Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đường lối xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của đảng từ năm 1930 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.49 KB, 67 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1 : CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VÀ TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH BÀN VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN
TỘC THỐNG NHẤT. ................................................................................... 6
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng Mặt trân dân
tộc thống nhất. ................................................................................................. 6
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Mặt trận dân tộc thống
nhất. ................................................................................................................. 9
CHƢƠNG 2: ĐƢỜNG LỐI XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TỘC
THỐNG NHẤT CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945. .............. 14
2.1. Đường lối xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng giai
đoạn 1930-1935. .............................................................................................. 14
2.1.1. Đảng ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. ....................... 14
2.1.2. Sự ra đời của Hội Phản Đế Đồng Minh và kế hoạch của nó. ............... 17
2.2. Đường lối xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng giai
đoạn 1936-1939. .............................................................................................. 22
2.2.1. Sự ra đời của mặt trận nhân dân chống phát xít tháng 7/1936 3/1938. ............................................................................................................. 22
2.2.2. Sự ra đời của mặt trận dân chủ Đông Dương. ...................................... 28
2.3. Đường lối xây dựng Mặt trận thống nhất của Đảng giai đoạn
1939-1945........................................................................................................ 35
2.3.1. Hoàn cảnh lịch sử. ................................................................................. 35
2.3.2. Hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất từ tháng 11/1939
đến tháng 2/1941. ............................................................................................ 37
2.3.2.1. Hội nghị lần thứ VI (tháng 11/1939). ................................................ 37

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp
2.3.2.2. Hội nghị lần thứ VII (11/1940). ......................................................... 42
2.3.2.3. Hội nghị lần thứ VIII (5/1941). .......................................................... 45
2.4. Bài học kinh nghiệm. .............................................................................. 58
KẾT LUẬN. ................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .......................................................................... 64

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao trận đánh hào hùng của dân
tộc từ Đống Đa, Bạch Đằng đến Chi Lăng, dân tộc Việt Nam với một lòng
yêu nước nồng nàn đã đánh tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù.
Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, sự nghiệp dựng nước và giữ
nước là nội dung xuyên suốt. Sự nghiệp ấy chỉ thực sự giành được thắng lợi
khi toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết chống lại tội ác của kẻ thù.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do quần chúng nhân
dân tiến hành, quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu trong cách mạng. Vì
thế vấn đề giác ngộ, tập hợp đoàn kết và tổ chức quần chúng trong tiến trình
cách mạng là rất quan trọng. Để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình ngay từ
khi ra đời Đảng đã xây dựng khối liên minh công nông và tri thức để tập hợp

huy động được đông đảo quần chúng nhân dân, các đảng phái, các tổ chức
chính trị vào Mặt trận dân tộc thống nhất – mặt trận đại đoàn kết dân tộc, một
trong những động lực và nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng
đã linh hoạt đề ra nhiều hình thức mặt trận khác nhau để phù hợp với từng
giai đoạn từng thời kỳ lịch sử.
Sự hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất trong tiến trình lịch sử Việt
Nam do Đảng tổ chức và lãnh đạo đã diễn ra trong một quá trình từ năm 1930
ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Ngay từ cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại hội nghị
thành lập Đảng 3/2/1930. Cương lĩnh tuy vắn tắt nhưng cũng vạch ra nhưng
nguyên tắc chiến lược, sách lược xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất với
những nội dung cơ bản: “Đảng của giai cấp vô sản phải lãnh đạo quần
chúng, dựa vào dân cày nghèo, lôi kéo về phía mình các tầng lớp tiểu tư sản.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

2

Đối với phú nông, trung tiểu đại chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt
phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra làm cho họ trung lập, bộ phận nào ra
mặt phản cách mạng thì phải lật đổ”. Như vậy ngay từ khi ra đời Đảng đã có
chủ trương đoàn kết các giai cấp, tổ chức chính trị, kể cả các cá nhân nhằm
phát huy sức mạnh truyền thống của chủ nghĩa yêu nước, phát động mọi nhân
tố dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù, chúng chính là đế quốc và phong kiến
nhằm giành độc lập dân tộc.

Những chủ trương, chính sách về Mặt trận được triển khai cùng với các
nghị quyết khác của Đảng đã làm đấy lên một cao trào cách mạng chưa từng
có mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đây là một bài học về sự cố kết cộng
đồng, một minh chứng cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Trong thắng lợi của
công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta Mặt trận dân tộc
dân tộc thống nhất đóng một vai trò quan trọng, góp phần làm nên thắng lợi to
lớn cho thành công Cách mạng tháng tám năm 1945.
Tìm hiểu và nghiên cứu về Mặt trận dân tộc thống nhất ở từng giai
đoạn, từng thời kì lịch sử từ năm 1930 đến năm 1945 giúp ta hiểu rõ về đường
lối chiến lược, sách lược của Đảng trong việc xây dựng tổ chức mặt trận,
nhằm tập hợp và giác ngộ ý thức cách mạng trong quần chúng nhân dân, nêu
cao tinh thần đoàn kết dân tộc, đây là một quá trình bền bỉ và lâu dài, thể hiện
sự khôn khéo và linh hoạt trong việc chỉ đạo thành lập mặt trận của Đảng,
nhằm lôi kéo các cá nhân, đảng phái chính trị yêu nước trong toàn quốc đoàn
kết chống lại mọi kẻ thù xâm lược.
Nghiên cứu vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất còn giúp cho bản thân
em biết cách phân tích, tổng hợp và đánh giá vấn đề một cách khách quan
hơn. Nó giúp cho em hiểu về quá trình hình thành đường lối sách lược, chiến
lược của Đảng về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, thấy được tinh thần
đoàn kết, kiên cường của dân tộc ta. Nó để lại cho em nhiều bài học về tinh

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

3


thần đoàn kết. Không những thế vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất dân tộc
đã được nhiều nhà sử học đề cập đến như một điều tất yếu trong từng giai
đoạn lịch sử. Ngày nay, tình hình quốc tế có nhiều biến động vì thế việc xây
dựng Mặt trận dân tộc thống nhất nhằm đoàn kết, cố kết dân tộc là một điều
quan trọng với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa
trong tương lai.
Từ khi hình thành và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất ngày càng
phát huy vai trò của mình, quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng Mặt trận dân tộc
thống nhất là cả một giai đọan dài và đường lối ấy được thể hiện rõ nét nhất
trong giai đoạn 1930 – 1945. Cùng với những lí do nêu trên tôi mạnh dạn
chọn đề tài “ Đường lối xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng từ
năm 1930 đến năm 1945” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề xây dựng lực lượng của Đảng trong giai đoạn 1930 -1945 trong
tiến trình lịch sử Việt Nam đã được nhiều sử gia, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm
hiểu và đề cập trong tác phẩm: “Lịch sử Việt Nam”, “Tư tưởng Hồ Chí
Minh”, “ Mặt trận dân tộc thống nhất trong Cách mạng Việt Nam”, “Lịch sử
quân sự”….
Các tác phẩm trên đã nói đến vấn đề đường lối của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong từng giai
đoạn lịch sử. Tuy nhiên các tác phẩm trên còn viết dưới dạng sơ lược phác
thảo, hay đi xuyên suốt chiều dài lịch sử nên không đi sâu vào giai đoạn 1930
– 1945 nên không làm rõ được đường lối xây dựng Mặt trận dân tộc thống
nhất của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945. Đồng thời cần phải làm sáng tỏ
hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề Mặt trận dân tộc thống
nhất. Cùng với đó cần phải tìm hiểu sâu về bối cảnh trong nước và khu vực
trong giai đoạn 1930 – 1945.

SV: Nguyễn Thị Lan


Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

4

Bằng những hiểu biết của mình dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn tôi sẽ
làm sáng tỏ tính đúng đắn trong đường lối xây dựng Mặt trận dân tộc thống
nhất của Đảng từ năm 1930 đến năm 1945 để thấy được sự khôn khéo, mềm
dẻo, linh hoạt của Đảng trong việc tập hợp quần chúng nhân dân.
3. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
 Nguồn tài liệu
Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam
Các công trình nghiên cứu của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sơ phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể của chuyên ngành : so
sánh, đối chiếu, diễn dịch, quy nạp, phân tích và khái quát.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích

Làm sáng tỏ quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề Mặt trận
dân tộc thống nhất.
Làm sáng tỏ tính đúng đắn trong đường lối xây dựng mặt trận dân tộc
thống nhất của đảng từ năm 1930 đến năm 1945 để thấy được sự khôn khéo,
mềm dẻo, linh hoạt của Đảng trong việc tập hợp quần chúng nhân dân.



Nhiệm vụ

Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử trong từng thời kỳ.
Nghiên cứu đường lối xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng
từ năm 1930 đến năm 1945.
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hai vấn đề:


Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về vấn đề

xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp


5

Đường lối xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng từ

năm 1930 đến năm 1945.

6. Kết cấu của đề tài
- Phần mở đầu

- Phần nội dung
Chương 1: Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về vấn
đề xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
Chương 2: Đường lối xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng
từ năm 1930 đến năm 1945.
- Phần kết luận

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

6
CHƢƠNG 1

CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VÀ TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
BÀN VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng mặt trân dân tộc
thống nhất
Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, mỗi phương thức sản
xuất mới ra đời thay thế phương thức sản xuất cũ, đều thúc đẩy sự phát triển
của xã hội điều đó cho thấy một khi xã hội không còn phù hợp với nhu cầu,
lợi ích của quần chúng nhân dân thì chính quần chúng là lực lượng trực tiếp
đứng lên lật đổ chế độ đương thời: “ Quần chúng là lực lượng vô địch của
Cách mạng, nhân dân lao động chính là người sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo ra
của cải vật chất, tinh thần cho xã hội”. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã nhận thức
đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân khẳng định “ Những công việc và
tư tưởng của lịch sử đều là tư tưởng và công việc của quần chúng”. Từ đó

nhấn mạnh Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người làm
nên lịch sử.
Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin nêu bật tầm quan trọng đặc biệt
vừa có tính chất chiến lược và sách lược của vấn đề lực lượng cách mạng và
các hình thức tập hợp lực lượng trong cách mạng. Cách mạng muốn thắng lợi
phải có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nhưng trước hết và chủ yếu phải
có Đảng – đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo theo một đường lối
đúng và phải có lực lượng cách mạng hùng hậu tập hợp trong hình thức Mặt
trận dân tộc thống nhất.
Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định cách mạng là sự nghiệp của đông
đảo quần chúng được giác ngộ, có tổ chức, đấu tranh cho các mục tiêu xác
định theo đường lối đúng đắn của chính Đảng vô sản.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

7

Chủ nghĩa Mác – Lênin nêu lên một số nguyên tắc khi thực hiện liên
minh các lực lượng cách mạng có địa vị khác nhau trong Mặt trận dân tộc
thống nhất. Trong đó, nguyên tắc tối cao là phải dựa trên nền tảng liên minh
công nông mà thu hút đông đảo những lực lượng hàng triệu, hàng chục triệu
người có tác dụng lịch sử của tất cả các giai cấp, các tầng lớp trong một xã hội
nhất định hành động theo một đường lối chung của Đảng lãnh đạo
Về hình thức tập hợp lực lượng chủ nghĩa Mác – Lênin đã nói tới Mặt
trận vô sản thống nhất và Mặt trận nhân dân rộng rãi. Năm 1848 trong tuyên

ngôn của Đảng cộng sản C.Mác - Ph.Ăngghen đã giương cao ngọn cờ Cách
mạng với những khẩu hiệu vang dội: “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” là
nói tới Mặt trận vô sản thống nhất ở các nuớc tư bản chủ nghĩa ở châu Âu.
Hay Lênin đã từng nói “ Vô sản tất cả các nước các dân tộc bị áp bức đoàn
kết lại” là nói tới một Mặt trận nhân dân rộng rãi trên toàn thế giới. Các ông
đã trao quyền và thấy được sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản- giai cấp có
sứ mệnh đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản được phát hiện vào giữa thế kỷ XIX.
C.Mác – Ăngghen - Lênin đều cho rằng: Muốn làm Cách mạng thì phải
đoàn kết, giai cấp vô sản phải đoàn kết mọi lực lượng quần chúng thì Cách
mạng vô sản mới thành công, bởi đó là cội nguồn của sức mạnh vô địch, kể cả
trong chiến tranh và trong xây dựng, Lênin đã khẳng định: “ Quần chúng lao
động ủng hộ chúng ta, sức mạnh của chúng ta là ở đó. Nguồn gốc khiến cho
chủ nghĩa Cộng sản thế giới vô địch cũng là ở đó”.[5, tr257-258]
Hình thức đoàn kết ở trong từng giai đoạn cách mạng có thể khác song
trong bất kì lúc nào, khi nào đoàn kết tập hợp được quần chúng và luôn sáng
tạo được những kì tích mà không có nó thì sẽ không thể thành công. Lênin đã
chỉ rõ: “Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối
với đội tiền phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản thì Cách mạng vô
sản không thể thực hiện được”.[5, tr261] Cuộc đấu tranh của giai cấp, của giai

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

8

cấp vô sản để giành lấy sự ủng hộ của nhân dân lao động không phải kết thúc

khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền, cuộc đấu tranh đó vẫn tiếp tục
như trước.
Ngay sau khi Quốc tế Cộng sản ra đời và hoạt động dưới sự chỉ đạo của
Lênin đã không ngừng phát triển những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen.
Về vai trò của quần chúng nhân dân trong thời kỳ mới. Nhiều tổ chức
Quốc tế khác với tư cách là quần chúng đã đoàn kết giữa giai cấp vô sản ở
phương Tây với nhân dân lao động, giai cấp vô sản ở các nước thuộc địa đang
từng bước được xây dựng.
Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản với
nhà nước trong tay, theo Lênin vấn đề liên minh để đoàn kết các tầng lớp
nhân dân lao động được đặt ra hết sức bức xúc, không được coi nhẹ, bởi vì
nếu không đoàn kết mọi lực lượng thì bất cứ hành động cách mạng nào cũng
gặp vô vàn khó khăn và khó thành công.
Qua phân tích trên thấy rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về đại
đoàn kết, bởi vì muốn thực hiện lý tưởng cách mạng của Đảng thì phải tập
hợp được lực lượng quần chúng. Chỉ có tập hợp đông đảo được lực lượng
quần chúng thì tư tưởng, lý tưởng cộng sản mới trở thành tư tưởng, lý tưởng
của quần chúng, điều đó có nghĩa là sẽ trở thành sức mạnh thông qua hoạt
động của quần chúng được Đảng lãnh đạo. Quần chúng là lực lượng sản xuất,
sáng tạo ra của cải vật chất, xét về góc độ hình thái kinh tế – xã hội lực lượng
sản xuất là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển của lịch sử. Như vậy, đại
đoàn kết theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin cho chúng ta một bài học
quý báu rằng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và toàn
thể nhân dân lao động chỉ là sách lược lâu dài trong suốt quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội và chỉ làm tốt đại đoàn kết thì chính Đảng cách mạng của
giai cấp vô sản mới xứng đáng với danh hiệu đó.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp

9

Như vậy chủ nghĩa Mác – Lênin bằng chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ
ra vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử và của sự
nghiệp cách mạng, đồng thời nêu lên một cách biện chứng tính tất yếu phải
tập hợp tổ chức sức mạnh quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản,
nòng cốt là giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân trên cơ sở phát
huy động lực vật chất và tinh thần của quần chúng và xử lý phù hợp mối quan
hệ lợi ích giữa các bộ phận, các tầng lớp nhân dân. Mác – Ăngghen và nhất là
Lênin từng nghiên cứu kết luận tổng kết thực tiễn và đưa ra chỉ dẫn về
phương pháp, nghệ thuật vận động, tập hợp và tổ chức khối đại đoàn kết trong
Mặt trận thống nhất.
1.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là tư tuởng lớn của Người
trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đại đoàn kết của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã trở thành chiến luợc của cách mạng nuớc ta, tư tưởng ấy
đã thấm sâu trong mỗi cán bộ, Đảng viên và trong tầng lớp nhân dân Việt
Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Chiến lược
đại đoàn kết là một phạm trù rất rộng bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều cấp độ
các quan hệ liên kết ở mỗi thời điểm của cách mạng, sự nghiệp cách mạng
của Hồ Chí Minh mà chủ nghĩa nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng trong
sáng của Người là nền tảng quan trọng để trở thành chiến lược của cách mạng
nước ta.
Việc thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất cũng nằm trong chiến lược
đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là một trong những nhân tố giữ vai
trò hàng đầu đối với sự sống còn của cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về

xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất nổi lên một số quan điểm quan trọng
mà không thể xa rời hoặc xem nhẹ dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

10

Mặt trận dân tộc thống nhất phải dựa trên cơ sở hai giai cấp công
nhân và nông dân.
Mặt trận dân tộc thống nhất bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp vai trò
của các giai cấp trong kết cấu của mặt trận không thể ngang bằng hoặc đồng
nhất với nhau. Trong đó có những giai cấp tầng lớp giữ vai trò chủ yếu cơ
bản. Thiếu nó sẽ không có mặt trận, không có khối đoàn kết toàn dân. Cộng
đồng dân tộc lấy đại đoàn kết làm tiêu chuẩn xong phải dựa trên nền tảng cơ
bản của hai giai cấp công nhân và nông dân. Tác phẩm “Đường cách mệnh”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Công nông là gốc cách mệnh còn học
trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ, cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ
bằng công nông, ba hạng ấy chỉ là bầu bạn của cách mệnh của công nông
thôi”.[1, tr266]
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là tư tưởng lớn của Người
trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vấn đề đại đoàn kết là chiến
lược cách mạng của Hồ Chí Minh nó mang dấu ấn giai cấp, có tính chất giai
cấp, nên bỏ qua mặt này khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một thiết
sót, thậm chí là một sai lầm. Tư tưởng đại đoàn kết phải dựa trên cơ sở hai
giai cấp công nhân và nông dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phản ánh, lập

trường của giai cấp vô sản.
Hồ Chí Minh đã vận dụng học thuyết Mác – Lênin so sánh và phân tích
cụ thể tình hình thực tiễn Việt Nam. Người chỉ ra rằng: Giai cấp công nhân,
nông dân, phải là chỗ dựa cho khối đại đoàn kết dân tộc. Họ bị áp bức bóc lột
nặng nề, vì thế họ trở thành nguồn động lực chống chủ nghĩa đế quốc. Hơn
nữa đây là hai giai cấp chiếm đại đa số trong dân tộc, không thể thành lập
khối đại đoàn kết nếu thiếu vắng hai giai cấp chiếm hơn 90% dân số. Phải dựa
trên cơ sở của hai giai cấp công nhân và nông dân mà đoàn kết các giai cấp
khác như tư sản dân tộc, địa chủ kháng chiến, trí thức không phân biệt tôn

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

11

giáo, chính kiến trừ bọn địa chủ phản động, Việt gian, tư sản mại bản có
quyền lợi gắn chặt với bọn đế quốc.
Do vậy, việc đoàn kết của Mặt trận dân tộc thống nhất dựa trên cơ sở
hai giai cấp cần phải được đề cao hơn nữa.
Mở rộng đại đoàn kết gắn liền với đấu tranh.
Hồ Chí Minh luôn luôn mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc. Người quan
tâm đến sự phát triển ngày càng lớn của nó. Coi đó là xu hướng cần đạt tới
của vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Trong hoạt động thực tiễn, đối với Đảng – tổ
chức lãnh đạo và hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc.
Song việc mở rộng đoàn kết của Hồ Chí Minh gắn liền với đấu tranh
chống quan niệm sai lầm từ bỏ đấu tranh, sợ đấu tranh làm vỡ khối đại đoàn

kết. Ngược lại, từ bỏ đấu tranh sẽ dẫn đến làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân
tộc. Người luôn chống tư tưởng cục bộ, bè phái gây chia rẽ trong đảng, trong
chính quyền làm tổn hại tới khối đoàn kết. Người phê phán những cán bộ lợi
dụng chức quyền để cất nhắc người thân lên một số cương vị mà không phải
xuất phát từ lợi ích cách mạng, vì nó không những làm suy yếu hoạt động của
chính quyền đoàn thể mà còn làm suy yếu sự đoàn kết của các cấp bộ Đảng,
các cấp chính quyền.
Ở Hồ Chí Minh, trong lĩnh vực đoàn kết, Người thể hiện sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa tính nguyên tắc và tính linh hoạt. Người mở rộng đoàn kết
nhưng kiên quyết đấu tranh chống lại các phần tử phản động, phản bội quyền
lợi dân tộc, đó là nguyên tắc nhất quán, không thay đổi. Người luôn luôn kêu
gọi các nhân sĩ yêu nước, các trí thức tiến bộ mang tài năng phục vụ Tổ quốc,
đoàn kết chân thành với họ.
Nguyên tắc mở rộng đoàn kết nhưng phải đấu tranh của Hồ Chí Minh
được thể hiện sâu sắc trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt. Người
chủ trương hợp tác với các tầng lớp, với các giai cấp nhưng phải đấu tranh để

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

12

không ngừng củng cố mặt trận vững mạnh. Người quan niệm dân tộc ta là
một khối thống nhất, bao gồm nhiều giai cấp và các tầng lớp khác nhau. Mỗi
giai cấp và tầng lớp có lợi ích khác nhau. Trong cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ, các giai cấp đều có lợi ích sống còn là đánh đổi chủ nghĩa đế quốc Pháp,

Nhưng mỗi giai cấp có một lợi ích không trùng hợp, thậm chí đối lập nhau.
Song các giai cấp ở Việt Nam dưới ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc đã tập hợp
trong mọi mặt trận chống kẻ thù chung. Như vậy, trong đoàn kết vẫn có mâu
thuẫn do đó cần phải giải quyết các mâu thuẫn để đi tới sự đoàn kết thống
nhất hơn nữa. Nếu từ bỏ đấu tranh sẽ rơi vào tiêu cực, hữu khuynh, hơn thế
còn làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
Đoàn kết dựa trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chiến lược cách mạng.
Trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh vấn đề đoàn kết không nhằm
vào giải quyết quyền lợi riêng của từng giai cấp, tầng lớp hoặc cá nhân mà
phải dựa trên cơ sở thống nhất về mục tiêu chiến lược, điều đó thể hiện rõ
trong việc hình thành mặt trận. Hình thức tổ chức quan trọng để đoàn kết lực
lượng trong dân tộc. Do mỗi thời kỳ cách mạng có mục tiêu cụ thể khác nhau,
nên thành phần đứng trong mặt trận cũng tùy theo điều kiện cụ thể mà có sự
thay đổi.
Nếu hai nguyên tắc trước của Hồ Chí Minh đảm bảo cho nội dung, bản
chất của sự đoàn kết cách mạng, thì nội dung thứ ba nhằm định hướng cụ thể,
yêu cầu cụ thể của việc đoàn kết. Ở đây thể hiện một cách hết sức sâu sắc tính
kiên định cho thắng lợi cuối cùng kết hợp với tính linh hoạt trong các bước đi
cụ thể. Xa rời nguyên tắc đó sẽ rơi vào tình trạng đoàn kết chung chung, đoàn
kết mà không có định hướng, có thể đoàn kết rộng rãi nhưng không mang lại
hiệu quả cho cách mạng.
Như vậy, đoàn kết là một lực lượng vô địch.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp


13

“Đoàn kết sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất
định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi mà làm tròn
nhiện vụ nhân dân giao phó cho chúng ta”[10, tr75], chúng ta có thể tin rằng:
Với sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh cùng với sự cố gắng của mọi người và sự ủng hộ của toàn dân,
cách mạng nước ta nhất định thắng lợi.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

14
CHƢƠNG 2

ĐƢỜNG LỐI XÂY DỰNG MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT
CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945
2.1. Đƣờng lối xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng giai đoạn
1930-1935
2.1.1. Đảng ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Thế giới đầu những năm 30 của thế kỷ XX đã chứng kiến những biến
động to lớn, phản ánh thời kỳ có những đổi thay căn bản về chính trị, kinh tế
và xã hội ... Trên quy mô toàn cầu, lôi kéo tất cả những quốc gia, dân tộc và
các vùng lãnh thổ vào vùng ảnh hưởng của nó. Cuộc khủng hoảng kinh tế mới
toàn diện của chủ nghĩa tư bản từ năm 1929 đã chấm dứt thời kỳ tạm ổn định
của nó (1923-1928) tạo thành cuộc khủng hoảng trong hệ thống các quốc gia

tư bản chủ nghĩa với mức độ trầm trọng nhất lúc bấy giờ.
Trong khi chủ nghĩa tư bản rơi vào khủng hoảng thì kinh tế ở Liên Xô quốc gia xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đạt tốc độ phát triển phi
thường. Sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của Liên Xô đã tạo ra những tác
động lớn đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới nói chung và các nước thuộc
địa, phụ thuộc nói riêng. Đối với cách mạng Việt Nam “Cần nói ngay rằng
trong khoảng thời gian này, khi thế giới tư bản bị khủng hoảng rất nặng nề thì
sự phát triển mau lẹ của Liên Xô quả là một vũ khí rất sắc bén cho những
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Một nguồn tin tưởng vô biên” [16, tr88]
Chính sách cai trị của thực dân Pháp về nhiều mặt đã gây ra những hậu
quả về xã hội và giai cấp ở Việt Nam. Làm thay đổi tính chất xã hội Việt
Nam thay đổi mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội đặc biệt làm thay đổi
kết cấu giai cấp. Các hậu quả này đã tạo ra những tiền đề mới cho cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

15

Sự xuất hiện của giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX
không những mang ý nghĩa to lớn rằng từ đây Việt Nam bước vào trận tuyến
đấu tranh của thời đại cách mạng vô sản, mà nó còn mở đầu một quá trình
diễn biến hoàn toàn mới của lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do của dân
tộc. Giai cấp công nhân Việt Nam sớm thành lập được chính Đảng của mình
và sớm trưởng thành về chính trị. Và lúc này giai cấp công nhân Việt Nam đã
phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, có ý thức giác ngộ giai cấp,

giác ngộ dân tộc.
Phong trào đấu tranh yêu nước và phong trào công nhân lúc này tiếp
tục có sự phát triển. Khủng hoảng kinh tế và sự tăng cường bóc lột đã khiến
cho phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra mạnh mẽ. Từ tháng 4 đến tháng
12 -1929 đã nổ ra 438 cuộc bãi công trên cả nước. Với tinh thần đoàn kết giai
cấp, ý thức tổ chức của công nhân qua quá trình đấu tranh được nâng lên rõ
rệt. Do ảnh hưởng của giai cấp tiểu tư sản thành thị, giai cấp công nhân đã tổ
chức được một số phong trào dân tộc dân chủ khá sôi nổi. Các phong trào đó
biểu thị thái độ cự tuyệt tư tưởng tư sản cải lương, thỏa hiệp. Mối quan hệ
đoàn kết công nhân trong đấu tranh cách mạng từng bước đã được hình thành.
Trong khi phong trào công nhân có những bước chuyển mới, thì các tổ
chức Cộng sản Đông Dương Cộng sản Đảng (17-6-1929); An Nam Cộng sản
Đảng (11-1929); Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn (1-1-1930) vẫn tồn tại sự
chia rẽ, công kích lẫn nhau, làm ảnh hưởng đến phong trào. Một yêu cầu bức
thiết của cách mạng đặt ra là cần có một Đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo
phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến
sĩ cách mạng lỗi lạc của cách mạng Việt Nam – là người duy nhất có đủ tài
năng và uy tín để đáp ứng yêu cầu thống nhất của các tổ chức cộng sản.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

16

Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản

họp tại bán đảo Cửu Long - Hương Cảng – Trung Quốc, dưới sự chủ trì của
đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập một Đảng thống nhất,
lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua chính cương vắn tắt, sách
lược vắn tắt, chương trình vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng và lời kêu gọi
nhân dịp thành lập Đảng – cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch
sử như là Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là
kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong
những năm đầu thế kỷ XX, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác –
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, là kết quả của quá
trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và của quá trình chuẩn bị đầy
đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng đứng
đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Các nhiệm vụ cách mạng được đặt ra trong cương lĩnh chính trị đầu
tiên bao hàm cả nội dung dân tộc và dân chủ chống đế quốc và chống phong
kiến, mở đường phát triển đất nước tiến lên xã hội cộng sản, trong đó nổi bật
lên hàng đầu là nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho toàn thể
dân tộc.
Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ vẫn đề
đoàn kết dân tộc với đường lối vận động, thu phục được đông đảo quần chúng
nhân dân, Người nói: “Lực lượng cách mạng chủ yếu là công nông, đồng thời
phải lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông, về phe giai cấp vô sản, còn phú
nông, trung tiểu địa chủ, tư sản Việt Nam chưa lộ rõ bộ mặt phản động thì
phải lợi dụng và làm cho họ trung lập” [12, tr16]

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử



Khóa luận tốt nghiệp

17

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn
Ái Quốc soạn thảo đã nêu rõ tính chất nhiệm vụ và mục tiêu cách mạng của
cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc
đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn về quan điểm giai cấp của thời đại, thấm
đượm tính dân tộc và tính nhân văn và tư tưởng cối lõi là độc lập – tự do cho
dân tộc.
2.1.2. Sự ra đời của Hội phản đế Đồng Minh và kế hoạch của nó
Trong điều lệ nói rõ là Đảng sẽ chỉ định một số Đại biểu đến bàn với
Đảng thanh niên Tân Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng mà tổ chức của Nguyễn
An Ninh ở Nam Kỳ để thành lập một Hội phản đế Đồng Minh bao gồm các
đảng phái và cá nhân riêng lẻ. Tuy vậy lúc ấy hai Đảng Thanh Niên và Tân
Việt thực tế không còn sau khi Đảng Cộng sản chính thức thành lập, vì những
Đảng viên tích cực đều tham gia Đảng Cộng sản, những phần tử lạc hậu
không còn hoạt động nữa. Tổ chức Nguyễn Văn Ninh cũng tan rã hồi đầu
năm 1930. Cho nên Hội phản đế Đồng Minh thực tế cũng chưa ra đời.
Qua phong trào cách mạng phát triển như vũ bão của quần chúng công
nông từ tháng 5 đến tháng 9 – 1930, thực tế đã chứng minh rằng trong nước
Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến, vấn đề lập một mặt trận dân tộc thống
nhất là hết sức cần thiết. Nếu không có mặt trận thống nhất thật rộng rãi lấy
liên minh công nông làm cơ sở tập trung mũi nhọn vào đế quốc xâm lược và
bọn tay sai, thì riêng công nông cũng khó đưa cách mạng giải phóng dân tộc
đi đến thành công. Nhận thức của Đảng ta hồi đó về mối quan hệ giữa hai
nhiệm vụ phản đế và phản phong còn chưa được đầy đủ chưa thấy nhiệm vụ
chủ yếu trước mắt lúc này là phải tập trung mũi nhọn của cách mạng vào chủ
nghĩa đế quốc và bọn phong kiến tay sai. Vì vậy trong chính sách mặt trận của

Đảng ta hồi đó có thiếu sót là chưa đoàn kết được bất cứ người nào có thể

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

18

đoàn kết, chưa tranh thủ bất cứ người nào có thể tranh chủ, nhằm cô lập kẻ
địch, đẩy cách mạng tiến lên.
Nhưng là một Đảng thật sự cách mạng - Đảng Cộng sản Đông Dương
qua thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng của công nông đã nhìn thấy vấn
đề dân tộc, vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất. Tháng 10 -1930 trong kỳ hội
Nghị trung ương lần thứ nhất, Trung ương Đảng đã thông qua bản luận cương
chính trị và bản Điều lệ chính thức của Đảng. Trong bản Điều lệ, Hội phản đế
đồng minh Đông Dương lại được đề ra cùng với những tổ chức quần chúng
của Đảng như Tổng công hội, Tổng nông hội, Thanh niên Cộng sản đoàn...
Điều lệ vạch ra hệ thống tổ chức của Hội phản đế Đồng Minh có từ phân hội,
tỉnh hội, xứ hội đến chấp hành trung ương, thành phần của hội sẽ bao gồm các
Đảng cách mạng và các đoàn thể quần chúng công nhân, nông dân, học sinh...
có tính chất phản đế.
Ngày 18-11-1930, tức khoảng một tháng sau khi thông qua bản luận
cương chính trị và điều lệ chính thức, Trung ương Đảng lại ra một chỉ thị
riêng về Hội phản đế Đồng Minh, đề ra cho các cấp bộ Đảng uốn nắn lại
những lệch lạc trong nhận thức về Mặt trận dân tộc thống nhất, khắc phục
những biểu hiện ấu trĩ của mình.
Bản chỉ thị lập Hội phản đế Đồng Minh đã nêu bật lên vấn đề dân tộc

phản đế, phân tích thái độ chính trị của các giai cấp trong nhân dân và chú ý
tới tầng lớp địa chủ, tư sản và tiểu tư sản. Trong cao trào cách mạng hồi 1930,
nhất là ở những nơi đã thành lập chính quyền Xô Viết tại Nghệ Tĩnh, các tầng
lớp trên đã phân hóa. Phú nông nói chung đoàn kết với nhân dân lao động,
tham gia đấu tranh. Trong giai cấp địa chủ có một số người tham gia hoặc ủng
hộ phong trào họ thường là những người không làm việc cho chính quyền
địch, hoặc bị bọn đế quốc tay sai chèn ép, hoặc thuộc dòng dõi những nhà văn

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

19

thân chống Pháp trước kia hay con em là học sinh trí thức đã giác ngộ cách
mạng.
Bản chỉ thị phân tích rằng, một mặt cách mạng tư sản dân quyền ở
Đông Dương phải do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nhân, nông dân
làm hai động lực chính. Nhưng còn một mặt khác nữa là giai cấp vô sản lãnh
đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được
toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng đó
khó thành công. Từ đó Đảng chỉ thị cho các cấp bộ: Từ trước các đồng chí
chưa rõ các vấn đề ấy mà nay cũng mập mờ, nên tổ chức cách mạng vẫn đơn
thuần công nông và là một màu sắc nhất định như Công hội đỏ, Nông hội,
Thanh niên, Phụ nữ và cứu tế đỏ. Do đó thiếu một tổ chức thật quảng đại quần
chúng để hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, nó là trên hay ở vào giữa cũng
vậy, và cho tới cả những người địa chủ có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp,

muốn quốc gia độc lập, để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong
hàng ngũ chống đế quốc Pháp để vận động toàn dân nhất tề hành động và
chống khủng bố trắng và ủng hộ cách mạng công nông. Chúng ta đã tách rời
dân tộc cách mạng và giai cấp cách mạng làm hai đường mà cần nhận đúng là
dân tộc cách mạng vẫn là một nhiệm vụ trong giai cấp cách mạng. Căn cứ như
trên, nên tổ chức Hội phản đế Đồng Minh là một công tác cần thiết.
Phương pháp tổ chức mặt trận cũng được hướng dẫn thực hiện: Từng
cấp ủy địa phương tìm người lập ra ban chấp hành của Hội phản đế, xây dựng
tổ chức hội ở làng, xã, huyện; các đoàn thể quần chúng của Đảng (nông hội,
công hội) lấy danh nghĩa là cả đoàn thể ra nhập hội, những nơi chưa xây
dựng được đoàn thể quần chúng thì lợi dựng những tổ chức sẵn sàng có trong
làng xã như phường hội, hiếu hỉ mà tuyên truyền cách mạng đi tới xây dựng
tổ chức hội.

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

20

Nói tóm lại, bản chỉ thị thành lập Hội phản đế Đồng Minh của Trung
ương Đảng đã đề ra mấy vấn đề cơ bản cho công tác mặt trận:
- Cần phải tập trung sức lực của toàn dân đánh vào kẻ thù chủ yếu nhất
của dân tộc là đế quốc Pháp xâm lược, vào bọn phong kiến phản động, tay sai
của chúng.
- Giai cấp công nhân là giai cấp tổ chức và lãnh đạo mặt trận, hoạt động
của mặt trận phải thực hiện theo đường lối chính trị của Đảng của giai cấp

công nhân.
- Liên minh công nông là cơ sở của mặt trận dân tộc thống nhất.
Sau khi có chỉ thị của Trung ương, xứ ủy Trung Kỳ trong kỳ Hội nghị
cuối tháng 12-1930 đã quyết định mở rộng Hội phản đế Đồng Minh. Nhưng
tiếc rằng Mặt trận phản đế Đồng Minh lúc bấy giờ vẫn chưa thực hiện được vì
một số cấp bộ bên dưới vẫn chưa quán triệt được chủ trương của Trung ương.
Hơn nữa bản chỉ thị ra đời trong khi phong trào nhiều chỗ đã bắt đầu bước
vào thế thoái thủ nên gặp nhiều điều kiện khó khăn thực hiện.
Mặc dù Hội phản đế đồng minh chưa hình thành liên minh giai cấp
trong cao trào 1930-1931 chủ yếu là của quần chúng công nông, nhưng liên
minh công nông đã có ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các tầng lớp dân tộc. Giai
cấp tư sản dân tộc và các nhân sĩ, trí thức yêu nước đã chứng kiến tinh thần
cách mạng triệt để của giai cấp công nhân sức mạnh lòng chiến đấu dũng
cảm, khối đại đoàn kết sắt đá của quần chúng công nông. Họ đã thấy đối
tượng cách mạng mà Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân lao
động đánh vào cũng là kẻ thù chung của dân tộc.
Trong suốt thời kỳ 1930-1935, từ Trung ương đến các địa phương,
không có nơi nào có tổ chức Hội phản đế Đồng Minh. Ngay đến một nơi mà
phong trào đi lên cao nhất, lan rộng nhất như Nghệ Tĩnh, thì lực lượng của
Đảng và tổ chức quần chúng trong biểu đồ tổ chức không có MTDTTN là

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

21


phản đế đồng minh. Những ngày đầu của phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh,
trong hàng ngũ đấu tranh còn có mặt một số ký hào, địa chủ và linh mục công
giáo. Khi cuộc đấu tranh càng trở nên kịch liệt thì các phần tử trên càng rơi
rụng, vắng mặt dần. Nhất là từ lúc mũi nhọn đấu tranh hướng vào địa chủ, hào
lý nói chung bị bài xích. Khẩu hiệu: “Trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận
rễ” đã hạn chế sự liên hệ giữa các giai cấp và hạn chế sự phát triển của đồng
minh phản đế. Đồng minh phản đế mới có tên gọi mà chưa có nội dung hoạt
động cụ thể. Thông cáo của tỉnh ủy Nghệ An ngày 29/4/1931 về việc “Thanh
Đảng, Thanh Hội” có đề ra: “Hội phản đế chưa cần, vậy nên đình chỉ việc tổ
chức hội đó”, đã phản ánh một thực tế khách quan là Mặt trận phản đế không
có tác dụng vì chưa thực sự hình thành. Nói cho đúng, quan niệm về mặt trận
hồi ấy chưa được rõ ràng, nên mặt trận chưa thực hiện được. Mặt trận phản đế
do Trung ương đề ra có danh nghĩa hơn là có tổ chức và hoạt động.
Tình hình trên đã nói lên, mặc dù phong trào có lúc lên cao như cơ sở
tổ chức vẫn chưa được củng cố. Một điểm không bình thường là số quần
chúng được tổ chức ít hơn số Đảng viên, điều đó nó thể hiện phong trào quần
chúng chưa phát triển. Đảng ít dựa vào quần chúng, chưa khai thác được
những khả năng vô tận của quần chúng, cho nên MTDTTN chưa hình thành
cụ thể. Tại một sứ thuộc địa nửa phong kiến như nước ta, nếu lực lượng cách
mạng chưa được tập hợp trong MTDTTN rộng rãi chống CNĐQ thì Đảng tiên
phong của giai cấp công nhân vẫn bị cô lập và dễ bị đánh ngã. Phản đế liên
minh chỉ có tên gọi mà không thực hiện được và cũng không đúng với nội
dung của MTDTTN. Đảng không có đội quân hậu bị rộng lớn để phát triển
phong trào.
Một bước tiến mới của phong trào trong giai đoạn này là sự kiện lập
khối liên minh công – nông được hình thành đầu tiên trong lịch sử cách mạng
Việt Nam, được thể hiện rõ trong cao trào cách mạng 1930-1931 những khẩu

SV: Nguyễn Thị Lan


Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

22

hiệu “tăng lương, bớt giờ làm” của công nhân gắn chặt với những khẩu hiệu
“miễn sưu, giảm thuế” của nông dân. Những cuộc đấu tranh của công nhân
mỏ Hòn Gai tháng 3, tháng 4/1930 đều cùng dịp và ủng hộ cho các cuộc đấu
tranh đòi chia lúa của địa chủ cho nông dân ở Thái Bình, Hà Nam. Trong xô
viết Nghệ Tĩnh, công nhân nhà máy Diêm Bến Thủy đã kết hợp đấu tranh với
nông dân ở đền điền Ký Viễn. Rồi đến các Xô viết thôn, xã thành lập, công
nhân nhà máy Trường Thi; Bến Thủy đi làm về “cố vấn” cho các “làng đỏ” ở
nông thôn.
Có thể nói cao trào 1930-1931 là dấu hiệu quật khởi của nông dân lần
đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng công nhân, dấu hiệu quật khởi của nông
dân lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng công nhân, dấu hiệu của khối liên
minh công nông vừa được xây dựng xong, Đảng ta đã nhận định “thắng lợi
lớn nhất của Đảng ta trong cao trào cách mạng 1930-1931 là Đảng đã thực
hiện được mối liên minh công nông. Do đó đã giành được quyền lãnh đạo cho
giai cấp công nhân.
2.2. Đƣờng lối xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng giai đoạn
1936-1939
2.2.1. Sự ra đời của Mặt trận nhân dân chống phát xít tháng 7/1936 3/1938
Hậu quả trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm
1929-1933 và tình trạng tiêu điều của các nước thuộc hệ thống các nước tư
bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản thêm gay
gắt và phong trào cách mạng của quần chúng ngày càng dâng cao. Một số
nước đế quốc chủ nghĩa muốn giải quyết mâu thuẫn ấy bằng cách công khai

vứt bỏ chế độ dân chủ tư sản giả dối, ra sức bóc lột công nhân, thẳng tay đàn
áp phong trào cách mạng trong nước, tấn công Liên Xô và gây chiến tranh đế
quốc, chủ yếu để chia lại thị trường thế giới. Trong khi đó chính quyền phát

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


Khóa luận tốt nghiệp

23

xít đã hình thành ở Ý, Hunggari, Đức. Lò lửa chiến tranh đã bắt đầy nhóm lên
ở châu Âu (Đức Quốc xã) châu Á (Nhật Bản)
Trước tình hình đó, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tại
Mátxcơva (tháng 7/1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. Đại hội nhấn
mạnh trước mắt kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới không phải là
thống nhất hàng ngũ của mình mà tập hợp mọi phân tử tiến tới thành lập mặt
trận chống phát xít, chống đấu tranh đòi tự do cơm áo và hòa bình. Đại hội chỉ
rõ đối với các nước thuộc địa, vấn đề lập Mặt trận thống nhất chống đế quốc
có tầm quan trọng đặc biệt.
Trong thời gian này các Đảng Cộng sản đã ra sức phấn đấu lập mặt trận
nhân dân rộng rãi chống chủ nghĩa phát xít. Mặt trận dân tộc thống nhất Tây
Ban Nha, Mặt trận dân tộc thống nhất Trung Quốc, đặc biệt là sự thắng lợi
của Mặt trận bình dân Pháp đã giành được thắng lợi vang dội trong cuộc tổng
tuyển cử năm 1936 đưa đến sự ra đời một chính phủ tiến bộ, chính phủ Mặt
trận nhân dân Pháp đã ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ vào thuộc địa Đông
Dương gây thuận lợi cho sự liên hiệp các giai cấp các tầng lớp tiến bộ chống
lại bọn phản động thuộc đại Pháp.

Ở nước ta cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến
kinh tế và đời sống của nhân dân. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở
Đông Dương vẫn vơ vét bóc lột và khủng bố, phong trào đấu tranh của nhân
dân ta làm cho bầu không khí chính trị và kinh tế hết sức ngột ngạt. Mọi tầng
lớp mong muốn có những cải cách dân chủ Đảng Cộng sản Đông Dương đã
phục hồi sau một thời kỳ đấu tranh cực kỳ gian khó, kịp thời lãnh đạo nhân
dân ta bước vào một thời kỳ mới.
Dựa vào nghị quyết của quốc tế cộng sản và xuất phát từ tình hình cụ
thể ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định: Kẻ thù chính của
nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động thuộc địa Pháp. Bọn này là

SV: Nguyễn Thị Lan

Lớp: K34B- CN Lịch sử


×