở Campuchia và Phétxarét ở Lào.


18
Ở Việt Nam tranh thủ thời cơ sau khi phát xít Nhật đầu hàng dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân Hà Nội đã khởi nghĩa
giành chính quyền vào ngày 19-8-1945. Sau đó tất cả các tỉnh trong toàn quốc
cũng lần lượt khởi nghĩa và đều giành được thắng lợi. Ngày 2-9-1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà.
Ở Lào, trước khi Cách mạng tháng Tám nổ ra ở Việt Nam, các chiến sĩ
bộ đội Việt kiều giải phóng quân ở chiến khu Sakon thuộc Đông Bắc Thái
Lan được phân công sang Lào và sau đó cùng bộ đội Ítxala Lào lãnh đạo nhân
dân khởi nghĩa giành chính quyền ở các thành phố thuộc các tỉnh Thượng và
Trung Lào, trong đó có cả thủ đô Viêng Chăn. Ngày 12-10-1945, chính phủ
cách mạng Lào được thành lập, do Hoàng thân Phétxarét làm Thủ tướng.
Hoàng thân Xuphanuvông, nguyên là một kỹ sư cầu đường, được cử làm Bộ
trưởng Ngoại giao kiêm Tổng chỉ huy quân đội Ítxala Lào. Tuy nhiên, vì lực
lượng cách mạng có hạn nên không giành được chính quyền ở Luôngphabang,

cố đô của Lào, và ba tỉnh ở Hạ Lào là Paksé, Saravan và Áttôpơ. Ngay ở Trung
và Thượng Lào, lực lượng cách mạng cũng chỉ chiếm được các thành phố.
Quân Pháp vẫn còn ẩn náu tại các vùng nông thôn và rừng núi.
Ở Campuchia, sau khi Nhật đầu hàng, cơ sở Đảng bị tan rã nên không
có ai lãnh đạo nhân dân đứng lên giành chính quyền. Chính phủ Sơn Ngọc
Thành không còn chỗ dựa nên đứng chông chênh, không có một định hướng
chính trị nào cả.
Ở Pháp, ngay sau khi được đồng minh giải thoát khỏi ách chiếm đóng
của phát xít Đức thì những kẻ mới lên cầm quyền ở Pháp đã bộc lộ ngay ý đồ
trở lại đô hộ các nước thuộc địa cũ của chúng.
Ngày 24 - 3 -1945, tại Bra-da-vin, thủ đô của nước Cônggô (một thuộc
địa của Pháp ở Châu Phi), Đờ Gôn (De Gaulle) ra tuyên bố sẽ khôi phục lại


19
chế độ thuộc địa ở Đông Dương và sẽ tổ chức Liên bang Đông Dương gồm
năm xứ: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Lào và Campuchia do một toàn quyền
Pháp đứng đầu gọi là “Cao uỷ Đông Dương”.
Ngày 2-9-1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiểm soát toàn bộ đất nước Việt Nam từ Bắc chí
Nam. Nước Việt Nam đã thật sự trở về tay nhân dân Việt Nam và đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố cho thế giới biết nhưng bọn thực
dân Anh và Pháp không chịu thừa nhận.
Rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, quân Pháp
đánh chiếm Sài Gòn và sau đó lần lượt đánh chiếm các tỉnh ở Nam Bộ. Nhân
dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp. Đến ngày 19-121946, giặc Pháp lại đánh chiếm thủ đô Hà Nội. Cuộc kháng chiến toàn quốc
bùng nổ.
Sau khi đánh chiếm Sài Gòn, ngày 15-10-1945, quân Pháp theo quân
Anh nhảy dù xuống thủ đô PhnômPênh của Campuchia bắt Thủ tướng Sơn
Ngọc Thành và lập một chính quyền tay sai của chúng. Đất nước Campuchia

bị quân Pháp tái chiếm một cách dễ dàng, không có một sự kháng cự nào cả.
Nhưng ngay lập tức, nhiều người Khơme ở khắp mọi miền đất nước đứng lên
xây dựng lực lượng để chống Pháp như Achar Đươn, bà Mê Muôn, Đap
Chhuôn, Chăngtơrăngxây, Liêu Keomôni, Nai Huôl, Tok… Các lực lượng nói
trên tổ chức riêng lẻ, không có sự thống nhất với nhau, một số lực lượng còn
tấn công nhau để tranh giành địa bàn, vũ khí và phần lớn đều không có một
đường lối chính trị đúng đắn, rõ ràng nên việc chống Pháp rất hạn chế, thậm
chí có một số sau này chạy theo Pháp chống lại nhân dân như Đap Chhuôn,
Chăngtơrăngxây, Pút Chhai.
Ở Lào, khi Nhật làm đảo chính, một số đơn vị quân Pháp chạy trốn vào
rừng. Đến khi Nhật đầu hàng đồng minh, được sự giúp đỡ của quân Anh,


20
quân Pháp đã đánh chiếm ba tỉnh ở Hạ Lào và sau đó tiến dần lên đánh chiếm
các tỉnh ở Trung và Thượng Lào. Quân đội Ítxala Lào phối hợp với bộ đội
Việt kiều giải phóng quân chiến đấu rất dũng cảm để bảo vệ các thành phố,
các vùng thuộc quyền kiểm soát của chính phủ cách mạng. Nhưng vì quân
Pháp được trang bị đầy đủ vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại, lại có
không quân yểm trợ đắc lực nên đến tháng 4- 1946 chúng chiếm được tất cả
các thành phố trên toàn nước Lào. Bộ đội Việt Kiều cùng với khoảng 60.000
Việt Kiều ở Lào phải vượt sông Mê Công dưới lửa đạn của các máy bay Pháp
để sang Thái Lan lánh nạn.
Như vậy, khi trở lại xâm lược Đông Dương, trước tiên quân Pháp đánh
chiếm Nam Bộ rồi đánh chiếm Campuchia, mấy tháng sau chiếm được nước
Lào và đến tháng 12-1946 đã đánh chiếm ra miền Bắc Việt Nam. Đến lúc
này, nhân dân ba nước Đông Dương đều đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến
trường kỳ và gian khổ để giành độc lập tự do cho tổ quốc mình.
Ngay từ khi trở lại xâm chiếm ba nước Đông Dương, thực dân Pháp đã
có những chủ trương, chính sách chung cho cả ba nước hết sức thâm độc

nhằm thực hiện cho kỳ được mưu đồ cướp nước một lần nữa. Chúng đặt ba
nước Đông Dương trong một chiến lược chung, coi ba nước là một chiến
trường do một Bộ chỉ huy thống nhất điều khiển nên rất cơ động trong việc
đánh phá các lực lượng cách mạng. Năm 1945, khi đánh chiếm tỉnh Tây Ninh,
chúng dùng một lực lượng từ Campuchia đánh xuống Gò Dầu phối hợp với
các lực lượng từ Sài Gòn tấn công lên, hình thành hai gọng kìm đánh vào các
lực lượng cách mạng. Thực dân Pháp chia cắt đất nước Việt Nam, bày trò
thành lập chính phủ Nam kỳ tự trị, thành lập các chính phủ bù nhìn nhằm thực
hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt. Chúng gây chia rẽ lương
giáo, kích động các tôn giáo chống lại Việt Minh, chống lại Mặt trận đoàn kết
dân tộc đang chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. Đặc biệt thâm độc hơn,


21
chúng còn gây chia rẽ, khoét sâu hận thù dân tộc giữa người Khơme và người
Việt, xúi giục người Khơme ở một số nơi trên đất Việt và trên đất Campuchia
nổi dậy “cáp duồn” (chém Việt Nam) gây ra cảnh đầu rơi máu chảy, nhà cửa
bị đốt phá xóm làng trở nên tan tác.
Trước bối cảnh đó, nhân dân ba nước Đông Dương bắt đầu cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp trong những điều kiện cực kỳ khó khăn gian khổ,
ba nước đang nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Liên Xô, các nước
xã hội chủ nghĩa mới ra đời ở Đông Âu, các lực lượng ủng hộ sự nghiệp giải
phóng dân tộc của nhân dân ba nước Việt - Miên - Lào thì ở rất xa, không thể
chi viện được gì. Mặt khác, thực dân Pháp có một đội quân nhà nghề, được
trang bị đầy đủ vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, lại được các nước
đế quốc thực dân ủng hộ về mọi mặt nhất là đội quân Anh đang làm nhiệm vụ
tước khí giới quân đội Nhật ở miền Nam Đông Dương, còn lực lượng cách
mạng chỉ được trang bị những vũ khí thô sơ và chưa từng lâm trận nên cuộc
chiến đấu hoàn toàn không cân sức. Vì vậy, việc liên minh chiến đấu giữa
nhân dân ba nước Việt - Miên - Lào và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của

nhân dân tiến bộ trên thế giới là vấn đề hết sức quan trọng.
1.2.2. Đường lối của Đảng về xây dựng khối đoàn kết Việt Nam – Lào –
Campuchia trong thời kỳ 1945-1954
Xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân ba nước Đông Dương và tổ chức
liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung để giành độc lập cho ba nước là điều
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lúc nào cũng quan tâm.
Từ khi thành lập năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã coi trọng
việc xây dựng liên minh đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước trên bán
đảo Đông Dương chống kẻ thù chung. Cho đến Nghị quyết của Hội nghị lần
thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ
ngày 10 đến ngày 19-5-1941, do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì có đoạn


×