Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

thực hiện bộ sưu tập các loài thuộc ngành dương xỉ (polypodiophyta) ở quận cái răng và quận bình thủy thành phố cần thơ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC

THỰC HIỆN BỘ SƯU TẬP CÁC LOÀI THUỘC NGÀNH
DƯƠNG XỈ (POLYPODIOPHYTA) Ở QUẬN CÁI RĂNG
VÀ QUẬN BÌNH THỦY THÀNH PHỐ CẦN THƠ.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC
Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths. PHẠM THỊ BÍCH THỦY

ĐINH THỊ DUYÊN
MSSV:3082262
LÊ NGUYỄN PHƯƠNG THÚY
MSSV: 3082314
Lớp: Sư phạm Sinh học, k34.

Cần Thơ, 2012


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

CẢM TẠ
Để có thể hoàn thành tốt được đề tài luận văn tốt nghiệp không chỉ do sự cố


gắng và nỗ lực của riêng cá nhân chúng em mà đó là nhờ sự giúp đỡ rất lớn từ thầy
cô, bạn bè và những người thân trong gia đình. Nhân dịp này cho chúng em xin
được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến những người đã giúp đỡ chúng
em suốt thời gian qua.
-

Lời đầu tiên chúng con xin cảm ơn cha mẹ đã vất vả sinh ra chúng con dạy
dỗ và nuôi nấng con nên người. Cảm ơn gia đình đã động viên khích lệ
chúng con những lúc gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như trong việc học
tập.

-

Chúng em xin cảm ơn cô Phạm Thị Bích Thủy đã hướng dẫn tận tình,
truyền đạt kinh nghiệm, và khích lệ giúp chúng em hoàn thành đề tài.

-

Chúng em xin cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Tùng là thầy cố vấn đã quan tâm
chỉ bảo chúng em trong suốt 4 năm đại học.

-

Chúng em xin cảm ơn cô Phùng Thị Hằng đã quan tâm giúp đỡ, động viên
chúng em trong quá trình thực hiện đề tài.

-

Chúng em xin cảm ơn thầy Trần Sỹ Nam đã tận tình giúp đỡ chúng em chụp
hình bào tử dương xỉ dưới kính hiển vi điện tử.


-

Chúng em xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Sinh đã dạy dỗ tận tình
truyền đạt tri thức cho chúng em để có được nền tảng kiến thức thực hiện đề
tài.

- Xin cảm ơn các bạn Thuận, Trúc, Đua, chú Truyền, các bạn trong tập thể lớp
sư phạm Sinh khóa 34 và những người bạn ở dãy nhà trọ 162/1 đã giúp đỡ
chúng tôi trong quá trình làm luận văn.
Cuối cùng chúng em xin chúc quí thầy cô luôn dồi dào sức khỏe!
Đinh Thị Duyên
Lê Nguyễn Phương Thúy

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

i

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM LƯỢC
Đề tài “Thực hiện bộ sưu tập các loài thuộc ngành dương xỉ
(Polypodiophyta) ở quận Cái Răng và quận Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ”
thực hiện trong 9 tháng từ tháng 9/2011 đến 5/2012, tiến hành khảo sát thành phần
loài dương xỉ theo sinh cảnh. Kết quả có tổng cộng 23 loài dương xỉ thuộc 16 chi,

10 họ xuất hiện ở hai quận Cái Răng và Bình Thủy, trong đó ở quận Bình Thủy có
15 loài dương xỉ thuộc 14 chi, 8 họ, quận Cái Răng có 19 loài dương xỉ thuộc 13
chi, 9 họ. Đồng thời đề tài đã phân loại 23 loài dương xỉ này theo công dụng và
môi trường phân bố. Ngoài ra, bên cạnh việc xác định thành phần loài, đề tài đã
hoàn thành bộ sưu tập ảnh với 110 ảnh, và bộ mẫu ép khô gồm 100 mẫu.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

ii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
CẢM TẠ ..................................................................................................... i
TÓM LƯỢC .............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG................................................................................. v
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................. vi
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ......................................................................... 1
1.Đặt vấn đề: ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu: ........................................................................................ 1
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................... 2
1. Tổng quan về thành phố Cần Thơ ................................................. 2
1.1 Vị trí địa lý: .......................................................................... 2
1.2 Khí hậu:................................................................................ 2

1.3 Diện tích và dân số ............................................................... 2
1.3.1 Khái quát về quận Cái Răng ......................................... 3
1.3.2 Khái quát về quận Bình Thủy ....................................... 4
2. Tổng quan về dương xỉ ................................................................. 5
2.1 Lịch sử phát triển và phân loại .............................................. 5
2.1.1 Lịch sử phát triển ......................................................... 5
2.1.2 Hệ thống phân loại ....................................................... 5
2.2 Môi trường sống và sự phân bố .......................................... 11
2.3 Đặc điểm hình thái dương xỉ............................................... 11
2.4 Công dụng dương xỉ ........................................................... 12
3. Công trình nghiên cứu:................................................................ 14
3.1 Ngoài nước ......................................................................... 14
3.2 Trong nước ......................................................................... 15
CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ............................ 16
1. Phương tiện ................................................................................. 16
2. Phương pháp ............................................................................... 16
2.1 Phương pháp thu mẫu ......................................................... 16
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

iii

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

2.2 Địa điểm thu mẫu ............................................................... 16
2.2.1 Các điểm nghiên cứu quận Cái Răng .......................... 16

2.2.2 Các điểm nghiên cứu quận Bình Thủy ........................ 17
2.3 Cách thu mẫu...................................................................... 19
2.4 Thực hiện bộ bách thảo tập ................................................. 19
2.4.1 Ép mẫu ....................................................................... 19
2.4.2 Ngâm mẫu vật ............................................................ 20
2.4.3 Định danh................................................................... 20
2.4.4 Dán mẫu ..................................................................... 21
2.5 Thực hiện bộ ảnh ................................................................ 21
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................. 22
1. Thống kê số lượng loài dương xỉ ở quận Cái Răng và quận
Bình Thủy – thành phố Cần Thơ ..................................................... 22
1.1. Kết quả thống kê thành phần loài ....................................... 22
1.2 Sự đa dạng về số lượng loài, họ dương xỉ ở quận Cái Răng
và quận Bình Thủy - thành phố Cần Thơ ................................ 28
2. Phân loại các loài dương xỉ theo công dụng ................................ 33
3. Phân loại các loài dương xỉ theo môi trường phân bố .................. 36
4. Bộ sưu tập ảnh ............................................................................ 40
5. Bộ mẫu ép khô ............................................................................ 40
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................ 41
1. Kết luận ...................................................................................... 41
2. Đề nghị ....................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 42
PHỤ LỤC ................................................................................................... I

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

iv

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Danh lục các loài dương xỉ thu được ở quận Cái Răng và quận
Bình Thủy- thành phố Cần Thơ .................................................................. 22
Bảng 2: Sự phân bố dương xỉ ở các phường của quận Cái Răng và quận Bình
Thủy- thành phố Cần Thơ............................................................................ 24
Bảng 3: Tổng số loài, họ dương xỉ ở quận Cái Răng và quận Bình Thủy – Thành
phố Cần Thơ................................................................................................ 28
Bảng 4: Phân loại các loài dương xỉ theo công dụng .................................... 34
Bảng 5: Phân bố của các loài dương xỉ ở quận Cái Răng và quận Bình Thủy –
Thành phố Cần Thơ ..................................................................................... 37

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

v

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Bản đồ thể hiện những tuyến đường thu mẫu chính ở quận Cái Răng và
quận Bình Thủy .................................................................................................... 18


Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

vi

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Dương xỉ là loài thực vật xuất hiện rất sớm dựa vào hóa thạch và tài liệu cổ
các nhà khoa học đã xác định dương xỉ đã xuất hiện từ kỉ Đêvôn (cách đây khoảng
370 triệu năm), phát triển hưng thịnh trong kỉ Than đá, do điều kiện khí hậu thay
đổi nên phần lớn bị tiêu diệt số còn lại phát triển thành dương xỉ ngày nay (Lê
Công Kiệt, 1974). Thành phần loài của dương xỉ ngày nay rất đa dạng và phong
phú, chỉ riêng ở Việt Nam đã có 3 lớp, 27 họ, 851 loài (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
Với đặc tính ưa ẩm nên sự phân bố của dương xỉ ở từng khu vực cũng khác nhau
tùy theo vị trí địa lý và khí hậu của địa phương.
Cần Thơ là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông, vùng đất trù phú
với lượng phù sa lớn và khí hậu nóng ẩm rất thích hợp cho thực vật phát triển. Đặc
biệt, quận Bình Thủy và quận Cái Răng là hai quận chuyên canh cây nông nghiệp
nên rất thuận lợi cho sự phát triển của một số loài dương xỉ. Qua nhiều nghiên cứu
và ứng dụng, con người đã nhận biết được công dụng của dương xỉ như làm phân
bón, làm thức ăn, thuốc,…gần đây vai trò hấp thu kim loại nặng cũng được phát

hiện, vì vậy, đã có rất nhiều đề tài điều tra thành phần loài dương xỉ, tuy nhiên, các
đề tài thường chỉ tập trung ở các đặc khu, rừng quốc gia. Nhằm góp phần điều tra
thành phần loài dương xỉ ở quận Bình Thủy và quận Cái Răng – Thành phố Cần
Thơ đồng thời bổ sung bộ sưu tập ảnh và bách thảo tập cho phòng thí nghiệm thực
vật chúng tôi chọn đề tài “Thực hiện bộ sưu tập các loài thuộc ngành dương xỉ
(Polypodiophyta) ở quận Cái Răng và Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ”.

2. Mục tiêu đề tài
- Thống kê và phân loại được những loài dương xỉ ở quận Cái Răng và quận
Bình Thủy.
- Thực hiện bộ sưu tập ảnh và bách thảo tập các loài dương xỉ thu được ở 2
quận, nhằm bổ sung vào bộ sưu tập mẫu ở phòng thí nghiệm thực vật phục vụ việc
giảng dạy thực hành và tra cứu của phòng thí nghiệm.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

1

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG II

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Tổng quan về Thành phố Cần Thơ
1.1 Vị trí địa lý
Cần thơ là thủ phủ của miền Tây Nam Bộ có tọa độ là 9034’43’’ đến

10019’25’’ Vĩ Bắc, 105019’51’’ đến 105o54’36’’ Kinh Đông.
Bắc giáp An Giang, Tây giáp Kiên Giang, Nam giáp Hậu Giang, Đông giáp
Vĩnh Long, Đồng Tháp.
1.2. Khí hậu
Cần Thơ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa có
gió Tây Nam từ tháng 5-11 và mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12-4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình 26,60c, lượng mưa bình quân hằng năm 1946 mm, tổng số giờ
nắng 2290 giờ, ít bão là một vùng sông nước mang sắc thái sinh cảnh đồng bằng độ
cao không quá 2 m so với mực nước biển.
Từ tháng 6-11 có gió Tây Nam thổi từ biển vào mang nhiều hơi nước gây
mưa nhiều hằng năm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình của các tháng trong năm là
86,6% chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không lớn. Từ tháng 6-10 có độ ẩm cao
nhất, những tháng có độ ẩm thấp nhất là từ tháng 2 đến tháng 4.
Lượng bốc hơi bình quân 644 mm bằng 25- 30% lượng mưa, các tháng mùa
khô lượng bốc hơi trên 50 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 11.
Chế độ mưa: phân bố theo mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và chấm
dứt cuối tháng 11, chiếm 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 12 đến đầu
tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Lượng mưa trung bình năm là 1946 mm.
1.3. Diện tích dân số
-Diện tích tự nhiên: 1.390 km2, trong đó, quận Ninh Kiều 29,2 km2; quận
Bình Thủy 68,8 km2; quận Cái Răng 62,5 km2; quận Ô Môn 125,6 km2; huyện
Phong Điền 119,5 km2; huyện Cờ Đỏ: 402,5 km2; huyện Thốt Nốt: 171,1 km2;
huyện Vĩnh Thạnh: 410,3 km2.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

2

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

- Dân số: năm 2004 dân số toàn TP là 1.127 triệu người, trong đó, nam:
553.586 người, nữ: 574.179 người. tỷ lệ dânkhu vực thành thị là 49,8%. Về thành
phần dân tộc: Người kinh: 1.092.372; Hoa: 15.717; Khmer: 19.075; các dân tộc
khác: 601 người.
- Lao động: Tổng số: 699.835 người, trong đó, lao động đang làm việc trong
các ngành kinh tế: 487.375 người; lao động dự trữ: 212.460 người. Thành phố Cần
Thơ có 8 đơn vị hành chính, trong đó gồm: 4 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái
Răng, Ô Môn); 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh) với 67 thị
trấn, xã, phường.
1.3.1. Khái quát về quận Cái Răng
Quận Cái Răng là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ,
được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của
Chính phủ. Quận Cái Răng có 6.253,43 ha diện tích tự nhiên và 86278 (2009) nhân
khẩu, mật độ dân số 1380 người/km².
Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong Điền; Nam giáp tỉnh Hậu
Giang; Bắc giáp quận Ninh Kiều. Là quận nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố,
có quốc lộ 1A đi qua, ngay từ khi mới thành lập, quận Cái Răng đã được xem là
trọng điểm phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ. Thế mạnh kinh tế của quận là
công nghiệp, trên địa bàn quận có các khu công nghiệp Hưng Phú I, Hưng Phú II,
khu dân cư mới Nam sông Cần Thơ, khu chế biến dầu thực vật Cái Lân, cảng biển
Cái Cui...
Quận Cái Răng gồm 7 phường:
Phường Lê Bình: 246,37 ha, 13.968 người
Phường Thường Thạnh: 1.035,81 ha, 10.431 người

Phường Phú Thứ: 2.013,29 ha, 12.781 người
Phường Tân Phú: 806,66 ha, 6.386 người
Phường Ba Láng: 531,52 ha, 6.339 người
Phường Hưng Phú
Phường Hưng Thạnh

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

3

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

Nông nghiệp ven đô là thế mạnh của các phường vành đai quận Cái Răng,
theo kế hoạch phát triển đến năm 2010, quận sẽ quy hoạch vùng lúa cao sản, vườn
cây ăn trái đặc sản. Đồng thời hình thành vành đai xanh, phục vụ rau tươi, rau sạch
cho thành phố Cần Thơ. Ngoài ra còn đẩy mạnh chăn nuôi cá, phát triển cây kiểng.
1.3.2 Khái quát về quận Bình Thủy
Quận Bình Thủy được thành lập vào đầu năm 2004, khi thành phố Cần Thơ
được chính thức tách khỏi tỉnh Cần Thơ và trở thành thành phố trực thuộc Trung
ương. Quận Bình Thuỷ sau khi được thành lập có 6.877,69 ha diện tích tự nhiên và
86.279 nhân khẩu; có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Bình Thủy,
An Thới, Trà Nóc, Long Hoà, Long Tuyền, Thới An Đông.
Ngày 06-11-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
162/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập xã,
phường thuộc quận Bình Thủy, quận Ô Môn, huyện Thốt Nốt và huyện Vĩnh

Thạnh, thành phố Cần Thơ. Sau khi điều chỉnh, quận Bình Thủy có 7.059,31 ha
diện tích tự nhiên với 97.051 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính phường trực thuộc,
bao gồm các phường: Trà Nóc, Trà An, An Thới, Bùi Hữu Nghĩa, Thới An Đông,
Bình Thủy, Long Tuyền, Long Hoà.
Quận Bình Thủy có nhiều lợi thế trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp của quận đứng đầu thành phố. Hai
khu công nghiệp chủ lực của thành phố nằm trên địa bàn quận là Trà Nóc I,
Trà Nóc II đã và đang thu hút hàng trăm doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Tốc độ công nghiệp
hoá, đô thị hoá nhanh cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quận trong việc phát
triển thương mại - dịch vụ, du lịch.

Bình Thủy cũng có tiềm năng nông nghiệp, các phường Long Hoà, Long
Tuyền của quận đã được quy hoạch thành vùng chuyên canh trồng rau màu sạch.
Một trong những sản phẩm chuyên canh nổi tiếng của quận là dưa hấu sọc, được
trồng chủ yếu ở phường Long Tuyền.
Do vị trí và định hướng phát triển kinh tế của 2 quận Bình Thủy và Cái
Răng có những điểm khác nhau nhưng khí hậu tương đối giống nhau nên sự xuất

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

4

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

hiện và phân bố các loài dương xỉ ở 2 quận cũng có những nét chung bên cạnh

những loài đặc trưng cho từng quận.

2. Tổng quan về dương xỉ
2.1. Lịch sử phát triển và phân loại dương xỉ
2.1.1 Lịch sử phát triển
Dương xỉ bắt đầu xuất hiện cuối kỉ Đề Vôn cách đây 370 triệu năm. Đến kỉ
Pecmo cách đây 270 triệu năm dương xỉ bị tiêu diệt dần và được thay thế bằng thực
vật hạt trần. Kỉ Tam Điệp cách đây 220 triệu năm hầu như dương xỉ bị tiêu diệt, chỉ
còn một số dương xỉ còn sống sót và phát triển thành dương xỉ ngày nay.
( )
2.1.2 Hệ thống phân loại
Việc phân loại dương xỉ ngày nay tương đối đa dạng và phức tạp tùy theo tác giả:
theo Takhatajan (1986) ngành dương xỉ được phân thành 5 lớp trong đó dương xỉ
hiện sống nằm trong 3 lớp là: Ophioglossopsida, Marattiopsida, Polypodiopsida,
còn hai lớp kia gồm những đại diện dương xỉ cổ nhất xuất hiện từ kỷ Đêvôn và
hiện nay đã tuyệt diệt, chúng gần gũi với quyết trần và là tổ tiên của dương xỉ hiện
nay (theo Hoàng Thị Sản,1999)
Phạm Hoàng Hộ (1999) trong quyển “Cây cỏ Việt Nam” đã mô tả và phân
loại ngành Dương xỉ gồm 3 lớp, 27 họ, 851 loài.
Trong “Từ điển Thực Vật” của Võ Văn Chi (2002) đã liệt kê và mô tả 23 họ
với 60 loài.
Trong quyển “Phân loại học thực vật” của Hoàng Thị Sản,1999 chia dương
xỉ gồm 3 lớp, 8 bộ.
* Lớp lưỡi rắn( Ophioglossopsida)
Lớp này chỉ gồm một bộ lưỡi rắn (Ophioglossales) với một họ Lưỡi rắn
(Ophioglossaceae). Đó là những cây nhỏ có thân rễ ngắn bò trên mặt đất. Lá gồm
hai phần: phần mang túi bào tử tập hợp thành bông và phần không sinh sản hình
phiến, có màu lục. Túi bào tử không cuống vách dày gồm nhiều lớp tế bào, không
có cơ vòng. Bào tử giống nhau.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học


5

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Hiện

nay,

còn

3

Trường Đại học Cần Thơ

chi:

Lưỡi

rắn

(Ophioglossum),

quản

trọng


(Helminthostachys) và Âm địa (Botrychium) (theo Hoàng Thị Sản,1999).
Trong 3 chi này, Việt Nam có 8 loài.
 Chi Ophioglosum (lưỡi rắn) cây cao 10-25 cm lá dinh dưỡng hình bầu
dục gân lá hình mạng lưới, bông bào tử như đầu con rắn toàn thân dùng
làm thuốc.
 Chi Botrichium (Âm địa quyết) lá bất thụ chẻ nhiều lần lông chim, lá
hữu thụ hình chùy. Thường gặp ở các bãi cỏ rậm sapa dùng làm thuốc ho.
 Chi Helminthostachys (quản trọng) lá chia ngón thân rễ dùng làm thuốc.
* Lớp tòa sen (Marattiopsida)
Gồm một bộ tòa sen (Marattiales), một họ tòa sen (Marattiaceae).
Lá nhiều khi rất lớn, một hai lần lông chim, gốc thường phồng lên. Lá non
cuộn tròn. Túi bào tử xếp khích nhau thành ổ ở mặt dưới lá. Vách túi bào tử dày,
có vòng cơ thô sơ. Bào tử giống nhau.
Theo Bercht. Et I Presl,1820, họ Marattiaceae gồm có 4 chi phân bố ở miền
nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Việt Nam có khoảng 2 chi với 14 loài mọc hoang. Còn
theo tác giả Hoàng Thị Sản, họ có 6 chi trong đó 2 chi thường gặp là Angiopteris
và Marattia.
Móng trâu (Angiopteris evecta): Thân rễ đứng, nửa hình cầu. Lá rất to, dài
tới 1,5m kép lông chim, gốc cuống là phồng nạc giống như móng con trâu hay con
ngựa, do đó toàn bộ củ nổi lên mặt đất nom như tòa sen của Đức Phật. Cây mọc
phổ biến ở các khe suối trong rừng núi Sapa, Ba Vì, Cúc Phương…
Ráng mã liệt (Marattia) có ở Nha Trang, Đà Lạt, Phú Khánh..
* Lớp dương xỉ (Polypodiopsida) [(Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999) và (Trương
Thị Đẹp, 2004)]
Đây là lớp lớn nhất của ngành gồm những cây dương xỉ trẻ và hầu hết đang
sống hiện nay. Đa số là cây thân cỏ một số ít cây gỗ và dây leo. Cây có thể sống
trên đất, ở nước hay trên thân các cây gỗ khác. Thân rễ nằm ngang hay thẳng đứng
mang lá lớn hình dạng rất khác nhau, đa số xẻ lông chim nhiều lần, có trường hợp

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học


6

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

lá nguyên. Lá non bao giờ cũng cuộn tròn ở đầu. Túi bào tử có vách mỏng gồm
một lớp tế bào và thường có vòng cơ. Bào tử giống nhau hay khác nhau.
Lớp dương xỉ trên có một vạn loài chia làm 6 bộ: Osmundales, Schizaeales,
Polypodiales, Cyatheales, Marsileales và Salviniales, trong đó 4 bộ đầu gồm chủ
yếu là các dương xỉ ở cạn, còn 2 bộ sau gồm chủ yếu lá các dương xỉ ở nước.
Các dương xỉ ở cạn có đặc điểm chung là bào tử giống nhau (nảy mầm cho
nguyên tản lưỡng tính). Các túi bào tử thường tập hợp thành ổ túi nằm ở mặt dưới
lá. Hình dạng và vị trí của ổ túi ở mặt dưới lá rất khác nhau: bên ngoài ổ túi có khi
có vảy (áo) che đậy (do biểu bì dưới của lá tách ra). Tính chất của vòng cơ ở túi
bào tử cũng rất thay đổi trong các họ, các chi: vòng đầy đủ hay không, nằm dọc,
nằm chéo qua chân hay nằm ngang ở đỉnh hoặc ở vùng giữa túi bào tử.
Một số đại diện phổ biến:
-Bộ bong bong (Schizacales), họ bòng bong (Schzaeaceae). Chi bòng bong
(Lygodium) với khoảng 40 loài mọc hoang.
 Bòng bong lá xẻ (Lygodium conforme C. Chr.) cây leo dài gần 10 m lá chân
vịt, phổ biến ở đồi hoang dùng làm thuốc.
 Bòng bong (Lygodium flexuosum (L.) Sw.): thân leo, lá có cuống dài, lá kép
lông chim 2-3 lần, ổ túi nằm ở mép lá. Cây mọc dại ven đồi hay bờ đường,
khá phổ biến ở nhiều nơi.
 Bòng bong nhật (Lygodium japonicum (Thunb) Sw.): lá nhỏ hơn lá bong

bong (rộng 3-8 cm) có khía răng thường gặp trong các bụi rậm dùng làm
thuốc lợi tiểu.
 Bòng bong leo (Lygodium scandens (L.) Sw.) lá chét nhỏ dài 2-3cm cuống
lá không có cánh.
 Cũng thuộc chi Lygodium còn có nhiều loài khác cũng mang tên bòng bong
và có môi trường phân bố tương tự loài trên.
- Bộ dương xỉ (Polypodiales): Hình dạng phiến lá thay đổi nhiều. Túi bào tử
lứa tuổi khác nhau ở cùng một ổ túi. Cơ vòng thẳng đứng, không đầy đủ, xếp theo
đường kinh tuyến đi qua chân của túi bào tử và mở bởi kẻ nứt ngang. Ổ túi hình
dạng khác nhau hình tròn hoặc là hình thận, có khi nối liền với nhau thành một
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

7

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

vạch dài (quần túi) hoặc phủ tất cả mặt dưới phiến lá. Có áo túi hoặc không có. Là
họ lớn có 61 chi phân bố rộng rãi từ vùng nhiệt đới đến ôn đới. Ở Việt Nam có 29
chi mọc hoang.
Một số chi đại diện:
 Chi Aglaomorpha: Aglaomorpha coronans (Mett.) Copel.: Cây bì sinh lớn.
Thân rễ ngắn. Lá sát gốc, cuống ngắn, phiến nguyên hay chia thùy lớn, tròn
không đều. Ổ túi nhỏ, đều đặn ở khe các gân phụ. Gặp nhiều ở núi đá .
 Chi Drynaria : cốt toái bổ, tắc kè đá, ráng bay (Drynaria fortune (Mett.) J.
Sm.): mọc trên các tảng đá và cây to đặc trưng bởi hai thứ lá: lá hình tim ở

gốc mọc đứng và lõm như cái thìa, bao giờ cũng bất thụ, không có diệp lục,
có gân rõ rệt. Các lá kia là những lá bình thường, có cuống, xẻ lông chim,
bao giờ cũng xanh và mang ổ túi không có áo túi. Thân rễ giống như con tắc
kè bám trên đá dụng làm thuốc mạnh gân cốt.
 Chi Platycerium (ổ rồng), ổ rồng tràng (Platycerium coronarium (Koel.))
cây bì sinh. Có hai loại lá: lá bất thụ rộng ôm lấy thân cây, lá hữu thụ thành
những dãy thõng xuống khắp mọi phía. Cây được trồng làm cảnh và bó trị
gãy xương.
 Chi Pyrrhosia (thạch vĩ): lưỡi mèo tai chuột (Pyrrhosia lanceolata (L.)
Farw.): Lưỡi mèo tai chuột (Pyrrosiaadnascens) thân rễ nhỏ dài thường mọc
bò. Lá có 2 dạng: lá sinh dưỡng ngắn, hình bầu dục giống tai chuột, lá sinh
sản hình thon dài giống lưỡi mèo mang rất nhiều túi bào tử ở mặt dưới. Cây
bì sinh trên các cây to ở trong rừng và các cây trồng ở thành phố.
-Bộ Culi (Dicksoniales) có họ cẩu tích (Culi) Dicksoniaceae: Thân rễ khỏe.
Nhiều lông, lá kép 2-3 lần lông chim. Ổ túi ở mép lá. Áo túi có 2 môi úp vào nhau,
ổ túi ẩn sâu vào trong, túi bào tử có vòng cơ đầy đủ, hơi nghiêng và mở theo đường
bên. Gồm 7 chi phân bố ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Việt Nam có 1 chi, 1 loài mọc
hoang, thường dùng làm thuốc, kể cả trong công nghiệp dược.
 Chi Cibotium (cẩu tích, kim mao). Cẩu tích, lông culi (Cibotium barometz)
cây hóa gỗ thân rễ thường ngắn nhưng có khi cao đến 2,5m. Lá có thể dài

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

8

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012


Trường Đại học Cần Thơ

đến 2m, thân rễ phủ lông vàng giống như con Culi được dùng làm thuốc
cầm máu, cây mọc ven rừng phục hồi sau nương rẫy, bờ sườn đồi.
-Bộ Cỏ luồng (Pteridales), Họ seo gà cỏ luồng (Pteridaceae) cây mọc gần đất có
nhiều lông vảy. Lá giống nhau hay có 2 loại bất thụ và hữu thụ. Lá kép lông chim,
chia thùy đều đặn, ít khi xẻ ngón. Gân nối với nhau thành hình vành khuyên. Ổ túi
ở mép lá hay ở giữa vành khuyên, có áo do mép lá gặp lại thành một đường liên
tục. Vòng cơ giới không đầy đủ đi qua chân. Gồm 23 chi phân bố rộng rãi trên thế
giới, Việt Nam có khoảng 12 chi với 50 loài mọc hoang.
 Culi (Cibotium barometz = Polypodium barometz) thân rễ có nhiều lông
màu vàng bao phủ.
 Dương xỉ mộc (Cyatheapo dophylla) Thân cao 1-3m cuống là màu nâu đỏ
phiến lá kép lông chim 2 lần, lá chét dài tới 30-50cm. Cây mọc phổ biến
trong rừng ở độ cao từ 100-800m, cả hai miền nước ta.
 Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus (L.) Farw. = Dryopteris
parasitica): Thân rễ ngắn, mọc bò, cuống lá dài, màu vàng rơm, có vảy ở
gốc toàn bộ phía trên có nhiều lông trắng, phiến lá kép lông chim 2 lần. Ổ
túi tròn. Cây mọc phổ biến ở khắp nước ta.
 Guột hay vọt tế (Dricarnopteris linearis) thân rễ có nhiều lông màu nâu.
Cuống lá dài nhẵn dai, lá to chia làm 4 nhánh, các thùy nhỏ liền nhau ở gốc.
Túi bào tử có vòng cơ đầy đủ nằm ngang ở miền xích đạo. Cây gặp phổ biến
ở khắp nước ta nhất là ở trên các đồi cỏ, sa van hay bụi thấp.
 Ráng (Acrostichum aureum (L.)) thân rễ đứng dày. Lá lớn, hình lông chim,
lá chét nhiều hình mũi giáo, các lá chét phía trên thường hẹp hơn và mang
nhiều ổ túi ở mặt dưới lá sinh sản. Cây thường mọc ở bãi lầy ở vùng biển.
 Rau cần trôi (Ceratopteris siliquosa (L.) Copel.) cây sống hằng năm có thân
rễ mọc đứng. Lá xẻ 2 lần lông chim trông giống như rau cần, cuống lá dày
xốp mọng nước. Cây thường mọc ở ruộng, đầm lầy.
 Tổ chim (Asplenium nidus) lá dài đơn nguyên xếp hoa thị trên thân rễ ngắn,

mang những ổ túi hình vạch xếp song song với các đường gân phụ. Cây
thường bì sinh trên các thân cây to trong rừng, có ở hầu khắp nước ta.
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

9

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

 Tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus veneris L.) thân rễ mọc bò cuống lá
mảnh dài, màu nâu đen, nhẵn bóng đẹp. Ổ túi nằm ở mép lá, có áo do mép lá
gập lại. Cây thường mọc trong rừng núi đá vôi nhiều nơi ở miền bắc.
Các dương xỉ ở nước phân biệt với dương xỉ ở cạn bởi bào tử khác nhau ( bào
tử lớn và bào tử nhỏ). Các túi bào tử nằm trong một khoang kín gọi là quả bào tử vách
của quả bào tử tương đương với áo túi. Nguyên tản đặc biệt là nguyên tản đực rất tiêu
giảm.
Nhóm dương xỉ ở nước gồm 2 bộ:
- Bộ rau bợ nước (Marsileales) chỉ có một họ rau bợ nước (Marsileaceae). Ở ta
chỉ gặp một chi Marsilea với 3 loài có môi trường phân bố gần như nhau.
 Rau bợ nước (Marsilea quadrifolia L.) thân bò, lá có cuống dài, phiến lá
chia 4 thùy xếp hình chữ thập, quả bào tử có kích thước và hình dạng như
hạt đậu xanh, nằm trên một cuống ngắn, thường cụm 2 chiếc một mọc ra từ
gốc cuống lá. Quả bào tử nhiều ô trong chứa các túi bào tử lớn và túi bào tử
nhỏ. Cây mọc phổ biến ở các chỗ nước ẩm hoặc mương nước nông.
- Bộ bèo ong (Salviniales): Quả bào tử chỉ có một ô, hay nói khác đi có 2 loại
quả bào tử, quả bào tử lớn chứa các bào tử lớn và quả bào tử nhỏ chứa các bào tử

nhỏ. Bộ gồm 2 họ:
+ Họ bèo ong (Salviniaceae) không có rễ thật mỗi đốt thân có 3 lá, trong đó lá
thứ 3 chìm dưới mặt nước phân chia thành những sợi nhỏ giống như rễ và làm
nhiệm vụ của rễ. Lá sinh dưỡng nổi trên mặt nước có màu lục. Quả bào tử hình
cầu. Ở Việt Nam phổ biến 2 loài rất gần gũi nhau, thường phân bố cùng một
nơi:
 Bèo vảy ốc ( Salvinia natans (L.) All.) cây nổi trên mặt nước lá sinh
dưỡng phẳng giống như hình vảy ốc.
 Bèo ong ( Salvinia cucullata Roxb.) các lá sinh dưỡng cong cuộn lại
trông như tổ ong.
+ Họ bèo dâu (Azollaceae) cây nổi trên mặt nước có rễ thật. Bèo hoa dâu (Azolla
caroliana Willd.) cây rất nhỏ nổi trên mặt nước. Lá xếp 2 dãy xít nhau. Trong

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

10

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

khoang lá có loài tảo lam Anabaena azollae Br cộng sinh có khả năng cố định
nito tự do.

2.2 Môi trường sống và sự phân bố
Dương xỉ có môi trường sống rất đa dạng do đó sự phân bố của chúng trong các
loại môi trường cũng rất phong phú (theo Võ Văn Chi và Trần Hợp,1999) sự phân

bố dương xỉ trong các môi trường điển hình như sau:
 Sống trong môi trường nước như: Salvinia cucullata Roxb. (Bèo tai chuột),
Azolla pinnata Br. ( Bèo dâu),…
 Phân bố dọc sông hồ hay suối như loài: Blechnum orientale (Ráng Dừa đông ),
Stenochlaena palustris (Burn.) Bedd. (Chạy), Colysis Bonii (Chr) Chinh (Ráng
cổ lý Bon),…
 Phân bố trên mặt đất như: Pteris vittata L. (Ráng chân xỉ có sọc) xuất hiện
từ 0-2m cách mặt đất, Pteris cretica (Ráng chân xỉ Hy lạp), Lindsaea cultrate
(Willd) Sw (Ráng liên sơn lưỡi dao), Angiopteris annamensis C. Chr và Tard,..
 Phân bố trên thân cây khác như: Aspleium tenerum (Ráng can xỉ nhỏ),
Conocormus minutes (Bl) Bosch (Ráng thụ mạc) sống trên vỏ thân cây,
Hymenophyllum polyanthus Sw (Ráng mạc diệp),…
 Phân bố ở các bình nguyên như: Pteris ensiformis Burm (Ráng chân xỉ hình
gươm), Doryopteris ludens (Wallich) J.Sm. (Ráng đinh ba) xuất hiện ở bình
nguyên và trung nguyên, Lygodium polystachyum Wall.ex Moore (bòng
bong nhiều khía),…
 Phân bố trên núi: Pteris semipinnata (Ráng chân xỉ lược) xuất hiện ở độ cao
từ 800m, Pteris biaurita L. (Ráng chân xỉ hai tai) xuất hiện ở núi Dinh,
Pteris insignis Mett (Ráng chân xỉ đặc biệt), Hypolepis tenuifolia (Foster)
Bernhardii (Ráng Hạ lân lá nhỏ), Humata repens (L.f) Diels (Ráng qui mã bò),
Plagiogyra adnata (BL) Bedd (ráng bình chu) xuất hiện ở núi cao 100-1500 m.
2.3 Đặc điểm hình thái của dương xỉ
Dương xỉ sinh sản không có hoa và hạt, vòng đời đặc trưng là có sự luân
phiên thế hệ với đặc trưng là một pha thể bào tử lưỡng bội và một pha thể giao tử đơn
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

11

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

bội. Ở một số dương xỉ nguyên thủy túi bào tử còn nằm ở đầu cành (như kiểu Rhynia).
Đa số còn lại túi bào tử nằm ở mặt dưới lá sinh dưỡng. Cấu tạo túi bào tử cũng tiến
hóa từ chỗ lớn, có vách dày gồm nhiều lớp tế bào, tới chỗ túi bào tử nhỏ có vách
mỏng chỉ gồm một lớp tế bào và xuất hiện bộ phận phát tán bào tử (vòng cơ). Bào tử
có thể giống nhau hoặc rất khác nhau. Thể bào tử là cây trưởng thành rất phát triển
so với thể giao tử. (Theo Hoàng Thị Sản,1999).
Đặc điểm cơ bản của dương xỉ là:
- Thân: có nhiều dạng thân khác nhau tùy theo loài, phần lớn là thân rễ mọc
bò ngầm dưới lòng đất hay thân bò lan trên mặt đất, hoặc thân cột bán hóa
gỗ mọc thẳng trên mặt đất.
-Lá: Các lá dương xỉ thường được nở ra từ đọt non uốn cong hình đuôi mèo.
Ở dương xỉ lá được chia làm 2 loại là:
 Lá sinh dưỡng: là những lá xuất hiện từ lúc cây non có chức năng
quang hợp sản xuất đường để dương xỉ phát triển.
 Lá sinh sản: tương tự như lá sinh dưỡng lá sinh sản cũng có chức
năng quang hợp sản xuất đường, tuy nhiên còn có thêm chức năng
quan trọng là mang bào tử sinh sản.
Tuy nhiên, một số loài dương xỉ không có sự phân biệt giữa lá sinh dưỡng
và lá sinh sản, cùng một lá nhưng trong giai đoạn cây con sẽ giữ chức năng
sinh dưỡng nhưng khi cây trưởng thành vừa giữ chức năng sinh dưỡng vừa
mang bào tử sinh sản.
- Rễ: Dương xỉ có dạng rễ chùm mọc ngầm dưới đất có chức năng hút nước
và muối khoáng nuôi dưỡng dương xỉ.
2.4. Công dụng của dương xỉ
Dương xỉ là loài thực vật tuy giá trị về kinh tế không cao nhưng có rất nhiều

ứng dụng trong cuộc sống như:
- Pteris vittata L. và Pityrogramma calomelanos (L.) Link. giúp làm sạch đất bị
nhiễm Asen. Asen hay thạch tín là một nguyên tố hóa học kí hiệu As có số nguyên
tử là 33, là một trong những á kim gây ngộ độc nặng. Asen và hợp chất của nó
được sử dụng như thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu. Qua quá trình lâu
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

12

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

dài sử dụng Asen được tích lũy trong đất kết hợp với phần lớn lượng Asen có
nguồn gốc tự nhiên và nó được giải phóng ra từ trầm tích đi vào nguồn nước ngầm
do các điều kiện thiếu ôxy của lớp đất gần bề mặt. Nước ngầm này bắt đầu được
người dân khai thác và sử dụng. Đặc biệt sau khi các tổ chức phi chính phủ
phương Tây hỗ trợ chương trình làm các giếng nước lớn để lấy nước uống cho
người dân vào cuối thế kỷ 20 ở Bangladesh và các nước láng giềng đã làm cho các
quốc gia này xảy ra đại dịch ngộ độc Asen. Người ta ước tính khoảng 57 triệu
người đang sử dụng nước uống là nước ngầm có hàm lượng Asen cao hơn tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới là 10 phần tỷ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe người dân. Có thể loại Asen ra khỏi nước uống thông qua đồng ngưng kết
các khoáng vật sắt bằng ôxi hóa và lọc nước, hay dùng các hệ thống hút bám để
loại bỏ Asen. Gần đây có một công trình nghiên cứu tìm ra thêm phương pháp mới
để loại bỏ Asen bằng phương pháp tự nhiên dùng dương xỉ loại bỏ Asen, đó là
công trình nghiên cứu của Mark Elless thuộc Tập đoàn hệ thống Edenspace ở

Dulles, bang Virginia, Mỹ và cộng sự đã phát hiện thấy loài dương xỉ có tên gọi
Pteris vittata L. hút Asen ra khỏi nước bẩn ( />- Một số loài dương xỉ có tác dụng làm thuốc trị bệnh như:
Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae fortune), thân rễ có tác dụng chữa đau
xương, tán tụ máu, sát khuẩn, giảm đau...(theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại- Y khoanet).
 Chi Ophioglossum được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc.
 Chi Botrychium (âm địa quyết) dùng làm thuốc ho.
 Chi Helminthostachys: thân rễ dùng làm thuốc bổ, chữa ho.
 Chi Angiopteris có loài Angiopteris evecta (Forst) Hoffm làm thuốc chữa
đau dạ dày.
 Chi Lygodium có loài L. japonicum (L.) Sw.: Lá dùng làm thuốc lợi tiểu.
 Chi Drynaria - Cốt toái bổ có loài D. fortunei (Kuntze ex Metz.) J. Sm. (Tắc
kè đá): Thân rễ như con tắc kè bám trên đá, dùng làm thuốc mạnh gân cốt.
 Chi Platycerium - Ổ rồng có loài P. coronarium (Koenig) Des.: trị gẫy xương.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

13

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

 Chi Pyrrhosia - Thạch vĩ có loài P. lanceolata (L.) Farw.: bồi bổ cơ thể cho
trẻ em suy dinh dưỡng. Loài P. lingua (Thunb.) Farw. (kim tinh thảo) trị
bệnh đường tiết niệu.
 Chi Cibotium - Cẩu tích, Kim mao có loài C. barometz (L.) J.Sm. (Lông cu li )
cầm máu.

 Chi Pteris - Cỏ seo gà có loài P. ensiformis Burm. (cỏ seo gà) toàn cây làm thuốc
lợi tiểu, trị lị, sốt. Ráng seo gà nửa lông chim (P. semipinnata L.): sát trùng.
 Chi Asplenium có loài A. nidus Lin. (Tổ chim ) lá chữa bệnh về tóc và da
đầu, bong gân, sai khớp.
 Chi Marsilea - Rau bợ nước có loài M. quadrifolia L. (Cỏ chữ điền) cả cây
dùng làm thuốc chữa bạch đới, khí hư, thông tiểu tiện. (Theo tài liệu “ Thực vật
dược” – nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 2007- Chủ biên TS Trương Thị Đẹp.)
-Một số loài dương xỉ được sử dụng làm thức ăn:
 Chi Marattia - Ráng mã liệt có loài M. pellucida Presl. (ráng mã liệt) lá
non ăn được.
 Loài Cylosorus parasiticus (L.) Farw., Stenochlaena palustris
(Burm) Bedd.: dùng làm rau ăn.
 Loài Ceratopteris siliquosa (L.) Copel. (Ráng gạt nai) dùng làm
thức ăn cho gia súc.
 Chi Angiopteris thân rễ có tinh bột dùng làm thức ăn.
- Dương xỉ được sử dụng làm cây cảnh: D. propinqua (Wall. ex Mett) J.Sm,
Cyathea contaminans, Nephrolepis Duffii Moore (Ráng Thận lân Duff),
Nephrolepis falcata (Cav.) C. Chr. (Ráng thận lân phảng).
-Một số dương xỉ dùng làm vật liệu:
 Bèo hoa dâu (Azolla) dùng làm phân bón ở ruộng nước.
 Loài Acrostichum aureum L. dùng lợp nhà, làm chổi.
 Loài Dricarnopteris linearis dùng để đan rổ rế, làm dây buộc.
3. Các công trình nghiên cứu
3.1 Ngoài nước

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

14

Bộ môn Sư phạm Sinh học



Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

Nghiên cứu của R. Bhattarai, R. Vetaas và A. Gytnes (2004) khi nghiên cứu
đa dạng thành phần loài trên các đỉnh núi trung tâm dãy Himalaya đã xác định
được 35 họ với 95 chi và 293 loài, trong đó hai họ Athyriaceae và Dryopteridaceae
có số loài nhiều nhất. Ngoài ra, còn có một số tác giả khác như R. Jaman, K. MatSalleh và A. Latiff (1999) khi nghiên cứu trên đỉnh núi Bario ở Malaysia đã xác
định được 24 họ, 51 chi với 93 loài, trong đó họ Polypodiaceae nhiều nhất với 9
chi, 15 loài. R. Bhattarai, R. Vetaas và A. Gytnes (2004) nghiên cứu sự phân bố
của Dương xỉ và họ hàng thân cận (Lá thông, Thông đất, Cỏ tháp bút) theo độ cao
từ 100- 4800m ở dãy Himalaya cho thấy số lượng loài thay đổi theo độ cao, nhưng
ở độ cao 2000m thì số loài phong phú nhất.
3.2. Trong nước
Phạm Hoàng Hộ (1970) đã thống kê và mô tả được 294 loài thuộc 27 họ
dương xỉ ở miền Nam Việt Nam. Năm 1978, nhóm tác giả Võ Văn Chi - Lương
Ngọc Toàn - Phan Nguyên Hồng - Hoàng Thị Sản đã biên soạn quyển “Phân loại
thực vật” các tác giả đã phân loại dương xỉ gồm 4 lớp. Ngoài những công trình trên
một công trình khác cũng không kém phần quan trọng trong việc nghiên cứu đa
dạng loài và sự phân bố của các loài Dương xỉ ở Việt Nam đó là công trình do Thái
Văn Trừng thực hiện năm 1978 ông đã thống kê ngành Khuyết thực vật (Dương xỉ
và họ hàng thân cận) gồm 42 họ, 105 chi, 600 loài là những cây thân cỏ mọc dưới
bóng và nơi ẩm. Năm 2003, trong quyển Cây cỏ Việt Nam, Phạm Hoàng Hộ đã
thống kê được 788 loài dương xỉ ở Việt Nam. Gần đây có một số công trình nghiên
cứu về các tính năng của dương xỉ như công trình “ Nghiên cứu phát triển các loài
Dương xỉ tích tụ Asen trên những vùng đất ô nhiễn Asen ở Đại Từ Thái Nguyên”
của Đặng Thị An (2006 - 2008) “Loại bỏ ô nhiễm đất bằng dương xỉ và cỏ mần
trầu” của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (2007-2008). Riêng thành phố Cần

Thơ có đề tài của chị Thạch Thị Domres nghiên cứu về Lygodium.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

15

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

CHƯƠNG III

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Phương tiện
- Kéo cắt cây
- Bọc nilong
- Bút chì
- Bút lông
- Thước kẻ
- Vải trắng
- Máy ảnh hiệu SAMSUNG ES65
- Băng keo giấy.
- Băng keo trong
- Kéo cắt vải.
- Máy vi tính
- Sách phân loại.
- Bản đồ thành phố Cần Thơ

2. Phương pháp
2.1. Phương pháp thu mẫu
- Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến dương xỉ.
- Vì dương xỉ là những thực vật ưa ẩm thấp. Do đó, chúng tôi tiến hành thu
theo sinh cảnh cụ thể là các sinh cảnh như: ven đường, ven kinh mương, ruộng lúa,
đất bỏ hoang, vườn, …. ở các phường thuộc quận Cái Răng và quận Bình Thủy –
thành phố Cần Thơ.
2.2. Địa điểm thu mẫu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thu mẫu theo sinh cảnh trên một số địa
điểm như sau:
2.2.1. Các điểm nghiên cứu ở quận Cái Răng
-

Nghiên cứu các phường: Lê Bình, Thường Thạnh, Phú Thứ, Tân Phú,
Hưng Thạnh.

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

16

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ

-

Phường Hưng Phú và các sinh cảnh ở khu vực Cồn Ấu.


-

Phường Ba Láng và khu du lịch sinh thái Ba Láng.

2.2.2. Các điểm nghiên cứu ở quận Bình Thủy
-

Nghiên cứu tại các phường: An Thới, Trà Nóc, Trà An, Bùi Hữu Nghĩa,
Long Hoà, Long Tuyền, Thới An Đông.

-

Phường Bình Thủy bao gồm các sinh cảnh ở khu vực đặc biệt như nhà
cổ Bình Thủy, công viên văn hóa miền tây,...

Thu mẫu ở các sinh cảnh dọc theo các tuyến đường được thể hiện cụ thể trên
bản đồ sau:

Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

17

Bộ môn Sư phạm Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34-2012

Trường Đại học Cần Thơ


Hình 1: Bản đồ thể hiện những tuyến đường thu mẫu chính ở quận Cái Răng và quận Bình Thủy
Chuyên ngành Sư phạm Sinh học

18

Bộ môn Sư phạm Sinh học

Tuyến đường thu
mẫu


×